BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2234/QĐ-TĐC
|
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH
KIỂM ĐỊNH TẠM THỜI
TỔNG
CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Căn
cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn
cứ Quyết định số 104/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng và Quyết định số 46/2011/QĐ-TTg ngày 22/8/2011 của Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định số 104/2009/QĐ-TTg;
Căn
cứ Quyết định số 1073/QĐ-BKHCNMT ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành
quy trình kiểm định phương tiện đo;
Căn
cứ Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định”;
Căn
cứ Quyết định số 11/2008/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ sửa đổi, bổ sung “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” ban hành
kèm theo Quyết định 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ;
Xét
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đo lường,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Quy trình kiểm định tạm thời đồng hồ xăng dầu, dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Vụ trưởng Vụ Đo lường, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các
tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các tổ chức kiểm định và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc kiểm định, thử nghiệm các
phương tiện theo quy định của các Văn bản này./.
Nơi nhận:
- ĐLVN; Thanh tra Tổng cục;
- TTĐT; TT Thông tin;
- Lưu: VT; ĐL.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Trần Văn Vinh
|
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH TẠM THỜI
ĐỒNG HỒ XĂNG DẦU, DẦU MỎ VÀ
SẢN PHẨM DẦU MỎ
Flow meter for oils and oil
products - Methods and means of verification
(Ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-TĐC ngày 06 tháng 11 năm 2012 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Phạm vi áp dụng
Văn
bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và
kiểm định sau sửa chữa đồng hồ xăng dầu, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (sau đây gọi
tắt là đồng hồ xăng dầu, viết tắt là ĐHXD) có cấp chính xác 0,3; 0,5 và 1.
2. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
Các
từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:
2.1.
Sai số cho phép lớn nhất (mpe):.
Trong
phạm vi quy trình này:
Với
ĐHXD có cấp chính xác 0,3 thì mpe = ±0,3%
Với
ĐHXD có cấp chính xác 0,5 thì mpe = ±0,5%
Với
ĐHXD có cấp chính xác 1 thì mpe = ±1%
2.2.
Điều kiện tiêu chuẩn: là điều kiện
tại nhiệt độ 15 °C và áp suất 101,325 kPa.
2.3.
Chuẩn dung tích xăng dầu: là một
thiết bị hoặc hệ thống thiết bị cho phép xác định được thể tích quy về điều
kiện tiêu chuẩn của xăng dầu chảy qua với cấp chính xác (hoặc độ không đảm bảo
đo) xác định dùng để hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo.
2.4.
Chuẩn khối lượng xăng dầu: là một thiết
bị hoặc hệ thống thiết bị cho phép xác định được khối lượng của xăng dầu chảy
qua với cấp chính xác (hoặc độ không đảm bảo đo) xác định dùng để hiệu chuẩn,
kiểm định phương tiện đo.
2.5.
Lưu lượng (Q): là tỷ số giữa thể tích
(hoặc khối lượng) của lượng chất lỏng chảy qua ĐHXD và thời gian chảy của lượng
chất lỏng đó.
2.6.
Phạm vi lưu lượng làm việc: là khoảng
lưu lượng mà trong đó sai số của ĐHXD tại các điều kiện làm việc quy định không
vượt quá mpe.
- Lưu
lượng lớn nhất Qmax: là giá trị ứng với giới hạn trên của phạm vi
lưu lượng.
-
Lưu lượng nhỏ nhất Qmin: là giá trị ứng với giới hạn dưới của phạm
vi lưu lượng.
Các
từ viết tắt
2.7.
CCX: cấp chính xác.
2.8.
RES: giá trị độ chia khả dụng nhỏ
nhất.
3. Các phép kiểm định
Phải
lần lượt tiến hành các phép kiểm định ghi trong bảng 1.
Bảng 1
TT
|
Tên phép kiểm định
|
Theo điều mục của ĐLVN
|
Chế độ kiểm định
|
Ban đầu
|
Định kỳ
|
Sau sửa chữa
|
1
|
Kiểm
tra bên ngoài
|
7.1
|
+
|
+
|
+
|
2
|
Kiểm
tra kỹ thuật
|
7.2
|
+
|
+
|
+
|
3
|
Kiểm
tra đo lường
|
7.3
|
+
|
+
|
+
|
4. Phương tiện kiểm định
Các
phương tiện kiểm định ĐHXD bằng phương pháp dung tích được quy định trong bảng
2a.
