ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2571/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày 30 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG, DẦU
THÔNG QUA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỒNG HỒ (CÔNG TƠ) TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO XĂNG DẦU
CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH XĂNG, DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số
83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế số
21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Quản
lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày
12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về thuế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh
tại Tờ trình số 1150/TTr-CT ngày 09 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường quản lý
thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu thông qua giải pháp quản lý đồng hồ
(công tơ) trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.
Điều 2. Giao Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo kết
quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc các sở, ngành: Khoa học và Công nghệ,
Công Thương, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các đơn vị
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3 (thực hiện);
-
Bộ Tài chính;
-
Tổng Cục Thuế;
-
TT. Tỉnh ủy;
-
TT. HĐND tỉnh;
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
-
Chi cục Quản lý thị trường;
-
Chi cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng;
-
VP: các PCVP, CV (Vịnh);
-
Cổng Thông tin
điện tử tỉnh;
-
Lưu: VT, TH(HT).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng
Xuân Ánh
|
ĐỀ ÁN
TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG, DẦU THÔNG QUA GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ ĐỒNG HỒ (CÔNG TƠ) TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO XĂNG DẦU CỦA CÁC CƠ SỞ KINH
DOANH XĂNG, DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 30/12/2016
của UBND tỉnh Cao Bằng)
Hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa
bàn tỉnh hiện nay đã trải khắp 13 huyện, thành phố của tỉnh với nhiều thành phần
kinh tế tham gia với quy mô kinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về xăng,
dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Để tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
thuế; đảm bảo huy động thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước
theo quy định của pháp luật; tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh
trong kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đối với mặt hàng
xăng, dầu trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Đề án “Tăng
cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu thông qua giải pháp
quản lý đồng hồ (công tơ) trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh
doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”, nội dung chủ yếu sau:
Phần thứ nhất
THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG, DẦU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
I. Đặc điểm tình hình chung
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở vùng miền
núi phía Đông Bắc, có đường biên giới đất liền giáp với Trung Quốc, giao thông
đi lại trên địa bàn là đường bộ. Theo thống kê số lượng phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh là 231.719 xe ô tô và mô tô các loại, gồm:
5.202 xe ô tô tải, 656 xe ô tô khách, 3.412 xe ô tô con, 547 xe công nông, máy
kéo, 234 xe chuyên dùng khác và 221.668 xe mô tô. Với số lượng phương tiện như
trên cần thiết phải có một khối lượng xăng, dầu để đáp ứng nhu cầu vận chuyển
hàng hóa, vận chuyển hành khách, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và
phương tiện đi lại trong nhân dân.
Thị trường kinh doanh xăng, dầu trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã. Phần lớn
lượng xăng, dầu được cung cấp bởi Công ty Xăng dầu Cao Bằng (chiếm trên 70% lượng
xăng, dầu bán ra), ngoài ra còn có một số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp
tác xã (17 đơn vị).
II. Tình hình quản lý thu thuế trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
1. Về quy mô kinh
doanh
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Năm
|
2014
|
2015
|
9 tháng
2016
|
1
|
Cơ sở kinh doanh xăng dầu
|
Cơ sở
|
16
|
17
|
18
|
2
|
Cửa hàng bán xăng dầu
|
Cửa hàng
|
39
|
40
|
42
|
3
|
