Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2661/QĐ-UBND thủ tục hành chính của sở công thương Lâm Đồng 2015

Số hiệu: 2661/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 10/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2661/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

QUYT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin Điện tử tỉnh;
- Website VP UBND tnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Tỉnh Lâm Đồng

TT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực công nghiệp

1

Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

2

Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

3

Cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

4

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

5

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

6

Cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh

II

Lĩnh vực điện năng

1

Huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện

2

Cấp lại thẻ an toàn điện

3

Huấn luyện và cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện

4

Cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW đặt tại địa phương

5

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

6

Cấp Giấy tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

7

Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương

8

Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa phương

9

Điều chỉnh hợp phần quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ (đối với điều chỉnh hợp phần quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV)

III

Lĩnh vực kỹ thuật - An toàn & Môi trường

1

Xác nhận công bố hp quy phân bón vô cơ

2

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

3

Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

4

Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương

5

Cấp lại giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương

6

Cấp giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ

7

Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

III

Lĩnh vực thương mại

1

Cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

2

Cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

3

Cấp lại giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

4

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương

5

Cấp sửa đổi, bổ sung giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương

6

Cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương

7

Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

8

Cấp sửa đổi bổ sung giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

9

Cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

10

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

11

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

12

Cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

13

Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

14

Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

15

Xác nhận tiếp nhận hồ sơ Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp

16

Xác nhận tiếp nhận hồ sơ Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

17

Biên nhận Thông báo thực hiện khuyến mại

18

Đăng ký du nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

19

Đăng ký thay đi, b sung dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

20

Xác nhận bản cam kết của thương nhân nhập khu thép đ trực tiếp phục vụ gia công

B. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Tỉnh Lâm Đồng

STT

S hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực công nghiệp

1

T-LDG-027759

Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

2

T-LDG-250674

Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

3

T-LDG-250643

Thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trường hợp hết thời hạn hiệu lực

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

4

T-LDG-250685

Thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trường hợp do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

5

T-LDG-250658-TT

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm

Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014

6

T-LDG-250670-TT

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014

II

Lĩnh vực điện năng

1

T-LDG-265194-TT

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

2

T-LDG-265199-TT

Thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

3

T-LDG-265206-TT

Thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

4

T-LDG-265299-TT

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW đặt tại địa phương

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

5

T-LDG-265235-TT

Thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW đặt tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

6

T-LDG-265239-TT

Thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW đặt tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

7

T-LDG-265247-TT

Thủ tục cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35KV đăng ký kinh doanh tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015.

8

T-LDG-265254-TT

Thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35KV đăng ký kinh doanh tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

9

T-LDG-265349-TT

Thủ tục gia hạn Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống đã đăng ký kinh doanh tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

10

T-LDG-265213-TT

Thủ tục cp Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

11

T-LDG-265221-TT

Thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

12

T-LDG-265225-TT

Thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động phân phi điện đến cấp điện áp 35kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

13

T-LDG-265123-TT

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động điện lực bán lẻ điện đến cấp điện 0,4kV tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

14

T-LDG-265144-TT

Thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện 0,4kV tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

15

T-LDG-265157-TT

Thủ tục đề nghị gia hạn Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện 0,4kV tại địa phương.

Thông tư 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

16

T-LDG-031108-TT

Thủ tục cấp thẻ kiểm tra viên điện lực khi thẻ hết hạn

Thông tư 06/2015/TT-BCT ngày 23/4/2015

III

Lĩnh vực Kỹ thuật - An toàn - Môi trường

 

1

T-LDG-031721-TT

Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Quyết định 50/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014

2

T-LDG-052180-TT

Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Quyết định 50/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014

3

T-LDG-031718-TT

Đăng ký sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp

Quyết định 50/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014

4

T-LDG-211919-TT

Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Thông tư 06/2015/TT-BCT ngày 23/4/2015

5

T-LDG-21915-
TT

Thủ tục thẩm định kế hoạch ngăn ngừa khắc phục sự cố hóa chất đối với các doanh nghiệp có sử dụng hóa chất nguy hiểm

Thông 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013

II

Lĩnh vực thương mại

 

1

T-LDG-031132-TT

Cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014

2

T-LDG-052189-TT

Cấp lại giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014

3

T-LDG-031150-TT

Cấp bổ sung giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014

4

T-LDG-031111-TT

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014

5

T-LDG-169885-TT

Cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014

6

T-LDG-169890-TT

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong trường hợp bị cháy, bị rách, bị tiêu hủy

Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014

7

T-LDG-027887-TT

Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu.

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

8

T-LDG-252083-TT

Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

9

T-LDG-?????-
TT

Cấp lại giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014

10

T-LDG-250658-TT

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014

11

T-LDG-250742-TT

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm (trường hợp giấy chứng nhận bị mất, thất lạc, bị hỏng) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014

 

Phần II

NỘI DUNG CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH

I. Lĩnh vực công nghiệp

1. Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết th tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 ngày làm việc Phòng Quản lý Công nghiệp (Sở Công Thương) có trách nhiệm xem xét và tham mưu cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho đơn vị.

- Trường hợp từ chối cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể t ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương gửi văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

1.2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Theo mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

- Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất;

- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

1.8. Lệ phí:

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: 2.200.000 đồng/đơn vị/lần.

- Lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: 400.000 đồng/giấy/lần.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014)

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.

- Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.

- Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.

- Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

- Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.

- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

- Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

 

Phụ lục 1

(Kèm theo Thông tư s 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 ca B Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:         /

............., ngày...... tháng....... m............

 

ĐƠN ĐNGHỊ CP GIY PHÉP SẢN XUT RƯỢU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)

Tên doanh nghiệp:......................................................................................

Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............

Địa điểm sản xuất.......................................................................................

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số........... do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................

Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (2)

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu:............................................. (3)

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(H Tên, tên, đóng du)

Chú thích:

(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép.

(2): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(3): Ghi công suất thiết kế (lít/năm).

 

2. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - số 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức có trách nhiệm viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý công nghiệp xem xét và tham mưu cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý công nghiệp tham mưu văn bản gửi doanh nghiệp yêu cầu bổ sung.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

2.2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung (Theo mẫu);

- Bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;

- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép đã được cấp.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ...)

2.8. Lệ phí:

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: 2.200.000 đồng/đơn vị/lần.

- Lệ phí cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: 400.000 đồng/giấy/lần.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.

- Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.

- Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.

- Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

- Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.

- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

- Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

 

Phụ lục 3

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 ca B Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:       /

............., ngày...... tháng....... m............

 

ĐƠN ĐNGHỊ CP SỬA ĐI, BỔ SUNG
GIY PHÉP SN XUT RƯỢU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)

Tên doanh nghiệp:......................................................................................

Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............

Địa điểm sản xuất.......................................................................................

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số........... do..............................cấp ngày........ tháng......... năm........

Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...

Đã được cấp sửa đổi, bổ sung (hoặc cấp lại) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).

Doanh nghiệp đề nghị ......................(1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau .....(2)

Thông tin cũ:...................

Thông tin mới:.............

Doanh nghiệp đề nghị .…(1) xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung)(*) Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu................................................. (4)

Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đi diện theo pháp luật ca doanh nghiệp
(H Tên, tên, đóng du)

Chú thích:

(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép.

(2): Lý do xin cấp sửa đổi, bổ sung.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây....

(4): Ghi công suất thiết kế (lít/năm).

(*): Nếu là cấp sửa đổi thì đề nghị cấp sửa đổi. Nếu trường hợp cấp bổ sung thì đề nghị cấp bổ sung.

 

3. Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

3.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết th tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - số 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức có trách nhiệm viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý công nghiệp có trách nhiệm xem xét và tham mưu cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp; trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý công nghiệp tham mưu văn bản yêu cầu đơn vị bổ sung.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

3.2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Trường hợp cấp lại do giấy phép hết thời hạn hiệu lực: Hồ sơ, trình tự, thủ tục áp dụng như trường hợp cấp mới.

* Trường hợp Giấy phép bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách nát hoặc bị cháy:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép (Theo mẫu);

- Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

3.4. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp nhưng Giấy phép bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (Cấp lại lần thứ...)

3.8. Lệ phí:

- Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: 2.200.000 đồng/đơn vị/lần.

- Lệ phí cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: 400.000 đồng/giấy/lần.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.

- Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.

- Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.

- Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

- Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.

- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

- Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.

Đối với trường hợp Giấy phép hết hạn: Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 (ba mươi) ngày, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

 

Phụ lục 2

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 ca B Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:       /

............., ngày...... tháng....... m............

 

ĐƠN ĐNGHỊ CP LẠI
GIY PHÉP SN XUT RƯỢU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)

Tên doanh nghiệp:......................................................................................

Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............

Địa điểm sản xuất.......................................................................................

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số........... do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm........

Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp số........ do(1) ........cấp ngày.......tháng.....năm...

Đã được cấp lại (hoặc sửa đổi, bổ sung) Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).

Doanh nghiệp đề nghị ......................(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất rượu, với lý do cụ thể như sau .....(2)

Thông tin cũ:...................

Thông tin mới:.............

Doanh nghiệp đề nghị .…(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất các loại rượu:............ (3)

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu:................................................ (4)

Doanh nghiệp xin cam đoan lý do trình bày trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đi diện theo pháp luật ca doanh nghiệp
(H Tên, tên, đóng du)

Chú thích:

(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép.

(2): Lý do xin cấp lại.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây....

(4): Ghi công suất thiết kế (lít/năm).

 

4. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

4.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý công nghiệp tham chiếu các quy định, luật định tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Nếu phát hiện những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn cho tổ chức biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, Sở Công Thương có quyền hủy hồ sơ.

- Trường hợp, đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Trường hợp kết quả thẩm định là “Đạt”: trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở, Sở Công Thương sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Trường hợp kết quả thẩm định là “Chờ hoàn thiện” thì cơ sở phải tiến hành khắc phục những điểm cần hoàn thiện. Thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu 4, Phụ lục IV - Thông tư 58/2014/TT-BCT) về Sở Công Thương. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi Sở Công Thương nhận được báo cáo khắc phục.

- Trường hợp kết quả thẩm định “Không đạt”, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất thực phẩm (Theo mẫu);

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ đóng thành 1 quyển.

4.4. Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

4.8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/lần/cơ sở

- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận: 500.000 đồng/lần/cơ sở

- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đồng 1 lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/ tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu >100 triệu đồng/ tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.

4.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mu 1a, Phụ lục I ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT;

- Bản thuyết minh về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất đối với cơ sở sản xuất theo Mu 2a, Phụ lục II ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT;

- Báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4, Phụ lục IV ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện chung

Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm.

b) Điều kiện riêng

Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/ năm;

- Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/ năm;

- Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/ năm;

- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.

 

Mẫu 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm 20 ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ(1)

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ……………………..

Cơ sở sản xuất (tên giao dịch hợp pháp): ………………………………………………

Địa chỉ tại: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………….. Fax: …………………………………………

Giấy phép kinh doanh số …………… ngày cấp: …………… đơn vị cấp: ……………

Ngành nghề sản xuất (tên sản phẩm): ……………………………………………………

Công suất thiết kế: …………………………………………………………………………

Doanh thu dự kiến: …………………………………………………………………………

Số lượng công nhân viên: …………………. (trực tiếp: ……………; gián tiếp: ……….)

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở ......................................................................................

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./.

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:
-
-
-
-

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 2a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

BẢN THUYẾT MINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT THỰC PHẨM

I. THÔNG TIN CHUNG

- Cơ sở: ………………………………………………………………………………………

- Đại diện cơ sở: ……………………………………………………………………………

- Địa chỉ văn phòng: ………………………………………………………………………..

- Địa chỉ cơ sở sản xuất: …………………………………………………………………..

- Địa chỉ kho: …………………………………………………………………………………

- Điện thoại: ………………………………. Fax ……………………………………………

- Giấy phép kinh doanh số: ………….. Ngày cấp ………………… Nơi cấp ………….

- Mặt hàng sản xuất: ………………………………………………………………………..

- Công suất thiết kế: …………………………………………………………………………

- Tổng số công nhân viên: ………………………………………………………………….

- Tổng số công nhân viên trực tiếp sản xuất: …………………………………………….

- Tổng số công nhân viên đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: …….

- Tổng số công nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: …………………

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng sản xuất ……..m2, trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất ………..m2.

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất: …………………………………………………………

- Kết cấu nhà xưởng: ………………………………………………………………………

- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL: ……………………………………………..

- Nguồn điện cung cấp và hệ thống đèn chiếu sáng: …………………………………..

- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng: ……………………………………………………………

- Hệ thống xử lý môi trường: ………………………………………………………………

- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: ………………………………………………………

2. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất

TT

Tên trang, thiết bị
(ghi theo thứ tự quy trình công nghệ)

Số lượng

Năm sản xuất

Thực trạng hoạt động của trang thiết bị, dụng cụ

Ghi chú

Tốt

Trung bình

kém

I

Trang, thiết bị, dụng cụ hiện có

1

Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

 

 

2

Dụng cụ bao gói sản phẩm

 

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Thiết bị bảo quản thực phẩm

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị khử trùng, thanh trùng

 

 

 

 

 

 

6

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ

 

 

 

 

 

 

7

Thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

 

8

Phương tiện rửa và khử trùng tay

 

 

 

 

 

 

9

Dụng cụ lưu mẫu và bảo quản mẫu

 

 

 

 

 

 

10

Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

 

11

Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm

 

 

 

 

 

 

12

Hệ thống cung cấp khí nén

 

 

 

 

 

 

13

Hệ thống, cung cấp hơi nước

 

 

 

 

 

 

14

Hệ thống thông gió

 

 

 

 

 

 

II

Trang thiết bị, dụng cụ dự kiến bổ sung

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo quy định chưa?

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy định, cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên); ghi cụ thể thời gian hoàn thiện.

Cam kết của cơ sở:

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định./.

 

 

…….., ngày ….. tháng ….. năm 20 ……….
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm ………

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ………………………

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC

I. Thông tin chung:

1. Tên Cơ sở: ……………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ Cơ sở: ……………………………………………………………………………

3. Số điện thoại: …………………………….. Fax: ………………… Email: ……………

II. Tóm tắt kết quả khắc phục:

TT

Lỗi theo kết luận kiểm tra ngày...tháng.... năm .... của…….

Nguyên nhân sai lỗi

Biện pháp khắc phục

Kết quả

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

5. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

5.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, Phòng quản lý Công nghiệp có trách nhiệm căn cứ hồ sơ lưu, xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

5.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1c, Phụ lục I-Thông tư số 58/2014/TT-BCT).

* Trường hợp cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi giấy chứng nhận hết hiệu lực thì hồ sơ và trình tự áp dụng như đối với trường hợp cấp lần đầu.

* Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)

- Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

5.8. Lệ phí:

Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/1 lần cấp/giấy phép

5.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1c, Phụ lục I ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện chung

Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm.

b) Điều kiện riêng

Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/ năm;

- Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/ năm;

- Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/ năm;

- Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/ năm;

- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

 

Mẫu 1c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm 20 ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ……………..

Tên cơ sở ……………………………………………. đề nghị Quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điền kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh (tên sản phẩm), cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số ……………… ngày cấp ………………………

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận (ghi cụ thể trường hợp xin cấp lại theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 4 của Thông tư này):

………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

6. Cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: UBND cấp huyện chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh đầy đủ theo quy định gửi về Hội đồng bình chọn cấp tỉnh (Trung tâm Khuyến công tỉnh Lâm Đồng, Tầng 5, Trung tâm hành chính, 36 Trần Phú, Đà Lạt).

b) Bước 2:

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, UBND tỉnh Lâm Đồng (Hội đồng bình chọn cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét và chấm điểm bình chọn các sản phẩm đáp ứng các điều kiện theo quy định để cấp giấy chứng nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

6.2. Cách thức thực hiện:

UBND cấp huyện nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Khuyến công tỉnh Lâm Đồng (Hội đồng bình chọn cấp tỉnh) hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (Theo mẫu phụ lục số 01);

- Phiếu thuyết minh về sản phẩm đăng ký bình chọn (Theo mẫu phụ lục số 02);

- 03 ảnh màu của sản phẩm, kích cỡ tối thiểu (10x15) cm được chụp tại 3 góc độ khác nhau (chính diện, mặt bên, từ trên xuống);

- Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện còn giá trị;

- Văn bản đề nghị của UBND cấp huyện kèm theo danh sách trích ngang các sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn cấp tỉnh (theo mẫu tại phụ lục số 5 Thông tư 26/2014/TT-BCT).

