Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3533/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Ao Văn Thinh
Ngày ban hành: 23/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3533/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 23 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT BÁO CÁO QUY HOẠCH VÙNG KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 20/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai;

Xét đề nghị của UBND huyện Trảng Bom tại Tờ trình số 118/TTr-UBND ngày 16/11/2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2731/SNN-NN ngày 03/12/2010 về việc phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt báo cáo quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển ngành chăn nuôi:

- Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển chăn nuôi phải gắn với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường đất trồng trọt. Chuyển đổi phương thức chăn nuôi với các giải pháp xử lý chất thải bằng các công nghệ phù hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và môi trường sống. Chất thải chăn nuôi được xử lý cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng trang trại và nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi trong huyện chuyển nhanh chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ thành các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Từng bước di dời các trang trại chăn nuôi ở các khu vực cấm nuôi sang các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cơ sở sản xuất phân vi sinh hữu cơ sử dụng nguyên liệu từ chất thải chăn nuôi, sử dụng năng lượng sinh học.

- Phát huy lợi thế của từng tiểu vùng, nguồn lực, kết quả và kinh nghiệm nuôi của từng trang trại, nhu cầu thực tế của thị trường; khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi trong đó chăn nuôi trang trại là xu hướng chủ đạo, đặc biệt chú trọng phát triển 03 loại vật nuôi có lợi thế nhất trên địa bàn huyện là gà, heo, bò, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sản xuất lâu dài và ổn định.

- Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, thuốc thú y, sản xuất phân bón từ nguồn chất thải chăn nuôi, tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống giám sát sản phẩm chăn nuôi và thú y để các văn bản pháp luật và chính sách được thực thi một cách hiệu lực và hiệu quả cao.

2. Mục tiêu và phương hướng phát triển:

a) Mục tiêu phát triển

- Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ 5 - 7% giai đoạn 2010 - 2015 và 6 - 8% giai đoạn 2016 - 2020. Đưa tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi từ 39,3% hiện nay lên 47 - 48% năm 2015 và 50 - 52% năm 2020.

- Chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung (CNTT), đưa tỷ lệ đàn heo CNTT từ 48% năm 2010 lên 85% vào năm 2015, tiến tới hầu hết được CNTT vào cuối giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ đàn gia cầm nuôi tập trung tăng tương ứng từ 68% năm 2010 lên khoảng 95% vào năm 2015 và hầu hết được CNTT trong giai đoạn 2016 - 2020.

b) Phương hướng phát triển

Phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom, quy hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Quy mô phát triển ngành chăn nuôi:

Quy mô phát triển đàn heo, đàn gà và đàn bò đến năm 2020 như sau:

+ Đàn heo năm 2010: 187.000 con, 2015: 197.200 con, năm 2020: 250.200 con.

+ Đàn gà năm 2010: 3.290.500 con, năm 2015: 3.838.900 con, năm 2020 là 4.691.300 con.

+ Đàn bò năm 2010: 5.154 con, năm 2015: 5.790 con, năm 2020: 7.030 con.

+ Ngoài 03 loại vật nuôi chính, trên địa bàn huyện còn có thể phát triển các loại vật nuôi khác như vịt, cút, dê, cừu, ong, các loại gia cầm khác. Tuy quy mô không lớn nhưng sẽ được tạo điều kiện để phát triển theo hướng tập trung công nghiệp, làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch để không nguy hại cho các loại vật nuôi khác.

4. Quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi:

Tổng diện tích quy hoạch cho phát triển các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện là 1.425 ha, bao gồm 11 vùng, cụ thể như sau:

4.1. Xã Thanh Bình: Diện tích 65 ha, gồm 02 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Tân Thành: Diện tích tự nhiên 40 ha. Đầu tư về điện: 0,4 km trung thế, 1,2 km hạ thế và 01 trạm biến áp, về giao thông: 2,9 km đường trục, 0,9 km đường nhánh. Tổng vốn đầu tư khoảng 4,2 tỷ đồng (giai đoạn đầu 3,8 tỷ đồng; giai đoạn sau 0,36 tỷ đồng).

