Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2836/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 06/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2836/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Phát triển công nghiệp Vùng toàn diện, vững chắc, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với thu hút nguồn lực bên ngoài, đảm bảo liên kết vùng trong đầu tư phát triển;

b) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp có trình độ cao, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, phát triển công nghiệp lưỡng dụng phục vụ an ninh, quốc phòng;

c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo hướng giảm dần công nghiệp sơ chế thâm dụng lao động, tăng dần các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao;

d) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của các doanh nghiệp công nghiệp. Phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan thiên nhiên.

2. Mục tiêu phát triển

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2015 đạt 9-10%; giai đoạn 2016-2020 đạt 12-13%;

b) Tốc độ tăng truởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2015 đạt 10-11%; giai đoạn 2016-2020 là 14-15,0%;

c) Công nghiệp + Xây dựng chiếm tỷ trọng 44-45% năm 2015, tăng lên 45-46% năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 35-36% năm 2015, tăng lên 36-37% năm 2020.

3. Định hướng phát triển

3.1. Đến năm 2020

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cơ bản là vùng công nghiệp theo hướng hiện đại, đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Phát triển một số thương hiệu sản phẩm công nghiệp riêng, đặc trưng cho Vùng, tham gia vào chuỗi xuất khẩu và chuỗi sản xuất trọng điểm của cả nước;

- Tăng cường khai thác lợi thế về nguồn lao động, vị trí địa lý và nguyên liệu hải sản, nguyên liệu khoáng sản, vật liệu xây dựng phục vụ công nghiệp chế biến;

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trong vùng với các địa phương khác để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp công nghiệp. Hình thành sự phân công sản xuất, tham gia chế tạo trong từng công đoạn sản phẩm;

- Về cơ cấu ngành: Giai đoạn đến năm 2020 tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có lợi thế về nguyên liệu và thị trường như: Công nghiệp cơ khí; chế biến hải sản-thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, hóa dầu; sản xuất điện. Đồng thời tập trung, phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường, các ngành và sản phẩm công nghệ cao như: Cơ khí chính xác; công nghiệp điện tử; công nghiệp hỗ trợ tạo thành một mạng lưới vệ tinh sản xuất, cung ứng và xuất khẩu cho các công ty trong nước và nước ngoài;

- Về công nghệ: Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu tư mới; nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp đối với các doanh nghiệp công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp nông thôn nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3.2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cả vùng.

- Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến sâu với công nghệ và thiết bị hiện đại, các sản phẩm công nghiệp có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh cao, chất lượng và giá trị đáp ứng tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế;

- Tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử, sản xuất các loại vật liệu, chi tiết linh kiện.

- Chú trọng sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp độc đáo, đặc trưng của Vùng phát triển gắn liền với bản sắc văn hóa của địa phương phục vụ nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

4. Quy hoạch phát triển

4.1. Công nghiệp cơ khí, luyện kim

4.1.1. Đến năm 2020

- Ngành công nghiệp luyện kim tập trung chủ yếu vào ưu tiên sản xuất thép hợp kim phục vụ chế tạo cơ khí tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi;

- Công nghiệp cơ khí, tập trung vào các nhóm sản xuất lớn sản xuất khuôn mẫu tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi; gia công áp lực tại Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng; sản xuất kết cấu thép, que hàn và vật liệu hàn, sản xuất thiết bị năng lượng mới, năng lượng tái tạo tại Quảng Ngãi, Bình Định.

- Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, luyện kim tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định.

- Sản xuất máy và thiết bị, tập trung đầu tư sản xuất máy nông nghiệp, máy chế biến nông lâm, thủy sản tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; thiết bị an toàn và xử lý môi trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

- Sản xuất thiết bị điện công nghiệp và điện gia dụng tại Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, thiết bị cơ điện tử tại Đà Nẵng.

- Sản xuất thiết bị y tế, cơ khí chính xác tại Bình Định, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.

- Sản xuất ô tô, ưu tiên xe tải, xe bus chất lượng cao, xe chuyên dụng, tại Quảng Nam.

- Sản xuất phương tiện vận tải khác, tập trung vào đóng tàu, trong đó ưu tiên tàu lớn và tàu chuyên dụng, tàu hậu cần, tàu chế biến thô và sản xuất, lắp ráp thiết bị dự báo, cảnh báo, thiết bị thăm dò trên biển, trên không và thềm lục địa ven biển tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.

4.1.2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Mở rộng, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất lắp ráp máy và thiết bị hoàn chỉnh trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ của các dự án thuộc lĩnh vực: Công nghiệp sản xuất ô tô, thiết bị điện gia dụng; máy và thiết bị chế biến nông sản, thủy sản với tiêu chí tiêu hao ít năng lượng và vật tư, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn môi trường;

- Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hợp tác với nước ngoài để đến năm 2030 có thể sản xuất được các chi tiết, linh kiện quan trọng nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ công nghiệp cơ khí của khu vực và toàn cầu;

- Đẩy mạnh hợp tác với các nước có ngành công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển trong công tác nghiên cứu và triển khai; ứng dụng phát triển các công nghệ mới, hiện đại để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành cơ khí.

4.1.3. Định hướng liên kết vùng

- Ngành công nghiệp sản xuất máy và thiết bị cơ khí nặng được bố trí sản xuất chủ yếu ở Dung Quất, Quảng Ngãi;

- Định hướng sản xuất phương tiện vận tải đường bộ, chủ yếu là ôtô tại Quảng Nam; sản xuất phương tiện vận tải thủy được triển khai ở cả Vùng, nhưng tập trung quy mô lớn ở Quảng Ngãi, vận tải thủy chuyên dụng ở Đà Nẵng;

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, luyện kim định hướng ở Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi;

- Thiết bị điện, thiết bị năng lượng tập trung sản xuất ở Đà Nẵng, Bình Định;

- Ngành công nghiệp sản xuất máy và thiết bị nông nghiệp được khuyến khích đầu tư sản xuất ở các địa phương, nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Nam, Bình Định;

- Sản xuất thiết bị y tế, cơ khí chính xác khuyến khích tập trung Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Bình Định.

4.2. Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử

4.2.1. Đến năm 2020

- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, lắp ráp điện tử, pin năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Bình Định.

- Sản xuất lắp ráp máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng tại các khu công nghệ cao Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.

- Mở rộng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực ngành điện tử, công nghệ thông tin và xây dựng trung tâm đo, kiểm định mẫu và thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ thông tin tại Đà Nẵng.

4.2.2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Đầu tư chiều sâu với yêu cầu làm chủ thiết kế và sản xuất phần lớn sản phẩm công nghệ cao tiên tiến, hiện đại; các thiết bị sản xuất trên cơ sở nền sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít vật tư, năng lượng, có giá trị gia tăng cao;

- Sản xuất thiết bị gia dụng chất lượng cao bằng vật liệu mới;

- Thiết kế và chế tạo các thiết bị, phương tiện bảo vệ, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ; các thiết bị điện tử dùng để đo kiểm, thiết bị y tế;

- Sản xuất phần mềm và các thiết bị phần cứng đáp ứng phần lớn nhu cầu.

4.2.3. Định hướng liên kết vùng

Thành phố Đà Nẵng được xác định là đô thị tâm điểm do có ưu thế về nguồn nhân lực và xu hướng đẩy mạnh dịch vụ với các nhóm ngành sản phẩm công nghệ cao, yêu cầu nhân lực được đào tạo tốt; tập trung vào công nghiệp hỗ trợ điện tử, sản xuất, lắp ráp các loại máy tính, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, thiết bị điện, điện lạnh, điện tử dân dụng và chuyên dụng, hướng dẫn tới việc chế tạo các hệ thống chấp hành với phần mềm nhúng phục vụ điều khiển các quá trình tự động hóa trong các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu, khai khoáng, điều khiển giao thông... Ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp công nghệ cao của Vùng. Hình thành một số nhà máy quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lắp ráp máy tính, sản xuất các thiết bị thông tin liên lạc, đặc biệt là liên lạc trên không, trên mặt biển và dưới biển.

4.3. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm

4.3.1. Đến năm 2020

a) Chế biến thủy sản

- Toàn vùng duy trì và phát triển chế biến các mặt hàng thủy sản truyền thông như: thực phẩm khô, nước mắm, sản xuất phục vụ tiêu dùng tại chỗ và nhu cầu hàng lưu niệm cho khách du lịch. Tận dụng các phụ phẩm, phế liệu làm thêm sản phẩm mới tăng hỉệu quả sản xuất kinh doanh như: chế biến thức ăn gia súc, bột cá.

- Ổn định nguồn nguyên liệu của cả vùng, đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng nước ngoài, giám sát chặt chẽ xuất xứ chất lượng nguồn thủy hải sản, tập trung phát triển các sản phẩm chế biến thủy hải sản chất lượng cao với số lượng lớn cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản sẵn có tại Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Quảng Ngãi tập trung đầu tư công nghệ, phục vụ cho nhu cầu nội địa cao cấp, phục vụ khách du lịch và gia công sơ chế cho các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu ở Đà Nẵng.

b) Chế biến gỗ, giấy và các sản phẩm lâm sản

- Chế biến gỗ, lâm sản: Tiếp tục đầu tư phát triển cụm chế biến gỗ xuất khẩu Bình Định, trong đó tập trung mạnh vào liên kết doanh nghiệp trong cụm nhằm giảm giá thành, tăng giá trị gia tăng thông qua thiết kế mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở mũi nhọn này, xây dựng hệ thống vệ tinh chế biến gỗ và vùng nguồn nguyên liệu tại các địa phương khác (Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) cung cấp hỗ trợ cho cụm chính ở Bình Định, phục vụ cho nhu cầu nội địa cao cấp và giảm thiểu các ảnh hưởng về môi trường.

- Chế biến giấy và bột giấy: Ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và các sản phẩm từ giấy phải được quy hoạch phát triển theo các khu vực tập trung với quy mô đủ lớn để đảm bảo điều kiện hiện đại hóa, hiệu quả kinh tế và tập trung xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

c) Đồ uống

Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát cần tiếp tục hiện đại hóa công nghệ, từng bước thay thế công nghệ, thiết bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế, đảm bảo sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Ưu tiên sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương thiết bị nhập ngoại.

- Đối với sản xuất bia

+ Đầu tư nâng công suất các nhà máy Bia hiện có để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất bia trong Vùng hợp tác, liên doanh, liên kết với các hãng bia lớn trong và ngoài nước, nhằm tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ kỹ thuật hiện đại, năng dần chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

- Đối với sản xuất rượu: Đẩy mạnh sản xuất các loại rượu đặc sản, truyền thống, nâng cao chất lượng, thương hiệu, uy tín trên thị trường nhằm hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định.

- Đối với sản xuất nước khoáng, nước giải khát: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát từ nguyên liệu trong vùng như: Nhà máy chế biến nước yến giải khát và yến sào để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu từ yến sào ở Hội An ... Đầu tư nâng công suất Nhà máy nước khoáng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số địa điểm khác trong Vùng.

- Đối với chế biến sữa: Nâng cấp các cơ sở chế biến sữa hiện có đảm bảo thiết bị hiện đại, vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng mới nhà máy chế biến sữa tại một số tỉnh trong vùng có tiềm năng về khí hậu, đất đai, lao động cho phát triển chăn nuôi bò sữa như: Nhà máy chế biến sữa ở Đà Nẵng, Bình Định. Đầu tư Nhà máy chế biến sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa tại Quảng Ngãi.

4.3.2. Tầm nhìn đến năm 2030

Chế biến thủy sản: Ổn định sản xuất các cơ sở chế biến thủy sản đã xây dựng. Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở cá thể chế biến thủy sản để hình thành nên các tổ hợp tác hay doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tùy theo thị trường, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến.

Chế biến gỗ, giấy: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến ván nhân tạo, gỗ, ván dăm xuất khẩu. Đồng thời chuyển dần nghề mộc dân dụng từ sử dụng nguyên liệu chính là gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ rừng trồng và ván gỗ công nghiệp.

Các ngành sản xuất rượu, bia, nước giải khát: Ngành bia trong giai đoạn 2021 - 2030 chủ yếu đầu tư chiều sâu đối với các nhà máy hiện có, không xây dựng thêm nhà máy mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; Sử dụng nguyên liệu trong nước kết hợp xây dựng vùng nguyên liệu, trong đó ưu tiên sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng.

Chế biến nông lâm sản thực phẩm khác: Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng thị trường tiêu thụ để phát huy hết công suất của các nhà máy hiện có. Thu hút và tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia súc, chế biến thực phẩm trên địa bàn các tỉnh trong vùng và đầu tư mở rộng khi có điều kiện.

4.3.3. Định hướng liên kết vùng

Đầu tư xây dựng các trung tâm chế biến tại các tỉnh có lợi thế về nguồn nguyên liệu và có điều kiện giao thông tốt, cụ thể:

- Trung tâm chế biến thủy sản ở Đà Nẵng: Mặc dù hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nhưng với vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng có thể khai thác các nguồn nguyên liệu của các khu vực gần kề, liên kết với các địa phương khác trong Vùng để phát triển các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ ngành chế biến thủy sản;

- Trung tâm chế biến gỗ ở Bình Định: Xây dựng hệ thống vệ tinh chế biến gỗ và vùng nguồn nguyên liệu tại các địa phương khác (Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) cung cấp hỗ trợ quan trọng cho cụm chính ở Bình Định; phục vụ cho nhu cầu nội địa cao cấp và giảm thiểu các ảnh hưởng về môi trường;

- Chế biến bột giấy: tập trung ở Quảng Nam, Bình Định;

- Chế biến đồ uống: Trung tâm sản xuất bia ở Thừa Thiên - Huế và Thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra có thể phát triển các sản phẩm đồ uống khác như rượu đặc sản ở Quảng Nam; nước khoáng ở Đà Nẵng, Quảng Nam; nước giải khát ở Quảng Nam, Bình Định; chế biến sữa ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.

