Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 324/QĐ-UBND 2018 Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Cao Bằng

Số hiệu: 324/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 30/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 324/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 30 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vng;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đng nhân dân tỉnh Cao Bằng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 3089/CTr-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tnh Cao Bng về Ban hành kế hoạch thực hiện Nghquyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đ
u tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (bản đt);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- CVP, các PCVP, các cv (bản đt);
- Trung tâm Thông tin VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (Tr)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Hoàng Xuân Ánh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Ủy ban nhân dân tnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch hành động của tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hành động của UBND tỉnh Cao Bằng.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan quán triệt đầy đủ các nội dung Quyết định số 622/QĐ-TTg, ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh; xây dựng kế hoạch của đơn vị và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

II. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ công bng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tim năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng xã hội hòa bình, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh và bn vững.

2. Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

- Mục tiêu 1: Cơ bản chấm dứt mọi hình thức nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Mục tiêu 2: Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

- Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

- Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đy các cơ hội học tập sut đời cho tt cả mọi người.

- Mục tiêu 5: Bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

- Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tt cả mọi người.

- Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

- Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

- Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sng và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

- Mục tiêu 12: Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Mục tiêu 14: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

- Mục tiêu 15: Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người.

- Mục tiêu 16: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy hợp tác đối ngoại vì sự phát triển bền vững.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Các nhiệm vụ và phân kỳ thực hiện

1.1. Giai đoạn 2018-2020

- Căn cứ vào kế hoạch này, các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp vào kế hoạch quy hoạch phát triển ngành, địa phương hằng năm; xây dựng các chương trình, đề án, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2030.

- Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội v các mục tiêu phát triển bn vững và Kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Từng bước đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vng vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp trên địa bàn.

………………….

 

pháp, Y tế, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố

Mục tiêu 2: Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ b tn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đ quanh năm

a) Đảm bảo an toàn thực phm

 

Đy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý cht lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực qun lý chất lượng an toàn thực phẩm và tăng cường phối hợp liên ngành trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phm, x lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác tuyên truyn, ph biến giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức giám sát nguy cơ ô nhim thực phm, cnh báo kịp thời các mi nguy về an toàn thực phẩm; phát hiện, điều tra xử lý kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Chủ trì: SY tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Đm bảo dinh dưỡng

 

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xut và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đc thù hỗ trợ cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ n có thai trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người cao tuổi.

- Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Phát triển h sinh thái vưn - ao - chung, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn.

- Khuyến khích nghiên cu, phát triển và chuyn giao công nghệ và chọn, to giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp: nghiên cứu sản xuất và chế biến các thực phm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đc hiu phù hợp với các đối tưng

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Công Thương, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030 gim tt c các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái v thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng; tăng cường phối hợp liên ngành trong thực hiện các can thiệp về vệ sinh và dinh dưỡng; huy động sự tham gia của cng đồng vào vic ci thiện dinh dưỡng cho bà mẹ trước và trong khi mang thai, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về dinh dưỡng; củng cố hệ thống giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế, xây dựng kế hoạch để đáp ứng dinh dưng kp thời trong tình trạng khẩn cấp.

- Trin khai các giải pháp can thiệp đặc hiệu đcải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lc và thể chất của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác. Triển khai các chương trình bổ sung vi chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em và người cao tuổi.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 2.3: Đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp

- Thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; thực hiện hiệu quả Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Định hướng phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; chú trọng các vùng sản xuất lương thực có sản lượng lớn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu về an ninh lương thực. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sau khi Trung ương có hướng dẫn).

- Triển khai có hiệu quả hoạt động khuyến nông nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là các giống cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất tt (GAP), phát trin kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 2.4: Đến năm 2030, bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dn dần cải tạo chất lượng đất đai.

- Triển khai các giải pháp chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng chống chịu.

- Tăng cường đầu tư và trợ giúp kỹ thuật, công nghệ cho các tiểu ngành có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng tốt yêu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; các tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH - nghề nghiệp và UBND các huyện, TP

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

Mục tiêu 3.1: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 30/100.000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tui xuống dưới 19,5 ca trên 1.000 trẻ đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 22 ca trên 1.000 trẻ đẻ sống. Tuổi thọ trung bình khoảng 75 tuổi.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe, trong đó chú trọng truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức, thay đi hành vi của người dân, đặc biệt là đng bào các dân tộc thiu số về việc khám thai định kỳ và sinh đẻ tại cơ sở y tế.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã và đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản về dự phòng, phát hiện, xử trí tai biến sản khoa và một số bệnh thường gặp ở trẻ em như viêm phổi, tiêu chảy...; phòng chng tai nạn thương tích ở trẻ em. Tiếp tục đào tạo cô đỡ thôn, bản cho các vùng đồng bào dân tc thiu số đặc biệt khó khăn nhằm hạn chế thp nht tỷ lệ phụ nữ đẻ không được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ.

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh; tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện quy trình chuyên môn; phòng ngừa, phát hiện, xử lý và chuyển các trường hợp cấp cứu sản khoa và sơ sinh; phối hợp giữa các bác sĩ sản, nhi và các chuyên khoa, các đơn vị chăm sóc tích cực.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình đ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi cho tuyến cơ sở.

- Tăng cưng mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đhạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn nạo phá thai không an toàn, bất hp pháp; triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh nhằm hạ thấp t l sơ sinh d tt; đy mạnh công tác giám định tử vong mẹ, từng bước triển khai giám đnh tử vong sơ sinh.

- Duy t t ltiêm chủng đy đủ ở mức 95% với 14 loại vc xin và nâng cao chất lưng tiêm chủng; tập trung nâng cao tỷ lệ tiêm chủng ở nhng địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Giảm tỉ suất tử vong trem: dưới 5 tuổi còn 22‰, dưới 1 tuổi còn 19,5‰. Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế đạt trên 90%. Đạt trên 35 giường bệnh, 17 bác sỹ, 03 dược sỹ, 33 điều dưỡng trên 10.000 dân; tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 5%; phấn đấu trên 95% dân số được quản lý sức khỏe

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.2: Đến năm 2030, cơ bản chm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, st rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chng bnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bnh truyền nhiễm khác

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp. Đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, bệnh lao bệnh st rét. Củng cvững chc hệ thng tiêm chủng, tăng s vc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách.

- Phát triển y học gia đình. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, từng bước nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở. Đẩy mạnh kết hợp quân - dân y ở vùng biên gii. Kết nối y tế cơ sở với các phòng khám tư nhân, phòng chẩn tr đông y.

- Đổi mới phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sc khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế.

- Thiết lập hệ thống sổ sức khoẻ điện tử đến từng người dân. Từng bước thực hiện cập nhật các thông tin, chỉ số sức khoẻ khi đi khám sức khỏe, chữa bệnh theo lộ trình phù hợp, tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ.

- Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh và các đối tượng ưu tiên; phát triển các mô hình chăm sóc người cao tuổi phù hợp.

- Tổ chức giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác tới mọi đối tượng.

- Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa nhiễm HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác; kiểm soát tình trạng lao và sốt rét kháng thuốc, can thiệp đặc hiệu phòng chống lao, sốt rét, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Củng cố, kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới y tế dự phòng tỉnh, huyện nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.3: Đến năm 2030, giảm 20-25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất

a) Chăm sóc sức khỏe

 

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống các bệnh không lây nhiễm nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây khác, giai đoạn 2015 - 2025.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

- Phát triển mạnh hệ thống, tăng cường hiệu quả hoạt động lĩnh vực y tế dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ tỉnh đến huyện và xã. Nâng cao nhận thức của người dân về lối sống an toàn, khỏe mạnh để nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh không lây nhiễm.

- Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người bệnh không lây, nhiễm theo quy định, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh.

- Củng cố hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện, chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chn đoán, điều trbệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm, đồng thời hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, bảo đảm việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và quản lý bệnh nhân liên tục và lâu dài.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao

 

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao thường xuyên của người dân. Phấn đấu đến năm 2030, có trên 33% dân shoạt động thể dục thể thao thường xuyên; đến năm 2030, số gia đình luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 27% số hộ gia đình trở lên.

Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.4: Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3509/QĐ-BYT, ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tổ chức thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc Methandone".

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống việc lạm dụng các chất gây nghiện và việc sử dụng các đ ung có cồn gây hại.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kim chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương

- Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm kim chế, từng bước giảm số người chết và bị thương do tai nn giao thông đường b giai đon 2016-2020.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông" ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt Đề án số 1323/2004/QĐ-BCA, ngày 16/11/2004 của Bộ Công an; Quyết định số 607/2005/QĐ-BCA, ngày 11/5/2005 ban hành Quy định “Tiêu chuẩn đạo đức, tác phong của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông, những việc cần phải xây và chng"; hàng năm tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, chp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện những việc cần phải “xây” và “chống” của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông cho 100% cán bộ, chiến sĩ.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lực lượng thực thi pháp luật về TTATGT; kiện toàn và nâng cao năng lực của các đơn vị thường trực, cơ quan tham mưu, giúp việc về bảo đảm TTATGT tại các đơn vị, địa phương.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đi đôi với xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông; Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.6: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan.

- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng cường hỗ trợ cho tuyến xã bng nhiu hình thức, đặc biệt ở những vùng khó khăn; nâng cao trình độ của cán bộ y tế xã; nâng cao chất lượng của các mô hình tư vn, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tư vấn và có chính sách giảm mạnh tỷ lệ sinh non ở tuổi vị thành niên; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước sinh để đạt được tỷ lệ phụ nữ được ít nhất 4 lần chăm sóc sức khỏe trước sinh.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giới trẻ, tiến tới giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên. Kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số.

- Nâng cao vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện chính sách, pháp luật giáo dục tuyên truyền về sc khỏe sinh sản và tình dục, kế hoạch hóa gia đình.

- Lng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản vào các chương trình, kế hoạch có liên quan.

Chủ trì: SY tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.7: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mi người

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tăng cường khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; đảm bảo thuốc và vc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Thực hiện lộ hình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012­2015 và 2020 và các chính sách khác về hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương.

- Cải thiện chất lượng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại các tuyến, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ khám chữa bệnh tại các tuyến.

- Quản lý, củng cố hệ thống phân phối thuốc, bảo đảm kỷ cương pháp luật, hiệu quả, chuyên nghiệp Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. ng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra mi nhà thuc trên địa bàn.

- Đảm bảo nguồn tài chính cho y tế, nguồn nhân lực y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Chủ trì: SY tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng k s ca mc bnh và tử vong do các hóa chất đc hi và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất

a) Kiểm soát môi trường

 

- Đến năm 2030, gim đáng k s ca mc bệnh và tử vong do các chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

- Đến năm 2020, đạt quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.

- Đến năm 2030, giảm đáng klượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lưng từ xử lý chất thải.

- Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế.

- Đến năm 2030, thực hiện những hành động cấp thiết để ngăn chặn và tiến đến chấm dứt sự suy thoái nơi cư trú tự nhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật, thực vật nguy cấp.

- Đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tăng cường tiếp cận hợp lý các nguồn gen theo cam kết quốc tế.

- Đến năm 2020, có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đi với các hệ sinh thái đất và nước, tăng cường quản lý an toàn sinh hc đối với sinh vt biến đổi gen.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Tăng cường giám sát

 

Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh các cấp trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tnh

Phối hợp: Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 3.9: Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020; tăng cường thực hiện các biện pháp về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 4: Đảm bảo giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

Mục tiêu 4.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở công bằng, có chất lượng

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, giám sát kết quả thực hiện để kịp thời có điều chỉnh tương ứng.

- Thực hiện chính sách thay đổi về học phí cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, tiến đến miễn phí hoàn toàn cho cấp trung học cơ sở.

- Thực hiện hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ít người, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Thực hiện giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật.

- Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, trong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bao gồm cả đổi mới hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng các cấp. Giảm sự bất bình đẳng và chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và vùng thuận lợi, giảm tỷ lệ trẻ bỏ học, trẻ em ngoài nhà trường.

- Đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu và các đối tượng chính sách xã hội.

- Tăng cường hiệu quả công tác thống kê, theo dõi bình đẳng giáo dục, bao gồm tiếp cận, chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động-TBXH, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố

Mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học

- Xây dựng và thực hiện đề án huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục mầm non trong đó chú trọng mở rộng mạng lưới trường lớp nhất là ở vùng sâu, vùng xa; tăng cưng lực lượng giáo viên được đào tạo, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ng dịch vụ giáo dục mầm non; huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường, lớp mầm non.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, hộ nghèo, hộ có trẻ em khuyết tật về sự cần thiết đối với phát triển toàn diện sức khỏe và ttuệ của trẻ em từ giai đoạn trẻ thơ.

- Tăng cường điều phi và phối hợp liên ngành để đảm bảo sự liên kết giữa các can thip phát triển trẻ thơ lồng ghép có chất lượng.

- Có chính sách hỗ trợ thích hợp để bảo đảm các trẻ em nghèo, trẻ em bị khuyết tật, nhóm trẻ em có hoàn cnh đặc biệt có điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc giai đon trẻ thơ và giáo dục mầm non

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030, đm bo tiếp cận công bng cho tt cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đi hc có chất lưng và trong khả năng chi trả về giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện hiệu quLuật Giáo dục nghề nghiệp và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, bảo đảm tt cả nam và nữ thanh niên và người trưởng thành có nhu cầu đều có thể tiếp cn dịch vụ giáo dục nghề nghiệp phù hợp.

- Nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở này theo hướng gắn với thị trường lao động.

- Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo, người dễ btổn thương, người khuyết tật có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp theo nhu cu.

- Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp của doanh nghiệp đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp, của cộng đồng và xã hội.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 4.4: Đến năm 2030, tăng đáng k slao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cu thtrường lao đng đcó việc làm tt và làm chủ doanh nghiệp

- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện hiệu quĐề án đào tạo nghcho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả các cơ chế và công cụ của kinh tế thị trường để mở rộng quy mô, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực và huy đng các nguồn vốn cho phát triển đào tạo nhân lực.