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Trung Tâm: Diện tích 25 ha. Đầu tư: 1,9 km đường điện trung thế; 2,3 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 1,9 km đường trục; 0,6 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 3,05 tỷ đồng (giai đoạn đầu 1,3 tỷ đồng; giai đoạn sau 1,75 tỷ đồng).

4.2. Xã Cây Gáo: Diện tích 240 ha, gồm 02 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Tân Lập II: Diện tích tự nhiên 200 ha. Đầu tư về điện: 2,2 km trung thế, 1,2 km hạ thế và 01 trạm biến áp, về giao thông: 1,8 km đường trục, 1,2 km đường nhánh. Tổng vốn đầu tư khoảng 3,24 tỷ đồng (giai đoạn đầu 1,32 tỷ đồng; giai đoạn sau 1,92 tỷ đồng).

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Cây Điệp: Diện tích 40 ha. Đầu tư: 0,9 km đường điện trung thế; 1,2 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 1,2 km đường trục; 0,8 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 2,12 tỷ đồng (giai đoạn đầu 1,8 tỷ đồng; giai đoạn sau 0,32 tỷ đồng).

4.3. Xã Bàu Hàm: Diện tích 55 ha, gồm 01 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Cây Điều diện tích 55 ha. Đầu tư: 1,4 km đường điện trung thế; 1,4 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 1,1 km đường trục; 1,4 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 2,44 tỷ đồng (giai đoạn đầu 1,88 tỷ đồng; giai đoạn sau 0,56 tỷ đồng).

4.4. Xã Sông Thao: Diện tích 390 ha, gồm 01 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Thuận An diện tích 390 ha. Dự kiến xây dựng 6,6 km đường nhánh, 1,1 km đường điện trung thế, 2,4 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp, tổng đầu tư: 4,28 tỷ đồng.

4.5. Xã Sông Trầu: Diện tích 350 ha, gồm 02 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp 8: Diện tích 200 ha. Đầu tư: 3,6 km đường điện trung thế; 8,4 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 3,6 km đường trục; 05 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 8,42 tỷ đồng (đầu tư giao thông 7,32 tỷ đồng; đầu tư điện 1,1 tỷ đồng).

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp 3: Diện tích 150 ha. Đầu tư: 3,6 km đường điện trung thế; 8,2 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 2,4 km đường trục; 3,2 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 5,89 tỷ đồng (giai đoạn đầu 2,69 tỷ đồng; giai đoạn sau 3,2 tỷ đồng).

4.6. Xã Trung Hòa: Diện tích 100 ha, gồm 01 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp An Bình diện tích 100 ha. Đầu tư: 2,4 km đường điện trung thế; 3,8 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 5,7 km đường trục; 3,6 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 9,59 tỷ đồng (giai đoạn đầu 3,59 tỷ đồng; giai đoạn sau 06 tỷ đồng).

4.7. Xã Đông Hòa: Diện tích 80 ha, gồm 01 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Hòa Bình diện tích 80 ha. Đầu tư: 2,2 km đường điện trung thế; 1,4 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp; 2,3 km đường trục; 2,0 km đường nhánh; tổng vốn đầu tư: 3,8 tỷ đồng.

4.8. Xã Hưng Thịnh: Diện tích 145 ha, gồm 01 vùng:

+ Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi ấp Hưng Bình diện tích 145 ha. Đầu tư: 04 km đường điện trung thế, 2,2 km đường điện hạ thế và 01 trạm biến áp, 04 km đường trục, 2,2 km đường nhánh. Tổng đầu tư: 4,28 tỷ đồng.

Quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom đến năm 2020

STT

Các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi (KKPTCN)

Địa điểm
(xã)

Diện tích
QH (ha)

1

Vùng KKPTCN ấp Tân Thành

Thanh Bình

40

2

Vùng KKPTCN ấp Trung Tâm

Thanh Bình

25

3

Vùng KKPTCN ấp Tân Lập II

Cây Gáo

200

4

Vùng KKPTCN ấp Cây Điệp

Cây Gáo

40

5

Vùng KKPTCN ấp Cây Điều

Bàu Hàm

55

6

Vùng KKPTCN ấp Thuận An

Sông Thao

390

7

Vùng KKPTCN ấp 8

Sông Trầu

200

8

Vùng KKPTCN ấp 3

Sông Trầu

150

9

Vùng KKPTCN ấp An Bình

Trung Hòa

100

10

Vùng KKPTCN ấp Hòa Bình

Đông Hòa

80

11

Vùng KKPTCN ấp Hưng Bình

Hưng Thịnh

145

 

Tổng cộng

 

1.425

5. Quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung: Quy hoạch 02 cơ sở giết mổ tập trung cho 02 cụm xã với quy mô mỗi cơ sở giết mổ là 02 ha. Vị trí mỗi điểm được thể hiện trên bản đồ quy hoạch.

+ Cụm xã: Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Trầu. Vị trí tại ấp 8 xã Sông Trầu.

+ Cụm xã: Bàu Hàm, Sông Thao, Tây Hòa, Hưng Thịnh. Vị trí tại ấp Thuận Hòa xã Sông Thao.

6. Tiến độ phát triển chăn nuôi, xây dựng các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và khu giết mổ tập trung.

Phân kỳ phát triển: Phân kỳ theo các kế hoạch trung hạn, bao gồm 02 giai đoạn: Giai đoạn 2010 - 2015, 2016 - 2020.

- Giai đoạn 2010 - 2015:

- Ổn định sản xuất với mức tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi từ 5 - 7%/năm. Làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng các vùng KKPTCN. Tổ chức di dời các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư và trong phạm vi cấm nuôi sang các vùng KKPTCN. Khuyến cáo các trang trại mới xây dựng chuồng trại theo kiểu chuồng kín. Xây dựng các hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, nâng quy mô sản xuất, sản xuất thức ăn, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng đến các vùng KKPTCN và trong các vùng KKPTCN ở khu vực trọng điểm di dời và phát triển.

- Triển khai các dự án ưu tiên đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chăn nuôi ở địa bàn trọng điểm.

- Triển khai các mô hình chăn nuôi tiên tiến, các mô hình xử lý chất thải, chăn nuôi kết hợp trồng trọt.

- Tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với các nguồn hàng qua huyện và các cơ sở chăn nuôi nhỏ.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển chăn nuôi nhằm đạt trình độ khu vực, tăng sức cạnh tranh để có thể phát triển bền vững khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong lộ trình giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Công nghiệp hóa: Khuyến khích tích tụ sản xuất, tăng quy mô đàn gia súc trong từng trang trại, cơ giới hóa và điện khí hóa các khâu vận chuyển, tự động hóa khâu cung cấp thức ăn, nước uống.

Hiện đại hóa: Ứng dụng rộng rãi công nghệ chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi an toàn, chuồng kín, xử lý chất thải kết hợp với sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Hiện đại hóa khâu giết mổ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của từng thị trường. Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường tiêu thụ.

Đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ và giết mổ gia súc. Trong mỗi vùng KKPTCN đều có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã.

Kiểm soát chặt chẽ giết mổ, khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển chăn nuôi với trồng trọt, đặc biệt là trong sử dụng các phụ phẩm chăn nuôi cho phát triển trồng trọt bền vững.

Đảm bảo xử lý môi trường theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên Môi trường. Đẩy mạnh bảo vệ và tôn tạo cảnh quan ở các vùng KKPTCN, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm không khí.

Nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu chăn nuôi tập trung.

Đưa Internet vào các vùng KKPTCN, giúp các trang trại cập nhật nhanh chóng các thông tin về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, mô hình xây dựng chuồng trại, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về thức ăn, con giống, các thông tin về thị trường tiêu thụ…

7. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư cụ thể cho từng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi sẽ được tính kỹ khi tiến hành xây dựng dự án khả thi để xin vốn triển khai. Với các vùng KKPTCN được xây dựng do đóng góp của người dân thì xã tự định tiến độ và thời điểm triển khai.

8. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

a) Hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất của ngành tăng tương ứng từ 1.850 tỷ đồng năm 2010 lên 2.181 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 2.761 tỷ đồng vào năm 2020.

