Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2149/QĐ-UBND 2022 Đề án phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ dược liệu Lâm Đồng

Số hiệu: 2149/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Trần Văn Hiệp
Ngày ban hành: 15/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2149/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GẮN VỚI TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền định phương;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Trồng trọt năm 2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 ban hành Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 36 tại Thông báo số 496-KL/TU ngày 02/11/2022;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 26/TTr-SNN ngày 24/01/2022, Văn bản số 2487/SNN-KH ngày 25/10/2022; ý kiến của Giám đốc Sở Y tế tại Văn bản số 2412/SYT-NVD ngày 09/9/2022; ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 2816/STC-HCNS ngày 19/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ dược liệu bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Với lợi thế về địa hình, khí hậu, Lâm Đồng có diện tích rừng khoảng 539 ngàn ha, và 300 ngàn ha đất canh tác nông nghiệp được phân bố theo các tiểu vùng khí hậu với đặc trưng là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển các chủng loại dược liệu có giá trị dược tính cao; trong tự nhiên Lâm Đồng có 283 họ, 2.291 loài dược liệu được phân bố ở nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó có 55 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như đảng sâm, hà thủ ô đỏ, hoàng liên ô rô, lan gấm, thông đỏ... Đồng thời hiện trạng sản xuất trong những năm gần đây đã khẳng định cây dược liệu là một trong những cây trồng thế mạnh của ngành nông nghiệp (diện tích 150 ha năm 2015 tăng lên 438 ha năm 2021, nhiều sản phẩm dược liệu đã xây dựng được giá trị thương hiệu cao, có chỗ đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế như Atiso, Linh chi, Đông trùng Hạ thảo, Diệp hạ châu...

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu tự nhiên cung cấp cho công nghiệp dược và y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh và trong nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, trữ lượng ngày càng giảm do không có kế hoạch nuôi trồng, khai thác và bảo tồn hợp lý. Bên cạnh đó, việc trồng và chế biến cây dược liệu còn gặp nhiều khó khăn do mức đầu tư khá lớn, thời gian đầu tư thường dài hơn một số cây rau màu ngắn ngày; sản xuất cây dược liệu còn mang tính tự phát, thiếu bền vững, chưa có quy hoạch, thiếu đầu tư đúng mức về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Diện tích trồng dược liệu thấp so với tiềm năng của tỉnh, một số sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu chế biến của các công ty và tiêu thụ của bệnh viện y học cổ truyền cũng như các nhà thuốc đông y của tỉnh. Hiện tại, một số nguyên liệu còn phải nhập khẩu với chi phí lớn, không ổn định.

Do đó việc xây dựng và triển khai đề án “Phát triển sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2025” để đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành hàng dược liệu một cách toàn diện, nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh để nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từng bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI đã đề ra đối với ngành dược liệu của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển ngành dược liệu bền vững, giá trị cao, tương xứng với tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, đóng góp khoảng 2-3% trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt; đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế rừng góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Bảo tồn gắn với khai thác bền vững 24 loài dược liệu bản địa, đặc hữu trong tự nhiên, trên quy mô khoảng 1.250 ha rừng.

- Diện tích sản xuất dược liệu toàn tỉnh đạt 2.000 ha, diện tích sản xuất, thu hái dược liệu được chứng nhận GACP chiếm 50%; giá trị sản xuất bình quân 1 ha dược liệu đạt khoảng 800-850 triệu đồng/ha.

- Hàng năm, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh; có tối thiểu 80% sản lượng dược liệu được sơ chế, chế biến; trong đó: có 50% được tinh chế; hình thành tối thiểu 05 chuỗi giá trị dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển thương hiệu; 30% dược liệu qua chế biến được chứng nhận GMP.

- Phát triển thêm 15-20 sản phẩm dược liệu được chứng nhận OCOP, trong đó có 3-5 sản phẩm được chứng nhận OCOP 5 sao và trên 05 sản phẩm thực phẩm chức năng từ dược liệu được công nhận.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Bảo tồn, khai thác bền vững nguồn dược liệu tự nhiên:

a) Khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm, nằm trong danh mục cân bảo vệ trong vùng rừng đặc dụng, Vườn quốc gia; bảo tồn và trồng bổ sung khoảng 20 loại dược liệu tại 07 vùng sinh thái với quy mô 7.500 ha.

b) Bảo tồn ngoại vi khoảng 08 giống dược liệu làm vật liệu phục vụ cho công tác chọn giống, trồng bổ sung tại các khu vực bảo tồn và kinh doanh giống thương mại, quy mô khoảng 03 ha.

(Chi tiết các loại dược liệu thực hiện bảo tồn theo Phụ lục 1 đính kèm).

