Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1813/QĐ-BTNMT 2020 thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Số hiệu: 1813/QĐ-BTNMT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 18/08/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1813/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EV-FTA)

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;

Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06 tháng 08 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EV-FTA).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Vụ Pháp chế hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kế hoạch này, đình kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện.

Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công thương; Ngoại giao, Tư pháp;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Báo TN&MT;
- Lưu: VT, PC (3b). Nt

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EV-FTA)
(Kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. MỤC TIÊU

1. Chủ động, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết liên quan đến tài nguyên và môi trường trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).

2. Xác định rõ và phân công trách nhiệm thực hiện của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời quy định các biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác để triển khai thực hiện CPTPP và EVFTA.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, phổ biến CPTPP và EVFTA

a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến về các cam kết liên quan đến tài nguyên và môi trường trong CPTPP và EVFTA cho các đối tượng có liên quan.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2022.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

b) Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về CPTPP và EVFTA trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp Văn phòng Bộ (Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Công nghệ thông tin và Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường);

- Thời gian thực hiện: 2020.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

c) Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường về CPTPP, EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu;

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2022.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật

a) Rà soát các cam kết, nghĩa vụ bắt buộc thực hiện (shall obligations) trong CPTPP và EVFTA thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (chi tiết tại Phụ lục) để nội luật hóa hoặc có giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp.

- Đơn vị thực hiện: Các Vụ, Tổng cục, Cục, Viện trực thuộc Bộ chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

b) Xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường phù hợp các cam kết, yêu cầu của CPTPP và EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế và các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Thời gian thực hiện: 2020.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

c) Rà soát, đánh giá, tổng kết thi hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đa dạng sinh học phù hợp với cam kết, yêu cầu của CPTPP và EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế và các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Thời gian thực hiện: 2021 - 2025.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu của CPTPP, EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế và các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Thời gian thực hiện: 2020.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

đ) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách, pháp luật thúc đẩy thương mại và đầu tư hàng hóa, dịch vụ môi trường phù hợp với CPTPP và EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Môi trường.

- Thời gian thực hiện: 2021-2025.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

e) Nghiên cứu, đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP và Hiệp định EV-FTA lên hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường của Việt Nam và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Thời gian thực hiện: 2020.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp khoa học và công nghệ; sự nghiệp môi trường và các nguồn hợp pháp khác.

3. Tăng cường tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường

a) Thực hiện hiệu quả các cam kết về bảo vệ môi trường của Việt Nam trong các hiệp định đa phương về môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học mà Việt Nam đã tham gia.

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc hoặc các nguồn hợp pháp khác.

b) Ban hành và thực hiện quy chế tiếp nhận, giải quyết, phản hồi các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các cam kết môi trường trong CPTPP và EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên.

c) Tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Đơn vị thực hiện: Thanh tra Bộ, Tổng cục Môi trường.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc hoặc các nguồn hợp pháp khác.

d) Khảo sát và đánh giá tác động của việc thực hiện Chương Môi trường của CPTPP và Chương Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA và kiến nghị các giải pháp thực thi hiệu quả CPTPP và EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế.

- Thời gian thực hiện: 2025.

- Nguồn kinh phí: sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

4. Xây dựng thiết chế tổ chức thực hiện

a) Thành lập Tổ công tác giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện CPTPP và EVFTA, bao gồm giải quyết các tranh chấp phát sinh và trao đổi thông tin với các đối tác trong CPTPP và EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Thời gian thực hiện: 2020.

b) Phối hợp thành lập, điều phối và phối hợp Nhóm tư vấn trong nước (DAG) theo yêu cầu của EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu.

- Thời gian thực hiện: 2020 và thường xuyên.

- Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

5. Tăng cường năng lực

a) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, đàm phán, chuyên môn cho công chức, viên chức và người lao động ngành tài nguyên và môi trường.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên.

- Nguồn kinh phí: sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn hợp pháp khác.

b) Vận động, tiếp nhận các nguồn lực quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ nâng cao năng lực và tổ chức thực thi CPTPP, EVFTA.

- Đơn vị thực hiện: Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan.

- Thời gian thực hiện: thường xuyên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, gửi báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

2. Vụ Pháp chế làm đầu mối liên lạc, đầu mối thực hiện CPTPP, EVFTA; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện Kế hoạch này.

3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm đầu mối liên lạc, thực thi và hợp tác thực hiện Chương Môi trường của CPTPP và Chương Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA; tham gia Ủy ban Môi trường của CPTPP và Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA; tham gia bộ phận điều phối DAG của EVFTA.

4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước (sự nghiệp môi trường), nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động hợp tác, phối hợp các đối tác trong và ngoài nước để triển khai Kế hoạch này.

5. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính chủ trì, phối hợp Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề xuất, bố trí nguồn ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện Kế hoạch này.

6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của kế hoạch, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan đề xuất, báo cáo Bộ trưởng; trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Kế hoạch này, báo cáo Bộ trưởng xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

CAM KẾT BẮT BUỘC THỰC HIỆN TRONG HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ HIỆP ĐỊNH EVFTA

I. HIỆP ĐỊNH CPTPP

Articles

Commitments

Điều

Nội dung cam kết

Art. 20.3

GENERAL COMMITMENTS

Điều 20.3

CÁC CAM KẾT CHUNG

20.3.3

3. Each Party shall strive to ensure that its environmental laws and policies provide for, encourage environmental protection at high levels and to continue to improve its respective levels of environmental protection.

20.3.3

3. Mỗi Bên phải cố gắng đảm báo đầy đủ luật pháp và chính sách môi trường, khuyến khích việc bảo vệ môi trường ở mức cao và tiếp tục cải thiện các mức độ bảo vệ môi trường.

20.3.4

4. No Party shall fail to effectively enforce its environmental laws through a sustained or recurring course of action or inaction in a manner affecting trade or investment between the Parties, after the date of entry into force of this Agreement for that Party.

20.3.4

4. Không Bên nào được thất bại trong việc thực thi hiệu quả pháp luật về môi trường của mình thông qua một hành động được duy trì liên tục hoặc lặp đi lặp lại theo phương thức gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

20.3.6

6. Without prejudice to paragraph 2, the Parties recognise that it is inappropriate to encourage trade or investment by weakening or reducing the protection afforded in their respective environmental laws. Accordingly, a Party shall not waive or otherwise derogate from, or offer to waive or otherwise derogate from its environmental laws in a manner that weakens or reduces the protection afforded in those laws in order to encourage trade or investment between the Parties.

20.3.6

6. Không làm ảnh hưởng đến đoạn 2, các Bên nhận thức rằng việc khuyến khích thương mại hay đầu tư bằng việc giảm mức độ bảo vệ được quy định trong pháp luật môi trường của mình là không phù hợp. Theo đó, một Bên sẽ không được phép bỏ qua, hay bằng cách nào đó giảm nhẹ hiệu lực pháp lý của các đạo luật và quy định môi trường của mình nhằm khuyến khích thương mại hay đầu tư giữa các Bên.

20.3.7

7. Nothing in this Chapter shall be construed to empower a Party's authorities to undertake environmental law enforcement activities in the territory of another Party.

