ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1985/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 09 tháng 06
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH MŨI NHỌN CỦA TỈNH THANH HÓA
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ
Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn;
Căn cứ
Nghị Quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg
ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 phê duyệt Chương trình Hành động quốc
gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 290-QĐ/TU
ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về
ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ
Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Chiến
lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 1554/QĐ-UBND
ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Kế hoạch số 156/KH-UBND
ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh về triển khai Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn
2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 1034/TTr-SVHTTDL
ngày 28/4/2017 về việc phê duyệt Đề án; của Sở Tài chính tại Công văn số
1608/STC-HCSN ngày 25/4/2017 và của Sơ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1589/SKHĐT-CNDV về việc rà soát danh mục các dự án thực hiện 03 đề án do Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chủ trì,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Đề án Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền
thông, Giao thông Vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội; Giám đốc Trung tâm
Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch; lãnh đạo các đơn vị và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ (để
t/h);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ Phát triển Du lịch tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KTTC (VA12138)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH MŨI NHỌN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1985/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Thanh Hóa là vùng đất có nhiều tiềm
năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong
phú, đặc sắc. Trong những năm qua, các sản phẩm du lịch Thanh Hóa đang dần được
hình thành và ngày càng cải thiện,
trong đó phải kể đến các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng - tắm
biển, du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch
sinh thái, cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sự kiện, du lịch mua sắm....
Tuy nhiên, các hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Thanh Hóa thời gian
qua còn chưa rõ nét, các sản phẩm du lịch còn phát triển dàn đều, dẫn đến phân
tán trong công tác ưu tiên đầu tư và chú trọng quản lý; do đó, hiệu quả thu hút
thị trường chưa cao, việc định vị sản phẩm du lịch trong
thị trường chưa được tốt.
Trong chiến lược phát triển du lịch
Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã vạch ra những định hướng về công tác phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh,
tuy nhiên đó mới chỉ là những định hướng khái quát, chưa cụ
thể. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược chung phát triển du lịch
của tỉnh, việc xây dựng Đề án "Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030" là cần thiết nhằm nghiên cứu kỹ lưỡng
về tiềm năng du lịch, hệ thống tài nguyên du lịch, so sánh các yếu tố cạnh
tranh..., qua đó, xác định rõ hướng phát triển các sản phẩm du lịch mũi nhọn của
tỉnh, định hướng ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, các giải
pháp triển khai cụ thể. Đề án được triển khai thực hiện là căn cứ quan trọng để
triển khai công tác phát triển sản phẩm du lịch trên phạm
vi toàn tỉnh, kêu gọi thu hút đầu tư và tập trung ưu tiên đầu tư cũng như giúp
các doanh nghiệp xây dựng, quyết định chiến lược đầu tư kinh doanh cụ thể, phù
hợp với các định hướng chung.
2. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
- Luật Du lịch ngày 15/6/2005.
- Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày
01/6/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều tại Luật
Du lịch;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày
30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”;
- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày
18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về
du lịch giai đoạn 2013 - 2020;
- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày
11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 290-QĐ/TU ngày
27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về việc ban hành Chương
trình phát triển du lịch Thanh hóa giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày
09/2/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê
duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030”.
- Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày
11/5/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn;
- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày
25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020, thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch;
- Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày
17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành
Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.
3. Mục tiêu của Đề án
3.1. Mục tiêu chung
Đề án Phát triển sản phẩm du lịch mũi
nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh,
nhằm triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030, làm căn cứ tập trung ưu tiên đầu tư, thúc đẩy sự phát
triển của các sản phẩm du lịch khác trong tỉnh, thúc đẩy sự phát triển du lịch
của tỉnh trong thời gian tới, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định hệ thống cơ sở lý luận và
các tiêu chí để xác định sản phẩm du lịch mũi nhọn; làm rõ các nguồn lực phát
triển sản phẩm du lịch mũi nhọn tỉnh Thanh Hóa trong tương quan với cạnh tranh,
thực tế phát triển thời gian qua.
- Xác định được các quan điểm, mục
tiêu, định hướng và giải pháp phát triển rõ được hệ thống sản phẩm du lịch mũi
nhọn tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững,
phát huy các thế mạnh và nguồn lực, thay đổi định vị sản phẩm, thu hút bền vững các thị trường nguồn; làm căn cứ để các doanh nghiệp du lịch Thanh
Hóa và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch cùng tham gia vào đầu tư, phát triển
sản phẩm du lịch tại tỉnh.
- Tạo động lực thúc đẩy các yếu tố
liên quan trực tiếp tới quá trình phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
B. PHẦN NỘI
DUNG
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
DU LỊCH THANH HÓA
1. Đánh giá nguồn lực phát triển sản
phẩm du lịch Thanh Hóa
1.1. Điểm mạnh
- Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế do có hệ thống giao thông
hoàn thiện và đa dạng các loại hình từ đường bộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí
Minh), đường sắt Bắc-Nam, đến cửa khẩu quốc tế với CHDCND Lào, Sân bay Thọ Xuân,
cảng nước sâu Nghi Sơn. Khoảng cách địa lý không lớn giữa Thanh Hóa với Thủ đô Hà Nội là lợi thế để
thu hút khách du lịch từ một trong những thị trường gửi khách lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, Thanh Hóa có hệ thống tài
nguyên du lịch vô cùng đa dạng, phong phú, có giá trị quốc tế và quốc gia với một
số điểm đến đã có thương hiệu như biển Sầm Sơn, Khu di
tích Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương... Những
năm gần đây, đánh giá, cảm nhận của khách du lịch trong nước về chất lượng điểm
đến du lịch Thanh Hóa đã cơ bản thay đổi theo hướng tích cực.
- Sự quan tâm của Chính phủ và các bộ,
ngành TW, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa là một lợi thế quan trọng đối với sự phát triển du lịch; trên cơ sở đó, tỉnh đã
xây dựng chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch cho từng giai đoạn làm căn cứ để
phát triển du lịch một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Nhận thức của người dân đã có những
chuyển biến rõ rệt về vai trò quan trọng của du lịch cũng như sự cần thiết phải
gìn giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch Thanh Hóa; là cơ sở để
phát triển du lịch Thanh Hóa một cách bền vững.
1.2. Điểm yếu
- Khả năng dự báo và thích ứng với những thay đổi về nhu cầu và xu hướng thị trường của du lịch Thanh Hóa chưa cao; năng lực định hướng, phát triển
và xây dựng sản phẩm còn hạn chế; công tác quản lý, giám sát triển khai quy hoạch
còn bất cập; hệ thống sản phẩm còn đơn điệu, rời rạc, thiếu tính liên kết trong tỉnh cũng như
trong vùng; chất lượng sản phẩm, dịch vụ cơ bản chưa cao và không đồng đều.
- Công tác đầu tư cho phát triển du lịch,
đặc biệt là từ nguồn ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu,
thiếu cân đối giữa đầu tư cho khu vực ven biển với các địa bàn khác trong tỉnh,
đặc biệt là đối với khu vực phía Tây. Giao thông tiếp cận một số khu, điểm du lịch
còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi; giao thông đường sông, đường biển
phục vụ du lịch chưa phát triển.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá,
xúc tiến du lịch chưa thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp, chưa có sự liên kết chặt
chẽ giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong hoạt
động xúc tiến.
