ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/2022/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG TRỰC QUAN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao tại Tờ trình số 277/TTr-SVHTT ngày 30/6/2022 và Công văn số
3438/SVHTT-NSVHGĐ ngày 25/11/2022, ý kiến của thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản
lý hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
17 tháng 01 năm 2023
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các sở:
Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các quận, huyện,
phường, xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các cá nhân liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư
pháp;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- UBMTTQVN thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện; xã, phường;
- Trung tâm THVN tại TP. ĐN;
- Báo Đà Nẵng, Đài PTTH ĐN;
- Cổng thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT, SVHTT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến
|
QUY ĐỊNH
QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG TRỰC QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số: 33/2022/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 12 năm
2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về nguyên tắc quản
lý; các quy định về hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, gồm: nội dung,
hình thức, ngôn ngữ, phương tiện và quy chuẩn phương tiện tuyên truyền cổ động
trực quan; vị trí, số lượng, thời gian, đơn vị tuyên truyền cổ động trực quan;
tuyên truyền cổ động trực quan kết hợp nội dung quảng cáo thương mại; quy định
về quản lý, sử dụng tuyến đường, vị trí tuyên truyền cổ động trực quan trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các sở,
ban, ngành, đoàn thể thành phố, các đơn vị, cơ quan Trung ương đóng trên địa
bàn thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã (sau đây gọi tắt là các đơn vị,
địa phương) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Một số từ ngữ trong Quy định này được
hiểu như sau:
1. Tuyên truyền cổ động trực quan: là
hoạt động sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tác động trực tiếp,
chủ yếu vào mắt (vào thị giác) của con người để đưa thông tin về chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các sự kiện chính trị -
kinh tế - văn hóa xã hội đến công chúng (bao gồm cả thông tin thời sự, chính
sách xã hội) nhằm thu hút người xem, dẫn dắt suy nghĩ và hành động của họ theo
định hướng, trong một thời điểm nhất định.
2. Phương tiện tuyên truyền cổ động
trực quan: là công cụ, vật dụng được dùng để chuyển tải nội dung tuyên truyền cổ
động trực quan, bao gồm: băng rôn, phướn (băng rôn dọc), các loại cờ trang trí;
màn hình chuyên quảng cáo, áp phích, tranh cổ động, đoàn người; khẩu hiệu, biểu
ngữ, cụm cổ động ngoài trời, tờ rơi; phim ảnh, truyền hình, ...
3. Màn hình chuyên quảng cáo là
phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng
cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự.
4. Hoạt động tuyên truyền cổ động trực
quan kết hợp quảng cáo thương mại: là hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan
có gắn biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa.
Điều 3. Nguyên
tắc quản lý
1. Đảm bảo nguyên tắc quản lý thống
nhất và toàn diện đối với hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền
cổ động trực quan kết hợp quảng cáo thương mại. Các hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan đều phải được thông báo với Sở Văn hóa và Thể thao để quản lý (trừ
các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này).
2. UBND thành phố quản lý thống nhất
về nội dung, hình thức, tuyến đường, vị trí các hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn; tuyên truyền, quảng bá các sự kiện
văn hóa, xã hội trên địa bàn toàn thành phố.
3. UBND các quận, huyện, phường, xã tổ
chức hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quản
lý cấp trên.
4. Các đơn vị, địa phương, tổ chức,
cá nhân thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan chịu trách nhiệm về nội
dung, hình thức các phương tiện, sản phẩm tuyên truyền cổ động trực quan do
mình thực hiện.
5. Ưu tiên cho các hoạt động tuyên
truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền các chủ
trương, chính sách, pháp luật tại tất cả các khu vực trong các đợt tuyên truyền
cổ động trực quan.
Điều 4. Một số
hành vi cấm
1. Tuyên truyền cổ động trực quan có
nội dung không phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; xâm hại an ninh quốc gia, đoàn kết dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của
các cơ quan, tổ chức và công dân.
2. Hoạt động tuyên truyền cổ động trực
quan có tính chất kích động bạo lực, xâm phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục.
3. Treo, đặt các sản phẩm tuyên truyền
cổ động trực quan trên gốc cây, trụ truyền tải điện, trụ tín hiệu, biển báo
giao thông; làm che chắn biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao
thông và tầm nhìn của người tham gia giao thông, đặc biệt là tại các nút giao
thông.