4.4. Công nghiệp hóa chất

4.4.1. Đến năm 2020

a) Đối với sản phẩm lọc dầu và hóa dầu

- Mở rộng nâng công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi; kêu gọi đầu tư dự án nhà máy lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào Quy hoạch;

- Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy chiết nạp khí hóa lỏng tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định; xử lý và phân phối khí tại Dung Quất, Quảng Ngãi;

- Đầu tư Nhà máy sản xuất nhựa Polystylen (PS), Nhà máy PE, Nhà máy sản xuất than đen, Nhà máy sản xuất N-Parafin tại Dung Quất, Quảng Ngãi; đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy sản xuất nhựa đường tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định.

b) Đối với sản phẩm phân bón các loại

- Đầu tư nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh từ nguồn rác thải tại các địa phương trong Vùng;

- Xây dựng nhà máy phân bón hữu cơ từ bã mía của nhà máy đường tại Bình Định, Quảng Ngãi.

c) Đối với sản phẩm hóa chất cơ bản

- Thúc đẩy hoàn thành đi vào sản xuất nhà máy Sô-đa tại Khu công nghiệp Tam Hiệp, Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam;

- Đầu tư xây dựng 1 tổ hợp CA/EDC/VCM - dây chuyền xút, dây chuyền xút-clo tại Quảng Nam, Quảng Ngãi.

d) Đối với sản phẩm cao su

- Hoàn thành nhà máy sản xuất lốp xe tải radian tại Đà Nẵng;

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm từ mủ Latex tự nhiên tại Bình Định, Quảng Ngãi;

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản xuất một số loại nguyên liệu như lõi thép tanh, sợi bố thép, băng tải và dây cua roa tại Quảng Nam, Bình Định.

đ) Đối với sản phẩm chất tẩy rửa

- Đầu tư nhà máy sản xuất LAB;

- Đầu tư Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm tại Khu công nghiệp Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế.

e) Nhóm sản phẩm Khí công nghiệp: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ôxy và nitơ lỏng tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

g) Đối với sản phẩm nhựa

- Liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất màng định hướng OPP, CPP tại Đà Nẵng;

- Đầu tư Nhà máy sản xuất chi tiết nhựa linh kiện ô tô tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Trường Hải, Quảng Nam; đóng tàu vỏ nhựa FRP và từ vật liệu Composite tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định;

- Đầu tư Nhà máy cửa nhựa tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam; sản xuất ống nhựa PVC, PPR, HDPE tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định;

- Đầu tư Nhà máy chế tạo thiết bị khuôn mẫu ngành nhựa, nhà máy sản xuất sản phẩm bằng nhựa và composit tại Khu công nghiệp Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thừa Thiên Huế.

h) Đối với sản phẩm hóa dược

- Đầu tư Nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp tại Thừa Thiên - Huế;

- Đầu tư Nhà máy sản xuất tá dược cao cấp tại Bình Định.

i) Đối với sản phẩm sơn: Mở rộng Công ty Sơn Hoàng Gia tại Khu công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên - Huế.

4.4.2. Tầm nhìn đến năm 2030

a) Nhóm sản phẩm lọc hóa dầu: Trong giai đoạn 2021-2030 khi có nhu cầu tăng cao của thị trường có thể tiếp tục nghiên cứu, triển khai đầu tư thêm nhà máy lọc hóa dầu. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Olefin và chất dẻo PE, PP, EDC/VCM tại Quảng Ngãi, Bình Định.

b) Nhóm sản phẩm phân bón: Về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho nông nghiệp và còn một phần để xuất khẩu nên chỉ duy trì phát triển hệ thống sản xuất phân bón với công nghệ sản xuất hiện đại, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt, loại bỏ hoàn toàn những cơ sở sản xuất manh mún, sản phẩm kém chất lượng, không đồng đều.

c) Nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản: Các dự án sản xuất hóa chất cơ bản cần được định hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý tác động môi trường. Trong giai đoạn tiếp theo, tùy theo thị trường có thể nâng công suất nhà máy Sô đa ở Chu Lai, Quảng Nam và nghiên cứu xây dựng thêm 1 Tổ hợp CA/EDC/VCM dây chuyền xút-clo tại Quảng Nam hoặc Quảng Ngãi.

d) Nhóm sản phẩm cao su: Tiếp tục tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển các sản phẩm cao su, đặc biệt là đầu tư nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ tham gia vào sản xuất các sản phẩm đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao như lốp ô tô theo công nghệ radial, săm ô tô, xe máy bằng cao su tổng hợp và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác.

đ) Nhóm sản phẩm chất tẩy rửa: Trong thời gian tới tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để duy trì sản xuất một số sản phẩm có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường khu vực Miền Trung-Tây Nguyên và đầu tư sản xuất các mặt hàng mà thị trường đang có nhu cầu như các loại hóa chất tẩy rửa dạng lỏng có tiềm năng thị trường tương đối lớn.

e) Nhóm sản phẩm sơn, mực in: Phát triển đầu tư mới một số cơ sở sản xuất sơn chuyên sản xuất các loại sơn có chất lượng cao kể cả các loại sơn kỹ thuật.

g) Nhóm sản phẩm khí các loại: Các doanh nghiệp cần đầu tư tăng công suất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì thị trường. Nghiên cứu khả năng đầu tư phát triển khí CO2 ở dạng rắn (đá khô) để góp phần đa dạng hóa mặt hàng khí công nghiệp.

4.4.3. Định hướng liên kết vùng

- Sản xuất dược phẩm, sản phẩm hóa dược tại Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định;

- Sản xuất nhựa dân dụng, nhựa kỹ thuật, composit tại Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng;

- Sản xuất phân bón các loại, hóa chất cơ bản, các sản phẩm từ lọc hóa dầu tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Định hướng liên kết vùng đối với nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản: Các dự án sản xuất xút gần với các dự án sản xuất alumin và giấy tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.... Đặc biệt các dự án lớn cần nằm trong các khu công nghiệp hóa dầu theo quy hoạch sản xuất EDC-VCM-PVC để tận dụng nguồn nguyên liệu clo, giải quyết triệt để vấn đề cân bằng đo trong sản xuất xút.

Định hướng liên kết vùng đối với sản phẩm cao su: Miền Trung với trung tâm là thành phố Đà Nẵng và một số địa phương có nguyên liệu hoặc sử dụng nguyên liệu từ các tỉnh Tây Nguyên: Đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất săm lốp ô tô xe khách, xe công trình trong đó có lốp xe tải radial; săm lốp xe máy và xe đạp và một số sản phẩm cao su kỹ thuật từ cao su thiên nhiên. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất các nguyên liệu cho cao su như dây thép tanh, than đen, chất độn, hóa chất phụ gia từ khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất.

Định hướng liên kết vùng đối với sản phẩm chất tẩy rửa: Khuyến khích phát triển các sản phẩm chất tẩy rửa, đặc biệt là sản xuất nguyên liệu gắn với công nghiệp lọc hóa dầu.

4.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

4.5.1. Đến năm 2020

a) Xi măng và phụ gia xi măng

- Hoàn thành các dự án xi măng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam;

- Đầu tư xây dựng, mở rộng trạm nghiền clanhke tại Quảng Nam, Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, trạm nghiền và trung chuyển xi măng tại Bình Định;

- Kêu gọi đầu tư nhà máy nghiền đóng bao phụ gia xi măng tại Quảng Ngãi.

b) Vật liệu đá và gạch

- Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng và ổn định công suất các cơ sở hiện có trong Vùng;

- Đầu tư xây dựng, nhà máy sản xuất đá vật liệu xây dựng tại Quảng Nam; hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất nhà máy chế biến đá Granite tại Bình Định;

- Đầu tư sản xuất gạch terastone-brettostone, terrazzo, gạch siêu nhẹ, tại Quảng Ngãi; gạch không nung chất lượng cao tại Quảng Nam, Quảng Ngãi; sản xuất gạch tuynen tại Quảng Ngãi, Bình Định; khuyến khích phát triển các lò gạch nung liên tục kiểu đứng tại Bình Định; thu hút đầu tư nhà máy gạch không nung (sản phẩm gạch xây, gạch lát hè, đường...) từ nguyên liệu bột đá tại Bình Định; đầu tư sản xuất gạch không nung, gạch terazo được ép từ cát, xi măng và bột đá tại Quảng Ngãi.

c) Vật liệu lợp

- Xây dựng nhà máy sản xuất tấm lợp cho công trình dân dụng và công nghiệp trong toàn Vùng;

- Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất ngói lợp và tấm lợp không amiang tại Quảng Nam, nhà máy sản xuất tôn lợp tại Quảng Ngãi.

d) Sản xuất bê tông

- Tiếp tục ổn định các trạm trộn bê tông và sản xuất các cấu kiện bê tông có trong giai đoạn trước. Tùy theo nhu cầu thị trường, đầu tư xây dựng mới trạm trộn và sản xuất cấu kiện bê tông tại các khu công nghiệp để phục vụ kịp thời cho xây dựng các khu dân cư, các công trình tải điện, thủy lợi;

- Mở rộng nhà máy bê tông đúc sẵn tại Quảng Nam, khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Ngãi và Bình Định;

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bê tông ly tâm dự ứng lực, nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn tại Quảng Ngãi;

- Thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất vữa khô trộn sẵn, sản xuất bê tông khí chưng áp tại Bình Định;

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

đ) Sản xuất Sứ vệ sinh

- Phát triển đa dạng các loại sứ vệ sinh với nhiều kích thước, kiểu dáng, màu sắc khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời sản xuất các phụ kiện sứ vệ sinh đồng bộ để dần thay thế hàng nhập khẩu;

- Duy trì ổn định cơ sở sản xuất sứ vệ sinh hiện có trong Vùng, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sứ vệ sinh tại Đà Nẵng, nhà máy gốm sứ kỹ thuật cao cấp tại các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế.

e) Sản xuất kính

- Kêu gọi đầu tư nhà máy gia công kính (cường lực, kính dán nhiều lớp...) tại các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam;

- Kêu gọi đầu tư một số dự án mới sản xuất các sản phẩm từ cát trắng như: kính xây dựng, bông sợi thủy tinh, thủy tinh cục, thủy tinh dân dụng.

g) Một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác: Đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nhựa như tấm lát sàn, ốp tường, ốp trần, khung cửa nhựa và cơ sở sản xuất giấy dầu dùng làm vật liệu bao che, chống thấm, chống ẩm nhằm tận dụng triệt để các sản phẩm và chế phẩm của công nghiệp lọc hóa dầu.

4.5.2. Tầm nhìn đến năm 2030

Trên cơ sở nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có và xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2021-2030, ngành sản xuất vật liệu xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển theo hướng:

- Phát triển khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường;

- Tiếp tục phát triển sản xuất sản phẩm chủ lực là xi măng, bê tông nhẹ, gạch không nung, gạch lát hè, lát quảng trường chất lượng cao, gốm sứ cao cấp, cát sỏi và các chủng loại vật liệu xây dụng mới. Đồng thời lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Đầu tư phát triển khai thác đá khối và gia công đá ốp lát với công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, quy mô vừa và lớn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm đá ốp lát trên thị trường trong và ngoài nước.

4.5.3. Định hướng liên kết vùng

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung được quy hoạch dựa trên thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của từng Tỉnh trong Vùng. Đối với vật liệu xây, vật liệu lợp thông thường bố trí các cơ sở sản suất và tiêu thụ tại địa phương là chủ yếu. Xi măng được quy hoạch sản xuất tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam; khai thác đá khối, gia công đá ốp lát tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cung cấp cho các Tỉnh trong cả nước và xuất khẩu.

4.6. Công nghiệp dệt may, da giầy

4.6.1. Đến năm 2020

a) Đối với ngành Dệt may

- Xây dựng khu liên hiệp dệt may trên cơ sở doanh nghiệp nòng cốt là công ty Dệt may Huế, mở rộng quy mô sản xuất và từng bước hiện đại hóa các cơ sở may xuất khẩu của Trung ương theo Chương trình phát triển ngành Dệt may của Chính phủ;

- Kêu gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sợi - dệt - nhuộm tại khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng, đầu tư sản xuất vải quần tại Sơn Trà, Đà Nẵng; hoàn thành đầu tư và phát triển sản xuất khu phức hợp sản xuất-thương mại-dịch vụ huyện Phù Cát, Bình Định;

- Đầu tư sản xuất xơ sợi Polyester tại Dung Quất, Quảng Ngãi, xây dựng nhà máy sợi tại Quế Sơn, Quảng Nam;

- Xây đựng các nhà máy may mặc tại khu công nghiệp Hương Trà, Thừa Thiên - Huế;

- Đầu tư nhà máy sản xuất phụ kiện hỗ trợ sản phẩm may như cúc mex, khóa kéo, băng chun tại Bình Định.

b) Đối với ngành Da giày

- Đầu tư dự án sản xuất giầy vải tại Huế, Bình Định; đầu tư dự án sản xuất giầy thể thao tại Quảng Ngãi, Bình Định;

- Đầu tư dự án sản xuất sandals, dép đi trong nhà tại Quảng Nam, Bình Định;

- Đầu tư dự án sản xuất cặp - túi - ví được chế biến từ da cá sấu và da đà điểu tại các tỉnh: Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam.

c) Đối với phát triển nguyên phụ liệu Dệt may-Da giầy

- Trồng bông tập trung ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;

- Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất vải nhuộm hoàn tất chất lượng cao tại Đà Nẵng;

- Kêu gọi đầu tư nhà máy nhuộm vải quần; Nhà máy sản xuất kim, chỉ, nút; nhà máy thêu công nghiệp; nhà máy sản xuất chỉ may Quảng Nam;

- Đầu tư dự án sản xuất vải giả da tráng PU; nhà máy sản xuất các loại phụ liệu ngành giày, cặp, túi, ví; nhà máy sản xuất khuôn mẫu dao chặt; nhà máy sản xuất phom, đế giày tại Quảng Nam, Bình Định.

4.6.2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Thu hút đầu tư trung tâm nguyên phụ liệu ngành Dệt may, Da giày phục vụ phát triển ngành đồng thời ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành may và phát triển ngành theo mô hình vệ tinh;

- Thu hút đầu tư trung tâm đào tạo thiết kế mẫu mốt.

4.6.3. Định hướng liên kết vùng

- Đối với ngành Dệt - may: Thành phố Đà Nẵng là trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu và khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại khu công nghiệp Hòa Khánh; sản xuất sợi, dệt vải tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; quần áo may sẵn tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên - Huế;

Nguyên phụ liệu ngành may tập trung tại Bình Định, Quảng Nam.

