Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2635/QĐ-UBND 2021 Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu Cần Thơ

Số hiệu: 2635/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Văn Hồng
Ngày ban hành: 15/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2635/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021, TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2022 ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị quyết s 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp ch yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Thành ủy Cần Thơ về nhiệm vụ năm 2021;

Thực hiện Kế hoạch s 17/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2021 của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết s 105/NQ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch s 190/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố về việc phục hồi, phát triển kinh tế tại địa bàn thành phố; Chương trình hành động số 17/CTr-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2999/TTr-SCT ngày 05 tháng 10 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Cn Thơ năm 2021, Tết Nguyên đán năm 2022, ứng phó với các tình huống dịch bệnh COVID-19” (Chương trình).

Điều 2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền đ chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo gửi Sở Công Thương, Văn phòng UBND thành phố kết quả thực hiện để tổng hợp.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan và doanh nghiệp tham gia Chương trình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- B
Y tế;
-TTTU, TT HĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN TPCT và các Đoàn thể TP;
- Sở, ban ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- Cổng TTĐT thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- VP
UBND TP (3AB);
- Lưu: VT. NNQ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hồng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021, TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2022, ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các mặt hàng thiết yếu thời gian cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022 trong tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

b) Khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận, huyện, khu công nghiệp- khu chế xuất, các chợ trên địa bàn.

2. Yêu cầu

a) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình bình ổn được tiếp cận vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. M rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; từ đó góp phần hạn chế tc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

b) Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với phân phi, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng nguồn hàng phục vụ phòng, chống dịch.

c) Tăng cường hợp tác gia các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết ni giao thương, nâng cao năng sut, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

II. NGUYÊN TẮC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc

Các mặt hàng tham gia Chương trình phải đảm bảo ít nhất một trong các nguyên tc sau:

a) Các mặt hàng thiết yếu, cần đáp ứng số lượng lớn và thường xuyên cho thị trường trên địa bàn thành phố.

b) Có tính chất nhạy cảm về giá cả, cung cầu, phải thu mua từ bên ngoài thành phố.

c) Các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ. Tết Nguyên đán hoặc cn thiết đáp ứng cho nhân dân khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

2. Thời gian thực hiện

Chương trình được chia làm 2 giai đoạn thực hiện:

a) Giai đoạn 1: từ tháng 10/2021 đến 31/12/2021, thực hiện các hoạt động bình n hàng hóa đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong các ngày lễ cuối năm và Tết Dương lịch; dự trữ hàng hóa phòng chng thiên tai.

b) Giai đoạn 2: từ ngày 01/01/2022 đến hết 31/3/2022, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hóa đảm bảo công tác phòng chống dịch, đáp ứng nhu cầu mua sm của nhân dân cho dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ đầu năm.

III. ĐI TƯỢNG THAM GIA

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định pháp luật khác có liên quan (gọi chung là doanh nghiệp); các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình.

(Phụ lục 1: Điều kiện tham gia Chương trình)

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nhóm hàng tham gia Chương trình

a) Nhóm I:

- Nhóm hàng lương thực, thực phẩm: gạo, mì ăn liền, thực phẩm chế biến các loại, thịt các loại, trứng, thủy hải sản, rau củ quả.

- Nhóm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán: sữa, nước uống đóng chai, nước giải khát, bia các loại, bánh, kẹo, mứt.

- Nhóm gia vị: đường, dầu ăn, nước chấm các loại, bột ngọt, bột nêm các loại.

- Sản phẩm tiêu dùng gia đình: nước rửa chén, chất tẩy rửa.

b) Nhóm II: nhóm hàng liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch COVID-19: khẩu trang, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh.

c) Nhóm III: nhóm nhiên liệu: xăng, dầu diesel, dầu hỏa.

2. Nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng trên địa bàn

Việc xác định nhu cầu căn cứ vào Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành giai đoạn 2016-2020 của Viện dinh dưỡng- Bộ Y tế; số liệu báo cáo khả năng cung ứng trên địa bàn thành phố do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp; tình hình thực tế của thị trường và các sự kiện din ra ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.