2. Phát triển vùng trồng dược liệu:

2.1. Phát triển dược liệu dưới tán rừng:

a) Kế hoạch phát triển:

Phát triển 1.000 ha dược liệu trồng dưới tán rừng với sản lượng khoảng 650 tấn; hình thức trồng dưới tán và trồng xen kẽ tại các quỹ đất trống nhỏ lẻ, manh mún trong rừng, chân đồi, ven sông suối thuộc quỹ đất lâm nghiệp, trong đó:

- Dưới tán rừng lá rộng, rừng hỗn giao lá rộng lá kim khoảng 678 ha với các loài chính là Sâm Ngọc Linh, đinh lăng, chè dây, trà hoa vàng, hà thủ ô đỏ...

- Dưới tán rừng lá kim khoảng 322 ha, với các loài chính là thông đỏ, hoàng liên ô rô, đảng sâm, thanh mai...

b) Loại đất và đối tượng khuyến khích phát triển dược liệu dưới tán rừng.

Đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất, căn cứ điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và đặc điểm tài nguyên rừng cụ thể của từng vị trí, địa điểm, thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển dược liệu dưới tán rừng như sau:

- Trên diện tích đất rừng đang cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư: các doanh nghiệp được phép điều chỉnh, bổ sung nội dung đầu tư trồng dược liệu dưới tán rừng để triển khai thực hiện phù hợp với các quy định liên quan.

- Trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao hoặc giao khoán cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, Nghị định số 01-CP, 135/2005/-CP trước đây và Nghị định số 168/2016/-CP ngày 27/12/2016 hiện nay: các hộ gia đình được phép trồng dược liệu dưới tán rừng theo quy định hướng dẫn cụ thể của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn và địa phương.

2.2. Phát triển dược liệu trên đất nông nghiệp, đất khác:

Tập trung phát triển khoảng 1.000 ha dược liệu trồng trên đất nông nghiệp (trồng thuần 762 ha, trồng xen 238 ha), nâng tổng diện tích trồng dược liệu trên đất nông nghiệp đến năm 2025 đạt 1.000 ha, sản lượng đạt trên 27.000 tấn (tăng gấp đôi so với năm 2020); một số loài dược liệu chính tập trung phát triển quy mô lớn gồm:

- Atiso: diện tích khoảng 420 ha, sản lượng trên 20.000 tấn/năm và có khoảng 300 ha được chứng nhận GACP; tập trung cải tạo các giống hiện có (A80, A85), tiếp tục nhập nội, khảo nghiệm một số giống mới nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa giống hiện nay và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

- Đương quy: diện tích khoảng 190 ha, sản lượng trên 3.200 tấn/năm và có khoảng 70 ha đạt chứng nhận GACP; triển khai nghiên cứu, sản xuất các giống đương quy trong nước để thay thế dần việc phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu, ổn định sản xuất.

- Đảng sâm: diện tích khoảng 33 ha, sản lượng trên 460 tấn/năm và có khoảng 10 ha đạt chứng nhận GACP.

- Diệp hạ châu: diện tích khoảng 52 ha, sản lượng đạt trên 470 tấn và có khoảng 20 ha đạt chứng nhận GACP.

- Nấm linh chi: diện tích khoảng 4,5 ha (tương đương 3,6 triệu phôi/vụ), sản lượng đạt trên 11 tấn/năm gắn với các chuỗi liên kết với các doanh nghiệp chế biến.

- Nấm đông trùng hạ thảo: diện tích khoảng 2 ha (tương đương 1,5 triệu hộp giá thể), sản lượng đạt trên 300-400 kg/năm với hàm lượng dược tính cao.

- Sâm Ngọc Linh: diện tích đạt khoảng 10 ha tại khu vực Đà Lạt, Lạc Dương.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm)

3. Nâng cao năng lực sản xuất giống dược liệu:

a) Tổ chức nghiên cứu, sản xuất giống gốc dược liệu, nhập nội sản xuất giống thương phẩm, ưu tiên các loài cây dược liệu chính đã phát triển có đầu ra ổn định hoặc có giá trị và các loài có triển vọng phát triển tại các địa phương trong tỉnh, được các công ty liên kết sản xuất, thu mua ổn định cho các hộ dân.

b) Thực hiện di thực một số loại dược liệu có giá trị kinh tế cao từ các địa phương trong nước kết hợp nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất giống dược liệu mới để đang dạng hóa nguồn giống dược liệu phục vụ sản xuất của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất giống.

c) Xây dựng và ban hành các quy trình sản xuất giống, công bố tiêu chuẩn chất lượng giống kết hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giống dược liệu nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng nguồn cung ứng giống dược liệu phục vụ nhu phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.

4. Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất dược liệu:

a) Xây dựng, hoàn thiện 15 quy trình trồng dược liệu phù hợp với từng vùng và chuyển giao kỹ thuật canh tác cho người dân (bao gồm các quy trình trồng tập trung trên đất nông nghiệp, trồng xen trong vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng dưới tán rừng, trồng công nghệ cao ...). Nhân rộng diện tích canh tác dược liệu thông qua việc thực hiện các mô hình điểm để chuyển giao (ưu tiên thực hiện các mô hình phát triển các giống dược liệu mới, trồng dưới tán rừng, các mô hình trồng xen trong vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, các mô hình di thực các giống dược liệu ở một số địa phương khác trong cả nước); sử dụng các giống dược liệu chất lượng cao để phát triển các vùng trồng gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ bền vững.

b) Tổ chức đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân về các quy định trong nuôi trồng, thu hái khai thác dược liệu tự nhiên, các quy trình sản xuất, thu hái, sơ chế, bảo quản đảm bảo chất lượng sản phẩm.

5. Phát triển chế biến dược liệu:

5.1. Sơ chế dược liệu:

Thu hút đầu tư, thực hiện sơ chế đối với các dược liệu có sản lượng lớn, để cung cấp nguyên liệu đạt chất lượng cho các nhà máy chế biến dược liệu đông y, tây y trong tỉnh hoặc trên cả nước, từng bước thay thế các nguồn nguyên liệu nhập khẩu (các loại sâm, đương quy, nấm linh chi, cỏ ngọt...), trong đó chú trọng các nhiệm vụ sau:

a) Ban hành quy trình canh tác an toàn, chứng nhận chất lượng, công bố thành phần dược chất làm cơ sở thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết cung ứng nguồn nguyên liệu với các nhà máy chế biến dược liệu lớn trên cả nước.

b) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, công nghệ thu hoạch, sơ chế, chế biến phù hợp, đảm bảo giữ được tốt nhất các thành phần dược tính của dược liệu, phục vụ cho việc bào chế thuốc đồng thời ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sơ chế, chế biến; tiêu chuẩn sản phẩm để làm cơ sở đánh giá phân loại chất lượng nguyên liệu dược liệu.

c) Tuyên truyền hướng dẫn, tập huấn và hỗ trợ người nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP WHO) đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả của dược liệu.

d) Hỗ trợ phân tích và công bố thành phần dược tính của các loại dược liệu chủ lực để điều chỉnh, bố trí vùng trồng nguyên liệu phù hợp phục vụ cho tinh chế, chiết xuất hóa dược, đồng thời làm cơ sở giới thiệu, quảng bá chất lượng nguồn dược liệu của tỉnh.

5.2. Tinh chế dược liệu:

a) Tập trung chế biến tinh các sản phẩm dược liệu đặc hữu của tỉnh có hàm lượng dược tính cao để khuyến khích nghiên cứu, phát triển thành các sản phẩm dược liệu cao cấp (sản phẩm chức năng phục vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp từ actiso, nấm đông trùng hạ thảo, linh chi đỏ, đẳng sâm, thông đỏ, sâm ngọc linh, nghệ đen).

b) Nghiên cứu, nhập nội và phát triển công nghệ chiết xuất, tổng hợp dược liệu tiên tiến, hiện đại để cho bào chế một số loại thuốc phục vụ nhu cầu trong nước, từng bước sản xuất nguyên liệu hóa dược phục vụ cho công nghiệp dược, mỹ phẩm trong nước và xuất khẩu.

c) Lựa chọn một số loại dược liệu phù hợp chế biến thành thực phẩm, gia vị, hương liệu như atiso, đương quy, trà hoa vàng, nấm, thảo quả, hạt dổi... bằng các công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm tươi kết hợp công nghệ sấy (sấy thăng hoa, sấy nhiệt, sấy lạnh...), chế biến đồ hộp để giữ nguyên hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng của sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

d) Rà soát năng lực chế biến tinh chế của các nhà máy, cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn tỉnh, kêu gọi các doanh nghiệp đề xuất ý tưởng, xây dựng các dự án đầu tư chế biến tinh chế, phát triển sản phẩm mới từ nguồn dược liệu của tỉnh, từ đó kết nối với các vùng trồng dược liệu để hình thành các chuỗi dược liệu giá trị cao, khép kín từ sản xuất đến chế biến thành phẩm, xây dựng nên các thương hiệu dược liệu đặc trưng của tỉnh.

đ) Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư các nhà máy chế biến dược liệu, tập trung chế biến các chủng loại dược liệu có quy mô lớn tại địa phương sản như: actiso, đương quy, diệp hạ châu, đông trùng hạ thảo, nấm các loại,..

e) Tập trung hỗ trợ chứng nhận sản phẩm mới, công nhận hàm lượng, chất lượng dược phẩm của các sản phẩm và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

6. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường:

6.1. Phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến dược liệu:

Phát triển, hình thành các chuỗi liên kết giữa nông dân trồng dược liệu với các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua, sơ chế, chế biến dược liệu; mỗi loại dược liệu tiềm năng quy mô từ 30 ha trở lên đều có tối thiểu một chuỗi liên kết, đảm bảo đầu ra cho người sản xuất; đến năm 2025, toàn tỉnh có thêm tối thiểu 10 chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, trên 70% sản lượng dược liệu được tiêu thụ qua chuỗi liên kết.

