UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 210/2002/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày 20
tháng 5 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2002-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 21/6/1994;
Cân cứ Kế hoạch số 03/KH-TU
ngày 30/5/2001 về việc triển khai thực hiện một số mục tiêu - nhiệm vụ trọng
tâm đến năm 2005 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XII;
Xét đề nghị của Sở Tài chính -
Vật giá tại văn bản số 146/TT-TC ngày 11/3/2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy định
về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh chè trên địa
bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002-2010.
Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh,
Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký, thay thế Quyết định số 111/1999/QĐ-UB ngày 10/5/1999 của UBND
tỉnh Lào Cai.
(Được tuyên truyền trên đài, báo)
|
TM. UBND TỈNH
LÀO CAI
CHỦ TỊCH
Bùi Quang Vinh
|
QUI ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH
CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2002-2010.
(Kèm theo QĐ số 210/2002/QĐ-UB ngày 20/5/2002 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục
đích:
- Động viên mọi tổ chức, hộ gia
đình tham gia trồng, thâm canh và chế biến chè, tạo nhanh vùng nguyên liệu chè
chất lượng tốt, năng suất cao để phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm
chè có giá trị kinh tế cao, tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh
tác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Tạo thêm việc làm và thu nhập
cho người lao động ở nông thôn, xóa đói, giảm nghèo và làm giầu, góp phần phát
triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Đối
tượng và phạm vi áp dụng:
Chính sách khuyến khích trồng,
thâm canh và chế biến chè áp dụng cho mọi tổ chức, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh
(kể cả tổ chức nước ngoài đủ điều kiện theo Luật đầu tư nước ngoài) có điều kiện
và nhu cầu tham gia phát triển sản xuất kinh doanh chè nằm trong quy hoạch vùng
chè của tỉnh Lào Cai.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Chính
sách đất đai:
3.1. Mọi tổ chức, hộ gia đình (kể
cả người nước ngoài) được giao đất, cho thuê đất (theo Luật Đất đai và các Nghị
định của Chính phủ về thực hiện Luật Đất đai) để đầu tư trồng chè theo quy định
với cây lâu năm.
3.2. Đất trồng chè bao gồm:
- Các loại đất nông nghiệp đã được
giao, khoán hoặc cho thuê ngoài diện tích đã quy hoạch trồng các cây khác
(không sử dụng ruộng lúa nước).
- Các loại đất lâm nghiệp đã được quy
hoạch: Trồng chè Tuyết shan cổ thụ trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng theo quy định
tại Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ Tướng Chính phủ và Thông tư
Liên bộ số 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999.
3.3) Đất đã có chè của các hợp tác
xã, các đơn vị quốc doanh sau khi đã định giá bán lại cho các hộ gia đình để quản
lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc được hợp đồng giao khoán dài hạn theo quy định của pháp luật, được
tiếp tục đầu tư chăm sóc, thâm canh. Vốn chuyển nhượng đồi chè được thu hồi và
chuyển thành vốn của chủ đầu tư để đầu tư phát triển chè theo các phương án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Chính
sách về vay vốn đầu tư:
1. Các tổ chức và hộ gia đình tham
gia trồng mới, chăm sóc, thâm canh chè cũ được vay vốn tín dụng với lãi xuất ưu
đãi khi có các điều kiện sau đây:
- Các Doanh nghiệp và tổ chức xây
dựng vùng chè tập trung: Phải xây dựng dự án và được các cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Các nhóm hộ và các hộ gia đình:
Phải xây dựng phương án sản xuất được UBND xã xác nhận, có giấy phép cấp quyền
sử dụng đất hoặc có các văn bản hợp đồng cho thuê đất, nằm trong khu vực quy hoạch
sản xuất chè của tỉnh, phải sử dụng các giống chè mới do tỉnh quy định. Có 1 hộ
thay mặt làm trưởng nhóm hoặc tổ chức Hội Nông dân thôn, bản đứng ra tổ chức thực
hiện.
- Nếu là hộ gia đình đơn lẻ phải
trồng tập trung từ 2 ha trở lên.