- Các chứng nhận, chứng chỉ khác (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 như: chứng chỉ, chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; giấy khen, bằng khen cho sản phẩm và các giấy tờ liên quan khác.

* Ghi chú: Trong trường hợp không tổ chức bình chọn cấp huyện thì cơ sở công nghiệp có sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn cấp tỉnh lập hồ sơ theo điểm a, b, c và f tại thành phần hồ sơ này và gửi UBND cấp huyện xem xét, có văn bản gửi đăng ký tham gia bình chọn.

6.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

6.5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thực hiện thủ tục hành chính nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các cơ sở công nghiệp nông thôn.

6.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND Tỉnh Lâm Đồng

6.8. Phí, lệ phí: không có

6.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện.

6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Quy định tại Phụ lục số 01, 02, 05 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014.

- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (Theo mẫu phụ lục số 01);

- Phiếu thuyết minh về sản phẩm đăng ký bình chọn (Theo mẫu phụ lục số 02);

- Danh sách trích ngang sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (Theo mẫu phụ lục số 05).

6.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đáp ứng các quy định tại Điều 4 và Điều 7 của Thông tư số 26/2014/TT-BCT, cụ thể:

- Sản phẩm tham gia bình chọn là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm);

- Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn;

- Sản phẩm tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;

- Sản phẩm tham gia bình chọn phải có khả năng sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường;

- Việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau:

+ Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất;

+ Tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường;

+ Tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ;

+ Tiêu chí khác.

6.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công.

- Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.

- Thông tư số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/2/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn về trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

- Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công thương quy định về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các quy định cụ thể khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có).

 

PHỤ LỤC SỐ 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương)

(Tên Cơ sở CNTT)
………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày…… tháng …… năm ……

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA BÌNH CHỌN
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU

Kính gửi: ………………………………………..

Tên cơ sở công nghiệp nông thôn: ..................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….; Fax:………………… Email: .............................................

Người đại diện: …………………………..; Chức vụ:.............................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số: ……………………….. Ngày cấp: ...........................................

Ngành nghề kinh doanh (tóm tắt ngành nghề chính có liên quan): .......................................

Địa điểm sản xuất: ..........................................................................................................

Vốn đăng ký kinh doanh (nếu có): ....................................................................................

Tổng tài sản theo bảng cân đối kế toán thời gian gần nhất (đối với doanh nghiệp): ..............

Tổng số lao động bình quân/năm: ....................................................................................

Tình hình chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước: ........................

Sau khi tìm hiểu về Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, chúng tôi tự nguyện đăng ký sản phẩm tham gia bình chọn như sau:

Tên sản phẩm tham gia bình chọn: ...................................................................................

Mô tả tóm tắt về sản phẩm:............................................................................................. .

Chúng tôi cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của sản phẩm nêu trên; sản phẩm tham gia bình chọn không vi phạm bản quyền về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp; thực hiện đầy đủ quy định của Hội đồng bình chọn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin được cung cấp trong hồ hơ đăng ký tham gia bình chọn./.

 

 

Đại diện
Cơ sở công nghiệp nông thôn
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương)

(Tên Cơ sở CNTT)
………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày …… tháng …… năm ……

 

THUYẾT MINH SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ
BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU

Tên sản phẩm: ................................................................................................................

Tên cơ sở công nghiệp nông thôn: ..................................................................................

Đại diện cơ sở công nghiệp nông thôn: ………………….; Chức vụ: ...................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: …………………………………; Email:................................................................

I. THÔNG TIN CHUNG

Kích cỡ (dài, rộng, cao): .................................................................................................

Trọng lượng sản phẩm (kg): ............................................................................................

Ký hiệu sản phẩm (nếu có): .............................................................................................

Tính năng, công dụng chính của sản phẩm: ......................................................................

II. NỘI DUNG CHÍNH

Tùy vào từng loại sản phẩm, thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở công nghiệp nông thôn, nêu tóm tắt một số nội dung sau:................................................................................................................................

1. Quy mô sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu thụ

1.1. Về sản xuất, kinh doanh

- Quy mô sản xuất (Sp/năm) (năm trước và dự kiến năm hiện tại): .....................................

- Doanh thu của sản phẩm (năm trước và dự kiến năm hiện tại): ........................................

- Số lượng và doanh thu xuất khẩu năm trước và dự kiến năm hiện tại (nếu có): ................

- Nộp ngân sách nhà nước (năm trước và dự kiến năm hiện tại): .......................................

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm: ..........................................................

- Nguyên vật liệu chính sử dụng sản xuất sản phẩm: .........................................................

- Đánh giá trình độ công nghệ, thiết bị đang sản xuất sản phẩm. Khả năng áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại vào sản xuất sản phẩm: ......................................................................................................................

- Chất lượng, mẫu mã sản phẩm: .....................................................................................

- Hệ thống quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP, ....) đang áp dụng (nếu có). Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

- Khả năng sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn: .............................................................

- Khả năng nhân rộng sản xuất và thúc đẩy phát triển các ngành khác: ..............................

- Khả năng tham gia chuỗi liên kết giá trị sản phẩm: ..........................................................

1.2. Về thị trường

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm (thị trường trong và ngoài nước) và đánh giá tiềm năng, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường: .......................................................................................................................................

- Đánh giá khả năng thay thế, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu (nếu có): .......................

2. Lao động, bảo vệ môi trường

2.1. Về lao động

- Tổng số lao động đang sử dụng: ..................................................................................

- Chất lượng lao động đang sử dụng: ..............................................................................

- Thu nhập bình quân: ……………………… VNĐ/người/tháng

2.2. Về môi trường

Nêu tóm tắt tác động môi trường và việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất sản phẩm:           

3. Tính văn hóa, tính thẩm mỹ của sản phẩm

- Đánh giá mức độ thể hiện tính đặc thù văn hóa dân tộc: .................................................

- Tính kế thừa, hoàn thiện và phát huy các giá trị văn hóa của sản phẩm: ...........................

- Sản phẩm có thiết kế mới, độc đáo; hình thức, mẫu mã, bao bì đẹp: ..............................

4. Một số nội dung khác

- Các chứng nhận về chất lượng sản phẩm đã được công nhận: .......................................

- Các giải thưởng, bằng khen,... đã đạt được: .................................................................

- Nêu tình hình thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước: ..........................................

- Tham gia các hoạt động công ích xã hội: .......................................................................

- Đánh giá các tác động xã hội khác (nếu có): ..................................................................

III. TỰ NHẬN XÉT

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

 

Đại diện
Cơ sở công nghiệp nông thôn
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Tên Cơ quan, đơn vị:

DANH SÁCH TRÍCH NGANG
SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ THAM GIA BÌNH CHỌN SẢN PHẨM
CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU CẤP……………

TT

Tên sản phẩm

Cơ sở công nghiệp nông thôn

Địa chỉ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……., ngày …… tháng …… năm …..
Thủ trưởng cơ quan/đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

 

II. Lĩnh vực điện năng

1. Huấn luyện và cấp mi thẻ an toàn điện

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị/tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị đề nghị huấn luyện, cấp mới thẻ an toàn điện đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trn Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng quản lý điện năng (Sở Công Thương) thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn đơn vị/tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì xem xét các điều kiện thực tế khác để tổ chức huấn luyện.

c) Bước 3: Tổ chức huấn luyện và kiểm tra sát hạch

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương quy định cụ thể thời gian tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch căn cứ vào tình hình thực tế, số lượng người lao động được đề nghị huấn luyện, cấp mới thẻ an toàn điện và thông báo cho đơn vị/tổ chức được biết;

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, Sở Công Thương cấp mới thẻ an toàn điện cho người lao động. Trường hợp từ chối huấn luyện, sát hạch và cấp mới thẻ an toàn điện, Sở Công Thương phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, đơn vị/tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tun, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

1.2. Cách thức thực hiện: Đơn vị/tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 hình (2x3) cm;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ an toàn điện

1.8. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mới được tuyển dụng hoặc chuyển từ công việc khác sang.

1.9. Lệ phí: Không có

1.10. Mu đơn, tờ khai: Không có

1.11. Căn cứ pháp lý

- Luật điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

 

2. Cấp lại thẻ an toàn điện

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị/tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị đề nghị cấp lại thẻ an toàn điện đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến np hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng quản lý điện năng (Sở Công Thương) thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn đơn vị/tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thực hiện cấp lại thẻ an toàn điện cho người lao động. Nếu từ chối cấp lại thẻ an toàn điện, Sở Công thương Lâm Đng phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, đơn vị/tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

2.2. Cách thức thực hiện: Đơn vị/tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 ảnh (2x3) cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ an toàn điện

2.8. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo làm mất hoặc làm hỏng thẻ an toàn điện.

2.9. Lệ phí: Không có.

2.10. Mẫu đơn, tờ khai: Không có

2.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

 

3. Huấn luyện và Cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị/tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị đề nghị huấn luyện và cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trn Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng quản lý điện năng (Sở Công Thương) thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn đơn vị/tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì xem xét các điều kiện thực tế khác để tổ chức huấn luyện.

c) Bước 3: Tổ chức huấn luyện và kiểm tra sát hạch

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương quy định cụ thể thời gian tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch căn cứ vào tình hình thực tế, số lượng người lao động được đề nghị huấn luyện và cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện và thông báo cho đơn vị/tổ chức được biết;

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, Sở Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện cho người lao động. Trường hợp từ chối huấn luyện, sát hạch và cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện, Sở Công Thương phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, đơn vị/tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

3.2. Cách thức thực hiện: Đơn vị/tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 ảnh (2x3) cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

3.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ an toàn điện

3.8. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có thay đổi bậc an toàn.

3.9. Lệ phí: Không có

3.10. Mu đơn, tờ khai: không có

3.11. Căn cứ pháp lý:

- Luật điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

 

4. Cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW đặt tại địa phương

4.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc k từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng quản lý Điện năng có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết). Nếu đạt yêu cầu, tham mưu cho Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Nếu từ chối cấp giấy phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện (Theo mẫu); Bản sao bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

- Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện của cấp có thẩm quyền.

- Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao Hợp đồng mua bán điện.

- Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cam kết của chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

- Bản sao quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).

- Bản sao biên bản nghiệm thu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; biên bản nghiệm thu hoàn thiện kết nối tín hiệu với hệ thống SCADA/EMS, SCADA/DMS của cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định.

- Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, tuyến năng lượng; Bản đăng ký an toàn đập gửi cơ quan có thẩm quyền; phương án bảo đảm an toàn đập và bảo đảm an toàn vùng hạ du đập theo quy định; Báo cáo kết quả kiểm định đập (đối với đập thủy điện đã đến kỳ kiểm định).

- Bản sao biên bản nghiệm thu cuối cùng hoặc văn bản xác nhận đảm bảo điều kiện vận hành thương mại cho từng tổ máy.

- Bản sao Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ thống điện.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu) và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

4.8. Lệ phí:

* Phí thẩm định: 2.100.000 đồng

- Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ 2 lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

PTD = P1 + 0,4

(Trong đó:

PTD: Phí thẩm định

P1: Phí thẩm định lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép

Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại

0,4: Hệ số điều chỉnh)

* L phí cấp phép: 700.000 đồng/giấy phép.

4.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu 01 ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính (Theo mẫu 7b ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (Ban hành theo Điều 28 và Điều 31 Ban hành theo Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

- Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

- Nộp lệ phí và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

- Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật.

- Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

- Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng lệ phí cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

…, ngày ... tháng ... năm ...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1………………………………........................

Tên tổ chức đề nghị:............................................................................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):.....................................................................................

Có trụ sở giao dịch chính tại: …………. Điện thoại: ……….. Fax:............................................

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: …………. ngày ... tháng ... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do ... cấp, mã số doanh nghiệp ………., đăng ký lần … ngày ... tháng ... năm ...

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. cấp ngày …………………. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:...........................................................................................

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Đề nghị 2..., cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 

Mẫu 7b

PHỤ LỤC
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý:

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp vận hành:

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

5.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng quản lý Điện năng có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết). Nếu đạt yêu cầu, tham mưu cho Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Nếu từ chối cấp giấy phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính (Theo mẫu);

Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

- Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu) và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

5.8. Lệ phí:

* Phí thẩm đnh: 800.000 đồng

- Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện t 2 lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

PTD = P1 + 0,4

(Trong đó:

PTD: Phí thẩm định

P1: Phí thẩm định lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép

Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại

0,4: Hệ số điều chỉnh)

* L phí cấp phép: 700.000 đồng/giy phép.

5.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu 1 Ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực (theo mẫu 7a Ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (Ban hành theo Điều 28 và Điều 31 Ban hành theo Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

- Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

- Nộp lệ phí và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

- Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật.

- Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

- Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng lệ phí cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

…, ngày ... tháng ... năm ...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1………………………………........................

Tên tổ chức đề nghị:............................................................................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):.....................................................................................

Có trụ sở giao dịch chính tại: …………. Điện thoại: ……….. Fax:............................................

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: …………. ngày ... tháng ... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do ... cấp, mã số doanh nghiệp ………., đăng ký lần … ngày ... tháng ... năm ...

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. cấp ngày …………………. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:...........................................................................................

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Đề nghị 2..., cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG
CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Tên dự án, công trình đã tham gia

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia tư vấn chính:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

6.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng quản lý Điện năng có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết). Nếu đạt yêu cầu, tham mưu cho Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Nếu từ chối cấp giấy phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính (Theo mẫu); Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

- Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu) và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

6.8. Lệ phí:

* Phí thẩm đnh: 800.000 đồng

- Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ 2 lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

PTD = P1 + 0,4

(Trong đó:

PTD: Phí thẩm định

P1: Phí thẩm định lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép

Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại

0,4: Hệ số điều chỉnh)

* L phí cp phép: 700.000 đồng/giấy phép.

6.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (theo mẫu 1 Ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực (theo mẫu 7a Ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (Ban hành theo Điều 28 và Điều 31 Ban hành theo Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

- Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

- Nộp lệ phí và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

- Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật.

- Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

- Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng lệ phí cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

…, ngày ... tháng ... năm ...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1………………………………........................

Tên tổ chức đề nghị:............................................................................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):.....................................................................................

Có trụ sở giao dịch chính tại: …………. Điện thoại: ……….. Fax:............................................

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: …………. ngày ... tháng ... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do ... cấp, mã số doanh nghiệp ………., đăng ký lần … ngày ... tháng ... năm ...

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. cấp ngày …………………. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:...........................................................................................

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Đề nghị 2..., cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG
CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Tên dự án, công trình đã tham gia

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia tư vấn chính:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương

7.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi và trả lời bằng văn bản. Trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng quản lý Điện năng có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết). Nếu đạt yêu cầu, tham mưu cho Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Nếu từ chối cấp giấy phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo Mu) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành (Theo mẫu 7b); Bản sao bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

- Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính do tổ chức đang quản lý vận hành hoặc chuẩn bị tiếp nhận theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

- Bản sao Thỏa thuận đấu nối hoặc Hợp đồng đấu nối.

- Bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu); và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực

7.8. Phí, lệ phí:

* Phí thẩm định: 800.000 đồng.

Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ 2 lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

PTD = P1 + 0,4

(Trong đó:

PTD: Phí thẩm định

P1: Phí thẩm định lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép

Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại

0,4: Hệ số điều chỉnh)

* L phí cấp phép: 700.000 đồng/giấy phép.

7.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu 1 ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT)

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính (Theo mẫu 7b ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (Ban hành theo Điều 28 và Điều 31 Ban hành theo Nghị định 137/2013/NĐ-CP):

- Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

- Nộp lệ phí và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

- Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật.

- Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

- Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng lệ phí cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

…, ngày ... tháng ... năm ...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1………………………………........................

Tên tổ chức đề nghị:............................................................................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):.....................................................................................

