ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2887/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng,
ngày 26 tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24
tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chương trình số 26-CTr/TU ngày
23 tháng 12 năm 2020 của Thành ủy về Chương trình làm việc của Thành ủy và Ban
Thường vụ Thành ủy năm 2023 và Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm
2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về Chương trình công tác năm 2023 của UBND thành
phố;
Căn cứ Quyết định số 1551/QĐ-UBND ngày
10 tháng 6 năm 2022 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề
án Hội nhập và hợp tác quốc tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030;
Căn cứ Thông báo số 556-TB/TU ngày 14
tháng 12 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về Kết luận của Ban Thường vụ
Thành ủy về một số đề án, báo cáo chuyên đề theo Chương trình Công tác năm
2023;
Theo đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ
trình số 3084/SNG-HTQT-LTĐN ngày 22 tháng 12 năm 2023 về việc đề nghị phê duyệt
Đề án Hội nhập và hợp tác quốc tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm Quyết định này Đề án Hội nhập và hợp tác quốc tế
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030”.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo triển khai thực
hiện Đề án trong từng giai đoạn cụ thể. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố
về tình hình, kết quả thực hiện Đề án.
2. Trách nhiệm của các cơ quan liên
quan
Các sở, ngành căn cứ vào Đề án chủ động
xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến
hội nhập quốc tế của ngành mình, cấp mình; đề xuất, tham mưu, phối hợp tổ chức
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải
pháp liên quan nhằm đạt hiệu quả cao trong việc triển khai Đề án
này. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính,
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, củng cố, hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, phối
hợp, thực thi, giám sát thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế.
Tổ chức Hội nghị đánh giá việc triển
khai Đề án, đề xuất khen thưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai tích
cực và đạt kết quả các nhiệm vụ được giao.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề
án nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở
Ngoại vụ) để xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Ngoại
vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và các cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ Ngoại giao (để b/c);
- TTTU, TT HĐND TP (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- VP TU, VP ĐĐBQH và HĐND TP, VP UBND TP;
- Các sở, ban, ngành; UBND các quận huyện;
- Đài PTTH Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, TH.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Kỳ Minh
|
ĐỀ ÁN
HỘI
NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm Quyết định số 2887/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng)
DANH MỤC TỪ
VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BQL
|
Ban quản lý
|
CMCN
|
Cách mạng công nghiệp
|
GDĐT
|
Giáo dục đào tạo
|
GTVT
|
Giao thông vận tải
|
HNKTQT
|
Hội nhập Kinh tế quốc tế
|
KHCN
|
Khoa học công nghệ
|
KHĐT
|
Kế hoạch đầu tư
|
KNĐMST
|
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
|
LĐTBXH
|
Lao động Thương binh Xã hội
|
PCPNN
|
Phi chính phủ nước ngoài
|
TLSQ
|
Tổng Lãnh sự quán
|
TNMT
|
Tài nguyên môi trường
|
TTTT
|
Thông tin truyền thông
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
VHTT
|
Văn hóa thể thao
|
DANH MỤC TỪ
VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ADB
|
Asia Development Bank
|
Ngân hàng phát triển châu Á
|
AFD
|
Agence France
Development
|
Cơ quan phát triển Pháp
|
APEC
|
Asia-Pacific Economic Cooperation
|
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
|
ASEAN
|
Association of Southeast Asian
Nations
|
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
|
ASEANPOL
|
ASEAN National Police
|
Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam
Á
|
ARF
|
ASEAN Regional Forum
|
Diễn đàn khu vực Đông Nam Á
|
BRI
|
Belt and Road Initiative
|
Sáng kiến Vành đai và Con đường
|
CBAM
|
Carbon Border Adjustment Mechanism
|
Cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên
giới
|
CEPA
|
Comprehensive Economic Partnership
Agreement
|
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
|
CPTPP
|
Comprehensive and Progressive Agreement
for Trans-Pacific Partnership
|
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
|
DTI
|
Digital Transformation Index
|
Chỉ số chuyển đổi số
|
ESCAP
|
Economic and Social Commission for
Asia and the Pacific
|
Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á - Thái
Bình Dương
|
EU
|
European Union
|
Liên minh Châu Âu
|
EWEC
|
East-West Economic Corridor
|
Hành lang kinh tế Đông Tây
|
FDI
|
Foreign Direct Investment
|
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
|
FOIP
|
Free and Open Indo-Pacific
|
Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương tự do và rộng mở
|
FTA
|
Free Trade Agreement
|
Hiệp định thương mại tự do
|
FTZ
|
Free Trade Zone
|
Khu thương mại tự do
|
GCF
|
Green Climate Fund
|
Quỹ Khí hậu xanh
|
GDP
|
Gross Domestic Product
|
Tổng sản phẩm quốc nội
|
GEF
|
Global Environment Fund
|
Quỹ Môi trường toàn cầu
|
GRDP
|
Gross Regional Domestic Product
|
Tổng sản phẩm trên địa bàn
|
ICT
|
Information & Communications
Technologies
|
Công nghệ thông tin truyền thông
|
IT
|
Information Technologies
|
Công nghệ thông tin
|
IMF
|
International Monetary Fund
|
Quỹ tiền tệ quốc tế
|
IPEF
|
Indo-Pacific Economic Tramework
|
Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-
Thái Bình Dương
|
JETP
|
Just Energy Transition Partnership
|
Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng
|
JETRO
|
Japan External Trade Organization
|
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
|
JICA
|
Japan International Cooperation
Agency
|
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
|
KOCHAM
|
Korean Chamber of Commerce and
Industry
|
Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại
Việt Nam
|
KOICA
|
Korean Intemation Cooperation Agency
|
Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
|
KOL
|
Key Opinion Leader
|
Người có sức ảnh hưởng
|
NGO
|
Non Government Organization
|
Tổ chức phi chính phủ
|
ODA
|
Official Development Assistance
|
Viện trợ phát triển chính thức
|
OECD
|
Organization for Economic
Cooperation and Development
|
Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế
|
OFID
|
OPEC Fund for International Development
|
Quỹ OPEC về phát triển quốc tế
|
PAPI
|
The Vietnam Provincial Governance
and Public Administration Performace Index
|
Chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính công cấp tỉnh
|
PAR Index
|
Public Administration Reform Index
|
Chỉ số cải cách hành chính
|
PCI
|
Provincal Competitiveness Index
|
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
|
PEMSEA
|
Partnerships in Environmental
Management for the Seas of East Asia
|
Đối tác trong quản lý môi trường các
vùng biển Đông Á
|
RCEP
|
Regional Comprehensive Economic
Partnership
|
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Khu vực
|
R&D
|
Research & Development
|
Nghiên cứu và phát triển
|
RTA
|
Regional Trade Agreement
|
Hiệp định thương mại khu vực
|
SCEDFA
|
Service Center for Da Nang Foreign
Affairs
|
Trung tâm phục vụ đối ngoại Đà Nẵng
|
SDGs
|
Sustainable Development Goals
|
Mục tiêu phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc
|
SEZ
|
Special Economic Zone
|
Đặc khu kinh tế
|
UKVFTA
|
The Vietnam-UK Free Trade Agreement
|
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
và Vương quốc Anh
|
UNDP
|
United Nations Development Programme
|
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
|
UNESCO
|
United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization
|
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hợp Quốc
|
USAID
|
United States Agency for
International Development
|
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
|
USD
|
United States Dollar
|
Đô la Mỹ
|
WB
|
World Bank
|
Ngân hàng thế giới
|
WEF
|
World Economic Forum
|
Diễn đàn Kinh tế Thế giới
|
MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. TÊN VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án
2. Phạm vi Đề án
III. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Các văn bản của Trung ương
2. Các văn bản của Đà Nẵng
IV. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
2. Quan điểm
V. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỀ ÁN
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
I. KHÁI NIỆM, NỘI HÀM HỘI NHẬP QUỐC TẾ
II. HỘI NHẬP QUỐC TẾ CẤP ĐỊA PHƯƠNG
III. KINH NGHIỆM HỘI NHẬP CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1. Thành phố Cần Thơ
2. Thành phố Mumbai (Ấn Độ)
3. Thành phố Busan (Hàn Quốc)
4. Bài học kinh nghiệm đối với thành
phố Đà Nẵng
PHẦN III: CÔNG TÁC HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC
QUỐC TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2023
I. BỐI CẢNH CHUNG GIAI ĐOẠN 2011-2023
1. Tình hình quốc tế
2. Chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng
và Nhà nước
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỘI
NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM
1. Về chính trị - ngoại giao - an
ninh, quốc phòng
2. Về đầu tư và du lịch
3. Về văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế
4. Về khoa học công nghệ, đổi mới sáng
tạo, môi trường
IV. HẠN CHẾ, TỒN TẠI
V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG
PHẦN IV: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HỘI
NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
I. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Về chính trị - an ninh
2. Về kinh tế
3. Về văn hóa - xã hội
4. Về khoa học - công nghệ
II. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
1. Vị trí địa lý chiến lược của thành
phố Đà Nẵng
2. Tư duy, định hướng về hội nhập và hợp
tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng
3. Thể chế ở cấp độ quốc gia và địa
phương
4. Cơ sở hạ tầng
5. Nguồn nhân lực
PHẦN V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘI
NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
I. MỤC TIÊU
II. PHƯƠNG CHÂM, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘI NHẬP VÀ HỢP
TÁC QUỐC TẾ
1. Hội nhập về chính trị, quốc phòng,
an ninh
2. Hội nhập kinh tế quốc tế trong các
lĩnh vực mũi nhọn của thành phố
3. Hội nhập về văn hóa, giáo dục - đào
tạo, y tế
4. Hội nhập trong lĩnh vực môi trường,
biến đổi khí hậu
PHẦN VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. KINH PHÍ THỰC HIỆN
II. PHÂN KỲ THỰC HIỆN
1. Từ nay đến hết năm 2024
2. Từ năm 2025 - 2030
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì
2. Trách nhiệm của các cơ quan liên
quan
PHỤ LỤC I DANH MỤC ĐỐI TÁC VÀ CÁC LĨNH
VỰC HỢP TÁC
PHỤ LỤC II NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN
Phần
I
TỔNG
QUAN VỀ ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
Hội nhập quốc tế là quyết sách chính
trị đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã mang lại sự thay đổi to lớn trong mọi mặt
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Nhìn lại chặng đường đổi mới đất
nước, có thể thấy tư duy, nhận thức và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nước ta liên tục được bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển, phù hợp với từng
chặng đường phát triển và đổi mới của đất nước. Đơn cử, hội nhập kinh tế quốc tế
- nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế - phát triển ngày càng sâu rộng xuất
phát từ nhu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam cần mở rộng thị trường, thu
hút vốn và công nghệ để phát triển, phù hợp với các xu thế lớn diễn ra trên
toàn cầu.
Trong bối cảnh đất nước bước vào giai
đoạn phát triển chiến lược đến năm 2030, hội nhập quốc tế của các địa phương
nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng không ngừng phát triển, việc xây
dựng một kế hoạch tổng thể, dài hạn về hội nhập và hợp tác quốc tế có ý nghĩa rất
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn vì những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, tạo sự liên thông, đồng
bộ giữa hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng với việc
triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đó là “độc lập, tự
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ quốc tế”, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”; “thúc đẩy hội nhập quốc tế
toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả”. Đồng thời, góp phần cụ thể hóa các
đường lối định hướng lớn của Trung ương phù hợp với tình hình và định hướng
phát triển của địa phương.
Thứ hai, giúp thành phố Đà Nẵng
nâng cao khả năng chủ động thích ứng với tình hình thế giới, khu vực
từ nay đến năm 2030 - được dự báo sẽ có nhiều biến động phức tạp và khó lường.
Năng lực thích ứng linh hoạt trên cơ sở dự báo tổng hợp các xu hướng lớn đang
trở thành tiêu chí hàng đầu về quản trị, bao gồm quản trị ở cấp địa phương.
Thứ ba, giúp Đà Nẵng xây dựng
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023-2030 thích ứng với các
xu hướng lớn trên thế giới, từ đó kết hợp nội lực và ngoại lực tạo nên sức mạnh
tổng hợp, góp phần củng cố nội lực và nâng cao tính tự cường của Thành phố.
Giai đoạn từ nay đến năm 2030 cũng là giai đoạn phát triển chiến lược của đất
nước, do đó công tác hội nhập và hợp tác quốc tế cần bám sát bối cảnh mới và
các định hướng phát triển của đất nước.
Thứ tư, góp phần nâng cao
năng lực bảo đảm an ninh và chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh có nhiều thách
thức mới đối với an ninh, chủ quyền quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XIII nhận định
“tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp,
quyết liệt hơn”. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng
không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn.
Thứ năm, tối ưu hóa nguồn lực
của thành phố Đà Nẵng dành cho công tác hội nhập và hợp tác quốc tế thông qua kết
nối, phân công, phân nhiệm giữa các lĩnh vực theo một mục tiêu chung. Đồng thời,
tránh chồng chéo trong hoạt động triển khai theo sự điều phối chung, trong khi
vẫn phát huy được sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị liên quan. Thực tiễn về
hoạt động đối ngoại ở cấp độ địa phương tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy
việc có các định hướng đối ngoại lớn liên kết giữa đối ngoại địa phương và đối
ngoại cấp quốc gia, cũng như giữa các đơn vị của địa phương với nhau sẽ góp phần
gia tăng hiệu quả triển khai các hoạt động đối ngoại địa
phương.
Tóm lại, việc xây dựng Đề án là cần
thiết để tạo cơ sở giúp thành phố Đà Nẵng phát huy sự chủ động thích ứng và
linh hoạt trong triển khai hoạt động đối ngoại phù hợp với đường lối chung, đồng
thời nâng tầm hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế phù hợp với tầm nhìn phát
triển của Thành phố đến năm 2030. Qua đó đóng góp xứng đáng và hiệu quả cao vào
mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội
lớn của cả nước, hướng đến đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và đáng sống;
người dân có mức sống thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc
sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền
biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
II. TÊN VÀ PHẠM VI ĐỀ
ÁN
1. Tên Đề án
Đề án Hội nhập và hợp tác quốc tế
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.
2. Phạm vi Đề án
- Về không gian: chủ yếu tại thành phố
Đà Nẵng song có liên hệ tới không gian hội nhập và hợp tác quốc tế của quốc gia
nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, và có tham chiếu tới một số địa
phương trong và ngoài nước để làm cơ sở so sánh, học hỏi kinh nghiệm.
- Về thời gian: số liệu hiện trạng
phát triển trong giai đoạn 2011-2023, nghiên cứu định hướng chính sách đến năm
2030.
- Về nội dung: chủ yếu giới hạn trong
lĩnh vực hội nhập và hợp tác quốc tế; đặt vấn đề ở cấp độ chiến lược, không đi
vào giải trình chi tiết các khía cạnh (ví dụ không cung cấp minh chứng kinh tế,
kỹ thuật cho các dự án chương trình cụ thể mà chỉ nêu định hướng lớn trong
khuôn khổ thời gian trung và dài hạn).
III. CĂN CỨ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
1. Các văn bản của Trung ương
- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023
của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế
phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045;
- Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày
19/06/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số
cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày
24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày
20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;
- Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của
Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới”;
- Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh
nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày
10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Văn bản sửa đổi;
- Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày
02/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày
11/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ (gọi tắt là Hội đồng điều phối vùng) nhằm đổi mới
cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển
nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh;
- Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày
15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành
phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 10/8/2022
của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến
năm 2030;
- Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 08/8/2018
của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
2. Các văn bản của Đà Nẵng
- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 24/3/2023
của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc thông qua Quy hoạch thành phố Đà
Nẵng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020- 2025;
- Nghị quyết số 330/NQ-HĐND ngày
09/12/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021,
kỳ họp thứ 16 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025;
- Nghị quyết số 330/NQ-HĐND ngày
19/12/2020 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng về kế hoạch phát triển kinh
tế -xã hội 5 năm 2021-2025;
- Quyết định số 656/QĐ-UBND ngày
01/3/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 -2025;
- Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày
24/3/2021 về việc ban hành Chương trình xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày
31/3/2021 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch xúc tiến hợp tác song
phương giữa Đà Nẵng với các đối tác Nhật Bản giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 3054/QĐ-UBND ngày
24/9/2021 của UBND thành phố phê duyệt Đề án tổng thể công tác Ngoại giao kinh
tế giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày
26/10/2021 ban hành “Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 3513/QĐ-UBND ngày
29/6/2017 về việc ban hành kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược hội nhập quốc
tế về lao động và xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và Tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 2428/QĐ-UBND ngày
05/05/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình
hành động sô 11-CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng thực^hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện hiệu quả tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước
ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng;
- Quyết định số 8510/QĐ-UBND ngày
17/11/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ
trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam
là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO);
- Chương trình số 31-CTr/TU ngày
19/11/2019 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 18/02/2019 của
Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng trong
tình hình mới;
- Chương trình hành động số 07-CTr/TU
ngày 17/02/2011 của Thành ủy Đà Nẵng về công tác ngoại giao kinh tế;
- Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày
28/02/2022 của UBND thành phố về triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Khu vực (RCEP) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày
21/6/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng;
- Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày
6-12-2021 triển khai công tác Ngoại giao Văn hóa đến năm 2025 của thành phố Đà
Nẵng;
- Kế hoạch số 5727/KH-UBND ngày
27/8/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Kế hoạch số 8755/KH-UBND ngày
31/12/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về thông tin, tuyên truyền về HNKTQT trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025;
- Kế hoạch số 1475/KH-UBND ngày
12/3/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai Quyết định số 121/QĐ-TTg
ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng;
- Kế hoạch số 4547/KH-UBND ngày
04/7/2019 của UBND thành phố triển khai Định hướng hành động công tác đối ngoại
địa phương giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Kế hoạch số 8816/KH-UBND ngày
27/12/2019 của UBND thành phố thực hiện Chương trình số 32-CTr/TU ngày
19/11/2019 của Thành ủy Đà Nẵng và Chỉ thị số 25- CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban
Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030;
- Kế hoạch của UBND thành phố Đà Nẵng
thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 3/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn;
IV. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
Đề án hội nhập và hợp tác quốc tế
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 xác định mục tiêu giúp thành phố tranh thủ ngoại
lực, phát huy nội lực để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ nay đến năm
2030, và khai thác vai trò cực tăng trưởng chủ chốt, kết nối chặt chẽ với các tỉnh,
thành của khu vực, dẫn dắt khu vực miền Trung và Tây Nguyên cùng phát triển,
đóng góp cho sự ổn định chung của an ninh quốc gia, sự lớn mạnh chung của kinh
tế cả nước, và nâng tầm chất lượng đời sống xã hội toàn dân.
Đề án tạo khung chiến lược tổng thể của
hội nhập và hợp tác quốc tế xuyên suốt các ngành, lĩnh vực
mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng; là cơ sở cho các Sở, ban ngành, đoàn thể triển
khai các hoạt động cụ thể về hợp tác quốc tế; đóng góp trực tiếp vào đường hướng
phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.
2. Quan điểm
- Đảm bảo sự liên thông, đồng bộ giữa
hội nhập và hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng với đường lối đối ngoại của Đảng,
thể hiện qua văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và các văn bản liên quan.
- Gắn kết các mục tiêu phát triển của
thành phố Đà Nẵng với các mục tiêu phát triển quốc gia và định hướng phát triển
của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; định vị thành phố Đà Nẵng trong tổng
thể tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế ở tầm quốc gia.
- Phù hợp với tầm nhìn phát triển và
các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng tới năm 2030;
có sự kết nối hài hòa giữa các mục tiêu của tùng ngành, lĩnh vực, địa phương
tham gia hội nhập và hợp tác quốc tế, góp phần vào mục tiêu chung của thành phố.
- Bảo đảm hoạch định chính sách trên
cơ sở cập nhật kịp thời diễn biến tình hình thế giới và khu vực, gắn hội nhập và
hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng với các xu thế lớn của thế giới, góp phần
định vị thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh mới.
V. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỀ
ÁN
Phương pháp thu thập
tài liệu:
Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan
đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong Đề án. Phương pháp này là tiền đề
giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu
một cách khách quan và chính xác.
Phương pháp nghiên cứu
định lượng: Là phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và
quan hệ quốc tế. Phương pháp này giúp phân tích các chủ đề nghiên cứu thông qua
việc tập hợp con số, thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối
tượng nghiên cứu, lượng hoá và “khách quan hóa” việc thu thập và phân
tích dữ liệu. Các thông tin thường được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp
và tham khảo cơ sở dữ liệu của các cơ quan trung ương cũng như của các sở, ban,
ngành của thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp điều tra,
khảo sát:
Điều tra, kiểm tra, đối chứng các tư liệu và số liệu trên thực tế. Thông qua
phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn đánh giá của các đơn vị tham gia hội
nhập và hợp tác của quốc tế của thành phố Đà Nẵng về tính hiệu quả, các thuận lợi,
thách thức và đề xuất chính sách.
Phương pháp chuyên
gia:
Tham vấn ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện các kết quả phân tích đánh giá,
các dự báo phát triển phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển chung. Các
chuyên gia sẽ giúp có các luận giải sâu sắc hơn đối với các sự kiện và văn kiện
liên quan đến công tác đối ngoại của quốc gia nói chung và hội nhập, hợp tác quốc
tế của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Học viện Ngoại giao có điều kiện thuận lợi
để thực hiện huy động lực lượng chuyên gia này.
Phương pháp nghiên cứu
lịch sử:
Là phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học xã hội nói chung và quan
hệ quốc tế nói riêng. Phương pháp này giúp ta nhìn rõ sự vận động của hoạt động
hội nhập và hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng qua từng giai đoạn, nhất là có cơ sở
để đánh giá những thành tựu và hạn chế.
Phương pháp nghiên cứu
hệ thống và liên ngành: Do hội nhập và hợp tác quốc tế đều là các
lĩnh vực liên ngành, phương pháp tiếp cận tổng thể về liên ngành sẽ được sử dụng
triệt để. Phương pháp này giúp làm rõ tác động của cục diện đối với quá trình
hoạch định và triển khai chính sách của thành phố Đà Nẵng cũng như nhận diện,
phân tích, làm rõ cách thức chiến lược ứng phó với sự thay đổi trong cục
diện. Điều này càng trở nên cần thiết trong bối cảnh Việt Nam nói chung và
thành phố Đà Nẵng đang ở trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện,
yêu cầu phải có sự phối hợp đồng bộ, liên thông giữa các Sở, Ban, ngành.
Phương pháp so sánh: Kết hợp so
sánh lịch đại (so sánh sự thay đổi của thành phố Đà Nẵng từ giai đoạn 2011-2023
và các thay đổi đến 2030) và so sánh đồng đại (với một số địa phương).
Phần
II
CƠ
SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
I. KHÁI NIỆM, NỘI HÀM
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Hội nhập quốc tế được hiểu là sự “Nghiêm
chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đi đôi với chủ động,
tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và
tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế”[1]. Có thể hiểu quá
trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia vào hệ thống
thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước hết
là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền
văn minh nhân loại”.
Khái niệm này chỉ rõ ba loại hoạt động
hội nhập quốc tế, bao gồm: (i) tuân thủ “luật chơi”; (ii) tham gia xây dựng “luật
chơi”; (iii) tham gia các hoạt động chung của khu vực và quốc tế. Sự tham gia ở
đây là thông qua các hoạt động tương tác (hợp tác, cạnh tranh và đấu tranh...)
với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao gồm cả việc gia nhập
hay rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống. Tất cả các hoạt động này đều
là hoạt động có chủ đích, nhằm: (i) phát triển quốc gia; (ii) khẳng định bản sắc
quốc gia; (iii) giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống; (iv) tham
gia hoàn thiện và phát triển hệ thống...
“Hội nhập quốc tế” và “hợp tác quốc tế”
có nhiều điểm tương đồng nhưng thực chất đây là hai khái niệm khác nhau. Hợp
tác quốc tế chỉ là một trong nhiều phương thức tương tác giữa các nước với
nhau; bên cạnh hợp tác quốc tế còn có cạnh tranh, đấu tranh, liên minh, liên kết,
đối đầu, chiến tranh... Điểm cơ bản là ở chỗ, khác với khái niệm “hội nhập quốc
tế”, khái niệm “hợp tác quốc tế” không đề cập tới việc cấu thành hệ thống chỉnh
thể thế giới.
Sự ra đời của Nghị quyết số 22-NQ/TW
ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22) đánh dấu bước
chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; thống
nhất nhận thức và hành động trong giai đoạn nước ta bắt đầu chuyển mạnh từ
"hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế" toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị,
quốc phòng, an ninh đến văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo...
Sau hai thập niên chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế từ Đại hội IX của Đảng đến nay, đặc biệt là sau 10 năm triển
khai Nghị quyết 22, Việt Nam từng bước tham gia tất cả các lĩnh vực của đời sống
chính trị - xã hội quốc tế; trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị trí, vai
trò và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế, cả về kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội... Hội nhập quốc tế đã đem lại những thành tựu
quan trọng trên nhiều phương diện, cụ thể là: (i) góp phần vào việc tạo dựng
môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; mở rộng và tăng
cường quan hệ với các quốc gia, nhất là với các nước lớn và các trung tâm kinh
tế, chính trị hàng đầu thế giới; (ii) trở thành một động lực quan trọng góp phần
thúc đẩy đổi mới toàn diện trong nước, phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam; (iii) góp phần quan
trọng vào việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh tổ quốc;
(iv) không ngừng nâng cao vị thế và vai trò của đất nước trên trường quốc tế;
(v) tạo điều kiện để địa phương, doanh nghiệp và người dân ngày càng tích cực
tham gia và tận dụng các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại.
Đến tháng 9/2023, Việt Nam có quan hệ
đặc biệt với 3 quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 6 quốc gia[2], quan hệ đối tác
chiến lược với 12 quốc gia và đối tác toàn diện với 10 quốc gia... góp phần tạo
ra mạng lưới đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược với 18 quốc gia,
trong đó có tất cả 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Việt
Nam tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham
gia sâu rộng vào nhiều FTA và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao
như CPTPP, EVFTA..., góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi,
rộng mở cho phát triển đất nước.
II. HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CẤP ĐỊA PHƯƠNG
Hội nhập quốc tế cấp địa phương là một
bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nước ta. Hội nhập quốc tế cấp địa phương góp phần tạo dựng môi quan hệ của
Việt Nam với các đối tác, đưa các mối quan hệ đó đi vào chiều sâu, thực chất.
Việc triển khai tiến trình hội nhập quốc tế cấp địa phương
giúp triển khai chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của đất nước.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của địa phương trong công tác đối ngoại, Đảng
và Nhà nước ta luôn chú trọng ban hành các văn bản định hướng, chỉ đạo kịp thời
đối với chính quyền địa phương về thực hiện công tác đối ngoại.
Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày
27/1/2001, của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về hội nhập kinh tế quốc tế,
nêu rõ mục tiêu cụ thể trong hội nhập kinh tế quốc tế là “xây dựng chiến lược
tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa phương, các
doanh nghiệp... nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh
tranh, bảo đảm hội nhập có hiệu quả”.
Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày
10/4/2013, của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế khẳng định: “Hội nhập quốc tế
là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước”, qua đó khẳng định vai trò của chính quyền địa
phương là chủ thể triển khai quán triệt Nghị quyết, đông thời là chủ thể trực
tiếp thực hiện quá trình hội nhập quốc tế tại địa phương.
Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày
05/11/2016, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh
nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cũng nêu rõ:
“Các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức các
chương trình văn hóa tại địa phương mình hoặc ở nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng
bá những nét văn
hoá độc đáo của địa phương; đồng thời chủ động mở rộng hợp tác với các địa
phương trên thế giới”.
Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định: “phát huy thế mạnh của
từng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế”.
Nghị quyết số 38/NQ-CP , ngày
25/4/2017 khẳng định: “Các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, ngành có
liên quan tổ chức các chương trình văn hóa có yếu tố nước ngoài tại địa phương
mình hoặc ở nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa độc đáo của
địa phương; đồng thời chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác với các thành phố, địa
phương trên thế giới”. Những nghị quyết của Đảng và Nhà nước là những cơ sở,
quyết sách chính trị quan trọng để các địa phương chủ động, tích cực triển khai
hội nhập quốc tế khi đất nước bước sang thời kỳ chiến lược mới.
Như vậy, có thể thấy hội nhập quốc tế
là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia tổng lực của
các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và người dân.
Mỗi địa phương cần coi hội nhập quốc tế là nội dung thường xuyên, quan trọng
trong các chiến lược, kế hoạch, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình, tự xác định, đặt mình trong dòng chảy hội nhập chung của cả nước, có
nghĩa vụ tham gia, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
phù hợp với điều kiện, tiềm năng, đặc thù của mình. Nói cách khác, quá trình hội
nhập quốc tế có đi tới thành công, mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho đất
nước/địa phương hay không phụ thuộc vào sự đồng thuận tham gia chủ động, tích cực
của địa phương, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên cả nước.
Quán triệt các nguyên tắc, quan điểm,
phương châm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các địa phương
đã triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động hội nhập trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch...
Về chính trị - đối ngoại, các địa
phương đã ký kết trên 400 thỏa thuận quốc tế cấp độ địa phương với các địa
phương, đối tác và doanh nghiệp nước ngoài. Các thỏa thuận quốc tế đã ký kết
đóng góp tích cực vào việc tăng cường quan hệ và quảng bá hình ảnh, thương hiệu
với các đối tác nước ngoài. Ngoài việc thúc đẩy các thỏa thuận quốc tế, các địa
phương đã chủ động đẩy mạnh, làm sâu sắc và mở rộng quan hệ với các đối tác nhằm
tranh thủ các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Về ngoại giao kinh tế, các địa
phương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương triển khai các hoạt
động đối ngoại lớn của đất nước; chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Ngoại giao
triển khai hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước
ngoài và công tác thông tin đối ngoại, triển khai kế hoạch quảng bá, xúc tiến đầu
tư, du lịch, thương mại... Giao lưu hợp tác cấp địa phương với các nước góp phần
thúc đẩy thương mại, đầu tư, mở ra nhiều không gian hợp tác, phát triển mới cho
các địa phương. Những kết quả quan trọng trên góp phần vào công cuộc đổi mới,
phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.
Bên cạnh nhũng kết quả đạt được, hội
nhập quốc tế của các địa phương vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập, trong đó
có cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan như: nhận thức và triển khai công
tác hội nhập quốc tế của địa phương còn nhiều lúng túng trong việc cụ thể hóa
và triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế
và lồng ghép vào các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công
tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại và xây dựng quảng bá thương hiệu địa
phương vẫn chưa thực sự hiệu quả; công tác thu hút người Việt Nam ở nước ngoài
về nước đầu tư kinh doanh và tham gia hoạt động khoa học công nghệ tại địa
phương còn nhiều hạn chế... Những hạn chế, bất cập này cần được khắc phục, hoàn
thiện để có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực trong nước và ngoài nước một
cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
III. KINH NGHIỆM HỘI
NHẬP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1. Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là địa phương đóng vai trò
quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Nam Bộ. Trong những năm qua, Cần
Thơ đã có nhiều bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, xây dựng cơ chế điều phối,
triển khai hội nhập quốc tế. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, thành
phố Cần Thơ đã nhanh chóng xây dựng khuôn khổ chính sách và kế hoạch hành
động để triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế cấp địa phương. Từ tháng
4/2016, thành phố Cần Thơ đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế
về kinh tế để nghiên cứu, đề xuất, tham mưu, tư vấn cho Trưởng
ban Chỉ đạo thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố về chủ trương, chính sách, chiến
lược, kế hoạch, chương trình hành động của thành phố Cần Thơ về hội nhập kinh tế
quốc tế. Hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế được chú trọng đã và đang góp phần
nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để hòa nhập
và thích ứng tốt hơn trước những thách thức hội nhập.
Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế
về kinh tế sau khi hình thành đã có quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên, mỗi cơ quan đều có kế hoạch tham gia vào quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu hội nhập. Sở Công Thương luôn
xác định việc hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm
vụ thường xuyên và liên tục. Sở chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn nguyên
liệu chế biến thông qua liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân, tìm đối tác
phân phối sản phẩm, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa dịch vụ; hỗ trợ doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa, thực hiện thủ tục hải quan, cấp có hỗ trợ về mặt thông tin trong
các hoạt động kinh doanh có khả năng bị cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài
hay tại thị trường nước ngoài... Các sở, ngành thành phố đã và đang chủ động nắm
bắt các nguồn thông tin về hội nhập, các hiệp định thương mại, các nội dung triển
khai thực hiện sau khi hiệp định có hiệu lực để cung cấp thông tin kịp thời,
giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận và từng bước thích ứng với tình hình hội nhập,
giảm rủi ro, phát huy lợi thế, nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu lúa gạo,
thủy sản, trái cây đã chủ động hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng vùng
nguyên liệu để quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu vào để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao từ thị trường.
Bên cạnh lĩnh vực kinh tế là đầu tàu, Cần
Thơ cũng chú trọng phát huy thế mạnh văn hóa miền Tây đặc trưng để tăng cường hội
nhập trong lĩnh vực văn hóa thông qua du lịch cộng đồng. Nghị quyết số 03-NQ/TU
của Thành ủy Cần Thơ “Về đẩy mạnh phát triển du lịch” đã nêu phương hướng:
“Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong chỉ đạo, điều
hành; huy động có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư, phát triển du lịch; tạo
môi trường và hỗ trợ để cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch phát huy thế
mạnh đặc trưng sông nước, miệt vườn; tăng cường liên kết, hợp tác với các địa
phương và tranh thủ cơ hội, tiềm năng trong hội nhập quốc tế về lĩnh vực du lịch”.
Thứ hai, nhanh chóng nắm bắt các cơ hội
từ các cam kết quốc tế, thể hiện qua các khía cạnh sau:
(i) Ban hành đầy đủ, đồng bộ các Văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách để phát huy tính chủ động, tích cực và
khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm
năng của toàn xã hội và các tầng lớp nhân dân.
(ii) Có sự vào cuộc quyết liệt của
toàn bộ hệ thống chính trị, không chỉ từ phía cơ quan quản lý nhà nước mà cần sự
chủ động từ phía các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế khác để tận dụng
các lợi ích từ FTA. Trong đó, thống nhất từ nhận thức tới hành động về lợi ích
to lớn của các FTA đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu,
tận dụng các ưu đãi của các FTA dành cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam kết hợp
với kinh nghiệm sản xuất của doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế lớn so với các đối
tác không sử dụng các FTA.
