ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2307/QĐ-UBND
|
Tây
Ninh, ngày 22 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH TÂY NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP
ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày
28 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính năm 2019 thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 1914/TTr-SCT ngày 26 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông
qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh. (Có
phụ lục đính kèm)
Điều 2. Giao
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh và cơ quan, đơn vị
có liên quan thực hiện các công việc sau:
1. Gửi phương án đơn giản hóa hoặc sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền quyết định
của UBND tỉnh cho các Bộ, ngành Trung ương xem xét, quyết định sau khi được
UBND tỉnh thông qua.
2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời
công bố, công khai thủ tục hành chính sau khi được các cấp có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực thi phương án đơn
giản hóa các thủ tục nêu trên.
Điều 3. Giao
Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc Sở Công Thương, các sở, ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện
Quyết định này.
Điều 4. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh
Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cục kiểm soát TTHC-VPCP;
- Bộ Công Thương;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, HCC;
- Lưu: VT: VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Ngọc
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2307/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
I. Nhóm TTHC quy định chung việc
tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở hoặc tham gia ý kiến báo cáo kinh tế kỹ
thuật của các dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án Nhóm B và dự án Nhóm C)
1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị quy định quy trình, TTHC
đối với trường hợp xin ý kiến thẩm định lại Báo cáo kinh tế kỹ thuật đã lấy ý
kiến trước đó do có thay đổi các nội dung liên quan đến dự án ban đầu: nâng
công suất, thay đổi công nghệ...thực tế phát sinh nhưng Nghị định 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ chưa có Điều, Khoản nào quy định khi giải quyết
đối với loại TTHC này.
- Để đảm bảo căn cứ pháp lý thực hiện
đối với trường hợp cá nhân, tổ chức xin ý kiến thẩm định lại Báo cáo kinh tế
kỹ thuật đang phát sinh hiện nay, cũng như giúp cho doanh nghiệp thuận tiện
thực hiện thủ tục này, qua thực tế giải quyết tỉnh kiến nghị như sau:
+ Phải sửa đổi, bổ sung có một Điều,
Khoản trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ và Thông tư số
26/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cho ý kiến
thẩm định lại đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
+ Trình tự thực hiện thủ tục này đề
xuất quy định theo hướng thực hiện giống như thủ tục cho ý kiến thẩm định lần
đầu.
+ Về thành phần hồ sơ quy định theo
hướng chỉ cần nộp Tờ trình xin lấy ý kiến thẩm định lại đối với Báo cáo kinh tế
kỹ thuật, trong đó trình bày rõ nội dung thay đổi dự án ban đầu và 02 bộ hồ sơ
thuyết minh + bản vẽ kèm theo (nếu có thay đổi tài liệu bản vẽ).
+ Về phí thẩm định đề nghị không thu
phí đối với trường hợp này.
+ Về số bộ hồ sơ Dự án (trọn bộ gồm
thuyết minh và bản vẽ) trong thành phần hồ sơ lấy ý kiến thẩm định Báo cáo kinh
tế kỹ thuật, đề xuất quy định doanh nghiệp nộp ít nhất 02 bộ hồ sơ (nếu doanh
nghiệp có nhu cầu được xác nhận để phục vụ các giai đoạn tiếp theo của dự án có
thể nộp nhiều hơn).
Lý do: Thực
tế phát sinh nhưng Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy
định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày
30/11/2016 của Bộ Công Thương quy định nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng
sản, chưa quy định cụ thể trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ, phí thẩm định đối
với trường hợp doanh nghiệp xin lấy ý kiến thẩm định lại Báo cáo kinh tế kỹ
thuật. Do đó, đang gây khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện đối
với TTHC này.
2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số
26/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương quy định nội dung lập, thẩm
định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng
công trình mỏ khoáng sản.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 3.322.200 đồng/năm
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 1.993.320 đồng/năm
+ Chi phí tiết kiệm: 1.328.880
đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40%.
II. Nhóm TTHC cấp mới, cấp lại thẻ
kiểm tra viên điện lực trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng.
1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị quy định mẫu dùng chung đối
với Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực (của doanh nghiệp) và Bản
khai quá trình công tác (của cá nhân).
Lý do: Khi
có mẫu dùng chung đối với Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực (của
doanh nghiệp) và Bản khai quá trình công tác (của cá nhân) sẽ thuận tiện hơn
trong công tác lập hồ sơ của đơn vị và tính thống nhất trong quá trình thẩm
định, giải quyết hồ sơ của Sở Công Thương.
2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Thông tư
số 27/2013/TT-CP ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương quy định về Kiểm tra hoạt
động điện lực và sử dụng điện, giải quyết hợp đồng tranh chấp mua bán điện.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 4.429.600 đồng/năm
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 2.768.500 đồng/năm
+ Chi phí tiết kiệm: 1.661.100
đồng/năm
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38%.