Có trụ sở giao dịch chính tại: …………. Điện thoại: ……….. Fax:............................................

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: …………. ngày ... tháng ... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do ... cấp, mã số doanh nghiệp ………., đăng ký lần … ngày ... tháng ... năm ...

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. cấp ngày …………………. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:...........................................................................................

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Đề nghị 2..., cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 

Mẫu 7b

PHỤ LỤC
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý:

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp vận hành:

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV tại địa phương

8.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi và trả lời bng văn bản. Trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng quản lý Điện năng có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết). Nếu đạt yêu cầu, tham mưu cho Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Nếu từ chối cấp giấy phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

8.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành (Theo mẫu); Bản sao bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu) và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực

8.8. Phí, lệ phí:

* Phí thẩm đnh: 800.000 đồng.

Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ 2 lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

PTD = P1 + 0,4  

(Trong đó:

PTD: Phí thẩm định

P1: Phí thẩm định lớn nhất trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép

Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại

0,4: Hệ số điều chỉnh)

* L phí cấp phép: 700.000 đồng/giấy phép.

8.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (Theo mẫu 1 ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT)

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính (theo mẫu 7b ban hành theo Thông tư 10/2015/TT-BCT).

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Ban hành theo Điều 28 và Điều 31 Ban hành theo Nghị định 137/2013/NĐ-CP.

- Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

- Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

- Nộp lệ phí và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

- Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật.

- Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

- Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng lệ phí cấp phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

…, ngày ... tháng ... năm ...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1………………………………........................

Tên tổ chức đề nghị:............................................................................................................

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):.....................................................................................

Có trụ sở giao dịch chính tại: …………. Điện thoại: ……….. Fax:............................................

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: …………. ngày ... tháng ... năm ...

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do ... cấp, mã số doanh nghiệp ………., đăng ký lần … ngày ... tháng ... năm ...

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. cấp ngày …………………. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:...........................................................................................

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo:

-.........................................................................................................................................

-.........................................................................................................................................

Đề nghị 2..., cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 

Mẫu 7b

PHỤ LỤC
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý:

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp vận hành:

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Điều chỉnh hợp phần quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ (đối với điều chỉnh hợp phần quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV)

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý điện năng (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng quản lý điện năng (Sở Công Thương) thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn đơn vị/tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu cần thiết). Nếu đạt yêu cầu, Sở Công Thương sẽ báo cáo kết quả thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy bổ sung quy hoạch; nếu từ chối bổ sung quy hoạch phải có văn bản nêu rõ lý do.

- Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- 01 Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của Chủ đầu tư;

- 05 bộ Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Hợp phần quy hoạch.

9.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh Hợp phần Quy hoạch phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo kết quả thẩm định và Tờ trình của Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phê duyệt bổ sung hợp phần quy hoạch phát triển lưới điện trung và hạ áp tỉnh Lâm Đồng.

9.8. Phí, lệ phí: thực hiện theo Quyết định số 3836/QĐ-BCN ngày 22 tháng 11 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Nội dung báo cáo điều chỉnh, bổ sung Hp phần quy hoạch: thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương hoặc văn bản thay thế, chỉnh sửa (nếu có).

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn vị tư vấn lập báo cáo bổ sung, điều chỉnh Hp phần Quy hoạch phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV phải có Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

- Căn cứ Thông tư s 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

 

PHỤ LỤC III

NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH HỢP PHẦN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUNG VÀ HẠ ÁP SAU CÁC TRẠM 110KV
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

A - PHẦN THUYẾT MINH CHUNG

Lời mở đầu: Giới thiệu tổng quát và các căn cứ pháp lý liên quan đến lập quy hoạch.

Chương 1.

HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP

1.1. Nguồn điện cấp điện cho khu vực.

1.2. Lưới điện:

a) Thống kê lưới điện hiện trạng theo các cấp điện áp và chủ sở hữu bao gồm tiết diện, chiều dài đối với đường dây, số trạm, số máy, dung lượng đối với trạm biến áp;

b) Thống kê tình hình vận hành lưới điện, bao gồm thông số kỹ thuật và mang tải các đường dây và trạm biến áp theo các cấp điện áp;

c) Thống kê tình hình sự cố lưới điện 5 năm gần đây;

d) Diễn biến tiêu thụ điện năng qua các năm theo các thành phần phụ tải.

1.3. Tình hình cung cấp và tiêu thụ điện:

a) Đánh giá tình hình cung cấp điện;

b) Đánh giá tình hình sử dụng điện.

1.4. Đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn trước;

a) Tổng hợp nhu cầu điện, tốc độ tăng trưởng, khối lượng lưới điện và vốn đầu tư thực hiện giai đoạn trước, so sánh với quy hoạch;

b) Đánh giá việc thực hiện của quy hoạch trước.

1.5. Nhận xét và đánh giá chung:

a) Nhận xét về hiện trạng nguồn và lưới điện;

b) Ưu, nhược điểm chính việc thực hiện quy hoạch giai đoạn trước;

c) Khả năng liên kết lưới điện khu vực.

Chương 2.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Đặc điểm tự nhiên:

a) Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên;

b) Địa hình, khí hậu, thủy văn.

2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội:

a) Đặc điểm xã hội;

b) Hiện trạng kinh tế;

c) Tình hình phát triển các ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.

2.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội;

a) Dự báo tình hình phát triển dân số, các khu đô thị mới, tình hình đô thị hóa nông thôn, các khu vực kinh tế;

b) Phát triển nông - lâm - thủy sản, các hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp;

c) Phát triển công nghiệp - xây dựng;

d) Các vấn đề khác liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực.

Chương 3.

DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN VÀ PHÂN VÙNG PHỤ TẢI

3.1. Số liệu dự báo theo Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.

3.2. Cập nhật dự báo nhu cầu điện:

a) Các yếu tố phát sinh;

b) Tính toán, cập nhật dự báo nhu cầu điện.

3.3. Phân vùng phụ tải và tính toán cơ cấu tiêu thụ điện.

Chương 4.

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN

4.1. Tính toán nhu cầu công suất và điện năng, cân bằng công suất theo từng năm cho giai đoạn mười (10) năm đầu và các mốc năm (5) năm cho giai đoạn tiếp theo trong giai đoạn quy hoạch của vùng trạm 110kV quy hoạch.

4.2. Thiết kế sơ đồ lưới điện trung áp chi tiết sau các trạm biến áp 110kV:

a) Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sơ đồ cung cấp điện;

b) Thiết kế sơ đồ lưới điện trung áp chi tiết sau các trạm biến áp 110kV;

c) Danh mục các đường dây trung áp và trạm biến áp phân phối cần đầu tư xây dựng trong giai đoạn quy hoạch.

Chương 5.

CƠ CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

5.1. Các vấn đề về môi trường của chương trình phát triển lưới điện.

5.2. Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển điện lực.

Chương 6.

TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

6.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình trạm biến áp, địa điểm bố trí trạm.

6.2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình đường dây, hướng tuyến bố trí đường dây.

Chương 7.

KHỐI LƯỢNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ

7.1. Khối lượng đầu tư xây dựng và tiến độ xây dựng.

7.2. Tổng vốn đầu tư và các nguồn vốn cho từng cấp điện áp trung và hạ áp.

Chương 8.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

8.1. Điều kiện phân tích.

8.2. Phân tích kinh tế:

a) Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cho phương án được chọn;

b) Phân tích độ nhậy.

Chương 9.

CƠ CHẾ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

9.1. Cơ chế tổ chức thực hiện.

9.2. Cơ chế tài chính.

Chương 10.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

10.1. Tóm tắt nội dung Hợp phần quy hoạch:

a) Tóm tắt các nội dung chính của Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV;

b) Tóm tắt các ưu khuyết điểm của hệ thống lưới điện phân phối, các tồn tại trong công tác quản lý, vận hành trong những năm trước, những ưu điểm mà khả năng Hợp phần quy hoạch sẽ mang lại.

10.2. Kết luận và kiến nghị:

a) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV;

b) Kết luận;

c) Kiến nghị.

B. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh mục phụ tải công nghiệp và xây dựng.

Phụ lục 2: Danh mục phụ tải nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản.

Phụ lục 3: Danh mục phụ tải dịch vụ, thương mại.

Phụ lục 4: Nhu cầu điện quản lý tiêu dùng và dân cư.

Phụ lục 5: Nhu cầu điện cho các hoạt động khác.

Phụ lục 6: Danh mục trạm biến áp trung áp.

Phụ lục 7: Kết quả tính toán chế độ lưới điện trung áp các giai đoạn.

Phụ lục 8: Khối lượng xây dựng, cải tạo đường dây trung áp.

Phụ lục 9: Khối lượng xây dựng, cải tạo trạm biến áp trung áp.

Phụ lục 10: Khối lượng xây dựng, cải tạo đường dây hạ áp.

Phụ lục 11: Bảng tính phân tích kinh tế.

C. PHẦN BẢN VẼ

1. Bản đồ địa lý lưới điện trung áp:

Thể hiện vị trí, tên các trạm nguồn, trạm biến áp trung áp, các tuyến dây trung áp sau các trạm 110kV.

2. Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung áp sau các trạm 110kV:

Thể hiện tên, công suất trạm nguồn, các trạm biến áp trung áp, tiết diện, chiều dài các tuyến dây trung áp.

3. Bản đồ chi tiết lưới điện hạ áp sau các trạm biến áp trung áp:

Thể hiện vị trí, tên các trạm biến áp trung áp, các tuyến đường dây trục hạ áp sau các trạm biến áp trung áp (Tỷ lệ từ 1:2000 đến 1:10000).

 

III. Lĩnh vực kỹ thuật - An toàn - Môi trường

1. Xác nhận công bố hợp quy phân bón vô cơ

1.1. Trình tự thực hiện.

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Kỹ thuật -  An toàn & Môi trường giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kỹ thuật - An toàn & Môi trường (Sở Công Thương) thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết (nếu cần thiết).

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc, Phòng Kỹ thuật An toàn và Môi trường có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết). Qua kiểm tra thực tế nếu chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do. Trường hợp nếu đạt yêu cầu sẽ tham mưu Lãnh đạo Sở xác nhận công b hợp quy phân bón vô cơ cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tun, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

1. Bản công bố hợp quy (Theo mẫu);

2. Bản sao Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của phân bón vô cơ với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

3. Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón vô cơ gồm đặc điểm, tính năng, công dụng;

4. Các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến phân bón (Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở hoặc áp dụng Tiêu chuẩn nước ngoài) hoặc các quy định kỹ thuật khác.

b) S lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón vô cơ có đăng ký kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo xác nhận công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật.

1.8. Phí, Lệ phí: không

1.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Bản công bố hợp quy (BM 1) Ban hành theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: trước khi đưa phân bón vô cơ lưu thông trên thị trường.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;

- Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư s 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

 

BM1.

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số .............

Tên tổ chức, cá nhân:..................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Điện thoại:......................................................................Fax:.......................................

E-mail...........................................................................................................................

 

Công bố:

 

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Phù hợp với tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

 

 

.............., ngày.......tháng........năm..........
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

2. Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Kỹ thuật - An toàn & Môi trường giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể t ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo Kế hoạch huấn luyện (nếu có), kiểm tra cho cơ sở.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.

c) Bước 3: Tổ chức kiểm tra

Trong thời hạn 05 kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương thông báo cụ thể thời gian tổ chức huấn luyện (nếu có), và tiến hành tổ chức kiểm tra cho cơ sở; trong đó, quy định cụ thể thời gian tổ chức huấn luyện (nếu có), kiểm tra (không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

d) Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra đạt yêu cầu, Sở Công Thương thực hiện cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

e) Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tun, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận:

- Giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất (Theo mẫu số 01);

- Danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận (Theo mẫu số 03);

- Hai (02) ảnh (cỡ 2x3 cm) của người trong danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận;

- Danh sách các loại hóa chất liên quan đến hoạt động của cơ sở.

* Trường hợp hồ sơ đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận:

- Giấy đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất (mẫu số 02);

- Danh sách người đề nghị được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận (mẫu số 03);

- Hai (02) ảnh (cỡ 2x3 cm) của người trong danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận;

- Danh sách các loại hóa chất liên quan đến hoạt động của cơ sở.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: Sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

2.8. Phí, Lệ phí: không

2.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

- Giấy đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hanh theo Thông tư s 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

- Danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 03 Ban hành theo Thông tư s 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

* Điều kiện chung:

- Được huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất;

- Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành.

* Điều kiện riêng:

- Người huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, có ít nhất năm (05) năm làm việc về an toàn hóa chất.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

 

Mẫu số 01. Giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

……..(1)……

Số: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

Kính gửi: Sở Công Thương………………………….(2)……………………

Tên tổ cơ sở hoạt động hóa chất:......................................................................................

Nơi đặt trụ sở chính:.........................................................................................................

ĐT:……………………..Fax…………………………Email........................................................

Thực hiện Thông tư số……………./2014/TT-BCT ngày……….tháng .... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

…..(1)... đề nghị Sở Công Thương…………..(2)……………huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các đối tượng liên quan tới hoạt động hóa chất của……….(1)……../.

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo:
…………………………………………….

………..,ngày….tháng….năm…..
……(3)......
(Ký, ghi rõ họ tên)

_______________

(1) Tên cơ sở hoạt động hóa chất (Ví dụ: Công ty...);

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà cơ sở hoạt động trên địa bàn (Ví dụ: tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu);

(3) Lãnh đạo hoặc người đứng đầu của cơ sở hoạt động hóa chất (Ví dụ: Giám đốc Công ty).

 

Mẫu số 02. Giấy đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

……..(1)……

Số: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

Kính gửi: Sở Công Thương…………………………(2)………………………

Tên tổ cơ sở hoạt động hóa chất:......................................................................................

Nơi đặt trụ sở chính:.........................................................................................................

ĐT:……………………..Fax…………………………Email........................................................

Thực hiện Thông tư số……………./2014/TT-BCT ngày……….tháng .... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

…..(1)... đề nghị Sở Công Thương…………..(2)…………… kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các đối tượng liên quan tới hoạt động hóa chất của……….(1)……../.

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo:
…………………………………………….

………..,ngày….tháng….năm…..
……(3)……
(Ký, ghi rõ họ tên)

_______________

(1) Tên cơ sở hoạt động hóa chất (Ví dụ: Công ty...);

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà cơ sở hoạt động trên địa bàn (Ví dụ: tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu);

(3) Lãnh đạo hoặc người đứng đầu của cơ sở hoạt động hóa chất (Ví dụ: Giám đốc Công ty).

 

Mu số 03. Danh sách các đối tượng tham gia huấn luyện (nếu có), kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

DANH SÁCH …………..(1)……………

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số CMND/S Hộ chiếu

Chức vụ

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

…. , ngày.... tháng ....năm ........
………(2)……..
(Ký, ghi rõ họ tên)

_______________

(1) Danh sách tham gia huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận hoặc Danh sách kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận;

(2) Lãnh đạo của cơ sở hoạt động hóa chất (Ví dụ: Giám đốc Công ty).

 

3. Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

3.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Kỹ thuật -  An toàn & Môi trường giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Theo mẫu);

- Hai (02) ảnh (cỡ 2x3 cm) của người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: Ba (03) ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

3.8. Phí, Lệ phí: không

3.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Được huấn luyện an toàn hóa chất;

- Có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

 

Phụ lục II. Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

Kính gửi: Sở Công Thương…………………(1)…………………

Tên cá nhân:....................................................................................................................

Ngày sinh:.......................................................................................................................

Chức vụ:..........................................................................................................................

Nơi làm việc:....................................................................................................................

Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất của  ………………. do ……(1)…… cấp ngày .... tháng .... năm .... đã ……(2)………Thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư số ………/2014/TT-BCT ngày……tháng .... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất, đề nghị Sở Công Thương ……..(1)………cấp lại Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn hóa chất./.

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo:
…………………………………………….

………..,ngày….tháng….năm…..
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

_______________

(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà cơ sở hoạt động trên địa bàn (Ví dụ: tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu);

(2) Lý do cấp lại.

