ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2014/QĐ-UBND
|
Trà Vinh, ngày 05
tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH HỖ TRỢ ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU
CÁ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Nghị quyết số
19/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh
khóa VIII - kỳ họp thứ 10 phê duyệt chính sách hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá
khai thác hải sản xa bờ tỉnh Trà Vinh;
Thực hiện Quyết định số
1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ tỉnh
Trà Vinh, cụ thể như sau:
1. Đối tượng
và phạm vi điều chỉnh
Quyết định này
quy định hỗ trợ đóng mới, cải hoán thay máy tàu cá tham gia khai thác hải sản
xa bờ bằng các nghề: lưới rê, câu mực, chụp mực, lưới vây, câu cá ngừ đại dương
của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (gọi tắt là chủ tàu cá) có hộ khẩu thường
trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Nội dung,
chính sách hỗ trợ
a) Điều kiện hỗ
trợ
- Tàu cá đóng mới
có công suất máy từ 250 CV và chiều dài toàn bộ của tàu (Lmax) từ 15 mét trở
lên.
- Tàu cá cải hoán
là tàu cá đang sử dụng, có Giấy phép khai thác thủy sản hợp lệ, có thời gian hoạt
động từ 01 năm trở lên thuộc các nhóm nghề được hỗ trợ và có công suất máy dưới
90 CV, cải hoán thay máy thành tàu cá có công suất máy từ 90 CV và chiều dài
toàn bộ của tàu (Lmax) từ 15 mét trở lên.
- Tàu cá đóng mới,
cải hoán thay máy tàu cá phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa
phương, có văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và phải đạt các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật hiện
hành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, cụ thể: máy tàu là máy
thủy chuyên dùng, mới 100%, không phải là máy được thủy hóa, có đủ giấy tờ chứng
minh nguồn gốc xuất xứ, có hồ sơ kỹ thuật kèm theo, có chứng từ mua bán hợp lệ
(hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng) và cam kết bảo hành chính hãng (theo điều
khoản ghi trong hợp đồng hoặc giấy bảo hành kèm theo máy); đối với máy nhập khẩu
ngoài giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, phải có tờ khai hải quan.
Trường hợp tàu cá
đóng mới, cải hoán thay máy tàu cá, nếu lắp đặt máy tàu bằng máy thủy chuyên
dùng đã qua sử dụng, ngoài giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hồ sơ hải quan
nhập khẩu đối với máy tàu nhập khẩu, phải có chứng từ mua bán hợp lệ hoặc hợp đồng
mua bán theo quy định kèm theo hồ sơ gốc máy tàu đối với máy tàu đã được đăng
ký, đồng thời máy phải có nhãn, mác hợp lệ theo quy định: còn rõ, đầy đủ hiệu
máy, số máy, công suất, vòng quay thuộc các đời máy có năm sản xuất từ năm 2008
đến nay và tỷ lệ còn sử dụng được từ 75% trở lên do Hội đồng thẩm định xem xét,
quyết định bằng văn bản trước khi thực hiện hỗ trợ.
- Trước khi đóng
mới, cải hoán tàu cá chủ tàu phải ký hợp đồng giám sát kỹ thuật với cơ quan
đăng kiểm tàu cá và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế hoàn công theo quy định.
- Tàu cá sau khi
đóng mới, cải hoán chủ tàu cá phải hoàn thành các thủ tục hành chính hiện hành
quy định về đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác thủy sản và Giấy chứng
nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; chủ
tàu cá phải tham gia mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên và tiến hành hoạt động
khai thác hải sản xa bờ được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
b) Mức hỗ trợ
- Đóng mới tàu cá
+ Trường hợp đóng
mới tàu cá sử dụng máy thủy mới 100%, mức hỗ trợ 300 triệu đồng/tàu.
+ Trường hợp đóng
mới tàu cá sử dụng máy thủy đã qua sử dụng, mức hỗ trợ 140 triệu đồng/tàu.