(Phụ lục 2: Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành giai đoạn 2016-2020 của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế)

- Lương thực: nhu cầu tiêu thụ gạo trên địa bàn khoảng 6.438 tấn/tháng, tương đương với 78.329 tấn/năm. Theo dự kiến của ngành nông nghiệp1, sản lượng thu hoạch lúa đạt gần 1,3 triệu tấn/năm, lượng gạo thành phẩm.

- Các loại thịt: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 6.439 tấn/tháng, tương đương với 78.337 tấn/năm. Theo dự kiến của ngành nông nghiệp, sản lượng thịt hơi các loại từ chăn nuôi và thu mua về thành phố là 47.000 tn/năm (trong đó thịt trâu, bò cung ứng khoảng 40%, thịt heo và thịt gia cầm khoảng 70% nhu cầu thị trường, còn lại nhập từ các tỉnh, thành khác).

- Thủy hải sản tươi/đông lạnh: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 3.917 tấn/tháng, tương đương với 47.658 tấn/năm. Theo dự kiến của ngành nông nghiệp, sản lượng thủy sản nuôi trồng có khả năng cung ứng cho người tiêu dùng khoảng 10.400-15.400 tấn/tháng (trong đó khoảng 10.000-15.000 tấn cá tra và 400 tấn cá khác như lươn, cá lóc, rô, trê, thát lát, cá nuôi bè,...). Ngoài ra, thành phố còn nhập các loại thủy hải sản (tươi sống/đông lạnh) từ các tỉnh/thành phố khác khoảng 5.000-7.000 tấn/tháng để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của thị trường.

- Rau củ quả: nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 7.834 tấn/tháng, tương đương với 95.315 tấn/năm. Theo dự kiến của ngành nông nghiệp, trung bình mỗi quý thu hoạch được hơn 48.000 tấn rau củ các loại và hơn 23.000 tấn trái cây, tương đương một năm cung ứng hơn 192.000 tấn rau củ các loại và 92.000 tấn trái cây.

Nhìn chung, sản lượng thu hoạch của gạo, thịt các loại, thủy sản, rau củ quả vừa đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn, vừa cung ứng cho các tỉnh, thành phố khác và phục vụ xuất khẩu.

(Phụ lục 3: Nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân trên địa bàn)

3. Đăng ký tham gia cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp

Chương trình nhận được đăng ký tham gia của 32 doanh nghiệp với tổng giá trị dự trữ hàng hóa là 11.603 tỷ đồng (trong đó: Giai đoạn 1- các tháng cuối năm 2021 hơn 5.633 tỷ đồng; Giai đoạn 2- 3 tháng đầu năm 2022 hơn 5.970 tỷ đồng), cụ thể theo từng nhóm mặt hàng như sau:

- Nhóm I. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống/ giải khát, sản phẩm phục vụ nhà bếp: có 25 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Tổng giá trị hàng hóa dự tr trên 3.205 tỷ đồng (Giai đoạn 1 hơn 1.435 tỷ đồng; Giai đoạn 2 hơn 1.771 tỷ đồng).

- Nhóm II. Nhóm hàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19: có 14 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Tng giá trị hàng hóa dự trữ trên 20.849 tỷ đồng (Giai đoạn 1 hơn 10.081 tỷ đồng; Giai đoạn 2 hơn 10.768 tỷ đồng).

- Nhóm III. Nhóm nhiên liệu: có 5 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên 8.377 tỷ đồng (mi giai đoạn là 4.188 tỷ đồng).

(Phụ lục 4: Hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường 2021-2022)

4. Kinh phí thực hiện

- Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

- Chương trình hỗ trợ kết ni với các ngân hàng trên địa bàn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa.

5. Các biện pháp triển khai phân phối

- Tổ chức kinh doanh hàng hóa tại các điểm bán hàng cố định của doanh nghiệp; đẩy mạnh liên kết hợp tác để phát triển mạng lưới phân phối.

- Huy động doanh nghiệp đăng ký mở thêm các điểm bán bình ổn gần các khu dân cư, khu công nghiệp, khu vực nông thôn đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; kết nối với các bếp ăn tập thể.

- Doanh nghiệp chủ động xây dựng các chương trình khuyến mại, tham gia Tháng khuyến mại quốc gia (tháng 12/2021) nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng thuộc Chương trình; đáp ứng nhu cầu của người dân thành thị và nông thôn, công nhân.