- Sản lượng thịt hơi tăng từ 50.592 tấn năm 2010, 60.063 tấn năm 2015 và đạt 77.716 tấn vào năm 2020.

Ước tính hiệu quả kinh tế chăn nuôi các loại vật nuôi chính giai đoạn từ 2010 - 2020 huyện Trảng Bom

Hạng mục

Đơn vị

Ước 2010

Kế hoạch

Q.hoạch 2020

2011

2012

2013

2014

2015

1. Số đầu con thương phẩm

 

 

 

 

 

 

 

1.1. Heo thịt

Con

338.580

346.860

358.560

371.340

387.720

406.080

541.620

1.2. Gia cầm thịt

1.000 con

7.966

8.064

8.341

8.640

8.959

9.302

11.371

1.3. Bò thịt

Con

3.610

3.680

3.760

3.840

3.970

4.090

4.980

2. Sản lượng thịt hơi

Tấn

50.592

51.612

53.353

55.246

57.536

60.063

77.716

2.1. Thịt heo

Tấn

32.165

32.952

34.063

35.277

36.833

38.578

51.454

2.2. Thịt gia cầm

Tấn

17.525

17.741

18.350

19.008

19.710

20.463

25.017

2.3. Thịt bò

Tấn

903

920

940

960

993

1.023

1.245

3. Trứng gia cầm

Triệu quả

778

787

814

844

875

908

1.110

4. GTSX chăn nuôi

Tỷ đ

1.850

1.881

1.945

2.014

2.094

2.181

2.761

Thịt heo

Tỷ đ

708

725

749

776

810

849

1.132

Thịt gia cầm

Tỷ đ

333

337

349

361

374

389

475

Thịt bò

Tỷ đ

32

32

33

34

35

36

44

Trứng gia cầm

Tỷ đ

778

787

814

844

875

908

1.110

5. Ước lao động c.nuôi

Người

2.823

2.669

2.563

2.477

2.425

2.390

1.594

6. GTSX c.nuôi/LĐCN

Triệu đ/ng

655

705

759

813

864

913

1.732

b) Hiệu quả xã hội

+ Tăng tỷ lệ hộ giàu nhờ phát triển ổn định chăn nuôi trang trại, là ngành sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Tạo việc làm do tăng quy mô nên giảm được hộ nghèo.

+ Tính chất sản xuất công nghiệp và ứng dụng các công nghệ nuôi theo hướng công nghệ cao trong chăn nuôi ở các trang trại sẽ đóng góp tích cực vào lộ trình CNH, HĐH phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện.

+ Đời sống đảm bảo, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định an ninh nông thôn.

c) Hiệu quả môi trường

+ Đưa chăn nuôi trong các khu dân cư ra bên ngoài, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và mỹ quan trong khu dân cư.

+ Khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi ở các khu dân cư, các cơ sở văn hóa, giáo dục y tế, các nguồn nước sinh hoạt.

+ Nước rửa chuồng sau khi được xử lý được sử dụng tưới vào mùa khô, phân hữu cơ bón cho cây trồng giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm trồng trọt và tuổi thọ vườn cây lâu năm. Cây cối xanh tốt vào mùa khô sẽ góp phần cải thiện tiểu khí hậu ở các khu vực CNTT và có ích cho diện rộng.

+ Chất thải chăn nuôi sau khi được chế biến thành phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, sẽ làm tăng độ phì nhiêu đất đai, cải thiện độ tơi xốp, tăng hàm lượng hữu cơ cho đất canh tác trên địa bàn huyện và các địa phương khác; giúp trồng trọt phát triển bền vững.

+ Nguồn khí Biogar được sử dụng đun nấu, phát điện, là những nguồn năng lượng sạch, giúp hạn chế xả khí thải vào môi trường, giảm sức ép về thiếu hụt nguồn nhiên liệu.