Bảng 2a
TT
|
Tên phương tiện kiểm định
|
Đặc trưng kỹ thuật và đo lường
|
Áp dụng theo điều mục của ĐLVN
|
1
|
Chuẩn
đo lường
|
|
|
1.1
|
Chuẩn
dung tích xăng dầu
|
- Phạm
vi đo phù hợp với lưu lượng cần kiểm định.
- Cho
phép xác định được thể tích tại điều kiện kiểm định và thể tích quy về điều
kiện tiêu chuẩn của chất lỏng chảy qua.
- Cấp
chính xác (hoặc độ không đảm bảo đo) không vượt quá 1/3 mpe của ĐHXD cần kiểm
định.
|
7.3.2.1
|
2
|
Phương
tiện đo sử dụng cùng với chuẩn
|
|
|
2.1
|
Lưu
lượng kế (có thể được tích hợp trong 1.1)
|
- Phạm
vi đo phù hợp với lưu lượng kiểm định
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±2 % giá trị đo
|
7.3.2.1
|
2.2
|
Nhiệt
kế
|
- Phạm
vi đo: (0 ÷ 100) °C
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±0,2 °C
|
7.3.2.1
|
2.3
|
Áp
kế
|
- Phạm
vi đo: phù hợp với áp suất làm việc của ĐHXD được kiểm định
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±25 kPa
|
7.3.2.1
|
2.4
|
Tỷ
trọng kế (đối với ĐHXD chỉ thị khối lượng)
|
- Phạm
vi đo: phù hợp với khối lượng riêng của chất lỏng kiểm định.
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±2,5 kg/m3
|
7.3.2.1
|
3
|
Phương
tiện phụ trợ
|
|
|
3.1
|
Hệ
thống công nghệ phục vụ kiểm định ĐHXD
|
-
Thỏa mãn các yêu cầu tại phụ lục 2
|
7.3.2.1
|
Các
phương tiện kiểm định ĐHXD bằng phương pháp khối lượng được quy định trong bảng
2b.
Bảng 2b
TT
|
Tên phương tiện kiểm định
|
Yêu cầu kỹ thuật và đo lường
|
Áp dụng theo điều mục của ĐLVN
|
1
|
Chuẩn
đo lường
|
|
|
1.1
|
Chuẩn
khối lượng xăng dầu
|
- Phạm
vi đo phù hợp với lưu lượng cần kiểm định.
- Cho
phép xác định được khối lượng của chất lỏng chảy qua.
- Cấp
chính xác (hoặc độ không đảm bảo đo) không vượt quá 1/3 mpe của ĐHXD cần kiểm
định.
|
7.3.2.2
|
2
|
Phương
tiện đo sử dụng cùng với chuẩn
|
|
|
2.1
|
Lưu
lượng kế (có thể được tích hợp trong 1.1)
|
-
Phạm vi đo phù hợp với lưu lượng kiểm định.
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±2 % giá trị đo.
|
7.3.2.2
|
2.2
|
Nhiệt
kế (đối với ĐHXD chỉ thị thể tích)
|
- Phạm
vi đo: (0 ÷ 100) °C
-
Sai số lớn nhất cho phép: ±0,2 °C
|
7.3.2.2
|
2.3
|
Áp
kế (đối với ĐHXD chỉ thị thể tích)
|
- Phạm
vi đo: phù hợp với áp suất làm việc của ĐHXD được kiểm định
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±25 kPa
|
7.3.2.2
|
2.4
|
Tỷ
trọng kế (đối với ĐHXD chỉ thị thể tích)
|
- Phạm
vi đo: phù hợp với khối lượng riêng của chất lỏng kiểm định.
- Sai
số lớn nhất cho phép: ±2,5 kg/m3
|
7.3.2.2
|
3
|
Phương
tiện phụ trợ
|
|
|
3.1
|
Hệ
thống công nghệ phục vụ kiểm định ĐHXD
|
-
Thỏa mãn các yêu cầu tại phụ lục 2
|
7.3.2.2
|
5. Điều kiện kiểm định
- Chất
lỏng kiểm định phải có độ nhớt tương đương với độ nhớt chất lỏng làm việc của
ĐHXD và phải đảm bảo sạch.
- Nhiệt
độ và áp suất của chất lỏng kiểm định phải phù hợp với phạm vi nhiệt độ và áp
suất làm việc của ĐHXD.
- Đảm
bảo đầy đủ các yêu cầu an toàn phòng chống cháy nổ.
- Phải
có quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo.
6. Chuẩn bị kiểm định
- Lắp
đặt ĐHXD vào hệ thống kiểm định theo đúng hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất,
đảm bảo ĐHXD được lắp đồng trục với đường ống hoặc ống nối của hệ thống. Đường
ống và ống nối tại nơi lắp đặt phải có cùng đường kính danh định với ĐHXD.