Cột đo xăng, dầu
|
Cột
|
99
|
101
|
106
|
4
|
Sản lượng xăng, dầu bán ra
|
1.000 lít
|
62.153
|
66.751
|
53.415
|
5
|
Số nộp ngân sách
|
Triệu đồng
|
38.626
|
92.943
|
101.613
|
|
- Thuế GTGT
|
Triệu đồng
|
4.776
|
11.354
|
11.623
|
|
- Thuế TNDN
|
Triệu đồng
|
422
|
1.256
|
1.375
|
|
- Thuế Bảo vệ môi trường
|
Triệu đồng
|
31.939
|
78.053
|
87.726
|
|
- Các khoản thuế, phí khác
|
Triệu đồng
|
1.489
|
2.280
|
889
|
2. Về Kết quả thu
nộp ngân sách
STT
|
Chỉ tiêu
|
Sản lượng
xăng, dầu bán ra (1.000 lit)
|
Thuế GTGT,
thuế thu nhập DN nộp (Triệu đồng)
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
9 tháng năm
2016
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
9 tháng năm
2016
|
I
|
Tổng địa bàn
|
62.153
|
66.751
|
53.415
|
5.215
|
12.617
|
12.999
|
1
|
Công ty Xăng dầu Cao Bằng
|
43.801
|
48.114
|
38.838
|
4.480
|
11.679
|
12.593
|
2
|
Các đơn vị khác (17 đơn vị)
|
18.352
|
18.637
|
14.577
|
735
|
938
|
406
|
II
|
So sánh (tỷ trọng
đơn vị/ tổng địa bàn)
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Công ty xăng dầu Cao Bằng
|
70,4
|
72,1
|
72,7
|
85,9
|
92,6
|
96,9
|
2
|
Các đơn vị khác
|
29,6
|
27,9
|
27,3
|
14,1
|
7,4
|
3,1
|
Từ số liệu thống kê, so sánh giữa Công
ty Xăng dầu Cao Bằng (có tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước) và các cơ sở kinh
doanh khác cho thấy:
- Công ty Xăng dầu Cao Bằng có lượng
xăng, dầu bán ra hàng năm chiếm trên 70% trong tổng số xăng, dầu bán ra trên địa
bàn tỉnh; số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách
hàng năm chiếm trên 92% trong tổng thuế GTGT, TNDN của hoạt động kinh doanh
xăng, dầu trên địa bàn.
- Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu khác
(gồm 17 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã) có lượng xăng, dầu bán ra
hàng năm chiếm dưới 30% trong tổng số xăng, dầu bán ra trên địa bàn tỉnh; số
thuế GTGT, TNDN nộp ngân sách hàng năm chiếm chưa đến 10% so với tổng số thuế
GTGT, TNDN của hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn.
Như vậy còn có hiện tượng thất thu về
thuế giữa các cơ sở kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa
bàn tỉnh.
3. Nguyên nhân dẫn đến thất thu ngân
sách Nhà nước
- Phần lớn người tiêu dùng là cá nhân khi
mua xăng, dầu thường không lấy hóa đơn và số lượng xăng, dầu này có thể được
chuyển hóa thành hóa đơn để cung cấp cho tổ chức hành chính sự nghiệp thanh quyết
toán với ngân sách nhà nước hoặc cung cấp cho các cơ sở kinh doanh để kê khai
khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời hạch toán chi phí nhằm giảm
thu nhập chịu thuế, giảm số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp.
- Một số cơ sở kinh doanh nhập xăng, dầu
trôi nổi trên thị trường về kinh doanh, để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai
nộp thuế. Hiện tượng này vừa thất thu ngân sách nhà nước, vừa tạo môi trường
kinh doanh không bình đẳng, đồng thời khó bảo vệ được quyền lợi người tiêu
dùng.
- Tại các thời điểm có sự điều chỉnh
giá xăng dầu giao dịch mua bán trên thị trường, các cơ quan chức năng chưa phối
hợp kịp thời kiểm tra so sánh lượng hàng hóa tồn kho thực tế với lượng hàng hóa
tồn kho thể hiện trên sổ sách kế toán nhằm chống thất thu thuế về giá.
- Công tác quản lý thuế tuy đã có nhiều
cố gắng nhưng vẫn chưa
có nhiều biện pháp quản lý hữu hiệu để đưa hoạt động này vào nề nếp; chưa tham
mưu đề xuất UBND các cấp biện pháp quản lý phù hợp; chưa thường xuyên phối hợp
với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan để tăng cường quản lý thu thuế nên vẫn
còn tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu.
- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng, dầu chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng do chưa có hướng
dẫn đồng bộ của các Bộ, ngành cấp trên.
III. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu thông qua giải
pháp quản lý đồng hồ (công tơ) trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở
kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Ý thức chấp hành quy định pháp luật Nhà
nước về thuế của một số cơ sở kinh doanh còn thấp, vẫn còn hiện tượng bán hàng
không xuất hóa đơn, để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai nộp thuế theo quy định
gây thất thu các loại thuế phải nộp ngân sách Nhà nước, không bình đẳng với các
cơ sở kinh doanh chấp hành tốt Luật Quản lý thuế và các Luật Thuế hiện hành.