20.3.7

7. Chương này sẽ không được hiểu là trao cho các cơ quan của một Bên quyền được thực thi luật pháp về môi trường trên lãnh thổ của một Bên khác.

20.5

PROTECTION OF THE OZONE LAYER

Điều 20.5

BẢO VỆ TẦNG Ô ZÔN

20.5.1

1. The Parties recognise that emissions of certain substances can significantly deplete and otherwise modify the ozone layer in a manner that is likely to result in adverse effects on human health and the environment. Accordingly, each Party shall take measures to control the production and consumption of, and trade in, such substances.

20.5.1

1. Các Bên nhận thức rằng việc phát thải một số chất có thể làm suy giảm đáng kể hoặc biến đổi tầng ô-zôn theo hướng có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường. Theo đó, mỗi bên phải thực hiện các biện pháp kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ và mua bán những chất đó.

20.5.1 Footnote 4

A Party shall be deemed in compliance with this provision if it maintains the measure or measures listed in Annex 20-A implementing its obligations under the Montreal Protocol or any subsequent measure or measures that provide an equivalent or higher level of environmental protection as the measure or measures listed.

20.5.1

Ghi chú 4

Một Bên được xem như tuân thủ điều này nếu Bên đó duy trì biện pháp hoặc các biện pháp liệt kê tại Phụ lục 20-A thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal hoặc bất kỳ biện pháp nào sau đó tương đương hoặc cao hơn mức độ bảo vệ môi trường như biện pháp hoặc các biện pháp được liệt kê.

20.5.2

2. The Parties also recognise the importance of public participation and consultation, in accordance with their respective law or policy, in the development and implementation of measures concerning the protection of the ozone layer. Each Party shall make publicly available appropriate information about its programmes and activities, including cooperative programmes, that are related to ozone layer protection.

20.5.2

2. Các Bên cũng nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia và tham vấn công chúng theo với luật pháp và chính sách trong nước của mình trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc bảo vệ tầng ô-zôn. Mỗi Bên sẽ công bố công khai các chương trình và hoạt động, bao gồm cả các chương trình hợp tác của mình liên quan đến việc bảo vệ tầng ô-zôn.

20.5.3

3. Consistent with Article 20.12 (Cooperation Frameworks), the Parties shall cooperate to address matters of mutual interest related to ozone-depleting substances. Cooperation may include, but is not limited to exchanging information and experiences in areas related to:

(a) environmentally friendly alternatives to ozone-depleting substances;

(b) refrigerant management practices, policies and programmes;

(c) methodologies for stratospheric ozone measurements; and

(d) combating illegal trade in ozone-depleting substances.

20.5.3

3. Trên cơ sở đồng nhất với Điều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn để cùng quan tâm liên quan đến các chất làm suy giảm tầng ô-zôn. Hợp tác có thể bao gồm trao đổi thông tin và kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan đến:

(a) Các giải pháp thay thế các chất làm suy giảm tầng ô-zôn có thân thiện với môi trường;

(b) Các biện pháp, chính sách và chương trình quản lý chất làm lạnh;

(c) Các phương pháp luận cho việc đo mức ô-zôn tầng bình lưu;

(d) Chống mua bán bất hợp pháp các chất làm suy giảm tầng ô-zôn.

20.6

PROTECTION OF THE MARINE ENVIRONMENT FROM SHIP POLLUTION

20.6

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHỎI Ô NHIỄM TỪ TÀU BIỂN

20.6.1

Protection of the Marine Environment from Ship Pollution 1. The Parties recognise the importance of protecting and preserving the marine environment. To that end, each Party shall take measures to prevent the pollution of the marine environment from ships.

20.6.1

1. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Theo đó, mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển

20.6.1 Footnote 7

A Party shall be deemed in compliance with this provision if it maintains the measure or measures listed in Annex 20-B implementing its obligations under MARPOL, or any subsequent measure or measures that provide an equivalent or higher level of environmental protection as the measure or measures listed.

20.6.1

Ghi chú 7

Một Bên được xem như tuân thủ điều này nếu Bên đó duy trì biện pháp hoặc các biện pháp liệt kế tại Phụ lục 20-B thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Công ước Marpol hoặc bất kỳ biện pháp nào sau đó tương đương hoặc cao hơn mức độ bảo vệ môi trường như biện pháp hoặc các biện pháp được liệt kê.

20.6.2

2. The Parties also recognise the importance of public participation and consultation, in accordance with their respective law or policy, in the development and implementation of measures to prevent the pollution of the marine environment from ships. Each Party shall make publicly available appropriate information about its programmes and activities, including cooperative programmes, that are related to the prevention of pollution of the marine environment from ships.

20.6.2

2. Các Bên cũng nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia và tham vấn công chúng theo luật pháp và chính sách trong nước của mình trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển. Mỗi Bên sẽ công bố công khai các chương trình và hoạt động, bao gồm cả các chương trình hợp tác của mình liên quan đến việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển.

20.6.3

3. Consistent with Article 20.12 (Cooperation Frameworks), the Parties shall cooperate to address matters of mutual interest with respect to pollution of the marine environment from ships. Areas of cooperation may include:

(a) accidental pollution from ships;

(b) pollution from routine operations of ships;

(c) deliberate pollution from ships;

(d) development of technologies to minimise ship-generated waste;

(e) emissions from ships;

(f) adequacy of port waste reception facilities;

(g) increased protection in special geographic areas; and

(h) enforcement measures including notifications to flag States and, as appropriate, by port States.

20.6.3

3. Trên cơ sở đồng nhất với Điều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn để cùng quan tâm liên quan đến ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển. Lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm:

(a) Ô nhiễm do tai nạn từ tàu biển;

(b) ô nhiễm từ việc vận hành thông thường của tàu biển;

(c) ô nhiễm cố ý từ tàu biển;

(d) Phát triển công nghệ giảm thiểu phát thải;

(e) Phát thải từ tàu biển;

(f) Thiết bị tiếp nhận thải tại cảng;

(g) Tăng cường bảo vệ ở các khu vực địa lý đặc biệt; và

(h) Các biện pháp thực thi bao gồm các thông báo đối với các quốc gia mang cờ, và khi thích hợp, đối với các quốc gia có cảng.

20.7

PROCEDURAL MATTERS

20.7

VẤN ĐỀ THỦ TỤC

20.7.1

1. Each Party shall promote public awareness of its environmental laws and policies, including enforcement and compliance procedures, by ensuring that relevant information is available to the public.

20.7.1

1. Mỗi Bên phải tăng cường nhận thức cộng đồng về pháp luật và chính sách về môi trường của mình, bao gồm các quy trình tuân thủ và cưỡng chế, thông qua việc đảm bảo các thông tin liên quan được phổ biến rộng rãi.

20.7.2

2. Each Party shall ensure that an interested person residing or established in its territory may request that the Party's competent authorities investigate alleged violations of its environmental laws, and that the competent authorities give those requests due consideration, in accordance with the Party's law.