4. Thực hiện hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan khi chưa có văn bản đồng ý hoặc cho phép của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền; tuyên truyền cổ động trực quan không đúng với nội dung, số lượng,
tuyến đường, vị trí đã đăng ký hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 5. Các hoạt
động, sự kiện thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan
1. Các sự kiện chính trị trọng đại,
ngày lễ, kỷ niệm của đất nước và của thành phố, gồm: Đại hội Đảng các cấp, Bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (03/02), Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Mồng 10/3 Âm lịch), Ngày Giải
phóng thành phố Đà Nẵng (29/3), Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4), Ngày Quốc tế Lao động (01/5), Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5),
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), Ngày
Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8), Ngày Quốc khánh nước CHXHCNVN (02/9), Ngày
thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12); Tết Dương lịch, Tết Âm lịch.
2. Các sự kiện, hội nghị lớn của quốc
tế, đất nước diễn ra tại thành phố và các hoạt động lớn do thành phố tổ chức;
các sự kiện, hội nghị, lễ kỷ niệm... do các bộ, ngành tổ chức tại thành phố và
các hoạt động của các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương.
3. Tuyên truyền cổ động trực quan thực
hiện nhiệm vụ, chương trình, phong trào của thành phố và các sở, ngành, địa
phương.
4. Các hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung
tuyên truyền cổ động trực quan và hình thức thể hiện
1. Nội dung tuyên truyền cổ động trực
quan
a) Nội dung tuyên truyền cổ động trực
quan phải phù hợp với từng hoạt động, từng đợt tuyên truyền, theo chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị, địa phương.
b) Đối với các hoạt động tuyên truyền
cổ động trực quan có kế hoạch, hướng dẫn của bộ, ngành trung ương hoặc của
thành phố thì thực hiện theo kế hoạch, hướng dẫn.
c) Cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức
thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức
tuyên truyền theo quy định của pháp luật.
d) Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn
các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện nội dung thông báo sản phẩm tuyên
truyền cổ động trực quan.
2. Hình thức thể hiện
a) Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo khoản 1 Điều 5 Quy định này (trừ hoạt động tuyên truyền Tết
Dương lịch, Tết Âm lịch): Sử dụng nền đỏ chữ vàng.
b) Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 Quy định này: Kết hợp hài hòa
các màu sắc.
c) Đối với các hoạt động tuyên truyền
cổ động trực quan có hướng dẫn riêng của bộ, ngành hoặc mang tính đặc thù có sử
dụng tranh, hình ảnh, màu sắc... khác: Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn cụ thể
khi có đề nghị.
Điều 7. Ngôn ngữ
trong tuyên truyền cổ động trực quan
1. Ngôn ngữ dùng trong tuyên truyền cổ
động trực quan là tiếng Việt; trừ những trường hợp từ ngữ đã được quốc tế hóa,
tên riêng hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt thì được viết nguyên
gốc.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng
Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một phương tiện tuyên truyền cổ động trực quan
thì khổ chữ nước ngoài không được lớn hơn ¾ (ba phần tư) khổ chữ tiếng Việt và
phải đặt dưới chữ tiếng Việt.
3. Hạn chế viết tắt, trừ trường hợp nội
dung thể hiện quá dài thì được viết tắt những từ thông dụng.
Điều 8. Phương tiện
tuyên truyền cổ động trực quan
1. Băng rôn, bảng quảng cáo (pano), hộp
đèn, màn hình chuyên quảng cáo (led, màn hình điện tử).
2. Tuyên truyền cổ động trực quan
trên các phương tiện giao thông: Xe hoa, thuyền hoa, xe cổ động, xe tuyên truyền
lưu động.
3. Người chuyển tải nội dung tuyên
truyền cổ động trực quan; vật thể tuyên truyền cổ động trực quan.
4. Các phương tiện tuyên truyền cổ động
trực quan khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quy chuẩn
kỹ thuật các phương tiện tuyên truyền cổ động trực quan
1. Băng rôn
a) Đối với băng rôn ngang: vị trí,
kích thước, kiểu dáng, quy cách treo thực hiện theo Quy hoạch quảng cáo trên địa
bàn thành phố.
b) Đối với băng rôn dọc (phướn) treo
trên trụ điện chiếu sáng: Kích thước: 0,8m x 2m hoặc 0,7m x 2m. Khoảng cách từ
mặt đất đến cạnh đáy phướn tối thiểu là 1,4 m đối với sản phẩm treo trên trụ tại
bồn hoa, cây cảnh và 2,0m đối với các sản phẩm treo trên trụ tại các vị trí
khác.