(iii) Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng
định kỳ cho đội ngũ cán bộ của các địa phương nhất là việc cập nhật thông tin mới,
chuyên sâu trong lĩnh vực hội nhập, để việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ
biến hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham
gia ở địa phương đạt chất lượng, hiệu quả; tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo
ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực cán bộ phụ trách công tác xuất nhập khẩu, hội
nhập quốc tế; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ công chức; đề
nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư nguồn vốn đầu tư phát triển, đông thời điều tiết nguồn
viện trợ, vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ
... để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao
thông phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, hay hoạt động đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn).
2. Thành phố Mumbai (Ấn Độ)
Chiến lược hội nhập quốc tế của Mumbai
được triển khai tương đối toàn diện dựa trên các lợi thế so sánh của thành phố,
cụ thể là:
Xúc tiến đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI): Chính quyền thành phố Mumbai đã đẩy mạnh thu
hút FDI thông qua các biện pháp như ưu đãi, giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục
hành chính; thành lập các đặc khu kinh tế (SEZ) và khu công nghiệp nhằm tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy hiệu ứng
lan tỏa của FDI, chuyển giao công nghệ và tạo việc làm.
Trung tâm tài chính
và phát triển thị trường vốn: Thành phố Mumbai có Sở giao dịch chứng
khoán Bombay (BSE) và Sở giao dịch chứng khoán quốc gia (NSE), giúp nâng cấp vị
thế thành phố trở thành thủ đô tài chính của Ấn Độ. Thành phố đã tập trung phát
triển cơ sở hạ tầng tài chính mạnh mẽ, thúc đẩy tính minh bạch và áp dụng các
thông lệ quốc tế tốt nhất để thu hút các tổ chức tài chính và nhà đầu tư nước
ngoài. Thị trường vốn của Mumbai hội nhập sâu rộng với các sàn giao dịch toàn cầu
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của thành phố.
Kết nối thương mại và
cảng:
Bến cảng tự nhiên của Mumbai - cảng Mumbai - đóng một vai trò quan trọng trong
sự phát triển của thành phố Mumbai như một trung tâm thương mại. Thành phố đã đầu
tư vào cơ sở hạ tầng cảng, hiện đại hóa và mở rộng để tăng cường kết nối và đáp
ứng khối lượng hàng hóa lớn hơn. Điều này đã tạo thuận lợi cho thương mại quốc
tế, cho phép Mumbai xử lý một phần đáng kể hàng hóa xuất nhập khẩu của Ấn Độ.
Dịch vụ tài chính và
kinh doanh quốc tế: Mumbai phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh
và dịch vụ tài chính, thu hút các tập đoàn đa quốc gia và thúc đẩy hội nhập quốc
tế. Thành phố là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty toàn cầu, bao gồm các tổ chức
tài chính, công ty công nghệ thông tin và phần mềm cũng như các công ty tư vấn.
Lực lượng lao động lành nghề, chi phí cạnh tranh và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ giúp
Mumbai trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các dịch vụ thuê ngoài.
Du lịch và giải trí: Ngành công
nghiệp điện ảnh sôi động của Mumbai, còn được gọi là Bollywood, đã góp phần
giúp thành phố nâng cao hình ảnh quốc tế và thúc đẩy du lịch. Thành phố đã chủ
động xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị bài bản với định vị là trung tâm
văn hóa và giải trí, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Ngành du lịch
phát triển giúp Mumbai có nguồn lực để tái đầu tư, nâng cấp hạ tầng và chất lượng
dịch vụ du lịch.
Tóm lại, các chiến lược đối ngoại của
Mumbai tập trung vào việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại quốc tế,
phát triển dịch vụ tài chính và định vị mình là một trung tâm văn hóa và kinh
doanh toàn cầu. Những nỗ lực của thành phố trong các lĩnh vực này đã góp phần
vào sự phát triển chung của thành phố, biến thành phố trở thành động lực chính
của nền kinh tế Ấn Độ và là một nhân tố quan trọng trên trường quốc tế.
3. Thành phố Busan (Hàn Quốc)
Tận dụng lợi thế địa lý nằm trên bờ biển
phía Đông Nam Hàn Quốc, thành phố Busan đã tập trung triển khai chiến lược hội
nhập quốc tế dựa trên 3 trụ cột: thương mại, dịch vụ và logistics.
Trung tâm cảng và hậu
cần:
Chiến lược của Busan xoay quanh việc tận dụng vị trí chiến lược ven biển và thiết
lập thành một cảng và trung tâm hậu cần lớn ở Đông Bắc A. Cảng mới Busan là một
trong những cảng biên bận rộn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Busan đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng cảng, tăng cường hiện đại hóa và kết nối
để đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương
mại. Ngành hậu cần tập trung vào cảng của thành phố đã thu hút các công ty vận
chuyển quốc tế, giao nhận vận tải và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần.
Các khu thương mại tự
do:
Busan đã thành lập các khu thương mại tự do (FTZ) để thúc đẩy thương mại quốc tế
và thu hút đầu tư nước ngoài. Khu kinh tế tự do Busan-Jinhae là một ví dụ như vậy,
cung cấp các ưu đãi như lợi ích về thuế, thủ tục hải quan hợp lý và hỗ trợ cơ sở
hạ tầng cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực. Các FTZ ở Busan đã tạo
thuận lợi cho thương mại và cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện cho
các công ty nước ngoài, đặc biệt là những công ty tham gia vào các hoạt động sản
xuất, thương mại và hậu cần.
Tổ chức sự kiện và
triển lãm quốc tế: Busan tích cực tổ chức các sự kiện và triển
lãm quốc tế để tăng cường sự hiện diện toàn cầu và thu hút các cơ hội kinh
doanh và đầu tư. Thành phố đã tổ chức thành công các sự kiện như Liên hoan phim
quốc tế Busan, Triển lãm ô tô quốc tế Busan và Lễ hội pháo hoa quốc tế Busan.
Những sự kiện này thu hút sự chú ý của quốc tế, thúc đẩy du lịch và cung cấp nền
tảng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kết nối và giới thiệu các sản phẩm
và dịch vụ.
Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển (R&D): Busan đã ưu tiên phát triển năng lực nghiên
cứu và phát triển để thúc đẩy đổi mới và thu hút đầu tư nước ngoài vào các
ngành công nghệ cao. Thành phố đã thành lập các viện nghiên cứu, công viên công
nghệ và trung tâm đổi mới tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin, người máy và công nghiệp hàng hải. Các trung tâm R&D
này tạo môi trường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước
và quốc tế, khuyến khích trao đổi kiến thức và chuyển giao công nghệ.
Ngành du lịch và du
thuyền:
Busan đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch và tích cực quảng bá như một điểm đến
du lịch hấp dẫn. Các khu vực ven biển tuyệt đẹp, các địa điểm văn hóa và dịch vụ
ẩm thực của thành phố đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc
tế. Busan tập trung phát triển ngành du lịch biển với Bến du thuyền quốc tế
Busan đóng vai trò là cửa ngõ cho các tàu du lịch ở Đông Bắc Á. Đây là động lực
thúc đẩy tăng doanh thu du lịch và kích thích sự phát triển của các ngành công
nghiệp liên quan như khách sạn, bán lẻ và giao thông vận tải.
Tóm lại, thành phố Busan đã khai thác
hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý, phát triển cơ sở hạ tầng cảng và hậu cần,
thiết lập các khu thương mại tự do, quảng bá các sự kiện quốc tế, thúc đẩy
nghiên cứu và đổi mới cũng như thúc đẩy ngành du lịch. Chiến lược này đã định vị
Busan là một trung tâm kinh tế và thương mại quan trọng ở Đông Bắc Á, thu hút
các doanh nghiệp, đầu tư và nhân tài nước ngoài đồng thời đóng góp vào sự phát
triển chung của thành phố và hội nhập toàn cầu.
4. Bài học kinh nghiệm đối với thành
phố Đà Nẵng
Từ các ví dụ thực tế trên, có thể rút
ra một số bài học, kinh nghiệm tham khảo đối với quá trình hội nhập và hợp tác
quốc tế của thành phố Đà Nẵng như sau:
Thứ nhất, có sự thống nhất từ nhận thức
tới hành động. Việc xây dựng và ban hành các văn bản chiến lược có tính
định hướng, dẫn dắt hành động, là cơ sở để các sở, ban, ngành, doanh nghiệp,
người dân cụ thể hóa thành các biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn triển
khai. Một văn bản chiến lược sẽ giúp tạo ra sự ổn định về chính sách hội nhập
quốc tế trong trung-dài hạn của thành phố, nhưng vẫn linh hoạt, có tính thích ứng
trước sự thay đổi của tình hình. Việc xây dựng Đề án hội nhập và hợp tác quốc tế
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 là bước đi cần thiết để tạo khuôn khổ và nâng
cao hiệu quả hội nhập.
Thứ hai, việc xác định lợi thế cạnh
tranh,
lợi thế đặc thù cũng như chỉ ra được những hạn chế, bất cập của
thành phố Đà Nẵng là nhân tố cốt lõi trong xây dựng mục tiêu, định hướng, lĩnh
vực trọng tâm và hình thức triển khai hội nhập và hợp tác quốc tế.
Thứ ba, có kế hoạch cụ thể, toàn diện
để khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, nhất là các FTA mà
Việt Nam đã tham gia để vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của thành phố, vừa
tạo “thế” trong thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao. Để làm được như vậy, cần
đồng bộ hóa, liên thông hóa giữa các khía cạnh của hội nhập, cả về nhận thức,
đào tạo cán bộ, đổi mới thể chế, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư hạ
tầng ....
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế điều phối
đủ mạnh để tạo bước đột phá trong công tác hội nhập và hợp tác quốc tế trong thời
gian tới.
Cơ chế này cần có khả năng đưa ra các quyết định liên ngành, có hiệu lực cao nhằm
kịp thời tranh thủ cơ hội và khắc phục các thách thức phát sinh; bảo đảm sự
liên thông, đồng bộ giữa chính sách và hành động, nâng cao hiệu quả điều phối
giữa các sở, ban, ngành, giữa cấp thành phố và các cấp liên quan, giữa nhà nước
và doanh nghiệp, người dân.
Phần
III
CÔNG
TÁC HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011-2023
I. BỐI CẢNH CHUNG
GIAI ĐOẠN 2011-2023
1. Tình hình quốc tế
Tình hình thế giới giai đoạn
2011-2023 diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; đặc biệt cạnh tranh nước lớn
gia tăng cả về phạm vi, mức độ, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và mỗi quốc
gia. Nguyên nhân chủ yếu là do sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc làm thay đổi
tương quan lực lượng giữa các nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tình
hình Biển Đông có những giai đoạn căng thẳng, đặc biệt với việc Trung Quốc hạ đặt
trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
Kinh tế thế giới chịu nhiều
tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch Covid-19, xung đột Nga
- Ukraina. Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã tác động sâu
rộng tới mọi khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội và đời sống người
dân của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Như nhiều địa phương khác trong cả
nước, thành phố Đà Nẵng gặp không ít khó khăn trước diễn biến phức tạp của dịch
Covid-19. Đặc biệt, lĩnh vực thế mạnh của thành phố là du lịch, dịch vụ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng khiến nhiều chỉ số tăng trưởng của thành phố giảm mạnh.
Trong giai đoạn này xuất hiện một số
xu hướng kinh tế mới, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam và Đà Nẵng. Trước hết là xu hướng bảo hộ kinh tế gia tăng. Kinh tế thế giới
đang chuyển từ khủng hoảng kinh tế tài chính sang khủng hoảng tăng trưởng. Cùng
với xu hướng suy giảm về tốc độ tăng trưởng GDP, thương mại toàn cầu và sản xuất
công nghiệp mất đà tăng trưởng từ quý II năm 2011. Những thị trường truyền thống
của Đà Nẵng như EU, Hoa Kỳ, Nhật hầu hết đều gặp khó khăn, gia tăng các biện
pháp bảo hộ thị trường nội địa khiến hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố gặp
nhiều khó khăn.
Thứ hai, phát triển bền vững trở thành
xu thế lớn của thế giới và Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững,
thành phố Đà Nẵng đã xây dựng và triển khai chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài có chọn lọc, phát triển các ngành công nghệ cao, các lĩnh vực phù hợp
với lợi thế cạnh tranh của thành phố.
Thứ ba, xu hướng chuyển dịch, tái cấu
trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự chuyển dịch, tái cấu trúc này hướng tới cải
thiện tính bền vững, khả năng chống chịu và thích ứng với bối cảnh mới. Quá
trình này đang thúc đẩy cạnh tranh tham gia chuỗi cung ứng giữa các quốc gia,
nhất là giữa các nước đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ
phát triển, công nghệ và lao động.
Từ góc độ văn hóa, xã hội, giai
đoạn 2011-2023 xuất hiện các xu hướng mới như già hóa dân số, tình trạng di cư,
tiến trình đô thị hóa diễn ra sâu rộng, sự tự do hóa thông tin. Bên cạnh những
thách thức đặt ra trước xu hướng dẫn số già hóa trên toàn cầu, sự phát triển của
công nghệ thông tin vẫn mang lại những lợi thế nhất định cho sự phát triển
chung. Những khác biệt văn hóa, thông tin, trình độ phát triển giữa các quốc
gia dần thu hẹp khoảng cách nhờ sự tự do hóa thông tin. Các lĩnh vực văn hóa
thông tin phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức thông tin như qua kênh truyền
hình, mạng Internet, các trang mạng xã hội giúp cho quá trình hội nhập văn hóa
- xã hội thuận lợi và nhanh chóng, có tính lan tỏa mạnh mẽ hơn. Văn hóa, giải
trí lan truyền nhanh hơn thông qua Internet, vượt ra ngoài phạm vi biên giới một
quốc gia, dễ dàng phủ rộng trên phạm vi toàn cầu.
2. Chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng
và Nhà nước
Trong bối cảnh đó, nhận thức về hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đã có những bước phát triển mới, tạo tiền đề
cho việc xây dựng và triển nhiều chủ trương, chính sách quan trọng. Tiến trình
hội nhập quốc tế của nước ta bước sang giai đoạn mới, chuyển từ “hội nhập kinh
tế quốc tế” sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện”. Đặc
biệt, sự ra đời của Nghị quyết 22 (2013) đánh dấu bước chuyển quan trọng trong
tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội XII của Đảng (năm
2016) tiếp tục đặt ra yêu cầu cao hơn cho hội nhập quốc tế, với phương châm “triển
khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”,
“nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương”.... Đại hội XIII (năm
2021) nhấn mạnh “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện,
sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập,
tự chủ, chủ quyền quốc gia”. Hội nhập quốc tế phải bám sát, gắn chặt và phục
vụ trực tiếp nhiệm vụ phục vụ phát triển với việc “tích cực triển khai các
cam kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch
và chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.
Ở cấp độ địa phương, Chiến lược tổng
thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
xác định rõ nhiệm vụ hội nhập quốc tế của các địa phương, đó là “đẩy mạnh hội
nhập quốc tế song song với quá trình tăng cường liên kết giữa các ngành, vùng,
miền trong nước”. Theo đó, Trung ương cần “tạo cơ chế chính sách để các
địa phương phát huy các thế mạnh tương đối của mình trong tương quan đối với
các địa phương khác ở trong và ngoài nước; kể cả việc thu hút các nguồn lực
trong và ngoài nước. Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa
phương chủ động, tích cực tham gia hội nhập quốc tế để thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thúc đẩy hội nhập xuyên biên giới giữa
các vùng, miền có biên giới với các nước láng giềng”.
Theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ
Chính trị khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới, chính quyền địa phương có nhiệm vụ “chủ động mở
rộng hợp tác với các địa phương trên thế giới” nhằm vượt qua thách thức, tận
dụng cơ hội của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.
Những chủ trương, định hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ nêu trên là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hội nhập và hợp
tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 - 2023, cụ thể:
Thứ nhất, hội nhập quốc tế gắn liền với
quá trình gia nhập các tổ chức quốc tế, tức là chấp nhận các luật lệ và chuẩn mực
quốc tế chung, ở cấp độ địa phương tại Đà Nẵng, đó là việc hoàn thiện khuôn khổ
pháp luật của địa phương phù hợp với sự thay đổi của hệ thống pháp lý quốc gia
nhằm đáp ứng các cam kết và chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, hội nhập quốc tế được coi là
diễn ra trên cả các cấp độ toàn cầu, khu vực, trên bình diện đa phương và trong
chừng mực nào đó cả song phương. Tại Đà Nẵng, tiến trình này thể hiện qua hợp
tác quốc tế của thành phố với các tổ chức quốc tế, với các cơ quan cấp Trung
ương của các quốc gia, cũng như với cơ quan cấp địa phương của các nước.
Thứ ba, hội nhập quốc tế đặt trọng tâm
trong lĩnh vực kinh tế và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác. Tại Đà Nẵng,
trọng tâm này được thể hiện qua hợp tác thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước
ngoài, thu hút du lịch quốc tế, thu hút chuyên gia quốc tế cũng như việc đầu tư
ra bên ngoài của các doanh nghiệp Đà Nẵng và xuất khẩu lao động của thành phố.
3. Công tác chỉ đạo, điều hành
Trong quá trình xây dựng và phát triển,
thành phố Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Trung ương và
sự hỗ trợ kịp thời của các bộ, ngành liên quan, thể hiện qua nhiều văn bản quan
trọng như Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
(2003); Kết luận số 75-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển Đà Nẵng (2013) và đặc
biệt là Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng và phát
triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (2019); Nghị quyết
số 119/2020/QH14 của Quốc hội (khóa XIV) về “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền
đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng”
(2020). Đây là những chỉ đạo, định hướng rất kịp thời, sâu sát của Trung ương,
mang tầm vĩ mô, chiến lược để phát triển Đà Nẵng nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững
hơn. Tại các nghị quyết này, Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu Đà Nẵng trở thành cực
phát triển và trung tâm kinh tế của cả khu vực như “từng bước khẳng định vai
trò là đô thị lớn, đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội của
miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước”; có sự kết nối chặt chẽ với các cực
tăng trưởng, các trung tâm phát triển, các thành phố lớn trong cả nước và khu vực
Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương...”.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Lãnh đạo
thành phố Đà Nẵng xác định hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế cần phát huy
vai trò dẫn dắt, mở đường, tạo động lực đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của thành phố. Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII nhiệm kỳ
2020-2025 đã đề ra chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, tập
trung vào 4 định hướng lớn, gồm: (i) Đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo về chính trị
thế giới, những xu hướng mới về dịch chuyển kinh tế toàn cầu phục vụ việc hoạch
định chính sách phát triển tổng thể của thành phố; (ii) Đổi mới hình thức, quy
mô, cách thức triển khai ngoại giao kinh tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động
xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch; (iii) Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế
cho các cơ quan địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và xây dựng mối liên hệ, hợp
tác với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, doanh nghiệp ở nước
ngoài.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã xây dựng, ban
hành các khuôn khổ, định hướng mang tầm chiến lược để triển khai hội nhập và hợp
tác quốc tế. Đà Nẵng nỗ lực cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Trung ương,
chú trọng gắn kết với chính sách của địa phương, tiêu biểu là các Kế hoạch triển
khai công tác Ngoại giao kinh tế, các Đề án phát triển đầu tư, du lịch, phát
triển nguồn nhân lực, logistics,... Các đề án, kế hoạch này đã đóng góp thiết
thực vào việc định hướng, hỗ trợ các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, người dân
nâng cao nhận thức và tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế.
Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế
của thành phố Đà Nẵng đã được triển khai tương đối bài bản, đồng bộ, toàn diện,
thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược góp phần tích cực vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, hình ảnh của thành phố trong nước và
quốc tế. Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Đà Nẵng thể hiện rõ tính quốc
tế hóa, tinh thần năng động và đổi mới sáng tạo của một trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả hội nhập và hợp tác
quốc tế của Đà Nẵng khá toàn diện, thể hiện rõ nét trên nhiều lĩnh vực như ngoại
giao, an ninh, quốc phòng, đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa giáo dục...
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM
1. Về chính
trị - ngoại giao - an ninh, quốc phòng
Trên cơ sở các văn bản định hướng, chỉ
đạo quan trọng của Trung ương và địa phương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành
phố có những chủ trương và quyết sách kịp thời, hiệu quả định hướng các hoạt động
hội nhập và hợp tác quốc tế đi vào hoạt động nề nếp, bài bản, hiệu lực và hiệu
quả hơn. Ba trụ cột của công tác đối ngoại bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại
giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ góp phần mở rộng hợp
tác quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư, du lịch, thương mại, mở rộng thị trường
xuất khẩu, đóng góp thiết thực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của
thành phố Đà Nẵng.
Về đối ngoại song phương, đến nay,
thành phố Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác chính thức hơn với
48 tỉnh, thành phố của 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 103 thỏa
thuận đã được ký kết. Hoạt động giao lưu, hợp tác, trao đổi đoàn diễn
ra thường xuyên, nhộn nhịp, trong đó hoạt động giao lưu, hợp tác với các nước
láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc được quan tâm đẩy mạnh, góp phần quan
trọng củng cố sự tin cậy chính trị và tăng cường tình cảm hữu nghị.
Đối với Lào, thành phố Đà Nẵng đã
ký các bản ghi nhớ giai đoạn 2008 - 2012 (hỗ trợ các tỉnh bạn 57,234 tỷ đồng),
2013-2017 (ký hỗ trợ 50 tỷ đồng, thực tế hỗ trợ bạn 77,4 tỷ đồng) và 2018 - 2022
(ký hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng, thực tế hỗ trợ 115,924 tỷ đồng) với 05 tỉnh Nam
Trung Lào, các Bản ghi nhớ giai đoạn 2023- 2027 với các tỉnh Savannakhet,
Champasak, Sekong, Salavane và Attapeu cũng đã được ký mới nhằm đẩy mạnh hợp
tác trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, thương
mại, đầu tư....
Đối với Campuchia, Đà Nẵng đã
thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Battambang vào năm 2012; hỗ trợ phía bạn
300.000 USD để xây dựng công trình Hội trường hữu nghị Battambang - Đà Nẵng và
triển khai nhiều chương trình hợp tác ý nghĩa như hỗ trợ học bổng cho sinh viên
Battambang theo học tại Đại học Đà Nẵng; hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả bão,
hỗ trợ thiết bị vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch....
Đối với Trung Quốc, thành phố Đà
Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác chính thức với tỉnh Sơn Đông, tỉnh
Giang Tô, Đặc khu hành chính Ma Cao, thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam).
Thành phố Đà Nẵng cũng là nơi được nhiều
quốc gia lựa chọn đặt Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) và có nhiều hoạt động hợp tác
song phương, đa phương sôi nổi. Tiêu biểu là TLSQ Lào và TLSQ Nga đã hiện diện
tại Đà Nẵng từ rất lâu, TLSQ Trung Quốc thành lập năm 2017; TLSQ Hàn Quốc thành
lập năm 2019; Văn phòng Lãnh sự Nhật Bản thành lập năm 2020 và mới được nâng cấp
thành TLSQ Nhật Bản năm 2022.
Nhiều chương trình, dự án hợp tác được
triển khai kịp thời, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho thành phố trong
các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, phát triển bền vững (thông qua hợp tác với
các địa phương nước ngoài như Yokohama (Nhật Bản), Boras (Thụy Điển), Daegu
(Hàn Quốc) và các tổ chức quốc tế, cơ quan hợp tác quốc tế của các nước như:
WB, ADB, OFID, USAID, JICA, KOICA, Công ty Sakae Corporate Advisory...); khởi
nghiệp và đổi mới sáng tạo (với UNDP, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, Chương
trình Đối tác đổi mới sáng tạo Phần Lan, Tập đoàn Microsoft, Swiss-EP...); thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (đầu tư của Tập đoàn Milcazuki thông qua hợp
tác với thành phố Kisarazu); phát triển nông thôn (với tỉnh Gyeongsangbuk, Quỹ
Toàn cầu hóa nông thôn mới - Hàn Quốc); giao lưu nhân dân (thông qua thành phố
Changwon - Hàn Quốc, Mitsuke - Nhật Bản, và các địa phương của Lào).
Hoạt động đối ngoại đa phương của Đà Nẵng
ngày càng phát triển thông qua các cơ chế hoạt động của các tổ chức quốc tế và
mạng lưới liên kết. Đà Nẵng là thành viên của Mạng lưới khu vực các chính quyền
địa phương về Quản lý định cư con người (CITYNET) từ năm 2005 và đã tham gia
tích cực vào nhiều hoạt động, đóng góp vào sự phát triển của các địa phương
trong nhiều lĩnh vực như phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu...
Bên cạnh đó, thành phố cũng tham gia nhiều mạng lưới quốc tế khác như Asia
Pacific City Summit, ASEAN Smart City Network, World Cities Summit, Mayors For
Peace... Thành phố thường xuyên tham gia các hội nghị/diễn đàn do các tổ chức
này chủ trì, thảo luận cùng các đối tác những phương pháp quản trị địa phương bền
vững thông qua đổi mới sáng tạo về công nghệ, xã hội và chính sách, môi trường...
Ngoài ra, với tư cách là điểm cuối quan trọng của Hành lang Kinh tế Đông Tây
(EWEC), Đà Nẵng đã chủ động đề xuất các sáng kiến phát triển và xây dựng các cơ
chế hợp tác nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác và phát triển trên EWEC. Tháng
11/2021 thành phố Đà Nẵng vinh dự được bầu làm Chủ tịch Mạng lưới các chính quyền
địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ (nhiệm kỳ 2022-2025) với số
phiếu tán thành cao. Đẩy thành tựu nổi bật về hợp tác đa phương của thành phố Đà
Nẵng được ghi nhận trong năm 2021.
Thành phố Đà Nẵng được biết đến là địa
điểm uy tín của các hội nghị, hội thảo quốc tế. Đà Nẵng đã đăng cai thành công
nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, đặc biệt là Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Trong
khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020, thành phố đã phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức
Hội nghị Tham vấn chung, Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN và các Hội nghị liên
quan; phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tại Đà
Nẵng; triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và
Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-New Zealand. Sau khi mở cửa phục hồi kinh tế sau
đại dịch Covid-19, thành phố Đà Nẵng trở thành điểm đến của các sự kiện lớn như
Diễn đàn đường bay Châu Á Route Asia 2022, Lễ hội du lịch Golf 2022, Liên hoan
phim Châu Á Đà Nẵng 2023...
Công tác đối ngoại nhân dân của thành phố
được triển khai đều khắp trên cả bốn mặt trận: ngoại giao chính trị, ngoại giao
kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Với phương
châm “Chủ động, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả”, đến nay Đà Nẵng đã có quan hệ
hợp tác với khoảng 70 tổ chức nhân dân nước ngoài. Trên cơ sở chủ trương của
Thành ủy và UBND thành phố, các hoạt động đối ngoại nhân dân được triển khai và
thường xuyên đổi mới thông qua nhiêu kênh đa dạng, nội dung phong phú, góp phần
thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách của Nhà nước về đối
ngoại nhân dân.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 11 Hội hữu
nghị song phương giữa Việt Nam và các nước và Ủy ban Hòa bình thành phố Đà Nẵng
(là các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng).
Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố đều tổ chức Buổi gặp mặt người nước ngoài
nhân dịp Tết Nguyên đán và trao tặng bằng khen của lãnh đạo thành phố cho các tổ
chức, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của
Đà Nẵng. Đây là hoạt động thường niên được lãnh đạo thành phố và bạn bè quốc tế
đang sinh sống tại Đà Nẵng đánh giá cao.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành
phố và các Hội hữu nghị song phương thuộc Khối ASEAN đã thực hiện tốt công tác
tuyên truyền về xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN dưới nhiều hình thức
như thường xuyên đăng tin, bài trên các trang thông tin điện tử về những nét
văn hóa đặc sắc của các nước thuộc Khối ASEAN, các sự kiện giao lưu văn hóa giữa
các nước trong Khối ASEAN,... nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa người dân thành
phố với cộng đồng ASEAN.
Hợp tác quốc phòng thời gian
qua đã có sự phát triển tích cực, mở rộng hợp tác với nhiều nước lớn như Hoa Kỳ,
Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, đồng thời tăng cường thắt chặt hợp tác cả
về chiều sâu theo hướng ổn định, lâu dài, tôn trọng, bình đẳng cùng có lợi.
Cùng với đó, công tác giữ gìn, bảo vệ an ninh quốc phòng, biển đảo cũng luôn được
thành phố chú trọng. Từ năm 2011 đến nay, tình hình trên các vùng biển thuộc
thành phố Đà Nẵng, đặc biệt khu vực huyện đảo Hoàng Sa có nhiều diễn biến phức
tạp. Thông qua mạng lưới thông tin biển, kết hợp công tác tuần tra, khảo sát
liên tục, bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng đã sớm phát hiện và có ứng xử kịp
thời, phù hợp nhằm ngăn chặn nhiều rủi ro về an ninh, quốc phòng và các quyền lợi
kinh tế của ta. Đặc thù là trung tâm khu vực, có điều kiện tiện ích cảng biển
hoàn chỉnh, thành phố Đà Nẵng thường xuyên là đầu mối đón tiếp các đoàn tàu
quân sự nước ngoài đến thăm và làm việc tại đây. Từ năm 2011 đến nay đã làm thủ
tục nhập, xuất cảnh cho 10.754 tàu/ 728.989 thuyền viên/ 694.258 hành khách
(trong đó có 93 lượt tàu Quân sự nước ngoài đến cảng Đà Nẵng với các chuyến
thăm xã giao, thăm thông thường, khảo sát hải dương học, các hoạt động nhân đạo,
tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ, với 29.226 thủy thủ đoàn). Đặc biệt năm 2018,
2020 đã Tiếp đón 02 nhóm tàu Hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ với 11.531
quân nhân đến Đà Nẵng đánh giá bước quan hệ Việt- Hoa Kỳ ngày càng thân thiện
và công tác đối ngoại, an ninh của Việt Nam nói chung thành phố Đà Nẵng nói
riêng được đảm bảo.
Công an thành phố đã phối hợp tích cực
với các cơ chế hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm quốc
tế, tội phạm xuyên quốc gia như Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Hiệp
hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANPQL), Diễn đàn An ninh khu vực Đông Nam
Á (ART), Diễn đàn Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giữa các nước
Đông Nam Á, Hợp tác với các nước ASEAN tương trợ tư pháp về hình sự... Qua đó
đã tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp, tin cậy giữa lực lượng cảnh sát, công an
giữa các bên, góp phần làm sâu sắc thêm các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc
tế giữa thành phố Đà Nẵng với các đối tác nước ngoài cũng như góp phần thiết thực
cho việc xây dựng và phát triển thành phố.
2. Về đầu tư
và du lịch
Thành phố Đà Nẵng với vai trò là một
trong những đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, từ sớm lãnh đạo thành phố
đã có chủ trương xây dựng hình ảnh thành phố trẻ, năng động, điểm đến của đầu
tư và du lịch. Kể từ năm 2011 đến nay, thành phố đã từng bước phát triển, lớn mạnh,
đặc biệt trong việc thu hút đầu tư và phát triển du lịch.
Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước
ngoài, lũy kế đến tháng 8/2023, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 1013 dự án
FDI với tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD từ 45 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế
giới. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến
chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp phụ
trợ, bất động sản - du lịch, thương mại, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin,
logistics...
Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn
nhất tại Đà Nẵng, tiếp theo là Singapore, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có thể
thấy thực tế rằng Đà Nẵng không phải địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu về thu
hút đầu tư. Khoảng cách giữa giá trị FDI của thành phố kém địa phương đứng thứ
10 trong 10 địa phương có vốn FDI cao nhất cả nước là 6 tỷ USD. Do đó, năng lực
về thu hút đầu tư nhìn từ khía cạnh tiềm năng và thế mạnh nội tại của nền kinh
tế cần được xem xét trong giai đoạn tới. Việc mở rộng các diện tích đất cho các
khu công nghiệp mới, định hướng ưu tiên thu hút các lĩnh vực phù hợp công nghệ,
tài chính, du lịch, giải trí chất lượng cao,... sẽ là cơ sở để tăng năng lực hội
nhập và hợp tác trong thu đầu tư trực tiếp nước ngoài.
về viện trợ phát triển chính thức
(ODA), trong những năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư cơ sở hạ
tầng cho thành phố, tuy nhiên, gần đây có những hạn chế nhất định về tiến độ dự
án, khả năng giải ngân nên dẫn đến cắt vốn, và giảm hiệu quả thu hút vốn ODA
nói chung. Giai đoạn 2021-2025, thành phố được Trung ương bố trí 330 tỷ đồng kế
hoạch cho Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng. Tính đến ngày 31/9/2023,
dự án đã giải ngân được 220,521 tỷ đồng đạt 66,82%. Năm 2022, thành phố được
Trung ương phân bổ vốn vay nước ngoài cho Dự án Cải thiện hạ tầng giao thông là
545,7 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh xuống còn 129 tỷ đồng và đã hoàn thành giải
ngân hết tại thời điểm 31/01/2023. Tính đến tháng 9 năm 2023, lũy kế giải ngân
kế hoạch vốn nguồn vốn nước ngoài đạt 587,205 tỷ đồng/671,55 tỷ đồng, đạt 87%.
Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, theo Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày
03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng không được giao vốn từ
nguồn vốn nước ngoài. Thành phố đã thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá những hạn
chế trong công tác triển khai các dự án ODA và đề ra những giải pháp cấp thiết
và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA và tăng cường thu hút
thêm nhiêu nguồn vốn ODA. Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế đã và đang hỗ trợ tích
cực cho thành phố trong việc thu hút và phân bổ sử dụng nguồn vốn ODA và vốn
vay nước ngoài. Giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Đà Nẵng đã thực hiện ký gia
hạn Biên bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật hướng tới đô thị phát triển bền vững
giữa thành phố Đà Nẵng và Yokohama. Hợp tác này kéo dài 03 năm (từ 2022-2025),
nhằm mục đích thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác về phát triển bền vững giữa
hai thành phố.
