ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2250/QĐ-UBND
|
Sóc
Trăng, ngày 23 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày
29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật
Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP
ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân
dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể;
Căn cứ Nghị định số 109/2015/NĐ-CP
ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân
dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn;
Căn cứ Thông tư số
04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập
hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để
đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Thực hiện Công văn số
2189/BVHTTDL-DSVH ngày 02/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc
xây dựng và phê duyệt dự
án bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Quốc gia trên địa bàn tỉnh/thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch),
với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
- Bảo tồn những giá trị căn bản và
chuẩn mực của nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ (gọi tắt là nghệ thuật sân khấu Dù kê)
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng về bài bản, phong cách biểu diễn,
sinh hoạt và mục đích hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân.
- Bảo tồn không gian biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù
kê (theo điều kiện thực tế ở địa
phương) thông qua các dạng thức đã có từ lâu đời; đồng thời
xây dựng những hình thức biểu diễn mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế văn hóa và du lịch của tỉnh Sóc Trăng.
- Phát huy các hình thức sinh hoạt, biểu diễn, truyền nghề,... để nâng cao chất lượng nghệ thuật
sân khấu Dù kê.
- Phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa, các tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn
vị, người làm công tác văn hóa tham gia tổ chức hoạt động, quảng bá, giáo dục
và đầu tư cho nghệ thuật sân khấu Dù kê.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện Kế hoạch cần tuân thủ
các quy định của Luật Di sản văn hóa, các quy định liên quan và Thông tư số
04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL); Công ước năm 2003 của UNESCO
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
- Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt
chẽ trong quá trình thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.
3. Mục tiêu cụ thể và giải pháp thực
hiện
3.1. Nâng cao nhận thức xã hội đối với
nghệ thuật sân khấu Dù kê
- Xúc tiến các hoạt động giới thiệu,
quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật sân khấu Dù kê đến mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối tượng học
sinh, sinh viên,
- Nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc
và nghệ thuật sân khấu Dù kê bằng nhiều hình thức đối với lực lượng làm nghệ thuật, nghệ nhân, diễn
viên và cán bộ quản lý văn hóa ở các huyện, thị xã, thành phố,...
3.2. Đào tạo, truyền nghề
- Xây dựng và hoàn thiện chương trình
truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê.
- Tổ chức truyền
dạy, đào tạo cho diễn viên, nhạc công trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Dù kê.
- Phát hiện tài năng, đào tạo chuyên
sâu để có đội ngũ kế thừa, có kiến thức vững vàng, có tâm huyết và có năng lực
hoạt động, giỏi về chuyên môn.
3.3. Nghiên cứu khoa học
- Tăng cường công tác sưu tầm, kiểm
kê, nhận diện di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật sân khấu
Dù kê theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL.
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học
chuyên đề, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tạo
hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, truyền dạy và quảng bá nghệ thuật sân khấu Dù kê
(thực hiện từ năm 2016 - 2020).
- Khảo sát và đánh giá chất lượng giảng
dạy ở các thiết chế văn hóa hay các đoàn thể.
3.4. Xây dựng không gian biểu diễn nghệ thuật sân khấu
Dù kê thành sản phẩm du lịch tại các địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi tập trung
đông du khách trên địa bàn tỉnh.
3.5. Tổ chức lực
lượng và sinh hoạt nghệ thuật sân khấu Dù kê thông qua việc
củng cố nâng cao chất lượng nghệ
thuật cho các câu lạc bộ, nhóm; duy trì
lịch hoạt động thường kỳ; hỗ trợ điều kiện vật chất để các tổ chức hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù kê thuận lợi trong biểu
diễn và truyền dạy.
3.6. Tổ chức Liên hoan và biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê
- Tổ chức liên
hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê vào năm 2020, đổi mới hình
thức và nội dung để thu hút giới trẻ tham
gia rộng rãi, đồng thời nâng cao trình độ biểu diễn ngày càng điêu luyện cho các nghệ nhân, diễn viên.
- Liên kết, hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, các tổ chức văn hóa trong và ngoài nước để tổ chức trình
diễn, giao lưu.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo nghệ
thuật để tổ chức biểu diễn.