- Huy động khu vực doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nghề nghiệp, đánh giá, cấp chứng chỉ nhằm nâng cao thực tiễn và thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, nhu cầu thị trường lao động của doanh nghiệp.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 4.5: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc thiểu svà trẻ em dễ bị tổn thương

a) Giáo dục và đào tạo

 

- Thực hiện các chính sách phù hợp bảo đảm bình đẳng trong giáo dục đối với những người dễ bị tổn thương và hỗ trợ để họ có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo.

- Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững trong công tác lập kế hoạch và dự toán ngân sách phát triển giáo dục đào tạo hằng năm và trung hạn; có các biện pháp phù hợp để thúc đẩy tiếp cận và chất lượng giáo dục bao gồm phát triển toàn diện trẻ thơ, giáo dục phổ thông và sau phổ thông.

- Tăng cường, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn bằng các hình thức phù hợp (tiếp tục chính sách cử tuyển, lồng ghép đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số trong Đề án đào tạo cán bộ, công chức cấp cơ sở, các dự án đào tạo của Chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm).

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ban Dân tộc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Đào tạo nghề

 

- Rà soát mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng, điều chỉnh chương trình phù hợp với tình hình thực tế.

- Tăng cường hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; ưu tiên các đối tượng chính sách, người nghèo, người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, người khuyết tật có điều kiện được tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu.

- Ưu tiên phân bổ kinh phí để triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở giáo dục và Đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 4.6: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, biết đọc, viết.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá “cộng đồng học tập”, “công dân học tập ” theo định hướng của UNESCO.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Củng cố, phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng địa bàn hoạt động đến các thôn, bản, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; phấn đấu tăng số lượng trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa th thao xã hoạt động có hiệu qu.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Y tế, các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 4.7: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả những người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cn thiết để thúc đẩy phát triển bền vững

- Tăng cường các nội dung giáo dục về: phát triển bền vững; lối sống bền vững; quyền con người; bình đng giới; ngăn chặn và chống bạo lực; công dân toàn cầu; ý thức tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong chính sách giáo dục quc gia và trong nội dung chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học.

- Tăng cường các nội dung giáo dục có tính thực tiễn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực, học qua trải nghiệm/nghiên cứu, học qua các dự án/tình huống và phương pháp tiếp cận trường học toàn diện.

- Tăng cường năng lực của cơ sở giáo dục trong lồng ghép phát triển bền vững xuyên suốt hệ thống giáo dục.

- Tăng nguồn cung giáo viên có trình độ cao, thông qua hp tác quốc tế về đào tạo giáo viên.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phối hp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 4.8: Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường hc tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người

- Đảm bảo các cơ sở giáo dục xây mới đáp ứng các tiêu chí thân thiện với trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật, đồng thời sửa chữa, nâng cấp các cơ sở giáo dục đang hoạt động để đáp ứng tiêu chí đề ra.

- Lng ghép mục tiêu vcơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em vào chiến lược giáo dục. Xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, không bạo lực; tăng cường giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường.

- Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hp: Sở Kế hoạch và Đu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 5: Bình đẳng về gii, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

Mục tiêu 5.1: Giảm thiu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi; giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác; bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 3631/KH-UBND, ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016- 2020; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; dự án hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020): Chương trình, truyền thông về vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới giai đoạn 2017 - 2030.

- Phối hp đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới: kiến thức về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột, lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 5.2: Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả và hệ lụy do tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây nên tại những vùng có tỷ lệ kết hôn sớm, cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép ly hôn cao.

- Xây dựng và vận hành mô hình người mẹ mu mực” dành cho trẻ em gái để xóa bỏ tảo hôn, kết hôn sớm khi chưa đủ khả năng làm mẹ an toàn và bảo đảm tương lai cho con; mô hình gia đình tôi yêu” dành cho nam, nữ đã thành niên để xóa bỏ hôn nhân ép buộc có nhiều nguy cơ bạo lực.

- Tham mưu thành lập các trung tâm, cơ sở tư vấn, giáo dục tiền hôn nhân.

Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 5.3: Thực hiện tốt việc tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo ở các cấp. Đảm bảo bình đẳng giới trong quy hoạch, bnhiệm và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo các cấp.

- Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, quan tâm hỗ trợ, thông tin, tuyên truyền đối với vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực hiện nghiêm túc Đề án tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo ở các cấp quy hoạch chính sách, đặc biệt đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

- Tham mưu xây dựng cơ chế trong tuyển chọn, đề bạt cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị đảm bảo sự bình đẳng về giới, có tiêu chí rõ ràng với địa phương của tỉnh.

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan truyền thông, từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh về bình đẳng gii và vai trò của phụ nữ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

- Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, đưa tiêu chí về công tác cán bộ nữ, cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số vào đánh giá, kiểm điểm hàng năm của các cơ quan đơn vị.

- Tham mưu, đxuất và thực hiện các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo nguyên tc bình đng giới. Trên cơ sở không phân biệt về giới tính, vùng miền, thành phần dân tc.

- Làm tt công tác tạo nguồn cán bộ, lãnh đạo, quản lý là nữ, lãnh đo ntrẻ đ to nguồn cán bcho địa phương.

- Quan tâm, theo dõi, đầu tư tạo nguồn đi với cán bnữ có kinh nghim và cán bnữ trẻ

Chủ trì: Sở Nội vụ

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 5.4: Bảo đảm tiếp cận phcập đi với sức khỏe sinh sản và tình dc, quyền sinh sản

- ng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền và sức khỏe sinh sản và tình dc kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho phụ nữ, đặc biệt là phnữ trong đtuổi 15­ - 49 tuổi về việc tự quyết định trong quan hệ tình dục. Sử dụng các bin pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Mở rộng và nâng cao chất lưng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình; tư vấn, giáo dục giới tính trong và ngoài nhà trường cho nam/nữ vị thành niên và thanh niên.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chủ trì: Sở Y tế

Phối hợp: Các sở, ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 5.5: Đm bo tt cphụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số có quyền bình đng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyn thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật quốc gia.

a) Xây dựng và hoàn thin văn bản pháp luật

 

- Tham mưu UBND tỉnh thường xuyên tiến hành việc rà soát, kiến nghị điều chỉnh các văn bản chính sách do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành theo hướng bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế.

- Tăng cưng đôn đc việc thực thi chính sách, theo dõi thực hiện chính sách trên thực tế theo chức năng. Đảm bảo sự tham gia góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hi tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp lut.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hi, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật nhằm tc đẩy bình đng giới và trao quyền cho tất cả phnữ và trẻ em gái.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Chính sách đối với phụ nữ

 

Tham mưu UBND xây dựng và ban hành chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận thông tin, vốn vay để phát triển kinh tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ phụ nữ làm doanh nghiệp vừa và nhỏ các loi hình tập thể

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 5.6: Nâng cao việc sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đ thúc đy việc trao quyn cho phnữ. To điều kin cho phnữ được tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Nâng cao năng lực cho phụ nữ trong tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông, từng bước đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách sgiữa nông thôn và thành thị….

- Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiu s. Thúc đy các sáng kiến nhằm phát huy tính sáng tạo của các nữ sinh; phổ cập sử dụng tin học tại các trường phổ thông.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và truyền thông, Ban Dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mi người

 

a) Các cơ chế, chính sách về nước sch

 

- Hướng dẫn triển khai thực hiện Luật cấp nước và các văn bản quy phạm pháp luật (sau khi Trung ương ban hành).