Về dự án viện trợ phi chính phủ nước
ngoài (NGO) và tình hình hợp tác với các tổ chức NGO, giai đoạn 2019-2022, do
tình hình chung của công tác phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) có sự thu hẹp về
nguồn lực và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, so với giai đoạn 2016-2018, số
lượng các tổ chức PCPNN thiết lập quan hệ viện trợ với thành phố Đà Nẵng và giá
trị viện trợ cam kết cho thành phố có sự sụt giảm nhẹ so với giai đoạn 3 năm
trước (2016-2018). Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng thu hút số lượng đáng kể các
nguồn tài trợ từ các đối tác nước ngoài khác như chính quyền địa phương nước
ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài và cơ quan phát triển quốc tế tại Việt Nam,
trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài và các cá nhân nước ngoài khác.... Về
địa bàn triển khai, các dự án được duy trì tại các địa bàn khó khăn như huyện
nông thôn Hòa Vang và các vùng thuộc quận ven đô. Riêng lĩnh vực tài trợ có sự
chuyển hướng rõ rệt, ngoài các lĩnh vực ổn định, lâu dài như y tế, giáo dục,
giai đoạn 2019-2022, nguồn lực chủ yếu tập trung vào lĩnh vực môi trường: quản
lý chất thải rắn, quản lý tài nguyên, công nghệ số. Một số dự án tiêu biểu như:
- Xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn bền
vững cho rác thải nhựa tại Việt Nam do tổ chức iDE/ Hoa Kỳ tài trợ với kinh phí
hơn 1.5 triệu USD;
- Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho
người dân thành phố Đà Nẵng do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ
với kinh phí hơn 1 triệu USD;
- Huy động nguồn tài chính cho các hoạt
động bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường bền vững tại thành phố Đà Nẵng
do Liên minh Châu Âu tài trợ với kinh phí hơn 700.000 USD;
- Phòng chống các hình thức lao động
trẻ em trong môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm bóc lột
tình dục trẻ em trong môi trường mạng và vi phạm các điều kiện lao động tối thiểu
tại Đà Nẵng do tổ chức World Vision International tại Việt Nam/Hoa Kỳ tài trợ với
kinh phí hơn 851.859 USD;
- Xây dựng mô hình nông thôn mới tại
thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang do tổ chức Saemul Globalization
Foundation (SGF)/Hàn Quốc tài trợ với kinh phí 625.000 USD.
Du lịch được đánh giá là ngành kinh tế
mũi nhọn và nhiều tiềm năng phát triển của thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn
2016-2019, ngành du lịch có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, dịch vụ
du lịch có chất lượng, được du khách đánh giá cao. Các chỉ tiêu tăng
trưởng đều vượt bậc; tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đến Đà Nẵng
trong giai đoạn 2016-2019 đạt 16,73%; tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng thu
du lịch giai đoạn 2016-2019 đạt 24,6%. Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP
thành phố hằng năm đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn.
Thống kê lượng
khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính:
Lượt khách
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Khách quốc tế đến Đà Nẵng
|
1.198.393
|
2.030.000
|
2.807.700
|
3.190.000
|
Tăng trưởng hàng năm
|
22,97%
|
69,39%
|
38,31%
|
13,62%
|
Tăng trưởng theo giai đoạn
|
38,59%
|
Nguồn: Sở Du
lịch Đà Nẵng
Trong hai năm 2020 và 2021, ngành du lịch
thành phố chịu tác động nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kể từ ngày
15/3/2022, sau khi Chính phủ có chủ trương mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch
trong nước và quốc tế, thành phố đã tích cực triển khai kế hoạch khôi phục hoạt
động du lịch với những hoạt động xúc tiến, quảng bá để giới thiệu thông tin về
du lịch Đà Nẵng, hướng đến thu hút khách quay trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm
soát. Công tác xúc tiến thị trường, khôi phục các đường bay đã và đang được tập
trung triển khai với nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt từ kết quả Diễn đàn xúc
tiến đường bay Châu Á vừa qua đã mở ra cơ hội khôi phục sớm và mở thêm các đường
bay quốc tế mới đến thị trường Úc, Ẩn Độ, Philippines (Cebu)...Việc mở rộng
tiêm chủng vắc xin, nới lỏng các quy định về đi lại, đặc biệt ở châu Âu và Hoa
Kỳ, là những thị trường có nguồn khách quan trọng đã góp phần thúc đẩy phục hồi
du lịch quốc tế.
Kết quả năm 2022, khách do cơ sở lưu
trú phục vụ ước đạt 3,69 triệu lượt khách, tăng 3,1 lần so với năm 2021, tăng
5% so với kế hoạch UBND thành phố giao. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 483
ngàn lượt, tăng 4,6 lần so với năm 2021; khách nội địa ước đạt 3,2 triệu lượt,
tăng 3,0 lần so với năm 2021. Doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt 8.872 ngàn tỷ
đồng, tăng hơn 3,5 lần so với năm 2021và tăng 2,5% so với năm 2019; Doanh thu
lưu trú, ăn uống, lữ hành ước đạt 21,3 ngàn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17% trong
cơ cấu kinh tế thành phố), tăng gần gấp 2 lần năm 2021 và phục hồi tương đương
bằng 100% so với năm 2019 (21,39 ngàn tỷ đồng).
Trong 06 tháng đầu năm 2023, hoạt động
du lịch tiếp tục có sự khôi phục mạnh mẽ, khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt
3.508 nghìn lượt, đạt 89% kế hoạch năm 2023, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm
2022; trong đó, khách quốc tế ước đạt 930 nghìn lượt, đạt 188% kế hoạch, gấp
11,3 lần so với cùng kỳ năm 2022, khách nội địa ước đạt 2.578 nghìn lượt, đạt
75% kế hoạch, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ
hành ước đạt 6.231 tỷ đồng, tăng 99% so với cùng kỳ năm 2022 .
Đến nay 15 đường bay quốc tế thường kỳ
; 08 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay trong 06 tháng
đầu năm 2023 ước đạt hơn 20 ngàn chuyến, với hơn 3,17 triệu lượt khách; trong
đó ước đạt hơn 12.200 chuyến bay nội địa với hơn 1,98 triệu lượt khách; hơn
7.700 chuyến bay quốc tế với hơn 1,18 triệu lượt khách (Đường bay quốc tế gồm
Incheon, Daegu, Cheongju, Busan (Hàn Quốc), Bangkok (Suvarnabhumi và
Donmuang), Chiangmai (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Siêm Riệp
(Campuchia), Đài Bắc và Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc), Hongkong, Macau (Trung
Quốc), Narita (Nhật Bản), Viêng Chăn (Lào); 24 hãng hàng không khai thác các chặng
bay quốc tế thường kỳ đến Đà Nẵng: VNA, VJA, Singapore Airlines, Thai Vietjet,
Air Asia, Thai Air Asia, Cambodia Angkor Air, Jeju Air, Jin Air, Air Seoul, Air
Busan, Tway Air, Korean Air, Asiana Airlines, Bangkok Airway, Starlux Airlines,
Hong Kong express, Batik Air Malaysia, Eva Air, Tigerair Taiwan, China
Airlines, Air Macau, Lao Airlines, Pacific Airlines).
Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng nắm giữ
nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín thế giới thể hiện sự hài lòng của du khách
khi tới đây, tiêu biểu như: Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu Châu Á 2016 (Tổ
chức du lịch thế giới), Top 10 thành phố tổ chức hội họp hàng đầu Châu Á năm
2017 (Tạp chí Smart Travel Asia), Top xu hướng về lựa chọn điểm đến năm 2018
(Trang web đặt phòng Airbnb), đứng thứ 15 trong top 52 điểm đến năm 2019 (Tạp
chí New York Times); đứng đầu trong Top 10 danh sách các điểm đến toàn cầu năm
2020 do Google công bố; Top 25 điểm đến được yêu thích nhất khu vực Châu Á và
top 25 bãi biển đẹp nhất khu vực Châu Á năm 2021 (TripAdvisor), Top 15 điểm đến
được yêu thích nhất Châu Á năm 2022 (TripAdvisor), đứng thứ 3 trong top 10
thành phố du lịch hàng đầu Đông Nam Á (Tạp chí Travel&Leisure); Điểm đến sự
kiện và lễ hội hàng đầu Châu Á 2022 (Tổ chức du lịch thế giới)...
3. Về văn
hóa, giáo dục - đào tạo, y tế
Đà Nẵng là một thành phố mở, là nơi hội
tụ các điều kiện thuận lợi để đón nhận những dòng chảy văn hóa từ các quốc gia
trên thế giới. Sau giai đoạn hòa bình và phát triển, thành phố cũng bước vào thời
kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ về đời sống tinh thần và văn hóa. Người dân,
đặc biệt là thế hệ trẻ của thành phố chủ động, cởi mở tiếp thu các trào lưu văn
hóa quốc tế đang thịnh hành trong sự phát triển chung của xã hội.
Ở chiều ngược lại, Đà Nẵng cũng là mảnh
đất giàu giá trị văn hóa, nghệ thuật có thể sẵn sàng hội nhập với dòng chảy văn
hóa của thế giới và khu vực. Thành phố có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt
(Thành Điện Hải và Danh thắng Ngũ Hành Sơn), 17 di tích cấp quốc gia, 67 di
tích cấp thành phố, 6 di sản phi vật thể quốc gia. Nghề thuật Bài Chòi tại Đà Nẵng
và một số địa phương miền Trung đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại. Nghệ thuật Tuồng, Lễ hội cầu ngư là các đặc trưng văn
hóa truyền thống được lưu truyền và phát triển có sức sống cho đến ngày nay.
Tháng 11/2022, Ma nhai Ngũ Hành Sơn (văn tự khắc trên vách núi) tại danh thắng
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã được chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức
thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thuộc
chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện, thành phố Đà
Nẵng có 03 bảo tàng cấp tỉnh được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, 02 bảo tàng
trực thuộc Quân khu V, 04 bảo tàng ngoài công lập và đầu tư xây dựng mới Nhà
Trưng bày Hoàng Sa; trong đó, Bảo tàng Điêu khắc Champa là Bảo tàng hạng 1 tại
Việt Nam nơi lưu trữ các tác phẩm điêu khắc đại diện cho nền văn hóa Chăm tại
khu vực miền Trung Việt Nam.
Bên cạnh tài nguyên sẵn có về hoạt động
văn hóa thể thao như các di tích lịch sử, văn hóa; các lễ hội, làng nghề truyền
thống hay các sự kiện thể thao thường niên thì thành phố còn biết tự tạo cho
mình nhiều sự kiện văn hóa thể thao đặc sắc, thu hút sự quan tâm không chỉ của
người dân thành phố mà còn người dân cả nước và cả du khách quốc tế như Lễ hội
Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 đã trở thành
thương hiệu riêng của thành phố, Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật, Việt -
Hàn tại Đà Nẵng. Do đó, để các giá trị văn hóa này có thể hội nhập sâu hơn,
công tác quảng bá cần được quan tâm đầu tư không chỉ trong nước mà còn hướng đến
quảng bá tại nước ngoài trong giai đoạn tiếp theo. Hợp tác quốc tế để phát triển
công nghiệp văn hóa cũng là hướng đi tiềm năng cho thành phố Đà Nẵng trong những
năm tiếp theo khi Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động, đời sống tinh thần của
người dân phát triển ở mức cao. Liên kết, học tập kinh nghiệm phát triển các
ngành công nghiệp văn hóa như điện ảnh, âm nhạc, lễ hội và sự kiện quốc tế,...theo
kịp xu thế của thời đại nên trở thành nội dung trong chiến lược hợp tác quốc tế
giữa Đà Nẵng với các địa phương, đối tác từ Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, v/v...trong thời gian tới.
Về giáo dục, với vai trò là trung tâm
giáo dục - đào tạo tại khu vực miền Trung, Đà Nẵng có những năng lực nhất định
trong hội nhập và hợp tác quốc tế với những cơ sở giáo dục tiêu chuẩn quốc tế,
tỷ lệ du học sinh lớn cũng như sự năng động của các cơ sở giáo dục trong việc
liên kết đào tạo. Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giai đoạn 2018-2022 giữa
Đà Nẵng với 05 tỉnh Nam - Trung Lào, chương trình hỗ trợ học bổng của thành phố
Đà Nẵng dành cho cán bộ, học sinh Lào học tập tại các trường đại học của Đà Nẵng
là một điểm sáng. Từ năm 2002 đến nay, Đà Nẵng đã cấp học bổng cho lưu học
sinh Lào từ các tỉnh Champasak, Selcong, Savannakhet, Salavan, Attapeu,
Khammuon, Bolikhamxay, Đại học Quốc gia Lào theo học tiếng Việt, đại học và sau
đại học. Với việc kí kết bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Lào
và Campuchia vào năm 2020, mỗi năm thành phố Đà Nẵng cam kết tuyển sinh và tài
trợ học bổng, sinh hoạt phí cho khoảng 100-120 sinh viên Lào theo học các
ngành, chương trình đào tạo tại Đại học Đà Nẵng, qua đó hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của Lào. Hiện nay, có
279 lưu học sinh thuộc diện nhận học bổng của UBND thành phố đang theo học tại
Đại học Đà Nẵng. Năng lực hội nhập về giáo dục của thành phố Đà Nẵng còn dần được
khẳng định khi liên tiếp ghi danh trường Đại học Duy Tân vào danh sách 1000 trường
đại học tốt nhất thế giới với xếp hạng tăng cao mỗi năm. Mới đây, tổ chức
Quacquarelli Symonds (QS) đã công bố bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024.
Việt Nam có 5 đại diện lọt vào bảng xếp hạng, trong đó trường Đại học Duy Tân
giữ xếp hạng cao nhất trong tổng số 5 đại diện, xếp hạng QS 2024 là 514/1000,
tăng gần 300 bậc so với xếp hạng QS 2023 là 801/1000, hơn nữa, trường Đại học
Duy Tân còn lọt top 100 thế giới theo nhóm ngành, theo đó, ngành Quản trị du lịch
và giải trí của trường xếp 51/100 thế giới.
Đà Nẵng triển khai Chiến lược hội nhập
quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, trong đó tập trung vào 05 nhóm nhiệm vụ ưu tiên gồm:
(i) hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực lao động, xã hội; (ii) Hội nhập quốc tế về
lao động và việc làm; (iii) Hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; (iv) Hội
nhập quốc tế về an sinh xã hội; (v) Hội nhập quốc tế ASEAN về lao động và xã hội.
Về y tế, ngày càng nhiều bệnh viện, cơ
sở khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế được thành lập, do đó công tác hội nhập
ngày càng được mở rộng từ khu vực y tế công sang khu vực y tế tư nhân.
4. Về khoa học
công nghệ, đổi mới sáng tạo, môi trường
Từ năm 1997 đến nay, thành phố đã triển
khai tổng cộng 557 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được triển khai thực
hiện (bao gồm 08 đề tài cấp quốc gia, 17 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền
núi, 383 đề tài cấp thành phố và 157 đề tài cấp cơ sở) thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau, bao gồm lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ,
khoa học y dược, khoa học nông nghiệp, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Hoạt
động nghiên cứu khoa học đã từng bước góp phần quan trọng trong việc xây dựng
các luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao năng lực quản lý, xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời hỗ trợ chuyển giao các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Đà Nẵng có môi trường kinh doanh thuận
lợi cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thành phố đã ban hành được hơn 20 văn bản
về cơ chế chính sách liên quan hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST);
thành phố đã có 01 Trung tâm Hỗ trợ KNĐMST; 02 Trung tâm khởi nghiệp thuộc các
trường đại học; 09 vườn ươm; 04 không gian sáng tạo; 09 không gian làm việc
chung; 04 Quỹ đầu tư khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp ở các trường Đại học,
Cao đẳng cùng cộng đồng doanh nghiệp KNĐMSH Nhìn chung, hệ sinh thái KNĐMST của
thành phố ngày càng phát triển, cơ bản đầy đủ các thành tố với các trụ cột
chính là: cơ quan nhà nước - viện nghiên cứu, trường đại học - tổ chức hỗ trợ -
cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể liên quan cùng tham gia tích cực vào hệ
sinh thái. Ngành khoa học và công nghệ đã hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho 18 dự
án, 05 lượt hỗ trợ cho các cơ sở ươm tạo với kinh phí 4,5 tỷ đồng để hoàn thiện
công nghệ.
Đà Nẵng luôn là một trong những địa phương
dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục
hành chính. Hợp tác quốc tế được duy trì và mở rộng kết nối thêm nhiều đối tác
mới như Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Hiệp hội các thị trưởng
nói tiếng Pháp làm tiền đề hợp tác sâu rộng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sau
đại dịch; Mô hình hợp tác công tư được đẩy mạnh để huy động nguồn lực xã hội phục
vụ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như hợp tác hỗ trợ Tập
đoàn Vicoland hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm, khai thác cơ sở vật chất, nguồn lực
tư nhân phục vụ ươm tạo và không gian làm việc (Cơ sở hạ tầng của Vicoland,
DNES, Vườn ươm Sông Hàn...).
Trong lĩnh vực công nghệ nói riêng, Đà
Nẵng là một trong nhũng thành phố đi đầu cả nước trong về phát triển công nghệ
thông tin - truyền thông (ICT) và được nhiều tổ chức trong nước, quốc tế ghi nhận,
đánh giá cao như: 12 năm liền dẫn đầu bảng xếp hạng Việt Nam ICT, đạt Giải thưởng
Chuyển đổi số Việt Nam, Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam, Giải thưởng
ASOCIO Smart City... Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế
- xã hội hai năm qua nhưng ngành ICT Đà Nẵng năm 2022 vẫn phát triển, tổng
doanh thu vượt ngưỡng 1,5 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 132 triệu
USD, với 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân (cao gấp 3 tỷ lệ trung bình cả
nước).
Về đối tác hợp tác trong lĩnh vực khoa
học - công nghệ, thành phố Đà Nẵng với một số địa phương có thành tựu về khoa học
- công nghệ nổi bật như
Salo (Phần Lan) về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; với thành phố Boras (Thụy Điển)
về công nghệ tái chế và xử lý rác thải, với thành phố Yokohama (Nhật Bản) về
công nghệ tiết kiệm năng lượng, quản lý môi trường...
Về chuyển đổi số, với phương
châm “hạ tầng phải đi trước một bước”, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử,
thành phố thông minh. Toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người
dân thành phố đã tích cực hưởng ứng tham gia chủ trương chuyển đổi số của thành
phố. Nhờ đó, công cuộc chuyển đổi số của Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu
nổi bật như: Đà Nẵng hiện thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn
đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước. Trong hai năm liên tiếp
(2020-2021) Đà Nẵng dẫn đầu chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh DTI (0,6419
điểm) và dẫn đầu cả 3 trụ cột Chính quyền số (0,6868 điểm), Kinh tế số (0,6312
điểm) và Xã hội số (0,6483 điểm)[3]
và 03 năm liên tiếp đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020, 2021, 2022
ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”; năm thứ ba liên tiếp đạt
Giải thưởng Thành phổ thông minh Việt Nam năm 2022... Năm 2022, kinh tế số đóng
góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Thành phố.
Thành phố Đà Nẵng đã đưa vào vận hành
Trung tâm Giám sát điều hành thành phố thông minh và 7 Trung tâm điều hành quận
huyện; triển khai Trung tâm quản lý thiên tai thông minh; Đà Nẵng bắt đầu sử dụng
dữ liệu số trong cung cấp dịch vụ công theo hướng dịch vụ số, sử dụng dữ liệu số
để đơn giản hóa thủ tục hành chính và triển khai Nền tảng công dân số. Thành phố
đã triển khai mở dữ liệu của cơ quan nhà nước và cung cấp dữ liệu dưới dạng dịch
vụ, triển khai trợ lý ảo tự động hướng dẫn thủ tục hành chính, dịch vụ công,
thông tin kinh tế xã hội,...; triển khai Nền tảng di động Da Nang Smart city
cung cấp hơn 30 dịch vụ thông minh và các tiện ích tra cứu, thông tin, thông
báo kịp thời đến người dân, cộng đồng... Thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận Dự án
Trung tâm ENSURE là dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc viện trợ
cho Chính phủ Việt Nam với tổng mức đầu tư 259 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực môi trường, xác định xây
dựng thành phố theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường để tạo ra không
gian đô thị xanh, sạch, đẹp, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, phân loại xử lý rác thải,...
đã được Đà Nẵng triển khai thực hiện từ năm 2008 trong đó có việc phối hợp với
các tổ chức, cơ quan, viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài từ rất sớm.
Thành phố Đà Nẵng tích cực trong công tác kiểm soát lượng rác thải nhựa ô nhiễm
thải ra đại dương. Trên nền tảng Việt Nam là một trong 55 thành viên của ủy hội
Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc (ESCAP), thành phố Đà Nẵng
trở thành một trong bốn thành phố thí điểm của Dự án Khép lại Vòng lặp (Closing
the Loop) do ESCAP thực hiện và được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ với mục đích
tìm ra các giải pháp sáng tạo để đo lường, giám sát và quản lý ô nhiễm nhựa.
Thành phố đã phê duyệt Đề án Xây dựng
Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2021-2030 và đưa ra Kế hoạch hành động
để quản lý rác thải nhựa biển ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, với tầm nhìn hướng
tới năm 2030, được xây dựng dựa trên báo cáo do ESCAP và Viện Chiến lược
Môi trường Toàn cầu phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
xây dựng. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng cũng tích cực huy động hiệu quả sự tham
gia của mọi tổ chức và cộng đồng, tuyên truyền, giáo dục người dân thành phố hướng
tới mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải nhựa, góp phần xây dựng Thành phố Môi
trường. Việc này có ý nghĩa to lớn trong tiến trình xử lý hiệu quả và bền vững
hơn 1000 tấn rác thải nhựa ô nhiễm thải ra đại dương mỗi năm của thành phố Đà Nẵng,
đồng thời nâng cao hình ảnh đẹp của thành phố đáng sống trong lòng bạn bè trong
nước và quốc tế, đóng góp tích cực cho việc thu hút đầu tư và du lịch nói chung
của thành phố.
III. HẠN CHẾ, TỒN TẠI
Bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của thành phố Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế,
tồn tại, thể hiện trên 9 phương diện:
a) Thành phố chưa có một định hướng
mang tầm chiến lược về đối ngoại và hội nhập quốc tế cho thành phố, để từ đó
xác định thị trường chiến lược cho từng quan hệ hợp tác phát triển.
b) Nhận thức về hội nhập quốc tế chưa
đồng đều ở các cấp, các lĩnh vực. Việc thực hiện các cam kết quốc tế sâu, rộng
và cao hơn nếu không được nghiên cứu chuẩn bị kỹ, có lộ trình, bước đi phù hợp,
sẽ tác động đến quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế và giải quyết những vấn đề
nhạy cảm. Việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế cũng đặt ra những thách thức mới,
không chỉ đối với quản lý Nhà nước mà còn có thể ảnh hưởng đến ổn định chính trị
- xã hội.
c) Việc tiếp cận trực tiếp với các đối
tác quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn còn nhiều hạn chế; việc khảo sát thị trường mới
chỉ ở mức độ thăm dò, chưa ổn định; các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch,
đầu tư tại thị trường nước ngoài chưa thực sự hiệu quả (cơ hội kết nối giao
thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Đà Nẵng chưa nhiều, mới
chỉ có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước
ngoài, chưa thu hút được thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu, kết
nối giao dịch...).
d) Thành phố vẫn chưa phát triển được
những mặt hàng xuất khẩu mới, tiềm năng, mang tính thương hiệu của Đà Nẵng;
chưa hình thành trung tâm logistics đủ lớn để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặt khác, thành phố vẫn chưa có các dự án đầu tư mới vào sản xuất - xuất khẩu với
quy mô lớn, tạo sức bật mạnh mẽ, đáng kể cho hoạt động xuất khẩu.
đ) Các doanh nghiệp của thành phố vẫn
chưa thật sự chủ động, tích cực đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, nhất
là tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Việc vận động xã hội hóa các
doanh nghiệp đóng góp cho các chương trình quảng bá thị trường quốc tế còn gặp
khó khăn vì chi phí khá cao, các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ việc tham gia
trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động.
e) Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ
còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức gặp mặt nhà đầu tư tuy có nhiêu thay đổi về nội
dung và hình thức, nhưng việc triển khai xử lý các vướng mắc cho doanh nghiệp chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu do công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành còn chưa
hiệu quả.
g) Quỹ đất dành để thu hút đầu tư
trong và ngoài các khu công nghiệp tại thành phố hiện còn rất hạn chế so với
các địa phương lân cận. Quỹ đất sạch không còn nhiều, đặc biệt là đất trong đô
thị; chưa có quy hoạch chi tiết và công khai danh mục quỹ đất phục vụ các dự án
đầu tư trong một số lĩnh vực cụ thể, dẫn đến bị động trong công tác xúc tiến đầu
tư.
h) Nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế
đối ngoại của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu cả về lượng và chất. Đội ngũ cán bộ có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng; chưa thường xuyên được đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng hội nhập cần thiết có
liên quan.
i) Nhiều văn bản pháp luật quy định
không cụ thể nên cơ quan cấp phép phải xin ý kiến cơ quan Trung ương về từng vấn
đề; sự hướng dẫn của các Bộ, ngành còn chung chung, gây khó khăn trong quá
trình xử lý và kéo dài thời gian chờ đợi của nhà đầu tư.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT
RA ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG
Trên cơ sở đánh giá khách quan các
thành tựu, khó khăn, thách thức và phát huy bài học kinh nghiệm, một số vấn đề
đặt ra đối với hội nhập và hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn giai
đoạn 2023-2030, như sau:
Thứ nhất, hội nhập và hợp tác quốc tế
cần bám sát các mục tiêu phát triển của thành phố Đà Nẵng, qua đó đóng vai trò
hữu hiệu về thu hút nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố.
Cụ thể là phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, phát triển
nhanh và bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm
2030, Đà Nẵng trở thành “một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả
nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”,
cực phát triển và trung tâm kinh tế của cả khu vực miền Trung - Tây
Nguyên và của cả nước. Trong đó, các hoạt động đối ngoại và hội nhập cần phục vụ
thiết thực công tác xúc tiến đầu tư, thu hút du lịch và chuyển giao, ứng dụng
khoa học công nghệ, nhất là các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0,
phát triển kinh tế số, v.v. Hội nhập và hợp tác quốc tế thời gian tới cần phát
huy các “lợi thế mềm” của thành phố Đà Nẵng, đó là tính quốc tế hóa cao và tinh
thần năng động, đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, hội nhập và hợp tác quốc tế cần
phát huy lợi thế đặc thù của Đà Nẵng trên ba cấp độ, gồm cấp độ liên kết vùng tại
khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế. Theo đó, hội
nhập quốc tế của Đà Nẵng cần góp phần củng cố lợi thế của thành phổ thông qua
các lĩnh vực đột phá. Trước hết là các cải cách về thể chế, theo đó các chỉ số
về cạnh tranh, cải cách hành chính, chính phủ điện tử, v.v. của thành phố không
chỉ đáp ứng các tiêu chí ở tầm quốc gia mà còn hướng tới các tiêu chuẩn cao của
quốc tế như của ASEAN, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác Phát
triển kinh tế (OECD). Tiếp theo là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng
các nguồn lực từ bên ngoài cho đào tạo - bồi dưỡng, gắn với nhu cầu của thị trường
và phục vụ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trên địa bàn. Theo đó hướng tới đào
tạo sử dụng công nghệ cao, tranh thủ các thành tựu của CMCN 4.0 (dạy học trực
tuyến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, v.v.) để nhanh chóng tận dụng
tri thức của các tỉnh, thành khác cũng như của khu vực và thế giới. Cuối cùng
là thu hút nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối ở địa
phương, bổ trợ cho nguồn đầu tư công, trong đó chú trọng hạ tầng thông minh, hạ
tầng thông tin, viễn thông, v.v. để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số.
Thứ ba, hội nhập và hợp tác quốc tế thời
gian tới của Đà Nẵng cần làm rõ các nhân tố bên ngoài ở khu vực và thế giới,
cũng như các nhân tố bên trong, nhất là liên quan tới môi trường an ninh - phát
triển của thành phố Đà Nẵng. Về các nhân tố bên ngoài, đó là xu thế phát
triển lớn của thế giới đang tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia và vùng miền địa
lý như xu thế chuyển đổi số, xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng, xu thế thương mại
- đầu tư toàn cầu dưới tác động của cạnh tranh nước lớn, xu thế hình thành các
tiêu chuẩn mới trong thương mại và đầu tư quốc tế (như thuế doanh nghiệp tối
thiểu toàn cầu, thuế các-bon qua biên giới, các quy định về thẩm định chuỗi
cung ứng bền vững (due diligence). Bên cạnh đó là các nhân tố rủi ro về an
ninh, bao gồm tình hình trên Biển Đông và ở khu vực Đông Nam Á lục địa, cũng
như các nguy cơ an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an
ninh lương thực, v.v. Về các nhân tố bên trong, đó là các định hướng phát triển
mới của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng do
sự phát triển của thành phố Đà Nẵng có sự gắn bó chặt chẽ với sự phát triển
chung của đất nước. Chính sự biến động của các nhân tố bên trong và bên ngoài
này càng đặt ra nhu cầu cần thiết phải có các định hướng và giải pháp tổng thể
về hội nhập quốc tế trong dài hạn 5-10 năm. Từ đó phát huy được tốt nhất sự gắn
kết đồng bộ giữa hội nhập cấp thành phố và cấp quốc gia, giữa nội lực của thành
phố Đà Nẵng với sức mạnh của thời đại.
Phần
4
CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM
2030
I. CÁC NHÂN TỐ BÊN
NGOÀI
Các nhân tố bên ngoài tác động đến quá
trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Đà Nẵng là những biến chuyển trong tình
hình quốc tế, sự vận động của các xu thế về chính trị, kinh tế, an ninh, văn
hóa - xã hội và khoa học công nghệ dự kiến đến năm 2030.
1. Về chính
trị - an ninh
Hoà bình, hợp tác, liên kết và phát
triển vẫn là xu thế lớn, mở ra nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn và kịch bản hội nhập
hơn cho các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ cũng như của
thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế, tiếp tục chính sách ủng hộ tự do hoá
thương mại và đầu tư, tăng cường mở rộng thị trường, tiếp cận khoa học - công
nghệ.
Bên cạnh đó, việc xác định tương quan
lực lượng giữa các cường quốc giúp cung cấp thông tin cho việc xác định các đối
tác mà thành phố Đà Nẵng muốn hướng tới giai đoạn 2023-2030. Hiện tại, Hoa Kỳ
vẫn đang dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực. Với bốn lợi thế nền tảng, bao gồm
khoa học - công nghệ, năng lực sáng tạo, xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền,
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì vai trò cường quốc số một thế giới nhờ sức mạnh tổng
hợp vượt trội so với các nước khác. Theo dự báo của IMF, đến năm 2030, Trung
Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính trên tổng GDP,
với GDP đạt 64,2 nghìn tỷ USD. Tiếp đến là Ấn Độ, hiện là nền kinh tế đứng
thứ 8 thế giới. Nhiều dự báo cho rằng, mô hình tăng trưởng dựa vào dịch vụ và
những điều chỉnh theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế tạo có thể biến
Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành "công xưởng" của thế giới trong
những năm tới. ở khu vực, các nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp
tục có vai trò quan trọng, là nhà đầu tư hàng đầu của nhiều quốc gia.
Trong tương lai, sự phân hóa giữa nhóm
các nước đang phát triển sẽ ngày càng rõ nét do sự khác biệt về khả năng tiếp cận,
nắm bắt và sử dụng khoa học công nghệ. Trong 10 năm tới, nền kinh tế tri thức
và sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ là động lực chính cho sự phát triển kinh
tế. Trong bối cảnh đó, một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,
Bra-xin ... sẽ vươn lên tiệm cận trình độ phát triển khoa học-công nghệ của
các nước phát triển nhờ đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
(R&D) và giáo dục đào tạo bậc cao. Trong khi đó, nhiều nước đang phát triển
khác, nhất là phần còn lại của khu vực Nam A (trừ Ấn Độ), châu Phi và Mỹ
La-tinh, do thiếu nguồn lực tài chính sẽ không phát triển được hoặc sẽ không tiếp
cận được các khoa học-công nghệ mới, không có khả năng thu hút nguồn “chất xám”
... nên sẽ ngày càng tụt hậu về khoa học - công nghệ, kéo theo đó là tụt hậu về
phát triển.
Mười nền kinh
tế lớn nhất thế giới
Cạnh tranh chiến lược nước lớn, nhất
là cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là nhân tố quan trọng hàng đầu định
hình quan hệ quốc tế hiện tại và tương lai. Xoay quanh cạnh tranh Mỹ - Trung
đang và sẽ xuất hiện các tập hợp lực lượng đa dạng về hình thức, lĩnh vực,
thành phần ở tầm tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, tạo nên thế
đa cực đan xen nhau.
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục
là khu vực phát triển hàng đầu với sự hiện diện của nhiều nước lớn và các nền
kinh tế năng động, nằm trên tuyến hàng hải, hàng không sôi động bậc nhất thế giới,
nơi hiện diện các liên minh, tổ chức, thể chế đa phương quan trọng. Đây cũng sẽ
là “đấu trường” để Hoa Kỳ và Trung Quốc triển khai các sáng kiến cạnh tranh, tập
hợp lực lượng, gây sức ép và lôi kéo sự tham gia của các nước trong khu vực,
tiêu biểu là Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP)
của Hoa Kỳ và Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, sự nổi lên của các thách
thức an ninh phi truyền thống như khủng bố quốc tế, an ninh hạt nhân, an ninh mạng,
an ninh lương thực, an ninh và tự do hàng hải, an ninh năng lượng, biến đổi khí
hậu, tội phạm xuyên quốc gia... buộc tất cả các nước phải có trách nhiệm hơn
trong việc hợp tác đa phương nhằm xử lý các thách thức chung.
2. Về kinh tế
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có những
tiến triển, nhung gặp nhiều trở ngại, thách thức; tình trạng phân tách, phân mảnh
ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này tác động tới hội nhập quốc
tế của các quốc gia, trong đó có hội nhập của các địa phương, bao gồm thành phố
Đà Nẵng. Liên kết kinh tế khu vực, tiểu vùng và song phương được đẩy mạnh hơn.