20.7.2

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng những người có quan tâm đang cư trú hoặc thành lập trên lãnh thổ của mình có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Bên đó điều tra các vi phạm luật pháp về môi trường, và các cơ quan đó sẽ xem xét các yêu cầu đó một cách phù hợp theo với pháp luật của Bên đó.

20.7.3

3. Each Party shall ensure that judicial, quasi-judicial or administrative proceedings for the enforcement of its environmental laws are available under its law and that those proceedings are fair, equitable, transparent and comply with due process of law. Any hearings in these proceedings shall be open to the public, except when the administration of justice otherwise requires, and in accordance with its applicable laws.

20.7.3

3. Mỗi Bên đảm bảo rằng việc tố tụng tư pháp, bản tư pháp, hoặc hành chính về thi hành luật pháp môi trường được quy định trong luật pháp và việc tố tụng đó mang tính công bằng, khách quan, minh bạch và tuân theo quy trình pháp luật. Bất kỳ xét xử nào đều phải được công khai với công chúng, trừ khi việc thực thi pháp lý yêu cầu khác và tuân theo luật pháp của Bên đó.

20.7.4

4. Each Party shall ensure that persons with a recognised interest under its law in a particular matter have appropriate access to proceedings referred to in paragraph 3.

20.7.4

4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng những người có quan tâm đến một vấn đề cụ thể được pháp luật công nhận được tiếp cận phù hợp với hoạt động tố tụng nêu tại đoạn 3.

20.7.5

5. Each Party shall provide appropriate sanctions or remedies for violations of its environmental laws for the effective enforcement of those laws. Those sanctions or remedies may include a right to bring an action directly against the violator to seek damages or injunctive relief, or a right to seek governmental action.

20.7.5

5. Mỗi Bên phải quy định biện pháp trừng phạt hoặc biện pháp khắc phục thích hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nhằm thực thi có hiệu quả các luật này. Các biện pháp chế tài hay bồi hoàn có thể bao gồm quyền khởi kiện bên vi phạm đòi bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp, hoặc quyền tìm sự trợ giúp của chính phủ.

20.7.6

6. Each Party shall ensure that it takes appropriate account of relevant factors in the establishment of the sanctions or remedies referred to in paragraph 5. Those factors may include the nature and gravity of the violation, damage to the environment and any economic benefit the violator derived from the violation.

20.7.6

6. Mỗi Bên bảo đảm rằng mình sẽ quan tâm xem xét một các phù hợp các nhân tố liên quan trong việc thiết lập các biện pháp trừng phạt hoặc biện pháp bồi hoàn được nếu trong đoạn 5. Những nhân tố đó có thể bao gồm bản chất và mức độ của hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại đến môi trường và lợi ích kinh tế người vi phạm được hưởng từ hành vi vi phạm.

20.8

OPPORTUNITIES FOR PUBLIC PARTICIPATION

20.8

 

20.8.1

1. Each Party shall seek to accommodate requests for information regarding the Party's implementation of this Chapter.

20.8.1

1. Mỗi Bên phải đáp ứng yêu cầu về thông tin liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương này.

20.8.2

2. Each Party shall make use of existing, or establish new, consultative mechanisms, for example national advisory committees, to seek views on matters related to the implementation of this Chapter. These mechanisms may include persons with relevant experience, as appropriate, including experience in business, natural resource conservation and management, or other environmental matters.

20.8.2

2. Mỗi Bên phải sử dụng các cơ chế tham vấn có sẵn, hoặc thiết lập mới, ví dụ như các Ủy ban tư vấn quốc gia, để tiếp thu các ý kiến/quan điểm về các vấn đề liên quan đến việc triển khai Chương này. Những cơ chế như vậy có thể bao gồm các cá nhân với kinh nghiệm liên quan, gồm kinh nghiệm trong kinh doanh, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các vấn đề môi trường khác.

20.9

PUBLIC SUBMISSIONS

20.9

 

20.9.1

1. Each Party shall provide for the receipt and consideration of written submissions from persons of that Party regarding its implementation of this Chapter.

Each Party shall respond in a timely manner to such submissions in writing and in accordance with domestic procedures, and make the submissions and its responses available to the public, for example by posting on an appropriate public website.

20.9.1

1. Mỗi Bên phải tiếp nhận và xem xét các yêu cầu bằng văn bản của những cá nhân của Bên mình liên quan đến việc thực hiện Chương này.

Mỗi Bên phải phản hồi đúng thời hạn những yêu cầu đó bằng văn bản, phù hợp với quy trình trong nước và công bố công khai những yêu cầu và phản hồi này ra công chúng, ví dụ như đăng tải trên một website thích hợp.

20.9.2

2. Each Party shall make its procedures for the receipt and consideration of written submissions readily accessible and publicly available, for example by posting on an appropriate public website. These procedures may provide that to be eligible for consideration the submission should:

(a) be in writing in one of the official languages of the Party receiving the submission;

(b) clearly identify the person making the submission;

(c) provide sufficient information to allow for the review of the submission including any documentary evidence on which the submission may be based;

(d) explain how, and to what extent, the issue raised affects trade or investment between the Parties;

(e) not raise issues that are the subject of ongoing judicial or administrative proceedings; and

(f) indicate whether the matter has been communicated in writing to the relevant authorities of the Party and the Party's response, if any.

20.9.2

2. Mỗi Bên phải công bố công khai các quy trình tiếp nhận và xem xét các yêu cầu bằng văn bản cho công chúng và đảm bảo những nội dung này dễ dàng được tiếp cận, ví dụ như đăng tải trên một website thích hợp. Để phù hợp cho việc xem xét trong quy trình này, đơn yêu cầu cần phải:

(a) được viết với ngôn ngữ sử dụng là một trong những ngôn ngữ chính thức của Bên tiếp nhận yêu cầu;

(b) xác định rõ ràng đối tượng đưa ra yêu cầu;

(c) cung cấp thông tin đầy đủ để tiến hành xem xét yêu cầu bao gồm bất kỳ chứng cứ tài liệu nào mà yêu cầu đó dựa trên;

(d) giải thích bằng cách nào, và ở mức độ nào, vấn đề đưa ra ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên;

(e) không đưa ra các vấn đề đang được đưa ra truy tố pháp lý hoặc hành chính; và

(f) trình bày rõ những trao đổi bằng văn bản đã có với cơ quan chính quyền liên quan của Bên đó và phản hồi của Bên đó, nếu có.

20.9.3

3. Each Party shall notify the other Parties of the entity or entities responsible for receiving and responding to any written submissions referred to in paragraph 1 within 180 days of the date of entry into force of this Agreement for that Party.

20.9.3

3. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về cơ quan chịu trách nhiệm nhận và phản hồi được đề cập tới trong đoạn 1 trong vòng 180 ngày sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực đối với Bên đó.

20.9.5

5. At its first meeting, the Committee shall establish procedures for discussing submissions and responses that are referred to it by a Party. These procedures may provide for the use of experts or existing institutional bodies to develop a report for the Committee comprised of information based on facts relevant to the matter.