- Khuyến khích các địa phương tổ
chức các dự án có qui mô vùng tập trung từ 20 ha trở lên.
Vay vốn trồng chăm sóc chè là một
chương trình trọng điểm, các tổ chức tín dụng không được từ chối cho vay khi
các tổ chức, hộ gia đình có đủ các điều kiện trên
2. Mức đầu tư: (Suất đầu tư và cho
vay)
- Suất đầu tư cho vay đối với chè
trồng mới tập trung bằng giống có năng suất cao, chất lượng tốt: Tối đa là 22
triệu đồng/1ha (trồng mới 16 triệu đồng/lha, 6 triệu đồng trong 3 năm chăm sóc:
2 triệu đồng/năm). Tổ chức cho vay thỏa thuận với người đi vay về mức cho vay
trong từng năm (riêng chuẩn bị giống được ứng từ vụ trước cho tổ chức sản xuất
giống hoặc chủ dự án) phù hợp với quy trình kỹ thuật của các khâu công việc:
Chuẩn bị giống, làm đất, trồng, chăm sóc chè xây dựng cơ bản và nhu cầu của người
vay nhưng không vượt mức quy định trên.
- Trồng chè Tuyết shan cổ thụ thuộc
đất rừng phòng hộ theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm của các dự án: Ngoài suất
đầu tư 2,5 triệu đồng/ha theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, sẽ được
ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ ha (tổng suất đầu tư 4 triệu đồng/ha
gồm cả các khâu công việc: giống, làm đất, trồng, chăm sóc bảo vệ).
3. Thời gian vay và hoàn trả vốn
vay:
- Về thời hạn cho vay:
+ Đối với chè cũ thâm canh được vay
như chăm sóc chè XDCB, từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 được vay chăm sóc chè. Từ
năm thứ 4 đến năm thứ 6 phải trả hết nợ vay (cả gốc và lãi), mỗi năm trả ít nhất
30%. Nếu không trả nợ đúng kỳ hạn không được hỗ trợ lãi xuất vay.
+ Đối với trổng chè mới là: 8 năm.
Năm thứ nhất được vay trồng chè mới, từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 được vay chăm
sóc, từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 phải trả hết nợ vay (cả lãi và nợ gốc). Mức trả
nợ gốc hàng năm tối thiểu là 25%, không trả nợ đúng kỳ hạn không được hỗ trợ
lãi xuất. Nếu sau 8 năm, vì lý do khách quan, người vay chưa trả hết nợ, đơn vị
cho vay gia hạn thêm tối đa không quá 4 năm, UBND tỉnh không hỗ trợ lãi vay
trong thời gian này.
4. Về lãi vay:
a) Ngân sách hỗ trợ cho người vay vốn
50% số lãi vay thực tế phải trả hàng năm, bằng hình thức cấp bù lãi xuất cho tổ
chức cho vay theo đúng quy định tại mục 3 ở trên.
b) Việc thu lãi thực hiện 6 tháng 1 lần,
trường hợp có thể thỏa thuận được giữa người vay vốn với đơn vị cho vay thì thực
hiện thu lãi 12 tháng 1 lần. Tổ chức cho vay là tổ chức tín dụng của nhà nước
như: Ngân hàng Nông nghiệp, Qui hỗ trợ phát triển và các nguồn vay khác nếu có.
Các tổ chức tín dụng cho các dự án và hộ gia đình vay theo quy định thì đều được
hỗ trợ theo mức người vay chỉ phải trả lãi bằng 50% lãi vay của Ngân hàng Nông
nghiệp. Các tổ chức cho vay có chính sách khuyên khích người vay vốn có điều kiện
hoàn trả vốn vay và lãi vay trước kỳ hạn.
Điều 5. Chính
sách thuế:
1. Các tổ chức và hộ gia đình có diện
tích trồng chè mới, được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 7 năm đầu kể từ
ngày trồng mới. Khôi phục diện tích chè kém chất lượng và đầu tư thâm canh chè
được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu thâm
canh. Đất đang sản xuất - kinh doanh chè ổn định (từ năm thứ 8 sau khi trồng)
phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo qui định hiện hành.
