Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 202/QĐ-UBND 2019 liên thông giải quyết thủ tục cấp điện qua lưới điện Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 202/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 23/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY TRÌNH PHỐI HỢP THỰC HIỆN “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” GIỮA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH ĐIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ;

Căn cứ Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công Thương về một số nội dung trong việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 94/TTr-SCT ngày 14 tháng 01 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình phối hợp thực hiện “một cửa liên thông” giữa cơ quan nhà nước và ngành điện trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
-
Cục KSTTHC-VPCP;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP; CV;
- Trung tâm PV HCC tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CCHC, CT, TH.

CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

QUY TRÌNH

PHỐI HỢP THỰC HIỆN “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” GIỮA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH ĐIỆN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định thống nhất việc tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (Công ty Điện lực) trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện (Khách hàng) qua công trình điện chuyên dùng trên địa bàn tỉnh theo hướng một cửa liên thông gồm các thủ tục: thỏa thuận đấu nối; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực không theo chu kỳ; chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; nghiệm thu đóng điện, ký kết hợp đồng mua bán điện.

2. Quy trình áp dụng cho:

a) Khách hàng có nhu cầu sử dụng điện đấu nối lưới điện trung áp. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện thủ tục đầu tư công trình điện chuyên dùng.

b) Cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thực hiện thủ tục đầu tư công trình cấp điện chuyên dùng, bao gồm các sở: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Sở Tài nguyên; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Ban quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục và đầu tư công trình cấp điện chuyên dùng.

Điều 2. Những nguyên tắc chung

1. Đảm bảo các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

2. Cơ chế “một cửa liên thông” trong quá trình tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục cấp điện qua lưới trung áp theo nguyên tắc sau:

a) Công ty Điện lực là đơn vị đầu mối trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân với ngành điện và cơ quan nhà nước, bao gồm: Thủ tục thỏa thuận đấu nối; thủ tục chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công; thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (đối với công suất trên 2.000kVA); thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; nghiệm thu đóng điện, ký kết hợp đồng mua bán điện.

b) Công ty Điện lực làm đầu mối tổ chức giao dịch với khách hàng theo “cơ chế một cửa” từ khi tiếp nhận yêu cầu mua điện của khách hàng đến khi ký hợp đng mua bán điện và cấp điện cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục đầu tư và xây dựng công trình cấp điện; chủ động luân chuyển hồ sơ của khách hàng đến cơ quan nhà nước, tiếp nhận hồ sơ xử lý từ cơ quan nhà nước để chuyên trả cho khách hàng, thông báo kết quả xử lý và phối hợp với khách hàng trong quá trình khảo sát, nghiệm thu tại hiện trường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

c) Các công việc liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Công ty Điện lực. Các cơ quan nhà nước chuyn kết quả xử lý, các vướng mắc (nếu có) về bộ phận một cửa của Công ty Điện lực đ trả lời cho khách hàng....

3. Toàn bộ thủ tục và quy trình thực hiện cấp điện qua lưới trung áp được công khai trên trang thông tin điện tử Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Công ty Điện lực và Trung tâm chăm sóc khách hàng Tổng Công ty Điện lực miền Trung đ các cá nhân, tổ chức đề nghị cấp điện qua lưới trung áp thuận tiện trong giao dịch, theo dõi và được lưu trữ tại bộ phận một cửa của Công ty Điện lực để phục vụ kiểm tra, giám sát.

Chương II

QUY TRÌNH PHỐI HỢP THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CÁC THỦ TỤC TRONG ĐẦU TƯ CẤP ĐIỆN CHUYÊN DÙNG

Điều 3. Quy định thực hiện

1. Khách hàng mua điện cung cấp hồ sơ đăng ký mua điện và hồ sơ liên quan đến các thủ tục của cơ quan nhà nước tại bộ phận một cửa của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế theo các hình thức: Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế; thông qua Website chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực min Trung, Công ty Điện lực; trực tiếp tại trụ sở Công ty Điện lực theo “cơ chế một cửa”; gửi văn bản đề nghị yêu cầu dịch vụ.

2. Khách hàng yêu cầu dịch vụ có thể tra cứu và nhận thông tin theo dõi kết quả xử lý tại Website chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Trung, hộp thư điện tử và tin nhắn điện thoại (SMS) đăng ký.

3. Đối với công trình do Công ty Điện lực đầu tư:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu của khách hàng, Công ty tổ chức khảo sát thực tế, lập phương án thiết kế, gửi các cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tiếp cận điện năng, tổ chức thi công, nghiệm thu đóng điện, ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng.

4. Đối với công trình do khách hàng tự đầu tư:

Công ty Điện lực sẽ phối hợp với khách hàng thực hiện thỏa thuận đấu nối và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ thiết kế, lập hồ sơ thủ tục với các cơ quan nhà nước đúng quy định đồng thời Công ty Điện lực sẽ chuyển hồ sơ khách hàng đến cơ quan nhà nước giải quyết theo quy định.