- Vận
hành hệ thống kiểm định ở lưu lượng lớn nhất cho phép trong thời gian ít nhất
là 15 phút để đảm bảo tách hết khí, cân bằng nhiệt độ trong hệ thống và đảm bảo
hệ thống công nghệ không bị rò rỉ chất lỏng kiểm định.
7. Tiến hành kiểm định
7.1.
Kiểm tra bên ngoài
Phải
kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:
7.1.1.
Kiểm tra tính nguyên vẹn
ĐHXD
phải đảm bảo nguyên vẹn, không có các vết nứt ở vỏ và bộ phận chỉ thị. Bộ phận
chỉ thị phải đảm bảo đọc được rõ ràng và chính xác.
7.1.2.
Kiểm tra nhãn mác hoặc hồ sơ kỹ thuật
ĐHXD
phải có nhãn mác hoặc hồ sơ kỹ thuật ghi các nội dung sau:
+
Hãng sản xuất;
+
Tên ĐHXD;
+
Kiểu chế tạo;
+ Số
chế tạo;
+
Nơi và năm chế tạo;
+
Phạm vi lưu lượng;
+
Cấp chính xác;
+
Chất lỏng làm việc;
+
Phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc;
+ Hệ
số xung (nếu có);
+ Ký
hiệu phê duyệt mẫu (nếu có).
7.2.
Kiểm tra kỹ thuật
Phải
kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau:
7.2.1.
Kiểm tra cơ cấu chỉ thị
Bằng
mắt thường kiểm tra cơ cấu chỉ thị của ĐHXD nhằm đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Các
số chỉ thị phải rõ ràng và dễ quan sát. Việc chỉ thị phải liên tục trong suốt
thời gian của phép đo.
- Đơn
vị của chỉ thị thể tích là lít (L) hoặc mét khối (m3). Đơn vị của
chỉ thị khối lượng là kilôgam (kg) hoặc tấn (t). Ký hiệu hay tên của đơn vị
phải được xuất hiện rõ ràng ngay cạnh chỉ số. Đối với các ĐHXD có cơ cấu phát
xung, có thể sử dụng số xung để thay thế cho số chỉ khi kiểm định.
- Giá
trị độ chia của số chỉ phải có dạng 1•10n; 2•10n; 5•10n
với n là số nguyên.
7.2.2.
Kiểm tra khả năng hoạt động
Mở
các van chặn cho chất lỏng chảy qua ĐHXD ở lưu lượng lớn nhất của hệ thống để kiểm
tra độ kín của các van, chỗ nối và đồng hồ; kiểm tra hoạt động đồng bộ của bộ
phận chỉ thị của ĐHXD hay bộ phát xung. Đồng thời kiểm tra sự ổn định của dòng
chảy, nhiệt độ và áp suất làm việc, khả năng tách khí của hệ thống
7.3.
Kiểm tra đo lường
ĐHXD
được kiểm định đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau:
7.3.1.
Xác định lưu lượng kiểm định và thể tích hoặc khối lượng kiểm định của ĐHXD
7.3.1.1.
Lưu lượng kiểm định
Sai
số tương đối của ĐHXD được xác định ít nhất tại 3 lưu lượng của ĐHXD gồm: lưu lượng
lớn nhất, lưu lượng nhỏ nhất và lưu lượng làm việc thực tế. Tại mỗi lưu lượng
thực hiện ít nhất 3 phép đo.
Ghi
chú: trong trường hợp kiểm định ĐHXD trục tiếp tại nơi vận hành mà lưu lượng
lớn nhất của hệ thống cấp phát nhỏ hơn lưu lượng lớn nhất của ĐHXD thì cho phép
chọn lưu lượng kiểm định lớn nhất bằng lưu lượng lớn nhất của hệ thống cấp
phát.
7.3.1.2.
Thể tích hoặc khối lượng kiểm định
Thể
tích (hoặc khối lượng) chất lỏng tại mỗi phép đo không nhỏ hơn giá trị sau đây:
(1)
7.3.1.3.
Đối với hệ thống kiểm định sử dụng van đóng và mở khi kiểm định thời gian đo tối
thiểu của một phép đo (s) không nhỏ hơn 25 lần tỉ số của trung bình cộng thời
gian đóng và mở van (s) chia cho cấp chính xác của ĐHXD.
7.3.2.