20.9.5

5. Tại cuộc họp đầu tiên, Tiểu ban phải thiết lập thủ tục thảo luận về đơn yêu cầu và việc trả lời đơn yêu cầu. Thủ tục đó có thể cho phép sử dụng các chuyên gia hoặc các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng một báo cáo lên Tiểu ban trong đó chứa đựng các thông tin thực tế liên quan đến vấn đề đó.

20.9.6

6. No later than three years after the date of entry into force of this Agreement, and thereafter as decided by the Parties, the Committee shall prepare a written report for the Commission on the implementation of this Article. For the purposes of preparing this report, each Party shall provide a written summary regarding its implementation activities under this Article.

20.9.6

6. Không quá ba năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và thời gian sau đó do các Bên quyết định, Tiểu ban phải chuẩn bị một báo cáo bằng văn bản lên Ủy ban về việc thực hiện Điều này. Để chuẩn bị báo cáo này, mỗi Bên phải cung cấp một bản tổng kết bằng văn bản liên quan đến các hoạt động triển khai trong khuôn khổ Điều này.

20.11

VOLUNTARY MECHANISMS TO ENHANCE ENVIRONMENTAL PERFORMANCE

20.11

CƠ CHẾ TỰ NGUYỆN NHẰM NÂNG CAO BIỂU HIỆN MÔI TRƯỜNG

20.11.2

2. Therefore, in accordance with its laws, regulations or policies and to the extent it considers appropriate, each Party shall encourage:

(a) the use of flexible and voluntary mechanisms to protect natural resources and the environment in its territory; and

(b) its relevant authorities, businesses and business organisations, non-governmental organisations and other interested persons involved in the development of criteria used to evaluate environmental performance, with respect to these voluntary mechanisms, to continue to develop and improve such criteria.

20.11.2

2. Vì vậy, theo luật, quy định hoặc chính sách của mình và trên cơ sở xem xét mức độ phù hợp, mỗi Bên phải khuyến khích:

(a) việc sử dụng các cơ chế linh hoạt và tự nguyện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên lãnh thổ của mình; và

(b) sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ liên quan và các đối tượng quan tâm khác vào việc xây dựng các tiêu chí sử dụng để đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường theo các cơ chế tự nguyện đó, tiếp tục phát triển và cải thiện những tiêu chí này.

20.12

COOPERATION FRAMEWORKS

20.12

CÁC KHUNG HỢP TÁC

20.12.2

2. Taking account of their national priorities and circumstances, and available resources, the Parties shall cooperate to address matters of joint or common interest among the participating Parties related to the implementation of this Chapter, when there is a mutual benefit from that cooperation. This cooperation may be carried out on a bilateral or plurilateral basis between Parties and, subject to consensus by the participating Parties, may include non-governmental bodies or organisations and non­Parties to this Agreement.

20.12.2

2. Xét đến ưu tiên, điều kiện và nguồn lực sẵn có của từng quốc gia, các bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề quan tâm chung giữa các Bên liên quan đến việc thực hiện Chương này. Sự hợp tác có thể diễn ra trên phương diện song hay đa phương giữa hai hay nhiều Bên và trên cơ sở sự đồng thuận của các Bên tham gia, hợp tác có thể bao gồm sự tham gia của cả các tổ chức hay cơ quan phi chính phủ và các Bên khác không phải là thành viên Hiệp định này.

20.12.3

3. Each Party shall designate the authority or authorities responsible for cooperation related to the implementation of this Chapter to serve as its national contact point on matters that relate to coordination of cooperation activities and shall notify the other Parties in writing within 90 days of the date of entry into force of this Agreement for that Party of its contact point. On notifying the other Parties of its contact point, or at any time thereafter through the contact points, a Party may:

(a) share its priorities for cooperation with the other Parties, including the objectives of that cooperation; and

(b) propose cooperation activities related to the implementation of this Chapter to another Party or Parties.

20.12.3

3. Mỗi Bên chỉ định một hoặc một số cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề hợp tác liên quan đến việc thực hiện Chương này để đảm nhiệm vai trò đầu mỗi quốc gia trong việc điều phối các hoạt động hợp tác và phải thông báo cho các Bên khác bằng văn bản trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với Bên đó về đầu mối liên lạc của mình. Khi thông báo cho các Bên khác về đầu mối liên lạc của mình, hoặc bất kỳ thời gian nào sau đó thông qua đầu mối liên lạc, mỗi Bên có thể:

(a) chia sẻ ưu tiên hợp tác của mình với các Bên khác, gồm cả các mục tiêu của sư hợp tác đó;

(b) đề xuất các hoạt động hợp tác liên quan đến việc thực hiện Chương này với một hay các Bên khác.

20.12.4

4. When possible and appropriate, the Parties shall seek to complement and use their existing cooperation mechanisms and take into account relevant work of regional and international organisations.

20.12.4

4. Khi có thể và thích hợp, các Bên tận dụng các cơ chế hợp tác sẵn có của mình và xem xét đến những kết quả/ công trình của các tổ chức khu vực và quốc tế.

20.12.6

6. In developing cooperative activities and programmes, a Party shall, if relevant, identify performance measures and indicators to assist in examining and evaluating the efficiency, effectiveness and progress of specific cooperative activities and programmes and share those measures and indicators, as well as the outcome of any evaluation during or following the completion of a cooperative activity or programme, with the other Parties.

20.12.6

6. Trong việc xây dựng các chương trình và hoạt động hợp tác, mỗi Bên, khi thích hợp, xác định các cách thức đánh giá việc thực hiện và các chỉ số để hỗ trợ việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả, tiến độ của các chương trình và hoạt động hợp tác cụ thể, chia sẻ các chỉ số và cách thức này, cũng như kết quả những lần đánh giá trong hoặc sau khi hoàn thành hoạt động hay chương trình hợp tác nào đó với các Bên khác.

20.12.7

7. The Parties, through their contact points for cooperation, shall periodically review the implementation and operation of this Article and report their findings, which may include recommendations, to the Committee to inform its review under Article 20.19(3)(c) (Environment Committee and Contact Points). The Parties, through the Committee, may periodically evaluate the necessity of designating an entity to provide administrative and operational support for cooperative activities. If the Parties decide to establish such an entity, the Parties shall agree on the funding of the entity on a voluntary basis to support the entity's operation.

20.12.7

7. Các Bên, thông qua các đầu mối về hợp tác, phải định kỳ rà soát tình hình triển khai thực hiện Điều này và báo cáo kết quả, có thể bao gồm đề xuất lên Tiểu ban theo Điều 20.19(3)(c) (Tiểu ban Môi trường và Các đầu mối). Các Bên, thông qua Tiểu ban, có thể định kỳ đánh giá sự cần thiết của việc chỉ định một cơ quan để hỗ trợ về hành chính và vận hành cho các hoạt động hợp tác. Trong trường hợp đồng ý thành lập cơ quan này, các Bên sẽ thống nhất về điều khoản quỹ hỗ trợ hoạt động của cơ quan này trên cơ sở tự nguyện.

20.12.8

8. Each Party shall promote public participation in the development and implementation of cooperative activities, as appropriate. This may include activities such as encouraging and facilitating direct contacts and cooperation among relevant entities and the conclusion of arrangements among them for the conduct of cooperative activities under this Chapter.