- Chất lượng nguồn nhân lực du lịch,
đặc biệt là hướng dẫn viên tại các điểm du lịch chưa cao; lực lượng lao động phục
vụ trực tiếp trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế về kỹ năng nghề, khả năng
ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp, ứng xử.
- Môi trường du lịch còn nhiều bất cập,
vấn đề xử lý rác thải tại các khu du lịch chưa thực sự được quan tâm giải quyết
có hiệu quả, đặc biệt là các khu du lịch biển; nhiều khu di tích, danh thắng chưa
có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; môi trường xã hội chưa đảm bảo
tính bền vững.
- Tính mùa vụ trong phát triển du lịch
còn cao, do đó, luôn chịu tác động lớn từ thiên tai và nhạy
cảm với những tác động từ môi trường.
2. Thực trạng công tác phát triển
sản phẩm du lịch
2.1. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
biển
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển của
Thanh Hóa được tập trung khai thác ở khu vực bãi biển Sầm Sơn, Hải
Hòa, Hải Tiến..., là sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển tầm trung, du lịch đại
trà, chủ yếu thu hút đối tượng khách nội địa từ Hà Nội và các thị trường phía Bắc vào các tháng mùa hè. Du khách tới đây
chủ yếu chỉ tập trung vào hoạt động du lịch tắm biển thuần túy, ăn hải sản tại
các nhà hàng. Các hoạt động trên biển và tại bãi biển, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động ban đêm dành cho các gia đình và trẻ em chưa phát triển, làm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch biển
tại Thanh Hóa. Từ năm 2015, quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm
Sơn chính thức đi vào hoạt động đã bước đầu đem lại diện mạo mới
cho du lịch biển Thanh Hóa theo hướng cao cấp, hiện đại.
Bảng
1: Thực trạng kinh doanh du lịch biển của Thanh Hóa
TT
|
CHỈ
TIÊU
|
Đơn
vị
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Tổng lượt khách
|
L/khách
|
2,102,000
|
2,455,000
|
2,870,000
|
3,410,000
|
4,050,000
|
Khách quốc tế
|
"
|
19,600
|
28,500
|
35,000
|
45,500
|
78,000
|
Khách nội địa
|
"
|
2,082,400
|
2,426,500
|
2,835,000
|
3,364,500
|
3,972,000
|
2
|
Ngày khách
|
Ng/khách
|
4,095,600
|
4,552,000
|
5,572,500
|
6,553,000
|
7,690,000
|
Quốc tế
|
"
|
43,100
|
62,700
|
77,350
|
103,000
|
195,000
|
Nội địa
|
"
|
4,052,500
|
4,489,300
|
5,495,150
|
6,450,000
|
7,495,000
|
3
|
Tổng thu từ khách du lịch
|
Tr/đồng
|
1,400,000
|
1,790,000
|
2,100,000
|
2,955,000
|
3,590,000
|
2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hóa tập trung
các điểm đến: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử như Lam Kinh, Bà Triệu, Hàm Rồng, Đền Am Tiên, Động Từ Thức, tìm hiểu di
tích khảo cổ Đông Sơn... Các hoạt động du lịch văn hóa chủ
yếu là thăm quan, tìm hiểu về văn hóa lịch sử; các hoạt động vui chơi dành cho gia đình và đối tượng trẻ em còn thiếu, chất lượng chưa cao
so với các điểm đến khác; chất lượng thuyết minh tại chỗ còn yếu, chưa đáp ứng
số lượng lớn du khách vào một thời điểm; đồ thủ công mỹ
nghệ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách còn ít,
chất lượng kém.
Bảng
2: Thực trạng kinh doanh du lịch văn hóa, lịch sử của Thanh Hóa
TT
|
CHỈ
TIÊU
|
Đơn
vị
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Tổng lượt khách
|
L/khách
|
750,000
|
780,000
|
820,400
|
832,000
|
1,120,000
|
Khách quốc tế
|
"
|
9,700
|
11,300
|
12,800
|
14,200
|
15,500
|
Khách nội địa
|
"
|
740,300
|
768,700
|
807,600
|
817,800
|
1,104,500
|
2
|
Ngày khách
|
Ng/khách
|
937,500
|
1,097,000
|
1,153,000
|
1,223,000
|
1,660,000
|
Quốc tế
|
"
|
17,000
|
20,400
|
23,600
|
26,500
|
29,200
|
Nội địa
|
"
|
920,500
|
1,076,600
|
1,129,400
|
1,196,500
|
1,630,800
|
3
|
Tổng
thu từ khách du lịch
|
Tr/đồng
|
250,000
|
305,000
|
340,000
|
386,000
|
510,000
|
2.3. Sản phẩm du lịch sinh thái
Sản phẩm này tập trung tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn quốc gia Bến En... Các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí và cơ sở vật chất tại đây còn hạn chế nên lượng
khách quay lại còn ít, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Các sản phẩm du lịch
sinh thái tại đây chưa thực sự nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trong vùng.
Bảng 3: Thực trạng kinh doanh du lịch sinh thái của Thanh Hóa
STT
|
CHỈ
TIÊU
|
Đơn vị
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Tổng lượt khách
|
L/khách
|
200,000
|
221,500
|
235,000
|
250,000
|
265,000
|
Khách quốc tế
|
"
|
9,000
|
10,600
|
11,750
|
12,500
|
13,600
|
Khách nội địa
|
"
|
191,000
|
210,900
|
223,250
|
237,500
|
251,400
|
2
|
Ngày khách
|
Ng/khách
|
320,000
|
395,000
|
465,000
|
552,500
|
612,500
|
Quốc tế
|
"
|
18,900
|
23,500
|
26,400
|
28,500
|
32,500
|
Nội địa
|
"
|
301,100
|
371,500
|
438,600
|
524,000
|
580,000
|
3
|
Tổng thu từ khách du lịch
|
Tr/đồng
|
105,000
|
135,000
|
176,000
|
220,000
|
260,000
|
2.4. Sản phẩm bổ trợ
- Sản phẩm du lịch
tâm linh sinh thái: Suối cá Cẩm Lương
- sản phẩm quy mô còn nhỏ, kém hấp dẫn
dù có lượng khách thăm quan đông, đại trà.
- Sản phẩm làng nghề du lịch: Nghề
cói Nga Sơn, đúc đồng Thiệu Trung - Thiệu Hóa, nghề dệt thổ
cẩm tại các bản vùng cao...
- Sản phẩm du lịch mới: Tuyến du lịch
Sông Mã - sản phẩm mới khai thác, kết nối được nhiều điểm du lịch, có tính trải nghiệm, tuy nhiên hình thức và chất lượng sản phẩm mới chỉ ở mức trung bình.