2. Bảng quảng cáo, pano, hộp đèn
a) Đối với bảng quảng cáo, pano, hộp
đèn độc lập: Vị trí, diện tích, chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách thực hiện
theo Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố.
b) Đối với bảng quảng cáo, pano, hộp
đèn gắn trụ điện chiếu sáng: kích thước: 0,8m x 2m hoặc 1m x 2m. Khoảng cách từ
mặt đất đến cạnh đáy bảng, pano, hộp đèn tối thiểu là 1,4 m đối với sản phẩm đặt
tại bồn hoa, cây cảnh và 2m đối với các sản phẩm đặt tại các vị trí khác.
3. Tuyên truyền cổ động trực quan
trên các phương tiện giao thông: không thể hiện sản phẩm tuyên truyền cổ động
trực quan ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm
tuyên truyền cổ động trực quan không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép
tuyên truyền cổ động trực quan của phương tiện giao thông.
4. Tuyên truyền cổ động trực quan bằng
loa phóng thanh và hình thức tương tự: không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định
của pháp luật về môi trường.
5. Tuyên truyền cổ động trực quan
trên màn hình chuyên quảng cáo
a) Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo
phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài
trời của thành phố.
b) Khi thực hiện tuyên truyền cổ động
trực quan trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm
thanh.
c) Tuyên truyền cổ động trực quan
trên màn hình không thuộc quy định tại điểm b của khoản này được sử dụng âm
thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.
6. Tất cả các phương tiện tuyên truyền
cổ động trực quan phải thể hiện tên, số điện thoại của đơn vị thực hiện.
Điều 10. Vị trí,
số lượng, thời gian, đơn vị thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan
1. Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo khoản 1 Điều 5 Quy định này:
a) Vị trí: Theo phụ lục đính kèm Quy
định.
b) Số lượng: Theo kế hoạch và vị trí
được phân bổ.
c) Thời gian: Giao Sở Văn hóa và Thể
thao hướng dẫn cụ thể thời gian tuyên truyền cổ động trực quan theo chỉ đạo của
cơ quan cấp trên.
d) Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa và Thể
thao, UBND các quận, huyện, phường, xã.
2. Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo khoản 2 Điều 5 Quy định này:
a) Vị trí: Theo vị trí đã được cơ
quan có thẩm quyền cho phép và xung quanh địa điểm diễn ra sự kiện, hoạt động.
b) Số lượng: Tối đa 300 sản phẩm/1 đợt.
Đối với các sự kiện quốc tế hoặc các hoạt động có quy mô lớn do thành phố tổ chức,
số lượng thực hiện theo kế hoạch của sự kiện, hoạt động.
c) Thời gian tuyên truyền cổ động trực
quan: Không quá 15 (mười lăm) ngày. Đối với các sự kiện quốc tế hoặc các hoạt động
có quy mô lớn do thành phố tổ chức, thời gian thực hiện theo kế hoạch của sự kiện,
hoạt động.
d) Đơn vị thực hiện: Các đơn vị, địa
phương.
3. Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo theo các khoản 3, 4 Điều 5 Quy định này:
a) Vị trí: Theo vị trí đã được cơ
quan có thẩm quyền cho phép và khu vực, địa điểm cho phép tuyên truyền cổ động
trực quan trên địa bàn thành phố.
b) Số lượng: Tối đa 300 sản phẩm/1 đợt.
c) Thời gian tuyên truyền: Không quá
15 (mười lăm) ngày.
d) Đơn vị thực hiện: Các đơn vị, địa
phương.
4. Đối với các nội dung tuyên truyền
cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ dài hạn; các bảng pano tấm lớn (20m2 trở
lên); vị trí tuyên truyền cổ động trực quan tại các khu vực, địa điểm công cộng
khác: giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND thành phố xem xét, quyết định.
Điều 11. Tuyên
truyền cổ động trực quan kết hợp nội dung quảng cáo thương mại
1. Tất cả các hoạt động tuyên truyền
cổ động trực quan kết hợp nội dung quảng cáo thương mại đều thực hiện nộp phí
theo quy định, trường hợp miễn, giảm phí phải được sự cho phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2. Các hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan kết hợp nội dung quảng cáo thương mại phải tuân theo những quy định
sau:
a) Không sử dụng hình ảnh, biểu tượng
Đảng kỳ, Quốc kỳ, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Không kết hợp nội dung quảng cáo
thương mại trong các nội dung tuyên truyền về Đảng, Nhà nước CHXHCNVN, Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
c) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng
hóa quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng tuyên truyền cổ động trực
quan, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang.
d) Diện tích thể hiện của biểu trưng,
lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa quảng cáo không quá 20% diện tích sản phẩm tuyên truyền
cổ động trực quan.