Xác định sai số
Việc
xác định sai số được tiến hành bằng phương pháp so sánh số chỉ thể tích (hoặc
khối lượng) chất lỏng trên ĐHXD và số chỉ thể tích (hoặc khối lượng) chất lỏng
trên chuẩn. Trình tự thực hiện các bước như sau:
7.3.2.1.
Xác định sai số ĐHXD chỉ thị thể tích
- Thiết
bị kiểm định: mục 1.1, mục 2.1, mục 2.2, mục 2.3, mục 2.4, mục 3.1 bảng 2a.
-
Trình tự tiến hành:
Bước
1. Vận hành hệ thống cho chất lỏng chảy qua ĐHXD và chuẩn, dùng van điều chỉnh
xác lập lưu lượng cần kiểm định, sau đó đóng van chặn phía sau ĐHXD và chuẩn.
Bước
2. Xóa số chỉ thị của ĐHXD và của chuẩn.
Bước
3. Mở van chặn cho chất lỏng chảy qua ĐHXD và chuẩn ở lưu lượng đã chọn cho tới
khi lượng chất lỏng qua ĐHXD không nhỏ hơn thể tích kiểm định được quy định ở
7.3.1.2. Đóng van chặn, đọc số chỉ của ĐHXD và của chuẩn.
Bước
4. Đọc giá trị nhiệt độ, áp suất chất lỏng tại ĐHXD và tại chuẩn không ít hơn 2
lần trong khi cho chất lỏng chảy qua ĐHXD và chuẩn. Nhiệt độ Tđh, áp
suất Pđh tại ĐHXD và nhiệt độ Tch, áp suất Pch
tại chuẩn là giá trị trung bình cộng của các lần đọc trong khi tiến hành một
phép đo.
Ghi
chú:
Đối
với hệ thống chuẩn kiểu ống chuẩn dung tích nhỏ hay ống chuẩn dung tích thông thường,
các bước từ 2 đến 4 được thực hiện tự động.
Bước
5. Tính thể tích chất lỏng cháy qua ĐHXD qui về điều kiện tiêu chuẩn (, L) theo công thức:
(2)
Trong
đó:
Vđh:
số chỉ của ĐHXD, L;
Ctl:
hệ số hiệu chính thể tích chất lỏng tại ĐHXD theo nhiệt độ, tra bảng 54 (ASTM-IP);
Cpl:
hệ số hiệu chính thể tích chất lỏng tại ĐHXD theo áp suất. Tính toán theo hướng
dẫn trong tài liệu MPMS, chương 11.2.2M
Bước
6. Xác định thể tích chất lỏng chảy qua chuẩn qui về điều kiện tiêu chuẩn (, L): tùy theo
nguyên lý vận hành của chuẩn có thể đọc trực tiếp trên chuẩn hoặc
tính toán theo công thức:
(3)
Trong
đó:
Vch:
số chỉ của chuẩn, L;
Ctl:
hệ số hiệu chính thể tích chất lỏng tại chuẩn theo nhiệt độ tra bảng 54 (ASTM-IP);
Cpl:
hệ số hiệu chính thể tích chất lỏng tại chuẩn theo áp suất. Tính toán theo
hướng dẫn trong tài iiệu MPMS, Chương 11.2.2M.
Ghi
chú:
- Khối
lượng riêng của chất lỏng (dùng trong việc xác định các hệ số hiệu chính Ctl
và Cpl) có thể lấy từ số liệu của phòng thí nghiệm hoặc xác định
trực tiếp bằng tỷ trọng kế xăng dầu.
- Bảng
54 (ASTM-IP) cho LPG có thể tham khảo trong ĐLVN 156:2005
Bước
7. Xác định sai số của ĐHXD chỉ thị thể tích tại mỗi phép đo theo công thức
sau:
(4)
Bước
8. Ghi kết quả đo và tính toán vào biên bản (bảng 3a phụ lục 1)
Yêu
cầu:
Tại
mỗi lưu lượng thực hiện không ít hơn 3 lần kiểm định sai số. Nếu gặp kết quả có
hiệu số tại 2 phép kiểm định bất kỳ trong cùng một lưu lượng kiểm định vượt quá
2/5 mpe thì tiến hành thực hiện thêm 1 (hoặc 1 số) lần kiểm định sai số để có
thể loại trừ kết quả của phép kiểm định mắc phải sai số thô.
7.3.2.2.
Xác định sai số ĐHXD chỉ thị khối lượng
- Thiết
bị kiểm định: mục 1.1, mục 2.1, mục 3.1 bảng 2b.
- Trình
tự tiến hành:
Bước
1. Vận hành hệ thống chất lỏng chảy qua ĐHXD và chuẩn, dùng van điều chỉnh xác
lập lưu lượng cần kiểm định, sau đó đóng van chặn phía sau ĐHXD và chuẩn.