2.5. Đánh giá chung
a) Về
tính hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao
cấp, sản phẩm sinh thái kết hợp cộng đồng được đánh giá là sản phẩm du lịch
mang lại sự khác biệt cho hệ thống sản phẩm du lịch Thanh Hóa. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển truyền thống thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Thanh Hóa, tuy nhiên, do tính mùa vụ cao nên dẫn tới tình trạng quá tải, khó kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ.
b) Về
giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao
cấp là sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhất trong hệ thống sản phẩm tại Thanh Hóa. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch văn hóa,
lịch sử, sản phẩm bổ trợ là những sản phẩm được kỳ vọng mang lại giá trị gia tăng, bổ trợ cho hệ thống sản phẩm chính; tuy
nhiên, những sản phẩm này chưa được khai thác phát triển
tương xứng với tiềm năng, thiếu nhiều dịch vụ du lịch đi
kèm nên doanh thu du lịch còn thấp, chưa thu hút được lượng lớn du khách.
c) Về
tính kết nối giữa các sản phẩm du lịch
Do đặc thù địa lý với diện tích rộng,
các sản phẩm du lịch tại Thanh Hóa bố trí
rải rác, các điểm thăm quan cách nhau khá xa, phải di chuyển bằng ô tô nên gây
khó khăn cho việc liên kết hình thành tuyến du lịch. Đặc biệt, 2 sản phẩm du lịch
sinh thái tại Pù Luông và Vườn quốc gia Bến En nằm ở
hai đầu của tỉnh nên khó kết hợp với những sản phẩm du lịch văn hóa lịch
sử, trong khi hệ thống sản phẩm du lịch sinh thái chưa đủ
mạnh để thu hút nhóm thị trường riêng.
Nhìn chung, sản phẩm du lịch biển của
tỉnh Thanh Hóa đáp ứng
được các tiêu chí của sản phẩm du lịch mũi nhọn; sản phẩm du lịch tìm hiểu di sản
và tìm hiểu văn hóa lịch sử có ít khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch mũi nhọn; sản phẩm du lịch
sinh thái đáp ứng được một số tiêu chí của sản phẩm du lịch
mũi nhọn nhưng lại hạn chế số lượng khách thu hút, khó kết
nối và thúc đẩy được các sản phẩm khác.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH MŨI NHỌN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM
2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn
phải phù hợp các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch
phát triển du lịch của tỉnh; đảm bảo an ninh - quốc phòng và tương xứng vị thế,
tiềm năng thế mạnh của địa phương.
- Tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm
du lịch mũi nhọn đảm bảo tính đồng bộ, tính quy mô, tính đột phá; phát triển
dài hạn và theo giai đoạn, từng bước kéo theo sự phát triển
của các sản phẩm du lịch khác của tỉnh.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật, các dịch vụ du lịch, các dịch vụ công cộng, phát triển nhanh sản phẩm
du lịch mũi nhọn của địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút cộng đồng địa
phương tham gia xây dựng sản phẩm du lịch mũi nhọn.
- Xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản
phẩm du lịch mũi nhọn là đại diện thương hiệu du lịch cho địa phương.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu chung
- Đến năm 2025,
sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh được hình thành đồng bộ, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hiện đại,
hấp dẫn khách; thu hút và quản lý sức chứa, hoạt động du lịch tối ưu; thúc đẩy được tăng trưởng khách cho các sản phẩm du lịch khác.
- Đến năm 2030, sản phẩm du lịch mũi
nhọn tỉnh Thanh Hóa trở thành sản phẩm du
lịch có vị trí quan trọng trong vùng Bắc trung bộ và cả khu vực miền Bắc, thúc
đẩy được tối ưu các sản phẩm du lịch khác trong tỉnh thành những mũi nhọn mới,
thúc đẩy được các lĩnh vực khác cùng phát triển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Đối với loại hình du lịch
biển
- Đến năm 2020: Đón được 8.400.000 lượt
khách du lịch, trong đó, khách quốc tế đạt 248.000 lượt khách; phục vụ
17.500.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 744.000 ngày khách; tổng
thu từ khách du lịch ước đạt 16.500 tỷ đồng.
- Đến năm 2025: Đón được 14.200.000
lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế đạt 500.000 lượt khách; phục vụ
31.200.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 1.650.000 ngày khách; tổng
thu từ khách du lịch ước đạt 39.200 tỷ đồng.
- Đến năm 2030: Đón được 22.000.000
lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế đạt 1.250.000 lượt khách; phục vụ
51.600.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 4.380.000 ngày khách; tổng
thu từ khách du lịch ước đạt 88.500 tỷ đồng.
2.2.2. Đối loại hình du lịch văn hóa, lịch sử
- Đến năm 2020: Đón được 1.400.000 lượt
khách du lịch, trong đó, khách quốc tế đạt 40.500 lượt khách; phục vụ 2.033,000
ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 77.000 ngày khách; tổng thu từ
khách du lịch ước đạt 800 tỷ đồng.
- Đến năm 2025:
Đón được 2.500.000 lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế đạt 96.000 lượt
khách; phục vụ 3.800.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 192.000
ngày khách; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng.
Đến năm 2030: Đón được 3.860.000 lượt
khách, trong đó, khách quốc tế đạt 220.000 lượt khách; phục vụ 6.295.000 ngày
khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 506.000 ngày khách; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3.200 tỷ đồng.
2.2.3. Đối với loại hình du lịch
sinh thái
- Đến năm 2020:
Đón được 761.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 100.000 lượt khách; phục
vụ 1.750.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 270.000 ngày khách; tổng
thu từ khách du lịch ước đạt 990 tỷ đồng.
- Đến năm 2025:
Đón được 1.295.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 243.000 lượt khách;
phục vụ 2.950.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 729.000 ngày
khách; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng.
- Đến năm 2030:
Đón được 2.100.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 550.000 lượt khách;
phục vụ 5.000.000 ngày khách, trong đó, ngày khách quốc tế đạt 1.920.000 ngày
khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng phát triển các
dòng sản phẩm du lịch
3.1.1. Sản phẩm du lịch mũi nhọn
Phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo
tại các khu du lịch trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn - Đảo Mê.
3.1.2. Các sản phẩm du lịch có thế
mạnh
Phát triển các sản phẩm du lịch có thế
mạnh theo thứ tự ưu tiên sau:
- Du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng
đồng tại Pù Luông, Pù Hu, Trí Nang (Lang Chánh), Vườn quốc gia Bến En.
- Du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu di
sản tại Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Hàm Rồng.
- Du lịch tâm linh: Đền Bà Triệu, Am
Tiên, Đền Sòng Sơn.
3.1.3. Các sản phẩm du lịch bổ trợ
khác
- Du lịch sinh thái sông, hồ, cảnh quan: Du lịch sông Mã, suối cá Cẩm Lương, Cửa Đặt, hồ Bến En.
- Du lịch vui chơi giải trí: Sân Golf
FLC Sầm Sơn.
- Du lịch MICE: Thành phố Thanh Hóa,
các khu du lịch biển mùa thấp điểm.
- Du lịch làng nghề, lễ hội: Lam
Kinh, Bà Triệu, Lê Hoàn, Bánh trưng - bánh dày; làng nghề đúc đồng Thiệu Hóa,
làng nghề chiếu cói Nga Sơn.