9. Các giải pháp phát triển chăn nuôi, vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và khu giết mổ tập trung

- Giải pháp về thị trường tiêu thụ:

+ Trước mắt, với yêu cầu tăng sức cạnh tranh để đứng vững tại thị trường quốc nội trước sức ép của nguồn thịt ngoại nhập, giảm thiểu biến động xấu về giá cả, tạo sự an toàn cho người nuôi, giải pháp cần đặc biệt quan tâm là hạn chế tình trạng ép giá người nuôi, tránh tình trạng khủng hoảng thừa, ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi, vận động chủ trang trại nâng cấp công nghệ nuôi để phối hợp với các cơ sở giết mổ, các nhà máy chế biến tiêu thụ ổn định sản phẩm.

+ Bên cạnh tiếp tục khai thác thị trường đã có, sẽ tăng cường liên kết với các cơ sở giết mổ lớn ở trong tỉnh và ngoài tỉnh để tạo thị trường ổn định.

+ Về lâu dài cần đặc biệt chú trọng giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, kể cả tìm kiếm thị trường xuất khẩu: Hiệp hội chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm thị trường. Về phía người sản xuất, cần đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm (ví dụ: Trọng lượng từ 80 - 110 kg/con, thịt chắc, dai, đàn hồi tốt màu hồng đỏ tươi, không có tạp chất, không có băng đá, không được phép tái đông…) và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (các chỉ tiêu chất lượng theo đúng tiêu chuẩn TCVN 7046-2002) để đứng vững trên thị trường xuất khẩu khi đã có cơ hội. Về phía các cơ quan quản lý cần từng bước siết chặt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, từ khâu giống, thức ăn, đến công nghệ nuôi và phòng trừ dịch hại, kiểm soát chặt chẽ giết mổ.

- Giải pháp về khoa học công nghệ:

+ Hiện đại hóa sản xuất là yêu cầu và cũng là điều kiện quyết định thành công trong cạnh tranh của chăn nuôi tập trung. Trước mắt, tập trung cho công nghệ sản xuất thức ăn (với yêu cầu hạ giá thành, giúp tăng trọng nhanh), kiểm soát dịch bệnh, nhân giống và dịch vụ sử dụng giống tốt, xây dựng chuồng trại đáp ứng yêu cầu của các công nghệ nuôi tiên tiến một cách phù hợp với từng quy mô trang trại, mô hình xử lý chất thải cho từng loại vật nuôi và từng quy mô nuôi.

+ Hiện đại hóa khâu nuôi lợn đực giống, cung cấp con nái chất lượng cao cho các hộ nuôi thương phẩm, kết hợp tổ chức lai tạo tốt để nâng cao tỷ lệ thụ tinh so với hiện nay, giảm số lần thụ tinh và chi phí thụ tinh.

+ Cần ứng dụng nhanh các công nghệ quản lý và giám sát dịch bệnh. Kết hợp giữa phòng trừ dịch bệnh một cách nghiêm ngặt trên địa bàn với kiểm dịch một cách thường xuyên và xử lý thật nghiêm các nguồn lây bệnh từ bên ngoài.

+ Ứng dụng linh hoạt công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, sử dụng tốt nguồn chất thải từ chăn nuôi (làm khí biogas, sản xuất phân hữu cơ vi sinh). Nhanh chóng loại bỏ các công nghệ nuôi gây ô nhiễm môi trường (phun nước cho gà, làm ao tắm trong khuôn viên chuồng, không xây dựng các công trình xử lý chất thải).

+ Khuyến cáo các công nghệ nuôi tiên tiến, an toàn sinh học, theo mô hình chuồng kín, trước mắt với chăn nuôi gà công nghiệp và các trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn, từng bước mở rộng phạm trên địa bàn huyện.

- Giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường:

Tăng cường các biện pháp quản lý để ngăn chặn gia tăng ô nhiễm và từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường theo Luật Môi trường:

+ Các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý môi trường đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường. Phải có tường rào ngăn cách trang trại với bên ngoài và chiều cao từ 02m trở lên. Không được xả chất thải, nước thải chưa được xử lý vào môi trường.