- Đối với ngành Da - giầy: Thành phố Đà Nẵng là trung tâm để chi phối sự phát triển tại khu vực Trung Trung Bộ, hình thành cụm công nghiệp gia công giầy dép, cặp, túi ví của ngành Da giầy. Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất về các khu vực xa thành phố lớn (Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Huế...) nhằm giảm sức ép về lao động;

Các cơ sở may mũ giầy, cặp túi ví và sản phẩm da giầy được chế biến từ da cá sấu và da đà điểu sẽ được phát triển tại các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam; giầy dép các loại tập trung sản xuất tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định;

Nguyên phụ liệu ngành da - giầy: Quảng Nam, Bình Định.

4.7. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

4.7.1. Đến năm 2020

a) Khai thác và chế biến quặng Titan

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án nhà máy chế biến tinh quặng titan tại Quảng Nam;

- Đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác Titan tại Bình Định;

- Đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy hoàn nguyên inmenit tại Thừa Thiên - Huế, Bình Định;

- Duy trì và phát huy công suất các dây chuyền sản xuất zircon siêu mịn hiện có trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế; xây dựng nhà máy xử lý, nghiền zircon siêu mịn tại Thừa Thiên - Huế;

- Mở rộng quy mô nhà máy xỉ Titan tại Thừa Thiên - Huế, đầu tư 01 nhà máy rutil nhân tạo hoặc xỉ titan tại Thừa Thiên - Huế, Bình Định;

- Đầu tư nhà máy sản xuất pigment; các sản phẩm như titan kim loại, titan xốp, trợ dung hàn, bột huỳnh quang tại Bình Định.

b) Khai thác và chế biến quặng Vàng: Đầu tư khai thác vàng A Lưới, Thừa Thiên - Huế; đầu tư mở rộng nhà máy chế biến sâu vàng tại Quảng Nam.

c) Khai thác và chế biến quặng sắt: Hoàn thành đầu tư nhà máy khai thác và chế biến quặng sắt tại Bình Định, Thừa Thiên - Huế.

d) Khai thác và chế biến Graphit: Khai thác và chế biến graphit ở Quảng Ngãi.

đ) Khai thác đá ốp lát, đá xây dựng

- Đầu tư khai thác đá xây dựng ở các điểm mỏ tại Thừa Thiên - Huế;

- Đầu tư cơ sở khai thác đá Gabrodiorit và đá diorit ốp lát tại mỏ Hòa Khương để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất đá ốp lát Đà Nẵng;

- Đầu tư các cơ sở khai thác đá granit và đá gabro, bazan nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đá ốp lát ở khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Ngãi;

- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác đá ốp lát ở Duy Xuyên, Quế Sơn tỉnh Quảng Nam cho sản xuất đá ốp lát xuất khẩu.

e) Khai thác và chế biến quặng Cao lanh, Fenspat: Đầu tư khai thác và chế biến quặng felspat Quảng Nam; đầu tư tuyến lọc quặng cao lanh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi.

g) Khai thác cát trắng: Duy trì công suất các cơ sở khai thác cát trắng trên địa bàn đã được đầu tư giai đoạn trước.

4.7.2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Tập trung đầu tư cho công tác thăm dò nâng cấp và mở rộng trữ lượng nhằm đảm bảo tài nguyên đủ tin cậy cho hoạt động của các dự án khai thác các loại khoáng sản trong Vùng;

- Ngừng xuất khẩu khoáng sản thô, khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch ít gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm chế biến và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến các loại khoáng sản;

- Gắn việc khai thác, chế biến với khâu xử lý triệt để chất thải, hoàn thổ và khôi phục môi trường trong khai thác mỏ.

4.7.3. Định hướng liên kết vùng

- Xây dựng trung tâm chế biến sâu quặng titan tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định. Quặng titan được khai thác ở cả 5 tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến sâu: nhà máy xử lý, nghiền zircon siêu mịn; nhà máy Pigment; nhà máy sản xuất xỉ titan;

- Khai thác và chế biến quặng vàng ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam;

- Khai thác và chế biến đá vôi, sét xi măng ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng. Các tỉnh này sẽ trở thành trung tâm cung cấp xi măng trong Vùng;

- Khai thác đá ốp lát tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

4.8. Công nghiệp điện năng

4.8.1. Đến năm 2020

a) Về nguồn điện

Căn cứ vào Danh mục các dự án vào vận hành giai đoạn 2011-2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và các dự án cụ thể đã được Bộ Công Thương phê duyệt, bao gồm cả các dự án thủy điện nhỏ do các Tỉnh phê duyệt:

- Giai đoạn đến năm 2015, đầu tư các công trình nguồn điện với tổng công suất đạt 1.268 MW, sản lượng điện dự kiến 4,92 tỷ kWh. Trong đó công suất các dự án thủy điện vừa và nhỏ là hơn 360 MW. Trước mắt cần hoàn thiện và đi vào vận hành ổn định, an toàn các nguồn thủy điện mới đi vào vận hành để khai thác tối đa công suất phát điện.

- Giai đoạn 2016-2020, đầu tư các công trình nguồn điện với tổng công suất đạt 692 MW, sản lượng điện dự kiến 2,92 tỷ kWh. Trong đó riêng nhà máy tua bin khi hỗn hợp Miền Trung 1 công suất đạt 450 MW với sản lượng năm đầu dự kiến 2 tỷ kWh; sản lượng thủy điện nhỏ và vừa là hơn 160 MW.

b) Về lưới điện

Tiếp tục phát triển đồng bộ hóa hệ thống truyền tải và phân phối điện tử nguồn đến hộ tiêu thụ trên địa bàn; Tập trung đầu tư lưới cao thế, và các tuyến thu gom nguồn thủy điện với hạt nhân là các công trình cao thế đến năm 2020 với khối lượng công trình sau:

- Giai đoạn đến năm 2015:

+ Bổ sung trạm biến áp (TBA) 500kV Thạnh Mỹ - Quảng Nam, TBA 220kV Phù Mỹ - Bình Định, nâng công suất TBA 220kV Quy Nhơn;

+ Lùi tiến độ các TBA 220kV Chân Mây, Phong Điền - Thừa Thiên - Huế; Tam Hiệp - Quảng Nam sang giai đoạn sau theo nhu cầu phụ tải.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Lùi tiến độ TBA 220kV Nhơn Hội sang giai đoạn sau năm 2020, vì hiện nay Tổng công ty Điện lực Miền Trung đang xây dựng đường dây mạch kép 110kV tiết diện 240mm2, khả năng tải 100MW sẽ đảm bảo cấp điện đến 2020;

+ Hiệu chỉnh vị trí TBA 220kV Hội An về Duy Xuyên theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Nam và quy hoạch phát triển điện Vùng Tây Nguyên và phụ cận;

+ Lùi tiến độ các TBA 220kV Cầu Hai - Thừa Thiên - Huế, Hoài Nhơn - Bình Định sang giai đoạn sau năm 2020 theo quy hoạch phát triển điện Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

4.8.2. Tầm nhìn đến năm 2030

a) Về nguồn điện

Căn cứ vào Danh mục dự kiến các dự án vào vận hành giai đoạn 2021-2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, các tiềm năng thủy điện trên địa bàn đã được khai thác hết; các nguồn điện tái tạo, năng lượng mới được nghiên cứu triển khai song cũng chưa đảm bảo cung cấp ổn định, nên sẽ tập trung phát triển nhiệt điện.

b) Về lưới điện

Tiếp tục phát triển đồng bộ hóa hệ thống truyền tải và phân phối điện từ nguồn đến hộ tiêu thụ trên địa bàn với hạt nhân là các công trình cao thế đến năm 2025, cụ thể:

- Xây dựng 3 mạch đường dây 500 kV, tổng chiều dài 620 km;

- Xây dựng các công trình 220 kV: 12 máy biến áp 2.750 MVA, 22 mạch dây truyền tải điện, tổng chiều dài 1.744 km.

5. Quy hoạch phân bố không gian

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế: Phát triển Khu kinh tế - thương mại Chân Mây với ưu thế thuận tiện giao thông (phía Bắc giáp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam; phía Đông giáp Cảng nước sâu Chân Mây), trước mắt phát triển cảng Chân Mây với định hướng bố trí các ngành: công nghiệp lắp ráp, công nghiệp chế biến; xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng và các ngành nghề khác.

Đối với thành phố Đà Nẵng: với lợi thế về cảng biển, sân bay quốc tế xuyên Việt, xuyên Á sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của Vùng, của Tây Nguyên và các nước thuộc khu vực sông Mê Kông. Tại đây sẽ tập trung phát triển một nền công nghiệp sạch, xanh với các ngành nghề đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp), các cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại phục vụ cho các giao dịch và luân chuyển hàng hóa công nghiệp, các trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông của Vùng.

Đối với tỉnh Quảng Nam: Đầu tư Khu kinh tế mở Chu Lai phát triển theo mô hình “khu trong khu”. Đây cũng là khu kinh tế mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp với các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài ra, Quảng Nam còn đầu tư các khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, An Hòa - Nông Sơn, Thuận Yên.

Đối với tỉnh Quảng Ngãi: Tập trung đầu tư Khu kinh tế Dung Quất phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài. Tại đây sẽ tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu-hóa dầu-hóa chất, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sửa chữa tàu biển, luyện cán thép.

Đối với tỉnh Bình Định: Đầu tư phát triển Khu kinh tế Tổng hợp Nhơn Hội tạo thêm động lực với vị trí hạt nhân làm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng với các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, hóa dầu, điện tử và vật liệu điện; xây dựng tổng kho trung chuyển.

6. Những giải pháp

6.1. Giải pháp về vốn

- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương: nguồn vốn ODA, vốn viện trợ để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của Vùng.

- Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn trong dân, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, của nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp.

- Áp dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tăng quy mô vốn kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tư.

- Sử dụng các điều kiện ưu tiên trong sử dụng đất cho các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, đạt giá trị gia tăng cao.

6.2. Giải pháp về công nghệ

- Hàng năm, các tỉnh trong Vùng dành 1,5-2% GDP của tỉnh cho đầu tư nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ;

- Chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu. Xây dựng cơ chế đặc biệt thu hút các nhà đầu tư, tranh thủ các kênh chuyển giao, hợp tác khoa học công nghệ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Tập trung xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm công nghệ cao. Hình thành một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp công nghệ cao.

- Đầu tư các phòng thí nghiệm có đủ năng lực ở quy mô quốc gia và khu vực để hỗ trợ cho phát triển công nghiệp của Vùng.

- Phát triển một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có đủ tiềm lực thuộc các lĩnh vực ngành công nghiệp ưu tiên để hình thành vườn ươm công nghệ, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong Vùng và các địa phương lân cận.

6.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Xây dựng cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước, trọng tâm là chính sách tiền lương, môi trường làm việc và hỗ trợ về nhà ở, đất ở, có nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần và các điều kiện làm việc liên quan.

- Mở rộng loại hình hợp tác lao động với nước ngoài và phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp yêu cầu lao động, nhất là liên kết với các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước để mở cơ sở đào tạo đẳng cấp quốc tế tại Vùng, tập trung ngành học phục vụ phát triển kinh tế tri thức, nhất là khoa học, công nghệ, du lịch, dịch vụ...

- Ưu tiên nguồn vốn nhà nước cho phát triển giáo dục đào tạo, đồng thời có cơ chế thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực bên ngoài cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

6.4. Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm

- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển thị trường: Đối với thị trường đầu ra, bên cạnh những thị trường truyền thống như Trung Quốc và các nước Đông Á, ASEAN, Mỹ, EU, sẽ khai thác các thị trường lớn, tiềm năng đang phát triển như các nước nhóm BRIC (trong đó có Braxin, Nga, Ấn Độ); Đối với trị trường đầu vào sẽ tập trung vào những yếu tố sau: Về nguồn vốn (tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các nước Đông Á, Mỹ, ASEAN), về công nghệ (chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu), về kinh nghiệm quản lý điều hành (học tập kinh nghiệm của Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc).

6.5. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Xây dựng quy hoạch phát triển cho các ngành, trong đó định hướng sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển bằng cách tạo thuận lợi về đầu vào (đặc biệt là đất đai và nguyên vật liệu).

- Tạo dựng các sản phẩm chủ đạo, nổi trội để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.

6.6. Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển

- Liên doanh, liên kết cùng triển khai dự án phát triển các mặt hàng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu (kể cả gia công, lắp ráp sản phẩm công nghiệp).

- Hợp tác theo mô hình xí nghiệp mẹ đặt tại một trong các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các xí nghiệp con đặt tại các tỉnh khác để phân công sản xuất chuyên môn hóa hoặc cung cấp công nghệ thích hợp cho nhau (chế biến nông sản, thủy hải sản, sản xuất nông cụ máy móc và vật phẩm phục vụ sinh hoạt của nhân dân và các sản phẩm khác).

- Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp có quy mô lớn mang tính liên Vùng nhằm làm hạt nhân lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, nhất là các dự án lớn liên quan đến các tỉnh lân cận nhau như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất….

6.7. Đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nông thôn

- Tiếp tục thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia, tập trung vào các chương trình hỗ trợ: Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo, truyền và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế; lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp bằng các nguồn vốn Trung ương và địa phương.

- Tư vấn và giúp các doanh nghiệp phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường; tổ chức các lớp tập huấn về phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại; tổ chức hội chợ....

7. Các chính sách chủ yếu

7.1. Chính sách thị trường

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, phát triển thị trường. Tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, tổ chức hội chợ Quốc tế các sản phẩm công nghiệp làm cầu nối cho các doanh nghiệp hợp tác phát triển kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng mở rộng thị trường.

7.2. Chính sách khuyến khích đầu tư

- Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến.

- Ưu đãi thích hợp các nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin, thân nhân trong nước để về đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

7.3. Chính sách khoa học công nghệ

- Khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học công nghệ.

- Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miền giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (5 năm).

- Ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương... đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn về công tác tại các tỉnh trong Vùng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ đạo phát triển công nghiệp theo Quy hoạch được phê duyệt, có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, tuyên truyền và phối hợp với các địa phương để cùng triển khai thực hiện và xây dựng các bước cụ thể về định hướng công nghệ, sản phẩm nêu trong Quy hoạch; theo dõi việc thực hiện Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hàng năm tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch, từ đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển công nghiệp Vùng.

- Kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng của mình, chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương trong việc: Kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp; hỗ trợ tín dụng đầu tư có tính đặc thù đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động, nghiên cứu đổi mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ; tăng cường đào tạo, dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đưa các nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm về phát triển công nghiệp trên địa bàn; phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

- Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch Vùng hàng năm (các dự án cấp vùng trên địa bàn tỉnh), đề xuất các kiến nghị và báo cáo về Bộ Công Thương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;
- Website Bộ Công Thương;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ;
- Viện Nghiên cứu CLCSCN;
- Lưu: VT, KH (2b).

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHỦ YẾU KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2836/QĐ-BCT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Công nghiệp cơ khí, luyện kim

TT

Tên dự án

Địa điểm

1.1. Sản xuất thép

1.

Nhà máy luyện cán thép Đà Nẵng giai đoạn II tại Cụm công nghiệp thép Đà Nẵng

Đà Nẵng

2.

Nhà máy thép miền Trung tại Cụm công nghiệp thép Đà Nẵng

Đà Nẵng

3.

Liên hợp thép Quảng Ngãi giai đoạn I

Khu công nghiệp Quảng Ngãi

4.

Liên hợp thép Quảng Ngãi giai đoạn II

Khu công nghiệp Quảng Ngãi

5.

Đầu tư nhà máy sản xuất que hàn và vật liệu hàn chất lượng cao với công suất khoảng 200.000 lần/năm (trên cơ sở sử dụng, quặng ilmenite hoàn nguyên, rutile nhân tạo hiện có tại địa phương).

Bình Định

1.2. Sản xuất cơ khí

6.

Sản xuất khuôn mẫu (phục vụ gia công áp lực kim loại và ép nhựa)

Đà Nẵng, Quảng Ngãi

7.

Nhà máy đúc gang thép quy mô lớn

Quảng Ngãi, Quảng Nam

8.

Nhà máy gia công áp lực có công nghệ, thiết bị hiện đại

Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng

9.

2 cơ sở gia công cơ khí có các dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại

Quảng Nam, Đà Nẵng

10.

Nhóm sản xuất kết cấu thép công nghệ cao, que hàn và vật liệu hàn tại Dung Quất

Quảng Ngãi

11.

Nhóm dự án công nghiệp hỗ trợ công nghiệp tàu thủy tại Dung Quất

Quảng Ngãi

12.

Nhóm dự án công nghiệp hỗ trợ công nghiệp cơ khí biển, bao gồm cả sửa chữa

Tại cả 5 tỉnh, thành phố

13.

Nhóm dự án công nghiệp hỗ trợ và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ, trong đó có động cơ

Tại cả 5 tỉnh, thành phố

14.

Nhóm dự án công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu, sửa chữa phương tiện vận tải đường không

Đà Nẵng, Bình Định

15.

Nhóm dự án công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu, sản xuất thiết bị năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Quảng Ngãi, Bình Định

16.

Đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất các cơ sở cơ khí hiện có

Các địa phương

17.

Đầu tư chiều sâu Doosan Việt Nam

Quảng Ngãi

18.

Nhà máy công nghiệp nặng Kum Woo Dung Quất

Quảng Ngãi

19.

Nhóm dự án sản xuất lắp ráp, thiết bị an toàn và xử lý môi trường

Đà Nẵng, Quảng Ngãi

20.

Nhóm dự án chế tạo máy nông nghiệp

Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng

21.

Nhóm dự án sản xuất thiết bị năng lượng

Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng

22.

Nhóm dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị điện gia dụng

Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế

23.

Nhóm dự án trang thiết bị y tế

Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng

24.

Phát triển ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô tại Khu Kinh tế mở Chu Lai

Quảng Nam

25.

Nhóm dự án nâng cấp các cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô, tiêu chuẩn hóa các dây chuyền lắp ráp xe máy

Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế

26.

Mở rộng sản xuất nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất

Quảng Ngãi

 

 

 

 

2. Công nghiệp điện tử, tin học

TT

Nhóm dự án, chương trình

Địa điểm

1.

Mở rộng sản xuất linh kiện điện tử các loại

Đà Nẵng, Quảng Nam

2.

Dự án nhà máy sản xuất pin mặt trời tại khu công nghiệp Phong Điền

Thừa Thiên - Huế

3.

Sản xuất lắp ráp hàng điện tử

Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Bình Định

4.

Mở rộng phát triển sản xuất phần mềm ứng dụng và chuyên dụng

Các thành phố trong Vùng

5.

Lắp ráp máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin

Đà Nẵng và các Tỉnh

6.

Hệ thống đào tạo nhân lực ngành điện tử, công nghệ thông tin

Các thành phố trong Vùng

7.

Xây dựng trung tâm đo, kiểm định mẫu và thiết bị điện tử

Các Trường Đại học, cao đẳng tại Vùng

3. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

TT

Tên dự án

Địa điểm

3.1. Chế biến thủy sản

1.

Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 3.000 tấn - 5.000 tấn/năm.

Các Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế

2.

Nâng công suất Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thuộc Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang và Công ty Thủy sản Thương mại Thuận Phước tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang

Đà Nẵng

3.

Nâng công suất nhà máy đóng hộp các sản phẩm từ thịt cá tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang.

Đà Nẵng

4.

Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc với công nghệ tiên tiến

Quảng Nam

5.

Nhà máy chế biến đồ hộp thủy sản tại Núi Thành

Quảng Nam

6.

Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tại Thăng Bình hoặc Núi Thành.

Quảng Nam

7.

Nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu tại Khu công nghiệp Quảng Phú

Quảng Ngãi

8.

Nhà máy thủy sản đông lạnh xuất khẩu tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Bình Định

9.

Nhà máy chế biến thủy sản tại Phù Cát và Hoài Nhơn.

Bình Định

10.

Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên - Huế đầu tư xây dựng mở rộng khu sản xuất

Thừa Thiên - Huế

11.

Đầu tư Nhà máy chế biến cá ngừ đại dương xuất khẩu; Đầu tư Nhà máy chế biến ướp đông phục vụ thị trường Nhật Bản.

Bình Định

3.2. Chế biến gỗ, giấy

3.2.1. Chế biến gỗ

1.

Xây dựng cụm liên kết sản xuất gỗ xuất khẩu Bình Định tại KCN Cát Trinh, huyện Phù Cát

Bình Định

2.

Nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

Bình Định

3.

Nhà máy chế biến gỗ dân dụng cao cấp và trang trí nội thất

Bình Định

4.

Nhà máy sản xuất ván ghép cao cấp từ gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo...) tại Hoài Nhơn

Bình Định

5.

Dây chuyền sản xuất ván ghép thanh và các sản phẩm từ ván ghép thanh

Bình Định

6.

Nhà máy sản xuất sản phẩm ván nhân tạo (ván ép, ván MDF, ván dăm) và các sản phẩm nội thất từ ván nhân tạo.

Bình Định

7.

Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành chế biến gỗ

Bình Định

8.

Đầu tư nhà máy sản xuất sợi Visco; đầu tư nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn; đầu tư nhà máy sản xuất phụ kiện phục vụ người chế biến gỗ như bu-lông, ốc vít, dầu bóng, sơn, keo dán gỗ...

Bình Định

9.

Nhà máy Sản xuất ván nhân tạo MDF (Công ty cổ phần MDF Ý Mỹ) tại khu công nghiệp Phú Bài.

Thừa Thiên - Huế

10.

Nhà máy sản xuất sợi tre xuất khẩu.

Thừa Thiên - Huế

11.

Xây dựng nhà máy sản xuất các chế phẩm từ nhựa thông, tại Thủy Bằng hoặc Hương Thọ.

Thừa Thiên - Huế

12.

Nhà máy sản xuất ván ghép và sản phẩm trang trí nội ngoại thất (Công ty cổ phần đầu tư An Trường Thịnh) tại Cụm công nghiệp Tây An

Quảng Nam

13.

Nhà máy sản xuất đồ gỗ trong nhà tại Hội An (Công ty Cổ phần gỗ Cẩm Hà)

Quảng Nam

14.

Nhà máy sản xuất đồ gỗ, mây tre xuất khẩu (Công ty TNHH Vạn An) tại Cụm công nghiệp Đại Nghĩa 1.

Quảng Nam

15.

Nhà máy ván ép (Công ty Cổ phần Tân Quang Thành) tại KCN Bắc Chu Lai

Quảng Nam

16.

Thu hút đầu tư (liên doanh nước ngoài) xây dựng nhà máy sản xuất gỗ MDF từ gỗ rừng keo, bạch đàn

Quảng Nam

17.

Xây dựng Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Đông Phú, Đại Hiệp, Đại Lộc

Quảng Nam

18.

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, định hướng thành Cụm sản xuất gỗ công nghiệp Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi

19.

Các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản nguyên liệu, dăm gỗ xuất khẩu.

Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam

3.2.2. Chế biến giấy, bột giấy

1.

Nhà máy bột giấy Quảng Nam

Phú Ninh, Quảng Nam

2.

Nhà máy tái chế bột giấy và giấy các loại tại Khu công nghiệp Phú Xuân

Quảng Nam

3.

Nhà máy xeo giấy để sản xuất giấy in, giấy viết và các loại giấy cao cấp tại Phú Ninh

Quảng Nam

4.

Nhà máy sản xuất giấy bao bì, carton công suất tại huyện Đại Lộc

Quảng Nam

5.

Nhà máy chế biến bột giấy tại Khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi

6.

Nhà máy bột giấy tại Phù Mỹ

Bình Định

7.

Nhà máy giấy carton (mặt giấy medium) tại Phù Cát

Bình Định

3.3. Chế biến đồ uống

1.

Mở rộng Nhà máy bia Phú Bài; Nhà máy bia Huế tại Khu công nghiệp Phú Bài

Thừa Thiên - Huế

2.

Mở rộng nâng công suất Nhà máy Bia VBL tại huyện Điện Bàn

Quảng Nam

3.

Mở rộng Nhà máy bia Sài Gòn - Quảng Ngãi tại Khu công nghiệp Quảng Phú

Quảng Ngãi

4.

Đầu tư nâng công suất Nhà máy Bia Quy Nhơn

Bình Định

5.

Thu hút đầu tư phát triển Nhà máy bia cao cấp

Bình Định

6.

Đầu tư nâng cấp, xây mới các Nhà máy chế biến nước khoáng tại các địa phương.

Tại cả 5 tỉnh, thành phố

7.

Nhà máy sản xuất nước khoáng để khai thác nguồn suối khoáng nóng Đồng Nghệ

Đà Nẵng

8.

Đầu tư các Nhà máy sản xuất nước khoáng thiên nhiên ở Quế Lộc, huyện Nông Sơn

Quảng Nam

9.

Đầu tư Nhà máy nước giải khát Number One Chu Lai tại KCN Bắc Chu Lai, Núi Thành (của Công ty cổ phần Number One Chu Lai thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát)

Quảng Nam

10.

Kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nước yến giải khát và yến sào.

Quảng Nam

11.

Nhà máy chế biến sữa Đà Nẵng

Đà Nẵng; Quảng Ngãi; Bình Định

3.4. Chế biến nông sản thực phẩm khác

3.4.1. Chế biến súc sản, thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc

1.

Nhà máy chế biến thịt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tại Tam Phú, Tam Kỳ.

Quảng Nam

2.

Mở rộng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc

Đà Nẵng

3.

Nhà máy thức ăn chăn nuôi

Bình Định

3.4.2. Chế biến bánh kẹo, thực phẩm

1.

Nhà máy sản xuất mỳ ăn liền

Đà Nẵng

2

Nhà máy tinh luyện dầu thực vật

Đà Nẵng

3.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm bánh snack

Quảng Nam

4.

Nâng công suất sản xuất bánh cao cấp (Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm thành phố Huế)

Thừa Thiên - Huế

5.

Xây dựng nhà máy chế biến thức phẩm đóng hộp

Quảng Nam

6.

Nhà máy chế biến tảo biển (tảo phơi, sấy khô) tại Núi Thành để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Quảng Nam

7.

Nhà máy chế biến dầu thực vật tại Thăng Bình

Quảng Nam

8.

Xây dựng khu liên hiệp chế biến các sản phẩm từ quả Điều

Quảng Ngãi

9.

Nhà máy chế biến tinh bột ngô.

Quảng Ngãi

10.

Nhà máy sản xuất Chocolate và Bánh kẹo cao cấp tại Quy Nhơn

Bình Định

11.

Ổn định và phát huy hết công suất Nhà máy đường Bình Định

Bình Định

12.

Đầu tư nhà máy sản xuất mì ăn liền; đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm vi lượng (khoáng chất, vitamin, tạo mùi) phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Bình Định

13.

Nhà máy bột dinh dưỡng từ nông sản

Bình Định

14.

Nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa tại Hoài Nhơn và Phù Mỹ

Bình Định

15.

Nhà máy chế biến hạt điều tại huyện Tây Sơn với công suất 5.000 tấn nhân điều/năm

Bình Định

16.

Nhà máy chế biến hạt điều

Bình Định

17.

Nhà máy chế biến dầu thực vật

Bình Định

18.

Nhà máy tinh bột biến tính tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định

3.4.3. Chế biến chè

1.

Nhà máy chế biến sản phẩm chè khô

Bình Định

3.4.4. Chế biến cao su

1.

Đầu tư 02 nhà máy chế biến mủ cao su tại huyện Hương Trà và huyện Phong Điền

Thừa Thiên - Huế

2.

Cơ sở chế biến mủ cao su

Quảng Ngãi

3.4.5. Chế biến cà phê

1.

Xây dựng một số cơ sở xay xát cà phê nhân xuất khẩu

Thừa Thiên - Huế

 

 

 

 

 

 

 

4. Công nghiệp hóa chất

 

Tên dự án

Địa điểm

4.1. Nhóm sản phẩm lọc hóa dầu

1.

Nâng công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Quảng Ngãi

2.

Kêu gọi đầu tư Nhà máy Lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào Quy hoạch

Bình Định

3.

Nhà máy nhựa PS, PE tại Dung Quất

Quảng Ngãi

1 4

Nhà máy Than đen (Carbon Black) tại Dung Quất

Quảng Ngãi

5.

Nhà máy sản xuất N-Parafin tại Dung Quất

Quảng Ngãi

6.

Nhà máy chiết nạp khí hóa lỏng tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định

7.

Nhà máy nhựa đường tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định

8.

Nhà máy sản xuất Olefin và chất dẻo PE, PP, EDC/VCM,

Quảng Ngãi, Bình Định

4.2. Nhóm sản phẩm phân bón

1.