3.2. Định hướng phát triển sản phẩm
du lịch mũi nhọn
3.2.1. Định hướng chung
- Xây dựng sản phẩm du lịch biển thực
sự hấp dẫn, văn minh, hiện đại, sôi động,
trở thành sản phẩm du lịch có quy mô, sức cạnh tranh, khả năng thu hút khách, phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường, có khả năng đóng góp cao cho tổng thu về du lịch của tỉnh
cũng như thúc đẩy phát triển các dòng sản phẩm du lịch
khác.
- Thu hút và phát triển bền vững về lượng khách, giảm dần tính mùa vụ trong hoạt động du lịch biển.
3.2.2. Định hướng cụ thể
a) Phát triển sản phẩm du lịch biển
tại Sầm Sơn:
- Chuyển sang
phát triển mạnh về chiều sâu, có chất lượng, chuyên nghiệp
và năng lực cạnh tranh cao trên cơ sở khai thác những thế
mạnh nổi bật về tài nguyên.
- Phát triển sản phẩm du lịch tại Sầm
Sơn theo hướng đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng của du
khách; đồng thời, khắc phục tính mùa vụ, tạo hiệu quả cao về kinh tế xã hội.
- Thay đổi dần cơ cấu khách sang thị
trường cao cấp.
- Thế mạnh sản phẩm du lịch biển Sầm
Sơn: Nghỉ dưỡng biển kết hợp với vui chơi giải trí cao cấp, hiện
đại.
b) Phát triển sản phẩm du lịch biển tại Hải Tiến
- Đồng bộ hóa chất lượng các sản phẩm,
dịch vụ nghỉ dưỡng biển, trong đó chú trọng đến việc hình thành các khu nghỉ dưỡng
(resort); bổ sung các dịch vụ bổ trợ phù hợp với tính chất nghỉ dưỡng sinh thái
như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, dịch vụ làm đẹp...
- Đảm bảo giữ vững môi trường sinh
thái, mật độ xây dựng phù hợp, đảm bảo sức chứa.
- Thế mạnh sản phẩm du lịch biển Hải
Tiến: Nghỉ dưỡng sinh thái biển.
c) Phát triển sản phẩm du lịch biển
tại Hải Hòa
- Phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ,
đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch; tập
trung phát triển các dịch vụ vui chơi ngoài trời, trò chơi
tập thể phục vụ giới trẻ.
- Thế mạnh sản phẩm du lịch biển Hải
Hòa: Nghỉ dưỡng biển cho mọi người.
d) Phát triển sản phẩm du lịch biển
tại các khu du lịch mới như Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn, đảo Mê
- Chú trọng phát
triển các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo.
- Thu hút, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư lớn để hình thành các công trình nghỉ dưỡng quy mô lớn, độc đáo, tạo
sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với trải nghiệm.
III. CÁC NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH MŨI NHỌN TỈNH THANH HÓA
1. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
1.1. Đường Bà Triệu, TP Sầm
Sơn (đoạn từ đường Bà Triệu đến Quốc lộ 47)
Nội dung: Bổ sung đoạn tuyến nối từ
đường Bà Triệu đến Quốc lộ 47, đường đô thị theo Tiêu chuẩn
TCXDVN 104-2007, tốc độ thiết kế: Vtk = 60km/h, bề rộng mặt đường xe
chạy 24m, bề rộng dải phân cách 3m, bề rộng vỉa hè 15m, móng cấp đá phối đá dầm,
mặt đường bê tông nhựa.
Đơn vị chủ trì:
UBND thành phố Sầm Sơn
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2013-2020.
1.2. Đường Trần Nhân Tông từ điểm cuối giai đoạn I đại lộ Nam Sông Mã đến đường Nguyễn
Du, thành phố Sầm Sơn
Nội dung: Đầu tư xây dựng đường Trần
Nhân Tông từ điểm cuối giai đoạn I đại lộ Nam Sông Mã đến
đường Nguyễn Du, thành phố Sầm Sơn, chiều dài tuyến 1.442m, đường đô thị theo
tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007, chiều rộng nền đường 15m, chiều rộng mặt đường 14m,
mặt đường bê tông nhựa.
Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2016-2020.
1.3. Nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn
Du, thành phố Sầm Sơn
Nội dung: Nâng cấp, cải tạo đường
Nguyễn Du với chiều dài tuyến 3.441, đường đô thị theo
tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007, tốc độ thiết kế Vtk = 50 km/h, chiều rộng mặt đường từ 11,25m đến
12m, mặt đường bê tông nhựa.
Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Sầm
Sơn
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2016-2020.
1.4. Cải tạo, nâng cấp hệ thống nước
thải, nước mưa phía Tây đường Hồ Xuân Hương
Nội dung: Cải tạo, nâng cấp hệ thống
nước thải, nước mưa phía Tây đường Hồ Xuân Hương.
Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Sầm
Sơn
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2020
1.5. Đường giao thông đến khu du lịch
sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa
Nội dung: Đầu tư xây dựng mới đường
giao thông đến khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, tổng chiều dài tuyến
5.349m, đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu, tốc độ thiết kế Vtk
= 60km/h, bề rộng mặt đường 15m, móng cấp phối đá dăm, mặt đường láng nhựa.
Đơn vị chủ trì: UBND huyện Hoằng Hóa
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành, địa
phương liên quan
Thời gian thực hiện: 2016-2020
1.6. Dự án tuyến đường từ quốc QL1A đến khu du lịch biển Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia.
Nội dung: Đầu tư tuyến đường giao
thông tư quốc QL1A đến khu du lịch biển Hải Hòa, tổng chiều
dài tuyến dự kiến 2,7782km, chiều rộng mặt đường từ 11,5m đến 14m, phân cách giữa
3m, mặt đường bê tông nhựa.
Đơn vị chủ trì: UBND huyện Tĩnh Gia
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2016-2020
1.7. Đường ven biển, đoạn từ Đại Lộ
Nam Sông Mã (thành phố Sầm Sơn) đến cầu Ghép (huyện Quảng Xương)
Nội dung: Đầu tư đường ven biển, đoạn
từ Đại Lộ Nam Sông Mã (thành phố Sầm Sơn) đến cầu Ghép (huyện Quảng Xương) với
chiều dài 16,946 km và 3,116 km tuyến nhánh. Tuyến chính có quy mô đường phố
chính khu vực, vận tốc 60 km/giờ, chiều rộng nền đường 30 m; tuyến nhánh được
xây dựng cải tạo, nâng cấp đạt đường cấp IV đồng bằng, vận
tốc thiết kế 60 km/giờ, chiều rộng mặt đường 7 m. Mặt đường bê tông nhựa.
Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông Vận tải
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2016-2020
2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.1. Dự án khu đô thị sinh thái và
biệt thự cao cấp FLC (Giai đoạn 2)
Nội dung: Đầu tư các hạng mục vui
chơi giải trí cao cấp, các công trình công cộng tại khu du lịch Sầm Sơn.
Đơn vị chủ trì: Tập đoàn FLC
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành và
UBND thành phố Sầm Sơn
Thời gian thực hiện: 2017-2020
2.2. Dự án quảng trường biển, phố đi bộ tại Sầm Sơn
Nội dung: Đầu tư quảng trường biển,
phố đi bộ phục vụ nhân dân và du khách tại thành phố Sầm
Sơn.