Trong khi đó, xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực trên thế
giới. Đa số học giả trên thế giới dự đoán rằng đến năm 2030, thế giới sẽ hình
thành ba vòng tròn kinh tế lớn: vòng tròn kinh tế châu Âu với trung tâm là Liên
minh châu Âu; vòng tròn kinh tế châu Mỹ với Hoa Kỳ là trung tâm; và vòng tròn
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương với vai trò quan trọng của ba nền kinh tế lớn
nhất thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ (lúc này Ấn Độ đã vượt qua Nhật Bản
và tiệm cận sát với quy mô kinh tế của Trung Quốc).
Từ nay đến năm 2030, trong bối cảnh
Châu Âu đang gặp nhiều khó khăn do hệ lụy từ xung đột Nga - Ukraine, kinh tế
Hoa Kỳ phục hồi chậm do hệ lụy từ đại dịch COVID-19, khu vực châu Á - Thái
Bình Dương sẽ tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu trong quá trình khu vực hóa, trở thành
động lực của phục hồi kinh tế thế giới và là trung tâm quyền lực mới của thế giới
trong thế kỷ 21. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ trở
thành động lực chính cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong thời
gian tới. Đây cũng
là những quốc gia đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu phát triển
và vị thế quốc tế. Do đó, hợp tác với các nước đang phát triển có tiềm lực cũng
có thể là một lựa chọn khả thi cho tiến trình hội nhập quốc tế của thành phố Đà
Nẵng.
Từ nay đến năm 2030, xu hướng toàn cầu
hoá, sự phát triển của khoa học- công nghệ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng
lưới sản xuất - chuỗi giá trị toàn cầu sẽ làm gia tăng nhu cầu hợp tác giữa các
quốc gia để ứng phó với các thách thức toàn cầu. Theo đó, hợp tác và liên kết
kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh ở mọi tầng nấc. Đây là một xu hướng đặc biệt
quan trọng, cho thấy các nước vẫn có nhu cầu và ưu tiên thúc đẩy quá trình hội
nhập. Các nước đẩy mạnh triển khai các FTA đã ký kết, trong đó có các FTA thế hệ
mới; thúc đẩy đàm phán các FTA, các khuôn khổ hợp tác kinh tế mới và khai thác
các sáng kiến liên kết kinh tế của các nước lớn như IPEF của Hoa Kỳ và BRI của
Trung Quốc. Bên cạnh đó, nổi lên xu hướng mới là các nước tìm cách nâng cấp các
hiệp định FTA đã ký kết về nội hàm hợp tác cũng như về mức độ cam kết. Có thể
thấy, việc ký kết các hiệp định thương mại khu vực (RTA) nhất là dưới hình thức
các FTA, sẽ tiếp tục là một xu hướng lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế trong
giai đoạn từ nay đến năm 2030, tác động đến lựa chọn chính sách của quốc gia và
các địa phương, trong đó có Đà Nẵng.
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng tiếp tục được
đẩy mạnh theo hướng “Trung Quốc +1” (chuyển dịch chuỗi
sản xuất cung ứng ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa),
nearshoring (rút ngắn, đơn giản hóa chuỗi cung ứng), reshoring (chuyển sản xuất
về trong nước)... nhằm giảm sự phân mảnh của chuỗi cung ứng, dịch chuyển sản xuất
đến gần người tiêu dùng hơn, đa dạng hoá nguồn cung, tối ưu hoá sản xuất và chi
phí, phân tán và giảm thiểu rủi ro. Xu hướng này chủ yếu là do chịu tác động của
các yếu tố như cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung, đại dịch Covid-19, các FTA, dẫn đến
thay đổi phương thức sản xuất trong chuỗi cung ứng. Đây là quá trình đem lại cả
cơ hội và thách thức mà thành phố Đà Nẵng cần nắm bắt để khắc phục khó khăn và
tận dụng cơ hội. Đà Nẵng có thể đưa ra chiến lược phát triển ngành logistics,
đón nhận nguồn đầu tư, sản xuất dịch chuyển sang Việt Nam, chuẩn bị quỹ đất, đào
tạo nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, nâng
cao năng lực cạnh tranh, nhanh chóng chuẩn bị tham gia tích cực vào các khâu có
giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của khu vực và thế
giới.
Phát triển kinh tế theo hướng bền vững,
bao trùm và cân bằng đang là xu hướng chủ đạo thời kỳ “hậu
Covid-19”. Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững
có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu
tư trên thế giới. Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh trở thành mô
hình phát triển được nhiêu quốc gia lựa chọn. Bên cạnh đó, chuyển dịch sang
năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét hơn trong thời kỳ tới.
Đây không chỉ là sự lựa chọn mà đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các
quốc gia tham gia hội nhập quốc tế. Thế giới đang đi theo hướng tái kiến trúc
xây dựng, tiêu dùng và xả thải nhằm giảm phát thải, giảm các- bon, chuyển đổi
sang năng lượng tái tạo. Các cấu phần chính của chiến lược phục hồi là hướng tới
con người, trái đất và thịnh vượng, thông qua việc tăng năng suất và chuyển đổi
số, tạo cơ hội cho tất cả. Ở cấp độ địa phương, việc tái cơ cấu nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Đà Nẵng theo hướng bao trùm, bền vững cũng
không nằm ngoài xu thế trên.
Xu thế phát triển bền vững, chuyển đổi
xanh đang được tiêu chuẩn hoá và pháp lý hoá thành các quy định mới trong hợp
tác kinh tế quốc tế. Các cơ chế định giá, giao dịch các-bon qua
biên giới là xu thế không thể tránh khỏi nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chung trong
thương mại và đầu tư kinh doanh quốc tế. EU là nhà tiên phong trong xây dựng Cơ
chế điều chỉnh các-bon qua biên giới (CBAM). Thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu
ngày càng gắn với các tiêu chí về phát triển bền vững, đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường, chống phá rừng, lao động, nhân quyền và chống tham nhũng. Xu hướng
rà soát tính bền
vững của các chuỗi cung ứng về lao động, nhân quyền và môi trường ngày càng phổ
biến và trở thành tiêu chuẩn chung ở các nước phát triển theo tiêu chí về kinh
doanh có trách nhiệm của OECD. Trước đây, các tiêu chí này chủ yếu được thể hiện
từ góc độ khuyến khích các doanh nghiệp thực các trách nhiệm xã hội, nhưng hiện
nay đã cho thấy sự thay đổi căn bản là được “pháp lý hoá” thành các nghĩa vụ bắt
buộc phải thực thi và có chế tài xử phạt.
Tóm lại, các xu hướng phát triển kinh
tế thế giới tạo ra cơ hội to lớn, bổ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế hướng
tới bền vững, xanh hơn của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thành phố có thể tận
dụng xu hướng đầu tư, tài trợ của nước ngoài tập trung vào phát triển các lĩnh
vực có thể mạnh như dịch vụ, du lịch, kinh tế biển, đổi mới sáng tạo, kết hợp với
mạng lưới phát triển hệ thống thành phố thông minh trong nước và khu vực. Thành
phố cũng có thể tận dụng được những phát triển mới nhất về kinh tế số hiện đang
tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong kinh tế toàn
cầu; thay lao động chân tay bằng lao động tự động hóa; thay vốn bằng tri thức
và dữ liệu; thay đổi mối quan hệ toàn diện của chính quyền với người dân và giữa
các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong
chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng
cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội. Đây là những cơ hội phát triển bứt phá
chưa từng có cho thành phố.
3. Về văn hóa
- xã hội
Cách mạng khoa học công nghệ phát triển
mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, sẽ giúp cho
thành phố Đà Nẵng thúc đẩy giao lưu, hội nhập và phát triển văn hóa. Các xu hướng
văn hóa mới, sự giao thoa văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, là cơ hội để
thành phố tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa của thành phố
ra bên ngoài.
Các xu hướng xã hội mới như già hoá
dân số, di cư, đô thị hoá là hạt nhân cho những bước chuyển lớn hơn. Điều này sẽ
trực tiếp tác động đến sức mạnh tổng hợp, đến tư duy nhận thức và đến quyết định
đường hướng của mỗi quốc gia. Tất cả những nhân tố này do đó sẽ làm thay đổi bối
cảnh hội nhập trên thế giới. Từ nay đến 2030, các nhân tố xã hội sẽ có những
thay đổi đáng kể sau: (i) dân số thế giới tiếp tục tăng và cơ cấu
dân số thay đổi theo hướng già hóa dân số; (ii) quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh,
tỷ lệ nghèo giảm và tầng lớp trung lưu tăng; (iii) số lượng và tốc độ di cư cả
trong và ngoài nước sẽ ngày càng cao do tác động của nhiều nhân tố; (iv) các vấn
đề khoa học, giáo dục, công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng,
đa dạng và được đầu tư quan tâm.
Chính sự tự do hóa thông tin như hiện
nay đã góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách địa lý, thu hẹp những
khác biệt văn hóa, thông tin, trình độ phát triển giữa các nước. Các lĩnh vực văn
hóa thông tin phát triển mạnh với nhiều hình thức thông tin như qua kênh truyền
hình, mạng Internet, các trang mạng xã hội giúp cho quá trình hội nhập văn hóa
- xã hội thuận lợi và nhanh chóng và có tính lan toả mạnh mẽ hơn. Văn hóa, giải
trí được lan truyền nhanh hơn thông qua Internet và không chỉ bó hẹp trong biên
giới một quốc gia mà phủ rộng trên phạm vi toàn cầu. Tiến trình hội nhập quốc tế
về văn hóa - xã hội của thành phố Đà Nẵng cũng chịu tác động bởi các xu hướng
trên.
4. Về khoa học
- công nghệ
Khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đẩy nhanh
quá trình đổi mới về cơ bản đời sống xã hội con người về mọi mặt từ chính trị,
kinh tế đến văn hóa, xã hội. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở
thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ
số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản
lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
Đổi mới sáng tạo và CMCN 4.0 thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số, phân công lao động
quốc tế và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đối với Đà Nẵng, CMCN 4.0 đang mở ra
nhiều cơ hội nhờ tiềm năng to lớn của chuyển đổi số và sự cải thiện đáng kể của
hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và thể chế thời gian qua. Nhiều
lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ cuộc cách mạng này nếu có chiến lược phát triển
đúng hướng, như thương mại điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính -
ngân hàng, giáo dục, y tế, chính phủ điện tử... Đây có thể đóng vai trò là nhân
tố tạo đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian tới.
II. CÁC NHÂN TỐ BÊN
TRONG
1. Vị trí địa
lý chiến lược của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng ở trung độ của đất
nước, cách Hà Nội 759km và thành phố Hồ Chí Minh 960km, nằm trên trục giao
thông Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển và đường hàng
không. Với diện tích tự nhiên 1.284,88 km2 và đường bờ biển dài khoảng
92 km, Đà Nẵng được định vị là thành phố động lực của Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định),
đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu
vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng là cửa ngõ phía đông của tuyến
Hành lang kinh tế Đông Tây[4],
là điều kiện lý tưởng để các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu,
thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất
khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch. Với du khách trong nước và quốc tế, Đà Nẵng
là cửa vào của các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đà Nẵng nằm ở trung
tâm của “Con đường di sản thế giới” dài 1500km, trải dọc bờ biển miền Trung từ
thành phố Vinh đến Đà Lạt. Từ Đà Nẵng, theo Quốc lộ 1A, du khách có thể tiếp cận
một cách nhanh chóng và thuận lợi bốn trong số năm di sản thế giới ở Việt Nam:
Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, Hội An và Mỹ Sơn. Có thể nói lợi thế về vị trí
địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch phong phú, đa dạng là nền tảng,
điều kiện thuận lợi tạo đà cho thành phố Đà Nẵng phát triển trong hiện tại và
tương lai.
Với vị trí địa lý chiến lược, ngay từ
sớm Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng của Trung ương thể hiện
qua Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ công
nhận Đà Nẵng đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách các đô thị loại I, Nghị quyết số
33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển
thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị
quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số
119/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 19/6/2020 về thí điểm tổ chức
mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
thành phố Đà Nẵng và nhiều văn bản quan trọng khác. Đặc biệt, Nghị quyết
43-NQ/TW định hướng đến năm 2030, phấn đấu “xây dựng thành phố Đà Nẵng trở
thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á
với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại,
tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp
hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y
tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; trung tâm tổ
chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc
tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và
thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh,
chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc
nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất
lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và
chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc”; đến năm 2045, phấn
đấu đưa “thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là
trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biến đáng sống đạt đẳng cấp
khu vực châu Á”.
Đây là những tiền đề quan trọng giúp Đà
Nẵng có được một vị trí pháp lý cần thiết và xứng tầm để phát triển trong xu hướng
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, từ đó tạo nên nhiều thay đổi mang tính đột
phá trong thời gian tới.
2. Tư duy, định
hướng về hội nhập và hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng
Tư duy và kiến thức về hội nhập quốc tế
là nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hình chiến lược hội
nhập của thành phố Đà Nẵng. Tư duy và kiến thức hội nhập bao gồm tư duy về tầm
quan trọng chiến lược, nội hàm hội nhập, cách thức phát huy hội nhập, mối quan
hệ hội nhập trong các lĩnh vực khác nhau, môi quan hệ giữa hội nhập quốc tế và
giữ vững lợi ích quốc gia, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia, hệ thống công cụ,
quyền lực để chi phối, kiểm soát quá trình hội nhập.
Đà Nẵng có kiến thức khá đầy đủ và
toàn diện về tầm quan trọng và nội hàm của hội nhập. Theo đó, tác động và xu hướng
của quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế không chỉ dừng lại ở cấp độ quốc gia,
mà còn cả ở cấp địa phương. Đà Nẵng đã xác định tầm quan trọng
của công tác đối ngoại của thành
phố với vai trò là một địa phương mở đường và thúc đẩy tiến trình hội nhập và hợp
tác quốc tế của đất nước. Trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, nền tảng quan
trọng hàng đầu của hoạch định chiến lược, Đà Nẵng đặc biệt quan tâm đến tính
liên thông, liên ngành trong quá trình tham mưu, hoạch định và triển khai chiến
lược đối ngoại, xác định lợi ích bộ phận phải phục vụ lợi ích chung, “hội nhập
ngành” nằm trong mạch “hội nhập tổng thể”, trong đó đối ngoại (bao gồm đối ngoại
của các ngành, lĩnh vực) đóng vai trò tiên phong.
Về nội hàm, Đà Nẵng nhận thức toàn diện
về hội nhập trên 4 hình thái: hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập chính trị - quốc
phòng - an ninh, hội nhập văn hóa - xã hội, hội nhập khoa học - công nghệ. Tuy
nhiên không tập trung dàn trải mà chú trọng hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế,
vì đây là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất của hội nhập quốc tế, được xem là
tiền đề cơ bản để tiến đến hội nhập sâu rộng hơn trong các hình thái hội nhập
khác, ngoài ra Đà Nẵng đang thúc đẩy hội nhập văn hóa - xã hội. Đà Nẵng đẩy mạnh
hợp tác và giao lưu với các quốc gia khác, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn
hóa, du lịch vì có thể tận dụng thế mạnh của thành phố về vị trí địa lý, thiên
nhiên, con người.
Đà Nẵng nhận thức việc nghiên cứu tư
duy chiến lược là điểm kết nối quan trọng và xuyên suốt giữa quá trình hoạch định
và triển khai chính sách hội nhập quốc tế của thành phố. Xác định việc xây dựng
một tư duy chiến lược ở cấp địa phương trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc
tế có ý nghĩa quan trọng với cả Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đà Nẵng
đã chủ động xác định rõ các nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cụ thể, thành phố
tăng cường công tác đối ngoại đa phương, tập trung triển khai hiệu quả Chương
trình hành động của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày
8/8/2018 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa
phương đến năm 2030.
Đà Nẵng có tầm nhìn và quyết tâm, khát
vọng phát triển mạnh mẽ, đã đưa ra nhiều kế hoạch, chương trình hành động và
xây dựng đề án (kế hoạch hợp tác châu Âu 2022-2025, kế hoạch hội nhập quốc tế,
Đề án Ngoại giao kinh tế 2021- 2025,...) để tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả
các chương trình hợp tác song phương, đa phương, đặc biệt, triển khai hiệu quả
các thỏa thuận quốc tế giữa thành phố với các địa phương, tổ chức nước ngoài
trên các lĩnh vực xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, khởi nghiệp, đổi mới
sáng tạo, trao đổi kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng và trao đổi nhân lực...,
Những tư duy và kiến thức hội nhập cho
đến nay của thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển, đem lại thành công về
hội nhập cho đến nay của thành phố. Với tư duy mở, thành phố Đà Nẵng là một
trong những địa phương thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng
trong giai đoạn 2011-2020, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào quá trình hội
nhập quốc tế của đất nước. Công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần tích cực vào
kết quả thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, các nguồn viện trợ nước ngoài,
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thành phố Công tác ngoại giao văn hóa phát
triển, giúp Đà Nẵng thành địa điểm tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn như Tuần lễ
cấp cao APEC 2017, Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu lần thứ 6, Hội nghị
quan chức cấp cao ASEAN, cùng nhiều sự kiện văn hóa -
thể thao mang tầm quốc tế. Đà Nẵng cũng được bầu làm Chủ tịch Mạng lưới các
chính quyền địa phương về phát triển bền vững vùng bờ,
nhiệm kỳ 2022 - 2025.
Tuy nhiên, trước bối cảnh “thế giới
đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó
dự báo”, đất nước đang bước sang thời kỳ hội nhập sâu rộng, nhiều thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn, thì thành phố Đà Nẵng sẽ cần có những phát triển
tư duy đột phá, táo bạo hơn nữa, tạo ra mũi nhọn phát triển cơ sở hạ tầng ven
biển, nông nghiệp chất lượng cao, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực... Trong đó, một hạn chế của Đà Nẵng là lối tư
duy cục bộ, không liên kết khiến quy hoạch vùng có nhiều điểm bất cập, không
phát huy được hết tiềm năng thế mạnh của thành phố. Bên cạnh đó, sự chần chừ,
cân nhắc quá kỹ trong quá trình hoạch định, ban hành, thực thi chính sách của cả
cán bộ, doanh nghiệp, người dân khiến Đà Nẵng không theo kịp sự thay đổi nhanh
chóng của thời đại, vị thế và vai trò của Đà Nẵng có dấu hiệu đi xuống, không
còn là đầu tàu của miền Trung.
Hội nhập quốc tế cho đến nay được nhìn
nhận là một trong những chiến lược mũi nhọn của thành phố để vừa xây dựng vừa bảo
vệ Tổ quốc, giữ vững vấn đề an ninh, vừa đảm bảo vấn đề phát triển, vừa giúp
nâng cao vị thế của thành phố. Với ý nghĩa đó, hội nhập quốc tế cần được thành
phố huy động toàn bộ hệ thống chính trị cũng như sự ủng hộ của người dân để thực
hiện. Thành phố Đà Nẵng cân có tư duy phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại
lực, lấy hội nhập
kinh tế làm trọng tâm, tuân thủ và tận dụng các cam kết cho phát triển, đồng thời
đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc. Từ đó, thành phố Đà Nẵng có thể linh hoạt
trong việc vừa tận dụng nguồn lực bên ngoài để phát triển, mà vẫn phát huy được
những lợi thế tiềm năng của mình, thông qua các biện pháp công cụ, quyền lực
trong quá trình hội nhập.
Đồng thời, để thực hiện mục tiêu trên,
tư duy hội nhập cấp thành phố cần có tầm nhìn tổng quan, tổng
thể, toàn quốc, mà hội nhập của thành phố sẽ là một phần quan trọng trong chiến
lược hội nhập quốc gia, theo kịp với những diễn biến, xu thế trên thế giới, và
nắm bắt kịp thời những ưu tiên chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập. Tư
duy hội nhập của Đà Nẵng vì thế cân bằng giữa lợi ích dài hạn và ngắn hạn, như
thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nhưng vẫn quan tâm tới các vấn đề về
môi trường, bền vững, sáng tạo. Việc bỏ qua các nhân tố phát triển bền vững có
thể ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hội nhập của thành phố, giảm sự năng động
và sáng tạo. Bên cạnh tư duy hội nhập dài hạn, tư duy hội nhập có tính cân đối,
hài hoà giữa các ngành nghề phát triển, các đối tượng hưởng lợi để không ai bỏ
lại phía sau. Trong thời gian tới, tư duy hội nhập có xu hướng vừa thích nghi với
những yếu tố bền vững, vừa đổi mới sáng tạo, vừa bao trùm.
Ngoài ra, kiến thức về hội nhập ngày
cũng ngày càng có vai trò quan trọng hơn. Đó là do các kiến thức hội nhập
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ngày càng phức tạp, chuyên môn,
đòi hỏi kiến thức sâu rộng, nền tảng, cơ bản. Chưa kể, các rủi ro về mặt pháp
lý như khả năng bị kiện chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ ngày càng gia
tăng trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc gia tăng. Điều này đòi
hỏi kiến thức hội nhập ngày càng bao quát và có định hướng rõ ràng, bài bản, hệ
thống trong toàn bộ máy hệ thống chính trị, đảm bảo sự hỗ trợ thông suốt cho
quá trình hội nhập.
Như vậy, tư duy và kiến thức hội nhập
ngày càng trở nên quan trọng cấp thiết, là nhân tố tác động trực
tiếp đến quá trình xây dựng, phát triển đường lối, định hướng, chiến lược hội
nhập của thành phố trong thời gian tới, phù hợp với xu thế quốc tế và mục tiêu
phát triển của thành phố.
3. Thể chế ở
cấp độ quốc gia và địa phương
Một nhân tố quan trọng khác tác động đến
việc triển khai hội nhập quốc tế của thành phố Đà Nẵng là hệ thống thể chế và cải
cách hành chính. Cải cách thể chế, hành chính là tiền đề phát triển đồng bộ
trên nhiều lĩnh vực, giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy địa
phương sao cho khớp nối hoàn thiện với bộ máy cấp Trung ương. Việc hoàn thiện
thể chế và cải cách hành chính sẽ giúp cho quá trình hội nhập được triển khai đồng
bộ, nhịp nhàng, đảm bảo sự hỗ trợ thông suốt, tạo môi trường cho doanh nghiệp
phát triển. Hệ thống thể chế và hành chính giúp nâng cao vị thế, năng lực cạnh
tranh của địa phương, giúp tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, nhất là trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc hoàn thiện thể chế và cải cách hành
chính vì vậy gắn chặt với các mục tiêu định hướng hội nhập quốc gia và thành phố
như xây dựng mô hình chính phủ điện tử, cải tiến về thủ tục,
hiện đại hoá nên hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin,
đáp ứng yêu cầu quản lý và phục vụ tốt cho doanh nghiệp.
Nhiều văn bản quan trọng của Trung
ương như Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số
119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô
thị tại thành phố Đà Nẵng, Nghị định số 34/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền
đô thị tại thành phố Đà Nẵng... đóng vai trò “kim chỉ nam”, giúp Đà Nẵng xác định
mục tiêu và định hướng phát triển trong trung và dài hạn. Việc triển khai, cụ
thể hóa chỉ đạo của Trung ương giúp Đà Nẵng khắc phục hạn chế trong công tác chỉ
đạo, điều hành; thúc đẩy Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững; nâng cao năng lực
cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước
ngoài, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo động lực dẫn dắt phát triển kinh tế xã hội
của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng được đánh giá là thành phố chủ
động, linh hoạt và là một trong những thành phố thuộc nhóm đi đầu trong hội
nhập nhờ kết hợp hoàn thiện thể chế với cải cách hành chính. Trong thời gian
qua, Đà Nẵng luôn là địa phương đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính và hỗ
trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân. Nỗ lực này của Đà Nẵng được phản
ánh qua các chỉ số như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải
cách hành chính (PAR Index), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông (Vietnam ICT Index). Cụ thể về Chỉ số cải
cách hành chính (PAR Index) được triển khai từ năm 2012, sau 5 năm liên tục dẫn
đầu về kết quả đánh giá (2012-2016), đến giai đoạn 2017- 2020, Đà Nẵng lần lượt
thứ 4 và thứ 6. Năm 2021, thành phố đã trở lại trong top 5 địa phương dẫn đầu,
vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng PAR INDEX 2021 (thuộc nhóm A).
Trong thời gian tới, Đà Nẵng định hướng
phát triển thành phố bền vững, trong đó có việc phát triển Chính quyền điện tử.
Tháng 4/2022, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1095/QĐ-UBND về Kế
hoạch phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2022- 2025. Các nhiệm vụ trọng tâm theo Quyết định bao gồm
hoàn thiện cơ chế, chính sách; phát triển hạ tầng kỹ thuật số; phát triển dữ liệu
số; phát triển nền tảng số và các ứng dụng, dịch vụ bổ sung chung; phát triển
các ứng dụng, dịch vụ số chuyên ngành; bảo đảm an toàn thông tin; phát triển
nguồn nhân lực. Đây là nền tảng cơ bản giúp Đà Nẵng tăng cường năng lực cạnh
tranh, tối ưu hóa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
4. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò chủ chốt
trong hội nhập và hợp tác quốc tế của Đà Nẵng. Chất lượng của cơ sở hạ tầng là
nền tảng để thành phố tận dụng được tiềm năng của hội nhập và hợp tác quốc tế,
đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình này.
Về đường hàng không, trong điều
kiện bình thường, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng hoạt động với gần 500 chuyến
bay quốc tế mỗi tuần được khai thác với 25 hãng hàng không, kết nối với 35
thành phố của 09 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lượng khách quốc tế qua Cảng Hàng
không quốc tế Đà Nẵng gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Dự kiến đến
năm 2030, sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ được mở rộng với công suất đạt khoảng 30
triệu lượt khách/năm.
Năng lực và chất lượng của Sân bay quốc
tế Đà Nẵng được nhiều tổ chức xếp hạng quốc tế đánh giá cao. Năm 2016, The
Guide to Sleeping in Airports xếp Sân bay quốc tế Đà Nẵng vào vị trí 29 trong bảng
xếp hạng 30 sân bay tốt nhất châu Á. Theo kết quả xếp hạng của Skytrax (hãng
tư vấn đóng trụ sở ở Vương quốc Anh), Sân bay quốc tế Đà Nẵng lần đầu tiên lọt
top 10 sân bay được cải tiến nhất thế giới năm 2020.
Về đường biển, cảng Đà Nẵng
được xác định là một trong những trọng điểm của tuyến hành lang kinh tế Đông
Tây và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của cả vùng
nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan,
Myanma và miền Trung Việt Nam. Cùng với xu thế tự do hóa đầu tư và thương mại
khu vực ASEAN, vị trí của thành phố cảng sẽ là một lợi thế quan trọng tạo điều
kiện thuận lợi cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, tạo lực để
thành phố trở thành trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Kể từ khi
cảng Đà Nẵng thay đổi mô hình hoạt động và chuyển hướng kinh doanh sang đẩy mạnh
khai thác hàng hóa container, kinh tế hàng hải của Đà Nẵng, mà trọng tâm là dịch
vụ khai thác cảng biển, đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Chương trình
hành động về phát triển bền vững kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế
biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế trên cơ sở phát triển mạnh các ngành
kinh tế biển, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Theo đó, Đà Nẵng đặt
mục tiêu phát triển hài hoà các ngành kinh tế biển, từ du lịch và dịch vụ biển,
đến phát triển kinh tế hàng hải.
Về đường bộ, trên nền tảng xác định
đầu tư phát triển giao thông đi trước một bước trong phát triển đô thị, từ năm
2008 đến nay, Đà Nẵng đã kết nối các trục giao thông đối ngoại với Quốc lộ 1A,
đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; cao tốc La Sơn - Túy Loan; Quốc lộ 14B và
14G kết nối với khu vực Tây Nguyên và Quảng Nam; đồng thời đề xuất chủ trương
xây dựng Hành lang Kinh tế Đông Tây 2 đi từ Đà Nẵng - cửa khẩu Đak-ốc (tỉnh Quảng
Nam) - huyện Đăc Chưng (tỉnh Sekong) - thị xã Palcse (Lào).
Có thể nói, hệ thống cơ sở hạ tầng
phát triển của Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ về đường biển, đường bộ và đường
hàng không. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, đầu
tư, du lịch; đặc biệt khi các loại hình giao thông vận tải này được phát triển
theo hướng tăng cường liên kết với nhau. Trong tương lai, Đà Nẵng chú trọng
khai thác hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng biển Tiên Sa, xây dựng
Cảng biển Liên Chiểu và các hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, tạo sự năng
động về kinh tế gắn với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong
những trung tâm kinh tế biển manh có tầm quốc gia, quốc tế.
Bên cạnh hạ tầng “cứng”, Đà Nẵng chú
trọng phát triển hạ tầng “mềm”, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo với việc ban hành nhiều cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch[5] tạo căn cứ pháp
lý và cơ sở để đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cộng đồng
doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không ngừng gia tăng về số lượng và
chất lượng, trong đó đã có một số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có
nền tảng công nghệ cao, bắt kịp xu hướng phát triển nhất là trong các lĩnh vực
về công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo... đã thu hút được vốn đầu tư
từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế (Đà Nẵng đã hai lần được nhận giải thưởng
“Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”). Đây là nền tảng quan trọng để
hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị, đó là phấn đấu đến
năm 2030 Đà Nẵng trở thành “một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của
cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”.
5. Nguồn nhân lực
Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý, nguồn nhân lực để hội nhập là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định hội nhập và hợp tác quốc tế một cách hiệu quả. Trước bối cảnh
phức tạp của hội nhập, hợp tác quốc tế (môi trường, không gian hội nhập, nội
dung phong phú,...), cán bộ lãnh đạo, quản lý, và nguồn nhân lực lại càng trở
thành đầu mối, nhân tố cốt lõi để đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập trong ngắn
và dài hạn. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, nguồn nhân lực phù hợp trong bối cảnh mới
cần đảm bảo đủ trình độ, phẩm chất, năng lực nhất định, thậm chí cần có những
năng lực vượt trội như trình độ học vấn, chuyên môn, trình độ lý luận chính trị,
vốn văn hóa, trải nghiệm. Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc hội nhập, cần tăng
cường khả năng dự báo, đề ra kế hoạch trung dài hạn sao cho phù hợp với thực tế,
điều hành đồng bộ, đưa ra giải pháp mạnh để phát triển kinh tế.
Đà Nẵng sở hữu cơ cấu dân số trẻ với hệ
thống giáo dục và đào tạo hoàn chỉnh. Cụ thể, thành phố có hệ thống giáo dục -
đào tạo đại học, cao đẳng cũng như đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn, không chỉ đáp ứng
cung cấp nguồn nhân lực cho Đà Nẵng mà cho cả khu vực miền Trung. Đà Nẵng có 12
trường Đại học, 22 trường Cao đẳng, 64 trường dạy nghề cung cấp cho thị trường
lao động khoảng 64.821 sinh viên/năm, trong đó 29,6% có trình độ đại học, cao đẳng,
48,81% là công nhân kỹ thuật, 2,3% có trình độ trung học chuyên nghiệp. Các yếu
tố này góp phần tạo nên nguồn nhân lực được đào tạo tốt và có cam kết cao. Nhìn
chung, so với nhiều đô thị khác ở miền Trung, Đà Nẵng là nơi đang có nguồn nhân
lực dồi dào, tay nghề khá vững vàng và giá cả còn ở mức thấp so với các thành
phố khác như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng...
Nhận thức nguồn nhân lực là một trong
những nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình phát triển kinh tế
- xã hội và hội nhập quốc tế, Đà Nẵng đã tích cực, chủ động xây dựng, triển
khai nhiều chính sách quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiêu
biểu là Nghị quyết số 107/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân
thành phố ban hành Quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
khu vực công thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng...
Đặc biệt, Đề án “phát triển nguồn nhân
lực cho khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tập trung vào: (i) lĩnh vực Du lịch và dịch vụ
chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, (ii) lĩnh vực cảng biển, hàng
không gắn với dịch vụ logistic, (iii) lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao gắn với
xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp, (iv) lĩnh vực công nghiệp công nghệ
thông tin, điện tử viễn thông gắn với nền kinh tế số, (v) lĩnh vực nông nghiệp
công nghệ cao và ngư nghiệp, (vi) lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Có thể nói, các quyết sách trên đã bổ
sung kịp thời nhân lực cho khu vực công của thành phố và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; giúp đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực chất
lượng cao để phát triển một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn trong bối cảnh hội nhập
quốc tế sâu rộng và góp phần cải thiện môi trường làm việc, xây dựng hình ảnh,
thương hiệu của thành phố cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, các quyết sách đã tạo chuyển biến tích cực trong ý thức, vai trò và
trách nhiệm của bộ máy chính quyền về việc trọng dụng người tài.
Bảng phân
tích SWOT về hội nhập và hợp tác quốc tế của Đà Nẵng
Strengths - Thế mạnh
- Vị trí địa lý thuận lợi cho phát
triển thương mại, đầu tư và du lịch.
- Cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn
nhân lực thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.
- Nhận được sự chỉ đạo thường xuyên,
sâu sát từ Trung ương.
- Lãnh đạo thành phố có ý chí chính
trị, quyết tâm cao, có năng lực chỉ đạo điều hành hiệu quả.
- Chủ động, kịp thời xây dựng nhiều
văn bản cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Trung ương.
- Bước đầu xây dựng được mạng lưới
quan hệ hợp tác với nhiều địa phương trên thế giới; có kinh nghiệm tổ chức
nhiều sự kiện quốc tế lớn.
- Hội nhập quốc tế được triển khai
trên nhiều mặt: đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; phối
hợp giữa đối ngoại, an ninh, quốc phòng,
|
Opportunities - Cơ
hội
- Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn
là xu thế chung, nổi trội.
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn
được dự báo là động lực của phục hồi kinh tế thế giới và là trung tâm quyền lực
mới của thế giới trong thế kỷ 21.
- Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định chính
trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế; tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu
tư nước ngoài.
- Sự phát triển của KHCN, nhất là
CMCN 4.0 tạo cơ hội tăng tốc, bứt phá cho quốc gia, địa phương và doanh nghiệp
và mỗi cá nhân.
- Phát triển kinh tế theo hướng
xanh, bền vững, bao trùm và cân bằng đang là xu hướng chủ đạo. Xu thế này tạo
ra cơ hội và động lực giúp Đà Nẵng tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng.