 

4. Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của h sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kỹ thuật - An toàn - Môi trường (Sở Công Thương) tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cấp Giấy phép sử dụng VLNCN cho đơn vị. Nếu không cấp, phải có văn bản trả lời cho đơn vị đề nghị cấp biết và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho đơn vị biết để bổ sung hồ sơ. Thời gian bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tun, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đng hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN do lãnh đạo tổ chức ký (Theo mẫu đính kèm);

- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đi với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao hợp lệ giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các tổ chức hoạt động khoáng sản; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc hợp đồng giao nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền hoặc văn bản giao nhận nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;

- Thiết kế thi công hạng mục công trình xây dựng, Thiết kế khai thác mỏ có sử dụng VLNCN đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công đã được thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh;

- Thiết kế kỹ thuật hoặc phương án nổ mìn (theo mẫu) do lãnh đạo tổ chức ký duyệt hoặc được Sở Công thương phê duyệt (nếu nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, các công trình quốc phòng, an ninh hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác trên địa bàn tỉnh) và sơ đồ khu vực sử dụng VLNCN;

- Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn (đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục 5, Điều 24 của QCVN 02:2008/BCT); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự c khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển VLNCN (nếu có kho, phương tiện vận chuyển VLNCN);

- Người đứng đầu cơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; Bản sao hợp lệ “Giấy chng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”, văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của kho vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) (kèm theo Hồ sơ kho VLNCN thỏa mãn các quy định tại phụ lục G v lý lịch kho vật liệu n công nghiệp của QCVN 02: 2008/BCT) đối với tổ chức có kho VLNCN. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức có kho, phương tiện VLNCN thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;

- Danh sách những người làm việc liên quan trực tiếp đến VLNCN, kèm theo bản sao bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp, giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN và hợp đồng lao động của: chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, thủ kho, bảo vệ... (theo mẫu); Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo tổ chức kèm theo Sơ yếu lý lịch của người chỉ huy nổ mìn (theo mẫu);

- Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN (Theo mẫu); Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng VLNCN (nếu có);

- Khi nổ mìn ở những địa điểm giáp ranh khu dân cư, công trình văn hóa lịch sử, công trình quan trọng quốc gia và các công trình khác không thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN thì phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu các công trình đó bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương.

* Ghi chú: Cá nhân, tổ chức có thể chọn các hình thức “bản sao” phù hợp với từng cách thức thực hiện: Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện /công văn hành chính); Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sử dụng VLNCN.

4.8. Lệ phí:

a) Thẩm định cấp phép không phải đo giám sát ảnh hưởng do nổ mìn:

- Giấy phép có thời hạn dưới 24 tháng: 2.000.000 đồng/giấy.

- Giấy phép có thời hạn từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 3.000.000 đồng/giấy.

- Giấy phép có thời hạn từ 36 tháng đến 60 tháng: 4.000.000 đồng/giấy

b) Thẩm định cấp phép không phải đo giám sát ảnh hưởng do nổ mìn: 6.000.000 đồng/giấy.

4.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BCT;

- Lý lịch trích ngang của chỉ huy nổ mìn;

- Danh sách những người làm việc liên quan đến VLNCN;

- Phương án, kỹ thuật nổ mìn Phụ lục 5 Thông tư số 23/2009/TT-BCT.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực có nhu cầu sử dụng VLNCN;

- Có hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc thi công xây dựng công trình, hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và hoạt động các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật có nhu cầu sử dụng VLNCN;

- Có kho bảo quản, công nghệ, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng VLNCN thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định tại Mục 2 và 3, Chương II Quy chế này; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN, có phương tiện vận chuyển VLNCN;

- Có lãnh đạo, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng VLNCN đáp ứng các yêu cầu v an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm đã qua sát hạch định kỳ của các cơ quan có thẩm quyền; được huấn luyện về k thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng VLNCN.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT;

- Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về ban hành Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ủy quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đng;

- Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp (QCVN 02:2008/BCT);

- Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

Phụ lục 1. Mu 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp ……………………………………... (1)

Kính gửi: ……………………………….(2)

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………..

Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ……………………………………………………………

Do …………………………………………………….. cấp ngày ……………………………………..

Nơi đặt trụ sở chính: …………………………………………………………………………………...

Đăng ký kinh doanh số …………….. do ……….. cấp ngày ….. tháng... năm 20 ……………….

Mục đích: ………………………………………………………………………………………………..

Phạm vi, địa đim: ……………………………………………………………………………………..

Họ và tên người đại diện: ……………………………………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh: ………………………………………. Nam (N) …………………………...

Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp): …………………………………………………………

Địa ch thường trú (hoặc tạm trú): ……………………………………………………………………

Đề nghị ……………………………………………. xem xét và cấp ….. (1) ….. cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu n công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đi, b sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009; Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều trong Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 ca Chính phủ về vt liệu n công nghiệp và Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 thángnăm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi b sung một số điều tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT.

 

 

………. ngày ……… tháng …... năm ……..
Ngưi làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý:

- (1) Tên Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động VLNCN, tin chất thuốc nổ

- (2) Cơ quan cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động VLNCN, tiền chất thuốc n

 

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA CHỈ HUY N MÌN

1. Tên đơn vị (đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN): ......................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính, vị trí xin phép sử dụng VLNCN .........................................................

3. Lĩnh vực sử dụng VLNCN (khai thác khoáng sản, thi công công trình): .............................

4. Giấy phép khai thác khoáng sản (Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp): ………………………………………………

5. Họ và tên (Chỉ huy nổ mìn): ............................................................................................

6. Ngày, tháng, năm sinh:……………………………. Tuổi: .....................................................

7. Quê quán: ……………………………. Thường trú (tạm trú): ................................................

8. Dân tộc: ……………………………. Quốc tịch: ..................................................................

9. Điện thoại cơ quan: ……………………………. Di động: ....................................................

10. Số chứng minh nhân dân: ……………………………. do ……………………………. cấp.

11. Nơi đào tạo: ................................................................................................................

Từ năm: …………………………….  đến năm: ......................................................................

12. Bằng tốt nghiệp số: ……………………………. do: ……………………………. cấp

Chuyên ngành đào tạo: ......................................................................................................

13. Đã qua các lớp huấn luyện, đào tạo nào, vào thời gian nào, tên văn bằng, chứng chỉ: ....

.........................................................................................................................................

14. Các thời kỳ công tác đã trải qua có liên quan trực tiếp đến VLNCN: ...............................

Từ tháng ……………..năm ……………đến tháng ………………năm ………………………….

Đảm nhận công tác: ..........................................................................................................

Đảm nhận chức vụ: ...........................................................................................................

15. Quyết định bổ nhiệm Chỉ huy nổ mìn: Số:..., ngày ... tháng ... năm.... do.... cấp..............

Được giao nhiệm vụ Chỉ huy nổ mìn tại mỏ (công trình): ......................................................

địa chỉ...............................................................................................................................

 

Đơn vị sử dụng VLNCN
(Lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu)

Người được bổ nhiệm Chỉ huy n mìn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN VỀ CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN

 

TRANG BÌA VÀ PHỤ BÌA

Tên đơn vị:
Trụ s:

 

 

 

 

 

PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT NỔ MÌN

... (tên mỏ, công trình)...

Địa điểm: xã (phường) …….huyện (thành phố) …………..tỉnh Lâm Đồng

 

 

 

 

 

 

PHÊ DUYỆT
(Lãnh đạo cơ quan, đơn vị ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng ...năm ....

 

 

NỘI DUNG CƠ BẢN

MỞ ĐẦU

- Giới thiệu về đơn vị;

- Trích dẫn các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác…...làm căn cứ để lập phương án;

- Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ thi công hoặc năng suất khai thác tháng, quý, năm;

- Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác; thiết bị, nhân công;

- Giải thích từ ngữ, các cụm t viết tắt (nếu có).

Chương I

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NỔ MÌN

1. Vị trí địa lý

- Vị trí khu vực nổ mìn được giới hạn bởi các điểm khép góc theo hệ quy chiếu, hệ tọa độ VN.2000.

- Vị trí khu vực nổ mìn thuộc địa phận xã, huyện.

2. Đặc điểm về dân cư, các công trình lân cận

Mô tả về đặc điểm dân cư, nhà, cây trồng, hoa màu, vật kiến trúc, công trình không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng VLNCN trong phạm vi bán kính 1000m kể từ vị trí khu vực nổ mìn (kể cả các công trình ngầm).

3. Đặc điểm về khí hậu

Các đặc điểm về khí hậu của vùng, miền nơi khu vực nổ mìn.

4. Đặc điểm địa chất, đa chất công trình, địa chất thủy văn

- Đặc điểm về địa chất: các đặc điểm về địa tầng của khu vực nổ mìn.

- Điều kiện địa chất thủy văn: các hệ thống mạng sông suối, nước mặt nước ngầm có ảnh hưởng hoặc liên quan trong quá trình nổ mìn.

- Đặc điểm địa chất công trình: các kiến tạo địa chất như đứt gãy, castơ. v.v.., loại đất đá nổ mìn, các đặc điểm của đất đá, tính chất cơ lý của đất đá (sn, sk, f) khu vực nổ mìn.

5. Hướng, trình tự khai thác mỏ hoặc thi công công trình

Hướng, trình tự khai thác mỏ hoặc thi công công trình, thay đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác mỏ hoặc công trình và ảnh hưởng có thể có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.

Chương II

CÔNG TÁC KHOAN NỔ MÌN

I. Lựa chọn loại thuốc nổ, phụ kiện nổ, phương tiện nổ mìn và phương pháp điều khiển nổ mìn

1. Lựa chọn loại thuốc nổ

Lựa chọn loại thuốc nổ dựa trên các đặc tính cơ lý của đất đá, các đặc điểm địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí hậu của khu vực nổ mìn và dựa trên đặc tính kỹ thuật của từng loại thuốc nổ .v.v.; lập bảng đặc tính kỹ thuật của loại thuốc nổ lựa chọn.

2. Lựa chọn phụ kiện nổ mìn

Lựa chọn phụ kiện như: chủng loại kíp điện, kíp điện vi sai, kíp vi sai phi điện, dây dn tín hiệu n, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ.v.v.., lập bảng đặc tính kỹ thuật của các loại phụ kiện nổ mìn.

3. Lựa chọn phương tiện nổ mìn

Lựa chọn phương tiện nổ mìn (máy nổ mìn), lập bảng thông số kỹ thuật của phương tiện nổ mìn đã chọn.

4. Phương pháp điều khiển nổ mìn

Dựa trên loại thuốc nổ, phụ kiện nổ, phương tiện nổ mìn đã chọn để lựa chọn phương pháp điều khiển nổ mìn phù hợp và nêu ra ưu, nhược điểm của phương pháp.

II. Các thông số khoan nổ mìn:

Các thông s khoan nổ mìn được phân tích chi tiết dựa trên các thông số kỹ thuật an toàn khoan nổ mìn và các thông số của Thiết kế kỹ thuật hoặc phương án kỹ thuật thi công xây dựng công trình, khai thác khoáng sản,...

1. Đường kính lỗ khoan (dk)

Lựa chọn đường kính lỗ khoan dựa trên đồng bộ thiết bị sẵn có hoặc có thể căn cứ vào mức độ khó nổ của đất đá (theo phân loại của Prôtôđiakônôv) để lựa chọn đường kính lỗ khoan hợp lý.

2. Chiều cao tầng (H)

Lựa chọn chiều cao tầng khoan nổ trên cơ sở phải phù hợp với đồng bộ thiết bị sử dụng như thiết bị khoan, máy xúc và nhiều yếu tố khác.

3. Góc nghiêng sườn tầng (a)

Căn cứ vào tính chất cơ lý của đất đá (f) lựa chọn góc nghiêng sườn tầng đảm bảo độ ổn định của tầng và không được lớn hơn góc nội ma sát trong của đất đá.

4. Đường cản chân tầng (Wct)

Là đường kháng lớn nhất ở mức nền tầng, được xác định theo nhiều công thức hoặc có thể lựa chọn theo công thức thực nghiệm.

5. Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a)

Khoảng cách giữa các lỗ khoan được xác định dựa theo đường cản chân tầng và hệ số khoảng cách (hệ số làm gần).

6. Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan (b)

Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan được xác định dựa theo khoảng cách giữa các lỗ khoan và cách bố trí mạng lỗ khoan theo hình tam giác đều hoặc ô vuông.

7. Chiều sâu khoan thêm (Lkt)

Trong công tác nổ mìn trên các khai trường lộ thiên, chiều sâu khoan thêm nhằm mục đích tăng cường năng lượng nổ để khắc phục sức kháng lớn ở nền tầng. Căn cứ đ lựa chọn chiều sâu khoan thêm có thể dựa theo: chiều cao tầng (H) hoặc đường kính lỗ khoan (dk) hoặc đường cản chân tầng (Wct).

8. Chiều sâu lỗ khoan (Lk)

Chiều sâu lỗ khoan được xác định dựa theo chiều cao tầng và chiều sâu khoan thêm.

9. Chỉ tiêu thuốc nổ tính toán (qtt)

Tính toán chỉ tiêu thuốc nổ theo các công thức thực nghiệm (như công thức thực nghiệm của B. N. Kutuzôv hoặc công thức thực nghiệm khác).

10. Lượng thuốc n cho một lỗ khoan (Q)

Tính toán lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan: Dựa vào nhiều yếu tố như quy mô bãi nổ, đường kính lỗ khoan, chiều sâu lỗ khoan, chỉ tiêu thuốc nổ, tính chất cơ lý của đất đá, khả năng công nổ của thuốc nổ, vị trí của lỗ khoan, tác dụng của sự nổ, phương pháp nổ mìn vi sai hay tức thời vv... để tính toán lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan cho phù hợp.

11. Chiều cao cột thuốc (Lt)

Chiều cao cột thuốc được tính toán dựa trên lượng thuốc nạp trên 1m dài lỗ khoan.

12. Chiều cao cột bua (Lb)

Chiều cao cột bua được xác định dựa theo chiều cao cột thuốc và chiều sâu lỗ khoan; sau khi xác định được chiều cao cột bua phải kiểm tra theo điều kiện an toàn không phụt bua.

13. Quy mô 01 lần nổ lớn nhất

Tính toán quy mô 01 lần nổ lớn nhất dựa trên công suất khai thác (tiến độ thi công công trình) hoặc căn cứ theo điều kiện khí hậu vùng; điều kiện thực tế về địa hình, địa chất.v.v... hoặc các điều kiện khác để tính toán. Lập bảng tổng hợp các thông số và chỉ tiêu khoan nổ mìn.

Ví dụ:

- Khi nổ chính: Lượng thuốc nổ lớn nhất cho một lần nổ là 1.000 kg thuốc nổ với đường kính lỗ mìn lớn nhất 105 mm,.... Kích nổ tối thiểu 10 cấp kíp vi sai;

- Khi nổ phụ: Lượng thuốc nổ lớn nhất cho một lần nổ là 100 kg thuốc nổ với đường kính lỗ mìn lớn nhất 42mm,.... Kích nổ tối đa 100 kíp tức thì;

- Khi nổ ốp: Lượng thuốc nổ lớn nhất cho một lần nổ không vượt quá 20 kg thuốc nổ, kích nổ tối đa không vượt quá 100 kíp.

- Thời gian nổ mìn:

+ Buổi sáng: Từ ……..giờ ……..phút đến ……..giờ ……..phút;

+ Buổi chiều: Từ ……..giờ ……..phút đến ……..giờ ……..phút

- Bán kính vùng an toàn cho người: 300 mét; ……..……..

- Bán kính vùng an toàn cho công trình, thiết bị: 200 mét; ……..……..

14. Công tác xử lý đá quá cỡ

Căn cứ theo sản lượng mỏ hoặc khối lượng thi công để xác định khối lượng đá quá cỡ phải xử lý bằng phương pháp khoan nổ mìn; trên cơ sở đó tính toán khối lượng thuốc nổ sử dụng trong công tác xử lý đá quá cỡ. Nếu không dùng phương pháp nổ mìn để xử lý đá quá cỡ, mà dùng phương pháp khác cũng phải nêu rõ phương pháp đó. Hoặc nếu dùng nhiều phương pháp khác nhau thì cũng phải nêu rõ các phương pháp đó.