- Cải hoán thay
máy tàu cá
+ Trường hợp sử dụng
máy thủy mới 100%
++ Công suất máy
từ 250 CV trở lên: Mức hỗ trợ 105 triệu đồng/tàu.
++ Công suất máy
từ 90 CV đến dưới 250 CV: Mức hỗ trợ 75 triệu đồng/tàu.
+ Trường hợp sử dụng
máy thủy đã qua sử dụng
++ Công suất máy
từ 250 CV trở lên: Mức hỗ trợ 70 triệu đồng/tàu.
++ Công suất máy
từ 90 CV đến dưới 250 CV: Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/tàu. c) Thời gian và phương
thức hỗ trợ
- Thời gian thực
hiện: Từ năm 2014 đến hết năm 2016.
- Phương thức hỗ
trợ: Mỗi tàu cá chỉ được hỗ trợ một lần, sau khi chủ tàu hoàn thành việc đóng mới,
cải hoán thay máy tàu cá và đưa vào sử dụng với các điều kiện được quy định
trong nội dung hỗ trợ và tham gia vào các tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển.
d) Nguồn kinh phí
thực hiện hỗ trợ
Từ ngân sách tỉnh.
đ) Một số quy định
khác
- Quy định hỗ trợ
này không áp dụng cho các trường hợp cải hoán thay máy tàu cá có công suất máy
từ 90 CV trở lên thành tàu cá có công suất máy dưới 90 CV, rồi sau đó cải hoán
lại thành tàu có công suất máy từ 90 CV trở lên để được nhận hỗ trợ.
- Chủ tàu cá có
thể lựa chọn để thụ hưởng duy nhất một chính sách hỗ trợ nếu chính sách hỗ trợ
này tương tự với chính sách hỗ trợ của Chính phủ về tính chất và nội dung.
- Trong 03 năm kể
từ ngày Quyết định hỗ trợ có hiệu lực, nếu chủ tàu được hỗ trợ thực hiện chuyển
quyền sở hữu cho người khác (trừ trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật)
thì buộc phải hoàn trả lại 100% số tiền được hỗ trợ; cơ quan ban hành quyết định
hỗ trợ có trách nhiệm thu hồi số tiền đã hỗ trợ.
- Trong thời gian
chờ hỗ trợ, nếu chủ tàu vi phạm các quy định về quản lý tàu cá và thuyền viên,
quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong và ngoài vùng biển Việt Nam bị cơ
quan chức năng xử lý hoặc cố ý đưa tàu đi khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt
Nam không được cơ quan có thẩm quyền cho phép nếu chưa được hỗ trợ thì sẽ không
được hưởng hỗ trợ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, các Sở, ngành tỉnh có liên quan tổ chức triển khai thực hiện
Quyết định này.
- Tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định máy thủy chuyên dùng đã qua sử dụng.
- Chịu trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc, giám sát các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo
đúng đối tượng, đúng quy định; kịp thời phối hợp với các Sở, ngành, địa phương
có liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, giải quyết.
2. Sở Tài
chính
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ
theo quy định.
- Xem xét xây dựng
các chế độ phụ cấp cho thành viên Hội đồng thẩm định máy thủy chuyên dùng đã
qua sử dụng đúng theo quy định.
3. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Rà soát, nắm chắc
số lượng tàu cá đóng mới, cải hoán thay máy tàu cá thuộc diện được hỗ trợ của địa
phương, tổ chức tuyên truyền, thông báo cho ngư dân có đủ điều kiện để thực hiện,
tiến hành lập hồ sơ, phối hợp với Hội đồng thẩm định và quyết định hỗ trợ kịp
thời cho các đối tượng đúng theo quy định.
- Báo cáo tình
hình thực hiện việc hỗ trợ ngư dân theo quy định gửi về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trước ngày 15/7 và 15/01 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 27/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc Quy định hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ tỉnh Trà
Vinh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Trà Vinh;
Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
|