- Một số cơ quan, đơn vị, công ty đã
mua bán hóa đơn để hợp thức hóa chứng từ chi ngân sách hoặc chi từ kinh phí của
doanh nghiệp. Đây là biểu hiện của khai man trốn thuế của cơ sở sản xuất kinh
doanh.
Nhằm khắc phục những vấn đề còn hạn chế, tồn tại
trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh, tiến
tới quản lý toàn bộ hoạt động của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh,
trong đó quản lý được việc nhập hàng, xuất hàng bán cho người tiêu dùng, quản
lý được doanh thu và thu đúng, đủ, kịp thời các loại thuế phát sinh; việc sử dụng
hóa đơn, chứng từ đúng quy định. Đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ chấp hành
pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ
đối với ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Đề án “Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động
kinh doanh xăng, dầu thông qua giải pháp quản lý đồng hồ (công tơ) trên các
phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng” làm cơ sở cho việc quản lý thu thuế theo Luật Quản lý thuế và các Luật
thuế hiện hành.
Phần thứ hai
NHỮNG
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỒNG HỒ (CÔNG TƠ) TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO XĂNG DẦU CỦA CÁC CƠ
SỞ KINH DOANH XĂNG, DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. Căn cứ pháp lý, mục tiêu, yêu cầu
1. Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Thương mại số
36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Căn cứ Luật số 21/2012/QH13 ngày
20/11/2012 sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế.
- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số
13/2008/QH12 ngày 3/6/2008; Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008; Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Căn cứ Luật thuế bảo vệ môi trường số
57/2010/QH12 ngày 29/11/2010;
- Căn cứ Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Luật số 106/2016/QH13 ngày
06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
- Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính
số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
- Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP
ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng, dầu;
- Căn cứ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP
ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2. Mục tiêu
- Tăng cường quản lý, kiểm tra và kiểm
soát được các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng, dầu trên địa bàn nhằm chống
tình trạng buôn lậu
xăng dầu.
- Chống tiêu cực trong việc mua bán
hóa đơn của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu; tăng cường tính tự giác và gắn
trách nhiệm có tính bắt buộc của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trong việc cung
cấp hóa đơn khi bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Qua đó cơ quan thuế quản lý
được doanh số bán ra của cơ sở kinh doanh xăng, dầu và cơ sở kinh doanh xăng, dầu
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thông qua việc kê khai, nộp thuế đúng, đủ và
kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thu thuế đối với lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu nhằm tăng thu ngân sách nhà nước.
Đồng thời hỗ trợ cho việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các cơ sở kinh doanh mặt hàng xăng, dầu trên địa
bàn tỉnh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Nhà nước quản lý được 100% người nộp
thuế có hoạt động kinh doanh xăng, dầu và tình hình hoạt động kinh doanh xăng,
dầu trên địa bàn tỉnh.
3. Yêu cầu
- Đề án tăng cường công tác quản lý
thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải đảm
bảo khách quan, minh bạch, công bằng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và
tuân theo quy định của pháp luật thuế.
- Không gây phiền hà cho người nộp thuế;
phải dễ thực hiện, dễ kiểm tra và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối
với hoạt động kinh doanh xăng, dầu.
II. Nội dung của Đề án
1. Phạm vi điều chỉnh
- Đề án áp dụng đối với tất cả các cơ
sở kinh doanh xăng, dầu và người tiêu thụ xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Chế độ phát hành, quản lý, sử dụng
tem niêm phong công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu được thực hiện theo quy
trình kiểm định cột đo xăng, dầu theo tiêu chuẩn DLVN 10:2013; Nghị định số
80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Thông
tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 của Bộ Khoa học - Công nghệ quy định về
đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng, dầu.
2. Quản lý người nộp thuế
a) Quản lý các cơ sở kinh doanh xăng,
dầu đang hoạt động.
- Cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với
cơ quan cấp Chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm kịp thời đưa ngay vào diện quản
lý thu thuế đối với số lượng cơ sở kinh doanh xăng, dầu mới thành lập; kiểm tra
giám sát các trường hợp nghỉ kinh doanh; đóng mã số thuế đối với
các trường hợp bỏ kinh doanh.