Điều 4. Trình tự, thủ tục thực hiện

1. Đối với công trình do ngành điện đầu tư:

- Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu mua điện tại Bộ phận một cửa của Công ty Điện lực.

- Công ty Điện lực phối hợp với khách hàng thực hiện khảo sát hiện trường và lập hồ sơ dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư công trình điện. Thời gian thực hiện: không quá 03 ngày làm việc.

- Công ty Điện lực gửi hồ sơ đến các cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 5 của Quy định này để thực hiện các thủ tục: Điều chỉnh, bổ sung hợp phần quy hoạch không theo chu kỳ đối với công trình có tổng công suất lớn hơn 2.000kVA; Chấp thuận xây dựng công trình và cấp giấy phép thi công công trình (đào đường, vỉa hè); Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Thời gian giải quyết thủ tục của từng cơ quan: không quá 5 ngày làm việc.

- Các cơ quan quản lý nhà nước trả kết quả xử lý hoặc thông báo các vướng mắc, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trực tiếp cho Bộ phận một cửa Công ty Điện lực.

- Công ty Điện lực thực hiện thi công xây dựng công trình, nghiệm thu đóng điện và ký kết Hợp đồng mua bán điện với khách hàng. Thời gian thực hiện không quá 21 ngày làm việc.

(Lưu đồ thực hiện cấp điện qua lưới trung áp do ngành điện đầu tư tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này)

2. Đối với công trình do khách hàng đầu tư:

- Khách hàng tổ chức lập hồ sơ thiết kế (Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công) (nếu có); nộp hồ sơ yêu cầu mua điện tại Bộ phận một cửa của Công ty Điện lực.

- Công ty Điện lực phối hợp với khách hàng thực hiện khảo sát hiện trường và lập thỏa thuận đấu nối. Thời gian thực hiện: không quá 02 ngày làm việc.

- Khách hàng hoàn thiện hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đầu tư công trình điện, đồng thời cung cấp thành phần hồ sơ theo Phụ lục 3 kèm theo quy định này đến Bộ phận một cửa Công ty Điện lực để thực hiện các thủ tục hành chính với cơ các quan nhà nước.

- Công ty Điện lực gửi hồ sơ do khách hàng cung cấp đến các cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 5 của Quy định này đ thực hiện các thủ tục: Điều chỉnh, bổ sung hợp phần quy hoạch không theo chu kỳ đối với công trình có tổng công suất lớn hơn 2.000kVA; Chấp thuận xây dựng công trình và cấp giấy phép thi công công trình (đào đường, vỉa hè); Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Thời gian giải quyết thủ tục của từng cơ quan: không quá 5 ngày làm việc.

- Các cơ quan quản lý nhà nước trả kết quả xử lý hoặc thông báo các vướng mắc, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trực tiếp cho Bộ phận 1 cửa Công ty Điện lực để trả cho khách hàng.

- Khách hàng tổ chức thi công xây dựng công trình điện.

- Khách hàng gửi hồ sơ nghiệm thu đóng điện, ký hợp đồng mua bán điện đến Bộ phận một cửa Công ty Điện lực. Công ty Điện lực phối hợp với khách hàng nghiệm thu đóng điện và ký hợp đồng mua bán điện. Thời gian thực hiện không quá 2 ngày làm việc.

(Lưu đồ thực hiện cấp điện qua lưới trung áp do khách hàng đầu tư tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này)

3. Thành phần hồ sơ, thời gian thực hiện, cơ quan thực hiện đối với từng thủ tục hành chính qua định tại Phụ lục 3 kèm theo Quy định này.

Điều 5. Trách nhiệm thực hiện các thủ tục

1. Sở Công Thương thực hiện thủ tục điều chỉnh, bổ sung Hợp phần Quy hoạch đối với các công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lớn hơn 2.000kVA.

2. Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công công trình. Trong đó:

a) Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện thủ tục cấp giy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng theo tuyến trong đô thị theo phân cấp; Sở Giao thông vận tải thực hiện thủ tục chp thuận xây dựng và cấp phép thi công đối với các công trình và có vị trí cột điện, trạm biến áp lắp đặt trên công trình đường bộ đang khai thác.

b) Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công đối với các công trình vị trí cột điện, trạm biến áp lắp đặt trong địa giới quản lý.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. Công ty Điện lực thực hiện các thủ tục: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp điện, thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu đóng điện và ký kết hợp đồng.

Điều 6. Công tác phối hợp giữa Công ty Điện lực và Cơ quan quản lý nhà nước

1. Khi nhận được yêu cầu của khách hàng, Bộ phận một cửa của Công ty Điện lực sẽ chủ động liên hệ và hướng dẫn khách hàng cụ thể thủ tục cấp điện và cách thức thực hiện các thủ tục của cơ quan nhà nước, thực hiện tiếp nhận các hồ sơ liên quan và chủ động liên hệ khách hàng để bổ sung các hồ sơ còn thiếu, cần hoàn thiện trong quá trình thực hiện dịch vụ, thủ tục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, in Biên nhận hồ sơ giao khách hàng hẹn thời gian giải quyết phù hợp theo quy định của từng loại thủ tục.