- Tổ chức giao lưu mở rộng, tạo điều
kiện để các nghệ nhân, diễn viên, cá nhân tranh tài, tham
gia các hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê.
- Duy trì sinh hoạt thường kỳ ở các
câu lạc bộ, các thiết chế văn hóa, các tụ điểm giao lưu để người dân có điều kiện tham gia.
3.7. Thực hiện tốt chế độ, chính sách
đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh cho những người hoạt động, truyền dạy nghệ thuật
sân khấu Dù kê.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện:
4.411.000.000 đồng (Bốn tỷ, bốn trăm mười một triệu đồng).
Trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (kinh phí sự nghiệp từ ngân sách
tỉnh) cấp: 3.811.000. 000 đồng (Ba tỷ, tám trăm mười một triệu đồng).
- Nguồn vốn xã hội hóa: 600.000.000 đồng
(Sáu trăm triệu đồng).
Nội dung chi tiết theo Kế hoạch số
1108/KH-SVHTTDL ngày 25/7/2016 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đính kèm.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Đài Phát thanh - Truyền hình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Bộ VHTTDL;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VX, TH, HC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hùng
|
KẾ HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT SÂN
KHẤU DÙ KÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)
Thực hiện Công văn số
2189/BVHTTDL-DSVH ngày 02/6/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc
xây dựng và phê duyệt Dự án bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật
thể trong Danh mục Quốc gia trên địa bàn tỉnh, thành phố;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn
2016 - 2020).
I. GIỚI THIỆU
CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG
1. Nghệ thuật sân khấu Dù kê của
người Khmer ở Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh thuộc đồng bằng
sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục
giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu,
phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên
3.311,7629 km2, mật độ dân số bình quân là 386/người/km2.
Toàn tỉnh có dân số là 1.292.853 người, trong đó dân tộc Kinh 830.508 người,
dân tộc Khmer 397.014 người, dân tộc Hoa 64.910 người, dân tộc khác 421 người (số liệu thống kê năm 2010).
Thời Pháp thuộc, tỉnh Sóc Trăng là một
phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, Sóc Trăng được thành lập tỉnh riêng lấy tên
là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng
02/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên hay Phong Dinh). Tháng 4/1992 tỉnh
Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị
hành chánh gồm: thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và 8 huyện
gồm: Châu Thành, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh
Trị. Là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm khoảng 30% dân số), tỉnh
có 92 ngôi chùa Khmer và tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào
dân tộc cho nên Sóc Trăng được mệnh
danh là xứ sở chùa
chiền và lễ hội của Nam Bộ Việt Nam. Người Khmer ở Sóc Trăng sinh sống chủ yếu ở vùng
nông thôn, là cư dân nông nghiệp
chuyên canh lúa nước và trồng các loại hoa màu. Đời sống
văn hóa của người Khmer rất phong phú, đa dạng với những lễ
hội cổ truyền gắn với
sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Từ bao đời nay, người Khmer
ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng là những người vốn yêu thích nghệ thuật. Đa số người Khmer khi lớn lên Dựu biết hát, biết múa những bản
nhạc Khmer cơ bản, đơn giản, dễ nhớ như các điệu múa Rom vông, Rom kbach, Rom Lêu, Saravan... Đặc biệt là nghệ thuật sân khấu Dù kê được người Khmer rất ưa thích và người Khmer Sóc Trăng luôn tự hào về cái nôi đã sản sinh ra sân khấu Dù kê.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ
Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời khoảng
thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX (theo khảo sát của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc
Trảng). Nhưng việc xác định thời gian và nguồn gốc ra đời khác nhau.
Do nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần
của người Khmer lao động chủ yếu là
nghề ruộng rẫy nên hình thức sân khấu kịch hát dân tộc Khmer Nam Bộ ra đời một
cách thô sơ gọi là “sân khấu dàn bầu” (La khôn Trơng Khlốk) là
do những nhóm hát Dù kê tập luyện và biểu diễn với sân khấu là mặt đất, lấy lá cây, nhánh cây che tạm, che
trại như cái dàn bầu nên mọi người mới
gọi là "La khôn Trơng Khlốk”.