Các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh từ nguồn rác thải

Các thành phố của Vùng

2.

Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp nâng công suất sản xuất phân vi sinh

Thừa Thiên - Huế

4.3. Nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản

1.

Hoàn thành đi vào SX Nhà máy Sô-đa Khu kinh tế mở Chu Lai

Quảng Nam

2.

Tổ hợp CA/EDC/VCM- dây chuyền NaOH xút

Quảng Nam hoặc Quảng Ngãi

3.

Đầu tư dây chuyền xút-clo

Quảng Nam hoặc Quảng Ngãi

4.4. Nhóm sản phẩm cao su

1.

Hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe tải radial,

Đà Nẵng

2.

Đầu tư nhà máy sản xuất lốp ôtô, xe máy và các sản phẩm kỹ thuật từ cao su.

Bình Định

3.

Nhà máy sản xuất lõi thép tanh, sợi bố thép

Quảng Nam

4.

Nhà máy sản xuất găng tay, ống dẫn cao su y tế, thực phẩm, đệm mút từ latex...

Bình Định hoặc Quảng Nam

5.

Nhà máy sản xuất băng tải và dây curoa bố thép và sợi thép

Bình Định hoặc Quảng Nam

4.5. Nhóm sản phẩm chất tẩy rửa

1.

Nhà máy sản xuất Liner Alkyl Benzen (LAB) tại Dung Quất

Quảng Ngãi

2.

Đầu tư nhà máy sản xuất LAS

Quảng Ngãi hoặc Bình Định

3.

Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm tại Khu công nghiệp Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Thừa Thiên - Huế

4.6. Nhóm sản phẩm khí công nghiệp

1.

Nhà máy sản xuất ôxy và nitơ lỏng

Quảng Ngãi

2.

Dây chuyền CO2 rắn, lỏng

Đà Nẵng

4.7. Nhóm sản phẩm nhựa

1.

Nhà máy sản xuất chi tiết nhựa linh kiện ô tô

Quảng Nam

2.

Nhà máy cửa nhựa tại Chu Lai

Quảng Nam

3.

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất màng định hướng OPP, CPP

Đà Nẵng

4.

Nhà máy ống nhựa u.PVC, PPR, HDPE tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định

5.

Nhà máy chế tạo thiết bị khuôn mẫu ngành nhựa, nhà máy sản xuất sản phẩm bằng nhựa và composit tại Khu công nghiệp Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Thừa Thiên Huế

4.8. Nhóm sản phẩm hóa dược

1

Nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp

Thừa Thiên - Huế hoặc Bình Định

2.

Nhà máy sản xuất tá dược cao cấp

Thừa Thiên - Huế hoặc Bình Định

4.9. Sản phẩm sơn

1.

Nâng công suất từ 1.000 tấn/năm lên 3.000 tấn/năm (Công ty Sơn Hoàng Gia) tại Khu công nghiệp Phú Bài.

Thừa Thiên - Huế

2.

Đầu tư nhà máy sản xuất sơn cao cấp dùng trong công nghiệp và dân dụng, công suất 10.000 tấn/năm

Bình Định

4.10. Nhiên liệu sinh học

1.

Phát triển một số nhà máy nhiên liệu sinh học trong vùng

 

 

 

 

 

5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

TT

Tên dự án

Địa điểm

1.

Hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm

Thừa Thiên - Huế

2.

Đầu tư xây dựng trạm nghiền clanhke

Đà Nẵng

3.

Hoàn thành đi vào hoạt động Nhà máy Xi măng Thạch Mỹ

Quảng Nam

4.

Mở rộng công suất Nhà máy nghiền xi măng tại Cụm công nghiệp Đại Hiệp, Đại Lộc.

Quảng Nam

5.

Kêu gọi đầu tư Nhà máy nghiền đóng bao phụ gia xi măng

Quảng Ngãi

6.

Dựa vào sản xuất dây chuyền nghiền xi măng (Nhà máy vật liệu puzolan IDICO)

Quảng Ngãi

7.

Đầu tư trạm nghiền clinke tại Khu kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi

8.

Đầu tư chiều sâu dây chuyền sản xuất xi măng (Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp Bình Định).

Bình Định

9.

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá vật liệu xây dựng

Quảng Nam

10.

Đầu tư sản xuất gạch terastone-brettostone, terrazzo tại Tịnh Phong

Quảng Ngãi

11.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy chế biến đá Granite tại Hoài Ân

Bình Định

12.

Đổi mới công nghệ, mở rộng công suất nhà máy chế biến đá Granit Duy Xuyên

Quảng Nam

13.

Thu hút đầu tư phát triển thêm nhà máy sản xuất đá ốp lát tại các khu, cụm công nghiệp

Bình Định

14.

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung chất lượng cao tại Khu công nghiệp Núi Thành

Quảng Nam

15.

Đầu tư phát triển các nhà máy gạch, ngói không nung, nhất là sản phẩm gạch không nung siêu nhẹ; nhà máy sản xuất các tấm lợp, vách ngăn bằng vật liệu mới

Bình Định

16.

Đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynen tại Cụm công nghiệp Tài Đa - Tiên Phước

Quảng Nam

17.

Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất gạch siêu nhẹ tại Thăng Bình

Quảng Nam

18.

Đầu tư nâng công suất Nhà máy gạch Bình Nguyên; Nhà máy gạch Dung Quất

Quảng Ngãi

19.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất ổn định Nhà máy gạch tuynen tại cụm công nghiệp Đại Thạnh - huyện Phù Mỹ

Bình Định

20.

Đầu tư sản xuất gạch không nung, gạch terazo được ép từ cát, xi măng và bột đá

Quảng Ngãi

21.

Đầu tư nâng công suất Nhà máy gạch bloc bê tông nhẹ Dung Quất

Quảng Ngãi

22.

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất tôn lợp TONMAT tại KCN Tịnh Phong

Quảng Ngãi

23.

Mở rộng Nhà máy bê tông đúc sẵn tại Cụm công nghiệp Tường Xuân, Tam Kỳ

Quảng Nam

24.

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bê tông ly tâm dự ứng lực

Quảng Ngãi

25.

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn

Quảng Ngãi

26.

Hoàn thành xây dựng Nhà máy sản xuất bê tông (Công ty cổ phần Pha Din) tại khu công nghiệp Tịnh phong

Quảng Ngãi

27.

Thu hút đầu tư phát triển Nhà máy sản xuất vữa khô trộn sẵn tại khu công nghiệp

Bình Định

28.

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông tại Tam Kỳ

Quảng Nam

29.

Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh

Đà Nẵng

30.

Đầu tư Nhà máy gốm sứ kỹ thuật cao cấp (tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế)

Thừa Thiên - Huế

6. Công nghiệp dệt may, da giày

TT

Tên dự án

Địa điểm

6.1. Ngành Dệt May

1.

Cụm công nghiệp sợi-dệt-nhuộm tại Khu công nghiệp Hòa Khánh

Đà Nẵng

2.

Khu phức hợp SX-TM-DV tại Phù Cát

Bình Định

3.

Tập đoàn ITG sản xuất vải quần tại Sơn Trà

Đà Nẵng

4.

Sản xuất xơ sợi tổng hợp tại Dung Quất

Quảng Ngãi

5.

Nhà máy sợi Hương An tại Quế Sơn

Quảng Nam

6.

Xây dựng các nhà máy may mặc (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) tại khu công nghiệp Hương Trà

Thừa Thiên - Huế

7.

Đầu tư nhà máy sản xuất phụ kiện hỗ trợ sản phẩm may, giày da, cặp túi như cúc mex, khóa kéo, băng chun

Bình Định

6.2. Ngành Da giầy

1.

3 dự án sản xuất cặp-túi-ví

Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định

2.

Đầu tư Nhà máy túi xách SEKOR VINA Hàn Quốc

Quảng Nam

3.

2 dự án đầu tư sản xuất giầy vải

Huế, Bình Định

4.

2 dự án đầu tư sản xuất sandals, dép đi trong nhà

Quảng Nam, Bình Định

5.

2 dự án đầu tư sản xuất giầy thể thao

Quảng Ngãi, Bình Định

6.3. Nguyên, phụ liệu

1.

Nhà máy nhuộm hoàn tất tại Hòa Khánh

Đà Nẵng

2.

Nhà máy nhuộm vải quần

Quảng Nam

3.

Nhà máy kim, chỉ, nút

Quảng Nam, Bình Định

4.

Nhà máy chỉ may

Quảng Nam, Bình Định

5.

Nhà máy thêu công nghiệp

Quảng Nam

6.

Nhà máy bao bì

Quảng Nam, Bình Định

7.

2 dự án sản xuất vải giả da tráng PU

Quảng Nam, Bình Định

8.

2 dự án phế liệu ngành giày, cặp, túi, ví

Quảng Nam, Bình Định

9.

Đầu tư 2 Nhà máy sản xuất khuôn mẫu dao chặt

Quảng Nam, Bình Định

10

Đầu tư Nhà máy sản xuất phom

Bình Định, Quang Nam

11

2 dự án sản xuất đế giầy

Quảng Nam, Bình Định

7. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

TT

Tên dự án

Địa điểm

1.

Thăm dò nâng cấp trừ lượng quặng titan sa khoáng

Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

2.

Tiếp tục hỗ trợ triển khai dự án điều tra, thăm dò, khai thác vàng của Công ty LD vàng Bình Định- Newzeland tại huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh

Bình Định

3.

Tiếp tục tiến hành công tác điều tra thăm dò địa chất các diện tích có triển vọng về Vàng

Quảng Ngãi,

4.

Đầu tư thăm dò khai thác mỏ đá Hòa Khương

Đà Nẵng

5.

Thực hiện tốt các đề án thăm dò (tỷ mỷ) quặng cao lanh tại các điểm quặng có triển vọng

Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi

6.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án nhà máy chế biến tinh quặng titan tại KCN Bắc Chu Lai

Quảng Nam

7.

Đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy hoàn nguyên inmenit

Thừa Thiên - Huế

8.

Mở rộng quy mô nhà máy xỉ Titan của công ty TNHH nhà nước một thành viên khoáng sản Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế

9.

Duy trì và phát huy công suất các dây chuyền sản xuất zircon siêu mịn hiện có.

Thừa Thiên - Huế

10.

Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy Pigment; nhà máy sản xuất xỉ titan; nhà máy sản xuất các sản phẩm như ti-tan kim loại, titan xốp, trợ dung hàn... Đầu tư nhà máy bột huỳnh quang

Bình Định

11.

Đầu tư khai thác vàng gốc Nhâm, A Lưới

Thừa Thiên - Huế

12

Đẩy mạnh việc đầu tư khai thác và chế biến quặng vàng đến sản phẩm vàng kim loại vàng gốc A Vao - A Pey, Bồng Miêu và Đắc Sa

Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam

13.

Đầu tư khai thác quặng sắt tại Phong Xuân, Phong Mỹ huyện Phong Điền, Thượng Long - A Xiêm, Nam Đông

Thừa Thiên - Huế

14.

Đầu tư khai thác đá xây dựng ở các điểm mỏ thuộc khu vục Hương Trà thuộc khối granit Bình Điền, khu vực huyện Phú Lộc thuộc khối granit Hải Vân, Nam Đông, Hương Phong

Thừa Thiên - Huế

15.

Đầu tư cơ sở khai thác đá Gabrodiorit và đá diorit ốp lát

Đà Nẵng

16.

Đầu tư các cơ sở khai thác đá granit và đá gabro, bazan nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đá ốp lát ở khu công nghiệp Tịnh Phong

Quảng Ngãi

17.

Tiếp tục đẩy mạnh khai thác đá ốp lát ở Duy Xuyên, Quế Sơn

Quảng Nam

18.

Đầu tư khai thác đá ốp lát ở khu vực Đại Lộc

Quảng Nam

19.

Đầu tư khai thác và chế biến quặng felspat trong khu Mỏ Trà My-Tiên Lập

Quảng Nam

20.

Nhà máy chế biến ôxit titan

 

8. Công nghiệp sản xuất điện

8.1. Danh mục các dự án nguồn điện vào vận hành giai đoạn 2011-2020

TT

Tên nhà máy

Địa điểm

 

* Công trình đã vận hành năm 2011

 

1.

Thủy điện A Lưới #1,2

Thừa Thiên - Huế

2.

Thủy điện Sông Tranh 2 #1,2

Quảng Nam

3.

Thủy điện An Khê - Kanak

Bình Định

4.

Thủy điện Đak My 4 ABC*

Quảng Nam

 

Dự kiến vào vận hành năm 2013

 

5.

Thủy điện Đak Rinh #1,2

Sơn Tây, Quảng Ngãi

 

Dự kiến vào vận hành năm 2014

 

6.

Thủy điện Đak Re

Ba Tơ, Quảng Ngãi

 

Dự kiến vào vận hành năm 2016

 

7.

Thủy điện Sông Bung 4

Nam Giang, Quảng Nam

8.

Thủy điện Sông Bung 2

Nam Giang, Quảng Nam

9.

Thủy điện Đak My 2

Phước Sơn, Quảng Nam

 

Dự kiến vào vận hành năm 2019

 

10.

Thủy điện Vĩnh Sơn II

 

 

Dư kiến vào vận hành năm 2020

 

11.

Tuabin khí hỗn hợp Miền Trung # 1

Quảng Ngãi

8.2. Danh mục các dự án thủy điện vừa và nhỏ

TT

Tên nhà máy

Tỉnh

1.

* *Thủy điện Hương Điền #3

Thừa Thiên - Huế

2.

Thủy điện Sông Bung 4A

Nam Giang, Quảng Nam

3.

Thủy điện Sông Tranh 3

Hiệp Đức, Quảng Nam

4.

Thủy điện Sông Bung 5

Nam Giang, Quảng Nam

5.

Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc

Đà Nẵng

6.

Thủy điện Trà Khúc 1

Sơn Hà, Quảng Ngãi

7.

Thủy điện Sông Tranh 4

Hiệp Đức, Quảng Nam

8.

Thủy điện Sông Tranh 5

Quảng Nam

9.

Thủy điện A Lin

Thừa Thiên - Huế

10.

Thủy điện Đak My 3

Phước Sơn, Quảng Nam

11.

Thủy điện Đak My I

 

12.