2. Công ty Điện lực chủ động giao hồ sơ yêu cầu của khách hàng chuyển cơ quan nhà nước trong buổi làm việc tiếp theo kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và liên hệ lấy kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận-trả kết quả của cơ quan nhà nước theo đúng lịch hẹn. Mọi giao dịch chứng từ giữa Công ty Điện lực và cơ quan nhà nước đều phải cập nhật ngày, tháng, cũng như có chữ ký xác nhận giữa 2 bên giao/nhận trong quá trình giao nhận chứng từ và luân chuyển hồ sơ.

3. Cơ quan nhà nước tiến hành thẩm định, xem xét giải quyết hồ sơ khách hàng theo thời gian quy định, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định thì có hướng dẫn, phản hồi ngay cho người giao hồ sơ của Công ty Điện lực hoặc chậm nhất trong 01 ngày làm việc hôm sau cơ quan nhà nước có văn bản thông báo gửi Công ty Điện lực đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ (nếu có). Các trường hợp trong quá trình thẩm định, xem xét nếu thấy cần phải hiệu chỉnh, cần hẹn khảo sát, nghiệm thu hiện trường, kiểm tra thi công,... thì cơ quan nhà nước gửi văn bản trực tiếp cho khách hàng, đồng thời có thông báo chuyển Bộ phận một cửa Công ty Điện lực để theo dõi, phối hợp quá trình giải quyết. Các trường hợp thẩm định, xem xét không chấp thuận thì cơ quan nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Mọi giao dịch phát sinh, liên hệ giữa khách hàng và cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện các thủ tục phải thực hiện thông qua Bộ phận một cửa của Công ty Điện lực. Cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực thông báo cho nhau các đầu mối, đơn vị theo phân cấp hoặc ủy quyền giải quyết các thủ tục, thiết lập cơ chế liên lạc, trao đổi thông tin giữa các bộ phận chức năng qua điện thoại, thư tín, hệ thống công nghệ thông tin để giảm bớt số thủ tục và thời gian thực hiện của khách hàng, cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc,... các đơn vị cần thống nhất tìm biện pháp tháo gỡ hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.

Chương III

THIẾT LẬP CƠ CHẾ MỘT CỬA ĐIỆN TỬ LIÊN THÔNG VÀ GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Điều 7. Quy định cơ chế một cửa điện tử

1. Cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực phối hợp xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để thiết lập kết nối điện tử theo dõi tiến trình dịch vụ và ghi nhận kết quả giải quyết. Theo đó, các thông tin đăng ký tiếp nhận, kết quả xử lý, trở ngại khách hàng của cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực sẽ được thông báo:

- Thể hiện trên trang thông tin Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trang thông tin điện tử các sở, ngành và Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố Huế.

- Trên Website Chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền trung.

2. Hệ thống thông tin trên Website Chăm sóc khách hàng, Công ty Đin lực và các Sở, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố Huế được kết nối đồng bộ dữ liệu qua phần mềm chức năng để tiếp nhận thông tin yêu cầu dịch vụ từ khách hàng, ghi nhận tiến trình xử lý và phối hợp trong khảo sát hiện trường. Phần mềm có thể đáp ứng được mức độ dịch vụ công cấp 3 phục vụ tiếp nhận và luân chuyn “hồ sơ điện tử” từ phía khách hàng và Cơ quan nhà nước, Công ty Điện lực qua việc điện tử hóa các thủ tục cấp điện của Công ty Điện lực và Cơ quan nhà nước.

Điều 8. Giám sát tiến độ thực hiện

1. Khách hàng giám sát tiến độ giải quyết các thủ tục của cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực thông qua theo dõi tiến trình giải quyết trên Website Chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Trung. Các Công ty Điện lực sẽ tổ chức nhắn tin SMS cho khách hàng để thông báo việc đã nhận dịch vụ và hẹn thời gian thực hiện, tiến độ giải quyết liên quan đến các thủ tục thực hiện của Công ty Điện lực và cơ quan nhà nước đ khách hàng theo dõi và chủ động phối hợp trong quá trình giải quyết dịch vụ.

2. Các trường hợp giải quyết chậm tiến độ, khách hàng có thể phản ảnh đến bộ phận một cửa hoặc trực tiếp trên đường dây nóng của Ủy ban nhân dân tỉnh. Các cơ quan nhà nước và Công ty Điện lực phải gửi thư xin lỗi khách hàng nếu giải quyết chậm tiến độ và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu không khắc phục kịp thời.