6.2. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường:

a) Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất dược liệu xây dựng, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu; tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hệ thống các điểm trưng bày, bán sản phẩm dược liệu gắn với các sản phẩm OCOP tại các siêu thị, điểm dừng chân, khu du lịch trên địa bàn tỉnh và các thành phố lớn trong cả nước.

b) Hỗ trợ các sản phẩm dược liệu tham gia các kênh thương mại điện tử; lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu, hệ thống bán hàng lớn để hỗ trợ xây dựng thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, xuất khẩu gắn với phát triển thương hiệu.

c) Thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để hỗ trợ chứng nhận từ 15-20 sản phẩm dược liệu đạt chứng nhận OCOP trong đó tối thiểu 5 sản phẩm đạt OCOP 5 sao, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chế biến tinh chế như thực phẩm chức năng, đặc biệt là nhóm các sản phẩm chủ lực, mang lợi thế đặc trưng riêng của tỉnh như: Actiso, Diệp hạ châu, đương quy, sâm ngọc linh, linh chi, đông trùng hạ thảo, thông đỏ, một số loại nấm khác ...

IV. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN

1. Chính sách trong bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên:

Hỗ trợ khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch bảo tồn, thu hái dược liệu tự nhiên; cấp chứng nhận nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt.

Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/đơn vị (vận dụng theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu).

2. Phát triển sản xuất giống dược liệu:

Hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng lực sản xuất giống như di nhập, khảo nghiệm, nhập nội để phát triển sản xuất một số giống dược liệu mới (như thảo quả, khôi nhung...), nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng các giống dược liệu chủ lực của tỉnh (như actiso, đương quy...) xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất và chứng nhận chất lượng giống và một số hạng mục cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh.

Chính sách hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ; Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí thực hiện.

4. Chính sách phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ dược liệu:

4.1. Ngân sách nhà nước đầu tư 100% chi phí lấy mẫu và phân tích đánh giá dược tính của các loại dược liệu chủ lực tại các vùng nguyên liệu tập trung.

4.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất chế biến, tiêu thụ:

Mỗi doanh nghiệp có dự án chế biến, tiêu thụ dược liệu được lựa chọn một trong hai chính sách hỗ trợ sau đây:

a) Chính sách hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018:

- Thực hiện hỗ trợ 04 chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ dược liệu gồm: chi phí xây dựng mô hình sản xuất dược liệu, hỗ trợ giống đối với các hộ liên kết; đầu tư máy móc, thiết bị, hạ tầng; hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm, chứng nhận GACP.

- Thực hiện nâng cấp, phát triển 02 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ đối với các sản phẩm dược liệu chủ lực gồm: chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị, hạ tầng; chứng nhận GACP, GMP.

Định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 104/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ.

b) Chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018:

Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm dược liệu được hỗ trợ chi phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị. Mức hỗ trợ cụ thể theo khoản 4, Điều 1, Nghị quyết 112/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

5. Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường:

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, mức tối đa không quá 10 triệu đồng/sản phẩm, tối đa 02 sản phẩm/đơn vị; hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội chợ, triển lãm, tối đa không quá 50 triệu đồng/đơn vị đối với hội chợ nước ngoài, 12 triệu đồng/đơn vị đối với hội chợ trong nước (vận dụng Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của UBND tỉnh).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua, chế biến dược liệu được ưu tiên tham gia các đoàn công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và phát triển thị trường của tỉnh, của các ngành, địa phương.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí: 35.690 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 8.110 triệu đồng, chiếm 20,3%;

- Vốn đối ứng của cá nhân, tổ chức và nguồn lồng ghép khác: 31.790 triệu đồng chiếm 79,7%

(Chưa bao gồm nguồn vốn phát triển dược-liệu của tổ chức/cá nhân)

2. Phân kỳ nguồn vốn ngân sách đầu tư

- Năm 2022: 2.290 triệu đồng

- Năm 2023: 2.040 triệu đồng

- Năm 2024: 1.890 triệu đồng

- Năm 2025: 1.890 triệu đồng

(Chi tiết theo Phụ lục 3, 4 đính kèm).

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp tuyên truyền, vận động: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, truyền thông về định hướng phát triển dược liệu chung của Nhà nước và các nội dung của Đề án đến cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, người sản xuất nông nghiệp. Nâng cao nhận thức của người dân về khai thác bền vững các nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn các loại cây thuộc quý hiếm; thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dược liệu, thuốc, các sản phẩm từ dược liệu, y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh; chú trọng công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu dược liệu và y dược cổ truyền, nhất là các sản phẩm dược liệu đặc trưng, lợi thế của Lâm Đồng.