20.12.8

8. Mỗi Bên phải tăng cường sự tham gia của công chúng trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động hợp tác. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như khuyến khích và hỗ trợ việc kết nối trực tiếp và hỗ trợ hợp tác trực tiếp giữa các thực thể liên quan và quyết định việc chuẩn bị giữa các thực thể này nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác trong Chương này.

20.12.9

9. When a Party has defined the environmental laws under Article 20.1 (Definitions) to include only laws at the central level of government (first Party), and when another Party (second Party) considers that an environmental law at the sub-central level of government of the first Party is not being effectively enforced by the relevant sub-central government through a sustained or recurring course of action or inaction in a manner affecting trade or investment between the Parties, the second Party may request a dialogue with the first Party. The request shall contain information that is specific and sufficient to enable the first Party to evaluate the matter at issue and an indication of how the matter is negatively affecting trade or investment of the second Party.

20.12.9

9. Khi một Bên xác định Luật môi trường theo Điều 20.1 chỉ bao gồm luật có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương (Bên thứ nhất), và Bên khác (Bên thứ hai) cho rằng luật ở cấp chính quyền địa phương của Bên thứ nhất không được thực thi có hiệu quả bởi chính quyền địa phương thông qua các hành động hoặc không hành động được duy trì liên tục hoặc lặp lại theo phương thức ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên, Bên thứ hai có thể yêu cầu đối thoại với Bên thứ nhất. Yêu cầu cần chứa đựng thông tin đầy đủ và cụ thể để cho phép Bên thứ nhất đánh giá bản chất vấn đề và bằng chứng cho thấy vấn đề này tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư của Bên thứ hai.

20.12.10

10. All cooperative activities under this Chapter are subject to the availability of funds, human and other resources, and to the applicable laws and regulations of the participating Parties. The participating Parties shall decide, on a case-by- case basis, the funding of cooperative activities.

20.12.10

10. Tất cả các hoạt động hợp tác trong Chương này thực hiện trên cơ sở sự sẵn có của nguồn tài chính và nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác, tuân thủ luật pháp và quy định được áp dụng của các Bên tham gia. Kinh phí hỗ trợ các hoạt động hợp tác được quyết định bởi các Bên tham gia trên cơ sở xem xét từng trường hợp.

20.13

TRADE AND BIODIVERSITY

20.13

THƯƠNG MẠI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

20.13.2

2. Accordingly, each Party shall promote and encourage the conservation and sustainable use of biological diversity, in accordance with its law or policy.

20.13.2

2. Theo đó, mỗi Bên phải thúc đẩy và khuyến khích việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học theo với luật pháp và chính sách của mình.

20.13.5

5. The Parties also recognise the importance of public participation and consultation, in accordance with their respective law or policy, in the development and implementation of measures concerning the conservation and sustainable use of biological diversity. Each Party shall make publicly available information about its programmes and activities, including cooperative programmes, related to the conservation and sustainable use of biological diversity.

20.13.5

5. Các Bên cũng nhận thức tầm quan trọng của sự tham gia và tham vấn của công chúng theo với luật pháp và chính sách của mình trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Mỗi Bên sẽ công khai các chương trình và hành động, bao gồm cả những chương trình hợp tác của mình liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

20.13.6

6. Consistent with Article 20.12 (Cooperation Frameworks), the Parties shall cooperate to address matters of mutual interest. Cooperation may include, but is not limited to exchanging information and experiences in areas related to:

(a) the conservation and sustainable use of biological diversity;

(b) the protection and maintenance of ecosystems and ecosystem services; and

(c) access to genetic resources and the sharing of benefits arising from their utilisation.

20.13.6

6. Trên cơ sở thống nhất với Điều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác giải quyết các vấn để cùng quan tâm. Hợp tác có thể bao gồm trao đổi thông tin và kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan đến:

(a) Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

(b) Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái và các dịch vụ sinh thái; và

(c) Tiếp cận các nguồn gien và chia sẻ những lợi ích từ việc sử dụng nguồn gien.

20.14

INVASIVE ALIEN SPECIES

20.14

LOÀI NGOẠI LAI XÂM LẤN

20.14.2

2. Accordingly, the Committee shall coordinate with the Committee on Sanitary and Phytosanitary Measures established under Article 7.5 (Committee on Sanitary and Phytosanitary Measures) to identify cooperative opportunities to share information and management experiences on the movement, prevention, detection, control and eradication of invasive alien species, with a view to enhancing efforts to assess and address the risks and adverse impacts of invasive alien species.

20.14.2

2. Theo đó, Tiểu ban sẽ phối hợp với Tiểu ban về Vệ sinh dịch tễ được thiết lập trong khuôn khổ Điều 7.5 (Tiểu ban về vệ sinh dịch tễ) để xác định các cơ hội hợp tác nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quản lý về sự di chuyển, cách ngăn ngừa, phát hiện, kiểm soát và loại trừ các sinh vật ngoại lai xâm lấn với mục đích tăng cường nỗ lực đánh giá và giải quyết các rủi ro và tác động có hại của các sinh vật ngoại lai xâm lấn.

20.15

TRANSITION TO A LOW EMISSIONS AND RESILIENT ECONOMY

20.15

CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ PHÁT THẢI THẤP VÀ THÍCH ỨNG TỐT

20.15.2

2. The Parties recognise that each Party's actions to transition to a low emissions economy should reflect domestic circumstances and capabilities and, consistent with Article 20.12 (Cooperation Frameworks), Parties shall cooperate to address matters of joint or common interest. Areas of cooperation may include, but are not limited to: energy efficiency; development of cost-effective, low emissions technologies and alternative, clean and renewable energy sources; sustainable transport and sustainable urban infrastructure development; addressing deforestation and forest degradation; emissions monitoring; market and non­market mechanisms; low emissions, resilient development and sharing of information and experiences in addressing this issue. Further, the Parties shall, as appropriate, engage in cooperative and capacity-building activities related to transitioning to a low emissions economy.

20.15.2

2. Các Bên nhận thức rằng những hành động của mỗi Bên nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải thể hiện hoàn cảnh và năng lực trong nước và trên cơ sở thống nhất với Điều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề chung và cùng quan tâm. Lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm: Hiệu quả năng lượng; phát triển các công nghệ và giải pháp chi phí thấp, ít phát thải, các nguồn năng lượng sạch và nguồn năng lượng tái tạo; giao thông bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị bền vững; giải quyết nạn phá rừng và suy thoái rừng; quan trắc phát thải; các cơ chế thị trường và phi thị trường; phát triển ít phát thải và có sức chống chịu cũng như chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, các Bên, khi thích hợp, phải tham gia vào hoạt động hợp tác và tăng cường năng lực liên quan đến chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải.

20.16

MARINE CAPTURE FISHERIES

20.16

ĐÁNH BẮT HẢI SẢN

20.16.3

3. Accordingly, each Party shall seek to operate a fisheries management system that regulates marine wild capture fishing and that is designed to:

(a) prevent overfishing and overcapacity;

(b) reduce bycatch of non-target species and juveniles, including through the regulation of fishing gear that results in bycatch and the regulation of fishing in areas where bycatch is likely to occur; and

(c) promote the recovery of overfished stocks for all marine fisheries in which that Party's persons conduct fishing activities.