- Xu hướng dịch chuyển, tái cơ cấu
chuỗi cung ứng tạo cơ hội cho Đà Nẵng phát triển ngành logistics, đón nhận
nguồn vốn đầu tư, sản xuất.
|
Weaknesses - Hạn chế
- Chưa có một định hướng chiến lược
về đối ngoại và hội nhập quốc tế tổng thể. Nhận thức về hội nhập quốc tế chưa
đồng đều ở các cấp, các lĩnh vực.
- Cơ cấu kinh tế phụ thuộc
chủ yếu vào du lịch, dịch vụ, chưa đa dạng hóa động lực tăng trưởng.
- Năng lực thích nghi đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế; hệ thống thể chế, thủ tục, quy định, văn bản
chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, gây khó cho nhà đầu tư.
- Các hoạt động xúc tiến còn chưa
phát huy hết tiềm năng hiệu quả; chưa tiếp cận trực tiếp với các đối tác quốc
tế có tầm ảnh hưởng lớn; chưa phát triển được động lực tăng trưởng mới.
- Năng lực hạ tầng phục vụ sản xuất,
logistics và xuất nhập khẩu, nhất là quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp
còn hạn chế, - Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại đôi khi
chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập, cả về số lượng và chất lượng.
|
Threats - Thách thức
- Các vấn đề an ninh truyền thống và
phi truyền thống vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là những nguy cơ về dịch bệnh,
tội phạm mạng, khủng bố, thảm họa thiên tai...; tình hình Biển Đông tiếp tục
diễn biến phức tạp.
- Kinh tế thế giới đang trong giai
đoạn tăng trưởng trì trệ, sức mua và tổng cầu thế giới suy giảm tác động đến
các động lực tăng trưởng của Đà Nẵng.
- Cạnh tranh và tập hợp lực lượng giữa
các nước lớn diễn biến phức tạp, vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với
quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.
- Nhiều địa phương đẩy mạnh cải cách
hành chính và hội nhập quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư, du lịch, phát triển
thương mại, dịch vụ... cạnh tranh trực tiếp với Đà Nẵng.
- Xu hướng già hóa dân số đang diễn
ra sẽ ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng nguồn nhân lực của thành phố trong tương
lai.
|
Phần
V
MỘT
SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM
2030
I. MỤC TIÊU
Mục tiêu hội nhập và hợp tác quốc tế của
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 là tranh thủ ngoại lực, kết hợp giữa nội lực và
ngoại lực nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
đến năm 2030 Đà Nẵng trở thành “một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn
của cả nước và khu vực Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ
cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; một trong những trung tâm văn hóa
- thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát
triển của cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành
phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực
tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây
Nguyên và đạt đẳng cấp khu vực Châu A; đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh,
thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững
chắc”[6].
II. PHƯƠNG CHÂM, QUAN
ĐIỂM CHỈ ĐẠO
Đề án bám sát chủ trương Nghị quyết số
43-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045, Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/11/2023 về phê duyệt quy
hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 và các định hướng
về hội nhập và hợp tác quốc tế của Trung ương và thành phố. Trên cơ sở đó, xác
định một số phương châm, quan điểm chỉ đạo lớn sau:
Thứ nhất, xác định rõ ràng,
phù hợp và đúng thời điểm mục tiêu cần đạt được trong hội nhập quốc tế nhằm
tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Hội nhập phải bảo
đảm mang lại lợi ích phát triển, bảo đảm an ninh chủ quyền, ổn định chính trị, kinh
tế - xã hội, nâng cao vị thế hình ảnh của Đà Nẵng.
Thứ hai, nhìn nhận đúng theo
thời thế, lợi ích và khả năng thực tế của Đà Nẵng, từ đó xác định lộ trình hội
nhập, với những bước đi phù hợp với điều kiện, năng lực tham gia hội nhập quốc
tế.
Thứ ba, xác định thực lực, lợi
thế, tiềm năng, khả năng và giới hạn của Đà Nẵng trong tiến trình hội nhập quốc
tế. Cần nhận rõ thế mạnh nào, yếu tố chủ lực nào tạo nên lợi thế riêng biệt,
đột phá chiến lược của Đà Nẵng để từ đó lựa chọn, xây dựng và nâng cao chuỗi giá trị của
một số ngành, sản phẩm địa phương. Bên cạnh đó, cần xác định những mặt hạn chế,
khó khăn, để từ đó chủ động đưa ra giải pháp tháo gỡ những “nút nghẽn” trong hợp
tác, phát triển.
Thứ tư, chuẩn bị toàn diện,
đồng bộ và kịp thời mọi điều kiện vật chất và tinh thần, huy động tối đa mọi
nguồn lực và lợi thế nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế. Có
những giải pháp chiến lược trong việc phát huy các nguồn lực nội tại địa
phương, trong việc lựa chọn, tiếp thu, khai thác tối đa các nguồn lực bên
ngoài.
Thứ năm, chủ động đón bắt các
xu thế phát triển mới của thế giới, khả năng chuyển biến kịp thời trong tư duy
chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, từ đó có những phản ứng
chính sách phù hợp với điều kiện của mình để có thể điều chỉnh, thích nghi, ứng
biến linh hoạt,
phù hợp với những biến động của thực tiễn. Việc mở rộng về đối tác, lĩnh vực, địa
bàn, lực lượng tham gia, phương thức quan hệ cần tính tới hiệu quả thực tế và
khả năng tạo đan xen lợi ích với các nước, các đối tác.
Thứ sáu, củng cố năng lực triển
khai hội nhập quốc tế trên thực tế. Đó là trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực,
xây dựng các chính sách tham gia hội nhập, khả năng thích ứng với các tiêu chuẩn
mới, quy định, luật lệ mới của kinh tế quốc tế, các cơ chế chỉ đạo phối hợp phù
hợp với tình hình mới.
Thứ bảy, tích cực tham gia xây dựng và
tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ chung; đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác
trên nguyên tắc cùng có lợi, nhằm tăng cường quan hệ, tranh thủ cơ hội, biến tiềm
năng thành hiện thực.
Thứ tám, tăng cường và nâng
cao hiệu quả gắn kết giữa hội nhập quốc tế với đẩy mạnh cải cách thể chế, cơ cấu
lại nền kinh tế; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm,
các doanh nghiệp.
Trên cơ sở những phương châm, quan điểm
nêu trên, hội nhập và hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tới cần
được xây dựng trên nền tảng nhận thức mới, có định hướng cụ thể và phải được
triển khai có trọng tâm, trọng điểm. Đây là lúc cần nỗ lực cao để có các bước
phát triển mới về chất, khai thác hiệu quả các xu thế mới về KHCN, về chuyển dịch,
tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, tận dụng các mạng lưới FTAs mà Việt Nam đã tham
gia, tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển.. Đối với Đà Nẵng, hội nhập
kinh tế phải phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong các Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước và của thành phố, nhất là nhiệm vụ tái cấu trúc nền
kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; chú trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh ở mọi cấp độ; cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng hơn
cho các thành phần kinh tế và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, sản xuất,
kinh doanh.
Hội nhập về chính trị cần tạo bước
chuyển mới, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại phù hợp với
năng lực và yêu cầu của thành phố. Là một trong các thành phố trọng điểm, hội
nhập trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng của Đà Nẵng nhất thiết phải đặt trong tổng
thể chiến lược an ninh-quốc phòng chung của đất nước. Đồng thời, cần từng bước
đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, tạo khuôn khổ ổn định, tin cậy, nhất là
với các đối tác hợp tác truyền thống, các đối tác lớn của thành phố, giữ vững
chủ quyền biển, đảo; khai thác hiệu quả quan hệ chính trị ngoại giao để tạo đòn
bẩy và xung lực hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm góp phần
mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực, quảng bá hình ảnh Đà Nẵng, thúc đẩy tái
cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, chuyển đổi số, đổi mới mô hình tăng trưởng
của thành phố Đà Nẵng. Trong hội nhập kinh tế, Đà Nẵng cần hết sức coi trọng, tận
dụng có hiệu quả hơn Hành lang kinh tế Đông - Tây. Hội nhập kinh tế quốc tế
trong giai đoạn mới cần hướng tới hội nhập xanh, hội nhập bao trùm, hội nhập bền
vững. Chú trọng thu hút đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh
nghiệm trong các lĩnh vực: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, tài
chính, ngân hàng, logistics, thương mại, phân phối hàng hóa.
Hội nhập về khoa học - công nghệ là lĩnh vực
có thể đem đến sự bứt phá. Vì vậy, cần tạo môi trường thuận lợi để tranh thủ tối
đa sự hỗ trợ, hợp tác quốc tế, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ
đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để tìm hướng đi mới, sáng tạo; chú trọng phát
triển thị trường khoa học - công nghệ; phát huy mô hình vườn ươm công nghệ, tạo
tính lan tỏa trong phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản xuất - kinh doanh;
chú trọng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao công
nghệ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, vi mạch, bán dẫn, trí tuệ
nhân tạo.
Hội nhập về văn hóa - xã hội, giáo dục
- đào tạo và các lĩnh vực khác chú trọng mở rộng phạm vi, nội dung hợp tác,
tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy các lợi thế độc đáo về văn
hóa - xã hội của Đà Nẵng, gắn với các chiến lược phát triển, bảo tồn văn hóa, tạo
tính cộng hưởng trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
1. Hội nhập về
chính trị, quốc phòng, an ninh
a) Nhóm giải pháp về tuyên truyền,
nâng cao nhận thức và hình thành đồng thuận xã hội về hội nhập và hợp tác quốc
tế
- Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng
trong cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập và hợp tác quốc tế đối với từng ngành, từng
lĩnh vực cụ thể nhằm thống nhất nhận thức và hành động.
- Xây dựng chuyên mục hội nhập quốc tế
trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương như báo, đài, truyền hình,
báo điện tử, cổng thông tin điện tử; nghiên cứu phát hành Bản tin hội nhập quốc
tế để phục vụ công tác hội nhập.
- Cải tiến nội dung và hình thức thông
tin đối ngoại theo hướng kịp thời, nhạy bén với nội dung ngày càng phong phú,
sinh động; xây dựng chuyên mục thông tin đối ngoại bằng tiếng Anh nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả cung cấp thông tin, nhất là về tình hình kinh tế - xã hội,
tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư, văn hóa, du lịch... của thành phố.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế thông qua các đoàn của Đà Nẵng đi công
tác nước ngoài và đón tiếp các đoàn nước ngoài, bao gồm các đoàn phóng viên nước
ngoài vào quay phim thực hiện phóng sự, hoạt động tại địa phương.
- Tăng cường hoạt động ngoại giao nhân
dân, nâng cao văn hóa hội nhập và khuyến khích người dân tham gia các phong
trào hòa bình, hữu nghị với các địa phương, tổ chức quốc tế.
b) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả
triển khai hội nhập và hợp tác quốc tế
- Chủ động, kịp thời xây dựng, ban
hành chương trình, kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quyết
sách của Trung ương về đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Phân công, phân nhiệm cụ thể giữa 3
trụ cột đối ngoại (đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân)
nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp, tạo sức mạnh tổng hợp trong triển
khai hội nhập và hợp tác quốc tế.
- Chuẩn hóa quy trình, xây dựng bộ
tiêu chí cụ thể để áp dụng khi ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác hữu
nghị với địa phương các nước.
- Xây dựng cơ chế họp liên ngành định
kỳ nhằm rà soát, đánh giá hiệu quả triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa thành
phố Đà Nẵng với địa phương các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ
sung nội dung phù hợp.
- Thường xuyên cử cán bộ tham gia các
khóa tập huấn, phổ biến kiến thức về tình hình quốc tế và hội nhập quốc tế do
Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương tổ chức để cập
nhật thông tin, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng đối ngoại và hội nhập quốc tế;
tiếp tục nâng cao năng lực chủ trì nội dung, lễ tân, hậu cần, an ninh đối với
hoạt động ngoại giao đa phương.
- Xây dựng cơ chế cung cấp, trao đổi
thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong công tác triển khai
các hoạt động đối ngoại của thành phố, theo định kỳ hàng quý chú trọng các vấn
đề như quản lý các đoàn nước ngoài vào địa phương hoạt động, xúc tiến đầu tư nước
ngoài, tiếp nhận nguồn viện trợ ODA, NGO.
- Phát triển đồng bộ và nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực, phấn đấu để Đà Nẵng trở thành
trung tâm thứ hai của cả nước về ngoại giao đa phương (sau Hà Nội), qua đó góp
phần hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, quảng bá hình ảnh thành phố Đà
Nẵng là điểm đến của các sự kiện quốc tế.
- Xây dựng và triển khai chương trình,
kế hoạch phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đối ngoại và nâng cao hiệu quả triển
khai công tác hội nhập và hợp tác quốc tế.
c) Nhóm giải pháp về thúc đẩy mở rộng
mạng lưới đối tác hội nhập
- Chủ động tìm kiếm, xây dựng kế hoạch
và thúc đẩy hợp tác với các địa phương nước ngoài có tiềm năng, thế mạnh trên
các lĩnh vực mà Đà Nẵng có nhu cầu.
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ
quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các nước mở Tổng lãnh sự quán,
cơ quan xúc tiến thương mại, du lịch tại Đà Nẵng; xây dựng cơ chế, chính sách
và phương án vận động các tổ chức quốc tế, nhất là các ngân hàng, định chế tài
chính lớn đặt chi nhánh, văn phòng tại Đà Nẵng.
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả các
khuôn khổ hợp tác với Mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương về Quản lý định
cư con người (CITYNET), Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát
triển bền vững vùng bờ, Asia Pacific City Summit, ASEAN Smart City Network, World
Cities Summit, Mayors For Peace...
- Chủ động đề xuất các sáng kiến phát
triển, xây dựng các cơ chế hợp tác nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác và phát
triển trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC).
- Mở rộng, đa dạng hóa các kênh trao đổi
thông tin với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện nước
ngoài tại Việt Nam, các địa phương, đối tác nước ngoài có quan hệ hợp tác với
thành phố nhằm duy trì mối quan hệ và tranh thủ sự hỗ trợ tiếp theo của các cơ
quan này trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch,
quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút vận động, viện trợ phục vụ phát triển
kinh tế, xã hội địa phương.
d) Nhóm giải pháp tăng cường liên kết
vùng, phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của Đà Nẵng, phấn đấu trở thành
trung tâm hội nhập và hợp tác quốc tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên
- Quy hoạch và triển khai khu cơ quan
lãnh sự tại thành phố Đà Nẵng.
- Nâng cao vai trò và vị thế của Sở
Ngoại vụ Đà Nẵng và nâng cấp Trung tâm phục vụ đối ngoại của Đà Nẵng - SCEDFA.
- Tăng cường tổ chức các chương
trình/lớp cập nhật thông tin, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế
cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
- Chủ trì tổ chức các diễn đàn khu vực
miền Trung - Tây Nguyên về hội nhập quốc tế.
đ) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả phối
hợp giữa đối ngoại, an ninh, quốc phòng trong hội nhập và hợp tác quốc tế
- Xây dựng cơ chế giao ban định kỳ và
đột xuất giữa lãnh đạo ngoại vụ, công an và quốc phòng địa phương nhằm trao đổi
thông tin, phối hợp tham mưu và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
- Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tập
huấn về ngoại ngữ, kinh nghiệm hội nhập, hợp tác quốc tế cho các lực lượng vũ
trang địa phương và các lớp bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng cho cán bộ
làm công tác đối ngoại, đồng thời tăng cường năng lực nghiên cứu, theo dõi,
đánh giá, xây dựng kịch bản về quốc phòng - an ninh để đối phó với các âm mưu lợi
dụng hội nhập quốc tế để xâm phạm an ninh quốc gia.
- Chủ động, tích cực tham gia các cơ
chế hợp tác song phương và đa phương về quốc phòng - an ninh với các quốc gia
láng giềng trên bộ, trên biển và trong khuôn khổ các nước
ASEAN (đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc phòng an ninh trên thực địa như cứu
hộ, cứu nạn, tuần tra chung, diễn tập chung... có các nước ASEAN tham gia).
- Tạo điều kiện cho các tàu quân sự, cảnh
sát biển các nước thăm xã giao, giao lưu hữu nghị theo các khuôn khổ hợp tác
song phương và đa phương, triển khai các chương trình hợp tác quốc phòng - an
ninh với các địa phương của quốc gia lớn/tiềm năng như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,
Úc...
e) Nhóm giải pháp đẩy mạnh hội nhập và
hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi
truyền thống
- Tăng cường phổ biến thông tin về chủ
quyền biển, đảo nhằm nâng cao ý thức chính trị, lòng tự hào dân tộc của các tầng
lớp nhân dân thành phố. Trên cơ sở đó, tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng khu vực phòng thủ cơ bản,
liên hoàn, vững chắc trên địa bàn.
- Thường xuyên chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành, viện nghiên cứu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm nâng cao
năng lực cho cán bộ làm công tác đối ngoại cũng như hiểu biết của công chúng về
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Tích cực tham gia các diễn đàn đa
phương về các vấn đề an ninh phi truyền thống, bao gồm an ninh lương thực, an
ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh mạng và các thách thức an ninh phi
truyền thống khác...
- Tích cực, chủ động thúc đẩy hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn; tham gia phối hợp diễn tập phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tham gia phối hợp diễn tập phòng chống
tai nạn, chống cướp biển, các tình huống nhân đạo...
2. Hội nhập
kinh tế quốc tế trong các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố
Hội nhập kinh tế quốc tế của Đà Nẵng cần
được triển khai trên cơ sở 6 nhóm giải pháp tống thế sau: (i) hoàn thiện thể chế; (ii) cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; (iii) đẩy mạnh các liên kết kinh
tế như liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương của Đà Nẵng; (iv) thực hiện
hiệu quả các cam kết quốc tế; (v) bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và
người tiêu dùng trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư với đối tác
nước ngoài; (vi) hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ phù hợp với
yêu cầu và trình độ phát triển của thành phố, huy động nguồn lực tài chính và củng
cố hệ thống tài chính - tiền tệ...
- Tiếp tục phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Triển khai hiệu quả Đề án “Định hướng phát triển
du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; mục tiêu đến
năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến
sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; tầm nhìn đến năm 2045, thành phố
trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, là một trong những trung tâm du lịch
nghỉ dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo, xanh, thông minh và tổ chức hội
nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế. Phối hợp và gắn chặt du lịch Đà Nẵng với
Quảng Nam và các địa phương khác trong vùng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng
bá, vận động các giải thưởng du lịch, đặc biệt là giải thưởng của các tổ chức lớn
có uy tín về du lịch như TripAdvisor, Forbes Travel Guide, Michelin Guide,
World Travel Award, Travel+Leisure Awards, Giải thưởng do độc giả bình chọn của
Condé Nast Traveler...
- Xác định thúc đẩy du lịch là một
trong những trọng tâm Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa của Đà Nẵng; xây dựng
chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng
vật chất phục vụ du lịch (đường bộ, đường hàng không, hệ thống sân bay, khách sạn,
các dịch vụ cung ứng đi kèm), nhất là hệ thống cảng biển chuyên dụng phục vụ du
lịch và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch thủy nội địa.
- Lập quy hoạch, phát triển các dự án
vui chơi giải trí và trung tâm thương mại quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế nhằm tạo
điểm nhấn cho du lịch địa phương; triển khai các dự án động lực tạo sản phẩm du
lịch như: Khu tổ hợp pháo hoa quốc tế, Khu nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp làng
Vân, Khu du lịch sinh thái Nam Ô...chú trọng phát triển bền vững, bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên, môi trường khu vực.
- Xác định đối tượng, phân khúc khách
chủ lực để có hướng đầu tư, khai thác phù hợp; kết hợp duy trì thị trường truyền
thống Đông Bắc Á với phát triển thị trường Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mĩ, hướng đến
mở rộng thị trường khách các nước Australia, Ấn Độ, Nga,
các nước khu vực Trung Đông, Châu Âu.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch
chuyên biệt hướng tới nhóm du khách Hồi giáo theo hướng tạo sự liên kết giữa du
lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn Halal. Các
thị trường tiềm năng gồm: Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, các nước Trung Đông.
- Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng
cao, gắn với thương hiệu du lịch Đà Nẵng an toàn và mến khách; đa dạng hóa các
sản phẩm/dịch vụ du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch theo hướng bền vững, thân
thiện môi trường (du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp, hội nghị hội thảo, du lịch
văn hóa lịch sử, tâm linh, du lịch golf, du lịch đám cưới...); chú trọng yếu tố
liên kết vùng trong xây dựng, triển khai sản phẩm du lịch và quảng bá, xúc tiến
du lịch.
- Tích cực xây dựng thương hiệu địa
phương (local branding), thương hiệu thành phố (city branding) gắn với thương
hiệu quốc gia; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh qua truyền thông, điện ảnh; tăng cường
thu hút truyền thông quốc tế bằng cách mời những người có tầm ảnh hưởng quốc tế
(KOL) đến Đà Nẵng tham dự sự kiện, các chương trình du lịch ẩm thực...
- Đẩy mạnh quốc tế hóa các kênh quảng
bá du lịch chú ý tăng cường đa ngôn ngữ và tăng cường tương tác với khán giả, sử
dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội có tính tương tác cao (Youtube,
TikTok, Music
Video...).
- Nâng cao hiệu quả khai thác các đường
bay hiện có và nghiên cứu mở các đường bay mới kết nối với các thị trường tiềm
năng như Australia, Ấn Độ, Trung Đông, Nga, Tây Âu, Bắc Âu...; tăng cường hợp
tác, liên kết vùng/khu vực trong khai thác du lịch đường bộ; kết nối du lịch
theo tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của tiểu vùng Mê
Công, cơ chế tam giác phát triển CLV (Campuchia - Lào - Việt Nam).
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại
diện, các tổ chức, hiệp hội du lịch, các văn phòng đại diện du lịch các nước
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...; nâng cao hiệu quả hoạt động của các
văn phòng đại diện du lịch Đà Nẵng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nghiên
cứu xúc tiến mở mới đại diện du lịch tại một số thị trường tiềm năng như châu
Âu, Trung Đông, Australia, Ấn Độ...
b) Về dịch vụ logistics gắn với Cảng
biển và Cảng hàng không quốc tế:
Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm
logistics, cửa ngõ giao nhận, vận chuyển về đường bộ, đường biển và đường hàng
không với các địa phương, quốc gia trên hành lang kinh tế Đông - Tây, trong khu
vực ASEAN và quốc tế. Hình thành các trung tâm logistics hạng I, hạng II và các
trung tâm logistics chuyên dụng. Để thực hiện các mục tiêu, định hướng trên, hội
nhập và hợp tác quốc tế của Đà Nẵng cần hỗ trợ giải quyết 5 thách thức lớn sau:
(i) Thiếu các cơ sở logistics lớn để có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của
một trung tâm logistics cấp vùng hoàn chỉnh; (ii) Cảng Đà Nẵng và sân bay quốc
tế chưa hội tụ đủ các dịch vụ logistics toàn diện; (iii) Hệ thống còn thiếu các
đơn vị logistics cấp dưới phục vụ cho phân phối hàng hóa; (iv) Phát triển đa phần
tự phát theo nhu cầu thị trường, vai trò của chính quyền trong định hướng, hỗ
trợ chưa rõ ràng; (v) Năng lực dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Các giải pháp chủ yếu gồm:
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị
quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khoá
XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2045”; Đồ án Quy hoạch chung điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021; Đồ án Phát triển dịch vụ
logistics thành phố kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và
Hành lang kinh tế Đông - Tây giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch
phát triển cơ sở hạ tầng logistics đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Khai thác các ưu thế của địa phương
như cảng biển nước sâu, sân bay, đường bộ, đường sắt xuyên suốt..., đẩy mạnh
thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển cảng Liên Chiểu, sân
bay Đà Nẵng, ga hàng hóa Kim Liên và mạng lưới giao thông đường bộ kết nối với
các trục cao tốc quốc gia; xúc tiến đầu tư tuyến quốc lộ 14D và đoạn nối tiếp
qua khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, sớm hình thành Hành lang
kinh tế Đông - Tây 2, góp phần tăng thêm nguồn hàng cho cảng Đà Nẵng. Các đối
tác lớn, uy tín về quản lý cảng và logistics gồm Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc),
Hà Lan, Bỉ, Đức, Israel...
- Phối hợp với các bộ, ngành Trung
ương nghiên cứu, thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại xuyên biên giới với
Lào, kết hợp với đơn giản hóa thủ tục hải quan để thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
của Lào thông qua Cảng Tiên Sa; đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hải quan quá
cảnh sang Lào. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương
lân cận xây dựng mối liên kết, điều tiết phân luồng hàng hóa giữa các cảng biển
trong khu vực, khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, cạnh tranh không lành mạnh.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, cải
cách thủ tục hành chính, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh, năng suất lao
động xã hội, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, điều chỉnh giảm mức phí, lệ
phí hàng hải để thu hút tàu có trọng tải lớn vào cảng Đà Nẵng...; tiên phong ứng
dụng công nghệ và nền tảng số trong lĩnh vực logistics để nâng cao hiệu quả, tối
ưu năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp, tiến tới
hình thành hệ sinh thái logistics bền vững tại Đà Nẵng.
- Tổ chức các hoạt động học tập kinh
nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái logistics (phần cứng) và năng lực quản
lý vận hành logistics (phần mềm), tập trung vào nhóm các quốc gia phát triển mạnh
trong lĩnh vực này và đã có những cơ chế hợp tác tốt với Đà Nẵng như Singapore,
Hà Lan, Bỉ, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc.
- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp
lớn, uy tín quốc tế, nhằm học hỏi, nâng cao năng lực và kinh nghiệm quản lý, phát triển
nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ ngành logistics (Đà Nẵng có thể tham khảo
mô hình đào tạo của liên doanh giữa tập đoàn toàn cầu STC Hà Lan với Tân Cảng
Sài Gòn).
c) Về công nghệ thông tin, kinh tế số
và công nghiệp công nghệ cao gắn với đô thị sáng tạo khởi nghiệp:
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nước
và quốc tế, thu hút nguồn lực và kinh nghiệm, công nghệ, giải pháp của các tổ
chức, doanh nghiệp, chuyên gia để hỗ trợ triển khai hiệu quả Đề án xây dựng thành
phố thông minh tại Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030, Đề án
hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2025, Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn
thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các kế hoạch thực hiện Chiến
lược phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số... thực hiện mục tiêu “đến
2030 hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng đô
thị thông minh trong nước và trong khu vực ASEAN” theo tinh thần Nghị quyết 43
của Bộ Chính trị. Các đối tác tiềm năng gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore...; Ngân hàng Thế giới (WB), ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), USAID
(Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ), JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), KOICA
(Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc).
- Đẩy mạnh hợp tác, vận động sự tham
gia của các tổ chức nước ngoài trong triển khai các dự án nghiên cứu khoa học, ứng
dụng công nghệ, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo trên địa bàn thành
phố, phù hợp với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết số
52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động
tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và với xu thế quốc tế. Kết hợp
giữa thu hút nguồn lực bên ngoài với khai thác hiệu quả nguồn lực, lợi thế về
cơ chế, hạ tầng và nhân lực của Đà Nẵng để phát triển ngành công nghiệp vi mạch,
bán dẫn; từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng vi mạch, bán dẫn toàn cầu.
- Vận động các đối tác quốc tế hỗ trợ
thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa
học và công nghệ, phát triển tiềm lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất và đời sống tại thành phố Đà Nẵng. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế,
chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển giao, làm chủ và phát
triển công nghệ từ nước ngoài vào Đà Nẵng, phát triển thị trường, tạo lập thị
trường ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Nâng cao vai trò của Trung tâm Hỗ trợ
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá
trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng
nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Tạo
điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư,
thành lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình đê nâng cao
năng lực hấp thụ công
nghệ, năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Chủ động tham gia hợp tác quốc tế
trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ như ứng phó với biến
đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng
tái tạo. Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, mua bán và chuyển giao công nghệ cao,
công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nước ngoài vào Đà Nẵng nhằm nâng cao năng lực
cho các tổ chức, doanh nghiệp. Tăng cường quan hệ với các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài để mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kết nối,
tham dự các chương trình, hội chợ công nghệ ở nước ngoài.
- Chủ động kết nối với các đối tác có
nền khoa học công nghệ phát triển như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc,
Ấn Độ, Đức để hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho học sinh, sinh
viên thực tập nhằm tiếp cận công nghệ mới, kỹ thuật cao và làm việc ở nước
ngoài.
- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế
với tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài; khai thác hiệu quả sự giới thiệu,
kết nối của người Việt Nam ở nước ngoài với các đối tác, địa phương nước ngoài.
- Mở rộng hợp tác quốc tế ở lĩnh vực
nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, nhất là với các quốc gia, các
tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước
ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển
giao công nghệ tiên tiến vào thị trường Đà Nẵng.
- Kết nối mạng lưới các nhà đầu tư
thiên thần và quỹ đầu tư của nước ngoài với Đà Nẵng; thu hút các quỹ đầu tư mở
văn phòng tại Đà Nẵng; khuyến khích, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới. sáng tạo như vườn ươm doanh nghiệp, khu làm
việc chung, dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và trung tâm nghiên cứu và thiết kế,
trung tâm chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo; mời gọi tập đoàn công nghệ
nước ngoài đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu Công nghệ thông tin tập
trung. Các đối tác ưu tiên gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Đức, Canada,
Ấn Độ, Trung Quốc...
- Tham vấn các đối tác Phần Lan, Thụy
Điển, Singapore, Hàn Quốc về mô hình Triple Helix (mô hình phát triển xoắn ốc,
kết hợp 3 bên: chính quyền - cơ sở đào tạo/nghiên cứu - doanh nghiệp).
* Mô hình Triple Helix phát huy được sự
tương tác và phối hợp của 3 chủ thể quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế nhờ hành lang chính sách thuận lợi của chính quyền, thúc
đẩy nghiên cứu ứng dụng ở các cơ sở nghiên cứu và nhân rộng bằng đầu tư kinh
doanh của doanh nghiệp. Mô hình này cũng khuyến khích phát triển lực lượng lao
động lành nghề bằng cách tạo điều kiện hợp tác giữa các trường đại học, ngành
công nghiệp và chính phủ. Ngoài ra, mô hình Triple Helix có thể giúp chính quyền
địa phương nhận diện và giải quyết các vấn đề của nền kinh tế địa phương thông
qua hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp và giới học thuật.
d) Về thu hút đầu tư, phát triển lĩnh
vực tài chính - ngân hàng:
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị
quyết 50 của Bộ Chính trị định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Đề án đẩy mạnh thu
hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
và Đề án tổng thể công tác ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2021-2025, trong đó ưu tiên thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp
công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp vi mạch, bán dẫn, công nghiệp
phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường,
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất tạo điều kiện và tăng
cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài.
- Có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện
và bền vững trong thu hút đầu tư nước ngoài trên cơ sở cải thiện và nâng cao
tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Đà Nẵng, tập trung vào 2 trụ cột: (i) hạ
tầng, cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; (ii)
các tiện ích, dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài sinh sống, làm
việc lâu dài tại thành phố (y tế, giáo dục...).
- Xây dựng các tiêu chí kết hợp với
các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phù hợp với 5 lĩnh vực mũi nhọn
của thành phố: (i) Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ
dưỡng; (ii) Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; (iii) Công nghiệp
công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; (iv) Công nghiệp
công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; (v) Sản phẩm
nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
- Tăng cường đối thoại giữa Lãnh đạo
thành phố với các nhà đầu tư nước ngoài để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất,
kiến nghị của nhà đầu tư. Tập trung giải quyết hai điểm nghẽn lớn nhất đối với
nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề quỹ đất và hạ tầng (mở rộng sân bay, quy hoạch
các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ
chuẩn quốc tế như trường học, bệnh viện,...) và vấn đề năng lực nguồn nhân lực
chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao. Điểm
mấu chốt là cần có quyết tâm lớn ở cấp chính quyền để tháo gỡ những vấn đề lớn
về quy hoạch, định giá đất cho thuê; về nhân lực ngoài việc khẩn trương nâng cấp
đào tạo, cần có chính sách thu hút nhân tài về Đà Nẵng.
- Xây dựng chương trình/kế hoạch xúc
tiến đầu tư nước ngoài trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế, lợi
thế so sánh của thành phố; đa dạng hóa nội dung, hình thức xúc tiến đầu tư, phù
hợp với các lĩnh vực ưu tiên của thành phố; kết hợp xúc tiến đầu tư với thương
mại, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân; triển khai hoạt động xúc tiến đầu
tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng một số đối tác, tập đoàn lớn (thuộc
Forbes 500) và thị trường quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Ấn
Độ, Trung Đông và châu Âu.
- Tăng cường tính liên kết, phối hợp với
các tỉnh, thành phố khác trong xây dựng và triển khai chính sách thu hút đầu tư,
nhất là đầu tư công nghệ cao. Bên cạnh việc tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư ở nước
ngoài, cần chú trọng tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư tại chỗ, tranh thủ các
nhà đầu tư nước ngoài có uy tín ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; nội dung xúc
tiến đầu tư nhấn mạnh những lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng (hạ tầng, thể chế,
nguồn nhân lực, vị trí địa lý...), sẵn sàng đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu
tư quốc tế cũng như tại Việt Nam.
- Có cơ chế ưu đãi nhằm tăng liên kết
giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, khuyến khích chuyển giao công nghệ,
đào tạo nâng cao trình độ cho lao động Việt Nam.
- Tiếp tục cải cách để nâng hạng Chỉ số
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vì đây là bộ tiêu chí đánh giá tổng thể và toàn diện
các yếu tố giúp thu hút nhà đầu tư, đặc biệt tập trung khắc phục các chỉ số phụ
đang có hệ số điểm thấp như chính sách hô trơ doanh nghiệp (6,26); cạnh tranh
bình đẳng (6,42); tiếp cận đất đai (6,61); tính minh bạch (6,72), đào tạo lao động
(6,80)[7].
- Về các đối tác ưu tiên:
+ Đối với đối tác là các quốc gia:
Chú trọng quan hệ cân bằng, tích cực
khai thác tiềm năng hợp tác với hai đối tác lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với
các đối tác kinh tế truyền thống và nhóm các nước láng giềng trong Hành lang
kinh tế Đông Tây (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, EU, Anh, Thụy Sỹ, Australia,
Thái Lan, Campuchia..).