2. Giải pháp về quản lý, bảo tồn và phát triển dược liệu:

a) Quy định rõ nhiệm vụ chức năng của các sở ngành, địa phương trong quản lý, bảo tồn, khai thác dược liệu. Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với bảo tồn và phát triển dược liệu; rà soát lập danh mục các loài dược liệu hạn chế, cấm khai thác từ tự nhiên để bảo vệ nguồn gen.

b) Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, đơn vị chủ rừng, với các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng để chuyển giao giống, kỹ thuật và thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các hộ phát triển dược liệu dưới tán rừng.

c) Tăng cường công tác quản lý chất lượng và định hướng sử dụng nguồn giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất dược liệu để bảo đảm dược tính và các quy định chất lượng với dược liệu. Triển khai công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận nguồn giống, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ đối với cây thuốc địa phương quý hiếm, đặc hữu.

3. Giải pháp về giống:

a) Đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học, sưu tầm bảo tồn các nguồn gen dược liệu quý trên địa bàn tỉnh; chọn tạo các giống dược liệu mới có năng suất chất lượng cao, đặc tính tốt; phục tráng các giống dược liệu đã thoái hóa tại địa phương (atiso) và nhập nội, khảo nghiệm các giống dược liệu mới phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất giống dược liệu; ưu tiên phát triển kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật để sản xuất nguồn giống dược liệu đảm bảo chất lượng.

c) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ

a) Về quy hoạch vùng trồng dược liệu: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị tư vấn tích hợp định hướng phát triển vùng sản xuất dược liệu vào quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; bổ sung danh mục thu hút đầu tư các dự án chế biến, tinh chế dược liệu.

b) Lồng ghép kế hoạch phát triển dược liệu với kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hàng năm, trọng tâm là nội dung chuyển đổi giống cây trồng phù hợp yêu cầu canh tác và quản lý chất lượng dược liệu gắn với phát triển vùng trồng.

c) Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung đối với các loài dược liệu chủ lực có tiềm năng trên cơ sở đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật phù hợp; gắn với phát triển công nghiệp sơ chế, chế biến và liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi.

d) Rà soát chuyển đổi các diện tích đất nông nghiệp, giao khoán đất lâm nghiệp phù hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân lập các dự án sản xuất dược liệu; gắn công tác phát triển dược liệu dưới tán rừng với đa dạng hóa sinh kế cho người dân và hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng.

đ) Phát triển, sử dụng các công nghệ thông minh, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong nuôi trồng dược liệu; đầu tư các hệ thống thiết bị dây chuyền hiện đại, đổi mới công nghệ sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng có giá trị gia tăng cao;

e) Tiếp tục triển khai các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chú trọng tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư chế biến, chế biến sâu các sản phẩm dược liệu trên địa bàn; hỗ trợ các tổ chức cá nhân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng, phát triển sản xuất; tạo điều kiện ưu tiên cho các doanh nghiệp triển khai nhà máy tại 02 khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội, các khu, cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tạo điều kiện, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp chế biến dược liệu mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất hiện có.

g) Đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu dược liệu gắn với triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm; ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm dược liệu tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; gắn phát triển các sản phẩm dược liệu với du lịch dịch vụ.

4. Giải pháp về vốn đầu tư:

a) Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp thực hiện Đề án và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình đề án khác để hỗ trợ phát triển dược liệu, liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ. Lồng ghép nguồn vốn đầu tư công từ các chương trình MTQG và các dự án ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất.

b) Xã hội hóa nguồn lực từ các doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, đặc biệt là đổi mới và phát triển công nghiệp sơ chế, chế biến dược liệu.

c) Ưu tiên cho các tổ chức cá nhân sản xuất dược liệu tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất... Triển khai các chương trình hỗ trợ vốn phù hợp để phát triển dược liệu, đặc biệt đối với đối tượng người đồng bào dân tộc, người dân sống gần rừng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai Đề án, chịu trách nhiệm trong việc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Đề án trên toàn tỉnh. Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án hàng năm và tổ chức sơ kết tổng kết, đánh giá kết quả phát triển dược liệu.

b) Rà soát, đề xuất cụ thể hóa, điều chỉnh các cơ chế chính sách, quy định để bảo tồn, phát triển dược liệu, đặc biệt là dược liệu dưới tán rừng gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng.

c) Xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản các loại cây dược liệu và phổ biến cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

d) Hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách; căn cứ nội dung thực hiện Kế hoạch được phê duyệt, các chính sách, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định và chịu trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch, dự toán chi tiết hàng năm để triển khai thực hiện