Các dự án nhà máy Thủy điện Tả Trạch (19,5 MW), Bình Điền (44 MW), Thượng Nhật (7 MW), Thượng Lộ (6 MW)

Thừa Thiên - Huế

Tổng vốn dự kiến cho các dự án thủy điện vừa nhỏ là 10.440 tỷ VND

* Nguồn: Quyết định số 1208/QĐ-TTg; ** Chậm tiến độ, chưa đi vào vận hành

8.3. Danh mục các dự án lưới điện phát triển giai đoạn 2011-2020

Các trạm 500 kV xây dựng giai đoạn 2011 - 2020

STT

Tên công trình

Số máy x
MVA

Công suất - MVA

Ghi chú

 

Các công trình xây dựng giai đoạn 2011-2015-2020

1

Huế

1

x

600

600

Máy 1

2

Dốc Sỏi

1

x

450

450

Máy 2

3

Đà Nẵng

1

x

900

900

Thay MBA 1

 

Tổng

3

 

 

1950

 

Các trạm 220 kV xây dựng giai đoạn 2011 - 2020

STT

Tên công trình

Số máy x MVA

Công suất (MVA)

Ghi chú

Các công trình xây dựng giai đoạn 2011-2015

1.

Thạnh Mỹ

1

x

125

125

Đấu nối thủy điện

2.

Dốc Sỏi

1

x

125

125

Thay MBA 63MVA

3.

Dung Quất 2

2

x

125

250

 

4.

Sơn Hà

2

x

150

300

 

5.

Tuy Hòa

1

x

125

125

Máy 2

6.

Huế

1

x

250

250

Máy 2

7.

Chân Mây

1

x

250

250

Máy 1

8.

Phong Điền

1

x

125

125

Máy 1

9.

Hòa Khánh

1

x

250

250

Thay MBA 1

10.

Quận Ba (Ngũ Hành Sơn)

1

x

125

125

Máy 1

11.

Đà Nẵng

1

x

250

250

Thay MBA 1

12.

Tam Kỳ

1

x

125

125

Máy 2

13.

Tam Hiệp

1

x

125

15

Máy 1

14.

Dung Quất

1

x

125

125

Máy 2

15.

An Nhơn

1

x

250

250

Mày 1

16.

Sông Tranh 2

1

x

125

125

Xây mới

 

Tổng số

18

 

 

2925

 

Các công trình xây dựng giai đoạn 2016 - 2020

1.

Huế

1

x

250

250

Thay MBA 2

2.

Phong Điền

1

x

125

125

Máy 2

3.

Cầu Hai

1

x

125

125

Máy 1

4.

Đà Nẵng

1

x

250

250

Thay MBA 2

5.

Liên Chiểu

1

x

250

250

Máy 1

6.

An Đồn (Tiên Sa)

1

x

250

250

Máy 1

7.

Hội An

1

x

250

250

Máy 1

8.

Tam Hiệp

1

x

125

125

Máy 2

9.

Quảng Ngãi

1

x

125

125

Máy 2

10.

Hoài Nhơn

1

x

125

125

Máy 1

 

Tổng

10

 

 

1875

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các đường dây 220 kV xây dựng giai đoạn 2011 - 2020

STT

Tên công trình

Số mạch x km

Mạch km

Ghi chú

Các công trình xây dựng giai đoạn 2011-2015

1.

Đông Hà - Huế

2

x

68

136

Cải tạo nâng cấp mạch kép

2.

TĐ A Lưới - rẽ Đông Hà - Huế

2

x

28

56

Đồng bộ với Thủy điện A Lưới

3.

Phong Điền - rẽ Huế - Hòa Khánh

4

x

5

20

 

4.

Chân Mây - rẽ Huế - Hòa Khánh

4

x

8

32

Cột 4 mạch

5.

Huế - Hòa Khánh

2

x

110

220

Xây dựng phân pha mới hoặc cải tạo nâng cấp

6.

SêKaman 3 - Thạnh Mỹ

2

x

120

240

 

7.

Nhánh rẽ trạm Quận 3 (Ngũ Hành Sơn)

2

x

12

24

 

8.

Dốc Sỏi - Quảng Ngãi

2

x

60

120

Treo mạch 1

9.

Tam Hiệp - 500kV Dốc Sỏi

2

x

20

40

 

10.

Sơn Hà -  500kV Dốc Sỏi

2

x

50

100

 

11.

Quảng Ngãi - Quy Nhơn

2

x

143

286

 

12.

Đầu nối TĐ Sông Bung 2, Sông Bung 4

2

x

20

40

 

13.

Đăk My 1 - Đăk My 4

2

x

15

30

 

14.

Đắk My 4 - Thạnh Mỹ 500kV

2

x

50

100

 

 

Tổng

32

 

 

1444

 

Các công trình xây dựng giai đoạn 2016 - 2020

1.

Đầu nối phía 220 kV trạm 500 kV Thừa Thiên Huế

4

x

5

20

 

2

Hạ Sê San 2 - rẽ Sê San 4 - PleiKu

2

x

190

380

 

3.

Cầu Hai - rẽ Huế - Hòa Khánh

4

x

5

20

 

4.

Nhánh rẽ - Liên Chiểu

4

x

6

24

 

5.

Quận Ba - An Đồn

2

x

6

12

cáp ngầm

6.

Quận Ba - Hội An

2

x

15

30

 

7.

Rẽ Hoài Nhơn - Hoài Nhơn

4

x

5

20

Cột 4 mạch

8.

Quảng Ngãi - 500 kV Dốc sỏi

2

x

29

58

Treo mạch 2

9.

Quảng Ngãi - An Nhơn

2

x

143

286

Treo mạch 2

10.

Rẽ Sông Cầu - Sông Cầu

6

x

5

30

 

 

Tổng

32

 

 

880

 

Dự kiến danh mục các dự án lưới điện giai đoạn 2021 - 2030
Các đường dây 500 kV xây mới giai đoạn 2021 - 2030

STT

Tên công trình

Số mạch x km

Mạch.km

Ghi chú

Các công trình xây dựng giai đoạn 2021 - 2025

1.

Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Bình Định

1

x

220

220

Xem xét xây ĐZ mạch kép khi lập Dự án đầu tư

2.

Dốc Sỏi - NĐ Bình Định

2

x

200

400

 

 

Tổng cộng

3

 

 

620

 

Các trạm 220 kV xây mới giai đoạn 2021 - 2030

STT

Tên công trình

Số máy x
MVA

Công suất (MVA)

Ghi chú

Các công trình xây dựng giai đoạn 2021 - 2025

1.

Chân Mây

1

x

250

250

Máy 2

2.

Phong Điền

1

x

250

250

Thay MBA 1

3.

Hòa Khánh

1

x

250

250

Thay MBA 2

4.

Đà Nẵng 2 (Hải Châu)

1

x

250

250

Máy 1

5.

Tam Kỳ

1

x

250

250

Thay MBA 1

6.

Bắc Chu Lai

1

x

125

125

Máy 1

7.

Quảng Ngãi 2

1

x

125

125

Máy 1

8.

Quảng Ngãi

1

x

250

250

Thay MBA 1

9.

Dốc Sỏi

1

x

250

250

Thay MBA 1

10.

Dung Quất

1

x

250

250

Thay MBA 1

11.

Quy Nhơn

1

x

250

250

Thay MBA 2

12.

Bình Định

1

x

250

250

Máy 1

 

Tổng cộng 12 máy

12

 

 

2750

 

Các công trình xây dựng giai đoạn 2026 - 2030

1.

Phong Điền

2

x

250

500

Thay 2 MBA

2.

Cầu Hai

1

x

250

250

Máy 2

3.

Liên Chiểu

1

x

125

125

Máy 2

4.

An Đồn (Tiên Sa)

1

x

125

125

Máy 2

5.

Hội An

1

x

250

250

Máy 2

6.

Tam Kỳ

1

x

250

250

Thay MBA 2

7.

Tam Hiệp

1

x

250

250

Thay MBA 1

8.

Bắc Chu Lai

1

x

125

125

Máy 2

9.

Dung Quất

1

x

250

250

Thay MBA 2

10.

Quảng Ngãi 2 (Núi Bút)

1

x

125

125

Máy 2

11.

Hoài Nhơn

1

x

125

125

Máy 2

12.

Quy Nhơn

1

x

250

250

Thay MBA 2

13.

Nhơn Hội

1

x

250

250

Máy 1

 

Tổng cộng

14

 

 

2875

 

Các đường dây 220 kV xây dựng giai đoạn 2011 - 2030

STT

Tên công trình

Số mạch x km

Mạch.km

Ghi chú

Các công trình xây dựng giai đoạn 2021 - 2025

1.

Hòa Khánh - Đà Nẵng 2

2

x

8

16

 

2.

Đấu nối Nhiệt điện Than miền Trung

2

x

300

600

 

3.

Đấu nối Nhiệt điện Khí miền Trung

2

x

300

600

 

4.

An Đồn - Đà Nẵng 2

2

x

8

16

 

5.

Rẽ Bắc Chu Lai - Bắc Chu Lai

4

x

5

20

 

6.

Rẽ Quảng Ngãi 2 - Quảng Ngãi 2

4

x

3

12

 

7.

Đấu nối Nhiệt điện Bình Định

4

x

20

80

 

8.

Đấu nối Nhiệt điện Than miền Trung

2

x

200

400

 

 

Tổng cộng

22

 

 

1744

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nguồn điện dự kiến thực hiện sau năm 2020

TT

Tên nhà máy

Địa điểm

Công suất đặt (MW)

Dự kiến vận hành năm

 

Giai đoạn đến năm 2025

 

1500

 

1.

Tuabin khí hỗn hợp Miền Trung #2

Quảng Ngãi

450

2021

2.

Tuabin khí hỗn hợp Miền Trung #3

Quảng Ngãi

450

2024

3.

Nhiệt điện Than Bình Định I #1

Trung tâm nhiệt điện Bình Định

600

2024

 

Sau năm 2025

 

2600

 

4.

Nhiệt điện Than Bình Định I #2

Trung tâm nhiệt điện Bình Định

600

2027

5.

Nhiệt điện Than Bình Định II # 1,2

Trung tâm nhiệt điện Bình Định

2000

2029

 

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 2836/QĐ-BCT

Hanoi, May 06, 2013

 

DECISION

TO APPROVE THE PLANNING FOR THE INDUSTRIAL DEVELOPMENT OF THE KEY ECONOMIC REGION IN THE CENTRAL COAST BY 2020, AND THE ORIENTATION TOWARDS 2030

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Government's Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/NĐ-CP dated September 07, 2006 on making, approving, and managing the master plan for socio-economic development, and the Government's Decree No. 04/2008/NĐ-CP dated January 11, 2008 on the amendments to the Government's Decree No. 92/2006/NĐ-CP;

At the request of the Director of the Planning Department,

DECIDES:

Article 1. Approving the Planning for the industrial development of the key economic region in the Central Coast by 2020, and the orientation towards 2030. In particular:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The industrial development of the key economic region in the Central Coast (hereinafter referred to as Central Economic Region) must be conformable with the national industrial development strategy and the regional socio-economic development planning. The comprehensive and sustainable regional industrial development is a motive for the socio-economic development in the Middle and the Central Highland; combine internal and external resources; ensure interregional cooperation in investment and development;

b) Make focused investments competitive industries of Central Economic Region. Step by step develop high-tech industries with low consumption of energy and raw materials; develop dual-use technology serving National defense and security;

c) Carry out economic restructuring and labor restructuring towards gradually reducing labor-intensive raw processing industries, gradually increasing industries with high level of technologies and high-quality manpower

d) Step by step improve the competitiveness of industrial products. The industrial development must associate with the protection of the environment, historical and cultural remains.

2. Targets of development

a) The growth of industrial added value reaches 9% – 10% by 2015, and 12% - 13% during 2016 – 2020;

b) The growth of industrial production value reaches 10% – 11% by 2015, and 14% - 15% during 2016 – 2020;

c) The proportion of industry and construction reaches 44% - 45% in 2015, and 45% - 46% in 2020. The proportion of industry reaches 35% - 36% in 2015, and 36% - 37% in 2020.

3. Orientation of development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Central Economic Region is basically a modern industrial region that plays a decisive role in the national industrialization and modernization. Develop distinctive industrial trademarks, participate in the key export and production train of the whole country;

- Utilize the benefit of manpower, geographical position, sea materials, minerals, and building materials to serve the processing industry;

- Enhance the cooperation among industries and local industrial enterprises with enterprises in other localities to efficiently and frugally use resources, improve the quality and competitiveness of the products and industrial enterprises. Form a division of labor in each stage of manufacture;

- Industrial structure: by 2020: focus on the development of prioritized industries and flagship industries that have benefit of raw materials and market such as: mechanical engineering, seafood – food processing, building material production; chemical production, petrochemistry; electricity generation. Focus on the quick development of some leading industries, industrial products, hi-tech industries and hi-tech products such as precision engineering, electronics, and ancillary industries in order to establish a network of producers, suppliers, and exporters from Vietnamese and foreign companies;

- Apply advanced technologies to new industrial facilities; upgrade technologies to improve product quality, save raw materials and energy, satisfy the requirements for environment protection;

- Develop industrial complexes and handicrafts complexes to meet the demand from rural industrial production to efficiently implement the 10th Central Resolution No. 7 on agriculture, farmers, and rural areas.

3.2. Orientation towards 2030

- Central Economic Region is a motive for the socio-economic development of the entire region.

- Focus on in-depth processing industries with modern technologies and equipment, reputable, competitive and high-quality industrial products that meet international standards;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Focus on the production of distinctive handicraft products associated with local culture to serve domestic and international tourism.

4. Development planning

4.1. Mechanical engineering and metallurgy

4.1.1. By 2020

- The metallurgy industry shall focus on the production of steel alloys serving mechanical manufacture in Da Nang and Quang Ngai;

- Mechanical engineering shall focus on the production of moulds in Da Nang and Quang Ngai; high-pressure forming in Quang Ngai, Quang Nam and Da Nang; steel structures, welding electrodes and welding materials, new energy and renewable energy shall be produced in Quang Ngai and Binh Dinh.

- Ancillary industries for mechanical engineering and metallurgy shall be deployed in Quang Ngai, Da Nang, and Binh Dinh.

- Machinery and equipment: especially machines for agriculture, agricultural, silvicultural, and aquacultural processing shall be produced in Da Nang, Quang Nam, and Binh Dinh; safety equipment and equipment for environmental remediation shall be produced in Da Nang and Quang Ngai.