2. Các hộ gia đình được miễn thuế
tiêu thụ các sản phẩm chè búp tươi, các tổ chức và gia đình được miễn thuế mua
giống chè để phục vụ cho trồng chè.
Điều 6: Chính
sách về chỉ đạo, đầu tư kỹ thuật và khuyến nông:
1. Người tham gia trồng và chế biến
chè được hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến chè.
2. Những cơ sở áp dụng giống chè mới
có năng suất cao do các cơ sở sản xuất giống của Trung ương quản lý cung ứng hoặc
nhập khẩu, khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ 20% kinh phí để
mua giống mới.
3. Những dự án đầu tư xây dựng mới vườn
ươm đảm bảo cung cấp đủ số lượng trồng theo kế hoạch hàng năm, được hỗ trợ 30%
kinh phí xây dựng vườn ươm và được hỗ trợ 20% chi phí mua, vận chuyển giống chè
mới làm giống gốc theo đúng dự án được UBND tỉnh phê duyệt.
4. Hỗ trợ kinh phí cho công tác tổ chức
chỉ đạo thực hiện và khuyến nông để đẩy mạnh phát triển đầu tư sản xuất vùng
nguyên liệu chè theo quy hoạch bằng 2% suất đầu tư cho vay của từng năm, tính
trên tổng diện tích chè đã thực hiện trồng mới, chăm sóc và thâm canh trong từng
năm. Kinh phí này được Sở Tài chính - Vật giá chuyển cho chủ dự án, sau khi đã
thẩm tra diện tích đầu tư thực tế trong năm kế hoạch và có trách nhiệm phối hợp
với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương và các tổ chức liên quan thẩm
tra diện tích trồng, nghiệm thu và cấp kinh phí trong tháng 12 hàng năm. Với
vùng dự án có kế hoạch 100 ha/năm trở lên cho ứng 50% vào tháng 6 hàng năm.
5. Thâm canh chè: Được Nhà nước trợ
cước vận chuyển phân bón các loại theo chính sách quy định.
Điều 7. Chính
sách đầu tư chế biến - tiêu thụ:
1. Khuyến khích các đơn vị trồng chè,
các tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư cơ sở chế biến chè hiện đại để sản xuất các
sản phẩm chè có giá trị kinh tế cao, các hộ hoặc nhóm hộ gia đình phát triển
các hình thức chế biến thủ công bán cơ giới hoặc cơ giới nhỏ với công nghệ phù
hợp.... Các tổ chức và hộ gia đình đầu tư chế biến chè được vay vốn tín dụng với
lãi xuất ưu đãi khi có các dự án, phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước và chính sách ưu đãi đầu tư khác theo quy định hiện hành.
2. UBND tỉnh đảm bảo việc chỉ đạo các
Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân chế biến thu mua toàn bộ chè búp tươi trong
chương trình phát triển vùng nguyên liệu chè của tỉnh do người trồng chè sản xuất
ra theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. UBND tỉnh quy định giá mua bình quân
lkg chè búp tươi tối thiểu bằng giá lkg thóc tẻ loại trung bình ở cùng thời điểm.
3. Khuyến khích các cơ sở chế biến đầu
tư mở rộng, nâng cấp thiết bị, công nghệ tiên tiến và đầu tư mới các cơ sở chế
biến. Khi có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được vay vốn ưu
đãi theo Quyết định 13/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ và được hưởng các
chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào
Cai
Điều 8. Chính
sách đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và đầu tư nước ngoài:
Các Doanh nghiệp tư nhân, công ty
TNHH hoạt động theo Luật doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài (gọi chung là Doanh
nghiệp tư nhân) có Dự án đầu tư trồng chè thuộc vùng quy hoạch phát triển
nguyên liệu chè của tỉnh hoặc Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến chè đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các dự án đó được coi là thuộc ngành nghề, lĩnh
vực được ưu đãi đầu tư và Doanh nghiệp tư nhân có dự án sẽ được hưởng một số
chính sách ưu đãi sau đây:
1. Đối với các Doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH: Được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước (sửa đổi) và Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ -
Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các
văn bản quy định khác. Đối với đầu tư nước ngoài thực hiện theo Luật Khuyến
khích đầu tư nước ngoài.