- Đề xuất cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát trin nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch đô thị và khu công nghiệp. Cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sạch đô thị và khu công nghiệp.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện khảo sát, rà soát, lập danh mục các nguồn cung cấp nước quan trọng để có kế hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tăng cường truyền thông nâng cao nhn thức về bảo vvà sử dụng hợp lý nước sạch.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thành phố.

b) Cung cấp nước

 

- Cung cấp đủ nước đảm bảo vệ sinh cho nông thôn, đảm bảo người dân được tiếp cận đy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt an toàn. Xây dựng các hchứa nước ở khu vực bị ảnh hưởng hạn hán (lục khu Hà Quảng và các khu vực vùng cao thiếu nước trên địa bàn tỉnh).

- Xây dựng cơ chế ưu tiên htrợ cho những vùng nghèo, người nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán trong việc tiếp cận với các dịch vụ và nước sinh hoạt.

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển nguồn cấp nước và cung ứng dịch vụ nước sạch nông thôn. Cải thiện chính sách và môi trường thuận lợi cho đầu tư vào sản xuất và cung cấp nước sch nông thôn.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thành phố.

c) Chính sách về giá và thuế

 

Tham mưu cho UBND tnh ban hành chính sách về giá đi với nước sạch và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên phù hợp đối với tài nguyên nước nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc bit chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% s h gia đình nhà tiêu hợp vệ sinh

- Thực hiện xã hội hóa, có chính sách ưu đãi đi với doanh nghiệp đầu tư vào v sinh công cng

- Hỗ trợ tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng, địa phương nhm ci thiện quản lý vệ sinh. Thúc đy cải thiện các điều kiện vệ sinh công cộng phc v phnữ, trẻ em gái và người khuyết tật.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 6.3: Đến năm 2030, ci thiện chất lượng nước kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất đc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% nước thi nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn

a) Công tác quy hoạch

 

- Từng bưc xây dựng, vn hành hệ thng thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các đô th loi IV trở lên. Gn quy hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung với kế hoạch, chương trình, dự án cải to, phc hồi các h, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư....

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyn, thành phố.

b) Công tác giám sát

 

- Tích cực kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường, áp dng các chế tài mạnh mẽ nhằm xử lý các trường hợp vi phạm.

- Áp dụng chế đquan trc tự động, liên tục và giám sát chặt chẽ nước thải từ các khu, cm công nghiệp, khu chế xuất, bệnh viện.

- Xã hội hóa đầu tư thực hiện các chương trình, dự án cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông trong các đô th, khu dân cư, đặc biệt là các dự án thuộc Chương trình mc tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 6.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các lĩnh vực, đảm bảo nguồn cung nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước, giảm đáng ksố người chịu cảnh khan hiếm nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đi với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước

- Thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 phù hợp với tình hình phát trin kinh tế-xã hội hiện nay của tỉnh và phù hợp với quy định hiện hành.

- Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác.

- Điều tra, lập kế hoạch bảo vệ, khai thác các nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có để có đánh giá cụ thể về tài nguyên, trữ lượng nước trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước mặt, khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước; bảo vệ nguồn nước dự trữ.

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh có chung nguồn nước nhằm bảo vệ, khai thác sử dụng công bằng hợp lý, điều tiết dòng chảy, ngăn ngừa các tác hại đối với các nguồn nước liên tỉnh.

- Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vnguồn nước.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 6.5: Đến năm 2030, thực hiện quản lý tng hp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới thông qua hợp tác quốc tế

- Thúc đy quản lý tng hp tài nguyên nước các lưu vực sông; kết hợp quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước.

- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông.

- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, đảm bảo chất lượng nguồn nước đáp ứng các mục đích sử dụng nước khác nhau.

- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với môi trường và sinh kế của người dân xung quanh.

- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước và sự phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các đa phương.

- Thực hiện có hiệu quả Luật Tài nguyên nước.

- Tăng cường hợp tác với các địa phương và nước bạn Trung Quốc về khai thác và chia sẻ lợi ích tài nguyên nước.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 6.6: Đến năm 2030, bảo vệ và phục hi các h sinh thái liên quan đến nước

- Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chng ô nhim nguồn nước và bảo vệ tính toàn vn của hsinh thái thủy sinh, các vùng đt ngập nước, vùng cửa sông; tăng cường bảo vệ rừng phòng hộ.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái. Tăng cường học tập, trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến nước.

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan khi không còn phù hợp.

- Tăng cường nguồn lực tài chính cho bảo v và phc hồi các h sinh thái liên quan đến nước

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bn vững, đáng tin cy và có khả năng chi trả cho tất cả mi người

Mục tiêu 7.1. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cy và có khả năng chi trả cho tất cả mi người

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cao Bng giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2035. Triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.

- Đối với các khu vực có suất đầu tư cấp điện một hộ dân từ điện lưới quốc gia quá cao thì nghiên cứu cấp điện bng các nguồn điện ngoài lưới quốc gia. Kêu gọi đầu tư điện mặt trời cho các xóm, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 7.2. Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu th năng lưng sơ cấp của quốc gia

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo.

- Huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho năng lượng tái tạo.

- Tăng cường hợp tác quốc tế đtạo điều kiện tiếp cận với nghiên cứu và công nghệ năng lượng sạch, bao gồm cả năng lượng tái tạo.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 7.3. Đến năm 2030 tăng gp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lưng; giảm tiêu th đin 10% so với kch bản cơ sở

- Thực hiện kim toán năng lượng đi với mọi đối tượng sử dụng năng lượng. Tăng cường việc giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận nguồn lực đầu tư dán sử dụng hiệu quả năng lượng và thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn.

- Xây dựng hệ thng thông tin cập nhật tình hình sử dụng năng lượng của các ngành/doanh nghiệp thông qua lồng ghép một số chỉ tiêu về sử dụng năng lượng trong báo cáo doanh nghiệp hàng năm.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học trong sử dụng điện, giảm thiểu tối đa điện năng tiêu thụ, phấn đu năng lượng điện tiêu thụ qua các năm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng sản xuất và sinh hoạt.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 7.4. Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 2081/QĐ-TTg, ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2030.

- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, xa, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này. Triển khai sáng kiến xóm 100% năng lượng tái tạo để thúc đẩy nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng năng lượng tái tạo.

- Huy động các nguồn lực đầu tư cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

Mục tiêu 8.1: Duy trì tăng trưởng GRDP bình quân đầu người trên 6%/năm và tăng trưởng GRDP hàng năm trung bình trên 7%/năm.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động số 21-TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 Hội nghị lần th 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.2: Tăng năng suất lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đổi mới công nghệ, tập trung vào các ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động

- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020; Kế hoạch số 106-CTr/TU, ngày 24/01/2017 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 27/NQ-CP, ngày 21/02/2017 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phát triển kinh tế tri thức; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.3: Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị ln thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế”.

- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp , khởi nghiệp đi mới sáng tạo có tim năng tăng trưởng cao, có sản phẩm dịch vụ hưng tới xuất khẩu.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 8.4: Đến năm 2030, tăng dần hiệu quả sử dụng ngun lực trong sản xuất và tiêu thụ, giảm tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường

- Thực hiện giảm thiu, tái chế, tái sử dụng chất thải. Cải tiến quy trình quản lý, ứng dụng và chuyển sang các công nghệ sạch, tái sử dụng và tái chế chất thải, giảm thiểu phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; duy trì tính bn vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm.

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững; thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng; phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; thực hiện lối sống xanh, li sng bền vững theo hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.5: Đến năm 2030, tạo việc làm đy đủ, năng sut và việc làm tt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tt và thù lao ngang bng đi với các loại công việc như nhau

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Việc làm 2013 trên địa bàn tỉnh; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp trong thực tiễn.

- Tổ chức thực hiện tốt dự án phát triển thị trường lao động, việc làm (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2030).

- Quản lý tốt nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng nhằm mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, trong đó có việc làm ở nông thôn.

- Triển khai tốt dịch vụ hỗ trợ, cung ứng lao động cho doanh nghiệp, hoàn thiện, công khai thủ tục hành chính theo đúng quy định nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.6: Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi hc hoc đào tạo

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đán hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp. Đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ thị trường lao động, tín dụng ưu đãi cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn vay vốn tạo việc làm.

- Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp ở nông thôn nhằm tạo việc làm, nhất là việc làm cho thanh niên.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.7: Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động, việc làm, trẻ em nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi sử dụng lao động ép buộc, buôn người và nô lệ hiện đại và lao động trẻ em dưới mọi hình thức.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về luật pháp, chính sách liên quan tới lao động trẻ em, nạn buôn người và nô lệ hiện đại, lao động ép buộc.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức xã hội về các hình thức lao động nói trên.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Công an tnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.8: Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường hiệu lực pháp luật và giám sát thực thi pháp luật về an toàn lao động.

- Tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020; Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án tăng cường an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Xây dựng và thực thi các chính sách về an toàn lao động đối với lao động tự do và lao động nữ làm trong khu vực phi chính thức.

- Thực hiện hệ thống báo cáo thống kê các vụ việc và số người thương vong do tai nạn lao động.

- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền lại doanh nghiệp và nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động về bảo đảm an toàn cho người lao động.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.9: Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm và dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và các tỉnh của các nước lân cận; thúc đẩy quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương

- Tiếp tục thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; phát trin du lịch Cao Bng theo hướng du lịch xanh và bn vững gn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và phi vật thể.

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh của Cao Bằng.

- Tăng cường sự phi hp giữa các ngành, các cấp và địa phương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.

- Phát huy vai trò của chính quyền và cộng đồng địa phương đối với phát triển, quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo.

Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp: Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 8.10: Tăng cường năng lực các thể chế tài chính trong nước nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho mọi người

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu; tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng.

Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Phối hợp: Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 9: Xây dựng cơ shạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

Mục tiêu 9.1: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, có khả năng chống chịu và bền vững, bao gồm cả cơ sở hạ tng liên vùng và biên giới đ htrợ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân với mục tiêu tiếp cn công bằng và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

- Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phát triển kết cu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các huyện, Thành phố trên địa bàn tỉnh, giữa tỉnh Cao Bằng và các tỉnh lân cận.

- Phát triển hp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Coi trọng công tác bảo trì đường bộ; áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

- Nâng cao năng lực vận tải, đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn.

- Giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập tại khu vực Thành phố, thị trấn, thị tứ (nếu có).

Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp: Các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 9.2: Đến năm 2030, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững; nâng cấp kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ hướng tới sự bền vững, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của ngành công nghiệp

- Duy trì tăng trưởng công nghiệp bền vững, xây dựng nền “công nghiệp xanh”. Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng sut, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sn xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; ưu tiên phát triển và chuyn giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất công nghiệp, công nghiệp nông nghiệp.

- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ sản xuất đối với những ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở khoa học và Công nghệ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 9.3: Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi với các dịch vụ ngân hàng, bao gm cdịch v tín dng trong khả năng chi trả; tăng cường stham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chui giá trị

a) Hỗ trtiếp cn tín dng

 

- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định pháp luật; nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

- Ưu tiên tập trung vốn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Triển khai có hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp.

Chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cao Bằng

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Hỗ trtiếp cn thtrường

 

- Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh trong chui giá trị sản xuất.

- Nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính tr- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 9.4: Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp; khuyến khích sáng chế phát minh; đến năm 2030, tăng đáng kể t lngười làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai; tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai

- Thực hiện các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy cung - cu công nghệ.

- Tăng cường đầu tư cho khoa học, công nghệ; Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất đối với những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh; nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao khoa học và công nghphc vphát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên.

Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 9.5: Đến năm 2030, đảm bảo phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đến từng địa bàn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới; đảm bảo 100% hộ gia đình có khả năng tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông

- Tăng cường đu tư hệ thống hạ tầng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, miền núi.

- Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về điều kiện tiếp cận hệ thống thông tin truyn thông.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, STài chính, các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đng trong xã hội

Mục tiêu 10.1: Đến năm 2030, duy trì tc độ tăng thu nhập của nhóm dân số thu nhp thấp nhất cao hơn tốc đ tăng bình quân quốc gia

 

Triển khai thực hiện các chính sách danh riêng cho nhóm dân số nghèo nhất bao gồm to việc làm đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tiếp cận tín dụng ưu đãi, tăng cường chính sách an sinh xã hội (sau khi Trung ương ban hành chính sách).

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ban Dân tộc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 10.2: Đến năm 2030, trao quyn và đẩy mạnh sự tham gia chính trị, kinh tế và xã hội của tất cả mọi người, không kể tuổi tác giới tính, khuyết tật, sc tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo, điều kin kinh tế hoc điều kin khác.

- Tham gia góp ý xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi nời vào xây dựng hệ thng chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương trên cơ sở bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, vùng miền.

- Hướng dẫn chức sc, chức việc các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu, xây dựng phân cấp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh

- Cụ thể hóa Quy chế dân chủ ở cơ sở trong quy định pháp luật. Theo đó, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã phải bàn bạc với dân và phải tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền quyết định trực tiếp đi với các vn đnhư: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng; xây dựng hương ước, quy ước cộng đồng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; các công vic trong nội bộ cộng đồng dân cư, phù hợp với quy định của pháp lut hiện hành.

- Rà soát pháp lệnh dân chủ cơ sở, đề xuất ý kiến sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng và ban hành kế hoạch tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bcông chức làm công tác dân vận, quy chế dân chủ cơ sở các cấp; kiểm tra, giám sát việc thực hin công tác dân vn, quy chế dân chủ ở cơ sở.

Chủ trì: Sở Nội vụ

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 10.3: Đảm bảo cơ hi bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tt cả mọi người

- Kiến nghị rà soát, điều chỉnh các văn bản chính sách có sự phân biệt đi xử như Luật lao động, Luật bình đẳng giới...

- Kiến nghị ban hành các chính sách tạo cơ hội bình đẳng trong hưởng lợi ở các lĩnh vực như việc làm, y tế, giáo dục, bảo hiểm, trợ cấp.