Such a management system shall be based on the best scientific evidence available and on internationally recognised best practices for fisheries management and conservation as reflected in the relevant provisions of international instruments aimed at ensuring the sustainable use and conservation of marine species.

20.16.3

3. Theo đó, mỗi Bên phải tìm cách vận hành một hệ thống quản lý nghề cá có điều chỉnh hoạt động đánh bắt hải sản tự nhiên và được thiết kế để:

a) Ngăn ngừa đánh bắt quá mức và quá năng lực;

b) Giảm đánh bắt ngẫu nhiên các loài không phải mục tiêu và chưa trưởng thành, gồm việc thông qua các quy định về ngư cụ dẫn đến việc đánh bắt ngẫu nhiên và quản lý các khu vực đánh bắt có thể xảy ra tình trạng đánh bắt ngẫu nhiên;

c) Thúc đẩy sự phục hồi các loài bị khai thác quá mức bởi người dân của Bên đó.

Một hệ thống quản lý dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất sẵn có thực tiễn tốt nhất đã được quốc tế công nhận về quản lý và bảo tồn thủy sản như được phản ánh trong các điều khoản tương ứng của các văn kiện quốc tế nhằm bảo đảm sử dụng bền vững và bảo tồn các loài sinh vật biển.

20.16.4

4. Each Party shall promote the long-term conservation of sharks, marine turtles, seabirds, and marine mammals, through the implementation and effective enforcement of conservation and management measures. Such measures should include, as appropriate:

(a) for sharks: the collection of specific species' data, fisheries bycatch mitigation measures, catch limits, and finning prohibitions; and

(b) for marine turtles, seabirds, and marine mammals: fisheries bycatch mitigation measures, conservation and relevant management measures, prohibitions, and other measures in accordance with relevant international agreements to which the Party is party.

20.16.4

4. Mỗi Bên thúc đẩy việc bảo tồn dài hạn các loài cá mập, rùa biển, chim biển và động vật biển có vú thông qua việc triển khai và thực thi hiệu quả các biện pháp bảo tồn và quản lý. Các biện pháp đó nên bao gồm, nếu thích hợp:

a) Đối với cá mập: bộ số liệu về các loài cụ thể, các biện pháp giảm thiểu tình trạng đánh bắt ngẫu nhiên, giới hạn đánh bắt và cấm khai thác vi (vây);

b) Đối với rùa biển, chim biển và động vật biển có vú: Các biện pháp giảm thiểu đánh bắt ngẫu nhiên, các biện pháp bảo tồn và quản lý thích hợp, cấm, và các biện pháp khác phù hợp với các thỏa thuận quốc tế liên quan mà Bên đó là một Bên tham gia thỏa thuận.

20.16.5

5. The Parties recognise that the implementation of a fisheries management system that is designed to prevent overfishing and overcapacity and to promote the recovery of overfished stocks must include the control, reduction and eventual elimination of all subsidies that contribute to overfishing and overcapacity. To that end, no Party shall grant or maintain any of the following subsidies within the meaning of Article 1.1 of the SCM Agreement that are specific within the meaning of Article 2 of the SCM Agreement:

(a) subsidies for fishing that negatively affect fish stocks that are in an overfished condition; and

(b) subsidies provided to any fishing vessel while listed by the flag State or a relevant Regional Fisheries Management Organisation or Arrangement for IUU fishing in accordance with the rules and procedures of that organisation or arrangement and in conformity with international law.

20.16.5

5. Các Bên thừa nhận việc triển khai hệ thống quản lý đánh bắt thủy sản được xây dựng nhằm ngăn ngừa việc đánh bắt quá mức và quả năng lực và nhằm thúc đẩy sự hồi phục của nguồn lợi bị đánh bắt quá mức phải bao gồm việc kiểm soát, giảm và cuối cùng là xóa bỏ các trợ cấp góp phần gây ra tình trạng đánh bắt quá mức và quả năng lực. Để hướng tới kết quả sau cùng đó sẽ không Bên nào cấp hoặc duy trì bất kỳ các khoản trợ cấp nào dưới đây trong phạm vi điều chỉnh của Điều 1.1 và được cụ thể hóa trong phạm vi của Điều 2 của Hiệp định SCM:

(a) Các trợ cấp cho hoạt động đánh bắt mà có tác động tiêu cực tới các đàn cá đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức; và

(b) Trợ cấp dành cho các tàu đánh bắt hải sản bị Quốc gia tàu mang cờ hoặc Tổ chức hoặc Hiệp định quản lý nghề cả khu vực liệt vào danh mục đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không đúng quy định theo đúng nguyên tắc và thủ tục của các tổ chức hoặc hiệp định đó và phù hợp với luật pháp quốc tế.

20.16.5

Footnote 13

For the purposes of this Article, a subsidy shall be attributable to the Party conferring it, regardless of the flag of the vessel involved or the application of rules of origin to the fish involved.

20.16.5

Ghi chú 13

Theo mục đích của điều này, một khoản trợ cấp có thể bị tính cho/ bị quy cho Bên cung cấp trợ cấp, bất kể tàu mang cờ quốc gia nào can dự hoặc áp dụng quy tắc xuất xứ nào đối với nguồn lợi liên quan.

20.16.5 Nb 5a

Footnote

15

The negative effect of such subsidies shall be determined based on the best scientific evidence available.

20.16.5 Nb 5a Ghi chú 15

Các tác động tiêu cực của các khoản trợ cấp này được xác định dựa trên các bằng chứng khoa học sẵn có.

20.16.5 Nb 5a

Footnote

16

For the purposes of this Article, a fish stock shall be overfished if the stock is at such a low level that mortality from fishing needs to be restricted to allow the stock to rebuild to a level that produces maximum sustainable yield or alternative reference points based on the best scientific evidence available. Fish stocks that are recognised as overfished by the national jurisdiction where the fishing is taking place or by a relevant Regional Fisheries Management Organisation shall also be considered overfished for the purposes of this paragraph.

20.16.5 Nb 5a Ghi chú 16

Phục vụ cho mục đích của điều khoản này, một đàn cá bị đánh bắt quá mức nếu trữ lượng đàn cá đó đang ở mức thấp mà tỷ lệ tử vong do nhu cầu đánh bắt được hạn chế để nguồn lợi được tái tạo đến một mức độ nhất định, tạo ra năng suất bền vững tối đa hoặc điểm tham chiếu thay thể dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất sẵn có. Các đàn cá được công nhận là bị đánh bắt quá mức bởi quốc gia chủ quyền nơi diễn ra hoạt động đánh bắt hoặc bởi các tổ chức hoặc hiệp định quản lý nghề cả khu vực thích hợp xác định bị khai thác quá mức, đầu được coi là bị đánh bắt quá mức theo mục đích của đoạn này.