Đơn vị chủ trì: Các doanh nghiệp
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành và
UBND thành phố Sầm Sơn
Thời gian thực hiện: 2017-2020
2.3. Dự án khu đô thị du lịch sinh
thái Đông Á, thành phố Sầm Sơn
Nội dung: Đầu tư Khu đô thị du lịch
sinh thái biển Đông Á, tại thành phố Sầm Sơn.
Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH Bất động
sản Đông Á
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành có liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2020
2.4. Dự án Khu vườn đảo hoang và
hoài niệm núi Trường Lệ, thành phố Sầm Sơn
Nội dung: Hình thành khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch cao cấp tại núi Trường
Lệ, thành phố Sầm Sơn.
Đơn vị chủ trì: Công ty CP Hoàng Long
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành và
UBND thành phố Sầm Sơn
Thời gian thực hiện: 2018-2025
2.5. Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn
và Khu vui chơi biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa
Nội dung: Thực hiện Dự án đầu tư xây
dựng Khách sạn và Khu vui chơi biển Hải Tiến, huyện Hoằng
Hóa
Đơn vị chủ trì: Công ty CPTM và XD
Thanh Vân
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2018
2.6. Dự án du lịch sinh thái biển
Đồng Hương, huyện Hoằng Hóa
Nội dung: thực hiện Dự án du lịch
sinh thái biển Đồng Hương, huyện Hoằng
Hóa
Đơn vị chủ trì: Công ty CP Đồng Hương
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2018-2025
2.7. Dự án khu du lịch sinh thái
huyện Quảng Xương
Nội dung: Thực hiện Dự án khu du lịch
sinh thái tại huyện Quảng Xương
Đơn vị chủ trì: Các doanh nghiệp
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2018-2030
2.8. Dự án đô thị Du lịch sinh thái biển Tiên Trang, huyện Quảng
Xương
Nội dung: Thực hiện Dự án đô thị Du lịch
sinh thái biển Tiên Trang, huyện Quảng Xương
Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH SoTo
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2020
2.9. Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân, huyện Tĩnh Gia
Nội dung: Thực hiện Dự án khu đô thị
du lịch sinh thái Tân Dân, huyện Tĩnh Gia
Đơn vị chủ trì: Công ty cổ phần Tập
đoàn T&T
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2025
2.10. Khu Resort Công Thanh, huyện
Tĩnh Gia
Nội dung: Khu Resort Công Thanh, huyện
Tĩnh Gia
Đơn vị chủ trì:
Công ty Xi măng Công Thanh
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2020
2.11. Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa
Nội dung: Tổ hợp
du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia
Đơn vị chủ trì: Công ty Cổ phần Hiền Đức
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2025
2.12. Dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Đảo Mê, Động Trường Lâm, Lạch Bạng)
Nội dung: Dự án đầu tư kinh doanh du
lịch tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Đảo Mê, Động Trường Lâm, Lạch
Bạng)
Đơn vị chủ trì: Các doanh nghiệp
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2018-2030
2.13. Phương án sắp xếp các dịch vụ
ven biển
Nội dung: Xây dựng và triển khai
phương án rà soát, bố trí, sắp xếp lại các dịch vụ kinh doanh ven biển nhằm đảm
bảo mỹ quan, trật tự, văn minh.
Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thị
xã.
Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành liên
quan.
Thời gian thực hiện: 2018-2020
2.14. Xây dựng các dự án du lịch cộng
đồng tại các làng chài ven biển
Nội dung: Khảo sát, hình thành và tổ
chức công bố, giới thiệu các tour du lịch gắn với biển như tour câu cá- mực; tour biển - đảo; tour kết nối các khu điểm du lịch
khác trong tỉnh bằng đường bộ, đường thủy...
Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch
Đơn vị phối hợp: Các Sở ngành, UBND
các huyện, thị, thành phố
Thời gian thực hiện: 2017-2025.
2.15. Hình thành và công bố các
tour du lịch kết nối với khu du lịch biển
Nội dung: Khảo sát, hình thành và tổ
chức công bố, giới thiệu các tour du lịch gắn với biển như tour câu cá- mực;
tour biển - đảo; tour kết nối các khu điểm du lịch khác trong tỉnh bằng đường bộ,
đường thủy...
Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch
Đơn vị phối hợp: Các Sở ngành, UBND
các huyện, thị, thành phố
Thời gian thực hiện: 2017-2025.
3. Phát triển nguồn nhân lực: Tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm, văn hóa
giao tiếp ứng xử cho cộng đồng dân cư
Nội dung: Rà soát đánh giá các làng
chài ven biển; tiến hành xây dựng và tổ chức triển khai hướng dẫn bà con sản xuất
kinh doanh gắn với phục vụ du khách
Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành
phố ven biển
Đơn vị phối hợp: các đơn vị liên quan
Thời gian thực hiện: 2017-2030
4. Xúc
tiến, quảng bá
4.1. Tổ chức các sự kiện thường niên tại bãi biển
Nội dung: Lựa chọn, tổ chức, đăng cai tổ chức một số sự kiện lớn về biển như lễ hội
biển, lễ hội âm nhạc ngoài trời, lễ hội sắc màu trên biển, trình diễn pháo bông
hoặc pháo hoa trên biển, lễ hội thả điều, lễ hội thả đèn, thể thao bãi biển...
và các sự kiện thường niên khác của Thanh Hóa như festival trò diễn dân gian, lễ
hội tình yêu, Bánh trưng- bánh dày, cầu ngư, đua thuyền... để tạo tiếng vang,
điểm nhấn cho sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa,
qua đó kéo dài mùa du lịch, giảm tải mùa cao điểm khi tổ chức vào các thời điểm
trước và sau mùa chính.
Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch
Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và địa
phương liên quan
Thời gian thực hiện: 2017-2030
4.2. Xây dựng và triển khai dự án
phủ sóng Wifi miễn phí tại các khu du lịch trọng điểm
Nội dung: Nghiên cứu lắp đặt trạm phát wifi miễn phí phục vụ du khách trong việc tra cứu thông tin, hướng đến hình thành các khu du lịch
thông minh.
Đơn vị chủ trì:
Sở Thông tin và Truyền thông
Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các địa phương
Thời gian thực hiện: 2018-2019
5. Môi trường du lịch
5.1. Tập huấn công tác bảo vệ môi
trường cho cộng đồng dân cư
Nội dung: Tổ chức các lớp nâng cao nhận
thức, vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ môi trường.
Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thị xã,
thành phố
Đơn vị phối hợp:
Các sở, ngành liên quan
Thời gian thực hiện: 2017-2030
5.2. Tổ chức các chiến dịch tình
nguyện bảo vệ môi trường
Nội dung: Tổ chức phát động các phong trào "Tuần lễ du lịch xanh", "Em yêu biển đảo quê
em", "Tuần lễ xanh tình nguyện"
Đơn vị chủ trì: Tỉnh đoàn Thanh Hóa
Đơn vị phối hợp:
Các sở, ngành, địa phương
Thời gian thực hiện: 2017-2030
5.3. Xây dựng các trung tâm và đường
dây nóng hỗ trợ khách du lịch
Nội dung: Xây dựng các bốt thông tin
du lịch để cập nhật về sản phẩm, dịch vụ, điều kiện thời tiết, lịch sự kiện,
cung cấp bản đồ, giới thiệu về các điểm hấp dẫn, các việc nên và không nên làm
khi đi du lịch tại các khu du lịch, khu dân cư...