Chương IV

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 9. Quy định công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ

Các loại hồ sơ tiếp nhận, phát sinh trong quá trình giải quyết dịch vụ cho khách hàng được cơ quan nhà nước hoặc Công ty Điện lực lưu trữ các hồ sơ tiếp nhận do khách hàng cung cấp (thông qua bộ phận một cửa) tương ứng với thủ tục thuộc thẩm quyền trách nhiệm giải quyết theo quy định.

Điều 10. Chế độ báo cáo

Công ty Điện lực báo cáo định kỳ trước ngày 14 hàng tháng về Sở Công Thương các nội dung: Tổng số công trình trạm biến áp chuyên dụng do ngành Điện đầu tư, tổng số công trình trạm biến áp do khách hàng tự đầu tư; Thời gian giải quyết các thủ tục của ngành điện và cơ quan nhà nước so với quy định; Các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện (nếu có);... để Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giám sát kết quả thực hiện tiếp cận điện năng của Cơ quan nhà nước và ngành điện.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm thực hiện

1. Sở Công Thương có trách nhiệm:

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện theo nội dung trong quy định này và các quy định có liên quan;

- Chủ trì kiểm tra, tổng hợp báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh;

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả, đánh giá thực hiện việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các cơ quan, đơn vị không thực hiện tốt việc rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng theo Quy định này;

- Hướng dẫn, theo dõi việc áp dụng Quy định này tại các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế.

2. Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế có trách nhiệm:

- Hiệu chỉnh, bổ sung thủ tục hành chính liên quan đến trách nhiệm phân công phù hợp Quy định này tại các đơn vị chức năng trực thuộc;

- Công bố, niêm yết công khai, rõ ràng các thủ tục hành chính được phân công thực hiện Quy định này trên trang thông tin điện tử cơ quan mình.

3. Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế có trách nhiệm:

- Nghiên cứu đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục, công việc liên quan đến tiếp cận điện năng của đơn vị mình;

- Chủ động làm việc với khách hàng có yêu cầu sử dụng điện để tng hp số liệu nhu cầu cấp điện, lập kế hoạch, phương án đầu tư, bố trí vốn, mua sắm;

- Hướng dẫn khách hàng có yêu cầu cấp điện về các thủ tục hành chính, các cơ quan, đơn vị thực hiện liên quan đến tiếp cận điện năng;

- Niêm yết công khai tại trụ sở Công ty Điện lực, trên trang thông tin điện tử của mình về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết liên quan đến tiếp cận điện năng để khách hàng biết;

- Phối hợp các Sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng chương trình liên thông để tiếp nhận hồ sơ và theo dõi tiến trình giải quyết dịch vụ khách hàng tại bộ phn chuyên môn của Công ty Điện lực và đơn vị trực thuộc của Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế.

4. Khách hàng sử dụng điện có yêu cầu đấu nối, cấp điện từ lưới điện trung áp có trách nhiệm:

- Cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu, quy mô sử dụng điện, tiến độ yêu cầu cấp điện. Trường hợp tự đầu tư thì lựa chọn đơn vị tư vn thiết kế, thi công có đầy đủ năng lực; bố trí đủ nguồn vốn để triển khai thi công công trình đấu nối vào lưới điện trung áp đúng yêu cầu, tiết kiệm chi phí;

- Kịp thời phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tiếp cận điện năng cho Sở Công Thương.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương có nhiệm vụ làm đầu mối kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu gặp vướng mc, khó khăn, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh về Sở Công Thương bằng văn bản để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI TRUNG ÁP DO ĐIỆN LỰC ĐẦU TƯ

Khách hàng

Công ty Điện lực

Sở Công Thương

Sở Giao thông vận tải/Sở Xây dựng/Ban Quản lý các khu kinh tế, công nghiệp/UBND huyện, thị xã, thành phố Huế

 

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI TRUNG ÁP DO KHÁCH HÀNG ĐẦU TƯ

Khách hàng

Công ty Điện lực

Sở Công Thương

Sở Giao thông vận tải/Sở Xây dựng/Ban Quản lý các khu kinh tế, công nghiệp/UBND huyện, thị xã, thành phố Huế

 

PHỤ LỤC 3

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN THỰC HIỆN, CƠ QUAN THỰC HIỆN, CÁC BIỂU MẪU QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tên Thtc

Cơ quan, đơn vị thực hiện

Thành phần hồ yêu cầu

Thời gian thực hin (ngày làm việc)

Chi phí thực hiện (đồng)

Tiếp nhận yêu cầu mua điện, khảo sát hiện trường và lập hồ sơ dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư công trình điện (đối với công trình do ngành Điện đầu tư)

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

- Giấy đề nghị mua điện (Mu số 1).

- Một (01) bản sao của một trong các loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện như: Hộ khẩu thường trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hợp đồng mua nhà hợp lệ; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở đối với khách hàng sinh hoạt); hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; hợp đồng thuê địa điểm (khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt).