III. Các khoảng cách an toàn khi nổ mìn

1. Khoảng cách an toàn về chấn động Rc (m)

Tính toán theo công thức tại phụ lục D của QCVN 02 :2008/BCT

2. Khoảng cách an toàn về sóng đập không khí Rs, rs (m)

Tính toán theo công thức tại phụ lục D của QCVN 02 :2008/BCT

3. Khoảng cách an toàn do đá văng R (m)

- Đối với nổ mìn lỗ khoan lớn khoảng cách an toàn theo đá văng tính toán theo công thức tại phụ lục D của QCVN 02 :2008/BCT nhưng không được nhỏ hơn giá trị ở Bảng 1, Chương 1 của QCVN 02 :2008/BCT.

- Đối với nổ mìn lỗ khoan nhỏ thì khoảng cách an toàn do đá văng tra theo giá trị ở Bảng 1, Chương 1 của QCVN 02 :2008/BCT.

Đối với người thì khoảng cách an toàn chọn giá trị lớn nhất trong 2 giá trị khoảng cách an toàn về sóng đập không khí và an toàn do đá văng.

4. Dự kiến số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng hàng tháng.

- Thuốc nổ các loại:

- Kíp nổ các loại, mồi nổ các loại:

- Dây nổ, dây cháy chậm...

Chương III

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI NỔ MÌN

1. Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển nội bộ VLNCN

Đưa ra các biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyn nội bộ VLNCN theo quy định của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

2. Biện pháp an toàn khi nạp mìn

Quy định các biện pháp an toàn khi nạp mìn theo quy định của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

3. Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng (nếu có)

4. Quy định về tín hiệu cảnh báo an toàn và giờ nổ mìn

5. Quy định về gác mìn

Căn cứ vào Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để quy định.

6. Biện pháp kiểm tra sau khi nổ và xử lý mìn câm

Trình tự các bước kiểm tra sau khi nổ mìn và xử lý mìn câm theo quy định của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

7. Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thi tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp mìn .v.v.

8. Các hướng dẫn khác (nếu có).

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các bước;

- Quy định về trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;

- Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);

- Các quy định về k luật nội bộ khi có vi phạm;

- Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ sung;

Ghi chú: Phương án nổ mìn các dạng đặc biệt khác (dưới nước, phá dỡ công trình, nổ mìn đào lò (giếng)...được lập với các phần như trên nhưng thay đổi về nội dung cho phù hợp).

 

 

Người lập phương án
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC

Đính kèm trong phụ lục của phương án kỹ thuật khoan nổ mìn bao gồm các tài liệu sau:

- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, công trình nhưng chưa được thể hiện trong các chương của phương án kỹ thuật khoan nổ mìn hoặc đã có trong hồ sơ đề nghị cấp phép, chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN.

- Sơ đồ hiện trạng khu vực nổ mìn thể hiện được: Các điểm khép góc và ranh giới của khu vực nổ mìn theo hệ tọa độ VN.2000; Các công trình trong vòng bán kính vùng nguy hiểm; Bán kính vùng nguy hiểm; Các trạm gác (tỷ lệ sơ đồ không nhỏ hơn 1:10.000).

- Sơ đồ bố trí lỗ khoan và sơ đồ đấu ghép mạng nổ.

- Các hình ảnh liên quan đến khu vực nổ mìn (nếu có).

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có)

 


TÊN ĐƠN VỊ
Số: ……./…….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày tháng năm ….

 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VLNCN

Tại mỏ (công trình)……………. thuộc xã ……………….. huyện (thành ph)

TT

H và tên

Năm sinh

Nơi đăng ký hộ khẩu

Quốc tịch

Giấy CMND hoặc Hộ chiếu (đối với người NN)

Chức danh công việc ti đơn vị

Ngày vào làm việc

Trình độ chuyên môn

Nam

Nữ

Thường trú

Tạm trú

Số

Ng. Nơi cấp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

01

Nguyễn Văn A

1976

 

Xã X, huyện H, tỉnh T

Xã Q, huyện Đ, tỉnh L

Việt Nam

204331754

Công an tỉnh T

Chỉ huy nổ mìn

20/7/1996

Kỹ sư khai thác mỏ

02

 

 

 

 

 

 

 

 

Thợ mìn

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 

 

Thợ mìn

 

 

04

 

 

 

 

 

 

 

 

Thợ mìn

 

 

05

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ kho vật liệu nổ

 

 

06

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo vệ kho vật liệu nổ

 

 

Ghi chú: Kèm theo danh sách này là bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN và hợp đồng lao động của từng người.

 

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 


5. Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

5.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ b túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kỹ thuật - An toàn - Môi trường (Sở Công Thương) tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cấp Giấy phép sử dụng VLNCN cho đơn vị. Nếu không cấp, phải có văn bản trả lời cho đơn vị đề nghị cấp biết và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho đơn vị biết để bổ sung hồ sơ. Thời gian bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, đơn vị liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN do lãnh đạo tổ chức ký (Theo mẫu);

- Báo cáo hoạt động sử dụng VLNCN trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại hồ sơ cấp mới, nếu có sự thay đổi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sử dụng VLNCN.

5.8. Lệ phí:

a) Thẩm định cấp phép không phải đo giám sát ảnh hưởng do nổ mìn:

- Giấy phép có thời hạn dưới 24 tháng: 1.000.000 đồng/giấy;

- Giấy phép có thời hạn từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 1.500.000 đồng/giấy;

- Giấy phép có thời hạn từ 36 tháng đến 60 tháng: 2.000.000 đồng/giấy;

b) Thẩm định cấp phép không phải đo giám sát ảnh hưởng do nổ mìn: 3.000.000 đồng/giấy.

5.9. Tên tờ đơn, mẫu khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BCT.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 39/2009/NĐ-CP;

- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT;

- Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về ban hành Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ủy quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp (QCVN 02:2008/BCT);

- Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP (hoặc CẤP LẠI) GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng

Tên doanh nghiệp: .............................................................................................................

Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ...........................................................................

do………………………. cấp ngày .......................................................................................

Nơi đặt trụ sở chính: ………., số điện thoại: ………………….., fax: ......................................

Đăng ký kinh doanh số:……… do …….cấp ngày …….tháng.. ..năm 20 ...............................

Mục đích sử dụng VLNCN: ................................................................................................

Phạm vi, địa điểm sử dụng: ...............................................................................................

Họ và tên người đại diện: ..................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………….Nam (nữ) ......................................................

Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp) ..........................................................................

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú): .......................................................................................

Đề nghị Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng thẩm định và cấp (hoặc cấp lại) Giấy phép sử dụng VLNCN cho …………(tên đơn vị)....... theo quy định tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009; Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều trong Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT; Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban hành Quy chế quản lý và hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng./.

 

 

……, ngày …..tháng ……năm ….
Người làm đơn

(ký tên, đóng dấu)

 


MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ SỬ DỤNG VLNCN
(Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

Đơn vị sử dụng: …………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP KỲ ….NĂM ….

Theo kế hoạch, dự án …............……tại địa điểm…………................

TT

Tháng

Thuốc nổ (kg)

Kíp nổ các loại (cái)

Dây cháy chậm, dây nổ, dây dẫn nổ C, c lo1i (m)

Sản lượng hoặc khối lượng thi công theo tiến độ đã lập

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Sử dụng trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Sử dụng trong tháng

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Sử dụng trong tháng

Số lượng tồn cuối kỳ

Khối lượng đất, đá bóc (1000 m3)

Khối lượng thi công

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét của đơn vị: Công tác an toàn; chất lượng VLNCN. Chỉ tiêu thuốc nổ cho từng loại sản phẩm (TH; KH)

 


Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

…………, ngày … tháng …. năm ….
Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 


6. Đăng ký sử dụng Vật liệu n công nghiệp

6.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, nếu đủ thì viết giấy biên nhận; nếu hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kỹ thuật - An toàn - Môi trường (Sở Công Thương) tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cấp Giấy đăng ký sử dụng VLNCN cho đơn vị. Nếu không cấp, phải có văn bản trả lời cho đơn vị đề nghị cấp biết và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho đơn vị biết để bổ sung hồ sơ. Thời gian bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, đơn vị liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đng hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký sử dụng VLNCN do lãnh đạo tổ chức ký (theo mẫu đính kèm);

- Bản sao giấy phép sử dụng VLNCN do Bộ Công thương hoặc Bộ Quốc phòng cấp;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Công an tỉnh Lâm Đồng cấp;

- Thiết kế kỹ thuật hoặc Phương án nổ mìn, quyết định phê duyệt thiết kế hoặc phương án nổ mìn và sơ đồ khu vực sử dụng VLNCN;

- Danh sách (kèm theo bản sao bng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp, giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về VLNCN và Hợp đồng lao động) của những người làm việc liên quan trực tiếp đến VLNCN như: chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, thủ kho, bảo vệ... Quyết định bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo kèm theo lý lịch trích ngang của người chỉ huy nổ mìn;

- Khi nổ mìn ở những địa điểm giáp ranh khu dân cư, công trình văn hóa lịch sử quan trọng quốc gia và các công trình khác không thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân sử dụng VLNCN, tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý sở hữu công trình đó. Nếu là đường sắt phải thỏa thuận với điều độ tuyến đường hoặc trường ga có đoạn đường sắt đó về thời gian nổ mìn và thời gian ngừng tàu qua đó. Nếu là đường thủy thì phải thỏa thuận với trưởng bến gần nhất về thời gian n.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy Đăng ký sử dụng VLNCN.

6.8. Lệ phí: Không

6.9. Tên tờ đơn, mẫu khai: Đơn đề nghị cấp Giấy Đăng ký sử dụng VLNCN ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BCT.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu n công nghiệp;

- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 39/2009/NĐ-CP;

- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT;

- Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đng v ban hành Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng v việc ủy quyền cấp, điều chỉnh, thu hi giy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp (QCVN 02:2008/BCT).

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Sở Công thương Lâm Đồng

Tên doanh nghiệp: ................................................................................................................

Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ..............................................................................

Do ……………………………………………..cấp ngày ...............................................................

Nơi đặt trụ sở chính: .............................................................................................................

Đăng ký kinh doanh số………………. do………… cấp ngày…….. tháng... năm 20...

Mục đích: .............................................................................................................................

Phạm vi, địa điểm: ...............................................................................................................

Họ và tên người đại diện: .....................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………. Nam (Nữ)

Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp): ……………………………………Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú):         

Đề nghị ………………………………………………………….. xem xét và cấp ………… (1)  ……… cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009; Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều trong Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 23/2009/TT- BCT.

 

 

……….Ngày……. tháng…… năm……..
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

7. Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính - 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận; hồ sơ thiếu, công chức hướng dẫn để người đến np hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kỹ thuật - An toàn và Môi trường - Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì thông báo thời gian kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất cho cá nhân, doanh nghiệp được biết.

c) Bước 3: Kiểm tra dự án/cơ sở và xác nhận biện pháp

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng Kỹ thuật - An toàn và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tại cơ sở. Nếu đạt yêu cầu, tham mưu cho Lãnh đạo Sở xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Nếu từ chi, làm văn bản nêu rõ lý do.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, tổ chức liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

7.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân (Theo mẫu);

- Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

- Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: sửa đổi: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

7.8. Lệ phí: Không

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân (Theo mẫu phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2015).

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hóa chất năm 2007.

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

- Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23/4/2015 của Bộ Công Thương về Sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

 

PHỤ LỤC 8

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:    

..…..(1), ngày … tháng … năm…

 

Kính gửi: Sở Công Thương …………

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………

Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất: ……………………………………………………………………….

Địa điểm thực hiện: ……………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………….. Fax: ……………………. E-mail: …………………………………….

Đề nghị ……………..…(2) xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Sau khi được xác nhận, doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Thông tư số ..... /…./TT-BCT ngày ….. tháng .... năm ….. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xin gửi kèm theo đơn:

- Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất: (số lượng bản)

- Các tài liệu kèm theo (nếu có)./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Địa danh.

(2) Tên Cơ quan xác nhận Biện pháp.

 

III. Lĩnh vực thương mại

1. Cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (Theo Mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy tờ tương đương về đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng theo quy định, bao gồm:

+ Chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.

+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cửa hàng xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

1.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

1.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

- Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 3

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /      

….., ngày ….. tháng ….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CỬA HÀNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố ...

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:......................................................... số Fax:…………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số………./2014/NĐ-CP ngày ……tháng……năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Tên cửa hàng bán lẻ xăng dầu:.............................................................................

Địa chỉ ...............................................................................................................

Điện thoại:................................................................ số Fax:………………………..

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

Hồ sơ kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

3. Tài liệu về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu của thương nhân cấp hàng.

 

Phụ lục I-2

BẢNG KÊ TRANG THIẾT BỊ
CA HÀNG, TRẠM BÁN LẺ XĂNG DẦU……………………….

Địa chỉ cửa hàng xăng dầu: ..................................................................................................

Trực thuộc doanh nghiệp: .....................................................................................................

I. THIẾT BỊ CHỨA, THU HỒI VÀ BÁN XĂNG DẦU

Số TT

Tên trang thiết bị

Số lượng (cái)

Đặc điểm (chủng loại, dung tích tính m3)

 

Bể chứa xăng dầu:

- Bể chứa đặt ngầm

- Bể chứa đt nổi

 

 

 

Cột bơm xăng dầu

 

 

 

Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu

 

 

 

Hệ thống đường ống công nghệ:

- Dùng riêng cho từng cột đo xăng dầu

- Dùng chung cho nhiều cột đo xăng dầu

 

 

Bể chứa xăng dầu có lắp họng nạp kín và van thở:

Có □                 Không có □                  Có nhưng không đầy đủ

II. THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ:

1. Thiết bị phòng cháy, chữa cháy (đánh dấu X vào ô thích hợp):

1.1. Nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh biển cấm lửa:

- Nội quy phòng cháy chữa cháy:           Không có

- Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy:         Không có

- Biển cấm lửa:                                      Không có

1.2. Hệ thống báo cháy, chữa cháy:

1.2.1. Hệ thống báo cháy tự động          Không có

1.2.2. Hệ thống chữa cháy tự động        Không có

1.2.3. Hệ thống chữa cháy bán tự động             Không có

1.2.4. Phương tiện chữa cháy bằng tay Không có

Đặc điểm thiết bị (nếu có): .................................................................................................

1.3. Có lắp thiết bị ngăn lửa tại những vị trí sau:

- Miệng ống thông khí nối với van thở của bể chứa xăng, dầu:

□     Không có □       Có nhưng không đầy đủ

Số lượng, đặc điểm thiết bị (nếu có): .................................................................................

- Van thở của bể chứa các loại sản phẩm khác (nếu có): Có Không có Số lượng, đặc điểm thiết bị (nếu có):

1.4. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu:

TT

Tên hạng mục của cửa hàng

Bình bột (cái)

Cát (m3)

Xẻng (cái)

Chăn sợi (cái)

Phuy hoặc bể nước 200 lít (cái)

Ghi chú (nếu không có ghi cột này)

25 kg

≥ 4kg

 

Cụm bể chứa XD

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nạp xăng dầu vào bể chứa

---

 

---

---

 

 

 

 

Cột bơm xăng dầu

----

 

---

---

 

 

 

 

Nơi tra xăng dầu

----

 

---

---

---

---

 

 

Nơi bán dầu nhờn và các sản phẩm khác

----

 

---

---

 

 

 

 

Phòng giao dịch bán hàng

---

 

---

---

---

---

 

 

Phòng bảo vệ

---

 

---

---

---

---

 

 

Máy phát điện, trạm biến thế

 

---

---

---

---

---

 

 

Các dịch vụ khác

---

 

---

---

 

 

 

* Chú thích: Thương nhân không kê khai những ô có ký hiệu (---)

1.5. Trong trường hợp sử dụng máy phát điện, thương nhân có lắp bộ dập tàn lửa và bọc cách nhiệt cho ống khói của máy nổ: Có □ Không có □

1.6. Trường hợp cửa hàng xăng dầu có bán khí đốt hóa lỏng (gas) chung trong khu vực kinh doanh xăng dầu, yêu cầu trang thiết bị chữa cháy tại cửa hàng gas (tối thiểu):

- 01 bình chữa cháy CO2 loại 5 kg:         Không có

- 02 bình chữa cháy bằng bột loại 8 kg: Không có

- 02 bao tải gai hoặc chăn chiên:            Không có

- 1 thùng nước 20 lít:                             Không có

- 01 chậu xà phòng 02 lít:                       Không có

1. Lắp đặt thiết bị điện phòng nổ tại những khu vực sau:

- Khu vực bể chứa xăng dầu, họng nạp, van thở: Có Không có

Số lượng, đặc điểm thiết bị (nếu có):.....................................................................................