Đơn vị chủ trì:
UBND các huyện, thị xã, thành phố
Đơn vị phối hợp:
Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2019-2030
5.4. Xây dựng và triển khai các quy
định, phương án về đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn xã hội; an toàn cấp cứu biển...
Nội dung: Xây dựng và tổ chức tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn người dân và du khách thực hiện các nội quy, quy định
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn cấp cứu biển.
Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thị
xã, thành phố
Đơn vị phối hợp: Sở, ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: 2017-2030.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Dự kiến tổng vốn đầu tư: 19.486.700 triệu đồng.
Trong đó:
- Kinh phí thực hiện các dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch: 1.896.700 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện các dự án đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: 17.590.000 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
- Vốn từ ngân sách trung ương:
1.380.000 triệu đồng.
- Vốn từ ngân sách tỉnh: 529.740 triệu đồng.
- Vốn từ ngân
sách địa phương: 32.400 triệu đồng.
- Vốn xã hội hóa: 17.544.560 triệu đồng.
V. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH MŨI NHỌN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030
1. Giải pháp phát triển sản phẩm
du lịch bằng tư duy đột phá
- Nâng cấp dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi hình ảnh, đẳng cấp; nâng
cao nhận thức, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị kinh doanh; đầu tư các hạng mục
mới, hấp dẫn; tạo ra diện mạo mới cho du lịch biển Thanh Hóa, hiện đại hóa
và có sức hấp dẫn cao, nâng cao tính đẳng cấp của sản phẩm du lịch nói chung.
- Đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng
sinh thái tại các bãi biển Tĩnh Gia, Hải Tiến, Vạn Chài, Quảng Cư để hình thành
chuỗi sản phẩm du lịch biển đồng bộ theo hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển
tĩnh, tạo sự khác biệt với khu vực Sầm Sơn về quan điểm,
phong cách; qua đó, tạo nên tính đa dạng của sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa và hình thành chuỗi sản phẩm du lịch biển mạnh.
- Tổ chức một số sự kiện lớn ở bãi biển để tạo tiếng vang, điểm nhấn cho sản phẩm du lịch biển
Thanh Hóa; tổ chức các hoạt động về đêm như chợ đêm, khu ẩm
thực đêm, khu vui chơi giải trí, khu biểu diễn nghệ thuật, khu tìm hiểu và giao
lưu văn hóa.
- Cải thiện sự thân thiện, hiếu khách
trong từng loại hình dịch vụ và trong ứng xử văn minh của
cộng đồng địa phương thông qua xây dựng bộ quy tắc ứng xử
du lịch, tuyên truyền, giáo dục, tập huấn.
- Thay đổi định vị trong thị trường về
sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa là một điểm
đến đẳng cấp, hiện đại, đa dạng, hấp dẫn. Kéo dài mùa kinh doanh bằng các hoạt
động trái mùa, kinh doanh du lịch từ tháng 4 đến tháng 12; nghỉ 3 tháng cho việc
bảo trì, bảo dưỡng, duy tu, đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá lại kết quả hoạt động.
- Đổi mới quản lý, thực hiện quản lý
qua tiêu chí đánh giá sản phẩm, dịch vụ, nhãn chứng nhận; quản lý sức chứa, quản
lý việc kinh doanh theo sức chứa; quản lý giá dịch vụ.
2. Giải pháp cơ chế, chính sách
- Tập trung nguồn lực cho phát triển
các sản phẩm du lịch mũi nhọn, sản phẩm du lịch có thế mạnh
là du lịch biển, hướng đến việc nâng cao đẳng cấp của sản phẩm và kết hợp với
du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch di sản tại sự đồng bộ và đa dạng cho sản
phẩm du lịch tỉnh Thanh Hóa.
- Ưu tiên thu hút đầu tư cho phát triển
sản phẩm du lịch mũi nhọn và các sản phẩm du lịch có thế mạnh,
tạo thuận lợi cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội, đặc biệt là khu
vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho việc phát triển sản phẩm du lịch vui chơi và nghỉ dưỡng
biển, nhất là phân khúc cao cấp cũng như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch
cộng đồng, du lịch tìm hiểu di sản. Định hướng các dự án kêu gọi đầu tư vào các
hạng mục ưu tiên một cách đồng bộ với quy mô phù hợp và tầm nhìn dài hạn, mang
tính bền vững, hướng tới các trải nghiệm ở đẳng cấp cao, đồng
thời chủ động, tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư qua các kênh
khác nhau để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược cả trong và
ngoài nước.
- Có chính sách khuyến khích và tạo
điều kiện cho các cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình phát triển các sản phẩm
du lịch: Ban hành các quy định, hướng dẫn bắt buộc đối với các nhà đầu tư phải
có trách nhiệm thảo luận, thống nhất với cộng đồng dân cư địa phương trong quá
trình lập dự án và thực hiện đầu tư dự án cũng như sử dụng lao động địa phương,
đảm bảo sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương như một yếu tố hấp dẫn du
khách, đồng thời, mang lại lợi ích và thu nhập cho người dân vì mục tiêu phát
triển bền vững.
- Chính sách ưu tiên đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm du lịch
mũi nhọn theo hướng đạt chuẩn: Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như giảng
viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, hướng tới việc áp dụng các tiêu
chuẩn năng lực nghề du lịch quốc gia và trong khu vực, đảm bảo cung cấp đủ số
lượng và chất lượng lao động du lịch. Có chính sách thu hút và giữ lao động có
trình độ tay nghề cao tại địa phương, nhất là đối với các sản phẩm, dịch vụ du
lịch mũi nhọn, có thế mạnh của tỉnh.
Thực hiện chính sách ưu đãi các doanh nghiệp du lịch phát triển các mô hình
trung tâm đào tạo tại doanh nghiệp đồng thời khuyến khích tăng cường quan tâm,
đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, đặc biệt
là vào mùa thấp điểm; ưu tiên đào tạo cho lao động du lịch là người dân địa
phương tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn, sản phẩm có
thế mạnh và cung cấp các dịch vụ du lịch liên quan.
- Thực hiện liên kết với các địa
phương trong khu vực Bắc Trung Bộ để định hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ
vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng biển phù hợp với điều kiện của mỗi tỉnh; định vị
thương hiệu và phân khúc thị trường mục tiêu, hạn chế sự chồng chéo và trùng lặp,
tăng cường tính đa dạng, sáng tạo trong các sản phẩm và dịch vụ. Trong quá
trình phát triển thị trường, Thanh Hóa và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện
liên kết chặt chẽ trong các hoạt động xúc tiến quảng bá để tăng cường khai thác
các thị trường khách quốc tế nhất là từ Lào, khu vực Đông Bắc Thái Lan và thậm
chí là Myanmar đối với loại hình sản phẩm du lịch biển.