- Một (01) bản sao của một trong các loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện có liên quan đến địa điểm đăng ký mua điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.

- Bản đăng ký biu đồ phụ tải.

3

Không thu phí

Tiếp nhận yêu cầu mua điện, khảo sát hiện trường và Thỏa thuận đấu ni i với công trình do khách hàng đầu tư)

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

- Giấy đề nghị mua điện (Mu s 1).

- Một (01) bản sao của một trong các loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện như: Hộ khẩu thường trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hợp đồng mua nhà hợp lệ; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở đối với khách hàng sinh hoạt); hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; hợp đồng thuê địa điểm (khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt).

- Một (01) bản sao của một trong các loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện có liên quan đến địa điểm đăng ký mua điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.

- Hồ sơ thông tin đề nghị đấu nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 2B kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 (Mu số 2).

2

Không thu phí

Điều chỉnh, bổ sung hợp phần quy hoạch không theo chu ký đối với công trình trạm biến áp trung áp có tổng dung lượng lớn hơn 2.000kVA (Chủ đầu tư dự án có nhu cu)

Sở Công Thương

- Tờ trình/ văn bản đề nghị, bổ sung quy hoạch của khách hàng/ chủ đầu tư.

- 05 bộ Báo cáo điều chỉnh hợp phần quy hoạch theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 21/12/2018 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực (Mu s 3).

5

Không thu phí

Chấp thuận xây dựng công trình

Sở giao thông vận tải;

- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính). Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có công chứng).

5

Không thu phí

Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình

Sở Giao thông vận tải/Sở Xây dựng/ Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp/Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Mu số 5 (phụ lục đính kèm).

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến.

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đi với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

Ghi chú: Đối với công trình lưới điện trung thế đi nổi có quy mô lắp đặt 02 khoảng trụ đường dây hiện có thì không cần thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công. Công ty Điện lực hoặc khách hàng có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan nhà nước trước khi thực hiện 02 ngày.

5

Thu phí

Xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố

- Văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường: bản chính.

- Ba (03) Kế hoạch bảo vệ môi trường (bản chính). (Mu số 6) + Một (01) tập hồ sơ dự án/ thiết kế có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.

5

Không thu phí

Nghiệm thu đóng điện, ký kết hợp đồng mua bán điện

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế

- Văn bản đề nghị nghiệm thu (bản chính).

- Hồ sơ pháp lý (bản sao).

- Hồ sơ thiết kế được duyệt (bản chính).

- Hồ sơ hoàn công (bản sao).

- Biên bản lắp đặt hệ thống đo đếm (bản chính).

- Biên bản áp giá bán điện (bản chính).

- Hợp đồng mua bán điện (bản  chính).

2

Thu phí

 

MẪU SỐ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA ĐIỆN
(Đi với khách hàng có yêu cầu mua điện từ lưới điện trung áp)

Kính gửi:…………………………………………………….

1. Tên cơ quan hoặc cá nhân đăng ký mua điện: ...................................................... (1).

2. Đại diện là ông (bà): ............................................................................................ (2).

3. Số CMND /Hộ chiếu /CMCAND /CMQĐND …...: ………..Cơ quan cấp …………………….. ngày.....tháng…..năm....

4.Theo giấy ủy quyền…………ngày làm việc ...tháng....năm…….. của……….. (3)

5. Số điện thoại liên hệ và nhận nhắn tin (SMS): ........................................................... ;

6. Fax……………………………………; 7.Email............................................................ (4)

8. Tài khoản số:………………………… Tại ngân hàng: ............................................... (5)

9. Hình thức thanh toán: ...............................................................................................

10. Địa chỉ giao dịch: .................................................................................................. ;

11. Mã số thuế:............................................................................................................

12. Mục đích sử dụng điện: .........................................................................................

13. Địa điểm đăng ký sử dụng điện:..............................................................................

14. Công suất đăng ký sử dụng:………………………kw

15. Tình trạng sử dụng điện hiện tại: Chưa có điện □; Đang dùng công tơ chung□

16. Tên chủ hộ dùng chung/số HĐMBĐ/mã số KH/địa chỉ ......................................... (6).

BẢNG KÊ CÔNG SUẤT THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN

(Áp dụng đối với yêu cầu mua điện có công suất đăng ký sử dụng ≥ 40kW)

Tên

thiết bị

Công suất (kW)

Số lượng

Thời gian sử dụng

Tổng công suất sử dụng (kW)

Điện năng

(kWh/ngày làm việc)

Từ….. đến…..