Điều 12. Quy định
về thời gian khắc phục, sửa chữa
Các đơn vị, địa phương thực hiện
tuyên truyền cổ động trực quan phải kịp thời chỉnh sửa, tháo dỡ đối với sản phẩm
tuyên truyền cổ động trực quan bị hư hỏng trong thời gian không quá 01 (một)
ngày đối với băng rôn, phướn, pano; không quá 02 (hai) ngày đối với sản phẩm
tuyên truyền cổ động trực quan là hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo sau khi có
văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 13. Quy định
về quản lý, sử dụng tuyến đường, vị trí tuyên truyền
1. Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo khoản 1 Điều 5 Quy định này:
Các đơn vị, địa phương chủ động thực
hiện theo hướng dẫn tuyên truyền cổ động trực quan của Sở Văn hóa và Thể thao
và kế hoạch của đơn vị, địa phương trên các tuyến đường đã phân bổ theo Phụ lục
đính kèm. Nếu có nhu cầu tăng số lượng và tuyến đường ngoài Phụ lục, các đơn vị,
địa phương chủ động đăng ký vị trí và có văn bản gửi về Sở Văn hóa và Thể thao
trước khi thực hiện 15 ngày để quản lý.
2. Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 Quy định này:
a) Các đơn vị, địa phương chọn vị trí
và gửi văn bản kèm theo bản thiết kế sản phẩm tuyên truyền (maket) đến Sở Văn
hóa và Thể thao để hướng dẫn thực hiện.
b) Trường hợp các địa phương sử dụng
các tuyến đường, vị trí đã được phân bổ theo Phụ lục: có văn bản gửi về Sở Văn
hóa và Thể thao trước thời gian thực hiện 30 ngày để chủ động cân đối vị trí, đảm
bảo công tác quản lý.
3. Đối với hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan theo Điều 11 Quy định này: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ thông báo
về Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định. Trường hợp xin miễn, giảm phí thì phải
có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ
Điều 14. Trách
nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
1. Tham mưu UBND thành phố quản lý thống
nhất và toàn diện hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn thành
phố. Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố theo chức năng quản lý nhà nước về
hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan trên địa thành phố.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan, UBND các quận, huyện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện
Quy định này.
3. Xem xét, xin chủ trương miễn, giảm
phí đối với các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan kết hợp nội dung quảng
cáo thương mại theo đề xuất của các đơn vị (nếu có).
4. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương
thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn toàn thành phố.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử
lý các vi phạm trong hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan theo quy định của
pháp luật hiện hành.
Điều 15. Trách
nhiệm của Sở Xây dựng
1. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền cổ động trực
quan đối với các hoạt động, sản phẩm tuyên truyền cổ động trực quan có sử dụng
địa điểm, phương tiện thuộc chức năng quản lý của đơn vị.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
về xây dựng, về các phương tiện, sản phẩm tuyên truyền cổ động trực quan ngoài
trời trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền.
Điều 16. Trách
nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền cổ động trực
quan đối với các hoạt động, sản phẩm tuyên truyền cổ động trực quan có sử dụng
địa điểm, phương tiện thuộc chức năng quản lý của đơn vị.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
về an toàn giao thông trong hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan và phối hợp
với Sở Văn hóa và Thể thao trong quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
tuyên truyền cổ động trực quan trên phương tiện giao thông theo thẩm quyền.
Điều 17. Trách
nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố
1. Trong phạm vi, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện quản lý hoạt động
tuyên truyền cổ động trực quan về địa điểm, các phương tiện, nội dung tuyên
truyền cổ động trực quan theo quy định quản lý chuyên ngành.
2. Khi thực hiện các hoạt động tuyên
truyền cổ động trực quan của đơn vị có trách nhiệm ký kết, yêu cầu và theo dõi,
giám sát đơn vị thi công thực hiện nghiêm các nội dung của Quy định này.
Điều 18. Trách
nhiệm của UBND các quận, huyện
1. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin
và các phòng chức năng có liên quan phối hợp với phòng chuyên môn, Thanh tra Sở
Văn hóa và Thể thao trong công tác quản lý nhà nước hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan trên địa bàn; kiểm tra hiện trạng để có thông báo điều chỉnh, tháo dỡ,
xử lý đối với các phương tiện, sản phẩm tuyên truyền cổ động trực quan hết thời
hạn, hư hỏng, lắp đặt tại vị trí không phù hợp gây mất mỹ quan đô thị trên địa
bàn.
2. Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông
tin và Thể thao/Trung tâm Văn hóa - Thể thao, các phòng, ngành chức năng và
UBND các phường, xã thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan theo Điều
5 Quy định này và chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyên truyền cổ động trực
quan do các đơn vị, địa phương, cơ sở thực hiện.
3. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Quy định này và các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan
trên địa bàn quản lý.
Điều 19. Trách
nhiệm của UBND phường, xã
1. Thực hiện và chịu trách nhiệm về
công tác tuyên truyền cổ động trực quan của địa phương.
2. Hướng dẫn và quản lý đối với các
hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan không kết hợp nội dung quảng cáo
thương mại thực hiện tại địa bàn dân cư (các tuyến đường không thuộc “Phần mềm
Đăng ký sản phẩm quảng cáo”).
3. Phối hợp với Phòng Văn hóa và
Thông tin quận, huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này và các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 20. Xử lý
vi phạm
1. Các hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan theo Điều 11 Quy định này: xử lý theo quy định của Luật Quảng cáo.
2. Các hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này: tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý một trong các hình thức sau:
a) Tạm dừng có thời hạn giải quyết hồ
sơ thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan của đơn vị, địa phương vi phạm (trừ
hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan theo khoản 1 Điều 5 Quy định này).
b) Hạn chế số lượng sản phẩm cho đợt
tuyên truyền cổ động trực quan tiếp theo: Giảm 30% so với số lượng tối đa của mỗi
đợt tuyên truyền cổ động trực quan theo quy định tại Điều 10 Quy định này.
c) Trừ điểm thi đua trong năm: nếu
đơn vị, địa phương vi phạm các quy định của Quy định này bị nhắc nhở 02 lần/năm.
Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở (bằng văn bản) các đơn
vị, địa phương có hành vi vi phạm; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, trừ
điểm thi đua hàng năm.
3. Ngoài các quy định tại khoản 2 Điều
này, các đơn vị, địa phương phải chịu toàn bộ chi phí tháo gỡ phương tiện, sản
phẩm tuyên truyền cổ động trực quan sai quy định (trường hợp do Sở Văn hóa và
Thể thao thuê nhân công tháo gỡ).
Điều 21. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối
hợp với các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này và
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan về lĩnh vực quảng cáo,
tuyên truyền; đảm bảo việc quản lý chuyên ngành theo đúng thẩm quyền và chịu
trách nhiệm trước UBND thành phố về các sai phạm trong hoạt động tuyên truyền cổ
động trực quan trên lĩnh vực, địa bàn do mình quản lý.
2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao điều
chỉnh, bổ sung Phụ lục kèm theo Quy định này khi có phát sinh, vướng mắc trong
quá trình thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn
đề phát sinh, vướng mắc, các đơn vị, địa phương và các ngành liên quan phản ánh
về UBND thành phố (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để bổ sung, sửa đổi Quy định cho
phù hợp./.
PHỤ LỤC
PHÂN BỔ TUYẾN ĐƯỜNG, VỊ TRÍ THỰC HIỆN TUYÊN
TRUYỀN CỔ ĐỘNG TRỰC QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Stt
|
Tuyến
đường
|
Vị
trí
|
Ghi
chú
|
I
|
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
|
1
|
Đường Bạch Đằng
|
Từ cầu Rồng đến đường Nguyễn Du
|
|
2
|
Đường Trần Phú
|
Từ đường Nguyễn Du đến đường Trần
Quốc Toản
|
|
3
|
Đường Lê Duẩn
|
Từ đường Trần Phú đến đường Ông Ích
Khiêm
|
|
4
|
Đường Hùng Vương
|
Từ đường Bạch Đằng đến đường Ngô
Gia Tự
|
|
5
|
Đường Nguyễn Văn Linh
|
Toàn tuyến
|
|
6
|
Đường 2 tháng 9
|
Từ cầu Rồng đến đường Phan Đăng Lưu
|
|
II
|
QUẬN HẢI CHÂU
|
|
|
1
|
Đường Quang Trung
|
Toàn tuyến
|
|
2
|
Đường Nguyễn Chí Thanh
|
Toàn tuyến
|
|
3
|
Đường Lê Hồng Phong
|
Toàn tuyến
|
|
4
|
Đường Lê Đình
Dương
|
Toàn tuyến
|
|
5
|
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
|
Toàn tuyến
|
|
III
|
QUẬN THANH KHÊ
|
|
|
1
|
Đường Điện Biên Phủ
|
Toàn tuyến
|
|
2
|
Đường Nguyễn Tri Phương
|
Từ đường Điện Biên Phủ đến đường
Nguyễn Hữu Thọ.