- Tăng cường liên kết trong vùng cũng
như với các địa phương khác trên cả nước trong các hoạt động
xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến đầu
tư cho các sản phẩm du lịch nói chung, các sản phẩm mũi nhọn và có thế mạnh nói riêng.
3. Giải pháp quy hoạch
- Rà soát quy hoạch chi tiết đô thị
du lịch Sầm Sơn, quy định và hướng dẫn thực hiện đầu tư cải tạo lại kiến trúc cảnh
quan và các công trình xây dựng nhằm hình thành hệ thống đồng bộ về cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, đẳng cấp; các công trình ven biển được quy định về chiều
cao, mật độ để tránh tạo ra sự lộn xộn trong đầu tư phát triển, gìn giữ cảnh
quan dải biển.
- Quy hoạch các khu vực phát triển
các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, nghệ thuật, ẩm thực, thương mại, vừa đảm bảo tính liên hoàn về dịch vụ, vừa đảm bảo không
gian và khoảng cách phù hợp. Quy hoạch hệ thống công trình và dịch vụ công cộng,
tạo sự tiện nghi, sự hiện đại, thuận lợi cho khách sử dụng.
- Xây dựng quy hoạch chi tiết các địa
bàn phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật,
tiện nghi phù hợp.
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư và
huy động vốn
- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư
dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa và Đề án phát triển
sản phẩm du lịch mũi nhọn của Thanh Hóa. Danh mục bao gồm 2 nhóm dự án đầu tư:
Nhóm thứ nhất: Các dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng kỹ thuật du lịch với nguồn vốn từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh
là chủ đạo, một phần từ nguồn vốn xã hội hóa. Nhóm dự án
này được triển khai trước tạo vốn “mồi” để định hướng, tạo cơ sở tiền đề và sức
hút đối với các nhà đầu tư của các dự án ở nhóm thứ hai.
Nhóm thứ hai: Các dự án đầu tư dịch vụ
du lịch với nguồn vốn từ các doanh nghiệp là chính, một phần nhỏ từ nguồn ngân
sách tỉnh.
- Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu
tư, du lịch và tham dự các hội nghị, hội thảo, sự kiện xúc tiến đầu tư theo các
nguyên tắc hiệu quả, thực tế và khả thi với sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng về
hồ sơ dự án đầu tư, thông tin dành cho nhà đầu tư và nhân sự chịu trách nhiệm.
- Xây dựng cơ chế hợp tác công - tư và
tạo điều kiện cho định hướng xã hội hóa, nhất là trong huy động vốn cho các hoạt
động hỗ trợ phát triển du lịch mang tính xã hội. Bên cạnh 3 nguồn vốn chính là:
ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và vốn nhà đầu tư doanh nghiệp, đẩy mạnh
huy động các nguồn vốn khác như: ngân sách huyện, thị xã, thành phố và tài trợ
của các tổ chức phi chính phủ, dự án quốc tế và trong nước...
5. Giải pháp về nguồn nhân lực du
lịch
- Nâng cao chất lượng của các cơ sở
đào tạo chuyên ngành du lịch: Tăng cường đầu tư trang thiết bị đào tạo hiện đại,
đào tạo nâng cao chất lượng và đảm bảo thu nhập tốt cho đội ngũ giáo viên, giảng
viên nhất là những người tham gia vào công tác đào tạo các nghiệp vụ du lịch cơ
bản. Cải tiến chương trình, bài giảng để nâng cao chất lượng
đào tạo trên cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, áp dụng các
phương pháp đào tạo hiện đại, hướng tới người học, đào tạo
theo chuẩn đầu ra, tăng tỉ trọng thực
hành trên lớp cũng như tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Tăng cường
liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo khác trong nước cũng như nước ngoài để
phối hợp đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng đặc biệt phục vụ cho các dịch vụ bổ trợ
cho sản phẩm du lịch mũi nhọn. Tăng cường gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với
các doanh nghiệp du lịch, đảm bảo đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng
như hoạt động đào tạo kỹ năng thực hành.
- Quan tâm công tác tổ chức các hoạt
động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cơ bản cũng như các kỹ năng, kiến thức cần thiết
cho lao động du lịch: Tổ chức thực hiện các đề án, chương trình đào tạo theo từng đối tượng, lĩnh vực đào tạo cụ thể. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng
cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu theo từng chuyên đề từ
quản lý đến kinh doanh như xúc tiến quảng bá du lịch, xử lý khủng hoảng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng dẫn du lịch, phát triển du lịch bền
vững, du lịch cộng đồng... cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại địa
phương, các khu, điểm du lịch. Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường
xuyên về kỹ năng và văn hóa giao tiếp, ứng xử cho cán bộ,
lao động và cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.
- Củng cố và nâng cao vai trò của Hiệp
hội Du lịch tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh;
khuyến khích người lao động tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng, các doanh nghiệp
sử dụng lao động đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ thông qua việc phát động các
chiến dịch thi đua về đào tạo, các cuộc thi tay nghề cho nhân viên các doanh
nghiệp du lịch, xét tặng giải thưởng du lịch cho các cá nhân, đơn vị có đóng
góp tích cực, xuất sắc trong hoạt động đào tạo du lịch.
- Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của
các tổ chức phi Chính phủ trong việc tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, hội
thảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
6. Giải pháp tuyên truyền, quảng
bá
- Xây dựng rõ ràng thông điệp xúc tiến,
quảng bá, tập trung vào thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn: Nội dung
thông điệp về sản phẩm du lịch biển Thanh Hóa
cần đưa đến thị trường là: Thanh Hóa đang
chuyển mình, trở thành một điểm đến đẳng cấp, hiện đại, đa
dạng, hấp dẫn với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, văn minh, là điểm đến được quản lý tốt về chất
lượng, sức chứa. Thông điệp truyền thông được thể hiện thống
nhất, chuyển tải hiệu quả đến các thị trường.
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng
bá gắn phát triển thương hiệu sản phẩm du lịch mũi nhọn với thương hiệu du lịch
Thanh Hóa; trong đó, coi việc xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm
du lịch mũi nhọn là trọng tâm; xác định hình ảnh sản phẩm du lịch Thanh Hóa mạnh về các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển,
vui chơi giải trí, nghệ thuật đa dạng, sôi động.
- Xây dựng kế hoạch phát triển bộ nhận
diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa, gắn với sản phẩm du lịch mũi nhọn và các sản
phẩm du lịch có thế mạnh. Triển khai
thực thi hiệu quả bộ nhận diện thương hiệu trên các loại ấn phẩm, vật phẩm xúc
tiến, các chiến dịch truyền thông.
- Thực hiện đa dạng hóa các nội dung
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch trên các sản
phẩm thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí trong nước, các ấn phẩm tuyên
truyền du lịch của tỉnh. Các hình thức xúc tiến, quảng bá cần xác định đúng đối
tượng; cần xác định rõ nhận thức của từng thị trường và
yêu cầu tái định vị thông tin để triển khai hiệu quả, tránh lãng phí.