- Industrial electrical equipment and household appliances shall be produced in Da Nang, Binh Dinh, Quang Nam; mechatronic devices shall be produced in Da Nang.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Automobiles, especially high-quality buses, trucks, and specialized vehicles shall be produced in Quang Nam.

- Other vehicles, especially big ships, specialized ships, store-ships, raw-processing ships, forecasting and warning devices, equipment for surveying at sea, aerial survey, and surveying at coastal continental shelves shall be produced in Da Nang, Quang Ngai, and Binh Dinh.

4.1.2. Orientation towards 2030

- Invest in improving the productivity of machine assembly based on the development of ancillary industries of the projects on: car manufacture, household appliances; machinery and equipment for processing agriculture and aquaculture products with small consumption of energy and materials and satisfy environmental requirements and standards.

- Enhance research, design, and cooperate with foreign partners to manufacture important components by 2020 in order to participate deeply in the regional and global supply chain of ancillary industries for mechanical engineering;

- Enhance cooperation with countries that have developed mechanical engineering industry in researching and applying new and modern technologies to make in-depth investments and expand the manufacture of mechanical components.

4.1.3. Orientation of interregional cooperation

- Machinery production and heavy-duty mechanical equipment are primarily located in Dung Quat and Quang Ngai;

- Road vehicles, primarily cars, shall be produced in Quang Nam; waterborne vehicles shall be produced over the whole region, but primarily in Quang Ngai; specialized waterborne vehicles shall be produced in Da Nang;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Electrical equipment and energy equipment shall be produced in Da Nang and Binh Dinh;

- Encouraged agricultural machinery and equipment shall be produced primarily in Quang Nam and Binh Dinh

- Medical equipment and precision engineering shall be produced in Binh Dinh, Thua Thien Hue, and Da Nang.

4.2. Manufacture of electrical and electronic equipment

4.2.1. By 2020

- Electronic equipment, electronic components and solar cells shall be produced and assembled in Da Nang, Quang Nam, Thua Thien – Hue, and Binh Dinh.

- Computers , IT equipment, and software applications shall be produced and assembled in hi-tech zones in Da Nang and Thua Thien – Hue.

- Expand the system of training in electronics and IT; build institutions to measure and assess electronic equipment and IT equipment in Da Nang.

4.2.2. Orientation towards 2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Manufacture high-quality household appliances made of new materials;

- Design and manufacture equipment for protection, security, fire prevention and fighting; electronic equipment for measurement; medical equipment;

- Produce software and hardware that satisfy most demands.

4.2.3. Orientation of interregional cooperation

Da Nang city is considered a epicenter due to its advantage in manpower and the tendency to enhance the services of hi-tech products that required skilled manpower; focus on ancillary industries for electronic industry, manufacture and assembly of computers, IT, telecommunication, electrical, refrigeration, and electronic equipment; aim for the production of actuating systems with embedded software serving the automation in processing industry, oil refineries, mineral extraction, traffic control, etc. Prioritize direct foreign investments in hi-tech industrial parks of this region. Establish some large-scale factories with modern technologies to produce computers and telecommunications equipment, especially aerial, maritime, and undersea telecommunications.

4.3. Processing agricultural, forestry, and aquaculture products and foods

4.3.1. By 2020

a) Processing aquaculture products

- Keep processing traditional aquaculture products such as dried foods, fish sauces to serve local consumption and provide souvenirs for tourists. Utilize by-products and refuses to create new products to improve efficiency such as processing cattle feed and fish meal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Treating timber, paper, and forestry products

- Keep investing in treatment of timber for export in Binh Dinh, focus on cooperation among local enterprise to reduce prices, increase value added by new designs and product quality. Build a system of timber treating facilities and raw material sources in other localities (Thua Thien – Hue, Quang Nam, Quang Ngai) to support the primary facilities in Binh Dinh, serving high-class customers and minimize impacts on the environment.

- The production of paper pulp and products from papers shall be developed in concentrated areas with sufficiently large scale to ensure the modernization, economic efficiency, and treatment of waste that cause environmental pollution.

c) Drinks

Keep modernizing technologies for beer, wine, and soft drink production; step by step replace existing technologies and equipment with modern ones; meet quality standards, ensure food safety and hygiene and protect the environment in accordance with Vietnam’s law and international law; ensure the competitiveness of products at home and overseas. Prioritize the use of equipment produced at home that are equivalent to imported equipment.

- Beer production

+ Invest in raising the capacity of beer factories to satisfy domestic demands and export.

+ Enable local beer producers to cooperate with major beer producers at home and overseas in order to adopt advanced managerial methods and modern technologies, gradually improve the quality and ensure the competitiveness during the integration.

- Wine production: enhance the production of traditional wine; raise the quality and reputation towards export in Quang Nam, Binh Dinh.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Milk processing: upgrade milk processing facilities to ensure the modern equipment, food safety and hygiene Build new milk processing factories in some regional provinces with favorable climate, land, and manpower to develop the cow breeding such as milk processing factories in Da Nang and Binh Dinh. Invest in factories that process soy milk and produce dairy products in Quang Ngai.

4.3.2. Orientation towards 2030

Processing aquaculture products: stabilize the existing facilities that produce aquaculture products. Encourage individual facilities to form cooperatives or enterprises in order to improve the capacity and competitiveness of products. Invest in raising the capacity of processing factories depending on the demands of the market.

Timber and paper treatment: enhance the processing of artificial plywood, timber, and chipboards for export. Gradually switching from using timber from natural forests to timber from planted forest and industrial wooden planks

Beer, wine, and soft drink production: make in-depth investment in existing beer factories. Do not build new beer factories. Encourage economic sectors to invest in the mass production of soft drinks with modern equipment and technologies to ensure food hygiene and environment protection; combine domestic ingredients with developing ingredient areas; prioritize the production of soft drinks from fresh fruits and nutritious soft drinks.

Processing of agricultural, forestry products and other foods: keep making in-depth investments and expanding the market to meet the capacity of existing factories. Encourage the development of the production of animal feeds, livestock, and food processing in the region, and invest in expansion when possible.

4.3.3. Orientation of interregional cooperation

Invest in processing factories in provinces having favorable ingredient sources and good traffic, in particular:

- The center of fish processing is in Da Nang: though local ingredient sources are limited, but with its favorable position, Da Nang may make use of ingredient sources of adjacent areas and cooperate with other provinces in the region in providing ingredients for fish processing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Gather paper pulp treatment in Quang Nam and Binh Dinh;

- Soft drink processing: The bear production centers are Thua Thien Hue and Da Nang city with reputable products at home and overseas. Other soft drinks may be developed, such as traditional wine in Quang Nam, mineral water in Da Nang and Quang Nam; soft drinks in Quang Nam and Binh Dinh; milk processing in Da Nang, Quang Ngai, and Binh Dinh.

4.4. Chemical industry

4.4.1. By 2020

a) Petrochemistry products:

- Increase the capacity of Dung Quat refinery and Quang Ngai refinery; encourage investment in the oil refinery in Nhon Hoi Economic zone in Binh Dinh after the Prime Minister grants an approval.

- Complete and open the liquefied gas bottling factory in Nhon Hoi Economic zone in Binh Dinh; gas processing and distributing factory in Dung Quat, Quang Ngai;

- Invest in factories that produce polystyrene (PS), PE, black coal, N-Paraffin in Dung Quat, Quang Ngai, invest in and open the asphalt factory in Nhon Hoi Economic zone in Binh Dinh.

b) Fertilizers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Build factories that produce organic fertilizers from bagasse in Binh Dinh and Quang Ngai.

c) Common chemicals

- Speed up the completion of soda factories in Tam Hiep Industrial Park and Chu Lai Economic Zone in Quang Nam;

- Invest in building a CA/EDC/VCM complex – soda and soda-chloride production lines in Quang Nam and Quang Ngai.

d) Rubber products

- Complete the radial truck tire factory in Da Nang;

- Invest in building factories that produce products from natural latex in Binh Dinh and Quang Ngai.

- Invest in building factories that produce new materials such as conveyor belts and driving belts in Quang Nam and Binh Dinh.

dd) Detergents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in building cosmetics factories in Chan May Industrial Park in Thua Thien – Hue.

e) Industrial gases: invest in building factories that produce liquefied nitrogen and oxygen in Da Nang and Quang Ngai.

g) Plastic products

- Invest in building factories that produce OPP and CCP in Da Nang;

- Invest in factories that produce plastic car parts in Truong Hai Industrial Park in Quang Nam; build ships from FRC and composite materials in Nhon Hoi Economic Zone in Binh Dinh

- Invest in factories that produce Chu Lai Economic Zone in Quang Nam, and factories that produce PVC, PPR, and HDPE pipes in Nhon Hoi Economic Zone in Binh Dinh;

- Invest in factories that produce moulds for plastic industry, factories that produce products made of plastic and composite materials in Chan May Industrial Park in Thua Thien – Hue.

h) Pharmachemistry products

- Invest in factories that extract pharmaceutical ingredients and semi-synthetic ingredients in Thua Thien – Hue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Paint: expand Hoang Gia Paint Company in Phu Bai Industrial Park in Thua Thien – Hue.

4.4.2. Orientation towards 2030

a) Petrochemistry products: keep researching and building more oil refineries if the demand rises during 2021 - 2030 Invest in building factories that produce olefins, PE, PP, EDC/VCM in Binh Dinh and Quang Ngai.

b) Fertilizers: The need for fertilizers for agriculture is basically meet. Sustain the fertilizer production system with modern technologies and high-quality products in order to completely eliminate small producers with inferior and inconsistent products.

c) Common chemicals: make investment in industrial parks and industrial complexes to ease the environmental remediation. The soda factories in Chu Lai, Quang Nam may be upgraded in the next stages depending on the market; consider building 1 complex of CA/EDC/VCM and soda-chloride production line in Quang Nam or Quang Ngai.

d) Rubber products: keep encouraging economic sectors to participate in the development of rubber products; encourage foreign investors that have advantage in terms of capital and technologies to participate in the production of products that require high technology such as radial car tires, inner tubes made of synthetic rubbers and other rubber products.

dd) Detergents: keep investing in renewing equipment and technologies to sustain the production of high-quality products in order the supply the market in the Central Coast and Central Highland; invest in the production of demanded products such as liquid detergents

e) Paint and ink: invest in factories that produce high-quality paint, including industrial coating.

g) Gaseous products: all enterprises must invest in improving the productivity, upgrading technologies and equipment, improving the quality and reducing prices to raise the competitiveness and sustain the market. Consider investing in the production of dry ice to diversify industrial gases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Produce pharmaceuticals and pharma-chemical products in Thua Thien – Hue, Da Nang, and Binh Dinh;

- Produce plastics and composite materials in Thua Thien – Hue and Da Nang;

- Produce fertilizers, common chemicals and petrochemistry products in Quang Nam, Quang Ngai, and Binh Dinh.

Orientation of interregional cooperation for common chemicals: soda factories shall be located near alumina and paper factories in Quang Nam, Quang Ngai, and Binh Dinh. Major projects must be located in petrochemistry complex according to EDC-VCM-PVC planning to utilize chloride sources and completely resolve the balance issue in soda production.

Orientation of interregional cooperation for rubber products: rapidly develop the production of tires for cars, bus, and heavy-duty vehicles, including radial tires; tires for motorbikes and bicycles, and some products from natural rubber. Invest in the production of ingredients for rubber such as steel wire, black coal, bulking agents, and additives from Dung Quat refinery.

Orientation of interregional cooperation for detergents: encourage the development of detergents, especially ingredient production associated with petrochemistry.

4.5. Production of building materials

4.5.1. By 2020

a) Cement and cement additives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in building and expanding clinker grinding stations in Quang Nam, Dung Quat Economic Zone, Quang Ngai, and Da Nang; cement grinding and transiting station in Binh Dinh;

- Encourage investments in factories that grind and pack cement additives in Quang Ngai.

b) Stones and bricks

- Make in-dept investment in improving the quality and stabilizing the capacity of existing factories;

- Build factories that produce stones for building in Quang Nam; complete and commence the factories that process Granite in Binh Dinh;

- Invest in the production of terastone-brettostone bricks, terrazzo bricks, ultra-light bricks in Quang Ngai; high-quality unbaked brinks in Quang Nam and Quang Ngai; production of tunnel bricks in Quang Ngai and Binh Dinh; encourage the development of vertical shaft brick kiln in Binh Dinh; encourage investment in unbaked brick production from stone powder in Binh Dinh; invest in the production of unbaked bricks and terrazzo bricks from sand, cement, and stone powder in Quang Ngai.

c) Roofing materials.

- Build factories that produce roof shingles for civil constructions and industrial constructions in the region;

- Invest in the expansion of factories that produce non-asbestos roofing tiles and roof shingles in Quang Nam and factories that produce roofing tôle in Quang Ngai.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Keep stabilizing existing concrete mixing stations and concrete structures components. Build new concrete mixing stations and factories that produce concrete components in industrial parks to serve the construction of residential areas, electricity transmission works and irrigation works;

- Expand precast concrete factories in Quang Nam, Tinh Phong Industrial Park, Quang Ngai, and Binh Dinh;

- Invest in building prestressed concrete factories and precast concrete component factories in Quang Ngai;

- Encourage investment in factories that produce dry premixed mortal and aerated concrete in Binh Dinh;

- Invest in building factories that produce concrete component in Tam Ky, Quang Nam.

dd) Production of sanitary ceramics

- Diversity the designs of sanitary ceramics to meet demands, produce accessories of sanitary ceramics to replace imported products;

- Maintain the existing factories that produce sanitary ceramics in the region, invest in factories that produce sanitary ceramics in Da Nang, factories that produce high-class industrial ceramics

e) Glass production

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage investment in new factories that produce products from white sand such as building glass, glass-fiber, glass nodules, household glass.

g) Other building materials: build a factory that produces building materials from plastic such as plastic floor slabs, wall slabs, ceiling slabs, door frame, and factories that produce asphalt paper used for covering, water proofing and damp proofing to utilize petrochemistry products.

4.5.2. Orientation towards 2030

Depending on the existing resources and tendency to use building materials during 2021 – 2030, the production of building materials in Central Economic Region shall be developed as follows:

- Develop science and technology, apply new technologies and modern equipment to the production of building materials to improve the quality, reduce prices and raise their competitiveness;

- Keep developing the production of cement, light concrete, unbaked bricks, paving bricks, high-class ceramics, sand, gravel, and new building materials. Decide on rational investment scale and competitive products in the domestic market and international marker;

- Invest in the extraction of stones and production of stone slabs with advanced technologies and equipment to improve the product quality, meet international standard, and able to compete in the domestic and international market.