Bước
2. Xóa số chỉ thị của ĐHXD và của chuẩn.
Bước
3. Mở van chặn cho chất lỏng chảy qua ĐHXD và chuẩn ở lưu lượng đã chọn cho tới
khi lượng chất lỏng qua ĐHXD không nhỏ hơn khối lượng kiểm định được quy định ở
7.3.1.2. Đóng van chặn, đọc số chỉ của ĐHXD và của chuẩn.
Ghi
chú:
Đối
với hệ thống chuẩn kiểu ống chuẩn dung tích nhỏ hay ống chuẩn dung tích thông
thường, các bước từ 2 đến 3 được thực hiện tự động
Bước
4. Xác định sai số của ĐHXD chỉ thị khối lượng tại mỗi phép đo theo công thức:
(5)
Trong
đó:
Mđh:
số chỉ của ĐHXD, kg;
Mch:
số chỉ của chuẩn, kg;
Chú
ý: giá trị Mch có thể đọc
trực tiếp trên chuẩn hoặc thông qua các bước tính toán trung gian cần thiết tùy
theo nguyên lý vận hành của chuẩn.
Bước
5. Ghi kết quả đo và tính toán vào biên bản (bảng 3b phụ lục 1).
Yêu
cầu:
Tại
mỗi lưu lượng thực hiện không ít hơn 3 lần xác định sai số. Nếu gặp kết quả có hiệu
sai số tại 2 phép kiểm định bất kỳ trong cùng một lưu lượng kiểm định vượt quá 2/5
mpe thì tiến hành thực hiện thêm 1 (hoặc 1 số) lần kiểm định sai số để có thể
loại trừ kết quả của phép kiểm định mắc phải sai số thô.
Ghi
chú:
Toàn
bộ các thao tác và tính toán trong mục 7.3.2.1 và 7.3.2.2 có thể được thực hiện
một cách tự động nếu điều kiện kĩ thuật của hệ thống cho phép.
7.3.2.3.
Yêu cầu về sai số của ĐHXD
- Sai
số của ĐHXD tại mỗi phép kiểm định không được vượt quá mpe.
- Hiệu
sai số tại 2 phép kiểm định bất kỳ trong cùng một lưu lượng kiểm định không
được vượt quá ½ mpe.
8. Xử lý chung
8.1.
ĐHXD đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp giấy chứng nhận
kiểm định và / hoặc đóng dấu kiểm định và / hoặc dán tem kiểm định theo quy
định.
8.2.
ĐHXD không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình thì xóa bỏ dấu kiểm
định cũ (nếu có) và không cấp giấy chứng nhận kiểm định.
8.3.
Chu kỳ kiểm định của ĐHXD: 1 năm.
Phụ lục 1
Tên
phương tiện đo:..................................................................................................................
Kiểu:……………………………………………………
Số:.................................................................
Cơ
sở sản xuất:……………………………………… Năm sản xuất:................................................
Cơ
quan đề nghị kiểm định:.......................................................................................................
...............................................................................................................................................
Phương
pháp thực hiện: ..........................................................................................................
Chuẩn,
thiết bị chính được sử dụng...........................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Người
thực hiện:…………………………………….. Ngày thực hiện: .............................................
Địa
điểm thực hiện:...................................................................................................................
Đặc
trưng kỹ thuật:
Phạm
vi lưu lượng:………………………………… Cấp chính xác: .................................................
Độ
phân giải: ………………………………………. Chất lỏng làm việc: ............................................
Nhiệt
độ làm việc: ………………………………… Áp suất làm việc: ...............................................
Hệ số
xung (nếu có):.................................................................................................................
Ký
hiệu phê duyệt mẫu (nếu có): ...............................................................................................
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
1.
Kết quả kiểm tra bên ngoài:
1.1.
Kiểm tra tính nguyên vẹn:
|
£ Đạt
|
£ Không đạt
|
Lý
do không đạt:
|
|
|
1.2.
Kiểm tra nhãn mác và hồ sơ kỹ thuật:
|
£ Đạt
|
£ Không đạt
|
Lý
do không đạt:
|
|
|
2.
Kết quả kiểm tra kỹ thuật:
|
|
|
2.1.
Kiểm tra cơ cấu chỉ thị:
|
£ Đạt
|
£ Không đạt
|
Lý
do không đạt:
|
|
|
2.2.
Kiểm tra khả năng hoạt động:
|
£ Đạt
|
£ Không đạt
|
Lý
do không đạt:
|
|
|