20.16.5 Nb

6

Footnote

18

Notwithstanding this paragraph, and solely for the purpose of completing a stock assessment that it has already initiated, Viet Nam may request an extension of two additional years to bring any subsidy programmes into conformity with Article 20.16.5(a) (Marine Capture Fisheries) by providing a written request to the Committee no later than six months before the expiry of the three-year period provided for in this paragraph. Viet Nam's request shall include the reason for the requested extension and the information about its subsidy programmes as provided for in Article 20.16.10. Viet Nam may avail itself of this one-time extension upon providing a request in accordance with this footnote unless the Committee decides otherwise within 60 days of receiving the request. No later than the date on which the additional two-year period expires, Viet Nam shall provide to the Committee in writing a report on the measures it has taken to fulfil its obligation under Article 20.16.5(a).

20.16.5

Nb 6

Ghi chú 18

Khác với quy định tại đoạn này, và chỉ nhằm mục đích hoàn tất công tác đánh giá trữ lượng nguồn lợi đã đang triển khai, Việt Nam có thể yêu cầu thêm một khoảng thời gian là 2 năm nhằm để điều chỉnh các chương trình trợ cấp cho phù hợp với quy định tại Điều khoản 20.16.5(a) bằng cách gửi tới Tiểu ban văn bản đề nghị không muộn hơn 6 tháng trước khi hết thời hạn 3 năm được quy định tại Điều khoản 16.6. Bản yêu cầu của Việt Nam sẽ bao gồm các lý do đề nghị gia hạn và các thông tin về các chương trình trợ cấp của mình như quy định tại Điều 20.16.5(a).

20.16.6

6. Subsidy programmes that are established by a Party before the date of entry into force of this Agreement for that Party and which are inconsistent with paragraph 5(a) shall be brought into conformity with that paragraph as soon as possible and no later than three years of the date of entry into force of this Agreement for that Party.

20.16.6

6. Các chương trình trợ cấp được đưa ra bởi một Bên bất kỳ trước khi Hiệp định này có hiệu lực với Bên đó và không phù hợp với đoạn 5 (a) phải được điều chỉnh cho phù hợp với đoạn đó càng sớm càng tốt và không muộn hơn 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực với Bên đó.

20.16.7

7. In relation to subsidies that are not prohibited by paragraph 5 (a) or 5(b), and taking into consideration a Party's social and developmental priorities, including food security concerns, each Party shall make best efforts to refrain from introducing new, or extending or enhancing existing, subsidies within the meaning of Article 1.1 of the SCM Agreement, to the extent they are specific within the meaning of Article 2 of the SCM Agreement, that contribute to overfishing or overcapacity.

20.16.7

7. Đối với các trợ cấp không bị cấm bởi đoạn 5 (a) và (b) và trên cơ sở xem xét tới những ưu tiên về xã hội và phát triển của từng Bên, bao gồm mối quan tâm về an ninh lương thực, mỗi Bên nỗ lực hết sức để không đưa ra, hoặc mở rộng, tăng cường trợ cấp hiện có trong phạm Vi của Điều 1.1 của Hiệp định SCM, và được cụ thể hóa trong của Điều 2 của Hiệp định SCM, mà góp phần vào đánh bắt quá mức hoặc hoặc quá năng lực.

20.16.8

8. With a view to achieving the objective of eliminating subsidies that contribute to overfishing and overcapacity, the Parties shall review the disciplines in paragraph 5 at regular meetings of the Committee.

20.16.8

8. Với quan điểm nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ các khoản trợ cấp góp phần vào đánh bắt quá mức và quá năng lực, các Bên sẽ rà soát các nguyên tắc tại đoạn 5 tại các cuộc họp thường kỳ của Tiểu ban.

20.16.9

9. Each Party shall notify the other Parties, within one year of the date of entry into force of this Agreement for it and every two years thereafter, of any subsidy within the meaning of Article 1.1 of the SCM Agreement that is specific within the meaning of Article 2 of the SCM Agreement, that the Party grants or maintains to persons engaged in fishing or fishing related activities.

20.16.9

9. Mỗi Bên sẽ thông báo cho các Bên khác, trong vòng một năm sau khi Hiệp định có hiệu lực với Bên đó và sau đó là hai năm một lần về bất kỳ khoản trợ cấp nào nằm trong phạm vi của Điều 1.1 của Hiệp định SCM, được quy định cụ thể trong Điều 2 của Hiệp định SCM mà Bên đó tài trợ hoặc duy trì cho những người tham gia vào hoạt động đánh bắt thủy sản hoặc liên quan đến hoạt động đánh bắt thủy sản.

20.16.10

10. These notifications shall cover subsidies provided within the previous two-year period and shall include the information required under Article 25.3 of the SCM Agreement and, to the extent possible, the following information:

(a) programme name;

(b) legal authority for the programme;

(c) species' catching data in the fishery for which the subsidy is provided;

(d) status of the fish stocks in the fishery for which the subsidy is provided (for example, overexploited, depleted, fully exploited, recovering or underexploited);

(e) fleet capacity in the fishery for which the subsidy is provided;

(f) conservation and management measures in place for the relevant fish stock; and

(g) total imports and exports per species.

20.16.10

10. Những thông báo này bao gồm các trợ cấp được triển khai trong giai đoạn 02 năm trước đó và bao gồm các thông tin được yêu cầu tại Điều 25.3 của Hiệp định SCM, và ở mức độ có thể, các thông tin sau:

(a) Tên chương trình;

(b) Cơ quan pháp lý của chương trình;

(c) Dữ liệu đánh bắt theo loài thủy sản mà được hưởng trợ cấp;

(d) Thực trạng của những đàn cá đang được hưởng trợ cấp đánh bắt (ví dụ như: bị khai thác quá mức, bị suy giảm, khai thác hết mức cho phép, khôi phục nguồn lợi, chưa khai thác hết mức cho phép/chưa khai thác đến ngưỡng);

(e) Công suất của tàu cá được hưởng trợ cấp;

(f) Các biện pháp bảo tồn và quản lý triển khai phù hợp với nguồn lợi thủy sản; và

(g) Tổng sản lượng nhập và xuất khẩu của mỗi loài.

20.16.11

11. Each Party shall also provide, to the extent possible, information in relation to other fisheries subsidies that the Party grants or maintains that are not covered by paragraph 5, in particular fuel subsidies.

20.16.11

11. Môi Bên cũng sẽ cung cấp, ở mức độ có thể, thông tin liên quan đến các trợ cấp thủy sản khác mà Bên đó cấp hoặc duy trì không nằm trong phạm vi của Đoạn 5 ở trên, đặc biệt là trợ cấp nhiên liệu.

20.16.12

12. A Party may request additional information from the notifying Party regarding the notifications under paragraphs 9 and 10. The notifying Party shall respond to that request as quickly as possible and in a comprehensive manner.

20.16.12

12. Một Bên có thể yêu cầu thông tin bổ sung từ Bên đưa ra thông báo liên quan theo đoạn 9 và 10. Bên đưa ra thông báo sẽ phản hồi lại những yêu cầu này nhanh nhất có thể và một cách đầy đủ.

20.16.13

13. The Parties recognise the importance of concerted international action to address IUU fishing as reflected in regional and international instruments and shall endeavour to improve cooperation internationally in this regard, including with and through competent international organisations.