Theo tài liệu của Campuchia và các học
giả Khmer thì năm 1921 ông Lý Cuôn tên thường dùng là Kọn, sinh năm 1886, quê quán ấp Phú Ninh
(người Khmer gọi là “Sróc Pô”, người Việt gọi là ‘‘Sóc Vồ", xã An Ninh, quận Thuận Hòa, tỉnh Sóc Trăng cũ), là người Khmer
lai Triều Châu, sinh ra trong một gia đình giàu có nhất xứ lúc bấy giờ, là người
thông minh có học thức cao giỏi tiếng Pháp nên được người
Pháp sử dụng làm thư ký văn phòng cho xã An Ninh một thời gian nên có tên gọi
là ông xã Kọn (gọi trại theo tiếng Khmer là “Chhà Kọn”). Do lòng ham mê, muốn
có một gánh hát để phục vụ bà con dân tộc mình, nên ông từ bỏ việc làm cho Pháp rồi dồn sức bỏ của ra tập hợp anh em, bạn bè bà
con thân thuộc trong phum sóc lập nên gánh hát riêng dưới sự quản lý của mình
và rước thầy Sua (Kru Sua) ở Trà Vinh về tập tuồng. Đoàn Dù kê lớn của ông Chhà Kọn ra đời với cái tên “Tự Lập Ban”, sân khấu Sơn Thủy (phong cảnh) thay thế sân
khấu dàn bầu kể từ đó.
Sau một thời gian thành lập, Đoàn Dù kê Chhà Kọn
sang Phnôm Pênh (Campuchia) biểu diễn
vào khoảng năm 1927. Ông Kọn là người đầu tiên dẫn dắt gánh hát Dù kê của mình sang biểu diễn và gây được tiếng vang lớn ở đất nước Chùa Tháp làm cho
người dân ở nơi đây thật sự khâm phục và yêu chuộng loại hình nghệ thuật sân
khấu có sức lôi cuốn và
hấp dẫn người xem nên Đoàn Dù kê ông Chhà Kọn ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mọi
người ở nơi đây và họ đã đặt tên gọi cho Đoàn là “La Khôn Ba Sắc”. “La Khôn” là sân khấu, “Ba Sắc” hay “Sróc Ba Sắc” là xứ Ba Sắc
(Sóc Trăng). Nghĩa là “Sân khấu của những người ở xứ Ba Sắc”.
Điều này có thể chứng minh rằng địa
điểm khai sinh ra sân khấu Dù kê không ở đâu khác ngoài vùng đất Sóc Trăng (Ba
Sắc) và người có công lớn trong việc hình thành sân khấu ca kịch dân tộc Khmer
ra đời, trưởng thành và phát triển thành Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ
chính là ông Lý Cuôn (Chhà Kọn).
Sau thời gian dẫn dắt gánh hát Dù kê
của mình đi lưu diễn ở Campuchia trở về quê nhà, ông Chhà Kọn (xã Kọn) tập
trung củng cố đoàn hát, ra sức đầu tư
tập luyện, tổ chức biểu diễn thử nghiệm và vào đầu mùa mưa
năm 1929 ông lại tiếp tục dẫn gánh hát của mình sang nước bạn Campuchia biểu diễn và lần này “Tự Lập
Ban” đã thu được kết quả khả quan.
Từ sau năm 1930, sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ không ngừng bổ sung những yếu tố mới để ngày càng hoàn thiện mình. Chính
vì vậy, Dù kê đã trở thành món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ và kể cả người
dân đất nước Campuchia.
Từ sự thành công của “Tự Lập Ban” năm
1933, ông Chhà Kọn cho thành lập thêm gánh hát Dù kê “Tự Lập Thành” và giao cho
em rể của mình là Ông Thại (Tà Thại)
làm bầu gánh với quy mô lớn không thua kém “Tự Lập Ban” và đi lưu diễn khắp nơi
ở đồng bằng sông Cửu Long và kể cả Campuchia.
Năm 1934 xuất hiện thêm một gánh hát
Dù kê ở Vũng thơm (hiện nay thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng)
với tên gọi là “Tổ Lập Thành” do Ông Chhà Tỷ làm bầu gánh.