+ Trước mắt ứng dụng các mô hình xử lý môi trường có hiệu quả và thiết thực như: Mô hình làm biogas, mô hình sử dụng hệ thống bể lắng, xả nước đã được xử lý theo hệ thống tiêu hoặc ra ao chứa…

+ Về lâu dài, thử nghiệm mô hình xử lý hiện đại khác để ứng dụng rộng rãi các mô hình phù hợp như: Mô hình xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp biogas kết hợp phát điện, xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và ủ phân (nước CTAIR-1 và CTAIR-2) nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

+ Vận động bỏ các công nghệ nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm cao như phun nước cho gà, làm bể tắm cho heo…

+ Vị trí xây dựng các trại chăn nuôi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và theo khoản 2, Điều 2 trong Pháp lệnh Thú y, riêng tỷ lệ cây xanh theo tiêu chuẩn TCVN 3772-83 (quy định, tỷ lệ cây xanh khoảng 35 - 40%) và đã được cụ thể hóa trong quy chế khu chăn nuôi tập trung.

- Giải pháp về huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn cho phát triển chăn nuôi:

+ Nhà sản xuất tự huy động vốn cho xây dựng chuồng trại, chi phí sản xuất kinh doanh từ các nguồn tự có, huy động từ người thân, vay từ ngân hàng, trợ giúp từ thân nhân nước ngoài. Nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng mở chi nhánh trên địa bàn huyện; hình thành các tổ chức tín dụng nhân dân. Khuyến khích các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tăng quy mô chăn nuôi gia công trên địa bàn huyện.

+ Lồng ghép với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trước mắt là chương trình chuyển giao các công nghệ nuôi heo và gà theo hướng an toàn sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tạo điều kiện tốt về thủ tục đăng ký đầu tư và ưu đãi về đất đai.

- Giải pháp về tổ chức phát triển chăn nuôi và triển khai dự án phát triển chăn nuôi, xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi:

+ Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, HTX chăn nuôi, nhất là ở các địa bàn trọng điểm chăn nuôi.

+ Mở các lớp tập huấn về kiến thức kinh doanh và quản lý trang trại, quản lý hợp tác xã, với các kiến thức về quản lý, về maketing, phương pháp xây dựng thương hiệu, các công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường tiên tiến có thể áp dụng được vào địa bàn huyện…

+ Cần tăng cường lực lượng cán bộ khuyến nông về chăn nuôi, cán bộ thú y trong mạng lưới khuyến nông và thú y đến tận thôn ấp (với các địa bàn trọng điểm), tăng thêm kinh phí để đảm bảo đời sống, trang thiết bị nâng cao hiệu lực quản lý thú y và hoạt động khuyến nông.

- Công bố quy hoạch đến từng xã và công khai tại các xã, các đơn vị có liên quan. Lồng ghép tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong quy hoạch này với chương trình phát triển cơ sở hạ tầng chung của huyện.

- Thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển chăn nuôi tập trung. Trưởng ban là Lãnh đạo UBND huyện, Phó ban Thường trực và cơ quan Thường trực là phòng Kinh tế, ủy viên là Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công thương, Chủ tịch UBND các xã, Trưởng trạm Khuyến nông, Trưởng trạm Thú y. Đưa các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi, giết mổ tập trung vào kế hoạch trung hạn và hàng năm, lồng ghép phát triển hạ tầng của dự án quy hoạch vào các chương trình phát triển của huyện. Triển khai các dự án xây dựng các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.

- Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và xúc tiến di dời các cơ sở chăn nuôi trong vùng cấm nuôi:

+ Các chính sách hiện hữu có liên quan đến phát triển chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai và đất xây dựng chuồng trại và các chính sách khác theo quy định. Được hỗ trợ từ nguồn vay ưu đãi cho xây dựng các công trình xử lý chất thải. Miễn thuế và hỗ trợ tiếp thị cho các cơ sở chế biến phân hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải trong chăn nuôi.

- Lộ trình di dời:

+ Đối với các trang trại nằm ngay trong khu dân cư hoặc khoảng cách đến khu dân cư nhỏ hơn 300m là các trang trại phải di dời cấp bách, di dời ngay.

+ Trang trại có khoảng cách đến khu dân cư từ 300 - 1.000m, thuộc mức độ di dời ít cấp bách. Hướng chính là vận động người dân giảm dần quy mô nuôi, tìm kiếm địa điểm khác phù hợp quy hoạch, thời hạn di dời trong vòng 05 năm để người dân có đủ thời gian thu hồi vốn.