2. Sở Y tế:

a) Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và chế biến dược liệu GACP-WHO của Bộ Y tế; thực hiện tốt công tác kiểm tra, quản lý chất lượng các sản phẩm dược liệu là thực phẩm chức năng, thuốc theo quy định.

b) Chủ trì phối hợp với Viện Dược liệu - Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn tham mưu, đề xuất, chọn lựa loại dược liệu phù hợp có khả năng phát triển theo định hướng của Chính phủ cũng như đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

c) Tăng cường công tác tuyên truyền về hiệu quả, tác dụng của các sản phẩm dược liệu, y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư; rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, khung pháp lý phù hợp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp dược, phát triển dược liệu trên địa bàn và nông nghiệp, nông thôn theo các chính sách của tỉnh và Trung ương đã ban hành.

4. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, khả năng cân đối của ngân sách địa phương, thẩm định và tổng hợp kinh phí thực hiện trong dự toán chi của ngân sách địa phương, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn liên quan; hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí Đề án theo quy định.

5. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển công nghiệp dược, dược liệu phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn của địa phương.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến, tinh chế dược liệu; hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã lựa chọn, đầu tư máy móc thiết bị và hoàn thiện quy trình chế biến dược liệu, sản xuất thuốc. Lồng ghép các hoạt động của ngành hỗ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị sơ chế, chế biến dược liệu; hỗ trợ các đơn vị xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu; kết nối phát triển thị trường.

c) Phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện xử lý các hành vi gian lận thương mại, giả mạo dược liệu trong tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Xây dựng các đề tài nghiên cứu về giống, kỹ thuật đối với sản xuất dược liệu; ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoanh nuôi, bảo tồn, khảo nghiệm, di thực sản dược liệu.

b) Chủ trì phối hợp với Viện Dược liệu - Bộ Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, sưu tầm, chọn lựa các giống cây thuốc quý có khả năng phát triển để đưa vào sản xuất với quy mô lớn.

c) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý; rà soát, lựa chọn các loại dược liệu đặc trưng, thế mạnh của tỉnh, hoàn thiện hồ sơ và đăng ký bảo hộ.

7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: Tăng cường xúc tiến đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc tân dược, thuốc dược liệu, chế biến dược liệu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Xây dựng kế hoạch phát triển dược liệu hoặc lồng ghép với kế hoạch sản xuất hàng năm, xác định các mục tiêu, giải pháp phát triển diện tích sản xuất dược liệu; Cân đối ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất dược liệu và triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất theo Đề án

b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các ngành liên quan triển khai các nội dung Đề án trên địa bàn; định hướng và phát triển các vùng sản xuất dược liệu tập trung; triển khai các giải pháp quản lý bảo vệ các loại cây thuốc quý hiếm trên địa bàn; ưu tiên bố trí quỹ đất cho xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp dược, các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm dược phẩm.

c) Tuyên truyền vận động người dân trên địa bàn tham gia chuyển đổi các diện tích sản xuất phù hợp sang phát triển dược liệu, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất dược liệu và liên kết với người dân để phát triển dược liệu bền vững.

d) Tập trung hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu trên địa bàn quản lý theo kế hoạch của các ngành chức năng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TTTU, TTHDND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiệp

 

PHỤ LỤC 1.

DANH MỤC LOÀI DƯỢC LIỆU THỰC HIỆN BẢO TỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định 2149/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Khu vực

Loài nguy cấp (theo Cites)

Loài thông thường

1

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Bình vôi (Stephania spp.); lan kim tuyến (Anoectochilus spp.); hoàng liên ô rô (Mahonia spp.), sâm Langbiang (Panax sp.); cốt toái bổ (Drynaria fortune), du sam (Keteleeria evelyniana)

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora); chè dây (Ampelopsis cantoniensis); thổ phục linh (Smilax glabra); nấm Linh chi (Ganoderma spp.); trà hoa vàng (Camellia spp.).

2

Vườn quốc gia Cát Tiên

Bình vôi (Stephania spp.); hoàng đằng (Fibraurea tinctoria); vàng đắng (Coscinium fenestratum); cẩu tích (Cibotium barometz); tắc kè đá (Drynaria bonii); thạch tùng răng cưa (Huperzia serrate)

Sâm cau (Curculigo orchioides); thiên niên kiện (Homalomena occulta); Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora); chè dây (Ampelopsis cantoniensis); lười ươi (Scaphium macropodum).

3

Rừng phòng hộ Sêrêpốk

Lan kim tuyến (Anoectochilus spp.); sâm langbiang (Panax sp.)

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora); chè dây (Ampelopsis cantoniensis); thổ phục linh (Smilax glabra); nấm Linh chi (Ganoderma spp.).

4

Rừng phòng hộ Nam Ban

 

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora); sâm cau (Curculigo orchioides); huyết đằng (Caulis Sargentodoxae).