Từ năm 1936 đến năm 1942 là giai đoạn
đỉnh cao phát triển cường thịnh của Nghệ thuật sân khấu Dù kê, người dân Khmer
Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng, ai cũng có thể tự hào về những gì mình
đã làm để góp phần tạo nên sự thành công cho sân khấu Dù kê của dân tộc mình và mọi người ở Campuchia Dựu biết đến loại
hình Nghệ thuật này với tên gọi thân thương “La Khôn Ba Sắc”.
Sau năm 1940 ở Sóc Trăng còn xuất hiện
thêm hai gánh hát Dù kê mới với địa bàn lưu diễn chủ yếu ở Bến Tre và ở Bạc
Liêu với tên gọi “Võ Lập Thành” do ông Bu (còn gọi là Tà Bu) là người Triều
Châu ở Cà Săng (nay thuộc Phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) làm bầu
gánh và Đoàn “Hoa Nở” do Ông Binh (còn gọi là Tà Binh), người ở Prey Chóp (nay
thuộc xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) làm bầu gánh.
Thời gian này sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ vẫn tiếp tục khởi sắc phong cách biểu diễn với những bước tiến nhảy vọt, nhiều yếu tố nghệ thuật mới ra đời. Đây chính là
giai đoạn phát triển tự hoàn thiện của Đoàn sân khấu Dù kê
nhưng cũng chính giai đoạn này đã xuất hiện những mâu thuẫn nội tại trong 03
gánh hát hàng đầu ở Sóc Trăng, báo hiệu thời kỳ khủng hoảng
sắp bắt đầu và cả 03 gánh hát dần dần yếu đi rồi dẫn đến
tan rã.
Đến năm 1946, “Tự Lập Ban’’ được tái
sinh, bên cạnh đó vào năm 1949 còn xuất hiện gánh hát Dù
kê “Ánh Sáng” ở Trà Tim, Sóc Trăng (nay là xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc
Trăng).
Từ năm 1953, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ sau cuộc
khủng hoảng trầm trọng lại được phục hồi, tái sinh và có nhưng bước
phát triển mới mang tính đồng bộ, Dù kê đã nhanh chóng thu hút khán giả cả người Kinh người Hoa, phạm vi lưu diễn ngày càng mở rộng khắp các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn và một số tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Campuchia và cho đến năm 1972, sau những biến cố thăng trầm “Tự Lập
Ban” lại một lần nữa tan rã và vĩnh viễn xóa tên mình.
Năm 1972, tại Sóc Vồ thuộc xã An Ninh, huyện Mỹ
Tú (nay thuộc Phường 7, thành phố Sóc Trăng), Đoàn Dù kê “Dạ Quang” được thành lập với quy mô lớn tập hợp
được nhiều nghệ sĩ có tên tuổi tham
da. Đoàn hoạt động khá nổi tiếng ở
vùng đất Sóc Trăng, Bạc Liêu và một số tỉnh lân cận được đông đảo khán giả mến mộ.
Sau 30/4/1975, được
sự quan tâm của Đảng, nghệ thuật sân khấu truyền thống của người Khmer trong đó có sân khấu Dù kê được khôi phục, hầu hết các tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống ở đồng
bằng sông Cửu Long Dựu có Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cấp tỉnh.
Sau năm 1980 ở
Sóc Trăng có một số Đoàn Dù kê tư nhân được thành lập và
tổ chức hoạt động lưu diễn chủ yếu vào mùa
khô với phạm vi trong tỉnh và một số
nơi ngoài tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống với phương thức bán vé doanh thu như: Đoàn
Dù kê Ánh Bình Minh, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên; Đoàn Dù kê Ron Ron, xã Phú
Tân, huyện Châu Thành; Đoàn Dù kê Bờ Đập sau này có tên gọi là Đoàn Dù kê Tân
Nguyệt Quang, xã Viên An, huyện Trần Đề...