- Hàng năm cơ quan thuế các cấp tiến
hành phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập và xử lý thông tin, khảo sát
và điều tra thực tế, kiểm tra hồ sơ khai thuế từ đó có biện pháp quản lý thu
thuế phù hợp đối với từng cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin, thực
hiện tốt công tác phân loại đối tượng quản lý, từ đó tập trung kiểm tra những
cơ sở kinh doanh xăng dầu có biểu hiện trốn thuế, gian lận về thuế.
- Kịp thời kiểm tra và xử lý vi phạm đối
với các cơ sở kinh doanh xăng dầu thực hiện không đúng quy định về chế độ kế
toán, về việc chấp hành bảo quản tem niêm phong chỉ số công tơ tổng đối với tất
cả cột đo xăng, dầu dẫn đến có hành vi khai sai số thuế phải nộp, cố tình trốn
thuế.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương để nắm bắt kịp thời tình hình biến động liên quan đến quy mô, tình hình
kinh doanh của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn.
b) Quản lý doanh nghiệp đầu mối cung cấp
xăng, dầu cho thị trường Cao Bằng:
- Quản lý và xác định số lượng, giá
bán xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên cung cấp xăng, dầu
cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh.
- Kiểm tra hóa đơn, chứng từ và hợp đồng
kinh tế đối với lượng xăng, dầu đang lưu thông vận chuyển trên đường của các
doanh nghiệp đầu mối.
3. Quản lý sản lượng xăng, dầu bán ra:
a) Bằng phương pháp dán tem niêm phong
công tơ tổng đối với các cột đo xăng, dầu hiện đang sử dụng tại các cơ sở kinh
doanh xăng, dầu trên địa bàn toàn tỉnh để xác định các chỉ số (chỉ số đầu kỳ,
chỉ số cuối kỳ), qua đó xác định lượng xăng, dầu xuất bán, như sau:
- Tem niêm phong công tơ tổng do Chi cục
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Cao Bằng phát hành, quản lý và xác định vị
trí dán tem.
- Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu phải
có trách nhiệm bảo quản tem niêm phong đang dán trên công tơ tổng theo Nghị định
số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Nếu cơ sở
kinh doanh tự ý bóc dỡ tem niêm phong sẽ bị xử lý theo quy định của ngành
chuyên môn và ấn định thuế theo Luật quản lý thuế hiện hành.
- Hàng quý, vào ngày đầu của quý, cơ
quan thuế (Cục Thuế, Chi cục Thuế) cử công chức thuế đến cơ sở kinh doanh xăng,
dầu để ghi chỉ số đang thể hiện công tơ tổng, chỉ số công tơ là cơ sở đối chiếu
với hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
- Khi cơ sở kinh doanh xăng, dầu cần
bóc tem niêm phong để sửa chữa công tơ tổng phải thông báo trước bằng văn bản với
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Cao Bằng và cơ quan Thuế (Cục Thuế,
Chi cục Thuế) để được giải quyết.
b) Cơ sở kinh doanh xăng, dầu tự xác định
các chỉ số thể hiện trên công tơ tổng để tính toán lượng xăng, dầu xuất bán làm
cơ sở cho việc lập hồ sơ khai thuế.
c) Cơ sở kinh doanh xăng, dầu thực hiện
ghi chép đầy đủ nội dung sổ nhật ký theo dõi sử dụng phương tiện đo xăng, dầu mỗi
khi doanh nghiệp tự kiểm tra cột đo xăng dầu hoặc khi cơ quan nhà nước chức
năng kiểm tra, thanh tra xác nhận tình trạng hoạt động của cột đo xăng dầu. Đồng
thời thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước liên quan khi phát sinh việc hư hỏng
công tơ tổng.
d) Cơ quan Thuế tiến hành phối hợp với
các cơ quan chức năng kiểm tra tem niêm phong công tơ tổng đối với tất cả cột
đo xăng dầu; xử lý đối với các trường hợp có tác động chủ quan của các cơ sở
kinh doanh làm ảnh hưởng đến các chỉ số công tơ tổng dẫn đến sai lệch lượng
xăng, dầu tiêu thụ trong kỳ.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu
thấy cần thiết phải kiểm tra lượng xăng, dầu tồn kho thực tế để có cơ sở xác định
tính trung thực của hồ sơ khai thuế thì tiến hành kiểm kê xăng, dầu tồn kho tại
cơ sở kinh doanh.