- Lồng ghép vấn đề “bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người” vào Quy hoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 10.4: Tham gia xây dựng và thực thi các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tin lương và an sinh xã hội ngày càng đạt được bình đẳng cao hơn

a) Các chính sách về tiền lương

 

- Thực thi có hiệu quả các chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật v tin lương, bảo đảm tính công khai, minh bạch.

- Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh nhng chính sách và quy định bất hợp lý đhệ thng văn bản quy phạm pháp luật về tiền lương được hoàn thiện hơn.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Các chính sách về tài khóa

 

- Kiến nghị sửa đổi và hoàn thiện các chính sách pháp luật hiện hành vtài khóa theo hướng bao trùm, đảm bảo mọi người được bình đẳng trong tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ ngân sách.

- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và có sự tham gia trong thực hiện các chính sách tài khóa, nhất là chính sách đối với người nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương.

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 10.5: Tạo thuận lợi cho việc di cư và di chuyển của người dân một cách có trật tự, an toàn, thường xuyên và trách nhiệm, bao gồm cả việc thực hiện các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt

- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư 53/2016/TT-BCA, ngày 28/12/2016 của Bộ Công an Quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi luật pháp về cư trú, xử lý nghiêm các trường hợp vi phm.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bhợp lý dân cư và lao động theo vùng

Mục tiêu 11.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả mọi người dân được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp an toàn trong khả năng chi trả; xây mới, nâng cp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo cht lượng

- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, cho thuê theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả (sau khi Trung ương ban hành).

- Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình cá nhân tự xây dựng nhà ở theo quy định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết để làm cơ sở tổ chức triển khai các dự án phát triển nhà ở và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải to nhà ở theo quy hoạch.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Các S, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.2: Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thun tin và bền vững; Cải thiện an toàn giao thông, mở rộng giao thông công cộng với chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phnữ, trẻ em, người khuyết tt và người cao tui

- Thực hiện hiệu quả phát trin giao thông vận tải tỉnh Cao Bng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

- Phát triển hợp lý dịch vụ vận tải gom khách tại các khu vực xe buýt không thể tiếp cận; nâng cao chất lượng và an toàn giao thông; cải thiện điều kiện phục vụ của vận tải công cộng thích hợp đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.

- Đu tư phát triển hệ thng giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi phụ n và trem; thực hiện chính sách min giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định.

- Thúc đy ci tạo và nâng cp sửa chữa các đường dẫn bến xe, bến đỗ, công trình vsinh phương tiện giao thông để người khuyết tật tiếp cận.

- Đánh giá và nhân rộng các tuyến mẫu xe vận tải công cộng có khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Tuyên truyền cho đội ngũ lái xe, phxe về việc hỗ trợ hành khách là người khuyết tật.

- ng dn, kim tra, giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông tiếp cận; bảo đảm tt cả các công trình, dự án giao thông công cộng tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn tiếp cn cho người khuyết tật.

Chủ trì: Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.3: Đến năm 2030, tăng cường năng lực lập quy hoạch và phát triển đô thị bao trùm và bền vững, có s tham gia của cộng đồng.

- Thực hiện quy trình tham gia của cộng đồng vào các đồ án quy hoạch, các dự án phát triển đô thị; công tác quản lý đô thị.

- Khuyến khích sử dụng các vật liệu xây dựng mới tiên tiến, thân thin môi trường; công nghmới trong xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hạ.

- Nghiên cứu các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các công trình nhà ở, công sở, dịch vụ, các giải pháp phát triển đô thị xanh đảm bảo đô thị hóa nhanh, bn vững.

- Rà soát việc thực hiện quy hoạch đô thị đảm bảo tính thng nht, hiệu quả trong việc phối hợp với thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các cp.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.4: Tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn các di sản văn hóa phi vật thđược UNESCO công nhận

- Nghiên cứu góp ý, bổ sung và chỉnh sửa Luật Di sản văn hóa trên cơ sở tổng kết việc thực thi Luật hiện hành.

- Xây dựng Đề án bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các di sản tự nhiên; di sản văn hóa và thiên nhiên cần được bảo vệ ở tỉnh Cao Bằng.

- Huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân đầu tư trong công tác bảo tồn các di sản tự nhiên và di sản văn hóa thế giới.

- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong công tác bảo tồn và bảo vệ an toàn di sản tự nhiên và văn hóa thế giới.

Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết và bị ảnh hưởng và giảm đáng kể thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra so với GRDP, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. Thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; tổ chức di dời dân sinh sống ở khu vực tới nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai. Làm tốt công tác xã hội hóa trong phòng chống thiên tai.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.6: Giảm tác động có hại của môi trường tới con người tại các đô thị, tăng cường quản lý chất lượng không khí, chất thải đô thị và các nguồn chất thải khác

- Xây dựng quy hoạch xử lý chất thải tại các đô thị. Vận hành tốt hệ thống thu gom, xử lý chất thải.

- Xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại IV trở lên đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường, áp dụng chế độ kiểm tra, quan trắc nước thải sau xử lý theo các quy định hiện hành.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.7: Đến năm 2030, đảm bo tiếp cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật

- Rà soát quy hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh sinh thái và kinh tế...) và Quy hoạch không gian đô thị đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái - Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Xây dựng về quy hoạch đô thị xanh, bchỉ tiêu và đô thxanh để đnh hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích đầu tư, tăng cường huy động các nguồn lực trong xã hội để phát triển các không gian xanh trong các dự án đô thị, khu dân cư.

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.8: Hỗ trợ việc kết ni thông sut về kinh tế, xã hội và môi trường giữa nội, ngoại thành và nông thôn thông qua việc tăng cường công tác quy hoạch phát triển vùng

- Lng ghép yêu cầu hỗ trợ kết ni tích cực vkinh tế, xã hội và môi trường giữa các khu vực thành thị, ngoại thành và nông thôn” vào các quy hoạch của tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép các nội dung của phát triển nông thôn bền vững trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của đa phương.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 11.9: Đến năm 2030, tăng đáng k sđô thị và khu dân cư áp dụng quy hoạch và chính sách tích hợp hưởng li s bao trùm hiu quả nguồn lực, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hu, tăng khả năng chống chu trước thảm họa

Thực hiện các chính sách và pháp luật hiện hành về phát triển đô thị, hướng tới sự bao trùm giảm nhẹ và thích ứng với biến đi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu trước thảm họa của các đô thị phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (Sau khi Trung ương ban hành).

Chủ trì: Sở Xây dựng

Phối hợp: Các Sở, ban ngành và UBND các huyn, thành phố.

Mục tiêu 11.10: Phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các khía cạnh phát trin kinh tế; đô thị hóa; bao trùm; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ

- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.

- Cải thiện đời sống vật chất ở nông thôn theo hướng ngày càng đầy đủ tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ; giảm dn khoảng cách giữa nông thôn và đô thị.

- Xây dựng và thực hiện những chương trình thúc đẩy sử dụng đất đai, nguồn nước ở các địa phương; Áp dụng nhũng hệ thống sản xuất kết hợp nông - lâm nghip phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên thiên nhiên.

- Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập phân công lại lao động nông thôn.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bn vững

Mc tiêu 12.1: Thực hiện Khung chương trình 10 năm về sản xuất và tiêu dùng bn vững theo cam kết quốc tế

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia s76/QĐ-TTg, ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tuyên truyền áp dụng phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm trong triển khai các hoạt động đổi mới sinh thái tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phòng ngừa, giảm thiểu chất thải.

- Tổ chức các hoạt động, tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện tiêu dùng bn vững, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, cacbon thấp. Phát triển và phổ biến các mô hình tiêu dùng bền vững, tiêu dùng có trách nhiệm.

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu trọng điểm của tỉnh theo hướng bền vững.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 12.2: Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác hp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản

a) Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

 

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ các nguồn tài nguyên, khoáng sản.

- Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên và bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bn vững các nguồn tài nguyên.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khảo sát, thăm dò, sản xuất, chế biến tài nguyên sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng, tạo giá trị kinh tế cao.

- Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh đảm bảo cho việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đồng thời chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.

- Thng kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng khoáng sản, các nguồn tài nguyên khoáng sản đã phát hiện trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp quản lý, định hướng phát triển và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thăm dò, khai thác.

- Thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác. Sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, các nguồn xả thải vào nguồn nước từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Khai thác tài nguyên

 

- Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống, nhất là nguồn nhiên liệu như than, củi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo dự trữ hợp lý tài nguyên khoáng sản nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phương trước mắt và lâu dài; hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 12.3: Đến năm 2030, giảm một nửa cht thải lương thực tính theo đầu người và giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả những tổn thất sau thu hoạch

a) Đi với khâu sản xuất

 

- Tăng cường áp dụng công nghệ sau thu hoạch, phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn đối với các sản phẩm hàng hóa có lợi thế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2025; xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phm nông sản.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyn, thành phố.

b) Đi với tiêu dùng

 

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện tiêu dùng bền vững, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp.

- Phát triển và ph biến các mô hình tiêu dùng bền vững, tiêu dùng có trách nhiệm.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyn, thành phố.

Mục tiêu 12.4: Đến năm 2020, đạt quản lý tốt vòng đời của các loại hóa chất và chất thải theo các cam kết quốc tế đã ký kết, nhằm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tác động có hi đến sức khỏe con người và môi trường

a) Quản lý hóa chất

 

- Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là đối với hóa chất độc hại. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cu về an toàn hóa chất, kết hợp kiểm tra, thanh tra, x lý vi phạm bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật. Xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Quản lý môi trường

 

- Rà soát báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường để có điều chỉnh kịp thời.

- Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tập trung nguồn lực hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trước năm 2020, đặc biệt là các bãi chôn lấp chất thải rắn, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thanh phố.

Mục tiêu 12.5: Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh, tăng cường giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên chất thải thông qua việc phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ xử lý chất thải

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại; kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu.

- Từng bước xây dựng, hình thành cơ sở dữ liệu về chất thải trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát sinh chất thải.

- Tập trung giải quyết các vấn đề môi trường đô thị, khu vực dân cư nông thôn, làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phát sinh nhiều chất thải; khoanh vùng, xử lý, cải tạo các khu vực bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.

- Tăng cường thực thi pháp luật, giám sát, kiểm toa, thanh toa, xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 12.6: Đảm bảo các hoạt động mua sắm công bền vững

- Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính về hoạt động mua sắm công bền vững.

- Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính về chính sách thuế, giá đối với nhiên liệu hóa thạch.

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 12.7: Đến năm 2030, bảo đảm người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và cách sống hài hòa với thiên nhiên

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trên sóng truyền thanh, truyền hình, các ấn phẩm sách, báo, tạp chí và hệ thống truyền thanh cơ sở tại xã, phường, thị trn đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực.

- Nghiên cứu phát triển và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu s trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đng thời phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Đy mạnh triển khai áp dụng mô hình Chính quyền điện tử tỉnh Cao Bằng.

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thanh phố.

Mục tiêu 12.8: Tham gia hoàn thiện các chính sách về thuế, giá đối với nhiên liệu hóa thạch và đồng thi có chính sách phù hp nhằm bảo vngười nghèo, nhng đối tượng hoặc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác đng tiêu cc có thể xy ra

Thực hiện theo hưng dn, chđạo của Bộ Tài chính vchính sách thuế, giá đối với nhiên liệu hóa thạch.

 

Chủ trì: Sở Tài chính

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hu và thiên tai

Mục tiêu 13.1: ng cường khả năng chng chịu và thích nghi với rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và các thảm họa tự nhiên khác

a) Công tác phòng chống thiên tai

 

Nghiên cu và triển khai các gii pháp cụ thể đ phòng chng hiu quả thiên tai, lũ quét và st lở đất ở vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả lâu dài.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Về chuyn giao công ngh

 

Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyn giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sc cnh tranh của các ngành kinh tế.

Chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp: Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 13.2: Lng ghép các yếu t biến đi khí hậu vào các chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển

- Thực hiện lng ghép nội dung phòng, chng thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Nâng cao năng lực cán bộ hoạch định chính sách về lng ghép biến đổi khí hu vào chính sách kế hoạch phát triển.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 13.3: Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và th chế trong cảnh báo sớm ứng phó với biến đi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

a) Công tác tuyên truyn, nâng cao năng lc

 

- Rà soát, kiện toàn, cng cố bộ máy chỉ đạo, chỉ huy phòng chng thiên tai các cấp, các ngành để đảm bảo hiệu quả hoạt động trong chỉ đạo điều hành và qun lý thông suốt, đáp ứng được các nhu cu phát triển kinh tế, xã hội trước các tác động do biến đi khí hu. Nâng cao năng lực dự báo cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu.

- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ đng ứng phó với biến đổi khí hu.

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Công tác giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hu

 

- Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo các cấp; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà nh.

- Thực hiện sáng kiến trường học an toàn, các hoạt động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

c) Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro

 

- Thực hiện hiệu quả Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Chú trọng việc truyền thông, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng về phòng, chng thiên tai.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 14: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chn suy thoái và phc hồi tài nguyên đất

Mục tiêu 14.1: Đến năm 2030, đảm bảo sự bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng, các dịch vụ hệ sinh thái, đc bit là các h sinh thái rừng và đất khô hạn theo các quy định quốc tế

Thực hiện đúng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 14.2: Đến năm 2020, giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; đến năm 2030, tăng cường thực hiện quản lý bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng, đưa độ che phủ rừng lên khoảng 57%

- Chấm dứt chuyển đi rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); Quản lý rừng thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận ổn định.

- Tiếp tc hoàn thiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, ưu tiên giao, khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình để quản lý bảo vvà hưởng li lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt.

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cp, các cơ quan tha hành pháp lut và thôn xã nêu đ mt rừng, phá rừng ở địa phương.

- Tăng cường năng lực và củng cố các lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng để ứng phó với những vviệc vi phạm lâm luật và thiên tai như cháy rừng, sâu bệnh hại rừng. Chú trọng kiểm tra quá trình khai thác lâm sản tại rừng.

- Thực hiện các chính sách tạo thuận lợi cho người được giao, khoán đất và rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sdụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mi người dân về bảo vệ và phát triển rừng. Huy động các nguồn lực xã hi phc v cho qun lý rừng bn vững, bao gồm cả công tác bảo tồn và tái sinh rừng. ...