- Khu vực cột bơm: Có Không có

Số lượng, đặc điểm thiết bị (nếu có): ....................................................................................

- Nơi chứa và bán dầu m nhờn trong nhà: Có Không có

Số lượng, đặc điểm thiết bị (nếu có): ....................................................................................

III. THIẾT BỊ CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT

1. Thiết bị chống sét:

1.1. Lắp đặt thiết bị chống sét đánh thẳng cho những khu vực sau:

- Khu bể chứa xăng dầu và van thở (nếu bể chứa đặt nổi hoặc khi van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình cao xung quanh): Có Không có

Đặc điểm thiết bị (nếu có): ....................................................................................................

- Các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (gian tra dầu mỡ, rửa xe, để máy phát điện..): Có Không có

Đặc điểm thiết bị (nếu có): ....................................................................................................

1.2. Lắp đặt thiết bị nối đất chống sét cảm ứng cho bể chứa xăng dầu:

Không có

2. Lắp đặt thiết bị nối đất chống tĩnh điện:

- Cho bể chứa xăng dầu: Có Không có

Đặc điểm thiết bị (nếu có): ....................................................................................................

- Tại vị trí nạp xăng dầu (để nối đất cho phương tiện nạp xăng dầu vào bể chứa):

Không có

Đặc điểm thiết bị (nếu có)......................................................................................................

3. Lắp đặt thiết bị ni đất an toàn cho tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm: Có Không có

IV. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. Nguồn nước:

- Công cộng: Có Không có

- Nước ngầm: (tự khai thác): Có Không có

2. Hệ thống xử lý và thải nước thải nhiễm xăng dầu:Không có

Chi tiết: ................................................................................................................................

Chúng tôi cam kết những nội dung trên hoàn toàn đúng sự thực và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản kê khai này./.

 

 

Ngày      tháng     năm    
GIÁM ĐỐC

 

2. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì tham mưu Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và t kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (Theo mẫu);

- Bản gốc Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã được cấp;

- Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cửa hàng xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

2.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

2.9. Tên tờ đơn, mẫu khai: Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu s 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 3

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /      

….., ngày ….. tháng ….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CỬA HÀNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố ...

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:......................................................... số Fax:…………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số………./2014/NĐ-CP ngày ……tháng……năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Tên cửa hàng bán lẻ xăng dầu:.............................................................................

Địa chỉ ...............................................................................................................

Điện thoại:................................................................ số Fax:………………………..

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

Hồ sơ kèm theo, gồm:

-

-

-

 

3. Cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

3.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thi hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh công chức thì tham mưu văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại hiện trường cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì tham mưu Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hiệu lực thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới và gửi về Sở Công Thương trước ba mươi (30) ngày, trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

* Trường hợp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (Theo Mu);

- Bản gốc hoặc bản sao Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đi tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cửa hàng xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

3.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thm đnh:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* Lphí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

3.9. Tên tờ đơn, mẫu khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mu số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 3

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /      

….., ngày ….. tháng ….. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CỬA HÀNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố ...

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:......................................................... số Fax:…………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số………./2014/NĐ-CP ngày ……tháng……năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Tên cửa hàng bán lẻ xăng dầu:.............................................................................

Địa chỉ ...............................................................................................................

Điện thoại:................................................................ số Fax:………………………..

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

Hồ sơ kèm theo, gồm:

-

-

-

 

4. Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

4.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đ nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (Theo mẫu).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao Chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh;

- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh, bao gồm:

+ Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

+ Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân: bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đng sở hữu; ti thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định, kèm theo các tài liệu chứng minh;

- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho tổng đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Tỉnh Lâm Đồng.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

4.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thm đnh:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

4.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP);

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 7

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /       

…., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI GIẤY XÁC
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀM TỔNG ĐẠI LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương (1) /Sở Công Thương tình thành phố…. (2)

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:.............................................................. số Fax:……………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... do... cấp ngày.... tháng... năm...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Bộ Công Thương(1) / Sở Công Thương (2) xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn hoạt động trên các tỉnh, thành phố:............................................................

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số……../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

* Hồ sơ cấp mới/cấp lại (khi Giấy xác nhận hết hạn) kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp, kèm theo tài liệu chứng minh.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho tổng đại lý của thương nhân cấp hàng.

* Hồ sơ cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại kèm theo, bao gồm:

1. Bản sao Giấy xác nhận (trường hợp bổ sung, sửa đổi).

2. Tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận (trường hợp cấp lại)

* Chú thích:

- Thương nhân đề nghị xác nhận làm Tổng đại lý gửi về (1) khi kinh doanh trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

- Thương nhân đề nghị xác nhận làm Tổng đại lý gửi về (2) khi kinh doanh trên địa bàn tỉnh 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

5. Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

5.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc gửi qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (Theo mẫu);

- Bản gốc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu đã được cấp.

- Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

5.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* Lệ phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

5.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 7

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /       

…., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI GIẤY XÁC
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀM TỔNG ĐẠI LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương (1) /Sở Công Thương tình thành phố…. (2)

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:.............................................................. số Fax:……………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... do... cấp ngày.... tháng... năm...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Bộ Công Thương(1) / Sở Công Thương (2) xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn hoạt động trên các tỉnh, thành phố:............................................................

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số……../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

* Hồ sơ cấp mới/cấp lại (khi Giấy xác nhận hết hạn) kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp, kèm theo tài liệu chứng minh.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho tổng đại lý của thương nhân cấp hàng.

* Hồ sơ cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại kèm theo, bao gồm:

1. Bản sao Giấy xác nhận (trường hợp bổ sung, sửa đổi).

2. Tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận (trường hợp cấp lại)

* Chú thích:

- Thương nhân đề nghị xác nhận làm Tổng đại lý gửi về (1) khi kinh doanh trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

- Thương nhân đề nghị xác nhận làm Tổng đại lý gửi về (2) khi kinh doanh trên địa bàn tỉnh 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

6. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

6.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc t thứ hai đến thứ sáu hàng tun, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hết hiệu lực thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới và gửi về cơ quan có thẩm quyền trước ba mươi (30) ngày, trước khi Giấy xác nhận hết hiệu lực.

* Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (Theo mẫu);

- Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

6.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm đnh:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

6.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mu số 7 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 7

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /       

…., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI GIẤY XÁC
NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀM TỔNG ĐẠI LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công Thương (1) /Sở Công Thương tình thành phố…. (2)

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:.............................................................. số Fax:……………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... do... cấp ngày.... tháng... năm...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Bộ Công Thương(1) / Sở Công Thương (2) xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn hoạt động trên các tỉnh, thành phố:............................................................

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số……../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

* Hồ sơ cấp mới/cấp lại (khi Giấy xác nhận hết hạn) kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp, kèm theo tài liệu chứng minh.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho tổng đại lý của thương nhân cấp hàng.

* Hồ sơ cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại kèm theo, bao gồm:

1. Bản sao Giấy xác nhận (trường hợp bổ sung, sửa đổi).

2. Tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận (trường hợp cấp lại)

* Chú thích:

- Thương nhân đề nghị xác nhận làm Tổng đại lý gửi về (1) khi kinh doanh trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

- Thương nhân đề nghị xác nhận làm Tổng đại lý gửi về (2) khi kinh doanh trên địa bàn tỉnh 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

7. Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

7.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (Theo mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, bao gồm:

+ Chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.

+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu.

- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, kèm theo các tài liệu chứng minh;

- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có đầy đủ các điều kiện theo quy định.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

7.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

7.9. Tên tờ đơn, mẫu khai: Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 9

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /       

….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI
GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀM ĐẠI LÝ BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh, thành phố ...

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:....................................................................... số Fax:……………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... do... cấp ngày.... tháng... năm...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn hoạt động trên các tình, thành phố:………………………………………………

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

* Hồ sơ cấp mới/cấp lại (khi Giấy xác nhận hết hạn) kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp, kèm theo tài liệu chứng minh.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho tổng đại lý của thương nhân cấp hàng.

* Hồ sơ cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại kèm theo, bao gồm:

1. Bản gốc Giấy xác nhận (trường hợp bổ sung, sửa đổi).

2. Tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận (trường hợp cấp lại)

* Chú thích

- Thương nhân gửi Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu về Sở Công Thương nơi thương nhân đóng trụ sở chính khi kinh doanh trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

 

8. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

8.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí và lệ phí theo quy định; nộp lại giấy biên nhận và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

8.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (Theo mẫu);

- Bản gốc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu đã được cấp;

- Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

8.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có đầy đủ các điều kiện theo quy định.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

8.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm đnh:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

8.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 9 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 9

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /       

….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI
GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀM ĐẠI LÝ BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh, thành phố ...

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:....................................................................... số Fax:……………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... do... cấp ngày.... tháng... năm...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn hoạt động trên các tình, thành phố:………………………………………………

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

* Hồ sơ cấp mới/cấp lại (khi Giấy xác nhận hết hạn) kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp, kèm theo tài liệu chứng minh.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho tổng đại lý của thương nhân cấp hàng.

* Hồ sơ cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại kèm theo, bao gồm:

1. Bản gốc Giấy xác nhận (trường hợp bổ sung, sửa đổi).

2. Tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận (trường hợp cấp lại)

* Chú thích

- Thương nhân gửi Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu về Sở Công Thương nơi thương nhân đóng trụ sở chính khi kinh doanh trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

 

9. Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

9.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

9.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu hết hiệu lực thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định và gửi về cơ quan có thẩm quyền trước ba mươi (30) ngày, trước khi Giấy xác nhận hết hiệu lực.

* Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (Theo mẫu);

- Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

9.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có đầy đủ các điều kiện theo quy định.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

9.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thm đnh:

- Tại địa bàn thành phố: 1.200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 600.000 đồng

* L phí cấp phép:

- Tại địa bàn thành phố: 200.000 đồng

- Tại địa bàn các huyện: 100.000 đồng

9.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 9 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định s 83/2014/NĐ-CP.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy chứng nhận thành lập sở giao dịch hàng hóa.

 

Mẫu số 9

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /       

….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI/CẤP LẠI
GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀM ĐẠI LÝ BÁN LẺ XĂNG DẦU

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh, thành phố ...

Tên doanh nghiệp:................................................................................................

Tên giao dịch đối ngoại:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số điện thoại:....................................................................... số Fax:……………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số.... do... cấp ngày.... tháng... năm...

Mã số thuế:.........................................................................................................

Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp/cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số .../2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Địa bàn hoạt động trên các tình, thành phố:………………………………………………

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……./2014/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

* Hồ sơ cấp mới/cấp lại (khi Giấy xác nhận hết hạn) kèm theo, gồm:

1. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.

2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, kèm theo các tài liệu chứng minh.

3. Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp, kèm theo tài liệu chứng minh.

4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu.

5. Bản gốc văn bản xác nhận cấp hàng cho tổng đại lý của thương nhân cấp hàng.

* Hồ sơ cấp bổ sung, sửa đổi/cấp lại kèm theo, bao gồm:

1. Bản gốc Giấy xác nhận (trường hợp bổ sung, sửa đổi).

2. Tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Bản gốc hoặc bản sao Giấy xác nhận (trường hợp cấp lại)

* Chú thích

- Thương nhân gửi Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu về Sở Công Thương nơi thương nhân đóng trụ sở chính khi kinh doanh trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

 

10. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

10.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại tham chiếu các quy định, luật định tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Nếu phát hiện những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn cho tổ chức biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, Sở Công Thương có quyền hủy hồ sơ.

- Trường hợp, đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Trường hợp kết quả thẩm định là “Đạt”: trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở, Sở Công Thương sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Trường hợp kết quả thẩm định là “Chờ hoàn thiện” thì cơ sở phải tiến hành khắc phục những điểm cần hoàn thiện. Thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu 4, Phụ lục IV - Thông tư 58/2014/TT-BCT) về Sở Công Thương. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi Sở Công Thương nhận được báo cáo khắc phục.

- Trường hợp kết quả thẩm định “Không đạt”, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

10.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất thực phẩm (theo mẫu);

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở)

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở);

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ đóng thành 1 quyển.

10.4. Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ hồ sơ hợp lệ.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

10.8. Phí, lệ phí:

- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận: 500.000 đồng/lần/cơ sở

- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:

+ Cửa hàng bán lẻ: 500.000 đồng 1 lần/cơ sở.

+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1.000.000 đồng 1 lần/cơ sở.

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/lần/cơ sở

10.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1b, Phụ lục I ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT;

- Bản thuyết minh về cơ sở, vật chất, theo Mu 2b, Phụ lục II ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT;

- Báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4, Phụ lục IV ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện chung

- Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm.

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, không bao gồm chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản.

b) Điều kiện riêng

Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.

 

Mẫu 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm 20 ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ(1)

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ……………………..

Cơ sở kinh doanh (tên giao dịch hợp pháp): ……………………………………………

Địa điểm tại: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………….. Fax: …………………………………………

Giấy phép kinh doanh số …………… ngày cấp: …………… đơn vị cấp: ……………

Loại hình kinh doanh (bán buôn/bán lẻ): …………………………………………………

Phạm vi kinh doanh (trên địa bàn 01 tỉnh/02 tỉnh): ………………………………………

Doanh thu dự kiến: …………………………………………………………………………

Số lượng công nhân viên: ……………. (trực tiếp: ……………; gián tiếp: …………….)

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở tại địa chỉ ....................................................................................

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./.

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:
-
-
-
-

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 2b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

BẢN THUYẾT MINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ

KINH DOANH THỰC PHẨM

I. THÔNG TIN CHUNG

- Cơ sở: ………………………………………………………………………………………

- Đại diện cơ sở: …………………………………………………………………………….

- Địa chỉ văn phòng: …………………………………………………………………………

- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: …………………………………………………………………

- Điện thoại: ………………………………. Fax ……………………………………………

- Giấy phép kinh doanh số: ………….. Ngày cấp ………………… Nơi cấp …………..

- Loại thực phẩm kinh doanh: ………………………………………………………………

- Phạm vi kinh doanh (01 tỉnh hay 02 tỉnh trở lên): ………………………………………

- Tổng số công nhân viên: …………………………………………………………………

- Tổng số cán bộ, công nhân trực tiếp kinh doanh: .............................................................

- Tổng số cán bộ, công nhân đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định:       

- Tổng số cán bộ, công nhân đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: ..............................

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

II.1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng kinh doanh: …….m2, Trong đó diện tích kho hàng:............m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng kinh doanh (kho sản phẩm; khu trưng bày và bán sản phẩm; khu vực bảo quản sản phẩm;....):

- Nguồn nước phục vụ kinh doanh đạt TCCL:

- Nguồn điện cung cấp:

- Hệ thống vệ sinh và vệ sinh cá nhân:

- Hệ thống thu gom rác thải và xử lý môi trường:

- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:

II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh

TT

Tên trang, thiết bị

Slượng

Năm sản xuất

Thực trạng hoạt động của trang, thiết b

Ghi chú

Tốt

Trung bình

kém

I

Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh hiện có

1

Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm

 

 

 

 

 

 

2

Trang thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm

 

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Dụng cụ rửa và sát trùng tay

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ (nếu sử dụng)

 

 

 

 

 

 

6

Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng)

 

 

 

 

 

 

7

Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

 

8

Dụng cụ, thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

 

II

Trang, thiết bị dự kiến bổ sung

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh thực phẩm theo quy định

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, Cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên).

Cam kết của cơ sở:

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn v những thông tin đã đăng ký.