4. Quản lý giá:
a) Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu có
quyền quyết định giá thì phải thực hiện kê khai giá.
Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không
có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với
nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá nhà cung cấp quyết định)
không phải kê khai giá nhưng có nghĩa vụ
thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính địa phương nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ
sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh
giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính địa phương
hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau
khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chỉnh giá của nhà cung cấp phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin.
Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu phải thực
hiện niêm yết giá theo kê khai giá, thông báo giá; Bán hàng theo giá đã kê khai
giá, thông báo giá; Việc niêm yết giá phải rõ ràng tránh gây nhầm lẫn và được
treo tại vị trí thuận tiện quan sát cho khách hàng.
Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu có
trách nhiệm công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng phục vụ mục
tiêu bình ổn giá, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính
theo quy định.
b) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý cơ sở kinh doanh vi phạm về giá bán
xăng, dầu không thực hiện niêm yết giá xăng, dầu theo quy định.
5. Quản lý doanh thu và thuế:
a) Xác định số lượng xăng, dầu xuất
bán:
Số lượng xăng, dầu tiêu thụ trong kỳ =
(Chỉ số xăng, dầu cuối kỳ thể hiện trên công tơ tổng - Chỉ số xăng, dầu đầu
kỳ thể hiện trên
công tơ tổng) + Số lượng xăng, dầu giao bán thẳng không qua
công tơ tổng.
Trong đó quản lý, giám sát chặt chẽ
các nội dung sau:
- Chỉ số đầu kỳ và chỉ số cuối kỳ phản
ánh trên công tơ tổng cột đo xăng, cột đo dầu để xác định số lượng xăng, dầu
tiêu thụ trong kỳ.
- Các hợp đồng kinh tế mua, bán xăng,
dầu bằng hình thức giao thẳng đến chân công trình, đến nhà máy, cơ sở sản xuất,...
không qua công tơ tổng.
- Không tính vào số lượng xăng, dầu
tiêu thụ trong kỳ để tính thuế đối với lượng xăng, dầu được đếm qua công tơ tổng
nhưng không phát sinh doanh thu, được sử dụng phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm
tra Nhà nước về đo lường; hoạt động kiểm định, hiệu chỉnh và sửa chữa cột đo
xăng dầu; hoạt động tự kiểm tra của cơ sở theo quy định tại Thông tư số
15/2015/TT-BKHCN. Số lượng xăng
dầu này được xác định trên cơ sở biên bản làm việc có xác nhận của Chi cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng Cao Bằng.
b) Xác định doanh thu tính thuế của
các cơ sở kinh doanh xăng, dầu:
Doanh thu tính thuế = (Số lượng xăng,
dầu tiêu thụ trong kỳ) x (đơn giá bán theo thông báo của doanh nghiệp
đầu mối tại thời điểm
xuất bản).
- Để quản lý giá bán xăng, dầu cần theo dõi, cập
nhật thông báo giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo từng thời điểm.
- Kiểm tra liên lưu hóa đơn của
hàng hóa bán ra với các chỉ số phản ánh trên công tơ tổng để đối chiếu phát hiện
các trường hợp kê khai số lượng, giá tính thuế và thuế suất thuế giá trị gia
tăng chưa đúng quy định.
c) Xác định các khoản chi phí được trừ
và không được trừ, trong đó tập trung kiểm tra đối chiếu hợp đồng kinh tế, hóa
đơn, chứng từ để xác định lượng và giá trị xăng, dầu mua vào tương ứng với lượng
và giá trị xăng, dầu bán ra.
d) Áp dụng chính sách thuế hiện hành để
xác định các khoản thuế phải nộp ngân sách Nhà nước.
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ
không lập hóa đơn chứng từ, không ghi chép hạch toán sổ sách theo quy định để
trốn thuế, gian lận thương mại phải kiên quyết xử lý kịp thời. Các cơ sở kinh
doanh phải sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật để cung cấp và
thu tiền của khách hàng khi phát sinh giao dịch.
e) Thực hiện tốt công tác xác minh hóa
đơn đầu vào, đầu ra; xử lý theo quy định đối với các trường hợp vi phạm chế độ
phát hành, sử dụng hóa đơn.