- Kết hp với dịch vụ cung ứng thương mại điện tử để đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, liên kết dịch vụ giao hàng công nghệ để phục vụ nhanh chóng nhu cầu người dân, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

6. Về chế độ báo cáo

- Các đơn vị tham gia bình ổn, các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện mỗi tháng 01 lần, trước 15 giờ ngày 03 hàng tháng (nếu ngày báo cáo rơi vào thứ bảy, chủ nhật, lễ thì báo cáo vào ngày làm việc liền kề) về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

- Khi có biến động về giá, hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình báo cáo nhanh về Sở Công Thương qua s fax: 02923.833.289 hoặc email: [email protected], văn bản giấy gửi về địa chỉ 19-21 Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiu, thành phố Cn Thơ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo Kế hoạch này; kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa và các điểm bán lẻ phục vụ Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia chương trình bình ổn để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền.

- Tổng hợp, cung cấp danh sách những điểm bán lẻ bình ổn, các mặt hàng bình ổn của đơn vị tham gia chương trình bình ổn cho các ngành, đơn vị chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện và cơ quan báo, đài để công bố rộng rãi cho người dân trên địa bàn thành phố biết đến tham gia mua sắm và đồng thời thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát.

- Phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường.

- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Ủy ban nhân dân các địa phương trong công tác phát triển điểm bán hàng bình ổn tại vùng nông thôn, đặc biệt là tại các khu vực có ít điểm bán.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã thành phố và các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan làm việc với các nhà cung ứng sản phẩm đáp ứng hài hòa nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố, thực hiện kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng bình ổn giá.

- Kịp thời nm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp giải quyết và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện chương trình bình ổn thị trường của các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; nhận xét, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chương trình và đề xuất kiến nghị để thực hiện cho năm tiếp theo được tốt hơn.

2. Sở Tài chính

- Hướng dẫn và thực hiện tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá đối với các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn.

- Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt din biến thị trường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Chủ động tổ chức kiểm tra các trường hợp biến động giá (nếu có); báo cáo kết quả kiểm tra về Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất tạo nguồn hàng hóa nông thủy sản ổn định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,... để cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.

- Giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã,...chăn nuôi, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, có nguồn gốc xuất xứ và sản lượng ổn định tham gia hoặc cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

- Chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp kinh doanh, mua bán gia súc, gia cầm sống chưa qua kiểm dịch thú y.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực như: lương thực, thực phẩm,... tham gia Chương trình; đng thời, đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi trên địa bàn.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất hàng hóa nông thủy sản của các tổ chức, các nhân trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo sản phẩm sạch cung ứng trên thị trường phục vụ nhân dân.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với đơn vị chức năng chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về Chương trình.

5. Sở Giao thông vận tải

Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị tham gia Chương trình thủ tục cấp phép cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được dừng, đ xe để lên xuống hàng hóa; cấp phép lưu thông vào các tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, phân phối hàng hóa đến siêu thị, điểm bán lẻ bình ổn vào các giờ cao điểm và vận chuyển hàng hóa lưu động trên địa bàn quận, huyện.

6. Công an thành phố

Chỉ đạo các phòng chức năng và Công an quận, huyện phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ xác minh, điều tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân; tham gia kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện chương trình bình ổn thị trường.

7. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động liên hệ với các đơn vị tham gia Chương trình tổ chức bán hàng lưu động phục vụ cho công nhân tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn thành phố.

8. Liên minh Hợp tác xã thành phố

- Phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện lựa chọn, giới thiệu các hợp tác xã có uy tín, có điều kiện về mặt bằng, nhân lực,...tham gia hệ thống bán hàng bình ổn giá.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát và giúp đ các hợp tác xã tổ chức tốt việc bán hàng bình ổn giá.

9. Ủy ban nhân dân quận, huyện

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các điểm bán bán lẻ bình ổn để người dân trên địa bàn biết, tham gia mua sắm.

- Chỉ đạo lực lượng chức năng của quận, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết,...kiểm tra, giám sát công tác bình n thị trường của các đơn vị tham gia bình ổn trên địa bàn.

- Rà soát, bố trí các điểm phù hợp và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tham gia Chương trình phát triển mới nhiều điểm bán lẻ bình n, bán hàng lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; thông tin kịp thời về Sở Công Thương khi thị trường có biến động.