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định./.

 

 

……,ngày……. tháng……. năm 20…..
CHỦ CƠ SỞ
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm ………

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ………………………

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC

I. Thông tin chung:

1. Tên Cơ sở: ……………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ Cơ sở: ……………………………………………………………………………

3. Số điện thoại: …………………………….. Fax: ………………… Email: ……………

II. Tóm tắt kết quả khắc phục:

TT

Lỗi theo kết luận kiểm tra ngày...tháng.... năm .... của…….

Nguyên nhân sai lỗi

Biện pháp khắc phục

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

11. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

11.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, Sở Công Thương có quyền hủy hồ sơ.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc, Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Trường hợp kết quả thẩm định là “Đạt”: trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở, Sở Công Thương sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Trường hợp kết quả thẩm định là “Chờ hoàn thiện” thì cơ sở phải tiến hành khắc phục những điểm cn hoàn thiện. Thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu 4, Phụ lục IV - Thông tư 58/2014/TT-BCT) về Sở Công Thương. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi Sở Công Thương nhận được báo cáo khắc phục.

- Trường hợp kết quả thẩm định “Không đạt”, Sở Công Thương thông báo bng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

11.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh; thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh và khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, hồ sơ và trình tự áp dụng như đối với trường hợp cấp lần đầu.

* Trường hợp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị mất, bị hỏng, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);

* Trường hợp cấp lại do cơ sở kinh doanh thực phẩm do thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và mặt hàng kinh doanh, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mu 1c, Phụ lục I).

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)

- Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ đóng thành 01 quyển.

11.4. Thời hạn giải quyết:

- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

11.8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/lần/cơ sở

- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận: 500.000 đồng/lần/cơ sở

- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu 100 triệu đồng/ tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu >100 triệu đồng/ tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.

11.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mu 1a, Phụ lục I ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT;

- Bản thuyết minh về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất đối với cơ sở sản xuất theo Mu 2a, Phụ lục II ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT;

- Báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4, Phụ lục IV ban hành theo Thông tư 58/2014/TT-BCT.

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện chung

- Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm.

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, không bao gồm chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản.

b) Điều kiện riêng

Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định cấp, thu hồi Giy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

 

Mẫu 1c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm 20 ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ……………..

Tên cơ sở ……………………………………………. đề nghị Quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điền kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh (tên sản phẩm), cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số ……………… ngày cấp ………………………

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận (ghi cụ thể trường hợp xin cấp lại theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 4 của Thông tư này):

………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đống dấu)

 

Mẫu 2b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

BẢN THUYẾT MINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ

KINH DOANH THỰC PHẨM

I. THÔNG TIN CHUNG

- Cơ sở: ………………………………………………………………………………………

- Đại diện cơ sở: …………………………………………………………………………….

- Địa chỉ văn phòng: …………………………………………………………………………

- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: …………………………………………………………………

- Điện thoại: ………………………………. Fax ……………………………………………

- Giấy phép kinh doanh số: ………….. Ngày cấp ………………… Nơi cấp …………..

- Loại thực phẩm kinh doanh: ………………………………………………………………

- Phạm vi kinh doanh (01 tỉnh hay 02 tỉnh trở lên): ………………………………………

- Tổng số công nhân viên: …………………………………………………………………

- Tổng số cán bộ, công nhân trực tiếp kinh doanh: .............................................................

- Tổng số cán bộ, công nhân đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định:       

- Tổng số cán bộ, công nhân đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: ..............................

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

II.1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng kinh doanh: …….m2, Trong đó diện tích kho hàng:............m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng kinh doanh (kho sản phẩm; khu trưng bày và bán sản phẩm; khu vực bảo quản sản phẩm;....):

- Nguồn nước phục vụ kinh doanh đạt TCCL:

- Nguồn điện cung cấp:

- Hệ thống vệ sinh và vệ sinh cá nhân:

- Hệ thống thu gom rác thải và xử lý môi trường:

- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:

II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh

TT

Tên trang, thiết bị

Slượng

Năm sản xuất

Thực trạng hoạt động của trang, thiết b

Ghi chú

Tốt

Trung bình

kém

I

Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh hiện có

1

Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm

 

 

 

 

 

 

2

Trang thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm

 

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

 

4

Dụng cụ rửa và sát trùng tay

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ (nếu sử dụng)

 

 

 

 

 

 

6

Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng)

 

 

 

 

 

 

7

Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

 

8

Dụng cụ, thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

 

II

Trang, thiết bị dự kiến bổ sung

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh thực phẩm theo quy định

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, Cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên).

Cam kết của cơ sở:

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn v những thông tin đã đăng ký.

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định./.

 

 

……,ngày……. tháng……. năm 20…..
CHỦ CƠ SỞ
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Địa danh, ngày ………. tháng …... năm ………

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ………………………

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC

I. Thông tin chung:

1. Tên Cơ sở: ……………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ Cơ sở: ……………………………………………………………………………

3. Số điện thoại: …………………………….. Fax: ………………… Email: ……………

II. Tóm tắt kết quả khắc phục:

TT

Lỗi theo kết luận kiểm tra ngày...tháng.... năm .... của…….

Nguyên nhân sai lỗi

Biện pháp khắc phục

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

12. Cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

12.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng, (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt).

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ đ hướng dẫn tổ chức, cá nhân b túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại Sở Công thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh công chức thì tham mưu văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại hiện trường cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

Qua kiểm tra thực tế nếu chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do. Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu sẽ tham mưu Lãnh đạo Sở ra quyết định cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

12.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (Theo mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

- Bản cam kết do doanh nghiệp tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các cửa hàng kinh doanh và kho hàng của mình.

- Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp;

+ Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống bán buôn.

- Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống bán buôn sản phẩm rượu (tối thiểu phải có từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên).

- Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh).

- Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của doanh nghiệp dự kiến kinh doanh.

- Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có quyền sử dụng 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển.

- Hồ sơ về năng lực tài chính: có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng có số dư tài khoản tối thiểu 300 triệu đồng).

- Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

12.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh bán buôn mặt hàng rượu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

12.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại Tp Đà Lạt và Tp Bảo Lộc: 1.200.000 đồng;

- Tại các huyện khác: 600.000 đồng.

* L phí cp phép:

- Tại Tp Đà Lạt và Tp Bảo Lộc: 200.000 đồng;

- Tại các huyện khác: 100.000 đồng.

12.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu theo mẫu ban hành tại Phụ lục 29 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

- Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);

- Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;

- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

- Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;

- Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);

- Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy định về số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn theo quy định của Bộ Công Thương (Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000 dân).

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.

- Thông tư số 77/2012/TT-BCT ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

 

Phụ lục 29

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 ca B Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:       /

............., ngày...... tháng....... m............

 

ĐƠN ĐNGHỊ CP GIY PHÉP
KINH DOANH BÁN BUÔN SN PHM RƯU

Kính gửi: Sở Công Thương ......................(1)

Tên doanh nghiệp:......................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ......................;

Điện thoại:......................... Fax:...............;

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số:............ do............................. cấp lần đầu ngày........ tháng......... năm......., thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;

Địa điểm kinh doanh:

+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;

+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;

+ Điện thoại:......................... Fax:...............;

Đề nghị Sở Công Thương ......................(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, cụ thể:

1. Ðược phép tổ chức bán buôn sản phẩm rượu, như sau:

a) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:

.......................................................................(3)

Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(2).... của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu có tên sau:

.......................................................................(3)

b) Được phép tổ chức hệ thống bán buôn sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố

......................(1)

2. Ðược phép tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa điểm:

......................................................................................................(4)

Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1): Ghi rõ tên tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định xin phép để kinh doanh.

(2): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(3): Ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối rượu.

(4): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm rượu.

 

13. Cấp sửa đổi, b sung Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

13.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt).

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì định cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tun, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

13.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

13.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu (Theo mẫu);

- Bản sao Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu đã được cấp;

- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

13.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh bán buôn mặt hàng rượu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

13.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại Tp Đà Lạt và Tp Bảo Lộc: 1.200.000 đồng phí;

- Tại các huyện khác: 600.000 đồng.

* L phí cấp phép:

- Tại Tp Đà Lạt và Tp Bảo Lộc: 200.000 đồng;

- Tại các huyện khác: 100.000 đồng.

13.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu theo mẫu tại Phụ lục số 33 ban hành kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

- Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);

- Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;

- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

- Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;

- Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);

- Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy định về số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn theo quy định của Bộ Công Thương (Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000 dân).

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.

- Thông tư số 77/2012/TT-BCT ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

 

Phụ lục 33

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 ca B Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:       /

............., ngày...... tháng....... m............

 

ĐƠN ĐNGHỊ CP SỬA ĐI, BỔ SUNG GIY PHÉP KINH DOANH SẢN PHM RƯỢU

Kính gửi: ......................(1)

Tên doanh nghiệp : .......................:

Địa chỉ trụ sở chính: ......................;

Điện thoại:......................... Fax:...............;

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số:............ do............................. cấp lần đầu ngày........ tháng......... năm......., thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;

Địa điểm kinh doanh:

+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;

+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;

+ Điện thoại:......................... Fax:...............;

Đã được cấp Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp.

Đã được cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).

Doanh nghiệp đề nghị ......................(1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh ........ (2) sn phẩm rưu, với lý do cụ th như sau (tùy thuc vào nhu cu sa đổi, b sung đ doanh nghip thc hin theo mt trong các đ nghi đây):

1. Sửa đổi thông tin chung (tên thương nhân, trụ sở chính, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh,...)

Thông tin cũ:...................

Thông tin mới:.............

2. Sửa đổi, bổ sung về tổ chức ..............(2).... sản phẩm rượu, như sau:

a) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(3).... của ......................................(4).... sản phẩm rượu có tên sau: .......................................................................(5)

Được phép tổ chức ..............(2).... sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(6)

b) Được phép mua các loại sản phẩm rượu: ......................................(3).... của ......................................(4).... sản phẩm rượu có tên sau: .......................................................................(5)

Được phép tổ chức ..............(2).... sản phẩm rượu tại tỉnh, thành phố ......................(6)

3. Sửa đổi, bổ sung địa điểm tổ chức bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa điểm:

a) Đề nghị sửa đổi:

Thông tin cũ:...................

Thông tin mới:....

b) Đề nghị bổ sung:

..............................................................(7)

......(ghi rõ tên doanh nghiệp)......... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1): Ghi rõ tên Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương hoặc Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng nơi doanh nghiệp dự kiến xin phép để kinh doanh.

(2) Ghi rõ là phân phối hoặc bán buôn hoặc bán lẻ.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(4): Ghi rõ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài hoặc của doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu.

(5): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép để bán lẻ sản phẩm rượu.

(6): Ghi rõ tên của từng tỉnh, thành phố.

(7): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các địa điểm doanh nghiệp dự kiến xin phép bổ sung để bán lẻ sản phẩm rượu.

 

14. Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

14.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt).

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì làm văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo hẹn thời gian làm việc tại cơ sở cho tổ chức/cá nhân biết.

c) Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý Thương mại có trách nhiệm đi thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần).

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện đáp ứng quy định theo nội dung tại hồ sơ, Sở Công Thương có quyền yêu cầu đơn vị bổ sung điều kiện hoặc từ chối cấp phép bng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu thì cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu cho đơn vị.

d) Bước 4: Trả kết quả

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

14.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng; hoặc, qua đường bưu điện.

14.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp cấp lại do giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu hết hiệu lực: hồ sơ và trình tự áp dụng như đối với trường hợp cấp lần đầu.

* Trường hợp cấp lại do giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (Theo mẫu).

- Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp (nếu có).

* Trường hợp cấp lại do Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (Theo mẫu);

- Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

14.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh bán buôn mặt hàng rượu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu

14.8. Phí, Lệ phí:

* Phí thẩm định:

- Tại Tp Đà Lạt và Tp Bảo Lộc: 1.200.000 đồng;

- Tại các huyện khác: 600.000 đồng.

* L phí cấp phép:

- Tại Tp Đà Lạt và Tp Bảo Lộc: 200.000 đồng;

- Tại các huyện khác: 100.000 đồng.

14.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu theo mẫu tại Phụ lục số 34 ban hành kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

- Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);

- Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;

- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

- Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;

- Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);

- Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy định về số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn theo quy định của Bộ Công Thương (Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000 dân).

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.

- Thông tư số 77/2012/TT-BCT ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

 

Phụ lục 34

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 ca B Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S:       /

............., ngày...... tháng....... m............

 

ĐƠN ĐNGHỊ CP LẠI

GIY PHÉP KINH DOANH SẢN PHM RƯU

(trong trưng hp b mt, b tiêu hủy tn bộ hoc mt phần, b rách, nát hoc b cháy)

Kính gửi: ......................(1)

Tên doanh nghiệp: .......................:

Địa chỉ trụ sở chính: ......................;

Điện thoại:......................... Fax:...............;

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số:............ do............................. cấp lần đầu ngày........ tháng......... năm......., thay đổi lần thứ ..... ngày .......... tháng......... năm.......;

Địa điểm kinh doanh:

+ Tên địa điểm kinh doanh: ...................................;

+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...........................;

+ Điện thoại:......................... Fax:...............;

Đã được cấp Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp.

Đã được cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh...........(2) sản phẩm rượu số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).

Doanh nghiệp đề nghị ......................(1) xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh ........ (2) sản phẩm rượu, với lý do .... ......................(3)..................

......(ghi rõ tên doanh nghiệp)......... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(H Tên, ký tên, đóng du)

Chú thích:

(1): Ghi rõ tên Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương hoặc Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng nơi doanh nghiệp dự kiến xin phép để kinh doanh.

(2): Ghi rõ là phân phối hoặc bán buôn hoặc bán lẻ.

(3): Ghi rõ lý do xin cấp lại.

 

15. Cấp văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp

15.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tng 1, Trung tâm hành chính, 36 Trn Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn doanh nghiệp bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương Lâm Đồng có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo.

Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cấp văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo theo mẫu M11 hoặc mẫu M11A (trong trường hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ thông báo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BCT).

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. Sở Công Thương trả lại hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn nêu trên.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Công chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thu lại giấy biên nhận (trong trường hợp doanh nghiệp đến nộp trực tiếp) và giao hoặc gửi văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo cho hoặc văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho doanh nghiệp.

15.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

15.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp (theo mẫu M-10, ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương);

- Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

- Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các tài liệu sau:

+ Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản in Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia hoặc bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

+ Chương trình trả thưởng trong đó nêu rõ điều kiện và cách thức trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;

+ Chương trình đào tạo cơ bản;

+ Quy tắc hoạt động.

+ Danh mục hàng hóa bao gồm các thông tin: chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, giá bán (cho người tham gia bán hàng đa cấp và cho khách hàng) và số điểm thưởng quy đổi của hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

- Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy xác nhận hoặc Chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tại địa phương (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

15.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

15.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp

15.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

15.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp.

15.8. Yêu cầu điều kiện: Không có

15.9. Phí, Lệ phí: Không có

15.10. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp theo mẫu M-10/mẫu M-10A được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương.

- Xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp theo mẫu M-11/mẫu M-11A được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương.

15.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;

- Thông tư số 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một s điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

 

Mẫu M-10

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: …………………………………………………………………………..

1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số: ………………

Do: ……………………………………………………………………………………………

Cấp lần đầu ngày: ………………../…………./……………………………………………

Lần thay đổi gần nhất: ………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………

Email (nếu có): ………………………………………………………………………………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Họ tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………

Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: …………………………………………………

Do: ………………………………………………. Cấp ngày: ………/………../………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú): ……………………………

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số: ……………………………

Do: …………………………………………………… Cấp lần đầu ngày: ……../…../……

Cấp sửa đổi, bổ sung lần ………. ngày ……………………………………………………

Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh/thành phố ……………….. như sau:

1. Thời gian dự kiến bắt đầu hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương: ……………

2. Địa điểm hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương (nếu có): ……………………..

Điện thoại: …………………… Fax: …………………… Email: ………………………….

3. Người liên hệ: …………………………………. Điện thoại: ……………………………

4. Hàng hóa kinh doanh đa cấp tại địa phương: ………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

5. Văn bản, tài liệu kèm theo:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Doanh nghiệp cam đoan tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các văn bản, tài liệu kèm theo.