Mở rộng hợp tác với nhóm các nền kinh
tế tiềm năng, mới nổi (Trung Đông, Nam Á), trong đó đặc biệt chú ý đối tác Ấn Độ
(cực Tây nối dài của Hành lang kinh tế Đông Tây, đang phát triển nhanh trở
thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, có thể mạnh về công nghệ thông tin, có
nhiều khía cạnh có thể bổ trợ cho kinh tế Việt Nam) và UAE (vị trí trung tâm của
Trung Đông, đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với
Việt Nam).
+ Đối với đối tác là các tổ chức quốc
tế: Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cơ quan hợp tác quốc tế của các
nước như WB, ADB, OFID, USAID, JICA, KOICA... nhằm tận dụng hiệu quả các nguồn
lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
- Khai thác hiệu quả các hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; chú trọng công tác phân tích đào tạo chuyên
sâu và phổ biến cho doanh nghiệp về cơ hội và thách thức về các FTA Việt Nam
tham gia, ký kết và thực thi, đặc biệt là về CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP, và
CEPA (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE, ký kết tháng 7/2023),
và chú ý theo dõi đón đầu các cơ hội mới từ các thỏa thuận đang trong quá trình
đàm phán, chờ phê chuẩn như các FTA giữa Việt Nam - Israel; Việt Nam - EFTA (giữa
Việt Nam với Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein).
- Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn
ODA, vay ưu đãi phục vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phục
vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu ban hành
các tiêu chí ưu đãi đầu tư về “sản xuất xanh” để tạo thuận lợi để thu hút các
dòng vốn đầu tư xanh đang có xu hướng gia tăng.
- Chủ động tiếp cận nhà tài trợ nhằm vận
động thu hút nguồn lực cho các dự án có quy mô lớn theo định hướng ưu tiên của
thành phố đã được xác định trong danh mục ưu tiên vận động ODA, phù hợp với
tiêu chí tài trợ của nhà tài trợ, nhất là đối với các nhà tài trợ lớn như: Ngân
hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA)... các nhà tài trợ truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Pháp, Đức...
- Đối với lĩnh vực
tài chính ngân hàng, trên cơ sở mục tiêu, định hướng tại Đề án
“Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính khu vực”, phát huy tối đa các lợi
thế cạnh tranh của Đà Nẵng như vị trí địa lý và khả năng kết nối thuận lợi; có
nhiều điều kiện tốt về hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường sống và các nhu cầu
phát triển cơ bản; được định hướng trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc
gia và trung tâm kinh tế, tài chính của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Một số
giải pháp cụ thể:
- Hội nhập trong lĩnh vực tài chính-tiền
tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của thành phố Đà Nẵng, góp phần
huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng và
vùng Miền Trung - Tây Nguyên;
- Thu hút các tổ chức tài chính lớn
trong nước và quốc tế phát triển hệ thống tài chính, tín dụng đa năng theo hướng
hiện đại, an toàn, hiệu quả. Một số mô hình, đối tác tiềm năng là: Singapore,
Hong Kong (Trung Quốc), Macao (Trung Quốc), Dubai (UAE), thành phố Hồ Chí
Minh... Trong đó Dubai và Macao là hai mô hình trung tâm tài chính phù hợp với Đà Nẵng
về quy mô và đặc thù kết hợp giữa cung cấp dịch vụ ngân hàng, tài chính với các
hoạt động dịch vụ tiện ích khác như nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí, tạo điểm nhấn
khác biệt cho du khách và nhà đầu tư quốc tế.
- Chú trọng bảo vệ lợi ích chính đáng
của doanh nghiệp và người tiêu dùng tài chính khi sử dụng các dịch vụ tài chính
ngân hàng hiện đại (bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân) và trong trường hợp các
tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư với đối tác nước
ngoài.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, theo
dõi, xây dựng các kịch bản và phương án ứng phó với các biến động của thị trường
tài chính, tiền tệ, góp phần và củng cố sự an toàn, vững mạnh của hệ thống tài
chính-tiền tệ quốc gia.
đ) Về nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao và ngư nghiệp
Nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đã và
đang định hướng đến nông nghiệp đô thị, sinh thái, đặc trưng phù hợp với mục
tiêu: Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, đô thị sáng tạo, đô thị đáng
sống hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo Quy hoạch thành Đà Nẵng đến
năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Về thủy sản, Đà Nẵng cũng được quy hoạch là 1
trong 5 trung tâm thủy sản hàng đầu trong chiến lược thủy sản quốc gia đến
2030, tầm nhìn 2045.
Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá
Thọ Quang nhằm xây dựng mô hình Cảng cá kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại,
sinh thái, thân thiện môi trường; đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu
cần nghề cá gắn với tham quan, du lịch; kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp
vùng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần xây dựng Đà Nẵng-trở
thành trung tâm kinh tế biển và trung tâm thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo.
Tuy nhiên do diện tích đất dành cho
nông nghiệp hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, cân nhắc ưu tiên thu hút đầu tư công
nghệ cao, cũng như học hỏi các mô hình nuôi trồng, chế xuất tiên tiến nhằm tối ưu sản lượng
và giảm thất thoát. Một số đối tác tiềm năng như: (i) Hà Lan: nổi tiếng về canh
tác nhà kính và các giải pháp quản lý nước tiên tiến; (ii) Israel: là quốc gia
dẫn đầu về công nghệ nông nghiệp và đã phát triển một số giải pháp sáng tạo cho
nông nghiệp thông minh; (iii) Nhật Bản: nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy
sản và phát triển giải pháp tiên tiến cho nông nghiệp chính xác, bao gồm thiết
bị canh tác tự động, hệ thống giám sát cây trồng và phân tích dữ liệu; (iv)
Trung Quốc đã phát triển công nghệ nông nghiệp chính xác, hệ thống thủy canh và
nuôi trồng thủy sản. Công nghệ Trung Quốc có giá thành vừa phải, dễ tiếp cận và
chuyển giao cho Đà Nẵng.
3. Hội nhập về
văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế
- Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế,
góp phần thực hiện mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành “một trong những trung tâm
văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công
nghệ phát triển của đất nước; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông
minh, thành phố đáng sống” (Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị) và “xây dựng Đà Nẵng
trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực của vùng, xây dựng
Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
3/11/2022 của Bộ Chính trị).
- Gắn kết hội nhập văn hóa với hội nhập
kinh tế, phát triển du lịch và các lĩnh vực khác, góp phần tạo sức lan tỏa và
nâng cao hiệu quả hội nhập; phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch;
phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa
dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam và Đà Nẵng ra thế giới
thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và truyền thống phù hợp với thành phố
Đà Nẵng.
- Chủ động, tích cực tham gia các
khuôn khổ hợp tác đa phương và hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa - xã
hội; thu hút nguồn lực và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong bảo tồn, phát
huy và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Thành
phố; tham gia triển khai các mục tiêu của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN,
tuyên truyền giáo dục người dân về tinh thần đoàn kết ASEAN, bản sắc ASEAN nhằm
đóng góp vào củng cố đoàn kết ASEAN.
- Nghiên cứu tham vấn các chuyên gia về
khung chuẩn nghề ASEAN, đặc biệt các ngành nghề liên quan đến 5 lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn của Đà Nẵng, để tham chiếu hoàn thiện và triển khai các chương trình
đào tạo nhân lực đáp ứng trình độ chuẩn ASEAN.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm xóa
đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội. Các giải pháp cụ thể gồm:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thúc
đẩy xuất khẩu lao động của thành phố Đà Nẵng, trong đó phân tích, làm rõ thế mạnh,
lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực Đà Nẵng; các đối tác tiềm năng, đặc điểm
thị trường...
+ Đưa nội dung xuất khẩu lao động vào
chương trình hoạt động đối ngoại, tiếp xúc, trao đổi đoàn.
+ Đưa nội dung xuất khẩu vào nội dung
trao đổi, hợp tác, các văn bản ký kết với các địa phương nước ngoài.
+ Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Bộ
Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Tổng lãnh sự quán
nước ngoài tại Đà Nẵng trong việc cung cấp thông tin, kết nối, giới thiệu đối
tác tiềm năng.
+ Một số đối tác tiềm năng gồm: Hàn Quốc
(thị trường tương đối “dễ tính”, có nhu cầu tuyển dụng đa dạng từ lao động phổ
thông đến công nhân lành nghề, kỹ sư công nghệ; các lĩnh vực tuyển dụng: nông
nghiệp, đánh bắt hải sản, cơ khí, điện tử, ô tô,...); Nhật Bản (yêu cầu cao về
chất lượng nguồn nhân lực và tính kỷ luật; các lĩnh vực tuyển dụng: y tế, điều
dưỡng, dịch vụ chăm sóc người già, kỹ sư xây dựng, công nghệ thông tin, ô
tô,...); Đức (các lĩnh vực tuyển dụng: cơ khí, công nghệ ô tô, kỹ sư xây dựng,..).
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích, ưu đãi nhằm thu hút nhân lực, lao động trình độ cao từ nước ngoài về
sinh sống và làm việc lâu dài tại Đà Nẵng.
- Đổi mới và tái cấu trúc hệ thống
giáo dục để hình thành được một số cơ sở giáo dục đạt đẳng cấp quốc tế với những
thành công trong nghiên cứu và đào tạo đội ngũ sinh viên có vị trí quan trọng
trong bộ máy quản lý, hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh
doanh, cơ sở nghiên cứu...; phấn đấu có một số cơ sở giáo dục có thể tham gia
vào mạng lưới các trường đại học có danh tiếng trong khu vực và thế giới hoặc
tham gia trực tiếp vào quá trình cạnh tranh quốc tế về giáo dục như thu hút
giáo viên giỏi, học sinh và sinh viên xuất sắc về học tập, nghiên cứu...
- Nghiên cứu khả năng triển khai mô
hình trường đại học quốc tế tổ chức đào tạo và cấp bằng ngay tại địa phương.
Triển khai chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học chủ động và tích
cực mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy
bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín
chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín, và xây
dựng chính sách thu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và
nghiên cứu tại Đà Nẵng.
- Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho
giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các
tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp; nâng cao hiệu quả hợp tác với
các tổ chức quốc tế (như UNESCO, Ngân hàng Thế giới và các cơ quan phát triển
khác) trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển
khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
- Tập trung phát triển cung lao động
thông qua đổi mới đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt,
chuyển mạnh từ trang bị kiến thức (lý thuyết) sang phát triển kỹ
năng nghề đạt tiêu chuẩn Việt Nam, từng bước đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế
cho người lao động, nhất là cho lao động trẻ; phát triển đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường lao động, tăng cường liên kết giữa cơ sở
đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp với các mô hình đa dạng, hiệu quả;
chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm (ngoại ngữ, công nghệ thông tin, năng lực
sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và trong môi trường đa văn hóa...).
- Thu hút nguồn lực trong và ngoài nước
đầu tư, phát triển hệ thống y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế tại Đà Nẵng;
khuyến khích các bệnh viện uy tín quốc tế thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng.
- Tăng cường kết nối, đa dạng hóa các
mô hình bệnh viện (bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên ngành, các phòng khám
chuyên khoa quốc tế...) nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của người dân và du khách
quốc tế.
- Phân bổ nguồn lực phù hợp, tạo sự gắn
kết, đồng bộ giữa phát triển y tế, giáo dục và du lịch nhằm nâng cao sức hấp dẫn
và tính cạnh tranh của Đà Nẵng.
4. Hội nhập
trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể của
thành phố trong thích ứng với các tiêu chuẩn mới như Thuế tối thiểu toàn cầu, các
quy định về thẩm định tính bền vững của chuỗi cung ứng, các sáng kiến về chuyển
đổi xanh, giảm phát thải, phát triển bền vững...
b) Triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tích cực
tham gia hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu
và tăng trưởng xanh thông qua các giải pháp:
- Tăng cường triển khai các kế hoạch,
chương trình, dự án hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và
kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan từ các đối tác nước ngoài.
- Tích cực, chủ động tham gia các cơ
chế hợp tác song phương và đa phương về môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu, tiến tới chủ trì đề xuất các sáng kiến hợp tác trong các lĩnh vực này.
- Chủ động nghiên cứu các xu hướng mới
như thị trường tín chỉ các-bon, các tiêu chuẩn môi trường trong chuỗi sản xuất,
cung ứng; tham mưu chính sách, xây dựng lộ trình của thành phố trong triển khai
các cam kết của Việt Nam về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Đẩy nhanh lộ trình xây dựng, thử
nghiệm và vận hành thị trường các-bon. Từ góc độ hợp tác quốc tế, cần thúc đẩy
các cơ chế hợp tác, ký kết các MOU về tín chỉ các-bon, thúc đẩy xây dựng các dự
án thí điểm về trao đổi các-bon.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về những nỗ lực
của địa phương trong triển khai các Mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc
(SDGs), trên cơ sở đó tranh thủ tiếp cận tìm hiểu và để vận động các nguồn tài
chính dưới nhiều hình thức đa dạng từ các quốc gia và tổ chức quốc tế như
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP),Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng
lượng công bằng (JETP),Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF),
Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...
Một số nước phát triển cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát
triển xanh thông qua quan hệ đối tác song phương. Ví dụ, Liên minh Châu Âu tài
trợ cho nhiều dự án phát triển xanh ở các nước đang phát triển và Mỹ đã thành lập
Quỹ Khí hậu Xanh để hỗ trợ các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi
sang phát triển các-bon thấp.
- Về học tập kinh nghiệm và chuyển
giao công nghệ, Đà Nẵng có thể chọn nhũng đối tác thành công trong chuyển
đổi xanh, đã có khung hợp tác với Việt Nam như: Singapore (có nhiều kinh nghiệm
về phát triển bền vững và công nghệ xanh, là quốc gia đi đầu trong các lĩnh vực
như năng lượng sạch, quản lý nước và phát triển đô thị bền vững); Nhật Bản (quốc
gia đi đầu trong công nghệ xanh và cam kết mạnh mẽ thúc đẩy
tăng trưởng xanh ở các nước đang phát triển); Đức (quốc gia đi đầu trong lĩnh vực
năng lượng tái tạo và tích cực hỗ trợ phát triển bền vững tại các nước đang
phát triển); Đan Mạch (có thể mạnh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng
năng lượng hiệu quả); Thụy Điển (có nhiều kinh nghiệm về kinh tế tuần hoàn, thích
ứng với biến đổi khí hậu);
Hàn Quốc (có thể hỗ trợ Việt Nam công nghệ và tài chính trong các lĩnh vực như
năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và giao thông bền vững); Hà Lan
(có thể mạnh về quản lý nước và nông nghiệp bền vững).
- Tham khảo mô hình, chiến lược tuần
hoàn của các nước phát triển và xem xét nhập khẩu công nghệ
tuần hoàn từ các nước châu Á với chi phí hợp lý hơn. Với đặc thù phát triển
thiên về dịch vụ và công nghệ cao, trong giai đoạn từ nay đến 2030, Đà Nẵng nên
ưu tiên lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải, đặc biệt là nhựa và điện tử.
Các đối tác tiềm năng gồm: Nhật Bản (có thể cung cấp tri thức, kinh nghiệm phát
triển các cụm công nghiệp kinh tế tuần hoàn, có khả năng tạo ra các cơ hội kinh
doanh và việc làm mới); Trung Quốc (hỗ trợ triển khai các hoạt động kinh tế tuần
hoàn trong lĩnh vực quản lý chất thải; phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái
tạo); Hàn Quốc (hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo); Ấn Độ (hỗ
trợ kinh nghiệm quản lý và tái chế chất thải; phát triển nông nghiệp bền vững
và sử dụng năng lượng tái tạo); Hà Lan (hỗ trợ triển khai các hoạt động kinh tế
tuần hoàn, nhất là lĩnh vực quản lý chất thải và nông nghiệp bền vững).
Phần
VI
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
I. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm
từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước dành cho công tác
hội nhập quốc tế.
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Hàng năm, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính phối
hợp với các đơn vị có liên quan xem xét, trình UBND thành phố phê duyệt kinh
phí để thực hiện các chương trình của Đề án.
II. PHÂN KỲ THỰC HIỆN
1. Từ nay đến hết năm 2024
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ
biến nội dung của Đề án đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố nhằm thống nhất nhận thức và triển khai thực hiện toàn diện.
- Kiện toàn các cơ quan làm công tác hội
nhập quốc tế, thu hút nhân lực, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Triển khai việc xây dựng và ban hành
các kế hoạch, chương trình thực hiện các nội dung định hướng lớn hội nhập quốc
tế của các cấp, các ngành theo nhiệm vụ đề ra tại đề án này.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hội
nhập quốc tế như luật pháp quốc tế, thông lệ, tập quán, văn hóa... xây dựng các
cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin của các cơ quan chủ công trong hội nhập quốc
tế.
2. Từ năm 2025 - 2030
- Triển khai toàn diện các nội dung của
định hướng hội nhập quốc tế thành phố đến năm 2030, thường xuyên cập nhập thông
tin, sửa đổi, bổ sung đề án phù hợp với tình hình thực tế.
- Tiến hành tổng kết đề án, báo cáo kết quả cho
các cấp có thẩm quyền.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì
Sở Ngoại vụ
- Cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc và tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trong từng
giai đoạn cụ thể. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố về tình hình, kết quả
thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu UBND thành phố mở rộng mối quan hệ với các địa phương của
các nước trên thế giới có tiềm năng, điều kiện và thiện chí hợp tác.
- Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị
của Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp
của thành phố tìm hiểu thị trường, đối tác nước ngoài.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu UBND thành phố công tác ngoại giao kinh tế, văn hóa đối ngoại;
quản lý đoàn ra, đoàn vào; ký kết thỏa thuận quốc tế và triển khai thực hiện Điều
ước quốc tế; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại địa phương; quản lý phóng
viên báo chí nước ngoài; vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo đúng
quy định và đúng định hướng hội nhập quốc tế của thành phố.
2. Trách nhiệm của các cơ quan liên
quan
Các sở, ngành căn cứ vào Đề án chủ động
xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến
hội nhập quốc tế của ngành mình, cấp mình; đề xuất, tham mưu, phối hợp thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp liên quan nhằm đạt hiệu quả cao trong việc
triển khai Đề án này. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, thủ tục
hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, củng cố, hoàn thiện cơ chế chỉ
đạo, phối hợp, thực thi, giám sát thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế.
Tổ chức Hội nghị đánh giá việc triển
khai Đề án, đề xuất khen thưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai tích
cực và đạt kết quả các nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể trong Đề án, các cơ quan, đơn vị chủ
động đề xuất Sở Ngoại vụ báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.
PHỤ
LỤC I
DANH MỤC ĐỐI TÁC VÀ CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC
Đối tác
|
Lĩnh vực hợp
tác
|
CHÂU MỸ
|
Hoa Kỳ
|
Xác định trong 10
năm tới Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế - tài chính, quân sự,
khoa học công nghệ, giáo dục.... Hợp tác với Mỹ sẽ tạo đà để thúc đẩy hợp tác
với nhiều đồng minh, đối tác khác của Hoa Kỳ.
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Tăng cường thu hút đầu tư, hợp
tác chuyển giao công nghệ đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, công
nghệ xanh, công nghệ tài chính (fintech), vi mạch, bán dẫn...; phấn đấu để Đà
Nẵng trở thành “cửa ngõ” thu hút đầu tư của Hoa Kỳ vào các tỉnh miền Trung.
2. Tập trung thu hút các tập đoàn lớn
của Hoa Kỳ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, nhất là các công ty
công nghệ, dịch vụ tài chính uy tín.
3. Khai thác nguồn vốn viện trợ, các
chương trình, dự án hợp tác phát triển của Hoa Kỳ (USAID, khuôn khổ Hợp tác
Mê Công - Hoa Kỳ, Những người bạn Mê Công...).
4. Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương
mại, xuất nhập khẩu.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa nội
hàm hợp tác với các địa phương của Hoa Kỳ.
Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, du lịch, dịch
vụ, vui chơi giải trí.
|
CHÂU Á
|
Nhật Bản
|
Môt số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh vận động thu hút Hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ, đầu tư FDI của Nhật Bản
thông qua kênh chính phủ (Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán) và Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA), các tổ chức phi chính phủ, Tổ chức xúc tiến thương mại
Nhật Bản (JETRO), Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản.
2. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác, chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản như:
(i) Xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông vận tải (đường
bộ, cảng biển), bao gồm mô hình quản trị thông minh; (ii) Khoa học công nghệ
(nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
sinh học, đặc biệt là công nghệ bán dẫn, công nghệ AI); (iii) Chuyển đổi số,
chuyển đổi xanh (phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch), cải cách thể
chế kinh tế - xã hội; (iv) Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Thúc đẩy xuất khẩu lao động sang
thị trường Nhật Bản trong các lĩnh vực: y tế, điều dưỡng, dịch vụ chăm sóc
người già, kỹ sư xây dựng, công nghệ thông tin, ô tô,……
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Văn phòng đại diện du lịch Đà Nẵng tại Nhật Bản; thu hút khách du lịch Nhật Bản
tới Đà Nẵng; học hỏi kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch, kết hợp du lịch
với các hoạt động giao lưu văn hóa, chăm sóc người già Nhật Bản sang nghỉ dưỡng,
giao lưu học sinh-sinh viên thông qua du lịch học đường.
2. Tăng cường hợp tác đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin
(IT), điện tử, ngôn ngữ tiếng Nhật,... để cung cấp cho các doanh nghiệp trong
và ngoài nước tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
3. Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương
mại, xuất nhập khẩu.
4. Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị
với các tỉnh/thành của Nhật Bản.
|
Hàn Quốc
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI, Hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ của Hàn Quốc thông
qua kênh chính phủ (Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán) và Cơ quan hợp tác quốc tế
Hàn Quốc (KOICA), Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM).
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Văn phòng đại diện du lịch Đà Nẵng tại Hàn Quốc nhằm thu hút nhiều khách du lịch
tới Đà Nẵng hơn; học hỏi kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch, kết hợp văn
hóa với du lịch.
3. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác, chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực thế mạnh của Hàn Quốc như:
(i) Công nghệ thông tin, công nghiệp vi mạch điện tử, bán dẫn, chuyển đổi số,
thành phố thông minh; (ii) Công nghiệp hỗ trợ gắn với phương pháp quản lý, quản
trị tiên tiến; (iii) Ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Hợp tác, hỗ trợ phát triển cơ sở
hạ tầng năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tái tạo, sản
xuất pin năng lượng, chất bán dẫn, chip, thiết bị y tế, ...
5. Xúc tiến xuất khẩu lao động sang
thị trường Hàn Quốc, ký kết các biên bản hợp tác với các địa phương của Hàn
Quốc, với các ngành nghề lao động tiềm năng như: nông nghiệp, đánh bắt hải sản,
tiến tới các ngành kỹ thuật cao hơn như vi tính, điện tử, công nghệ ô tô,...
6. Tăng cường hợp tác giáo dục, đào
tạo, dạy nghề với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp
cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung,
ưu tiên một số ngành như vi mạch điện tử, bán dẫn, cơ khí chính xác.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương
mại, xuất nhập khẩu.
2. Tham vấn, trao đổi kinh nghiệm
phát triển mô hình Triple Helix.
3. Thúc đẩy hợp tác với các địa
phương Hàn Quốc, nhất là các địa phương đã thiết lập quan hệ hợp tác với Đà Nẵng.
|
Trung Quốc
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Văn phòng đại diện du lịch Đà Nẵng tại Trung Quốc, nhằm thu hút nhiều hơn
khách du lịch Trung Quốc tới Đà Nẵng; thiết kế sản phẩm du lịch dành riêng
cho du khách Trung Quốc.
2. Trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao
công nghệ, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, xử lý chất thải
và phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, công nghệ nông nghiệp, hệ thống
thủy canh và nuôi trồng thủy sản,...
3. Đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI chất
lượng cao, bảo vệ môi trường, gắn với chuyển giao công nghệ; khai thác nguồn
lực tài chính từ các chương trình, dự án trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai
Con đường, Hợp tác Mê Công - Lan Thương; chủ động tiếp cận và vận động các
nhà tài trợ, quỹ đầu tư tiềm năng.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị
với các địa phương của Trung Quốc có tiềm năng, ưu thế phù hợp với nhu cầu,
thế mạnh của Đà Nẵng. Duy trì giao lưu, trao đổi và tăng cường hợp tác thực
chất với các địa phương Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị.
2. Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương
mại, xuất nhập khẩu.
|
Hồng Kông-
Macao
(Trung Quốc)
|
Xác định Hồng Kông
là trung tâm tài chính, cửa ngõ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp lớn
Trung Quốc.
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, logistic, quản
lý và vận hành cảng.
2. Thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng và vận hành trung tâm tài chính Đà Nẵng.
3. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác phát triển du lịch, đặc biệt là công nghiệp du thuyền, các hình thức vui
chơi, giải trí.
|
Đài Loan
(Trung Quốc)
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Thúc đẩy hợp tác với Đài Loan
trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành
nghề mới như điện tử, vi mạch, bán dẫn...
2. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực thế mạnh của Đài Loan như: (i)
Công nghiệp công nghệ cao (vi mạch, bán dẫn, điện tử, chế tạo, chế biến, và
phụ trợ...); (ii) Kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo.
|
UAE-Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
và gián tiếp từ UAE; chủ động tiếp cận các nhà tài trợ, quỹ đầu tư của UAE.
2. Thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng và vận hành trung tâm tài chính, tiêu biểu
như mô hình trung tâm tài chính quốc tế DICF, ADGM.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
thương mại, đón đầu và tận dụng hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
với UAE (đang trong quá trình đàm phán).
2. Tăng cường thu hút khách du lịch
đến Đà Nẵng, và nghiên cứu thúc đẩy việc mở đường bay thắng, hoặc tăng cường
các chuyến bay chapter từ Dubai (UAE) đến Đà Nẵng.
Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực thế mạnh của UAE như: (i) Công nghệ môi trường; (ii)
nông nghiệp công nghệ cao, (iii) Năng lượng tái tạo; (iv) An ninh mạng, chuyển
đổi số; (v) Dầu khí; (vi) Du lịch; (vii) Đô thị thông minh, (viii) logistics
(nghiên cứu và tận dụng Chương trình Hộ chiếu Logistics,
sáng kiến do UAE dẫn dắt mà Việt Nam đã gia nhập từ năm 2021).
|
Singapore
|
Xác định Singapore
là nơi tập trung nhiều chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia, là trung tâm
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (Innovation Hub) của khu vực châu Á, có nhiều
kinh nghiệm, bài học có thể tham khảo.
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động
tiếp cận và vận động thu hút các nhà tài trợ, quỹ đầu tư tiềm năng của
Singapore.
2. Trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,
logistic, kinh tế số, phát triển các khu công nghiệp, quản lý và vận hành cảng
biển.
3. Thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng và vận hành trung tâm tài chính Đà Nẵng.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Trao đổi kinh nghiệm phát triển
mô hình Triple Helix.
2. Hợp tác, học hỏi kinh nghiệm
trong các lĩnh vực thế mạnh như: (i) Năng lượng xanh (nhất là điện gió, điện
mặt trời), quản lý nước và phát triển đô thị bền vững; (ii) Công nghệ thông
tin, chuyển đổi số.
|
Lào
|
1. Tăng cường quan hệ hợp tác hữu
nghị, thúc đẩy giao lưu nhân dân với các địa phương Lào; đẩy mạnh hỗ trợ, hợp
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
2. Khai thác hiệu quả các nội dung
thỏa thuận tại Hiệp định thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam và Lào, các
chương trình, dự án hợp tác song phương và quốc tế; tăng cường kết nối hạ tầng,
giao thông, logistics nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao lưu con
người giữa hai nước.
3. Nâng cao hiệu quả kết nối, liên kết
kinh tế, nhất là đơn giản hóa thủ tục hải quan để thu hút hàng hóa xuất nhập
khẩu của Lào qua Cảng Tiên Sa và tạo thuận lợi cho các hàng hóa của ta quá cảnh
sang Lào.
|
CHÂU ÚC
|
Australia
|
1. Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa nội
hàm hợp tác với các địa phương của Australia.
2. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động
tiếp cận và vận động các nhà tài trợ, quỹ đầu tư tiềm năng.
3. Nghiên cứu mở các đường bay mới kết
nối với Australia, tăng cường thu hút khách du lịch từ Australia.
4. Chủ động kết nối, tham khảo kinh
nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, chuyển đổi
số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực Australia có thể mạnh như: (i) Năng lượng tái tạo;
(ii) Giáo dục đào tạo; (iii) Tài chính-ngân hàng; (iv) Nông nghiệp công nghệ
cao.
|
CHÂU ÂU
|
Hà Lan
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động
tiếp cận và vận động các nhà tài trợ, quỹ đầu tư tiềm năng; thúc đẩy hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu.
2. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như: công
nghệ cao (bán dẫn, nông nghiệp, năng lượng), chuyển đổi năng lượng xanh (Đà Nẵng),
phát triển kinh tế biển.
3. Tham khảo kinh nghiệm và thúc đẩy
chuyển giao công nghệ, hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ logistics và quản lý cảng
biển, sân bay (tham khảo mô hình đào tạo của liên doanh giữa tập đoàn toàn cầu
STC Hà Lan với Tân Cảng Sài Gòn).
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
Hợp tác và trao đổi kinh nghiệm
trong các hoạt động kinh tế tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu, quản lý nước,
quản lý chất thải và nông nghiệp bền vững
|
CHLB Đức
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động
tiếp cận và vận động các nhà tài trợ, quỹ đầu tư tiềm năng; thúc đẩy hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu.
2. Nghiên cứu xúc tiến xuất khẩu lao
động sang thị trường Đức, với các ngành nghề lao động như cơ khí, công nghệ ô
tô, kỹ sư xây dựng,...
3. Chủ động kết nối, học hỏi kinh
nghiệm về vận tải biển, logistics, quản lý cảng và khai thác kinh tế biển
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Chủ động kết nối, tham khảo kinh
nghiệm, thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực thế mạnh của Đức như: (i) Công nghệ
thông tin, chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; (ii) Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo; (iii) Chế biến thực phẩm
thủy hải sản, đông lạnh.
|
Pháp
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng
bá nhằm thu hút du khách từ Pháp và EU; phát triển các sản phẩm du lịch chất
lượng cao, du lịch di sản văn hóa, du lịch liên kết vùng Đà Nẵng - Hội An -
Huế...
2. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trên một số lĩnh vực Pháp có thể mạnh như: (i) Giáo dục đào tạo; (ii) Du
lịch; (iii) Y tế; (iv) Môi trường và ứng phó biến
đổi khí hậu; (v) Phát triển kinh tế xanh. Tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo
nghề, nhân lực chất lượng cao.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất
nhập khẩu.
2. Tăng cường hợp tác văn hóa nghệ
thuật, giao lưu nhân dân
|
Ấn Độ
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Ấn Độ,
nhất là các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực hạ tầng, công nghệ thông tin,
công nghiệp dược.
2. Nghiên cứu mở các đường bay mới kết
nối với Ấn Độ nhằm thu hút đầu tư, khách du lịch từ Ấn Độ; thiết kế sản phẩm
du lịch chất lượng cao dành riêng cho du khách Ấn Độ.
3. Chủ động kết nối, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp dược, công nghệ thông
tin, chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Thúc đẩy hoạt động hợp tác thương
mại, xuất nhập khẩu.
2. Nghiên cứu khả năng hợp tác phát
triển công nghiệp điện ảnh, nhằm nâng cao hình ảnh quốc tế và thúc đẩy du lịch
(Thành phố Mumbai, Ấn Độ).
|
Vương Quốc
Anh
|
Một số lĩnh vực hợp
tác ưu tiên:
1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, chia sẻ
kinh nghiệm chuyên môn, tư vấn để các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn huy động
các nguồn tài chính xanh từ các nhà tài trợ, quỹ đầu tư tiềm năng như Hiệp hội
đối tác đầu tư Anh, Quỹ đối tác khoa học quốc tế, Quỹ khu vực đa dạng sinh học,
Viện nghiên cứu Tony Blair...
2. Hợp tác, nâng cao chất lượng hệ
thống giáo dục các cấp, tăng cường hợp tác đào tạo giáo viên, tăng học bổng
Chính phủ cho sinh viên, khuyến khích các trường đại học xếp hạng cao của Anh
mở phân hiệu đại học và tăng cường nguồn đầu tư của Anh vào xây dựng khu đại
học tiên tiến
3. Tăng cường phối hợp tổ chức các
hoạt động chia sẻ kiến thức với sự tham dự của các chuyên gia kinh tế của Anh
về thuế, phát triển xanh, bền vững, môi trường, lao động, quản trị, dịch vụ
tài chính.
Các lĩnh vực hợp
tác khác:
1. Thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất
nhập khẩu.
2. Kêu gọi hỗ trợ phát triển và hiện
đại hóa hệ thống truyền tải, phát triển ngành năng lượng tái tạo và đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị trong lĩnh vực này.
|
Thái Lan
|
1. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong lĩnh vực du lịch; nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đa quốc
gia (Băng Cốc - Đà Nẵng, Băng Cốc - Yiêng Chăn - Đà Nẵng...); tăng cường thu
hút khách du lịch từ Thái Lan.
2. Hợp tác, học hỏi kinh nghiệm
trong các lĩnh vực thế mạnh: (i) Công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường,
(ii) Chuyển đổi số
|
Israel
|
1. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực thế mạnh của Israel như công nghệ
cao, công nghệ thông tin, vi mạch, bán dẫn, công nghệ sinh học, công nghệ
nông nghiệp, nông nghiệp thông minh,...
2. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
thương mại, đón đầu và tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- Israel (đã ký tháng 7/2023).
Khuyến khích các trường đại học, viện
nghiên cứu, các khu công nghệ cao chủ động thúc đẩy hợp tác với đối tác
Israel trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo, thu hút doanh nghiệp vào các khu công nghệ cao của Đà Nẵng.
|
Canada
|
1. Tăng cường thu hút đầu tư, nghiên
cứu tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư tại Đà Nẵng, tận dụng lợi
thế của Hiệp định CPTPP, xác định một số ngành hàng cụ thể để thúc đẩy hợp
tác.
2. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực thế mạnh của Canada là: (i) Phát triển dịch vụ du lịch
cao cấp; (ii) Năng lượng tái tạo; (iii) Tài chính, bảo hiểm.
|
Bỉ
|
1. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực: chính phủ số, năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh, cảng
biến và logistics, đổi mới sáng tạo.
|
Các nước Bắc
Âu (Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch)
|
1. Thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất
nhập khẩu.