Tổng

1……………

2……………

3…………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………, ngày……...tháng………năm……..
Bên mua điện (7)
(ký, ghi rõ họ và tên)

 

HƯỚNG DẪN

(1): Ghi tên Khách hàng là cá nhân, hoặc tên đơn vị đăng ký mua điện

(2) Ghi tên cá nhân đại diện của Cơ quan/tổ chức đăng ký mua điện

(3): Giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện của cơ quan/tổ chức để mua điện

(4) và (5) Ghi đầy đủ đối với cơ quan/tổ chức. Khách hàng cung cấp thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ

(6): Trường hợp đang dùng chung có thêm 01 trong những thông tin liên quan đến Chủ hộ dùng chung

(7): Là cá nhân hoặc đại diện Bên mua điện (được ủy quyền)


BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI

Bên mua điện: .............................................................................................................

Địa chỉ dùng điện: .......................................................................................................

Số hợp đồng: ……………………………………………………Lộ trình ............................... ;

Hai bên cùng thống nhất và đảm bảo việc cung cấp - sử dụng điện theo biu đ phụ tải và các thông s sử dụng điện chủ yếu sau:

P(kW)

 

…….., ngày ……. tháng ……. năm 20....
Bên mua điện
(Ký và ghi rõ họ tên)

……….., ngày ……. tháng ……. năm 20....
Đi din Bên bán đin
(Ký và ghi rõ họ tên)


MẪU SỐ 2

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ ĐẤU NỐI CHO KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI TRUNG ÁP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định hệ thống điện phân phối)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin khách hàng.

a) Họ và tên khách hàng:..............................................................................................

b) Có trụ sở đăng ký tại:...............................................................................................

c) Người đại diện/Người được ủy quyền:......................................................................

d) Chức danh:..............................................................................................................

đ) Số CMND/Hộ chiếu:.................................................................................................

e) Địa chỉ liên lạc: ……………Điện thoại:……………; Fax:……………..; Email:…………….

2. Hồ sơ pháp lý

Các tài liệu về tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

3. Mô tả dự án

a) Đề nghị đấu nối: (mô tả nhu cầu đấu nối)...................................................................

b) Tên dự án:...............................................................................................................

c) Địa điểm xây dựng:..................................................................................................

d) Lĩnh vực hoạt động/loại hình sản xuất:......................................................................

đ) Ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối:......................................................................

e) Cấp điện áp dự kiến đấu nối:....................................................................................

II. THÔNG TIN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN

1. Số liệu về điện năng và công suất định mức

Công suất sử dụng lớn nhất: …………………………….(kW)

Điện năng tiêu thụ/ngày/tháng/năm: ………………………………(kWh)

Đăng ký sử dụng điện

Năm hiện tại

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Năm thứ 4

Năm thứ 5

Công suất lớn nhất (kW)

 

 

 

 

 

Sản lượng điện trung bình năm (kWh)

 

 

 

 

 

2. Số liệu dự báo nhu cầu điện tại điểm đấu nối

- Khách hàng phải cung cấp các thông tin về tổng công suất lắp đặt của các thiết bị điện, chế độ tiêu thụ điện (ca, ngày làm việc và ngày nghỉ).

- Đối với khách hàng sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại 40 kW trở lên, khách hàng phải cung cấp các thông tin về Biểu đồ phụ tải ngày điển hình của năm vào vận hành (hoặc năm dự kiến thay đổi đấu nối hiện có) và 04 năm tiếp theo.

3. Yêu cầu về mức độ dự phòng

Đối với Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện phân phối là khách hàng quan trọng theo danh mục được UBND cấp tỉnh phê duyệt có nhu cầu nhận điện từ hai nguồn trở lên cần nêu rõ nguồn dự phòng và công suất dự phòng yêu cầu.

4. Đặc tính phụ tải và các yêu cầu khác (nếu có)

Chi tiết về đặc điểm dây chuyền công nghệ các thành phần phụ tải của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện phân phối, trong đó đặc biệt lưu ý cung cấp thông tin về các phụ tải có thể gây ra dao động quá 5% tổng công suất của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện phân phối tại điểm đấu nối và mức gây nhấp nháy điện áp của các phụ tải đó.

 

MẪU SỐ 3

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐIỀU CHỈNH HỢP PHẦN QUY HOẠCH

1. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

2. Quy mô, tiến độ và các thông số chính của dự án cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

3. Đánh giá ảnh hưởng của việc đều chỉnh, bổ sung dự án đối với lưới điện sau trạm 110kV khi xuất hiện dự án.

4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bổ sung, điều chỉnh

5. Kết luận và kiến nghị

 

MẪU SỐ 4

(1)
(2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./….

….., ngày …. tháng …. năm 20…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chấp thuận xây dựng (...3...)

Kính gửi: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ;

- Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , ngày 23 tháng 09 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- (5……)

(...2....) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (...6...) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…..7…..).

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

Hồ sơ thiết kế của (...6...);

Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do (...9...) thực hiện.

- (...10...)

(...2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

Địa chỉ liên hệ: …..

Số điện thoại: …..

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …………….;
- …………….;
- Lưu VT.

(2....)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI


(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL5, địa phận tỉnh Hưng Yên”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu được quy định tại Điều 13 Thông tư này.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.