III. Các giải pháp thực hiện Đề án
1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án:
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên
các phương tiện truyền thông đại chúng để nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt là
các cơ sở kinh doanh xăng, dầu đang hoạt động trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện
về quản lý thu thuế bằng phương pháp dán tem đồng hồ đo đếm trên cột đo xăng, dầu.
- Các sở, ngành liên quan trong tỉnh
phối hợp thực hiện tuyên truyền các nội dung về việc chấp hành niêm yết giá và
bán theo giá niêm yết, về việc thực hiện quy định về sử dụng hóa đơn khi bán
xăng, dầu cho khách hàng, về việc thực hiện sổ sách kế toán, việc kê khai nộp
thuế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đẩy mạnh dịch vụ công hỗ trợ người nộp
thuế qua điện thoại, kịp thời giải đáp các vướng mắc theo đề nghị của các cơ sở
kinh doanh; duy trì và phát huy hiệu quả của “đường dây nóng”.
- Công khai quy trình quản lý thu thuế
và mức thuế phải nộp của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu để mọi người
dân biết, so sánh, giám sát. Qua đó để người dân phản ánh những thông tin
liên quan giúp cơ quan Thuế quản lý thu thuế ngày càng tốt hơn.
- Tuyên dương những cơ sở kinh doanh nộp
thuế tốt, thực hiện xử lý kịp thời đối với những trường hợp vi phạm Luật quản
lý thuế, các Luật thuế, thực hiện xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm về chế
độ bảo quản tem theo quy định.
2. Thực hiện phối hợp trong công tác
quản lý Nhà nước
- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với
Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thuế tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với
các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, kiểm tra việc bảo quản
tem niêm phong chỉ số công tơ tổng của cơ sở kinh doanh. Xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Cục Thuế tỉnh căn cứ vào kế hoạch kiểm
tra của Sở Công Thương để phối hợp kiểm tra thuế.
3. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ
quan thuế
- Thường xuyên kiểm tra hồ sơ khai thuế
tháng, quý, năm của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu. Phát hiện các hồ sơ khai
thuế không đúng, không đủ số thuế phải nộp hoặc hồ sơ có biểu hiện nghi vấn về
gian lận thuế. Cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế giải trình và thực hiện các
bước kiểm tra.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu hóa đơn
bán hàng và thông báo giá của doanh nghiệp đầu mối để xác định các trường hợp
bán không đúng giá dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, xử lý vi phạm theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu sổ sách
kế toán, các tài liệu có liên quan với chỉ đầu kỳ, chỉ số cuối kỳ phản
ánh trên công tơ tổng để xác định các trường hợp kê khai, nộp thuế không đúng với
số lượng xăng, dầu xuất bán. Kịp thời xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
thuế hiện hành.
- Kiểm tra phát hiện và xử lý đối với
các cơ sở kinh doanh không kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước chức năng
ngay khi phát hiện tem niêm phong công tơ tổng bị hư hỏng. Trong trường hợp tem
niêm phong công tơ tổng hư hỏng do tác động bởi yếu tố chủ quan của cơ sở kinh
doanh phải áp dụng biện pháp ấn định thuế.
Qua kiểm tra tại cơ quan thuế, nếu
phát hiện hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh có nhiều dấu hiệu nghi vấn nhưng
giải trình không rõ ràng, đầy đủ dẫn đến phát sinh rủi ro cao về thuế thì tiến
hành kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.
4. Thanh tra, kiểm tra thuế tại đơn vị
kinh doanh xăng, dầu:
a) Tăng cường chỉ đạo, tập trung công
tác kiểm tra nhằm xử lý kịp thời những vi phạm, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh
thực hiện tốt những quy định về giá, lao động, hạch toán kế toán và các quy định
về quản lý sử dụng hóa đơn trong việc mua, bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch
vụ theo quy định.
b) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm
tra thuế hàng năm đối với các trường hợp phát sinh rủi ro về thuế. Tập trung
vào các nội dung:
- Có giá bán xăng, dầu xuất bán thấp
hơn so với thông báo giá bán xăng, dầu của doanh nghiệp đầu mối;
- Có lượng xăng, dầu thấp hơn nhiều so
với cùng kỳ nhưng giải trình không phù hợp;
- Thường xuyên vi phạm về hóa đơn, sổ
sách kế toán, kê khai doanh thu, thuế bất hợp lý trong thời gian dài;
- Vi phạm nhiều lần mà cơ quan nhà nước
đã xử lý vi phạm về thuế, xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng, xử lý về buôn
lậu, gian lận thương mại, xử lý về bảo quản tem niêm phong công tơ tổng.
c) Tổ chức thực hiện thanh tra thuế,
kiểm tra thuế tại doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Tổng cục Thuế phê duyệt.