+ Trang trại cách khu dân cư trên 1.000m không cần phải di dời do đã đảm bảo đúng tiêu chí của Quyết định 01/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai, cho tồn tại trang trại độc lập trong vùng không cấm nuôi.

- Các xã đề xuất thêm các chính sách hỗ trợ chăn nuôi đặc biệt là di dời cơ sở chăn nuôi, nên hỗ trợ theo đầu con hoặc quy mô chuồng trại (m2 chuồng trại) với mức 30 - 50% so với xây dựng mới chuồng trại. Hoặc hỗ trợ lãi vay ngân hàng cho các hộ di dời vay cho xây dựng chuồng trại và sang nhượng quyền sử dụng đất làm trang trại chăn nuôi.

- Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các chủ trang trại tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi trong nước. Hỗ trợ lãi suất vay để sang nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng chuồng trại và hỗ trợ 20 - 30% chi phí xây dựng chuồng trại với các hộ di dời.

10. Cơ chế quản lý và đầu tư trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi:

Phát triển chăn nuôi gắn với trồng trọt tạo thế phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và nhu cầu xã hội. Vì vậy, các chủ trang trại khi đầu tư phát triển chăn nuôi vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Nhà nước không thu hồi đất và giao đất cho sản xuất chăn nuôi mà các hộ có quyền chuyển nhượng để đầu tư phát triển trang trại.

+ Khi xây dựng chuồng trại, diện tích xây dựng so với khuôn viên trang trại không vượt quá 25% với trại heo và không vượt quá 40% với trại gà. Diện tích còn lại cần được duy trì cây lâu năm (nếu đã có), hoặc trồng mới, hoặc cải tạo vườn cũ. Trang trại phải có hàng rào theo đúng quy định.

+ Chủ trang trại không phải xin giấy phép xây dựng, nhưng phải có giấy phép chăn nuôi, không chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng phải khai báo biến động đất đai.

+ Chủ trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải, nước thải, vệ sinh môi trường, đăng ký cam kết đảm bảo môi trường với phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Đất trong khu quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi không bắt buộc phải chuyển sang chăn nuôi, việc đầu tư phát triển chăn nuôi hay không do chủ sử dụng đất quyết định. Nhưng khuyến khích các hộ chuyển sang phát triển chăn nuôi hoặc sang nhượng cho hộ khác phát triển chăn nuôi.

+ Khuyến khích các chủ trang trại chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại, hợp lý, đặc biệt ủng hộ theo hướng xây dựng chuồng kín.

+ UBND huyện giao việc tổ chức và quản lý phát triển các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi cho UBND các xã, UBND các xã có thể thành lập ban quản lý, hợp tác xã chăn nuôi cho tất cả các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi hoặc từng khu trên địa bàn xã, tùy theo tình hình thực tế của địa phương và có chủ trang trại tham gia để tự tổ chức quản lý theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi sẽ được công bố rộng rãi, công khai tại từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong ranh giới từ đường biên vùng khuyến khích PTCN đến các công trình công cộng, nhà ở,… phải tuân thủ theo Quyết định 01/2008/QĐ-UBND (03/01/2008) của UBND tỉnh Đồng Nai (nhằm tránh tình trạng khu chăn nuôi xây dựng trước các hộ đến xây dựng nhà ở sau đó khiếu nại ô nhiễm).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Chủ quản đầu tư: UBND huyện Trảng Bom.

2. Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom có trách nhiệm:

- Công bố rộng rãi quy hoạch được duyệt theo quy định.

- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thông báo rộng rãi quy hoạch theo quy định. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo các nội dung của báo cáo quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân kỳ đầu tư hàng năm, sắp xếp thứ tự dự án ưu tiên đầu tư để từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả cao nhất quy hoạch đề ra.

- Căn cứ vào nội dung chính của quy hoạch, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức, thành phần kinh tế huy động các nguồn lực để cân đối và triển khai thực hiện đầu tư kinh phí và thời gian phù hợp.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ao Văn Thinh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3533/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 phê duyệt báo cáo quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.590

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.28.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!