(7) Ghi rõ tên quốc lộ, cấp kỹ thuật của đường hiện tại và theo quy hoạch, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải quốc lộ, các vị trí cắt ngang qua quốc lộ (nếu có).

(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).

(9) Tổ chức tư vấn (độc lập với tổ chức tư vấn lập Hồ sơ thiết kế) được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ.

(10) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.

 

MẪU SỐ 5

(1)
(2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./….

….., ngày …. tháng …. năm 201....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Cấp phép thi công (...3...)

Kính gửi: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ;

- Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , ngày 23 tháng 09 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ (...5..);

(....2....) đề nghị được cấp phép thi công (...6...) tại (...7...)Thời gian thi công bắt đầu từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày ...tháng ... năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (...5...) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (...8...) (bản chính).

+ (...9...).

(...2...) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(...2...) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(...2...) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (...10...) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………….

Số điện thoại: ………….

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …………...;
- Lưu VT.

(…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ
CỦA NGƯỜI KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL39, địa phận tỉnh Hưng Yên”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên quốc lộ, thuộc địa phận tỉnh nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (..2..) thy cần thiết.

(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

 

Ghi chú:

Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công, các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể đ ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến)

Kính gửi: ………………………………….

1. Thông tin về chủ đầu tư:

-Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): .......................................................................................

- Người đại diện: …………………………………. Chức vụ (nếu có): .................................

- Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………….......

- Số nhà: ……………………… Đường/phố ……………………Phường/xã ........................

- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: .......................................................................................

- Số điện thoại: ...........................................................................................................

2. Thông tin công trình:

- Địa điểm xây dựng: ...................................................................................................

- Lô đất số: ………………………………… Diện tích …………………….m2.

- Tại số nhà: …………………………………Đường/phố …………………………..

- Phường/xã ……………………………………………….. Quận/huyện

…………………………..

- Tỉnh, thành phố:

……………………………………………………………………………………….

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

- Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ...................................

+ Diện tích xây dựng: ………m2.

+ Cốt xây dựng: ……….m

+ Chiều sâu công trình: ………..m (tính từ cốt xây dựng)

- Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ………….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: …………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: …………. (ghi rõ s tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ..................................................................

- Tên đơn vị thiết kế: …………………………………………….

- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): S…………… Cấp ngày ................

- Tên chủ nhiệm thiết kế: ..............................................................................................

- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………………… Cấp ngày:.........................

- Địa chỉ: .....................................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………..cấp ngày ......................................

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.

6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 -

2 -

 

…….. ngày ….. tháng ….. năm ……
Người làm đơn/Đạ
i diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu c
ó)

 

MẪU SỐ 6

Mẫu trang bìa của kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường
(Phụ lục 5.4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của (2)

 

 

 

 

 

 

Đại diện (1) (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu (nếu có))

Đại diện đơn vị tư vấn (nếu có) (*)

(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Tháng… năm 20…

 

 

Ghi chú: (1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (2) Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(*) Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

 

Cấu trúc và nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường
(Phụ lục 5.4 ban hành hèm theo Thông tư s 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày... tháng... năm...

Kính gửi: (1)………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gửi đến (1) bản kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là dự án): nêu đúng tên gọi như được nêu trong báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2. Tên chủ dự án: ...

1.3. Đa chỉ liên h: ...

1.4. Người đại diện theo pháp luật: ...

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, s Fax, E-mail ...).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án:

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ các điểm khống chế ranh giới theo hệ VN2000) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông,...), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử,... ), hiện trạng sử dụng đất trên vị trí thực hiện dự án và các đối tượng xung quanh khác.

Chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô dự án

Mô tả tóm lược về quá trình thi công xây dựng; quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo giờ, ngày, tháng hoặc năm; phương thức cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

- Đối với trường hợp mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động cần phải bổ sung thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đi, điều chỉnh, bổ sung.

II. Các tác động xấu đến môi trường

2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải

2.1.1. Khí thải: ...

2.1.2. Nước thải: ...

2.1.3. Chất thải rắn: ...

2.1.4. Chất thải nguy hại: ...

2.1.5. Chất thải khác:... (nếu có)

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải. Đối với khí thải và nước thải còn phải nêu rõ hàm lượng/nồng độ của từng thành phần ô nhiễm đặc trưng và so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành trong trường hợp chưa áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.

2.2. Tác động xu đến môi trường không do chất thải

Nêu tóm tắt các tác động xấu đến môi trường khác (nếu có) do dự án gây ra: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phn môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

Yêu cầu: các loại tác động xu đến môi trường phải được thể hiện theo từng giai đoạn, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các giai đoạn sau theo đặc thù của từng dự án cụ thể: (1) chuẩn bị đầu tư, (2) thi công xây dựng, (3) vận hành dự án và (4) hoàn thành dự án.