- Xác định rõ phương thức xúc tiến,
quảng bá, đối với sản phẩm du lịch mũi nhọn Thanh Hóa theo từng thị trường,
thông điệp chính, thông điệp phụ với từng thị trường, lộ
trình định vị thông tin. Tập trung xúc tiến trực tiếp ra
công chúng là phù hợp hơn khi xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá thương hiệu
du lịch Thanh Hóa.
- Tập trung kinh phí thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp, bài
bản, theo Chiến lược, kế hoạch, chiến dịch xúc tiến quảng bá, truyền thông thương
hiệu cụ thể. Định kỳ nghiên cứu thị trường để rà soát thông tin về nhận diện của
thị trường đối với thương hiệu du lịch, thương hiệu sản phẩm
du lịch mũi nhọn để điều chỉnh phù hợp.
7. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý Nhà nước
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
sản phẩm du lịch: Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, sức chứa cho các khu du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng và đưa vào áp dụng một cách bắt buộc. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện
bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng để tham gia vào hệ thống nhãn
xanh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch ban hành. Khuyến
khích các tổ chức phi lợi nhuận, hiệp hội nghề nghiệp phát
triển và áp dụng nhãn chất lượng cho các sản phẩm du lịch mũi nhọn và sản phẩm
có thế mạnh của tỉnh.
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý Nhà nước về du lịch, các Ban quản lý khu, điểm du lịch của tỉnh: Đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, năng lực quản lý, hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch du lịch thông qua các chương trình
đào tạo dài hạn, tập huấn ngắn hạn, tham gia các chương
trình khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế,
tham dự các hội thảo khoa học. Định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc trao đổi kinh
nghiệm, chia sẻ thông tin giữa các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch với các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các cộng đồng dân cư và cơ
quan nhà nước liên quan để kịp thời nắm bắt vấn đề và đưa
ra các giải pháp phù hợp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát, đảm bảo thường xuyên, khách quan, minh bạch
nhằm đảm bảo duy trì chất lượng và thương hiệu của sản phẩm du lịch; đồng thời,
kịp thời phát hiện những bất cập, sai phạm trong quá trình phát triển sản phẩm
du lịch mũi nhọn và các sản phẩm du lịch có thế mạnh, tập trung chính vào những nội dung: quản lý các công trình du lịch;
bán sản phẩm đúng giá niêm yết, đúng chất lượng đăng ký; tuân thủ các quy định
bắt buộc liên quan đến sản phẩm mũi nhọn và các loại hình
dịch vụ bổ trợ, các quy định bắt buộc về đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh thực
phẩm, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch; đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực
tham gia cung cấp dịch vụ cho khách du lịch; huy động sự tham gia của cộng đồng
vào các hoạt động du lịch và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Tăng cường quản lý đảm bảo môi trường
du lịch văn minh, hỗ trợ khách du lịch: Xây dựng các trung tâm và đường dây
nóng hỗ trợ khách du lịch; Hình thành các đội trật tự có vai trò tương tự cảnh
sát du lịch để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và trật tự tại khu, điểm
du lịch. Xây dựng các kiốt thông tin du lịch để cập nhật về
sản phẩm, dịch vụ, điều kiện thời tiết, lịch sự kiện, cung cấp bản đồ, giới thiệu
về các điểm hấp dẫn, các việc nên và không nên làm khi đi du lịch tại các khu
du lịch, khu dân cư...
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực
hiện Đề án, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện các dự án của đề án, trình UBND tỉnh
phê duyệt; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị việc triển khai thực hiện
đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Chủ trì thực hiện công tác thu hút
đầu tư phát triển du lịch gắn với sản phẩm du lịch mũi nhọn; thực hiện xúc tiến,
quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm du lịch mũi nhọn gắn với phát triển
thương hiệu du lịch Thanh Hóa; xây dựng kế
hoạch tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm du lịch trên địa
bàn tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh các cơ chế, chính sách tháo gỡ phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các
cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, phân bổ ngân sách
phù hợp với yêu cầu phát triển để thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá,
đào tạo và các nhiệm vụ khác phục vụ công tác quản lý phát triển sản phẩm du lịch
mũi nhọn.
3. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phát triển và quản lý các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch.
4. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch trong việc thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phát triển các
sản phẩm du lịch mũi nhọn và sản phẩm du lịch có thế mạnh
tại địa phương; triển khai xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ công cộng,
các công trình trọng điểm phục vụ nâng cấp cảnh quan.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan định hướng cho các cơ quan báo chí tuyên truyền về chiến lược phát triển sản
phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa; tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên
truyền, quảng bá nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch Thanh Hóa
gắn với việc tuyên truyền về phát triển các sản phẩm du lịch mũi nhọn.
6. Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì công tác tham mưu phát triển hệ thống đường giao thông thuận tiện kết nối
giữa các điểm du lịch, khai thác các điểm đến mới; phát triển cơ sở hạ tầng và
hạ tầng du lịch, phương tiện giao thông, đặc biệt là đường bộ, hàng không, đường
thủy nội địa, đảm bảo vấn đề an toàn giao thông; phát triển các trạm dừng nghỉ
phục vụ nhu cầu du lịch.
7. Sở Tài
nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại
các cơ sở lưu trú du lịch. Phối hợp với các sở, ban, ngành
tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn
hóa, lễ hội, thể thao, du lịch, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh; xử lý hoặc
kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm xử lý các vi phạm theo quy định của pháp
luật.
Chủ trì, hướng dẫn công tác bảo vệ
môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, quản lý di tích.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du
lịch; quản lý lao động, thu hút và tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
và liên quan.
9. Sở Tài chính
Chủ trì công tác tham mưu cho UBND tỉnh
đảm bảo các điều kiện về ngân sách, nguồn vốn cân đối để đảm bảo yêu cầu tập
trung đầu tư, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn.
10. Trung tâm Xúc tiến đầu tư,
thương mại và du lịch
Chủ trì thực hiện các hoạt động xúc
tiến đầu tư, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch mũi nhọn, truyền thông và quản
lý hiệu quả truyền thông xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa gắn với sản phẩm du lịch mũi nhọn và các sản
phẩm du lịch có thế mạnh.
11. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, vệ
sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ trên địa bàn quản
lý; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến đầu tư,
thương mại và du lịch trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng
bá du lịch trên địa bàn. Thực thi các chính sách đặc thù thu hút
đầu tư, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn. Tổ chức quản lý tốt các
dịch vụ du lịch và liên quan trên địa bàn quản lý.
12. Các Hiệp hội, doanh nghiệp du
lịch, tổ chức xã hội liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt
động có trách nhiệm kêu gọi, liên kết doanh nghiệp, cá nhân thực hiện công tác
phát triển sản phẩm, dịch vụ, đào tạo bồi dưỡng, xúc tiến quảng bá sản phẩm du
lịch mũi nhọn. Tham gia trách nhiệm trong tuyên truyền, vận
động doanh nghiệp, cá nhân thực hiện quy tắc ứng xử văn minh đối với khách du lịch, hình thành văn hóa
doanh nghiệp./.