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 14.3: Đến năm 2030, tăng cường phòng, chống, phục hồi đất thoái hóa, bao gồm đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán, lũ lụt và do các nguyên nhân khác

Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác, sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp, hạn chế sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mc tiêu 14.4: Đến năm 2030, đảm bo bo tn các hệ sinh thái rừng có tm quan trọng quốc gia và quốc tế, bao gồm cả tính đa dng sinh hc và dịch vụ hệ sinh thái, phc vcho phát triển bền vững

- Cng c, hoàn thiện hệ thng các khu bảo tn.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo vệ nghiêm ngặt rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép nhằm bảo v rng tnhiên, rừng đc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Tiếp tục thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng; lồng ghép đa dạng sinh hc và dch v h sinh thái vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.

- Thực hiện tt chính sách xã hội hóa nhằm huy động tài chính từ tất cả các nguồn phục vcho bảo tn, sử dụng đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái một cách bền vững.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, SKế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 14.5: Đến năm 2030, thực hiện những hành động cấp thiết để ngăn chặn và tiến đến chm dứt sự suy thoái nơi cư trú tự nhiên các hệ sinh thái, bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp

- Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đẩy mạnh công tác trồng rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường đối với các Vườn Quốc gia, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng. Bảo vệ nghiêm ngặt các loại động vật hoang dã, các giống cây trồng vật nuôi, các loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu có giá trị cao về khoa học, sử dụng... Kiểm soát, ngăn chặn sự du nhập sinh vật ngoại lai xâm hại từ các địa phương khác và nước ngoài vào địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 14.6: Ngăn chặn và xử lý các hành động khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm của chúng

- Thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

- Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trên phạm vi toàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp: Sở Công thương các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15: Thúc đy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

Mục tiêu 15.1: Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi

- Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chng bạo lực.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường; có hình thức xử phạt nghiêm minh, kịp thời, nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng bạo lực học đường.

- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, giáo dục để phòng ngừa các hình thức bạo lực.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15.2: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất c các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên

a) Về bảo vệ trẻ em

 

- Tiếp tục triển khai hiệu quả pháp luật, chính sách vtrẻ em, đặc biệt là các Chương trình chính sách về bảo vệ trẻ em; đưa nhiệm vụ bảo vệ trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp các ngành.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn và kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thc của xã hội; tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Phòng, chng mua bán người

 

- Tiếp tục trin khai hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.

- Nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật, xử lý nghiêm, đưa ra truy tvà xét xử công khai các hành vi xâm hại, mua bán trẻ em và các vụ án mua bán người.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phòng chng mua bán người.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15.3: Thúc đy pháp quyn, đảm bảo tiếp cn công lý bình đng cho tất cả mi người

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, xây dựng văn bản QPPL tại địa phương nhằm góp phần xây dựng đng bộ, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chấp hành đúng quy trình, nâng cao chất lượng xây dựng hệ thng văn bản QPPL.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về nhà nước pháp quyền và quyền tiếp cận công lý bình đng.

- Thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên ngành, không phân biệt đối xử vì sự phát triển bền vững.

- Đảm bảo chp hành mọi quy định của pháp luật nhằm phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cư, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15.4: Đến năm 2030, giảm đáng kcác dòng vũ khí và tài chính trái phép; tăng cường phục hồi và hoàn trả tài sản bị đánh cắp, đấu tranh với tất cả các loại hình tội phạm có tổ chức

- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới.

- Tăng cường hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho các lực lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát.

- Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hin, tố giác ti phm; cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng năng lực ở tất cả các cấp nhằm ngăn chặn bạo lực, chống khủng bố và tội phạm.

Chủ trì: Công an tỉnh

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyn, thành phố

Mục tiêu 15.5: Giảm đáng kmọi loại hình tham nhũng và hi lộ

a) Phòng, chng tham nhũng

 

- Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật phòng chống tham nhũng.

- Tăng cường phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, nht là tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; đầu tư xây dựng, đất đai, tín dụng, ngân hàng, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công... và công tác cán bộ.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tăng cường phối hp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để bảo đảm chính xác thông tin khách quan, đúng sự thật góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Thanh tra tỉnh

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Qun lý cán bộ, công chức

 

- Nâng cao phm cht đạo đức của đội ngũ công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Sớm phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và quy rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan.

Chủ trì: Sở Nội vụ

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành ph.

c) Tăng cường giám sát

 

Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể, nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15.6: Xây dựng các th chế minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình ở tt cả các cp

Tuân thủ đúng quy trình xây dựng, kiểm tra, rà soát hóa văn bản pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công bằng, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thp, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên thực hiện điều tra, khảo sát, lấy ý kiến thực tế của người dân.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15.7: Đảm bảo quá trình ra quyết định mang tính phản hồi, bao trùm, có sự tham gia của người dân và mang tính đi din ở tất cả các cấp

a) Xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật

 

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi vquyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Đảm bảo tt cả dự thảo văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh phải được đăng tải, niêm yết, thông tin để công dân được biết và tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp thực hiện rà soát, công bố, công khai thủ tục hành chính và tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

b) Tăng cường sự tham gia

 

Tăng cường vai trò của y ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định.

Chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 15.8: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mi người, gồm cả đăng ký khai sinh

- Tổ chức quán triệt thực hiện và tuyên truyn ph biến Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Rà soát, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ Hộ tịch cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Luật Hộ tịch.

- Thực hiện việc duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất nhm bảo đảm đăng ký, quản lý hộ tịch theo hướng hiện đại như quy định của Luật Hộ tịch; triển khai quản lý, khai thác, sử dụng an toàn hiệu quả.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 16: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đi tác toàn cu vì sự phát triển bền vững

Mục tiêu 16.1: Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Phấn đu đt tc đtăng trưởng xuất khẩu khoảng 12-14%/năm

- Tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến đi với các nhóm hàng Nông - Lâm sản tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu.

- Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; hướng mạnh vào chế biến sâu, ứng dng khoa học công nghệ tiên tiến đối với nhóm hàng nông, lâm sản.

- Tham mưu triển khai các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

- Đầu tư tổ chức hệ thống nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa của tỉnh tại các thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nước bạn Trung Quốc.

Chủ trì: Sở Công Thương

Phối hợp: Ban Quản lý khu kinh tế, các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 16.2: Tăng cường sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững

- Lồng ghép các nội dung của Quy hoạch phát triển bền vững của tỉnh, các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2030 trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện Quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá sự gắn kết về chính sách cho phát triển bền vững của tỉnh.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

Mục tiêu 16.3: Khuyến khích và xúc tiến quan hệ đối tác công, công - tư một cách hiệu quả, dựa trên quan hệ đi tác công, công - tư một cách hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và quy hoạch nguồn lực của quan hệ đối

Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đảm bảo tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vn đầu tư đối với từng dự án.

- Nâng cao quan hệ đối tác với các tổ chức xã hội và với khu vực tư nhân về hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tài chính cho phát triển.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp: Các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và UBND các huyện, thành phố.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 324/QĐ-UBND ngày 30/03/2018 về Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.414

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.108.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!