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường

3.1. Giảm thiểu tác động xu do chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải chứng minh sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động xu khác

Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xu đó. Trường hợp không th có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn kh của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể đ các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.3. Kế hoạch giám sát môi trường

- Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ dự án giám sát nước thải đối với dự án có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung và không yêu cầu chủ dự án giám sát những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải mà dự án không có khả năng phát sinh hoặc khả năng phát sinh thp.

- Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu:

- Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, s lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.

- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mi liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

IV. Cam kết

Chúng tôi cam kết về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường đạt các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi gửi kèm theo đây các văn bản có liên quan đến dự án (nếu có và liệt kê cụ thể).

Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường, kể cả các tài liệu đính kèm. Nếu có sai phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

 

 

(2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có))

 

Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Đại diện có thm quyn của chủ dự án.

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thm quyn của chủ dự án ở trang cuối cùng.

 

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Địa điểm), ngày …….tháng ….. năm 20…….

Kính gửi: (1)

Gửi đến (1) kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án, cơ sở (gọi chung là dự án): ...

1.2. Tên chủ dự án: ...

1.3. Địa chỉ liên hệ: ...

1.4. Người đại diện theo pháp luật: ...

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail...).

II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh

2.1. Địa điểm thực hiện dự án: .....................................................................................

...................................................................................................................................

2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng

...................................................................................................................................

2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2): .................................

2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất: ...............................

...................................................................................................................................

2.6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất (dầu, than, củi, gas, điện...)

...................................................................................................................................

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Yếu tố gây tác động

Tình trạng

Biện pháp giảm thiểu

Tình trạng

Không

Không

Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công

 

 

Sử dụng phương tiện, máy móc thi công đã qua kiểm định

 

 

Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm

 

 

Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Bụi

 

 

Cách ly, phun nước để giảm bụi

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Nước thải sinh hoạt

 

 

Thu gom, tự xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải)

 

 

Thu gom, thuê đơn vị có chức năng để xử lý

 

 

Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Nước thải xây dựng

 

 

Thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải)

 

 

Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Chất thải rắn xây dựng

 

 

Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng

 

 

Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm)

 

 

Thuê đơn vị có chức năng đ xử lý

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Chất thải rắn sinh hoạt

 

 

Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm)

 

 

Thuê đơn vị có chức năng để xử lý

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Chất thải nguy hại

 

 

Thuê đơn vị có chức năng đ xử lý

 

 

Biện pháp khác:

 

 

Tiếng ồn

 

 

Định kỳ bảo dưỡng thiết bị

 

 

Bố trí thời gian thi công phù hợp

 

 

Biện pháp khác

 

 

Rung

 

 

Định kỳ bảo dưỡng thiết bị

 

 

Bố trí thời gian thi công phù hợp

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước mưa chảy tràn

 

 

Có hệ thng rãnh thu nước, h ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

IV. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động

Yếu tố gây tác đng

Tình trạng

Biện pháp giảm thiểu

Tình trạng

Không

Không

Bụi và khí thải

 

 

Lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải với ống khói

 

 

Lp đặt quạt thông gió với bộ lọc không khí ở cuối đường ống

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải sinh hoạt

 

 

Thu gom và tái sử dụng

 

 

Xử lý sơ bộ bng b tự hoại trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải sản xuất

 

 

Thu gom và tái sử dụng

 

 

Xử lý nước thải cục bộ và thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung

 

 

Xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn quy định và thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận và quy chuẩn đạt được sau xử lý)

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải từ hệ thống làm mát

 

 

Thu gom và tái sử dụng

 

 

Giải nhiệt và thải ra môi trường

 

 

Biện pháp khác

 

 

Chất thải rắn

 

 

Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng

 

 

Tự xử lý

 

 

Thuê đơn vị có chức năng đ xử lý

 

 

Biện pháp khác

 

 

Chất thải nguy hại

 

 

Thuê đơn vị có chức năng để xử lý

 

 

Biện pháp khác

 

 

Mùi

 

 

Lắp đặt quạt thông gió

 

 

Biện pháp khác

 

 

Tiếng ồn

 

 

Định kỳ bảo dưỡng thiết bị

 

 

Cách âm để giảm tiếng ồn

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nhiệt dư

 

 

Lắp đặt quạt thông gió

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước mưa chảy tràn

 

 

Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường

 

 

Biện pháp khác

 

 

V. Cam kết

5.1. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

5.2. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện đầy đủ các kế hoạch bảo vệ môi trường được nêu trên đây.

5.3. Chúng tôi/tôi đảm bảo độ trung thực của các thông tin và nội dung điền trong kế hoạch bảo vệ môi trường này./.

 

 

(2)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có))

 

Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;

(2) Đại diện có thm quyền của chủ dự án.

Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gc, có chữ ký của ch dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) ở trang cuối cùng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 202/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 về Quy trình phối hợp thực hiện “một cửa liên thông” giữa cơ quan nhà nước và ngành điện trong giải quyết thủ tục cấp điện qua lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.506

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.211.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!