2. Tham khảo kinh nghiệm phát triển
mô hình Triple Helix
3. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực: (i) Phát triển kinh tế tuần hoàn; (ii) Thích ứng với
biến đổi khí hậu; (iii) Chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo, sử dụng
năng lượng hiệu quả.
|
Liên bang
Nga
|
1. Tăng cường thu hút khách du lịch
từ Nga, nhất là du lịch cao cấp; thiết kế sản phẩm du lịch dành riêng cho du
khách Nga.
2. Tham khảo kinh nghiệm, thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực: (i) Chế biến, bảo quản thủy hải sản; (ii) Năng lượng
tái tạo; (iii) Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
|
BẢNG
THỐNG KÊ CÁC CẶP QUAN HỆ CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH HỢP TÁC
Stt
|
Cơ quan ký
kết
(UBND tỉnh/thành,
HĐND tỉnh/thành, Tỉnh ủy/Thành ủy)
|
Đối tác ký
(Chính quyền
tỉnh, thành phố...)
|
Nước đối
tác
|
Ngày ký,
ngày hiệu lực
|
Thời hạn hiệu
lực
|
Ghi chú
|
|
Tên cơ quan
phía Việt Nam ký kết văn bản
|
Tên đối tác
nước ngoài ký kết văn bản
|
Ghi nước của
đối tác, trường
hợp là tổ chức quốc tế thì ghi "tổ chức quốc tế"
|
Ngày/
tháng/năm có hiệu lực
|
Năm hết hiệu
lực hoặc ngày hết hạn
|
|
1
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố Changwon
(tên cũ là Masan)
|
Hàn Quốc
|
22/11/2016
|
Không có thời
hạn
|
|
2
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Daegu
|
Hàn Quốc
|
2004 (Ký
tăng cường 2018)
|
03/08/2023
|
|
3
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Hwaseong
|
Hàn Quốc
|
2008
|
Không có thời
hạn
|
|
4
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Seoul
|
Hàn Quốc
|
2016
|
Không có thời
hạn
|
|
5
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Gyeongsan
|
Hàn Quốc
|
2017
|
Không có thời
hạn
|
|
6
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Quận
Yeongyang, tỉnh Gyeongsangbuk
|
Hàn Quốc
|
2019, 2021
|
01/01/2022
|
|
7
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Champasak
|
Lào
|
2002 (Ký tăng cường
2018)
|
2021
|
|
8
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Salavan
|
Lào
|
2003 (Ký
tăng cường 2018)
|
2021
|
|
9
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Savannakhet
|
Lào
|
1998 (Ký
tăng cường 2018)
|
2021
|
|
10
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh Sekong
|
Lào
|
1998(Ký
tăng cường 2018)
|
2021
|
|
11
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Attapeu
|
Lào
|
2012(Ký
tăng cường 2018)
|
2021
|
|
12
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Xaynhabuli
|
Lào
|
1999
|
Không có thời
hạn
|
|
13
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Viêng Chăn
|
Lào
|
1998
|
Không có thời
hạn
|
|
14
|
UBND thành phố
Đà Nẵng
|
Thành phố
Kawasaki
|
Nhật Bản
|
2007
|
Không có thời
hạn
|
|
15
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Sakai
|
Nhật Bản
|
2009 (Ký
tăng cường 2019)
|
Không có thời
hạn
|
|
16
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Yokohama
|
Nhật Bản
|
2013 (Ký
tăng cường 2019)
|
2022
|
|
17
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Kisarazu
|
Nhật Bản
|
2019
|
2022
|
|
18
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh Khon
Kaen
|
Thái Lan
|
2014 (Ý định
thư)
|
|
|
19
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh Sơn
Đông
|
Trung Quốc
|
1994
|
Không có thời
hạn
|
|
20
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Đặc khu
Hành chính Ma Cao
|
Trung Quốc
|
2006
|
Không có thời
hạn
|
|
21
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh Giang
Tô
|
Trung Quốc
|
1999
|
|
|
22
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Côn Minh
|
Trung Quốc
|
4/2012 (Ý định
thư) 02/2015 (ký chính thức)
|
Không có thời
hạn
|
|
23
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Battambang
|
Campuchia
|
2012 (ký
tăng cường năm 2017)
|
Không có thời
hạn
|
|
24
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Gold Coast
|
Úc
|
2020
|
01 năm
|
|
25
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Newcastle
|
Úc
|
2001
|
03 năm
|
|
26
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Bang
Queensland
|
Úc
|
2003
|
Không có thời
hạn
|
|
27
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Bang Nam Úc
|
Úc
|
2016
|
Không có thời
hạn
|
|
28
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Vùng
Wallonie
|
Bỉ
|
2012
|
Không có thời
hạn
|
|
29
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Boras
|
Thụy Điển
|
2012 (Ký
tăng cường 2018)
|
Không có thời
hạn
|
|
30
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Salo
|
Phần Lan
|
2011 (thời
hạn 4 năm)
|
02/11/2015
|
-
|
31
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố Turku
|
Phần Lan
|
2018
|
Không có thời
hạn
|
|
32
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Yaroslavl
|
Nga
|
1999 (ký
tăng cường 2011)
|
Không có thời
hạn
|
|
33
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh Grodno
|
Belarus
|
2005
|
Không có thời
hạn
|
|
34
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Vùng Nord
Pas de Calais
|
Pháp
|
1993 (ký lại
năm 2003)
|
04 năm
|
|
35
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Reunion
|
Pháp
|
1997
|
Không có thời
hạn
|
|
36
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Hunedoara
|
Rumani
|
2002
|
Không có thời
hạn
|
|
37
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố Timisoara
|
Rumani
|
2014
|
Không có thời
hạn
|
|
38
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Pittsburgh
|
Hoa Kỳ
|
2009
|
Không có thời
hạn
|
|
39
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Oakland
|
Hoa Kỳ
|
2005
|
Không có thời
hạn
|
|
40
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Houston
|
Hoa Kỳ
|
2012 (Ý định
thư)
|
Không có thời
hạn
|
|
41
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Varna
|
Bulgaria
|
2014
|
5 năm (đến
ngày 25/8/2019)
|
|
42
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Kosice
|
Slovakia
|
2015
|
5 năm (đến
ngày 16/4/2020)
|
|
43
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Benguela
|
Angola
|
2015
|
Không có thời
hạn
|
|
44
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Toluca
|
Mehico
|
2016
|
2019
|
|
45
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Tangier
|
Maroc
|
2019
|
Không có thời
hạn
|
|
46
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Thành phố
Mar Del Plata
|
Argentina
|
2022
|
03 năm
|
|
47
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh
Khonkaen
|
Thái Lan
|
2022
|
Vô thời hạn
|
|
48
|
UBND thành
phố Đà Nẵng
|
Tỉnh tự trị
đặc biệt Jeju
|
Hàn Quốc
|
2023
|
Vô thời hạn
|
|
KẾT
QUẢ HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC NGOÀI ĐÃ THIẾT LẬP QUAN HỆ HỢP TÁC
STT
|
Địa phương
|
Năm thiết lập
|
Lĩnh vực hợp
tác/ Hiệu quả triển khai
|
HÀN QUỐC
|
1.
|
Thành phố
Changwon (Masan cũ)
|
1997
|
- Thường xuyên giữ mối quan hệ hữu
nghị. Phía bạn thường tổ chức lễ hội văn hóa và mời thành phố Đà Nẵng tham
gia. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan, thành phố chưa tham gia các hoạt động
này.
- Mời đại diện thành phố tham gia
chương trình tu nghiệp hành chính địa phương tại Hàn Quốc do Viện Phát triển
cán bộ chính quyền địa phương Hàn Quốc (LOGODI) tổ chức vào các năm 2013,
2015.
- Năm 2014, đoàn Quyền Thị trưởng
thành phố Changwon đến làm việc, tìm hiểu môi trường đầu tư thành phố (16 -
20/6/2014) và tổ chức lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ tăng cường hợp tác giữa hai
thành phố. Phòng Thương mại thành phố Changwon cũng đã ký kết thỏa thuận hợp
tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Ngày 23
- 27/10/2014, đoàn đại biểu và đoàn nghệ thuật thành phố Đà Nẵng do Chủ tịch
UBND thành phố Văn Hữu Chiến làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và tham dự Lễ
hội Hoa cúc tại Changwon. Đoàn nghệ thuật thành phố Đà Nẵng đã có chương
trình biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội.
- Tháng 8/2015, đoàn đại biểu TP
Changwon đã đến tham gia Hội chợ quốc tế đầu tư, thương mại và du lịch Hành
lang kinh tế Đông Tây 2015 tại Đà Nẵng. Nhân dịp này, thành phố đã hỗ trợ bạn
tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư, du lịch thành phố Changwon.
|
2.
|
Thành phố
Daegu
|
2004
|
- Việc triển khai các chương trình hợp
tác khá thuận lợi, thường xuyên trao đổi đoàn, tăng cường hợp tác hữu nghị,
văn hóa.
- Về trao đổi cán bộ,
nhân lực: Đến nay đã có 04 cán bộ thành phố đến làm việc tại
Daegu theo chương trình trao đổi cán bộ. Thành phố cũng đã tiếp nhận 01 cán bộ
của thành phố Daegu đến làm việc tại Đà Nẵng (năm 2006). Trên cơ sở lời mời của
thành phố Daegu, 01 cán bộ Đà Nẵng đã tham gia chương trình đào tạo hành
chính địa phương do Viện Phát triển cán bộ chính quyền địa phương Hàn Quốc
(LOGODI) (năm 2014). Ngoài ra, với sự hỗ trợ của thành phố Daegu, 02 cán bộ
Đà Nẵng đã được Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) gửi thư mời tham gia
khóa đào tạo Nâng cao Năng lực Chính sách Y tế tại Hàn Quốc (05 - 25/7/2015).
- Về hỗ trợ giáo dục
- đào tạo: Daegu tài trợ xây dựng 01 trường mầm non tại Đà Nẵng
trị giá 30.000 USD, Đại học Đà Nẵng đã ký MOU hợp tác với Đại học Keimyong
(Daegu). Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng ký kết Thỏa thuận hợp tác với Hội Kỹ
thuật lành nghề thành phố Daegu.
- Về các hoạt động
tình nguyện, viện trợ: Các đoàn tình nguyện viên y tế của Hội chữ
thập đỏ thành phố Daegu đến hoạt động tình nguyện khám bệnh và cấp thuốc miễn
phí tại Đà Nẵng 02 lần vào năm 2009 và 2010, đoàn tình nguyện viên kỹ thuật của
Hiệp hội kỹ thuật lành nghề thành phố Daegu đến hoạt động tại Đà Nẵng 05 lần
trong 4 năm từ 2011 - 2014. Công ty Saferoad, chuyên sản xuất các thiết bị an
toàn đường phố tại Daegu tặng cho thành phố 496 cọc phân cách mềm bằng cọc
cao su với tổng trị giá 12.400 USD. Một số nhà hảo tâm của thành phố Daegu đã
tặng sách tham khảo và học bổng cho một số sinh viên học tiếng Hàn tại
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn
thành phố.
- Về giao lưu văn
hóa:
sinh viên Đà Nẵng đã tham gia Chương trình Hội trại sinh viên quốc tế Daegu
trong các năm 2007 và 2014. Các đoàn nghệ thuật TP Daegu đến biểu diễn tại Đà
Nẵng vào các năm 2006 và 2013. Năm 2007, đoàn nghệ thuật của thành phố đã
sang thăm và biểu diễn nghệ thuật tại “Lễ hội sắc màu Daegu” đồng thời tham dự
khai trương “Góc du lịch Đà Nẵng” tại Daegu.
- Về Du lịch: Daegu lắp
đặt standee quảng bá Đà Nẵng tại Sân bay Quốc tế Daegu, Đà Nẵng cũng đặt
standee quảng bá Daegu tại quầy thông tin du lịch trong Sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
- Chương trình hợp
tác khác: Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đã ký kết
Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Chính quyền điện tử đô thị với Ban Điều
phối Kế hoạch, TP Daegu và Cơ quan Xúc tiến Công nghệ thông tin Quốc gia Hàn
Quốc (NIPA).
|
3.
|
Thành phố
Hwaseong
|
2008
|
- Đây là thành phố nhỏ. Phía bạn rất
nhiệt tình. Tuy nhiên, do tiềm năng hợp tác hạn chế, nên chỉ dừng lại ở việc
trao đổi đoàn, quan hệ hữu nghị.
- Phòng Thương mại, Công nghiệp
Hwaseong (HCCI) và VCCI Đà Nẵng có thiết lập quan hệ hợp tác và đã phối hợp tổ
chức các hội thảo về giao lưu doanh nghiệp Việt - Hàn (2008, 2013).
- Hai bên đã xúc tiến chương trình
giao lưu homestay cho học sinh Đà Nẵng và Hwaseong (2015).
|
4.
|
Tỉnh tự trị
đặc biệt Jeju
|
2023
|
- Tỉnh Jeju đã mời 02 cán bộ của
thành phố sang tham dự Diễn đàn thế hệ tương lai quốc tế Jeju vào tháng
11/2023.
- Thành phố Đà Nẵng đã gửi thư ủng hộ
tỉnh Jeju đăng cai APEC 2025.
|
LÀO:
- Trước năm 2012, thành phố đã ký kết
18 MOU với các tỉnh Champasak (2002, 2004, 2008), Savannakhet (1998, 1999,
2001, 2003, 2004, 2005, 2006, 2008), Salavan (1998, 2004, 2008), Sekong
(1998, 2002, 2004, 2008) và hỗ trợ cho các tỉnh Nam và Trung Lào 51 chương
trình, dự án với tổng kinh phí 57,234 tỷ đồng. Tất cả các chương trình trong
18 MOU này đã được triển khai và đi vào hoạt động.
- Trong chuyến công tác tháng
10/2012, thành phố Đà Nẵng đã ký kết thêm biên bản ghi nhớ với 05 tỉnh Nam
Lào (thêm tỉnh Attapu) với tổng kinh phí hỗ trợ là 50 tỷ đông, triển khai
trong giai đoạn 2013 - 2017, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, quy hoạch
kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, giao thông, huấn luyện thể thao. Các
dự án này sẽ được thực hiện và giải ngân đến hết năm 2017.
- Từ năm 2002 đến nay, thành phố đã
hỗ trợ gần 700 suất
học bổng cho lưu học sinh
các địa phương Lào sang học tại Đại học Đà Nẵng.
- Các địa phương Lào thường cử đoàn
chính quyền và doanh nghiệp sang tham dự các hội chợ, triển lãm tại Đà Nẵng,
ví dụ như Hội chợ Quốc tế Thương mại Đầu tư
và Du lịch Hành lang Kinh tế Đông Tây (2013, 2014, 2015).
|
5.
|
Tỉnh
Chămpasak
|
2002
|
- Hai địa phương thường xuyên duy
trì quan hệ hữu nghị và hoạt động trao đổi đoàn.
- Thành phố hỗ trợ tỉnh Champasak
nhiều chương trình, dự án, học bổng.
- Hàng năm tỉnh Champasak đều đài thọ
từ 1 - 3 suất học bổng bán phần đào tạo ngắn hạn tiếng Lào tại
Đại học Champasak cho cán bộ thành phố.
|
6.
|
Tỉnh
Salavan
|
1998
|
- Hai địa phương thường xuyên duy
trì quan hệ hữu nghị và hoạt động trao đổi đoàn.
- Thành phố hỗ trợ tỉnh nhiều chương
trình, dự án, học bổng.
|
7.
|
Tỉnh
Savannakhet
|
1998
|
- Hai địa phương thường xuyên duy
trì quan hệ hữu nghị và hoạt động trao đổi đoàn.
- Thành phố hỗ trợ tỉnh nhiều chương
trình, dự án, học bổng.
|
8.
|
Tỉnh Sekong
|
1998
|
- Hai địa phương thường xuyên duy
trì quan hệ hữu nghị và hoạt động trao đổi đoàn.
- Thành phố hỗ trợ tỉnh nhiều chương
trình, dự án, học bổng.
|
9.
|
Tỉnh Atapu
|
2012
|
- Hai địa phương thường xuyên duy
trì quan hệ hữu nghị và hoạt động trao đổi đoàn.
- Thành phố hỗ trợ tỉnh một số
chương trình, dự án, học bổng.
|
10.
|
Tỉnh
Xaynhabuli
|
1999
|
Chỉ duy trì quan hệ hữu nghị.
|
11.
|
Thành phố
Viêng Chăn
|
1998
|
Chỉ duy trì quan hệ hữu nghị và một
số đoàn.
|
THÁI LAN
|
12.
|
Tỉnh Khon
Kaen
|
2014
|
Sau khi Ý định thư giữa thành phố Đà
Nẵng và tỉnh Khon Kaen được ký kết, quan hệ giữa hai địa phương luôn được hai
bên quan tâm thúc đẩy. Thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận 03 sinh viên trường Đại
học Khon Kaen đến Đà Nẵng thực tập tại Sở Ngoại vụ và Đại học Đông Á. Hiện
hai địa phương đang thảo luận về nội dung biên bản ghi nhớ để sớm tiến hành
ký kết thiết lập quan hệ hợp tác chính thức. Tỉnh Khon Kaen cũng đã mời thành
phố Đà Nẵng tham dự Lễ hội Lụa tơ tằm tại Khon Kaen vào tháng 12/2014, tuy
nhiên thành phố không cử đoàn tham dự được.
|
NHẬT
|
13.
|
Thành phố
Kawasaki
|
2007
|
- Cảng Đà Nẵng và Cảng Kawasaki đã
ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (1994 và 2004) trong các lĩnh vực trao đổi viên
chức và thực tập sinh, trao đổi thông tin và các tài liệu, tổ chức
các cuộc hội thảo v.v. Cảng Đà Nẵng cũng cử người sang Kawasaki học tập,
nghiên cứu về cảng biển.
- Đà Nẵng và Kawasaki chính thức ký
kết thiết lập quan hệ hợp tác từ 2007. Sau khi ký kết, thành phố Kawasaki đã
tổ chức đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của thành phố Đà Nẵng. Hằng năm, lãnh đạo
thành phố Đà Nẵng tham dự Hội chợ công nghệ sinh thái Eco Fair Kawasaki.
- Năm 2011, Cục Phòng cháy chữa cháy
thành phố Kawasaki đồng ý viện trợ 01 xe chữa cháy cho Sở Cảnh sát Phòng cháy
chữa cháy thành phố Đà Nẵng nhưng do thủ tục nhập xe còn vướng mắc nên không
thể nhập được xe về Việt Nam.
- Ngày 10/2/2012, hai bên ký kết
biên bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp, cảng và môi trường. Đoàn Cảng
Kawasaki đã thăm và làm việc tại Đà Nẵng nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ
giữa Cảng Đà Nẵng và Cảng Kawasaki (01/2014).
- Hội hữu nghị Nhật - Việt thành phố
Kawasaki đã tặng 7048 xe đạp cho Hội hữu nghị Việt - Nhật thành phố Đà Nẵng để
gửi tặng các em học sinh nghèo của thành phố.
|
14.
|
Thành phố
Sakai
|
2009
|
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo
đầu tư vào Đà Nẵng tại Sakai và Đà Nẵng. Hiện nay có 01 doanh nghiệp của
thành phố Sakai đang hoạt động tại Đà Nẵng.
- Hàng năm tổ chức đoàn phóng viên,
nhà báo, và sinh viên của thành phố Đà Nẵng tham gia sự kiện “Sakai Asean
Week”
|
15.
|
Thành phố
Yokohama
|
2013
|
- Năm 2012, Chủ tịch UBND thành phố
Đà Nẵng đã đồng ý chủ trương ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với chính quyền thành
phố Yokohama và chính thức tiến hành ký kết vào ngày 09/4/2013 tại Đà Nẵng.
- Đà Nẵng đã tổ chức đoàn tham dự Hội
nghị thành phố thông minh châu Á lần thứ II tại Yokohama
(10/2013); phối hợp với chính quyền thành phố Yokohama, Viện Nghiên cứu Kinh
tế Việt Nam tại Nhật Bản (VERI) tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư Đà Nẵng tại
Yokohama nhân chuyến công tác của đoàn Chủ tịch UBND thành phố đến Nhật Bản
vào tháng 8/2013; hỗ trợ Hiệp hội Phát triển thương mại thành phố Yokohama và
các doanh nghiệp Yokohama khảo sát môi trường đầu tư tại Đà Nẵng.
- Trong hai chuyến công tác tại Nhật
Bản và Hàn Quốc (từ ngày 24/7 - 06/8/2014 và từ ngày 22/10 - 01/11/2014),
lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có các buổi tiếp xúc, làm việc với chính quyền
thành phố Yokohama về các chương trình hợp tác giữa hai thành phố. Thành phố
Đà Nẵng và chính quyền thành phố Yokohama hiện đang cùng với Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai "Chương trình hợp tác ba bên về Phát
triển bền vững thành phố Đà Nẵng" thông qua Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm
phát triển đô thị. Diễn đàn đầu tiên dự kiến tổ chức vào tháng 12/2014.
- Trong khuôn khổ "Chương trình
hợp tác ba bên về Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng" giữa Đà Nẵng,
Yokohama và JICA, thành phố đã tổ chức thành công Diễn đàn Phát triển đô thị
Đà Nẵng - Yokohama lần thứ 2 (13-
14/5/2015). Hiện nay, hai thành phố đang trao đổi về công tác tổ chức Diễn
đàn Phát triển đô thị Đà Nẵng - Yokohama lần thứ 3 tại Yokohama, kế hoạch lập
Văn phòng Đại diện Đà Nẵng tại Yokohama, và xúc tiến chương trình trao đổi
cán bộ.
|
16.
|
Thành phố Kisarazu
|
2019
|
- Hai bên cũng đã triển khai nhiều hội
thảo xúc tiến đầu tư, du lịch, giao lưu văn hóa,... góp phần tăng cường sự hiểu
biết và hợp tác giữa 2 thành phố: Hội nghị xúc tiến du lịch Đà Nẵng, Hội thảo
xúc tiến đầu tư tại Chiba, v.v.
- Năm 2019, Tập đoàn Mikazuki Hotel
Nhật Bản (có trụ sở tại thành phố Kisarazu, tỉnh Chiba) được UBND thành phố
Đà Nẵng cấp chứng nhận đầu tư “Dự án Mở rộng Khu Du lịch Xuân
Thiều” với tổng vốn 100 triệu USD.
|
TRUNG QUỐC
|
17.
|
Tỉnh Sơn
Đông
|
1994
|
- Quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà
Nẵng và tỉnh Sơn Đông phát triển trên cơ sở Biên bản Ghi nhớ được ký vào
tháng 3/1994 giữa tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và tỉnh Sơn Đông. Nhiều đoàn
lãnh đạo hai địa phương đã thăm viếng lẫn nhau và trao đổi các nội dung về
tăng cường hợp tác kinh tế và hữu nghị. Tháng 9/2013, đoàn Phó Tỉnh trưởng tỉnh
Sơn Đông sang thăm và làm việc tại Đà Nẵng. Nhân dịp này, thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Sơn Đông đã ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác giữa hai địa
phương trong các lĩnh vực giao lưu văn hóa, giáo dục, du lịch, v.v.
- Các cơ quan, đơn vị của hai địa
phương có quan hệ hợp tác: Viện Kiêm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng ký kết
Biên bản Thỏa thuận hợp tác với Viện Kiêm sát nhân dân tỉnh Sơn Đông (tháng
11/2004); Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và Hội hữu nghị đối ngoại
tỉnh Sơn Đông đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (4/2014).
- Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai địa
phương, thành phố Đà Nẵng cũng đã phát triển quan hệ hợp tác với một số thành
phố trực thuộc tỉnh Sơn Đông như: Thanh Đảo, Tế Nam. Hai bác sĩ khoa Mắt, Sở
Y tế Đà Nẵng được mời tham dự khóa học giải phẫu đục thủy tinh thể tại Tế Nam
(9/2006). Thành phố Tế Nam nhiều lần mời các ban ngành liên quan của thành phố
Đà Nẵng tham dự Hội chợ triển lãm công nghệ thông tin quốc tế (IT EXPO) và Hội
chợ du lịch quốc tế Tế Nam, các sự kiện, festival v.v, tuy nhiên thành phố đều
không cử đoàn tham dự.
- Nhiều tập đoàn lớn của Thanh Đảo
cũng đã đến thăm và khảo sát thị trường Đà Nẵng như: tập đoàn HAIER, Bia
Thanh Đảo, nhà máy sản xuất xe máy Khinh Kỵ.
|
18.
|
Đặc khu
Hành chính Ma Cao
|
2006
|
- Thường xuyên trao đổi thư từ về
các chương trình hợp tác (trực tiếp và thông qua Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hồng
Kông và Ma Cao).
- Tháng 12/2008, đoàn Cục trưởng Cục
dân sự hành chính Ma Cao đến thăm Đà Nẵng.
|
19.
|
Tỉnh Giang
Tô
|
1999
|
- Từ khi ký kết đến nay chỉ dừng lại
ở mức quan hệ hữu hảo, không thường xuyên trao đổi thông
tin, chưa triển khai chương trình hợp tác cụ thể nào.
|
20.
|
Thành phố
Côn Minh
|
4/2012
|
- Ký kết Ý định thư từ tháng 4/2012,
hai bên bước đầu đã thảo luận về kế hoạch hợp tác trong các lĩnh vực: đầu tư,
thương mại, giáo dục, du lịch, thể thao, trao đổi kinh nghiệp trong công tác
quản lý cây xanh, vườn hoa, ...
- Thành phố Côn Minh gửi thư mời
lãnh đạo và doanh nghiệp Đà Nẵng tham gia Triển lãm Nam Á - Trung Quốc lần thứ
3 và Hội chợ sản phẩm xuất nhập khẩu Côn Minh lân thứ 23 tại Côn Minh. Phía bạn
tích cực hỗ trợ đoàn thành phố trong công tác chuẩn bị, tuy nhiên thành phố
không tổ chức đoàn tham gia.
- Tháng 8/2015, nhận lời mời của Chủ
tịch UBND thành phố, đoàn đại biểu TP Côn Minh đã đến tham gia Hội chợ Quốc tế
Đầu tư Thương mại và Du lịch Hành lang kinh tế Đông Tây 2015 tại Đà Nẵng.
|
CAMPUCHIA
|
21.
|
Tỉnh Battambang
|
2012
|
- Đang bắt đầu triển khai các nội
dung trong thỏa thuận đã ký kết trong các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, văn
hóa, du lịch, giáo dục - đào tạo, thể thao, nông nghiệp
- Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ ký kết
với thành phố Battambang vào tháng 5/2012, tháng 12/2013, đoàn đại biểu cấp
cao thành phố Đà Nẵng do Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến dẫn đầu đã đến
thăm và làm việc với chính quyền tỉnh Battambang. Nhân dịp này, Đà Nẵng đã hỗ
trợ tỉnh Battambang 10.000 USD để khắc phục hậu quả thiên tai.
|
ÚC
|
22.
|
Thành phố
Newcastle
|
2001
|
Quan hệ bị gián đoạn, chưa triển
khai được chương trình hợp tác nào cụ thể.
|
23.
|
Bang
Queensland
|
2003
|
- Hai bên đã ký kết 02 biên bản ghi
nhớ (2003, 2005) và thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, doanh nghiệp và đại
diện các cơ sở đào tạo. Các chuyên gia Queensland đã giúp khảo sát thực địa
và lập báo cáo sơ bộ về khả năng phát triển du lịch khu vực Nam đèo Hải Vân.
- Đại học Đà Nẵng có quan hệ hợp tác
với Đại học Queensland từ năm 2001, hai trường đang hợp tác điều hành Viện
Anh ngữ Quốc tế tại Đà Nẵng. Các trường ở Queensland đã tặng một số
học bổng cho cán bộ và học sinh thành phố.
- Năm 2011, trường Đại học
Queensland đã hỗ trợ Đà Nẵng nghiên cứu xử lý tình trạng xâm lấn của dây lang
bìm bìm.
- Bang Queensland cũng đã cử đại diện
bang sang tham dự Hội chợ EWEC 2014.
- Sau chuyến công tác tại Úc của
đoàn Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Võ Duy Khương, hai bên đang trao
đổi khả năng ký kết một Ý định thư hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo
và hỗ trợ doanh nghiệp.
|
24.
|
Thành phố
Gold Coast
|
2020
|
- Địa phương đầu tiên ký trực tuyến
- Hợp tác trao đổi đoàn và xúc tiến
du lịch
|
BỈ
|
25.
|
Vùng
Wallonie
|
2012
|
- Hai bên thường xuyên trao đổi
thông tin.
- Sở Công Thương đã gửi hồ sơ đề xuất
dự án hợp tác về đào tạo cán bộ xúc tiến thương mại với trường Đại học Liège
(Bỉ) cho Văn phòng đại diện Wallonie- Bruxelles tại Hà Nội.
- Năm 2014, Vùng Wallonie -
Bruxelles (Bỉ) cung cấp thông tin về chương trình học bổng tài năng của Vùng
cho Đà Nẵng, tuy nhiên thành phố không có người tham gia.
|
THỤY ĐIỂN
|
26.
|
Thành phố
Borås
|
2012
|
Hai thành phố đã được ICLD chấp nhận
tài trợ dự án hợp tác trong lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải với tổng kinh
phí là 2.400.000 SEK (tương đương 7,55 tỷ đồng) thực hiện trong 3 năm (2013 -
2015). Thành phố Đà Nẵng đã thành lập Ban Điều phối Dự án do Phó Chủ tịch
UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuân làm trưởng ban để thực hiện
dự án. Một số lợi ích mà thành phố đã nhận được thông qua dự án:
- 03 đoàn công tác của thành phố Đà
Nẵng (khoảng 25 cán bộ) đã có cơ hội thăm thực tế và học tập mô hình quản lý
rác thải tiên tiến và rất thành công của Borås, Thụy Điển trong vòng 07 ngày.
Tất cả các chi phí đều do Trung tâm dân chủ địa phương Thụy Điển ICLD chi trả.
Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ các chi phí hành chính khác.
- 04 đoàn công tác của thành phố Borås
(khoảng 40 người) đã làm việc tại Đà Nẵng, tiếp xúc với các ngành, UBND quận,
huyện và các đơn vị liên quan để chia sẻ kinh nghiệm về quản lý chất thải và
phân loại rác tại nguồn trong vòng 05 ngày. Tất cả các chi phí đều do Trung
tâm dân chủ địa phương Thụy Điển ICLD chi trả. Tất cả các chi phí đều do
Trung tâm dân chủ địa phương Thụy Điển ICLD chi trả. Thành phố Boras hỗ trợ
các chi phí khác.
- Các chuyên gia Borås và Thụy Điển
hỗ trợ thành phố lập Quy hoạch Quản lý chất thải rắn đến năm 2020, tầm nhìn
2030;
- Đại diện hai trường Đại học Bách
khoa - Đại học Đà Nẵng và Đại học Kỹ thuật - Đại học Borås đã ký kết Bản Thỏa
thuận nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai trường trong lĩnh vực nghiên cứu
và trao đổi đào tạo.
Đà Nẵng coi dự án hợp tác với Borås
là một mô hình hợp tác quốc tế cấp địa phương hiệu quả điển hình, là cơ hội để
thành phố học hỏi nhiều kinh nghiệm quý giá từ một nước có trình độ phát triển
tiên tiến, từ đó mở rộng tư duy về quản lý và quy hoạch đô thị.
- Tư vấn, góp ý của thành phố Boras
là một trong những cơ sở để Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy hoạch chuyên
ngành hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải rắn đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050. Sở Xây dựng
Thành phố phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng đã trình UBND thành phố và được
phê duyệt năm 2017.
- Năm 2018, Chủ tịch
UBND thành phố đã kí kết biên bản ghi nhớ tăng cường quan hệ hợp tác giữa
thành phố Đà Nẵng và thành phố Boras để làm tiền đề tiếp tục xin tổ chức Dân
chủ Địa Phương ICLD tài trợ Dự án “Giáo dục khoa học vì sự phát triển bền vững
tại Đà Nẵng”. Thông qua chuyến đi này, Công ty Boras Waste Recovery bày tỏ
quan tâm đến dự án Khu phức hợp xử lý rác thải tại Đà Nẵng.
|
PHẦN LAN
|
27.
|
Thành phố
Salo
|
2011
|
- Hợp tác vận động thành công Quỹ
sáng tạo Phần Lan (IPP) tài trợ dự án nâng cao năng lực xúc tiến thương mại
cho TP Đà Nẵng và kết nối doanh nghiệp Đà Nẵng- Phần Lan
- Tham gia Hội chợ EWEC 2012, doanh
nghiệp Salo đã ký kết 3 MOU với các doanh nghiệp Đà Nẵng về hợp tác giáo dục
(với trường Sky Line), về giới thiệu sản phẩm “năng lượng mặt trời” với Công
ty điện máy miền Trung.
- Năm 2012, qua sự giới thiệu của Sở
Ngoại vụ, trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Đại học Đà Nẵng, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội và trường Đại học Turku (Phần Lan) đã
phối hợp vận động được Dự án hợp tác nâng cao năng lực giảng dạy công nghệ
thông tin trị giá 601.346,76 Euro do Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ.
- Tháng 12/2012 và tháng 4/2013,
trong khuôn khổ dự án “Mô hình đối tác Salo - Đà Nẵng xúc tiến doanh nghiệp đổi
mới sáng tạo”, các khóa học về thiết lập hệ thống chuẩn hỗ trợ doanh nghiệp đổi
mới sáng tạo đã được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm cung cấp các thông tin hữu ích
về quản lý và đổi mới cho các doanh nghiệp và trường đại học tại thành phố.
Thành phố Salo cũng đã thông báo và hỗ trợ doanh nghiệp thành phố gửi hàng
hóa trưng bày tại “Ngôi nhà Việt Nam” (Vietnam House) tại Salo.
|
28.
|
Thành phố
Turku
|
|
- Đại sứ quán Phần Lan và Chương
trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Phần Lan- Việt Nam đã phối hợp với UBND thành
phố tổ chức các hội thảo chuyên đề về thành phố thông minh để nâng cao năng lực
cho cán bộ và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các mô hình đổi mới
sáng tạo tại Turku. Các hội thảo cụ thể như: Hội Thảo Thành Phố thông Minh Và
Đổi Mới Sáng Tạo Giữa Thành Phố Đà Nẵng Và Các Đối Tác Phần Lan (ngày
21/3/2018); Hội thảo “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo để vận hành thành phổ
thông minh và đổi mới sáng tạo” (ngày 28/6/2018); Hội thảo hướng dẫn về công
tác xây dựng và triển khai các dự án hợp tác phát triển trong lĩnh vực thành
phố thông minh và đổi mới sáng tạo (Ngày 12-14/11/2018). Phía Phần Lan cử 30
chuyên gia sang giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng và lo
tất cả chi
phí tổ chức hội thảo (chi phí chuyên gia, ăn ở đi lại, phiên dịch...).
