UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1928/2005/QĐ-UB
|
Hà
Giang, ngày 14 tháng 09 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ Quyết định số 311/QĐ-TTg
ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường
trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh
Đảng bộ Hà Giang lần thứ XIII nhiệm kỳ 2000 - 2005. Dự thảo Nghị quyết Đại hội
tỉnh Đảng bộ Hà Giang lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2010.
Căn cứ kết luận tại văn bản số
273-KL/TU ngày 09/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Hà Giang.
Căn cứ yêu cầu phát triển ngành
Thương mại và du lịch đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo.
Xét đề nghị của giám đốc sở
Thương mại và Du lịch tỉnh Hà giang tại tờ trình số 36/TT-TMDL ngày 15/7/2005.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại tỉnh Hà
Giang đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu.
+ Mục tiêu tổng
quát:
Đẩy mạnh phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại làm cho thương mại thực sự trở
thành đòn bảy thúc đẩy phát triển sản xuất, phân công lại lao động xã hội, chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ, góp phần vào việc xoá
đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh,
tăng tích luỹ cho ngân sách.
Xây dựng nên
thương mại của tỉnh phát triển lành manh, mở rộng thị trường trong tỉnh, thị
trường trong nước và Quốc tế, hướng mạnh về xuất khẩu từng bước thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn minh thương mại, hội nhập khu vực và thế giới.
Nâng cao năng
lực phát triển của ngành thương mại cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực,
tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại.
+ Mục tiêu cụ
thể:
Tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GDP toàn tỉnh giai đọan 2006 - 2010 đạt 13%
trở lên và 15% trở lên vào năm 2015
Cơ cấu GDP đến
năm 2015:
- Thương mại - Dịch vụ
39% vào năm 2010 và 42% vào năm 2015
- Nông - Lâm nghiệp - Thủy
sản 28% vào năm 2010 và 20% vào năm 2015
- Công nghiệp - Xây dựng
33% vào năm 2010 và 38% vào năm 2015
Tổng mức lưu
chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 18% giai đoạn 2006 -
2010 và 20% vào năm 2015.
Giá trị hàng
hoá xuất, nhập khẩu đạt 250 triệu USD vào năm 2010 và 430 triệu USD vào năm
2015.
Phát huy thế mạnh
kinh tế cửa khẩu, xây dựng các trung tâm thị xã, các huyện lỵ, mở rộng một số chợ
thành chợ đầu mối, các chợ biên giới, chợ nông thôn.
Tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật thương mại, cải tạo nâng cấp hệ thống mạng lưới bán lẻ, chợ,
cửa hàng xăng dầu, xây dựng các trung tâm thương mại tại thị xã Hà Giang, huyện
Bắc Quang, cửa khẩu Thanh Thủy, xây dựng Trung tâm xúc tiến thương mại - du lịch
tại thị xã Hà Giang.
2. Nội dung quy hoạch.
2.1. Mạng lưới
cửa hàng thương mại, trung tâm thương mại, siêu thị.
Tiếp tục thực
hiện Nghị định số 103/1999/NĐ - CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ (về giao, bán,
khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước). Quyết định số
115/2003/QĐ-TTg ngày 10/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ (Về phê duyệt phương án
tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc UBND tỉnh Hà Giang giai đoạn
2003-2005). Hoàn thành cổ phần hoá trong năm 2005 theo hướng nhà nước nắm giữ
dưới 40% cổ phần công ty Thương mại tổng hợp Hà Giang các doanh nghiệp còn lại
cổ phần hóa 100%.
Khuyến khích mạnh
mẽ phát triển thương mại ngoài quốc doanh, kinh tế hợp tác, hợp tác xã thương mại
dịch vụ tổng hợp họat động trên địa bàn vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó
khăn.
Xây dựng 03
trung tâm thương mại lớn của tỉnh là; thị xã Hà Giang, cửa khẩu Thanh Thủy và
thị trấn Việt Quang - Bắc Quang, siêu thị độc lập tại Vị Xuyên, Trung tâm mua
bán phía bắc Yên Minh, phía tây Hoàng Su Phì. Phát luồng kinh doanh bán buôn,
bán lẻ hàng hoá dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh và các tỉnh bạn, xây dựng
kho ngoại quan, bãi kiểm hoá tại cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy.
Quy hoạch phát
triển đến năm 2015 như sau:
- Giai đoạn 2006 - 2010:
Đầu tư xây dựng 9.000 m2 Trung tâm thương mại, siêu thị (trong đó
1.400 m2 siêu thị) tại thị xã Hà Giang, cải tạo, nâng cấp trung tâm
thương mại Thanh Thủy. Xây dựng mới 400m2 siêu thị độc lập tại thị
trấn Trung tâm huyện Vị Xuyên.