 

 

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu M-10A

(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

THÔNG BÁO SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

HỒ SƠ THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: …………………………………………………………………

1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có: ………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số: ………………

Do: ……………………………………………………………………………………………

Cấp lần đầu ngày: ………………../ …………./……………………………………………

Lần thay đổi gần nhất: ………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………

Email (nếu có): ………………………………………………………………………………

Địa điểm hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương (nếu có): ………………………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Họ tên (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ……………………………………………

Do: ……………………………………………. Cấp ngày: ………/………../………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú): …………………………

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số: …………………………

Do: …………………………………………………… Cấp lần đầu ngày: …../…../…….

Cấp sửa đổi, bổ sung lần ………. ngày …………………………………………………

Căn cứ Xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp/Xác nhận tiếp nhận thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoạt động bán hàng đa cấp số ………….. của ……………. ngày … tháng … năm ……

Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố …………….. như sau:

I. Nội dung sửa đổi, bổ sung

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

II. Lý do sửa đổi, bổ sung

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

III. Văn bản, tài liệu kèm theo

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Doanh nghiệp cam đoan tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các văn bản, tài liệu kèm theo.

 

 

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)

 

16. Thông báo t chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp

16.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính, 36 Trần Phú, Đà Lạt) hoặc nộp qua đường bưu điện.

Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ: viết giấy biên nhận hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn doanh nghiệp bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương Lâm Đồng thực hiện kiểm tra tính pháp lý và rà soát, đối chiếu nội dung hồ sơ thông báo bảo đảm sự phù hợp với hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã được Cục Quản lý cạnh tranh xác nhận.

Sau khi đã kiểm tra hồ sơ, Sở Công Thương Lâm Đồng có trách nhiệm:

- Xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo theo mẫu M-13 (ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương) đối với những hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ và phù hợp với hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã được Cục quản lý cạnh tranh xác nhận;

- Thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ hoặc chưa phù hợp với hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã được Cục Quản lý cạnh tranh xác nhận.

Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. Sở Công Thương trả lại hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn nêu trên.

c) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Công chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thu lại giấy biên nhận (trong trường hợp doanh nghiệp đến nộp trực tiếp) và giao hoặc gửi văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo cho hoặc văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho doanh nghiệp.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

16.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

16.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo mẫu M-12 (ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương).

- Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

- Nội dung, chương trình, kịch bản, tài liệu của hội nghị, hội thảo, đào tạo, số lượng người tham gia dự kiến;

- Danh sách báo cáo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo;

- Bản sao Chứng chỉ đào tạo viên trong trường hợp đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân thực hiện đào tạo hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo;

- Trong trường hợp hội nghị, hội thảo, đào tạo có nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp bổ sung:

+ Danh mục sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp được giới thiệu tại hội nghị, hội thảo, đào tạo;

+ Bản sao văn bản xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm tại hội nghị, hội thảo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, gồm một hoặc một số giấy tờ sau: giấy xác nhận đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đối với sản phẩm mỹ phẩm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

16.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

16.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp

16.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

16.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

16.8. Yêu cầu điều kiện: Không có

16.9. Phí, Lệ phí: Không có

16.10. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp, được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương.

- Xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương.

16.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;

- Thông tư số 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/6/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

 

Mẫu M-12

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO, ĐÀO TẠO

VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: ……………………………………………………………………

1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số: ………………

Do: ……………………………………………………………………………………………

Cấp lần đầu ngày: ……………./…………./………………………………………………

Lần thay đổi gần nhất: ……………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: ………………………………………

Email (nếu có): ……………………………………………………………………………

Địa điểm hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương (nếu có): ……………………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Họ tên (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………………………………..

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ……………………………………………

Do: ………………………………………………. Cấp ngày: ………/………../……….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú): …………………………

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số: …………………………

Do: ………………………………………… Cấp lần đầu ngày: ………../……../………

Cấp sửa đổi, bổ sung lần ………. ngày …………………………………………………

Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo trên địa bàn tỉnh/thành phố ……………………… với nội dung như sau:

1. Tên hội nghị, hội thảo, đào tạo: ………………………………………………………

2. Thời gian: ……………………………………………………………………………….

3. Địa chỉ tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo tại địa phương: ……………………….

4. Nội dung: ……………………………………………………………………………….

5. Văn bản, tài liệu kèm theo: ……………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

6. Người liên hệ: ……………………………… Điện thoại: ……………………………

Doanh nghiệp cam đoan tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các văn bản, tài liệu kèm theo.

 

 

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu M-13

UBND TỈNH …..
SỞ CÔNG THƯƠNG …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

XÁC NHẬN TIẾP NHẬN HỒ SƠ

THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO,
ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: ……………………………………………………………………

Căn cứ: ……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Sở Công Thương …………… xác nhận Công ty ………….. đã đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo tại tỉnh …………. với nội dung như sau:

1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số: ………………

Do: ……………………………………………………………………………………………

Cấp lần đầu ngày: ………………../…………./……………………………………………

Lần thay đổi gần nhất: ………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………

Email (nếu có): ………………………………………………………………………………

Địa điểm hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương (nếu có): ……………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Họ tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ………………………………………………

Do: ………………………………………………. Cấp ngày: ………/………../………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú): …………………………

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số: …………………………

Do: ………………………………………… Cấp lần đầu ngày: ………../……../……….

Cấp sửa đổi, bổ sung lần ………. ngày …………………………………………………

4. Tên hội nghị, hội thảo, đào tạo: ……………………………………………………….

5. Thời gian tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo: ……………………………………….

6. Địa chỉ tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo tại địa phương: …………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

7. Nội dung hội nghị, hội thảo, đào tạo: …………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đối với các nghĩa vụ khác liên quan đến việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

 

 

Đại diện Sở Công Thương
(Ký tên và đóng dấu)

(Đối với các nội dung từ (4) đến (7) ở trên, Sở Công Thương có thể lập Phụ lục kèm theo trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông báo tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, đào tạo)

 

17. Thông báo thực hiện khuyến mại

17.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng, (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt).

b) Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hướng dẫn thương nhân sửa đổi, bổ sung theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy biên nhận giao cho người nộp (Không áp dụng đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện).

Thương nhân nhận ngay giấy biên nhận về để tổ chức thực hiện.

17.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

17.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản thông báo thực hiện chương trình khuyến mại (Theo mẫu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

17.4. Thời hạn giải quyết: 01 buổi kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân

17.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy biên nhận

17.8. Phí, Lệ phí: Không có

17.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Văn bản thông báo thực hiện chương trình khuyến mại (Mẫu KM-1 hoặc Mẫu KM-8 Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại).

17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Hồ sơ nộp trước ngày thực hiện chương trình khuyến mại ít nhất 07 ngày.

- Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại (trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định 37/2006/NĐ-CP).

- Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể hoặc giảm giá xuống thp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

- Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày.

17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thương mại năm 2005;

- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;

- Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại.

 

Phụ lục

Mu KM-1 (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch s 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính)

Tên thương nhân

Số: ..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày    tháng    năm 20…

 

THÔNG BÁO THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI

Kính gửi: ………………………………………………

- Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………..

- Điện thoại:………………………. Fax: ………………… Email: ……………………...

- Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………

- Số Tài khoản: ……………………………… tại Ngân hàng: …………………………..

- Người liên hệ:…………………………………… Điện thoại: …………………………..

Căn cứ Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại, (tên thương nhân) thông báo chương trình khuyến mại như sau:

1. Tên chương trình khuyến mại: ……………………………………………

2. Địa bàn (phạm vi) khuyến mại: …………………………………………..

3. Hình thức khuyến mại: …………………………………………………...

4. Thời gian khuyến mại: ……………………………………………………

5. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại: …...…………………………….

6. Hàng hoá, dịch vụ khuyến mại: …………………………………………..

7. Khách hàng của chương trình khuyến mại (đối tượng được hưởng khuyến mại): …………………………………………………………………………..

8. Cơ cấu giải thưởng: ……………………………………………………….

9. Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại: ……………………..

10. Nội dung chi tiết của chương trình khuyến mại: ………………………….

(Tên thương nhân) thông báo đến Quý Sở và cam kết thực hiện đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về chương trình khuyến mại trên theo các qui định của pháp luật hiện hành.

(Bản sao văn bản của Cục Xúc tiến thương mại xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại gửi kèm - nếu có).

 

 

Đại diện theo pháp luật của thương nhân

(Ký tên & đóng dấu)

 

Phụ lục

Mu KM-8 (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính)

Tên thương nhân
Cv số …………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày  tháng  năm 20…

 

THÔNG BÁO/ĐĂNG KÝ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI

Kính gửi:…………….

- Tên thương nhân: ............................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................

- Điện thoại: …………………….Fax: …………………………….Email: …………………………….

- Người liên hệ:  …………………………….Điện thoại: ...........................................................

Căn cứ Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại;

Căn cứ vào công văn số ngày... tháng... năm... của Cục Xúc tiến thương mại (Sở Thương mại) xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại (tên chương trình khuyến mại, thời gian, địa bàn khuyến mại);

(Tên thương nhân) đăng ký điều chỉnh một số nội dung của chương trình khuyến mại trên như sau:

Thời gian khuyến mại: ...................................................................................................

Địa bàn (phạm vi) thực hiện khuyến mại: ........................................................................

Cơ cấu giải thưởng: .....................................................................................................

Các nội dung điều chỉnh khác: ......................................................................................

Lý do điều chỉnh: .............................................................................................................

Mọi nội dung khác của chương trình khuyến mại này giữ nguyên.

(Tên thương nhân) cam kết:

- Thông báo công khai việc điều chỉnh thể lệ chương trình khuyến mại này tại nơi bán hàng và trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng được biết.

- Thông báo việc điều chỉnh thể lệ chương trình khuyến mại đến các Sở Thương mại thuộc các tỉnh, thành phố nơi thực hiện khuyến mại (trường hợp Bộ Thương mại xác nhận việc điều chỉnh th lệ chương trình khuyến mại).

- Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại.

- Thực hiện chương trình khuyến mại đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

- (Các cam kết khác …….)

 

 

Đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên & đóng dấu)

 

18. Đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

18.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

- Nếu phát hiện hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại tham mưu văn bản hướng dẫn cho tổ chức biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đã đạt yêu cầu thì trong 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và tham mưu văn bản thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

18.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

18.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ (theo mẫu);

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:

- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

18.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

18.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân kinh doanh nghiệp vụ giám định thương mại.

18.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

18.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân.

18.8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 20.000 đồng/mẫu dấu/lần

18.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BCT.

18.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

18.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

- Nghị định 125/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006.

- Quyết định 58/2006/QĐ-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức phí đăng ký du nghiệp vụ.

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DẤU NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày.... tháng.... năm….

ĐƠN ĐĂNG KÝ DẤU NGHIỆP VỤ

Kính gửi: Sở Công Thương...1

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)....................................................................

....................................................................................................................................

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):.............................................................................

....................................................................................................................................

Địa chỉ của trụ sở chính:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Điện thoại:……………………………………Fax:.........................................................

Email (nếu có):...........................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư số:....................

Cơ quan cấp:.......................................................... Ngày cấp:………/………/………

Vốn điều lệ:.................................................................................................................

Nội dung đăng ký: □ Cấp mới        □ Thay đổi2       □ Bổ sung

Lĩnh vực thực hiện dịch vụ giám định: Ví dụ nông sản, lâm sản, thủy sản, khoáng sản, kim loại, hóa chất vv...

Thương nhân cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.

 

 

Đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên và đóng dấu)

_______________

1 Tên Sở Công Thương nơi thương nhân đăng ký dấu nghiệp vụ

2 Trong trường hợp đã đăng ký dấu nghiệp vụ nhưng thay đổi tên thương nhân; biểu tượng công ty hoặc nội dung khác, thương nhân gửi kèm theo thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định đã được cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ thông báo hoặc dấu nghiệp vụ giám định cũ đã đăng ký.

 

19. Đăng ký sửa đổi, b sung dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

19.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

- Nếu phát hiện hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại tham mưu văn bản hướng dẫn cho tổ chức biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đã đạt yêu cầu thì trong 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và tham mưu văn bản thông báo đăng ký sửa đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, Doanh nghiệp liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

19.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

19.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ (Theo mẫu);

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:

- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

19.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể t ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

19.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân kinh doanh nghiệp vụ giám định thương mại.

19.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

19.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân.

19.8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 20.000 đồng/mẫu dấu/lần

19.9. Tên tờ đơn, mẫu khai:

- Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BCT.

19.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

19.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

- Nghị định 125/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Nghị đnh 20/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006.

- Quyết định 58/2006/QĐ-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức phí đăng ký dấu nghiệp vụ.

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DẤU NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…., ngày.... tháng.... năm….

ĐƠN ĐĂNG KÝ DẤU NGHIỆP VỤ

Kính gửi: Sở Công Thương...1

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)....................................................................

....................................................................................................................................

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):.............................................................................

....................................................................................................................................

Địa chỉ của trụ sở chính:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Điện thoại:……………………………………Fax:.........................................................

Email (nếu có):...........................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư số:....................

Cơ quan cấp:.......................................................... Ngày cấp:………/………/………

Vốn điều lệ:.................................................................................................................

Nội dung đăng ký:

□ Cấp mới        □ Thay đổi2       □ Bổ sung

Lĩnh vực thực hiện dịch vụ giám định: Ví dụ nông sản, lâm sản, thủy sản, khoáng sản, kim loại, hóa chất vv...

Thương nhân cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.

 

 

Đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên và đóng dấu)

_______________

1 Tên Sở Công Thương nơi thương nhân đăng ký dấu nghiệp vụ

2 Trong trường hợp đã đăng ký dấu nghiệp vụ nhưng thay đổi tên thương nhân; biểu tượng công ty hoặc nội dung khác, thương nhân gửi kèm theo thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định đã được cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ thông báo hoặc dấu nghiệp vụ giám định cũ đã đăng ký.

 

20. Xác nhận bản cam kết của thương nhân nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ gia công

20.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công thương Lâm Đồng (Tầng 1, Trung tâm hành chính tỉnh, số 36 Trần Phú, Tp Đà Lạt), hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ thành phần của hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: công chức căn cứ vào dấu bưu điện ngày nhận hồ sơ để viết giấy biên nhận, vào Sổ nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) giải quyết; nếu hồ sơ thiếu, công chức căn cứ vào thông tin liên lạc có trong hồ sơ để hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ túc hồ sơ đầy đủ theo quy định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở (nếu cần thiết)

- Nếu phát hiện hồ sơ có những vấn đề cần bổ sung, xác minh thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại tham mưu văn bản hướng dẫn cho tổ chức biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đã đạt yêu cầu thì trong 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý thương mại có trách nhiệm xác nhận bản cam kết của thương nhân. Trường hợp cần thiết, Phòng Quản lý thương mại tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở về các nội dung đã cam kết của thương nhân để đảm bảo khai báo của thương nhân là chính xác.

d) Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Căn cứ vào Phiếu nhận hồ sơ, thương nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nhận kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

20.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Công Thương Lâm Đồng hoặc qua đường bưu điện.

20.3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản cam kết của thương nhân;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Các chứng từ liên quan.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

20.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

20.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

20.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương Lâm Đồng.

20.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản cam kết của thương nhân có xác nhận của Sở Công Thương.

20.8. Phí, lệ phí: Không có.

20.9. Tên tờ đơn, mẫu khai: Không có.

20.10. Yêu cu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có dây chuyền, thiết bị sản xuất, gia công phù hợp để sản xuất, gia công các nguyên liệu nhập khẩu.

- Sản phẩm thép nhập khẩu chỉ được sản xuất cho mục đích sản xuất, gia công không nhằm mục đích kinh doanh, số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo khai báo của doanh nghiệp.

- Việc gia công, sản xuất không phải là những hoạt động gia công đơn giản như un, ct, mài, cuộn đơn giản hoặc những hoạt động gia công đơn giản khác.

20.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

- Thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/6/215 của Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2661/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.692

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.145.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!