5

Rừng phòng hộ Nam Huoai

 

Trà hoa hoa vàng (Camellia spp.); sâm cau (Curculigo orchioides); chè dây (Ampelopsis cantoniensis); nấm Linh chi (Ganoderma spp.).

6

Rừng phòng hộ Hòa Bắc - Hòa Nam

 

Trà hoa hoa vàng (Camellia spp.); sâm cau (Curculigo orchioides); chè dây (Ampelopsis cantoniensis); sâm bố chính (Abelmoschus moschatus), xáo tam phân (Paramignya trimera).

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN 2022
(Kèm theo Quyết định số 2149/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh)

TT

Loài cây

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Trên diện tích đất Nông nghiệp

525

653

815

1000

 

Trồng thuần

364,8

445,3

543,1

677,1

 

Trồng xen

160,4

208,0

271,5

323,0

1

Actiso

240,0

290,0

350,0

420,0

2

Đảng sâm

10,0

15,0

22,0

33,0

-

Trồng thuần

8,0

12,0

18,0

28,0

-

Trồng xen

2,0

3,0

4,0

5,0

3

Đương quy

61,0

79,4

119,0

190,4

-

Trồng thuần

33,4

35,2

48,4

77,4

-

Trồng xen

27,6

44,2

70,7

113,0

4

Diệp hạ châu

35,0

40,0

45,0

52,0

-

Trồng thuần

25,0

28,0

33,0

40,0

-

Trồng xen

10,0

12,0

12,0

12,0

5

Nấm linh chi

4,2

4,3

4,4

4,5

6

Nấm Đông trùng hạ thảo

1,2

1,6

1,8

2,0

7

Sâm Ngọc linh, sâm Langbiang

3,0

6,0

8,0

10,0

8

Cỏ ngọt

5,0

6,0

7,0

8,0

9

Đinh lăng

27,0

43,0

63,0

85,0

-

Trồng thuần

2,0

8,0

8,0

10,0

-

Trồng xen

25,0

35,0

55,0

75,0

10

Nghệ đen

8,0

11,0

13,0

20,0

-

Trồng thuần

2,0

3,0

3,0

5,0

-

Trồng xen

6,0

8,0

10,0

15,0

11

Trà hoa vàng

17,0

21,3

26,6

33,2

12

Gừng

5,0

8,0

10,0

14,0

-

Trồng thuần

1,0

2,0

2,0

2,0

-

Trồng xen

4,0

6,0

8,0

12,0

13

Trinh nữ hoàng cung

6,0

8,0

10,0

12,0

14

Bạc hà

2,0

3,0

4,0

5,0

15

Nhân trần

15,0

17,0

19,0

20,0

16

Sả

25,0

28,0

30,0

35,0

17

Khác (Tam thất, bồ công anh, nhân trần, hương nhu, gấc, kim tiền thảo, lô hội, cúc hoa vàng,..)

58,8

68,8

78,8

51,0

II

Trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp (Trồng dược liệu dưới tán rừng)

265,2

466,2

706,2

1000,0

1

Rừng lá rộng thường xanh; hỗn giao lá rộng, lá kim; lá rộng rụng lá

164,0

308,0

472,0

677,8

 

Đinh lăng

15,0

48,0

85,0

135,0

 

Xáo tam phân

15,0

35,0

60,0

80,0

 

Sâm Ngọc Linh

15,0

30,0

50,0

90,0

 

Bảy lá một hoa

10,0

25,0

40,0

64,0

 

Thiên niên kiện

5,0

10,0

15,0

20,0

 

Hà Thủ ô đỏ

12,0

20,0

35,0

50,0

 

Nhân trần

12,0

20,0

25,0

30,0

 

Trà hoa vàng

30,0

45,0

60,0

75,0

 

Nghệ đen

10,0

15,0

18,0

20,0

 

Gừng

10,0

15,0

18,0

20,0

 

Chè dây

8,0

15,0

30,0

50,0

 

Lười ươi

15,0

20,0

25,0

30,0

 

Khác

7,0

10,0

11,0

13,8

2

Rừng lá kim

101,2

158,2

234,2

322,2

 

Thông đỏ

10,0

10,0

10,0

10,0

 

Thông hai lá (Thông nhựa)

1,2

1,2

1,2

1,2

 

Đẳng sâm

32,0

45,0

68,0

102,0

 

Hoàng liên ô rô

25,0

40,0

60,0

80,0

 

Thanh mai

10,0

25,0

45,0

65,0

 

Giảo cổ lam

7,0

13,0

18,0

25,0

 

Vân mộc hương

2,0

3,0

4,0

5,0

 

Nghệ đen

6,0

8,0

10,0

12,0

 

Gừng

5,0

8,0

10,0

12,0

 

Khác

3,0

5,0

8,0

10,0

III

Bảo tồn nguồn dược liệu trong tự nhiên

1.250

1.250

1.250

1.250

 

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

500

500

500

500

 

Vườn quốc gia Cát Tiên

65

65

65

65

 

Rừng phòng hộ Nam Ban

285

285

285

285

 

Rừng phòng hộ Nam Huoai

200

200

200

200

 

Rừng phòng hộ Sêrêpốk - Đam Rông

100

100

100

100

 

Rừng phòng hộ Hòa Bắc - Hòa Nam huyện Di Linh

100

100

100

100

 

PHỤ LỤC 3.