Từ khi ra đời, hình thành và phát triển, sân khấu Dù kê đã trải qua những bước thăng
trầm, vượt qua những cam go thử thách
để tồn tại cho đến ngày nay. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, sân khấu
Dù kê Khmer Nam Bộ nói chung trong đó
có Sóc Trăng tuy có giảm về số lượng nhưng chất lượng nghệ
thuật không ngừng được quan tâm cải tiến để nâng cao trình độ nghệ thuật
trên các mặt như: biên kịch, đạo diễn dàn dựng, thiết kế cảnh
trí sân khấu, phục
trang biểu diễn, âm nhạc, lực lượng diễn viên,...
3. Giá trị của di sản văn hóa phi
vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê
Nghệ thuật sân khấu truyền thống
Khmer nói chung và nghệ thuật sân khấu Dù kê của người
Khmer Nam Bộ nói riêng có một vai trò to lớn, đang giữ vị trí rất quan trọng
trong đời sống văn hóa, xã hội của người Khmer. Sân khấu
Dù kê là di sản văn hóa nghệ thuật cổ truyền Khmer quý giá đã, đang và sẽ được
duy trì, phát triển rộng khắp trên các vùng có đông đồng
bào Khmer sinh sống ở Nam Bộ.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ là một bộ phận cấu thành trong nền văn hóa truyền thống của
người Khmer Nam Bộ và là một bộ phận nghệ thuật không thể tách rời trong vườn
hoa nghệ thuật Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng, của nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói
chung.
Người Khmer Nam Bộ là một trong số
không nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam có
được loại hình sân khấu riêng của mình mà quê hương đầu tiên, hình thành và phát triển có lẽ không đâu khác hơn ngoài Sóc Trăng và hoạt động, tồn tại đến ngày hôm nay. Nó là sản phẩm
nghệ thuật dân tộc được hình thành từ những yếu tố đặc biệt qua sự giao lưu văn
hóa giữa cộng đồng các dân tộc. Do đó, nó có bản năng sinh tồn và thích nghi với
mọi hoàn cảnh mới, môi trường mới, luôn năng động có tính dung nạp cao và được
Dù kê hóa các yếu tố nghệ thuật của
các dân tộc khác một cách nhuần nhuyễn,
đầy tính sáng tạo và hấp dẫn.
Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ bên cạnh kế thừa các yếu tố nghệ thuật truyền thống của dân tộc, còn luôn biết
tiếp thu có chọn lọc, dung nạp và sáng tạo những yếu tố mới
của nghệ thuật, không ngừng bổ sung
cho loại hình của mình ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Đồng thời, nó là sản phẩm văn hóa tinh thần tiêu biểu mang tính đặc thù của
vùng đất Sóc Trăng với mối quan hệ đoàn kết, giao lưu qua cuộc sống xen cư - sinh tồn của
ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đời nay. Loại hình
nghệ thuật này đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền
giáo dục, củng cố, tăng
cường vun đắp mối quan hệ truyền thống đoàn kết gắn bó ba dân tộc trong đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập và
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, trong
bối cảnh đó, nhiều loại hình vui chơi giải trí đua nhau xuất hiện.
Tuy nhiên, đối với cộng đồng cư dân
Khmer Nam Bộ thì nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn được xem là nghệ thuật chính, bởi
vì nó đã thắm sâu vào xương máu, vào tiềm thức
của mỗi người; Giá trị độc đáo của nghệ thuật sân khấu Dù kê không
đơn thuần là để phục vụ nhu cầu vui
chơi giải trí của người dân sau những mùa vụ và những ngày lao động mệt nhọc
hay trong những ngày lễ hội, mà qua mỗi vở diễn của sân khấu
Dù kê sẽ gây nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc trong lòng mỗi người. Xem nghệ thuật sân khấu Dù kê con người sẽ
cảm nhận được nhiều điều hay lẽ phải nhận
thức được thiện - ác, chính - tà, định
hướng cho con người tự hoàn thiện mình
và tiến tới xã hội lành mạnh, tiến bộ. Nghệ thuật sân khấu Dù
kê mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc, do đó nghệ thuật sân
khấu Dù kê đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống xã hội.
4. Hiện
trạng di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê
Nghệ thuật sân khấu Dù kê dù tiếp nhận
nhiều yếu tố nghệ thuật khác, song vẫn giữ được bản sắc dân tộc độc đáo của
riêng mình, có khả năng hòa nhập cao.
Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh
tế thị trường, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện
nay, phạm vi hoạt động và số lượng khán giả xem sân khấu
Dù kê ngày càng bị thu hẹp. Ngoài khán giả lớn tuổi, lớp
trẻ, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên, ít quan tâm đến nghệ thuật truyền thống
của dân tộc mình.
Mặt khác, cũng như các loại hình sân
khấu khác, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ cũng đang gặp rất nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật ngày càng
cũ và lạc hậu, đội ngũ tác giả, các thầy tuồng cũng ngày một
giảm dần, hụt hẫng do lớp trước đây đã già đi. Công tác đào tạo
bài bản chưa thật sự được chú trọng, lớp nghệ nhân, diễn viên kế thừa dần dần yếu đi do chính sách đãi ngộ dành cho họ chưa được quan tâm đúng mức.
Đặc thù của loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê thường chỉ biểu diễn phục
vụ vào mùa khô, mùa diễn ra nhiều lễ
hội, cho nên hàng năm các đoàn đi lưu diễn
khoảng 06 tháng. Ngoài đoàn chuyên nghiệp của các tỉnh (các diễn viên của Đoàn
được hưởng lương), thời gian còn lại, do nhu cầu đời sống nên các nghệ nhân, diễn viên của các đoàn
Dù kê quần chúng phải tìm làm các công việc khác (có thể
ở nơi khác) để mưu sinh và khi tìm được công việc thích hợp thì
họ có thể bỏ nghề hát dù họ rất yêu chuộng
nghệ thuật Dù kê.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN
- Căn cứ Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày
18/6/2009;
- Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước;
- Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP
ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể;
- Căn cứ Nghị định số 109/2015/NĐ-CP
ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về việc hỗ trợ đối
với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn;
- Căn cứ Thông tư
số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Căn cứ Công ước năm 2003 của UNESCO
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;
- Căn cứ Chương trình hành động số
37-CTr/TU ngày 31/7/2014 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày
31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về triển
khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI)
và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Căn cứ Quyết định số
1276/QĐHC-CTUBND ngày 07/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về
việc phê duyệt kế hoạch kiểm kê và lập
hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật
thể trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015;
- Căn cứ Công văn số 86/PC-VP ngày
10/01/2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc hoàn thiện hồ
sơ đề nghị Trung ương công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Công văn số 2231/VP-VX ngày
02/7/2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc xây dựng và phê
duyệt dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục
Quốc gia trên địa bàn tỉnh;
- Căn cứ Kế hoạch số 1518/KH-SVHTTDL
ngày 25/11/2011 của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch về việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 -
2015;
- Căn cứ Kế hoạch
số 196/KH-SVHTTDL ngày 26/02/2015 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày
31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
III. HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH
Với việc triển khai thực hiện Kế hoạch
sẽ góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự đồng thuận
của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù kê; đồng thời thực hiện quảng bá nghệ thuật sân khấu Dù kê với du
khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện kế hoạch còn là bước đi cụ thể, triển khai các giải pháp cần thiết, hiệu quả mang tính
chiến lược giúp nghệ thuật sân khấu: Dù kê tiếp tục tồn tại và phát triển trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng
bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
IV. NỘI DUNG
1. Mục
tiêu chung
Việc xây dựng Kế hoạch Bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân
khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020) nhằm các mục
tiêu sau đây:
- Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết
23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng
và phát triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
- Bảo tồn những giá trị căn bản và chuẩn mực của nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng về bài bản, phong cách biểu diễn, sinh hoạt và mục đích hoạt động
nghệ thuật của nghệ nhân.
- Bảo tồn (trong điều kiện thực tế
ở địa phương) không gian biểu diễn sân khấu
Dù kê của người Khmer thông qua các dạng thức đã có từ lâu
đời; đồng thời xây dựng những hình thức biểu diễn mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh Sóc Trăng.
- Phát huy các hình thức sinh hoạt, biểu diễn, truyền nghề,... để nâng cao chất lượng
nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng.
- Phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan đơn
vị Nhà nước, cán bộ làm công tác văn hóa tham gia tổ chức hoạt động, quảng bá,
giáo dục và đầu tư cho nghệ thuật sân khấu Dù kê của người
Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện Kế hoạch cần tuân thủ
các quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thông
tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy
định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể.
- Các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ,
hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê của người
Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2016 - 2020), đảm bảo chất lượng,
tiến độ.
- Cộng đồng và cá
nhân tham gia thực hiện hoặc hỗ trợ việc triển khai thực hiện Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi
vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng (giai đoạn 2016 - 2020)
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
hàng năm và cả giai đoạn cho Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Mục tiêu cụ thể và giải pháp thực
hiện
3.1. Nâng cao nhận thức xã hội
đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê
- Xúc tiến các hoạt động giới thiệu,
quảng bá, tuyên truyền về nghệ thuật sân khấu Dù kê của
người Khmer đến mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh
viên.
- Nâng cao kiến thức về văn hóa dân tộc
và nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer bằng nhiều hình thức đối với lực
lượng làm nghệ thuật, nghệ nhân, diễn viên và cán bộ quản lý văn hóa ở các huyện,
thị,...
3.2. Đào tạo, truyền nghề
- Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê.
- Tổ chức truyền dạy, đào tạo cho diễn
viên nhạc công trong lĩnh vực sân khấu Dù kê (thực hiện ở các năm 2016,
2018, 2020).
- Phát hiện tài năng đào tạo chuyên
sâu để có đội ngũ kế thừa trẻ tuổi, có kiến thức vững vàng, có tâm huyết và có
năng lực hoạt động chuyên môn giỏi.
3.3. Nghiên cứu khoa học
- Tăng cường
công tác sưu tầm, kiểm kê, nhận
diện di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật sân khấu Dù kê theo hướng dẫn tại Thông tư số
04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di
sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (thực
hiện từ năm 2016 - 2020).
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học
chuyên đề, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tạo hiệu quả cho việc
nghiên cứu khoa học, tư liệu hóa, truyền dạy và quảng bá nghệ thuật sân khấu Dù
kê (thực hiện từ năm 2016 - 2020).
- Khảo sát và đánh giá chất lượng giảng
dạy ở các thiết chế văn hóa, hay các đoàn thể.
3.4. Xây dựng không gian biểu
diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê thành sản phẩm
du lịch
Xây dựng các điểm biểu diễn nghệ thuật
sân khấu Dù kê của người Khmer tại các địa điểm du lịch nổi
tiếng và tại không gian cộng đồng chủ
thể văn hóa trên địa bàn tỉnh.
3.5. Tổ chức lực lượng và sinh hoạt nghệ thuật sân khấu Dù kê
Củng cố nâng cao chất lượng nghệ thuật
cho các câu lạc bộ, ban nhóm; duy trì lịch hoạt động
thường kỳ; hỗ trợ điều kiện vật chất
để các tổ chức hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù kê thuận lợi
trong biểu diễn và truyền dạy.
3.6. Tổ chức Liên hoan và biểu
diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê
- Tổ chức liên hoan nghệ thuật sân khấu
Dù kê vào năm 2020, đổi mới hình thức và nội dung để thu hút giới trẻ tham gia
rộng rãi, đồng thời nâng cao trình độ biểu diễn ngày càng
điêu luyện cho các nghệ nhân, diễn viên.
- Liên kết, hợp tác giữa các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức văn hóa trong
và ngoài nước để tổ chức trình diễn, giao lưu.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo nghệ
thuật chính quy để tổ chức biểu diễn.
- Tổ chức giao lưu mở rộng, tạo điều kiện để các nghệ nhân, diễn viên, cá nhân tranh tài, tham
gia các hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer
Nam Bộ.
- Duy trì sinh hoạt thường kỳ ở các
câu lạc bộ, các thiết chế văn hóa, các tụ điểm giao lưu để người dân có điều kiện
tham gia.
3.7. Ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,
tôn vinh cho những người hoạt động, truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 4.411.000.000
(Bốn tỷ, bốn trăm mười một triệu đồng). Trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (kinh phí
sự nghiệp từ ngân sách tỉnh) cấp: 3.811.000.000 (Ba tỷ, tám trăm mười một triệu đồng).