- Chỉ đạo Ban Quản lý chợ/doanh nghiệp đầu tư chợ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các đơn vị tham Chương trình khi có yêu cầu đăng ký điểm bán lẻ bình ổn tại các chợ để phục vụ nhân dân mua sắm (các chợ được phép hoạt động trở lại). Ban Quản lý chợ/doanh nghiệp qun lý chợ phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và chấp hành quy định về giá tại các chợ trên địa bàn; sắp xếp, phân lô cho các hộ kinh doanh tham gia buôn bán các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2022.

10. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Cần Thơ

Làm đầu mối giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp tham gia Chương trình để cung ứng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn và giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.

11. Cục Quản lý thị trường thành phố

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gian lận thương mại,...

- Phối hợp với sở, ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá liên quan đến Chương trình.

12. Các sở, ban ngành, các đơn vị liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thành phố

Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, các sở, ngành, đơn vị liên quan tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố chủ trương của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, bình ổn giá cả thị trường trong tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19.

13. Các đơn vị đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá

- Có kế hoạch sản xuất, khai thác, thu mua, dự tr nguồn hàng đăng ký tham gia Chương trình.

- Nghiên cứu phát triển thêm điểm bán tại khu vực vùng nông thôn, tổ chức thêm nhiu chuyến bán hàng lưu động vùng sâu vùng xa.

- Có kế hoạch nâng cấp các điểm bán hàng cố định, lưu động, thực hiện nghiêm việc treo băng rôn, dán logo, niêm yết giá rõ ràng, dễ thấy; sắp xếp, trưng bày sản phẩm có tính thm mỹ; hàng hóa chất lượng, xuất xứ rõ ràng.

- Thực hiện kế hoạch bình ổn giá theo cam kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021, Tết Nguyên đán năm 2022 ứng phó với các tình hung dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Công Thương tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1

ĐIỀU KIỆN THAM GIA, QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA

1. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh

- Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh (gọi tt là đơn vị) phải có ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình; có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất và kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.

- Có trụ sở chính, văn phòng, chi nhánh đang sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị phục vụ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục vụ việc phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.

- Tuân thủ các quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thông tin nhãn mác theo quy định của pháp luật.

- Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại, đủ s lượng; thực hiện việc niêm yết giá theo quy định, bán đúng theo giá thông báo của doanh nghiệp.

- Các hệ thống phân phối khi tham gia Chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ sở tham gia Chương trình cung ứng hàng hóa vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác khi có biến động giá nhằm ổn định thị trường.

- Các cơ sở phân phối phải có điểm bán cố định, các cơ sở sản xuất phải đưa hàng vào các điểm bán lẻ hoạt động ổn định trên địa bàn.

2. Đối với các tổ chức tín dụng

- Tất cả các tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Có gói lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện Chương trình và các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp bình ổn được vay vốn để sản xuất kinh doanh (thời gian cho vay gia doanh nghiệp và tổ chức tín dụng không phụ thuộc vào thời hạn của Chương trình).

3. Quyền li và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia

a) Quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, CSSXKD

* Quyền lợi:

- Được hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh như: phát triển chui sản xuất, cung ứng nông lâm thủy sản, liên kết tiêu thụ, tham gia các chương trình kết ni hợp tác, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước của thành phố; tham gia các hoạt động tập hun/đào tạo nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, các chương trình hỗ trợ nâng cao giá trị chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết ni với các ngân hàng để bổ sung vốn liên quan đến công tác dự trữ hàng hóa.

- Hỗ trợ về hoạt động quảng bá, thông tin và truyền thông đối với các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

- Đề xuất UBND thành phố khen thưởng đối với các đơn vị hoạt động tốt, tích cực, đạt hiệu quả và được người tiêu dùng đánh giá cao.

* Nghĩa vụ:

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa: hàng hóa tham gia phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt để tham gia Chương trình, lng ghép với Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, bán đúng giá theo niêm yết. Lựa chọn nhiu loại sản phẩm có giá cả phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng; trao đi với nhà sản xuất để có các sản phẩm với giá cả thích hợp với điều kiện thu nhập của các đối tượng là người lao động có thu nhập thấp, công nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện về Sở Công Thương theo quy định tại Kế hoạch này.

b) Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng khi tham gia

* Quyền lợi:

- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu.

