BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3138/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 10
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
THÚC ĐẨY MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 999/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án thúc đẩy mô
hình kinh tế chia sẻ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động
của Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2019
của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lãnh đạo Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KH, TMĐT&KTS (02).
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3138/QĐ-BCT ngày 16 tháng 10 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Triển khai thực hiện thắng lợi Quyết
định số 999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Đề
án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ”.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
1. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước của ngành Công Thương đối với các cá nhân và các bên
liên quan trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm về cung cấp và sử dụng dịch
vụ trong kinh tế chia sẻ
1.1 .Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công rà soát, bổ sung:
- Cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi
ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ, bao gồm cảnh
báo sớm cho người cung cấp dịch vụ và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.
- Chính sách hỗ trợ người cung cấp dịch
vụ tham gia vào thị trường như đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, cung cấp các
hỗ trợ tài chính cho cá nhân có ý tưởng từ các hoạt động
kinh tế chia sẻ; Tạo lập thị trường cho mọi công dân thanh
gia vào các hoạt động kinh tế chia sẻ.
- Cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin
và dữ liệu trong công tác điều hành quản lý nhà nước; xây dựng cơ chế chia sẻ
thông tin và giữ liệu giữa các Đơn vị thuộc Bộ và với các Bộ, ngành với chính
quyền các cấp, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề.
1.2. Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với
các Đơn vị liên quan
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện
các quy định về quản lý nhà nước của Bộ Công Thương để hướng đến phù hợp với
các hoạt động của nền kinh tế chia sẻ.
1.3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp
với các Đơn vị liên quan
Rà soát đưa vào chương trình, kế hoạch
đào tạo của Bộ về tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp
phát triển các nền tảng về đổi mới sáng tạo với các cơ sở đào
tạo, đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ để tăng cường ứng dụng
các kết quả nghiên cứu; phát triển nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế chia sẻ.
2. Xây dựng và
phát triển hệ sinh thái hỗ trợ hoạt động kinh doanh đầu tư theo mô hình kinh tế
chia sẻ đối với các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương
2.1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế
số chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan:
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng chính
sách phát triển thương mại điện tử cho giai đoạn 2021-2025 theo hướng tạo điều
kiện, khuyến khích các hoạt động thương mại điện tử ứng dụng mô hình kinh tế
chia sẻ.
- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật
và chính sách hiện hành thúc đẩy phát triển kinh tế chia sẻ; đảm bảo phù hợp với
các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ và thương mại điện tử.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định
pháp luật về thương mại điện tử để bao quát được những mô hình hoạt động mới
phát sinh, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chia sẻ.
- Nghiên cứu các nội dung về dịch vụ
thương mại điện tử xuyên biên giới và đề xuất hướng quản
lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như các cam kết hội nhập.
- Tăng cường giải pháp về đảm bảo an
ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của
công dân, đảm bảo chủ quyền không gian mạng thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách tạo
chủ động phát triển kinh tế chia sẻ; phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển
kinh tế chia sẻ.
2.2. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát
triển bền vững:
Chủ trì phối hợp
với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ và báo cáo Chính phủ đối
với các vấn đề vượt thẩm quyền xem xét ban hành các chính sách phát triển các
mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.
2.3. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì
phối hợp với các đơn vị liên quan:
Ưu tiên, khuyến khích triển khai các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ.
Phát triển, ứng dụng các công nghệ nền tảng phục vụ phát triển kinh tế chia sẻ.
2.4. Cục Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
- Nghiên cứu, đề xuất quy định nhằm bảo
đảm quyền và nghĩa vụ liên quan của các bên tham gia hoạt động kinh tế chia sẻ.
- Nghiên cứu đề xuất quy định và tăng
cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng khi thực hiện các
giao dịch trong mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó lưu ý vấn đề lồng ghép thực hiện tiêu dùng bền vững.
- Tăng cường công tác quản lý, giám
sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hành vi liên quan đến bảo vệ thông tin và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
- Nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng
cơ chế giải quyết khiếu nại trực tuyến nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của các mô hình thương mại điện
tử xuyên biên giới.
III. TỔ CHỨC VÀ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ theo chức năng thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chỉ đạo
đưa ngay những nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động này cụ thể hóa thành các nhiệm vụ
kế hoạch hàng năm của đơn vị; đồng thời chỉ đạo, triển khai các giải pháp, nhiệm
vụ theo chức năng, thẩm quyền phù hợp với điều kiện thực tế
của đơn vị.
2. Hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo đưa vào chương trình công tác của
Chính phủ và của Bộ Công Thương các đề án, nhiệm vụ triển
khai Quyết định số 999/QĐ-TTg; kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện và gửi Vụ Kế hoạch báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
để tổng hợp, báo cáo Chính phủ khi có
yêu cầu.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc
Kế hoạch hành động, các đơn vị chủ động đề xuất, Vụ Kế hoạch
tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, thông qua để
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trình Chính phủ xem xét, quyết định./.