Qua đó xử lý nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định của pháp
luật thuế nhằm chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra
thuế, nếu phát hiện cơ sở kinh doanh có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại,
tiêu thụ hàng kém chất lượng, kinh doanh không lành mạnh, cơ quan Thuế tiến
hành phối hợp với sở Công
Thương, sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chức năng liên quan để cùng xử lý
vi phạm.
Phần thứ ba
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thuế tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai khai thực hiện Đề án. Kế hoạch phải
đảm bảo quản lý bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh;
phối hợp với các ngành liên quan trên địa bàn tỉnh, huyện, thành phố tổ chức thực
hiện Đề án.
- Tham mưu cho UBND tỉnh về công tác
quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các ngành chức năng
liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án gắn với nội dung chính
sách pháp luật thuế tại các hội nghị triển khai chính sách, pháp luật thuế.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành,
cơ quan liên quan thành lập các tổ công tác, tổ kiểm tra liên ngành tổ chức dán
tem niêm phong công tơ tổng các cột đo xăng, dầu; thực hiện kiểm tra việc chấp
hành các quy định tại Đề án của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Hàng quý thực hiện kiểm tra, ghi chỉ
số của công tơ tổng cột đo xăng, dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu, làm cơ
sở đối chiếu hồ sơ khai thuế của cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo
UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Đề xuất mẫu tem, cơ quan phát hành,
cơ quan quản lý tem, vị trí dán tem, thời điểm kiểm tra đối với tem đang dán
trên công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu của tất cả các cơ sở kinh doanh
xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia tổ công tác thực hiện niêm
phong bằng phương pháp dán tem công tơ tổng tại các cột đo xăng, dầu trên địa
bàn tỉnh.
- Tham gia tổ kiểm tra liên ngành thực
hiện kiểm tra việc niêm phong và các chỉ số trên các cột đo xăng, dầu, xử lý
theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu.
3. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên
quan thành lập tổ công tác, tổ kiểm tra liên
ngành gồm các cơ quan: Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường), Thuế (Cục Thuế,
Chi cục Thuế), Khoa học và Công nghệ (Chi cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng),
Tài chính (bộ phận quản
lý giá) tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động kinh
doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện xử lý theo thẩm quyền
các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, quản lý thị trường đối với hoạt động kinh
doanh xăng, dầu.
4. Sở Tài chính:
- Tổ chức thực hiện tốt chức năng quản
lý giá đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu.
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ
chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá trong hoạt động kinh
doanh xăng, dầu.
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Công
Thương thông tin giá bán xăng, dầu trên trang Website
(sotaichinh.caobang.gov.vn) của Sở Tài chính để tiện cho việc tham khảo giá được
kịp thời.
5. UBND các huyện, thành phố:
- Phối hợp với Cục Thuế tỉnh, các sở,
ngành liên quan để trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi địa
bàn quản lý.
- Chỉ đạo các cơ quan phòng, ban tại địa
phương cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu đóng tại
địa bàn và phối hợp với Chi cục Thuế tăng cường công tác quản lý thuế.
6. Các cơ sở kinh doanh
xăng, dầu:
- Chấp hành thực hiện đúng quy định của
Đề án.
- Thực hiện đúng quy định của Luật kế
toán; quy định về kinh doanh xăng, dầu; quy định về hóa đơn chứng từ trong hoạt
động kinh doanh xăng, dầu.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ,
tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu cho cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền khi được kiểm tra.
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước
về giá bán xăng dầu; thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lượng xăng, dầu
tồn kho tại thời điểm nhà nước điều chỉnh giá bán xăng dầu trên thị trường, chịu
trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
- Chấp hành việc dán tem niêm phong
công tơ tổng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện bảo quản
tem niêm phong theo quy định. Thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền khi tem niêm phong bị hư hỏng để được thay thế tem mới.
Căn cứ nội dung Đề án này, các sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đúng
yêu cầu, đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh về
Cục Thuế tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.