- Thành phố Đà Nẵng và thành phố
Turku đã kí kết biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố
vào tháng 9/2018. Thành phố Turku đã gửi rất nhiều chuyên gia tham gia các cuộc
hội thảo do hai thành phố phối hợp tổ chức. Đặc biệt Đại diện Công viên khoa học
Turku; Công ty Resolute HQ và các công ty trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo đã
cử chuyên gia sang hỗ trợ năng lực cho cán bộ thành phố. Sau
chuyến đi, Ban
quản lý khu công nghệ cao và Công viên khoa học Turku cũng đã kết nối để học
hỏi mô hình và kinh nghiệm.
|
LIÊN BANG NGA
|
29.
|
Tỉnh
Yaroslavl
|
1999
|
- Hai bên đã ký 05 biên bản ghi nhớ
trong các 1999, 2003 (02 bản), 2006 và 2011. Hai địa phương đã trao đổi một số
đoàn lãnh đạo cấp cao và các đoàn doanh nghiệp, famtrip, báo chí; thực hiện một
số chương trình hợp tác như: mở cửa hàng trưng bày sản phẩm của nhau tại mỗi
địa phương; đưa sinh viên Đại học Đà Nẵng sang du học tại tỉnh Yaroslav;
doanh nghiệp sang tham gia các hội chợ, triển lãm.
- Năm 2014 là năm tỉnh Yaroslavl và
thành phố Đà Nẵng kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác (1999
- 2014). Trong năm, đoàn đại diện Đuma tỉnh Yaroslavl sang thăm và làm việc tại
Đà Nẵng. Thành phố cũng tổ chức đoàn đại biểu cấp cao thành phố Đà Nẵng thăm
chính thức Liên bang Nga từ 16 - 28/8/2014. Trong chuyến thăm này, đại diện Hội
đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và Đuma tỉnh Yaroslavl đã ký kết Bản Thỏa thuận
về quan hệ hợp tác giữa hai bên.
|
BELARUS
|
30.
|
Thành phố
Grodno
|
2004
|
- Phía bạn đã nhiều lần mời đoàn
thành phố tham gia các hoạt động giao lưu, xúc tiến đầu tư, thương mại, nhưng
thành phố không cử đoàn tham dự
|
PHÁP
|
31.
|
Vùng Nord
Pas de Calais
|
1993
|
- Tháng 9/1993, tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng (cũ) cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế thiết lập quan hệ hợp tác phi tập trung
với Vùng Nord Pas de Calais. Sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương, Hội đồng Vùng Nord Pas de Calais đã thỏa thuận với UBND thành phố
tiếp tục hợp tác, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng cùng với tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa
Thiên - Huế.
- Trong suốt quá trình hợp tác giữa
hai bên trong 14 năm (1993 - 2007), nhiều dự án thiết thực tại Đà Nẵng đã được
Hội đồng Vùng Nord Pas de Calais tài trợ, triển khai hiệu quả với tổng kinh
phí hỗ trợ lên đến 10 tỷ đồng. Một số chương trình, dự án nổi bật gồm có:
Nâng cao giá trị Bảo tàng Chăm, Xây dựng trụ sở CLB tiếng Pháp, dự án Tín dụng
nhỏ, dự án Bảo trì Đầm Rong, Cung cấp trang thiết bị cho Trường PTTH chuyên
Lê Quý Đôn và đào tạo cán bộ... Những chương trình, dự án này đã phát huy tác
dụng, góp phần giúp thành phố Đà Nẵng phát triển trên các lĩnh vực văn hóa,
xã hội, giáo dục.
- Năm 2007, nhận thấy sự phát triển
mạnh mẽ về mặt kinh tế của các tỉnh miền Trung, Hội đồng Vùng Nord Pas de
Calais dùng hình thức hợp tác này với 3 địa phương của miền Trung, trong đó
có Đà Nẵng.
|
32.
|
Tỉnh
Reunion
|
1997
|
Chỉ có ý nghĩa hữu nghị.
|
RUMANI
|
33.
|
Tỉnh
Hunedoara
|
2002
|
Chỉ có ý nghĩa hữu nghị.
|
34.
|
Thành phố
Timisoara
|
2014
|
- Thành phố duy trì trao đổi thư với
thành phố Timisoara (Rumani).
- Thành phố Timisoara nhiều lần mời
Đà Nẵng tham gia các sự kiện văn hóa nhưng thành phố không tham dự.
|
BULGARIA
|
35.
|
TP Vama
|
2014
|
- Tháng 8/2014, Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã có chuyến thăm và làm việc tại thành phố Vama
(Bulgaria). Nhân dịp này, lãnh đạo hai thành phố đã có buổi làm việc
và ký kết Bản Ghi nhớ thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa thành phố Đà
Nẵng và thành phố Vama.
- Trên cơ sở quan hệ chính thức giữa
hai thành phố, trường Đại học Y Vama đã đề nghị phía Đà Nẵng hợp tác triển
khai chương trình giáo dục sức khỏe trên sóng truyền hình quốc gia Bulgaria.
Sở Ngoại vụ đã gửi thông tin đến các đơn vị và trường đại học có liên quan,
tuy nhiên cho đến nay hai bên vẫn chưa triển khai hợp
tác cụ thể.
- Đầu năm 2015, Thị trưởng thành phố
Vama và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã trao đổi thu về một
số chương trình hợp
tác. Phía Đà Nẵng cũng đã gửi lịch sự kiện quốc tế năm 2015 để thành phố Vama
xem xét khả năng tham gia.
|
SLOVAKIA
|
36.
|
TP Košice
|
2015
|
Mới thiết lập quan hệ năm 2015.
|
HOA KỲ
|
37.
|
Thành phố
Pittsburgh
|
2008
|
Quan hệ hữu nghị, trao đổi một số đoàn
doanh nghiệp, chính quyền. Ngày 20/8 hằng năm là ngày hữu nghị Đà Nẵng tại
Pittsburgh tổ chức gặp mặt trực tuyến nhằm thảo luận các nội dung hợp tác
trong thời gian tới giữa hai thành phố, đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục, thành phổ thông minh và đổi mới sáng tạo. Sau cuộc họp,
các ngành trong tùng lĩnh vực đã chủ động kết hối thảo luận cụ thể để đề xuất
các hoạt động cụ thể trong thời gian đến. Thành phố Pittsburgh đánh giá rất
cao quan hệ hợp tác với thành phố Đà Nẵng và mong muốn quảng bá hơn nữa đến các
đối tác mối quan hệ này.
|
38.
|
Thành phố
Oakland
|
2007
|
- Hai bên duy trì hoạt động trao đổi
đoàn.
- Một số doanh nghiệp thành phố
Oakland đến khảo sát đầu tư khách sạn và khu vui chơi giải trí tại thành phố
Đà Nẵng.
- Cảng Đà Nẵng đã ký thỏa thuận hợp
tác với Cảng Oakland.
|
39.
|
Thành phố
Houston
|
2012
|
- Mới thiết lập quan hệ tháng
7/2012.
- Hai bên đã trao đổi một số đoàn
chính quyền và doanh nghiệp.
- Đại diện Đà Nẵng đã tiếp xúc và gặp
gỡ nhiều doanh nghiệp (cả Việt kiều) tại Houston để vận động đầu tư vào Đà Nẵng.
|
ANGOLA
|
40.
|
Thành phố
Benguela
|
2015
|
Chỉ có ý nghĩa hữu nghị.
|
MEHICO
|
41.
|
Toluca
|
|
Trao đổi hữu nghị
|
ARGENTINA
|
42.
|
Mar del
Plata
|
2022
|
Trao đổi hữu nghị
|
PHỤ
LỤC II
NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
STT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn vị thực
hiện
|
Đơn vị phối
hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
I
|
Chính trị,
an ninh, quốc phòng
|
|
|
|
1.
|
Xây dựng, ban hành chương trình, kế
hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quyết sách của Trung ương về
đối ngoại và hội nhập quốc tế
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
2.
|
Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng
trong cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập và hợp tác quốc tế
|
Ban Tuyên giáo Thành ủy
|
Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan
|
|
3.
|
Tham mưu, kiến nghị phân công, phân
nhiệm cụ thể giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại
nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa 3 trụ cột đối ngoại
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
4.
|
Xây dựng và triển khai chương
trình/kế hoạch phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng
|
UBND Thành phố, Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
5.
|
Chủ động tìm kiếm, xây dựng kế hoạch
và thúc đẩy hợp tác với các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực
mà Đà Nẵng có nhu cầu
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
6.
|
Xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để áp dụng
khi ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác hữu nghị với địa phương các
nước
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
7.
|
Định kỳ tổ chức họp liên ngành nhằm
rà soát, đánh giá hiệu quả triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa thành phố
Đà Nẵng với địa phương các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
8.
|
Nâng cao vai trò và vị thế của Sở
Ngoại vụ Đà Nẵng và nâng cấp Trung tâm phục vụ đối ngoại của Đà Nẵng -SCEDFA
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
9.
|
Tích cực chủ trì tổ chức các diễn
đàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên về hội nhập quốc tế
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
10.
|
Tăng cường tổ chức các chương
trình/lớp cập nhật thông tin, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc
tế cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
11.
|
Vận động các nước mở Tổng lãnh sự
quán, Cơ quan xúc tiến thương mại, du lịch tại Đà Nẵng; vận động các tổ chức
quốc tế, nhất là các ngân hàng, định chế tài chính lớn đặt chi nhánh, văn
phòng tại Đà Nẵng
|
Sở Ngoại vụ
|
Sở KHĐT, Ban XTHTĐT, Các đơn vị liên
quan
|
|
12.
|
Mở rộng, đa dạng
hóa các kênh
trao đổi thông tin với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan
đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các địa phương, đối tác nước ngoài có quan
hệ hợp tác với thành phố
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
13.
|
Tăng cường, nâng cao hiệu quả các
khuôn khổ hợp tác với Mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương về Quản lý
định cư con người (CITYNET), Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA
về phát triển bền vững vùng bờ, Asia Pacific City Summit, ASEAN Smart City
Network, World Cities Summit, Mayors For Peace
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
14.
|
Chủ động đề xuất các sáng kiến phát
triển, xây dựng các cơ chế hợp tác nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác và phát
triển trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC)
|
Các đơn vị liên quan
|
Sở Ngoại vụ
|
|
15.
|
Thường xuyên cử cán bộ tham gia các
khóa tập huấn, phổ biến kiến thức về tình hình quốc tế và hội nhập quốc tế do
Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương tổ chức
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
16.
|
Xây dựng chuyên mục hội nhập quốc tế
trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương
|
Sở Ngoại vụ
|
Sở TTTT, các đơn vị
|
|
17.
|
Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền đối ngoại thông qua các đoàn đi công tác nước ngoài, các đoàn nước
ngoài, các đoàn phóng viên nước ngoài vào quay phim thực hiện phóng sự, hoạt
động tại địa phương
|
Sở TTTT
|
Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan
|
|
18.
|
Xây dựng cơ chế giao ban định kỳ và
đột xuất giữa lãnh đạo ngoại vụ, công an và quốc phòng địa phương
|
Sở Ngoại vụ, Công an thành phố, Bộ
chỉ huy quân sự
|
|
|
19.
|
Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tập
huấn về ngoại ngữ, kinh nghiệm hội nhập, hợp tác quốc tế cho các lực lượng vũ
trang địa phương (Sở Ngoại vụ chủ trì) và các lớp bồi dưỡng kiến thức an
ninh, quốc phòng cho cán bộ làm công tác đối ngoại (công an, quốc phòng chủ
trì).
|
Sở Ngoại vụ, Công an thành phố, Bộ
chỉ huy quân sự
|
Các đơn vị liên quan
|
|
20.
|
Tích cực tham gia đóng góp vào các
cơ chế hợp tác song phương và đa phương về an ninh, phòng chống tội phạm và
các thách thức xuyên biên giới.
|
Sở Ngoại vụ, Công an thành phố
|
Các đơn vị liên quan
|
|
21.
|
Tạo điều kiện cho các tàu quân sự, cảnh
sát biển các nước thăm xã giao, giao lưu hữu nghị trong các khuôn khổ song
phương và đa phương.
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
22.
|
Tích cực tham gia các diễn đàn đa phương
về các vấn đề an ninh phi truyền thống, bao gồm an ninh lương thực, an ninh
nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh mạng và các thách thức an ninh phi
truyền thống khác...
|
Sở Ngoại vụ
|
Các đơn vị liên quan
|
|
23.
|
Tham gia phối hợp diễn tập phòng chống
tai nạn, chống cướp biển, các tình huống nhân đạo...
|
Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng thành phố
|
|
|
|
Các chương trình Đề án, nhiệm vụ khác do Sở
ngành đề xuất …
|
|
|
|
II
|
Hội nhập quốc
tế thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn
|
|
|
|
A
|
Về du lịch
|
|
|
|
1.
|
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng
bá vận động các giải thưởng du lịch, đặc biệt là giải thưởng của các tổ chức
lớn có uy tín về du lịch như Trip Advisor, Forbes Travel Guide, Michelin
Guide, World Travel Award, Travel + Leisure Awards, Condé Nast Traveler
|
Sở Du lịch
|
Các đơn vị liên quan
|
|
2.
|
Xây dựng chính sách khuyến khích,
thu hút đầu tư phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng vật
chất phục vụ du lịch (đường bộ, đường hàng không, hệ thống sân bay, khách sạn,
các dịch vụ cung ứng đi kèm), nhất là hệ thống cảng biển chuyên dụng phục vụ
du lịch và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch thủy nội địa
|
Sở Lao động- TBXH, Sở GTVT, Sở Du lịch,
Sở Xây dựng, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng
|
Các đơn vị liên quan
|
|
3.
|
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhà đầu
tư lập quy hoạch và triển khai xây dựng các dự án du lịch theo quy hoạch đã
duyệt.
|
Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện
|
Sở Du lịch, các đơn vị liên quan
|
|
4.
|
Kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án đầu
tư khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí quy mô, đẳng cấp quốc
tế nhằm tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
|
Sở Du lịch, các đơn vị liên quan
|
|
5.
|
Tham mưu UBND thành phố tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc của các dự án trọng điểm về du lịch.
|
Sở KHĐT
|
Sở Du lịch, các đơn vị liên quan
|
|
6.
|
Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng
cao, gắn với thương hiệu du lịch Đà Nẵng an toàn và mến khách; đa dạng hóa
các sản phẩm/dịch vụ du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch theo hướng bền vững, thân
thiện môi trường (du lịch bất động sản, du lịch bền vững và có trách nhiệm,
du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch giảm carbon, du lịch ẩm thực, du lịch làm
việc-giải trí, du lịch tình nguyện và từ thiện,...)
|
UBND các quận huyện, Hiệp hội Du lịch,
Doanh nghiệp Du lịch
|
Sở Du lịch, Sở VHTT, các đơn vị liên
quan
|
|
7.
|
Xác định đối tượng, phân khúc khách
chủ lực để có hướng đầu tư, khai thác phù hợp; kết hợp duy trì thị trường
truyền thống Đông Bắc Á với phát triển thị trường Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mĩ,
hướng đến mở rộng thị trường khách các nước Australia, Ấn Độ, Nga và các nước
khu vực Trung Đông, Châu Âu.
|
Sở Du lịch
|
Các đơn vị liên quan
|
|
8.
|
Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch
chuyên biệt hướng tới nhóm du khách Hồi giáo theo hướng tạo sự liên kết giữa
du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn Halal.
|
Hiệp hội Du lịch, Doanh nghiệp du lịch
|
Sở Du lịch, Các đơn vị liên quan
|
|
9.
|
Tích cực xây dựng thương hiệu địa
phương (local branding), thương hiệu thành phố (city branding) gắn với thương
hiệu quốc gia; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh qua truyền thông, điện ảnh; mời những người có
tầm ảnh hưởng quốc tế (KOL) đến Đà Nẵng tham dự sự kiện, các chương trình du
lịch ẩm thực...; phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch.
|
Sở Du lịch
|
Sở VHTT, các
đơn vị liên quan
|
|
10.
|
Đẩy mạnh quốc tế hóa các kênh quảng
bá du lịch chú ý tăng cường đa ngôn ngữ và tăng cường tương tác với khán giả,
sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội có tính tương tác cao
(Youtube, TikTok, Music Video...).
|
Sở Du lịch
|
Các đơn vị liên quan
|
|
11.
|
Nâng cao hiệu quả khai thác các đường
bay hiện có
|
Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Công
ty CP Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng, Các hãng hàng không
|
Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Các
đơn vị liên quan
|
|
12.
|
Phối hợp đề xuất mở các đường bay mới
kết nối với các thị trường tiềm năng như Australia, Ấn Độ, Trung Đông, Nga,
Tây Âu, Bắc Âu...
|
Sở GTVT, Cảng Hàng không Quốc tế Đà
Nẵng, Công ty CP Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng, Các hãng hàng
không
|
Các đơn vị liên quan
|
|
13.
|
Tăng cường hợp tác, liên kết vùng/khu
vực trong khai thác du lịch đường bộ.
|
Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch
|
Các đơn vị liên quan
|
|
14.
|
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại
diện, các tổ chức, hiệp hội du lịch, các văn phòng đại diện du lịch các nước
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...; nâng cao hiệu quả hoạt động của
các văn phòng đại diện du lịch Đà Nẵng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và
nghiên cứu xúc tiến mở mới đại diện du lịch tại một số thị trường tiềm năng
như châu Âu, Trung Đông, Australia, Ấn Độ...
|
Sở Du lịch
|
Các đơn vị liên quan
|
|
|
Các chương trình Đề án, nhiệm vụ
khác do Sở ngành đề xuất…
|
|
|
|
B
|
Về kinh tế biển,
hàng không gắn với dịch vụ logistics
|
|
|
|
15.
|
Khai thác các ưu thế của địa phương
như cảng biển nước sâu, sân bay, đường bộ, đường sắt xuyên suốt..., đẩy mạnh
thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển cảng Liên Chiểu,
sân bay Đà Nẵng, ga hàng hóa Kim Liên và mạng lưới giao thông đường bộ kết nối
với các trục cao tốc quốc gia; xúc tiến đầu tư tuyến quốc lộ 14D và đoạn nối
tiếp qua khu vực nam Lào và đông bắc Thái Lan, Myanmar, sớm hình thành Hành
lang kinh tế Đông - Tây 2, góp phần tăng thêm nguồn hàng cho cảng Đà Nẵng.
|
Sở GTVT, Sở KHĐT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
16.
|
Thúc đẩy các hoạt động hợp tác trao
đổi thương mại, góp phần triển khai hiệu quả các nội dung thỏa thuận tại Hiệp
định thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam và Lào; trong đó, chú trọng
tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đơn giản hóa thủ tục hải quan để
thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu của Lào và quá cảnh sang Lào thông qua các cảng
biến tại Đà Nẵng.
|
Sở Công Thương; Cục Hải quan thành
phố Đà Nẵng
|
Các đơn vị liên quan
|
|
17.
|
Phối hợp xây dựng mối liên kết, điều
tiết phân luồng hàng hóa giữa các cảng biển trong khu vực, khắc phục tình trạng
đầu tư manh mún, cạnh tranh không lành mạnh.
|
Sở GTVT, Sở Công Thương
|
Các đơn vị liên quan
|
|
18.
|
Phối hợp đề xuất cấp thẩm quyền nghiên
cứu điều chỉnh giảm mức phí, lệ phí hàng hải để thu hút tàu có trọng tải lớn
vào cảng Đà Nẵng.
|
Sở GTVT
|
Sở Công Thương, Sở KHCN
|
|
19.
|
Tiên phong ứng dụng công nghệ và nền
tảng số trong lĩnh vực logistics để nâng cao hiệu quả,
tối ưu năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp, tiến
tới hình thành hệ sinh thái logistics bền vững tại Đà Nẵng.
|
Sở Công thương
|
Các đơn vị liên quan
|
|
20.
|
Tổ chức các hoạt động học tập kinh
nghiệm quốc tế về xây dựng hệ sinh thái logistics (phần cứng) và năng lực quản
lý vận hành logistics (phần mềm) với cáo đối tác Singapore, Hà Lan, Bỉ, Trung
Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc.
|
Sở GTVT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
21.
|
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với nước
ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực logistics để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của thành phố: tham khảo triển khai mô hình đào tạo của liên doanh giữa
tập đoàn toàn cầu STC Hà Lan với Tân Cảng Sài Gòn.
|
|
Các đơn vị liên quan
|
|
|
Các chương hình Đề án, nhiệm vụ khác
do Sở ngành đề xuất ….
|
|
|
|
C
|
Công nghệ thông
tin, kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao gắn với đô thị sáng tạo khởi
nghiệp
|
|
|
|
22.
|
Vận động các đối tác quốc tế hỗ trợ
thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học
và công nghệ, phát triển tiềm lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất và đời sống tại thành phố Đà Nẵng.
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
23.
|
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính
sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển giao, làm chủ và phát triển
công nghệ từ nước ngoài vào Đà Nẵng, phát triển thị trường, tạo lập thị trường
ứng dụng
công nghệ mới, sản phẩm mới.
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
24.
|
Nâng cao vai trò của Trung tâm Hỗ trợ
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo.
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
25.
|
Chủ động tham gia hợp tác quốc tế
trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vài công nghệ
như ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển và ứng dụng
công nghệ sạch, năng lượng tái tạo... Đẩy mạnh; hoạt động tìm kiếm, mua bán
và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến.
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
26.
|
Chủ động kết nối với các đối tác có
nền khoa học công nghệ phát triển để hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, tạo điều
kiện cho học sinh, sinh viên thực tập nhằm tiếp cận công nghệ mới, kỹ thuật
cao và làm việc ở nước ngoài.
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
27.
|
Kết nối mạng lưới các nhà đầu tư
thiên thần và quỹ đầu tư của nước ngoài với Đà Nẵng; thu hút các quỹ đầu tư mở
văn phòng tại Đà Nẵng; khuyến khích, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
|
Sở KHCN, BQL Khu công nghệ cao và
các khu công nghiệp
|
Các đơn vị liên quan
|
|
28.
|
Đẩy mạnh hợp tác, vận động sự tham
gia của các tổ chức nước ngoài trong triển khai các dự án nghiên cứu khoa học,
ứng dụng công nghệ, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo.
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
29.
|
Tham vấn các đối tác Phần Lan, Thụy
Điển, Singapore, Hàn Quốc để học tập mô hình triple helix (mô hình phát triển
xoắn ốc Chính quyền- Cơ sở đào tạo/nghiên cứu- Doanh
nghiệp).
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
30.
|
Tổ chức kết nối hệ sinh thái khỏi
nghiệp đổi mới sáng tạo với các quốc gia đứng đầu về chỉ số
đổi mới sáng tạo như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Anh, Phần Lan, Đức,...
|
Sở KHCN
|
Các đơn vị liên quan
|
|
|
Các chương trình Đề án, nhiệm vụ
khác do Sở ngành đề xuất …
|
|
|
|
D
|
Đầu tư, tài chính -
ngân hàng
|
|
|
|
31.
|
Xây dựng định hướng hợp tác với các
đối tác ưu tiên:
(i) Nhóm đối tác lớn, quan trọng Hoa
Kỳ và Trung Quốc;
(ii) Nhóm đối tác kinh tế truyền thống
và các nước láng giềng trong hành lang kinh tế Đông Tây (Nhật, Hàn Quốc,
Singapore, EU, Anh, Thụy Sỹ, Australia, Thái Lan, Campuchia..);
(iii) Mở rộng hợp tác với nhóm tiềm
năng, đang lên (Trung Đông, Nam Á), trong đó đặc biệt chú ý đối tác Ấn Độ và
UAE;
(iv) Tăng cường hợp tác với các tổ
chức quốc tế, cơ quan hợp tác quốc tế của các nước như WB, ADB, OFID, USAID,
JICA, KOICA...
|
Sở KHĐT
|
Sở Ngoại vụ, các đơn vị liên quan
|
|
32.
|
Khai thác hiệu quả các hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu và
phổ biến cho doanh nghiệp về cơ hội và thách thức về các FTA Việt Nam tham
gia, ký kết và thực thi, đặc biệt là về CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP; đón đầu
các cơ hội mới từ các thỏa thuận đang trong quá trình đàm phán, chờ phê chuẩn
như các FTA giữa Việt Nam và UAE; Việt Nam-Israel; Việt Nam-EFTA
|
Sở Công Thương
|
Các đơn vị liên quan
|
|
33.
|
Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa
chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với 5 lĩnh vực mũi nhọn: (i) Du lịch và
dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; (ii) Cảng biển, hàng
không gắn với dịch vụ logistics; (iii) Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây
dựng đô thị sáng tạo, khỏi nghiệp; (iv) Công nghiệp công nghệ thông tin, điện
tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; (v) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
và ngư nghiệp.
|
Sở KHĐT
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư; các
đơn vị liên quan
|
|
34.
|
Đa dạng hóa nội dung, hình thức xúc
tiến đầu tư; kết hợp xúc tiến đầu tư với thương mại, du lịch, văn hóa và giao
lưu nhân dân; triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm,
chú trọng một số đối tác, tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500) và thị trường quan
trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Đông và châu
Âu.
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư; các
đơn vị liên quan
|
|
35.
|
Tăng cường tính liên kết, phối hợp với
các tỉnh, thành phố khác trong xây dựng và triển khai chính sách thu hút đầu
tư; chú trọng tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư với đội ngũ nhà đầu tư nước
ngoài ở hai miền Nam - Bắc...; sẵn sàng đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư
quốc tế cũng như tại Việt Nam.
|
Sở KHĐT
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư; các
đơn vị liên quan
|
|
36.
|
Tăng cường đối thoại với các nhà đầu
tư nước ngoài và tập trung giải quyết những tồn tại, bất cập như vấn đề quỹ đất
và hạ tầng và năng lực nguồn nhân lực.
|
Sở KHĐT
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư
|
|
37.
|
Tiếp tục cải cách để nâng hạng Chỉ số
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
|
|
Các đơn vị liên quan
|
|
38.
|
Chủ động tiếp cận nhà tài trợ, nhằm
vận động các dự án có quy mô lớn theo định hướng ưu tiên của thành phố đã được
xác định trong danh mục ưu tiên vận động ODA
|
Sở KHĐT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
39
|
Thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm
với Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Macao (Trung Quốc), Dubai
(UAE),...trong quá trình xây dựng, vận hành trung tâm tài chính
|
Sở KHĐT
|
Sở Ngoại vụ, các đơn vị liên quan
|
|
|
Các chương trình Đề án, nhiệm vụ
khác do Sở ngành đề xuất......
|
|
|
|
E
|
Nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao và ngư nghiệp
|
|
|
|
1.
|
Thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ
cao
|
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Các đơn vị liên quan
|
|
2.
|
Học hỏi các mô hình nuôi trồng, chế
xuất tiên tiến nhằm tối ưu sản lượng và giảm thất thoát; thúc đẩy hợp tác với
các đối tác như: Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
|
|
|
3.
|
Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động
bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Hiệp định
VPA/FLEGT...; tập trung hỗ trợ các hoạt động mang lại giá trị tăng cao như trồng
rừng gỗ lớn thâm canh, chứng chỉ rùng bền vững FSC, chế biến xuất
khẩu gỗ, hạ tầng lâm nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh trồng rừng gỗ lớn.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
|
|
|
|
Các chương trình Đề án, nhiệm vụ
khác do Sở ngành đề xuất
|
|
|
|
Ill
|
Văn hóa,
giáo dục - đào tạo, y tế
|
|
|
|
1.
|
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với
du lịch; phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối
ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua
các hoạt động văn hóa nghệ thuật và truyền thống phù hợp với thành phố Đà Nẵng.
|
Sở VHTT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
2.
|
Chủ động, tích cực tham gia các
khuôn khổ hợp tác đa phương cũng như song phương trong lĩnh vực văn hóa - xã
hội; thu hút nguồn lực và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong bảo tồn, phát
huy và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Thành
phố; tham gia triển khai các mục tiêu của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN
|
Sở VHTT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
3.
|
Nghiên cứu tham vấn các chuyên gia về
khung chuẩn nghề ASEAN, đặc biệt các ngành nghề liên quan đến 5 lĩnh vực kinh
tế mũi nhọn của Đà Nẵng, để tham chiếu hoàn thiện và triển khai các chương
trình đào tạo nhân lực đáp ứng trình độ chuẩn ASEAN
|
Sở LĐTBXH
|
Các đơn vị liên quan
|
|
4.
|
Xây dựng chương trình, kế hoạch thúc
đẩy xuất khẩu lao động của thành phố Đà Nẵng
|
Sở LĐTBXH
|
Các đơn vị liên quan
|
|
5.
|
Đưa nội dung xuất khẩu lao động
vào chương trình hoạt động đối ngoại, tiếp xúc, trao đổi đoàn; nội dung trao
đổi, hợp tác, các văn bản ký kết với các địa phương nước ngoài.
|
Sở Ngoại vụ
|
Sở LĐTBXH
|
|
6.
|
Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Bộ
Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Tổng lãnh sự quán
nước ngoài tại Đà Nẵng trong việc cung cấp thông tin, kết nối, giới thiệu đối
tác.
|
Sở Ngoại vụ
|
Sở LĐTBXH
|
|
7.
|
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích, ưu đãi nhằm thu hút nhân lực, lao động trình độ cao từ nước ngoài về
sinh sống và làm việc lâu dài tại Đà Nẵng.
|
Sở LĐTBXH
|
Sở Ngoại vụ, Các đơn vị liên quan
|
|
8.
|
Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho
giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển,
các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp
|
Sở LĐTBXH
|
Các đơn vị liên quan
|
|
9.
|
Nghiên cứu khả năng triển khai mô
hình trường đại học quốc tế tổ chức đào tạo và cấp bằng ngay tại địa phương;
khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học;
tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao
công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình với
các trường: đại học nước ngoài có uy tín, và xây dựng chính sách thu hút sinh
viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Đà Nẵng.
|
Sở GDĐT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
10.
|
Đổi mới và tái cấu trúc hệ thống
giáo dục để hình thành được một số cơ sở giáo dục đạt đẳng cấp quốc tế với những
thành công trong nghiên cứu và đào tạo đội ngũ sinh viên có vị trí quan trọng
trong bộ máy quản lý, hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh
doanh, cơ sở nghiên cứu...
|
Sở GDĐT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
11.
|
Thu hút nguồn lực trong và ngoài nước
đầu tư, phát triển hệ thống y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế tại Đà Nẵng;
khuyến khích các bệnh viện uy tín quốc tế thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng.
|
Sở Y tế
|
Các đơn vị liên quan
|
|
12.
|
Tăng cường kết nối, đa dạng hóa các
mô hình bệnh viện (bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên ngành, các phòng khám
chuyên khoa quốc tế...) nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của người dân và du khách
quốc tế.
|
Sở Y tế
|
Các đơn vị liên quan
|
|
13.
|
Phân bổ nguồn lực phù hợp, tạo sự gắn
kết, đồng bộ giữa phát triển y tế, giáo dục và du lịch nhằm nâng cao sức hấp
dẫn và tính cạnh tranh của Đà Nẵng
|
Sở Tài chính
|
Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan
|
|
|
Các chương trình Đề án, nhiệm vụ
khác do Sở, ngành đề xuất ……
|
|
|
|
IV
|
Môi trường,
biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
|
|
|
|
1.
|
Xây dựng kế hoạch: tổng thể của
thành phố trong thích ứng với các tiêu chuẩn mới như Thuế tối thiểu toàn cầu,
các quy định về thẩm định tính bền vững của chuỗi cung ứng, các sáng kiến về
chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển bền vững...
|
Sở TNMT
|
Sở KHCN, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ,
các đơn vị liên quan
|
|
2.
|
Tăng cường triển khai các kế hoạch,
chương trình, dự án hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và
kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan từ các đối tác nước ngoài
|
Sở TNMT
|
Sở Ngoại vụ, các đơn vị liên quan
|
|
3.
|
Tích cực, chủ động tham gia
các cơ chế hợp tác song phương và đa phương về môi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu,
tiến tới chủ trì đề xuất các sáng kiến hợp tác trong các lĩnh vực này
|
Sở TNMT
|
Sở Ngoại vụ, các đơn vị liên quan
|
|
4.
|
Chủ động nghiên cứu các xu hướng mới
như thị trường tín chỉ các- bon, các tiêu chuẩn môi trường trong chuỗi sản xuất,
cung ứng; tham mưu chính sách, xây dựng lộ trình của thành phố trong triển
khai các cam kết của Việt Nám về môi trường và ứng phó biến
đổi khí hậu.
|
Sở TNMT
|
Các đơn vị liên quan
|
|
5.
|
Đẩy mạnh tuyên truyền về những nỗ lực
của địa phương trong triển khai các Mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc
(SDGs)
|
Sở TNMT
|
Sở TTTT, các đơn vị liên quan
|
|
6.
|
Thúc đẩy hợp tác tham khảo kinh nghiệm,
chuyển giao công nghệ chuyển đổi xanh, phát triển bền vững từ Singapore, Nhật
Bản, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Hà Lan.
|
Sở TNMT
|
Sở KHCN, các đơn vị liên quan
|
|
7.
|
Tham khảo mô hình, chiến lược tuần
hoàn của các nước phát triển và xem xét nhập khẩu công nghệ tuần hoàn từ các
nước châu Á với chi phí hợp lý hơn. Trong giai đoạn từ nay đến 2030, Đà Nẵng
nên ưu tiên lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải, đặc biệt là nhựa và điện tử;
các đối tác trọng tâm gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hà Lan.
|
Sở TNMT
|
Sở KHCN, các đơn vị liên quan
|
|
8.
|
Đẩy nhanh lộ trình xây dựng, thử nghiệm
và vận hành thị trường các- bon, thúc đẩy các cơ chế hợp tác, ký kết các MOU
về tín chỉ các-bon, thúc đẩy xây dựng các dự án thí điểm về trao đổi các-bon.
|
Sở Ngoại vụ
|
Sở TNMT, Sở KHCN, các đơn vị liên
quan
|
|