4.5.3. Orientation of interregional cooperation

The production of building materials in Central Economic Region shall be planned based on the advantage of resources of each province in this region. Common building and roofing materials shall be produced and sold primarily within the region. Cement shall be produced in Thua Thien – Hue and Quang Nam; stone and stone slabs shall be extracted and produced primarily in Quang Nam, Quang Ngai, and Binh Dinh to provide for other provinces in the country and for export.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.6.1. By 2020

a) Textile and garment industry

- Build a textile and garment complex, leaded by Hue Textile and Garment Company; expand the production scale and gradually modernize central exporting garment facilities according to the textile and garment development program of the Government;

- Encourage investments in the thread – weaving – dying complex in Hoa Khanh Industrial Park in Da Nang; invest in the production of pant cloth in Son Tra, Da Nang; complete investing and develop the production – commerce – service complex in Phu Cat district - Binh Dinh;

- Invest in the production of polyester in Dung Quat - Quang Ngai, build a thread factory in Que Son – Quang Nam;

- Invest in garment factories in Huong Tra Industrial Park in Thua Thien – Hue;

- Invest in factories that produce garment accessories such as buttons, zippers, and rubber bands in Binh Dinh.

b) Leather and footwear industry

- Invest in the production of cloth shoes in Hue and Binh Dinh, and sneakers in Quang Ngai and Binh Dinh;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in the production of bags, purse, and wallets made of crocodile and ostrich skin in Binh Dinh, Da Nang, and Quang Nam.

c) Raw materials from textile and garment – leather and footwear

- Cotton shall be planted in Quang Nam, Quang Ngai, and Binh Dinh;

- Encourage investments in factories that produce high-class dyed cloth in Da Nang;

- Encourage investments in factories that dye pant cloths, factories that produce needles, thread, and buttons; industrial sewing factories, and thread factories in Quang Nam;

- Invest in PU-coated leatherette factories; factories that produce accessories for footwear, bags, purses, and wallets; factories that produce moulds and soles in Quang Nam and Binh Dinh.

4.6.2. Orientation towards 2030

- Encourage investments in the production of accessories for textile and garment industry and leather and footwear industry; prioritize the development of the industries that support the develop of the garment industry;

- Encourage investment in an institution that provides training in designing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Textile and garment industry: Da Nang is the center of the export garment complex; dyeing facilities shall be gathered in Hoa Khanh Industrial Park, thread and cloth shall be produced in Hue, Da Nang, and Quang Nam; ready-to-wear clothing shall be produced in Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, and Thua Thien – Hue;

Accessories for the garment industry shall be produced in Binh Dinh and Quang Nam.

- Leather and footwear industry: Da Nang shall control the development of the Mid Central Coast; establish a complex that produce footwear, bags, wallets, and purses. Encourage facilities to move away from major cities (Quang Ngai, Quy Nhon, Hue, etc.) in order to reduce labor pressure;

Facilities that produce hats, footwear, = bags, satchels, wallets, and purses from crocodile and ostrich skin shall be developed in Binh Dinh, Da Nang, and Quang Nam; footwear shall be produced in Da Nang, Quang Nam, and Binh Dinh;

Accessories for the leather and footwear industry shall be produced in Binh Dinh and Quang Nam.

4.7. Mineral extraction and processing

4.7.1. By 2020

a) Extraction and processing or titanium ore

- Speed up the investment in factories that refine titanium ore in Quang Nam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in improving the capacity of reverted ilmenite factories in Thua Thien – Hue and Binh Dinh;

- Maintain and improve the capacity of ultrafine zircon production lines in Thua Thien – Hue; build factories that refine and grind ultrafine zircon in Thua Thien – Hue;

- Expand titanium slag factories in Thua Thien – Hue, invest in 01 artificial rutile or titanium slag in Thua Thien Hue and Binh Dinh;

- Make investment in factories that produce pigments, metallic titanium, porous titanium, and fluorescent powder in Binh Dinh.

b) Gold ore extraction and refinement: invest in gold extraction in A Luoi – Thua Thien Hue; invest in factories that refine gold in Quang Nam.

c) Iron ore extration and refinement: complete investing in factories that extract and refine iron ore in Binh Dinh and Thua Thien – Hue.

d) Extraction and refinement graphite in Quang Ngai.

dd) Extraction of stone slabs and building stones.

- Invest in the extraction of building stones at the mines in Thua Thien – Hue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in the extraction of granite, gabro, and basalt to supply stone slabs in Tinh Phong Industrial Park in Quang Ngai;

- Keep enhancing the extraction of stone slabs in Duy Xuyen, Que Son in Quang Nam province serving the export of stone slabs.

e) Extraction and refinement of feldspar and kaolin ore in Quang Nam; invest in kaolin refinement in Thua Thien Hue and Quang Ngai.

g) Extraction of white sand: maintain the capacity of local white sand extraction invested previously.

4.7.2. Orientation towards 2030

- Focus on investment in upgrading and expanding reserve to ensure sufficient and reliable resources for local mineral extraction projects.

- Stop exporting raw minerals; encourage investments in advanced technologies that avoid causing environmental pollution. Enhance in-depth processing, raise added value, product quality, and efficiency of mineral refineries.

- Associate the extraction and refinement with waste treatment, soil restoration and environmental remediation during the extraction.

4.7.3. Orientation of interregional cooperation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Gold ore shall be extracted and refined in Thua Thien Hue and Quang Nam;

- Limestone and cement clay shall be extracted and refined in Thua Thien Hue and Quang Nam to supply cement factories. These provinces shall be the cement center of this region;

- Stone slabs extracted in Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai, and Binh Dinh.

4.8. Electricity industry

4.8.1. By 2020

a) Power supply

Pursuant to the List projects to be commenced during 2011 – 2020 enclosed with the Decision No. 1208/QĐ-TTg dated July 21, 2011 of the Prime Minister, and the projects approved the Ministry of Industry and Trade, including minor hydropower projects approved by provincial governments;

- By 2015: Investing power supply works of which total power reaches 1,268 MW and electrical production reaches 4.92 billion kWh. The power of medium and small hydropower projects is over 360 MW. Complete and commence new hydropower plants safely and stably in the short term, then maximize power generation capacity.

- 2016 - 2020: Investing power supply works of which total power reaches 692 MW and electrical production reaches 2.92 billion kWh. The Central Combined Cycle Gas Turbine Plant shall reach 450 MW. The expected production in the first year is 2 billion kWh; the production of medium and small hydropower plants is 160 MW.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Keep comprehensively developing the electricity transmission and distribution from the sources to consumers; focus on high-voltage grids and hydropower gathering lines, especially high-voltage works by 2020, in particular:

- By 2015:

+ Build a new 500kV substation in Thanh My – Quang Nam, a 220kV substation in Phu My – Binh Dinh, and raise the capacity of the 220kV substation in Quy Nhon;

+ Delay the completion of the 220kV substations in Chan May, Phong Dien – Thua Thien Hue, in Tam Hiep – Quang Nam until the later stage depending on the demand for load.

- 2016-2020:

+ Delay the completion of the 220kV substation in Nhon Hoi until after 2010 because the Central Power Corporation is building a 240 mm2 dual cable 110kV line capable of 1100 MW that ensure power supply until 2020;

Move the 220kV substation in Hoi An to Duy Xuyen according to the electricity development planning of Quang Nam province and the electricity development planning in Central Highland and the vicinity.

+ Delay the completion of the 220kV substations in Cau Hai – Thua Thien Hue and Hoai Nhon – Binh Dinh until after 2020 according to the plan for electricity development in Central Economic Region.

4.8.2. Orientation towards 2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the List projects to be commenced during 2021 – 2030 enclosed with the Decision No. 1208/QĐ-TTg dated July 21, 2011 of the Prime Minister, all hydropower sources in the region are used; the deployment of renewable electricity sources and new energy are studied but the stability is not ensured. Therefore, the development of thermalpower shall be prioritized.

b) Electrical grid

Keep comprehensively developing the electricity transmission and distribution from the sources to consumers, especially high-voltage works by 2025, in particular:

- Build 3 500kv lines (620 km in length);

- Build 220kV works: 12 transformers 2,750 MVA, 22 transmission lines (1,744 km in length).

5. Zoning

Thua Thien Hue province: develop Chan May economic zone with advantageous traffic (bordered by 1A Highway and North – South railway to the north, Chan May deep-water harbor to the east). Focus on assembly industry, processing industry; build an international information center together with a system of services, tourism, finance, banking, and other industries.

Da Nang city shall be an important intersection in terms of entrepôt and international traffic of this region, Central Highland, and the States of the Mekong river basin. Focus on the development of a clean and green industry that requires modern technologies; build an industry development zone (that research into technological innovation for factories), and modern technological infrastructure serving the transactions and traffic of goods, the finance, banking, securities, post and telecommunications centers of this region.

Invest in Chu Lai economic zone in Quang Nam province according to the “zone a zone” model. This is the only economic zone that undergoes the experiment of new policies to create an investment environment conformable with international practice for Vietnamese and foreign economic organizations. Invest in Dien Nam – Dien Ngoc, An Hoa – Nong Son, and Thuan Yen industrial parks in Quang Nam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Binh Dinh province shall invest in Nhon Hoi economic zone to boost socio-economic development by agricultural, forestry, and aquaculture processing, mechanical engineering, shipbuilding, petrochemistry, electronics, electricity materials; build an entrepôt.

6. Solutions.

6.1. Solutions to capital

- Make use of supportive capital from the central budget: ODA; aid for developing key industries of the region.

- Develop a system of incentive policy, organize propagation and investment promotion to encourage the people, enterprises, economic sectors, and foreigners to invest in industry.

- Take measure for encouraging enterprise to increase capital and improve investment efficiency.

- Apply favorable land use regulations to efficient enterprises with high added value.

6.2. Solutions to technology

- Every year, each province in the region shall use 1.5 – 2% of its GDP for research, technology transfers and application;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Invest in developing trademarks and hi-tech products. Establish some hi-tech industries, products, and enterprises.

- Invest in laboratories up to national and regional standards to support the industrial development of the region.

- Develop some scientific research and technology development centers to form technological arboretum; enhance technology transfers within the region and within adjacent localities.

6.3. Solutions to manpower

- Provide special mechanism to attract high-quality workers both in Vietnam and overseas, especially the policies on wages, working conditions, support for accommodation and spiritual life.

- Expand labor cooperation with other countries and develop educational institutions that meet the demand for manpower, especially the cooperation with reputable educational institutions at home and overseas to open educational institutions up to international standards in the region; focus on the disciplines serving the development of the knowledge economy, especially science and technology, tourism, services, etc.

- Focus state capital on education development; provide a mechanism to attract external manpower to the development of education and vocational training.

6.4. Solutions to market and products

- Enhance market survey and market development: break into potential markets such as BRIC nations (including Brazil, Russia, and India) apart from traditional markets such as China, Eastern Asia, ASEAN, the US, EU; input markets shall focus on the following elements: capital (keep efficiently utilizing investments from Eastern Asia, ASEAN, and the US), technology (focus on projects of high technology and source technology from the US, Japan, and Western Europe)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Make development plan for industries; orient the development of ancillary industries.

- Facilitate ancillary industries by providing favorable conditions for land and raw materials.

- Create decisive products as the basis for the development of ancillary industries.

6.6. Solutions to interregional cooperation in development

- Cooperate in the development of industrial products that replace imported products or for export (including processing and assembling industrial products).

- The parent factory is placed in one of the provinces in Central Economic Region, and subsidiary factories shall be placed in other provinces to professionalize or provide suitable technologies among the factories (processing forestry and aquaculture products, producing farming instruments, machinery and products serving people’s life, and other products).

- Build and commence interregional large-scale projects to boost the development of other industries, especially interprovincial projects such as mineral extraction and refining, building material production, metallurgy, chemical industry, etc.

6.7. Enhance industrial expansion, provide support for the development of medium and small industrial enterprises and rural industries

- Keep implementing the National industrial expansion program, focus on supporting programs: raise the managerial capability, provide vocational training in rural industrial facilities; build technical demonstration models, transfer technologies and scientific advances; seek economic cooperation; make detailed plans and build industrial infrastructure from central and local capital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Primary policies

7.1. Market policies

- Support enterprises in participating in fairs, commerce promotions, investment attraction and market development. Enable enterprise to raise their marketing ability to sell industrial products.

- Hold conventions and seminars on business and market development strategies, hold international industrial fairs to enable enterprises to cooperate, find partners, and expand markets.

7.2. Policies on encouraging investment

- Prioritize complete foreign investment, especially from multinational companies, approach modern technologies and advanced managerial skills.

- Provide incentives for investments made by Vietnamese investors overseas via the media and their relatives in Vietnam.

7.3. Policies on science and technology

- Encourage the establishment of consultancy units, provision of brokering services and technological services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide incentives for accommodation, traveling, working instruments, benefits, etc. for elite managers and experts that work in provinces in this region.

Article 2. Implementation

1. The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with relevant Ministries, agencies, and People’s Committees of provinces and cities in Central Economic Region in directing the industrial development according to the approved plan, and:

- Guide local governments to implement and plan the orientation of technologies and products in this Planning, and monitor the implementation of this Planning.

- Cooperate with the Ministries, agencies and local governments in reviewing the implementation of this Planning annually, thence provide solutions for difficulties and boost the industrial development of this region.

- Request the Government to adjust policies to boost the industrial development of Central Economic Region.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Agriculture and Rural development, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Transport, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Finance, branches of the State bank, within their area of competence, shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in encouraging foreign investments in industrial development, provide special credit supports for industrial enterprises in Central Economic Region; provide supports for enterprises in their operation, innovation, technology transfers; enhance vocational training to improve the manpower of industry.

3. People’s Committees of the provinces and cities in Central Economic Region shall:

- Review and adjust the plan for local industrial development to suit the master plan on industrial development of Central Economic Region; include the industrial plan in annual plans, 5-year plans for local industrial development; cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant Ministries in supervising the implementation of the Plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, and heads of relevant units are responsible for the implementation of this Decisions./.

 

 

THE MINISTER




Vu Huy Hoang

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2836/QĐ-BCT ngày 06/05/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.665

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.69.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!