2. Được vay vốn tín dụng ưu đãi của
Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện dự án. Được hỗ trợ lãi xuất
vay như quy định tại phần 4- điều 4 của bản quy định này.
3. Hỗ trợ kinh phí về chỉ đạo, đầu tư
kỹ thuật và khuyến nông: Doanh nghiệp tư nhân có dự án được UBND tỉnh phê duyệt
đầu tư trồng chè thuộc vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu chè, được ngân
sách hỗ trợ kinh phí chỉ đạo - khuyến nông như quy định khoản 4 điều 7 của bản
Quy định này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
cùng với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã rà soát quy hoạch tổng thể
toàn tỉnh về diện tích các dự án khu vực phát triển kinh doanh chè, chế biến,
tiêu thụ chè và kế hoạch phát triển chè giai đoạn 2002- 2005 đến 2010 của tỉnh,
đề suất tiêu chuẩn giống chè từng vùng trình UBND tỉnh quyết định; xây dựng và
hướng dẫn cụ thể quy trình trồng, chăm sóc và thâm canh chè, có kế hoạch đảm bảo
cung ứng đủ các giống chè có năng xuất cao, chất lượng tốt, hướng dẫn chuyển
giao kỹ thuật, chỉ đạo việc tổ chức công tác khuyên nông cho người trồng chè,
quy định tiêu chuẩn chè búp nguyên liệu, kiểm tra việc thực hiện đầu tư chế biến,
tiêu thụ chè theo chủ trương của tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã chịu trách
nhiệm quy hoạch cụ thể diện tích trồng chè theo vùng tập trung, phối hợp với
ngành Địa chính để hoàn thành công tác giao đất, cho thuê đất ... và cấp quyền
sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình ở các vùng đã được quy hoạch. Chịu trách
nhiệm chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tổ chức thực hiện các dự án, phương
án sản xuất - kinh doanh chè tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất. Phối hợp các
ngành hướng dẫn, giải quyết các yêu cầu cho sản xuất theo quy định.
3. Giao cho các Doanh nghiệp Nhà nước,
các Ban quản lý 661 làm đầu mối xây dựng các dự án chè tập trung, đảm bảo công
tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật trong phạm vi vùng chè tập trung, phối
hợp với các địa phương và cơ quan có vốn cho vay tổ chức cho các hộ thành viên
và nhân dân trong vùng vay vốn và chỉ đạo trồng, chăm sóc, thâm canh xây dựng
vùng nguyên liệu chè; tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, quản lý và
cùng các tổ chức tín dụng thu hồi vốn cho Nhà nước.
4. Giao cho Sở Tài chính - Vật giá chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư
lập kế hoạch chi ngân sách hàng năm cho Chương trình phát triển chè. Hướng dẫn
cụ thể việc định giá chuyển nhượng đồi chè cho các hộ gia đình và sử dụng vốn
chuyển nhượng. Giải quyết kinh phí hỗ trợ lãi xuất tiền vay, kinh phí quản lý,
khuyến nông, đầu tư kỹ thuật cho các Doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình.
5. Các tổ chức tín dụng: Ngân hàng
Nông nghiệp, Quỹ hỗ trợ phát triển... tổ chức cho các dự án, hộ gia đình vay vốn
thuận lợi theo quy định này, để thực hiện kế hoạch phát triển chè hàng năm của
tỉnh.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức
năng thẩm định dự án, giám định đầu tư và cùng các ngành Ngân hàng, Tài chính lập
kế hoạch cung ứng vốn cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất chè vay vốn theo
dự án, phương án được duyệt.
Điều 10.
Các đơn vị và
cá nhân thực hiện đúng quy định này và có nhiều thành tích trong phát triển sản
xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ được khen thưởng theo quy định.
Những đơn vị và cá nhân vi phạm qui định
này, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.