- Giai đoạn 2011- 2015: Đầu
tư xây dựng 9.500m2 trung tâm thương mại, siêu thị tại thị trấn Việt
Quang - Bắc Quang (trong đó 1.900m2 siêu thị). Xây dựng mới 800m2
siêu thị độc lập tại thị trấn Trung tâm 2 huyện Yên Minh 400 m2 và
Hoàng Su Phì 400 m2.
2.2. Mạng lưới
chợ.
Triển khai thực
hiện Quyết định 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt
chương trình phát triển chợ đến năm 2010.
Quy hoạch phát
triển chợ tỉnh Hà Giang đến năm 2015 như sau:
+ Giai đoạn
2006 - 2010:
Mở rộng, nâng
cấp 55 chợ trong đó: Chợ trung tâm các huyện lỵ Quang Bình, Bắc Mê, Xín Mần,
Yên Minh, Đồng Văn và các chợ xã trung tâm cụm xã.
Đầu tư xây dựng
mới 63 chợ trong đó có 3 chợ thành chợ đầu mối phát luồng bán buôn các mặt hàng
nông lâm sản, gia súc của tỉnh gồm; chợ cam, quýt, chanh, quả có múi Vĩnh Tuy -
Bắc Quang, chợ chè, đậu tương, nông sản Vinh Quang - Hoàng Su Phì, chợ gia súc,
trâu, bò, ngựa, dê Lũng Phin - Đồng Văn và các chợ khác đưa tổng số chợ trên địa
bàn tỉnh lên 152 chợ vào năn 2010.
+ Giai đoạn
2011 -2015:
Mở rộng cải tạo
nâng cấp 24 chợ, đầu tư xây dựng mới 26 chợ thị xã, thị trấn, chợ biên giới những
nơi có điều kiện mở chợ và các chợ nông thôn khác đưa tổng số chợ trên địa bàn
tỉnh lên 178 chợ vào năm 2015.
2.3. Mạng lưới
cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Quy hoạch phát
triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu đến năm 2015 như sau:
+ Giai đoạn
2006 - 2010: Mở rộng kho trung chuyển xăng dầu Thị xã Hà Giang, đầu tư xây dựng
21 cửa hàng, đưa tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh lên 53 cửa
hàng vào năm 2010.
+ Giai đoạn
2011 - 2015: Mở rộng kho trung chuyển xăng dầu thị trấn Tân Quang - Bắc Quang,
đầu tư xây dựng 22 cửa hàng, đưa tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu tỉnh lên 75 cửa
hàng vào năm 2015
3. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2005 hoàn thành
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại trên địa bàn.
- Tăng cường vốn cho
ngành thương mại thông qua huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế
trong tỉnh, trong nước và ngoài nước bằng cơ chế chính sách khuyến khích đầu
tư, liên doanh liên kết phát triển thương mại.
- Nâng cao hiệu quả và hiệu
lực quản lý nhà nước về thương mại, hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh cải
cách hành chính, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển
thương mại, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực và bình
đẳng trong hoạt động thương mại.
- Khuyến khích thương
nhân hoạt động thương mại thông qua hệ thống cơ chế chính sách miễn giảm thuế,
ưu đãi tín dụng, ưu đãi về thuê đất, giao đất đầu tư xây dựng ... tăng cường
tính pháp chế đối với các hoạt động quản lý thị trường.
- Đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ lao động, kỹ thuật trong ngành thương mại, tạo mọi điều kiện cho các đối tượng
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia học tập, bổi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
có đủ điều kiện về trình độ đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập Quốc tế.
- Thực hiện tốt các chính
sách phát triển kinh tế cửa khẩu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm khai thác
lợi thế cửa khẩu Thanh Thủy và các cửa khẩu tiểu ngạch, hệ thống chợ biên giới.
Đẩy mạnh xuất khẩu và buôn bán qua biên giới giữa Hà Giang - Việt Nam với Vân
Sơn - Trung Quốc và các địa phương khác của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Điều 2.
Căn cứ nội
dung quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại tỉnh Hà Giang đến năm 2015 đã được
phê duyệt, sở Thương mại và Du lịch, các sở, ban, ngành chức năng có liên quan,
UBND các huyện, thị xã thông báo công khai quy hoạch, xây dựng các dự án chi tiết
để tổ chức thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở:Thương mại và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các
Sở, ban, ngành chức năng liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ./.
Nơi
nhận:
- VP
Chính Phủ
- Bộ Thương mại (Báo cáo)
- TTr Tỉnh Ủy
- TTr HĐND tỉnh (Tường)
- CT, các PCT UBND tỉnh
- Như Điều 3 (Thực hiện);
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH ,
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH HÀ GIANG
CHỦ TỊCH
Đỗ Trọng Quý
|