|
|
3
|
Đường Hà Huy Tập
|
Từ đường Điện Biên Phủ đến đường Trần
Cao Vân
|
|
4
|
Đường Trần Cao Vân
|
Từ đường Hà Huy Tập đến đường Nguyễn
Đức Trung
|
|
5
|
Đường Trường Chinh
|
Từ đường Hà Huy Tập nối dài đến số
nhà 207 đường Trường Chinh
|
|
6
|
Đường Nguyễn Tất Thành
|
Ngã ba Nguyễn Tất Thành - Hà Khê, mỗi
bên dài 100m
|
|
IV
|
QUẬN SƠN TRÀ
|
|
|
1
|
Đường Ngô Quyền
|
Toàn tuyến
|
|
2
|
Đường Phạm Văn Đồng
|
Từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Hồ
Nghinh
|
|
3
|
Đường Võ Văn Kiệt
|
Từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Hồ
Nghinh
|
|
4
|
Đường Đông Giang
|
Toàn tuyến
|
|
5
|
Trần Hưng Đạo
|
Từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Sông Hàn
|
|
6
|
Vũ Văn Dũng
|
Toàn tuyến
|
|
7
|
Hà Thị Thân
|
Toàn tuyến
|
|
8
|
Trần Quang Diệu
|
Toàn tuyến
|
|
V
|
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
|
|
|
1
|
Đường Ngũ Hành Sơn
|
Từ vòng xoay Nguyễn Văn Trỗi đến
vòng xoay Phan hành Sơn - Phan Tứ.
|
|
2
|
Đường Lê Văn Hiến
|
Từ đường Trần Hoành đến đường Thủy
Sơn 5.
|
|
3
|
Đường Trần Đại Nghĩa
|
Từ đường Mai Đăng Chơn đến vòng
xoay Ngô Viết Hữu
|
|
4
|
Đường Minh Mạng
|
Từ đường Trần Văn Đán đến đường
Hoàng Cơ Thạch.
|
|
VI
|
QUẬN LIÊN CHIỂU
|
|
|
1
|
Đường Nguyễn Sinh Sắc
|
Toàn tuyến
|
|
2
|
Đường Hoàng Thị Loan
|
Toàn tuyến
|
|
3
|
Đường Nguyễn Tất Thành
|
Toàn tuyến
|
|
4
|
Đường Tạ Quang Bửu
|
Toàn tuyến
|
|
VII
|
QUẬN CẨM LỆ
|
|
|
1
|
Đường Cách Mạng Tháng Tám
|
Từ vòng xoay Nguyễn Hữu Thọ đến Cầu
Vượt Hòa Cầm.
|
|
2
|
Đường Nguyễn Hữu Thọ
|
Từ vòng xoay Xô Viết Nghệ Tĩnh đến
đường CMT8
|
|
3
|
Đường Lê Đại Hành
|
Từ vòng xoay Nguyễn Hữu Thọ đến đường
Trường Chinh.
|
|
4
|
Đường Ông Ích Đường
|
Từ đường Lê Đại Hành đến đường CMT8
|
|
5
|
Đường Trường Sơn
|
Toàn tuyến (đoạn qua quận Cẩm Lệ)
|
|
6
|
Đường Võ Chí Công
|
Từ cầu Nguyễn Tri Phương đến Trường
mầm non Chú Ếch Con
|
|
VIII
|
HUYỆN HÒA VANG
|
|
|
1
|
Quốc Lộ 14B
|
Từ giáp quận Cẩm Lệ đến Trung tâm
Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện.
|
|
2
|
Quốc lộ 1A
|
Từ cầu Đỏ đến đường cầu Đen.
|
|
3
|
Trung tâm Hành chính huyện
|
Từ Quốc lộ 14B vào Khu Trung tâm Hành
chính huyện
|
|
4
|
Đường ĐT 605
|
Từ Quốc lộ 1A đến gác chắn đường sắt
(Hòa Tiến)
|
|
IX
|
CÁC PHƯỜNG, XÃ
|
Tuyến đường trước UBND phường, xã
(phía bên trái, bên phải trụ sở 200 mét)
|
|