- Được cung cấp thông tin về nhu cầu vay vốn của các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình và tạo điều kiện để kết nối với các đơn vị.

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ sẽ đánh giá, báo cáo và có đề xuất UBND thành phố khen thưởng đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ vay vốn cho Chương trình bình ổn thị trường của thành phố.

* Nghĩa vụ:

- Xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp bàng nhiều hình thức linh hoạt.

- Phối hợp với doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt.

- Đẩy mạnh triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng để thúc đẩy hoạt động mua bán thông qua ứng dụng thương mại điện tử.

- Báo cáo tình hình thực hiện về Ngân hàng nhà nước- Chi nhánh Cần Thơ và Sở Công Thương theo quy định tại Kế hoạch này.

4. Cách thức đăng ký tham gia

Thực hiện theo Công văn số 2463/SCT-QLTM ngày 03 tháng 9 năm 2021 về việc mời doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022 và mẫu Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5 đính kèm.

 

PHỤ LỤC 2

THÁP DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA VIỆN DINH DƯỠNG - BỘ Y TẾ


PHỤ LỤC 3:

NHU CẦU HÀNG HÓA THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

STT

Dự báo

Số dân (người)

Nhu cầu lương thực

Gạo (tấn)

tấn/ngày

MÌ ăn liền

gói/ngày

Nước uống đóng chai

lít/ngày

Thực phẩm CB các loại

tấn/ngày

Các loại thịt

tấn/ngày

Trứng

qu/tun

Thủy hải sn

tấn/ngày

Rau c qu

tấn/ngày

Đường

tấn/ngày

Dầu ăn

lít/ngày

Sữa

thùng/ngày

Nước chấm các loại

lít/ngày

Bột ngọt các loại

kg/ngày

Bột nêm các loại

kg/ngày

Bánh, kẹo, mứt

kg/ngày

Nước giải khát

thùng/ngày

Bia các loại

lít/ngày

Nước rửa, chất tẩy rửa các loại

lít/ngày

1

Nhu cầu thị trường

1.220.802,00

215

652.844

683.582

214.621

215

2.768.496

131

261

5.598

8.854

137.914

19.136

1.177

11.572

11.386

130.569

110.949

13.057

 

 

 

6.438

19.585.320

20.507.474

6.438.643

6.439

83.054.892

3.917

7.834

167.944

265.627

4.137.430

574.090

35.302

347.148

341.580

3.917.064

3.328.484

391.706

 

 

 

78.329

238.288.060

249.507.594

78.336.823

78.337

1.010.501.180

47.658

95.315

2.043.313

3.231.801

50.338.729

6.984.762

429.509

4.223.633

4.155.887

47.657.612

40.496.559

4.765.761

2

Đăng ký cung ứng GĐ1

 

71.643

770.500

215.900

100.565

39.998

2.055.000

21.109

206.980

24.229

731.705

219.700

425.180

85.100

101.300

293.000

82.000

222.000

199.360

3

Đăng ký cung ứng GĐ2

 

71.694

1.024.040

104.200

180.542

29.982

2.324.000

15.988

152.024

72.253

646.203

249.600

801.680

180.400

209.800

483.000

169.500

10.191.000

406.361

 

PHỤ LỤC 4:

HÀNG HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH N THỊ TRƯỜNG NĂM 2021-2022
(từ tháng 10/2021 đến hết tháng 03/2022)

STT

Nhóm hàng

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

2 giai đoạn

 

 

Giá trị (tỷ đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

1

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống/ giải khát, sản phẩm phục vụ nhà bếp

1.435

1.771

3.205

2

Nhóm hàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

10,081

10,768

20,849

3

Nhóm nhiên liệu

4.070.998

4.070.998

8.141.996

 

Tổng cộng

4.072.443

4.072.779

8.145.222

 



1 Phương án s 1803/PA-SNN&PTNT ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT về bảo đảm hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ hàng nông sản trong trường hợp dịch bùng phát trong cộng đồng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2635/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021, Tết Nguyên đán năm 2022, ứng phó với các tình huống dịch bệnh COVID-19

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.907

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.253.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!