CHI TIẾT NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(kèm theo Quyết định số 2149/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh)

Đvt: triệu đồng

TT

Hạng mục thực hiện

ĐVT

Số lượng

Thành tiền

Cơ cấu vốn

Nguồn kinh phí sự nghiệp

Vốn đối ứng và vốn lồng ghép

I

Bảo tồn, phát triển khai thác dược liệu trong tự nhiên

 

 

5.500

500

5.000

1

Xây dựng quy chế khai thác bền vững dược liệu trong tự nhiên

 

 

200

200

 

2

Hỗ trợ khảo sát, đánh giá, xây dựng cấp giấy chứng nhận sản xuất Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái - GACP WHO tại các khu vực rừng tự nhiên, bảo tồn

 

 

300

300

 

3

Đặt hàng đề tài khoa học khoanh nuôi, bảo tồn dược liệu quý trong tự nhiên

 

 

5.000

 

5.000

II

Phát triển vùng sản xuất dược liệu gắn với sơ chế, chế biến dược liệu

 

 

32.690

6.250

26.440

1

Phát triển sản xuất giống dược liệu

 

 

4.000

400

3.600

2

Xây dựng và chuyển giao quy trình sản xuất dược liệu

 

 

650

650

 

-

Xây dựng quy trình sản xuất dược liệu dưới tản rừng, quy trình sản xuất dược liệu công nghệ cao, và quy trình sản xuất dược liệu phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất

 

 

300

300

 

-

Đào tạo, tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật vào sản xuất

Lớp

30

350

350

 

3

Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến sâu và tiêu thụ dược liệu

 

 

27.640

4.800

22.840

4

Hỗ trợ phân tích, đánh giá dược tính một số loại dược liệu tại các vùng sản xuất

 

 

400

400

 

III

Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường

 

 

1.150

800

350

1

Hội thảo kết nối tiêu thụ dược liệu

Hội tho

2

200

200

 

2

Tổ chức kết nối các hoạt động tìm kiếm thị trường

 

 

400

400

 

3

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại

 

 

550

200

350

IV

Tổ chức thực hiện

 

 

560

560

0

1

Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết Đề án

 

 

200

200

 

2

Kinh phí quản lý

 

 

360

360

 

Tổng cộng

 

 

39.900

8.110

31.790

 

PHỤ LỤC 4:

PHÂN BỔ DỰ TOÁN KINH PHÍ TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 2149/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh)

STT

Hạng mục thực hiện

Phân kỳ nguồn vốn

Tổng cộng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Bảo tồn, phát triển khai thác dược liệu trong tự nhiên

500

300

100

100

-

1

Xây dựng quy chế khai thác bền vững dược liệu trong tự nhiên

200

200

 

 

 

2

Hỗ trợ khảo sát, đánh giá, xây dựng kế hoạch thu hái dược liệu tự nhiên và cấp giấy chứng nhận sản xuất Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái - GACP WHO tại các khu vực rừng tự nhiên, bảo tồn

300

100

100

100

 

II

Phát triển vùng sản xuất dược liệu gắn với sơ chế, chế biến dược liệu

6.250

1.650

1.600

1.550

1.450

1

Phát triển sản xuất giống dược liệu

400

200

200

 

 

2

Xây dựng và chuyển giao quy trình sản xuất dược liệu

650

300

250

100

-

 

Xây dựng quy trình sản xuất dược liệu

300

150

150

 

 

 

Đào tạo, tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật vào sản xuất

350

150

100

100

 

3

y dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến sâu và tiêu thụ

4.800

1.050

1.050

1.350

1.350

4

Hỗ trợ Phân tích, đánh giá dược tính một số loại dược liệu tại các vùng sản xuất

400

100

100

100

100

III

Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường

800

150

250

150

250

1

Hội thảo kết nối tiêu thụ dược liệu

200

 

100

 

100

2

Tổ chức kết nối các hoạt động tìm kiếm đầu ra

400

100

100

100

100

3

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại

200

50

50

50

50

IV

Tổ chức thực hiện

560

190

90

90

190

1

Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết Đề án

200

100

-

-

100

2

Kinh phí quản lý

360

90

90

90

90

TỔNG CỘNG

8.110

2.290

2.040

1.890

1.890

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2149/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ dược liệu bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.988

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.134.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!