- Nguồn vốn xã hội hóa: 600.000.000
(Sáu trăm triệu đồng).
(Đính
kèm dự toán kinh phí thực hiện)
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành chính sách chế độ đãi ngộ vật chất và
tinh thần cho lực lượng hoạt động nghệ thuật sân khấu Dù kê (nghệ nhân, diễn
viên); hướng dẫn lập hồ sơ, thực hiện xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân; tôn vinh những cá
nhân đã có những đóng góp cho nghệ thuật sân khấu Dù kê dưới nhiều góc độ khác
nhau (đối với người làm công tác quản lý, người làm công tác nghiên cứu, nghệ
nhân...)
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Sóc Trăng thực hiện các chương trình biểu diễn, liên hoan, hội diễn
hàng năm; xây dựng các chuyên mục, chuyên trang giới thiệu, quảng bá về nghệ
thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.
- Phối hợp với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh khu vực đồng bằng
sông Cửu Long để tổ chức biên soạn và giảng dạy chuyên sâu về nghệ thuật sân khấu
Dù kê cho các trường Văn hóa Nghệ thuật trong khu vực.
- Phối hợp với các Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch các tỉnh khu vực đồng
bằng sông Cửu Long để tổ chức liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê định vào năm 2020.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, các hình thức khen thưởng, tôn vinh và
thực hiện xét tặng các danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ
nhân nhân dân cho nghệ nhân, diễn viên và những cá nhân, tập thể có nhiều thành
tích đóng góp cho nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tổ chức hội thảo khoa học và thực tiễn về phương pháp và biện pháp
truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê ở hệ thống trường học; kết hợp nghệ nhân để
xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy ở cấp tiểu học và
trung học về Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.
- Tập huấn nghiệp vụ sư phạm cho nghệ
nhân và giáo viên để kết hợp giảng dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê của người
Khmer Nam Bộ.
- Chọn địa điểm trường để thể nghiệm
thực hành, truyền dạy nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ, tổng kết
rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn và phổ biến nhân rộng.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, cơ quan báo, đài, chỉ đạo đài truyền thanh cấp huyện đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền về Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam bộ, nhằm
giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc Khmer có ý thức bảo
tồn và phát huy giá trị của Nghệ thuật sân khấu Dù kê
trong đời sống tinh thần của người dân.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch đầu tư, bố trí kinh phí từ ngân sách hàng năm
và cả giai đoạn đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các
nội dung của Kế hoạch.
6. Sở
Tài chính
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định dự
toán kinh phí cụ thể hàng năm và cả giai đoạn, đề xuất nguồn chi phù hợp và hướng dẫn thực hiện thanh quyết
toán theo quy định.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch để tuyên truyền, quảng bá, phổ biến nghệ thuật sân khấu Dù kê của
người Khmer Nam Bộ trên chương trình phát thanh và truyền
hình của tỉnh.
- Xây dựng các chuyên mục, chuyên
trang giới thiệu và quảng bá về nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer ở địa
phương; Thực hiện các chương trình nghệ thuật sân khấu Dù kê có chất lượng để
giới thiệu đến công chúng.
- Vận dụng phương châm xã hội hóa trong
việc tổ chức liên hoan, hội diễn hàng năm.
- Động viên, khuyến khích nhân dân hưởng
ứng sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật
sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.
8. Ủy ban nhân dân thành phố, thị
xã và huyện
- Chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn và các Ủy
ban nhân dân xã, phường xây dựng kế hoạch, chương trình để hưởng ứng việc bảo tồn
và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ.
- Vận động các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể và các tổ chức xã hội khác tham gia tích cực các hoạt động sưu tầm,
nghiên cứu, tôn vinh nghệ nhân, diễn viên, tổ chức luyện tập và biểu diễn.
- Chỉ đạo việc duy trì sinh hoạt, luyện tập của các nhóm nghệ nhân của các xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng kế hoạch tham dự liên
hoan, hội diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê của tỉnh và khu vực hàng năm.
- Có chế độ khen thưởng, động viên kịp
thời những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong
phong trào nghệ thuật sân khấu Dù kê ở địa phương.