20.16.13

13. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của hành động quốc tế để giải quyết vấn nạn đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không đúng quy định (IUU) như được nêu trong các văn kiện khu vực và quốc tế, và cố gắng để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, bao gồm việc hợp tác với và thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.

20.16.14

14. In support of efforts to combat IUU fishing practices and to help deter trade in products from species harvested from those practices, each Party shall:

(a) cooperate with other Parties to identify needs and to build capacity to support the implementation of this Article;

(b) support monitoring, control, surveillance, compliance and enforcement systems, including by adopting, reviewing, or revising, as appropriate measures to:

(i) deter vessels that are flying its flag and its nationals from engaging in IUU fishing activities; and

(ii) address the transhipment at sea of fish or fish products caught through IUU fishing activities;

(c) implement port State measures;

(d) strive to act consistently with relevant conservation and management measures adopted by Regional Fisheries Management Organisations of which it is not a member so as not to undermine those measures; and

(e) endeavour not to undermine catch or trade documentation schemes operated by Regional Fisheries Management Organisations or Arrangements or an intergovernmental organisation whose scope includes the management of shared fisheries resources, including straddling and highly migratory species, where that Party is not a member of those organisations or arrangements.

20.16.14

14. Để hỗ trợ những nỗ lực chống lại hoạt động đánh bắt thủy sản IUU và để ngăn chặn thương mại các sản phẩm thu hoạch từ những hoạt động này, mỗi Bên sẽ:

(a) hợp tác với các Bên khác để xác định nhu cầu và nâng cao năng lực để hỗ trợ việc thực thi Điều khoản này;

(b) hỗ trợ hệ thống quan trắc, kiểm soát, giám sát, tuân thủ và thi hành, bao gồm cả việc áp dụng, rà soát, hoặc sửa đổi, nếu thích hợp, các biện pháp để:

(b) ngăn ngừa tàu treo cờ của quốc gia và công dân của Bên đó tham gia; và

(c) giải quyết việc trung chuyển trên biển đối với cá hoặc sản phẩm cá đánh bắt được qua các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp;

(d) thực hiện các biện pháp của quốc gia có cảng;

(e) cố gắng hành động phù hợp với các biện pháp bảo tồn và quản lý tương ứng đã được thông qua bởi các Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực mà Bên đó không tham gia để không làm suy yếu các biện pháp đó; và

(g) cố gắng không làm suy yếu các cơ chế nhật ký khai thác và hồ sơ thương mại do các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các hiệp định quản lý nghề cá khu vực, hoặc tổ chức quốc tế, hoặc tổ chức liên chính phủ mà Bên đó không phải là một Bên tham gia đang thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đối với nguồn lợi thủy sản chung, bao gồm các loài lưỡng cư và di cư xa.

20.16.15

15. Consistent with Article 26.2.2 (Publication), a Party shall, to the extent possible, provide other Parties the opportunity to comment on proposed measures that are designed to prevent trade in fisheries products that results from IUU fishing.

20.16.15

15. Theo quy định tại Điều 26.2.2 (Đưa ra công chúng) một Bên, trong phạm vi có thể, sẽ cho Bên khác có cơ hội đưa ra ý kiến bình luận về các biện pháp đề xuất đã được xây dựng để ngăn chặn thương mại đối với các sản phẩm thủy sản khai thác từ các hoạt động đánh bắt trái phép.

20.17

CONSERVATION AND TRADE

20.17

BẢO TỒN VÀ THƯƠNG MẠI

20.17.2

2. Accordingly, each Party shall adopt, maintain and implement laws, regulations and any other measures to fulfil its obligations under the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES).

20.17.2

2. Theo đó, mỗi Bên sẽ thông qua, duy trì và thực thi pháp luật và các quy định và bất kỳ biện pháp nào khác để thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của Bên đó trong khuôn khổ Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang đã đang bị đe dọa (CITES).

20.17.2

Footnote 24

If a Party considers that another Party is failing to comply with its obligations under this paragraph, it shall endeavour, in the first instance, to address the matter through a consultative or other procedure under CITES.

20.17.2

Ghi chú 24

Nếu một Bên cho rằng một Bên khác đang không tuân thủ các nghĩa vụ theo đoạn này, trước hết, Bên đó sẽ cố gắng giải quyết vấn đề thông qua tham vấn hoặc thủ tục khác trong khuôn khổ Công ước CITES.

20.17.3

3. The Parties commit to promote conservation and to combat the illegal take of, and illegal trade in, wild fauna and flora. To that end, the Parties shall:

(a) exchange information and experiences on issues of mutual interest related to combating the illegal take of, and illegal trade in, wild fauna and flora, including combating illegal logging and associated illegal trade, and promoting the legal trade in associated products;

(b) undertake, as appropriate, joint activities on conservation issues of mutual interest, including through relevant regional and international fora; and

(c) endeavour to implement, as appropriate, CITES resolutions that aim to protect and conserve species whose survival is threatened by international trade.

20.17.3

3. Các Bên cam kết tăng cường bảo tồn và chống lại việc khai thác trái phép và thương mại trái phép động, thực vật hoang dã. Vì thế, các Bên sẽ:

(a) trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến việc chống khai thác trái phép và buôn bán trái phép các loại động, thực vật hoang dã, gồm cả việc đấu tranh chống hành vi khai thác gỗ trái phép và các hành vi mua bán trái phép liên quan, và thúc đẩy thương mại hợp pháp các sản phẩm liên quan;

(b) triển khai, nếu thích hợp, các hoạt động chung về lĩnh vực bảo tồn cùng quan tâm, kể cả hoạt động thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế; và

c) cố gắng thực hiện, nếu thích hợp, các Nghị quyết của Công ước CITES nhằm vào việc bảo vệ và bảo tồn các loài mà sự tồn tại của chúng đang bị đe doạ bởi thương mại quốc tế.

20.17.5

5. In a further effort to address the illegal take of, and illegal trade in, wild fauna and flora, including parts and products thereof, each Party shall take measures to combat, and cooperate to prevent, the trade of wild fauna and flora that, based on credible evidence, were taken or traded in violation of that Party's law or another applicable law, the primary purpose of which is to conserve, protect, or manage wild fauna or flora. Such measures shall include sanctions, penalties, or other effective measures, including administrative measures, that can act as a deterrent to such trade. In addition, each Party shall endeavour to take measures to combat the trade of wild fauna and flora transhipped through its territory that, based on credible evidence, were illegally taken or traded.

20.17.5

5. Trong một nỗ lực lớn hơn để giải quyết tình trạng khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã và thực vật, bao gồm các bộ phận và sản phẩm của chúng, mỗi Bên phải thực thi các biện pháp để chống lại và hợp tác để ngăn chặn, hành vi khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã dựa trên bằng chứng đáng tin cậy, trái với pháp luật của Bên đó hay một luật hiện áp dụng. Mục đích chính của việc này là để bảo tồn, bảo vệ, hoặc quản lý động hoặc thực vật hoang dã. Các biện pháp phải thực hiện bao gồm các lệnh trừng phạt, chế tài xử phạt hoặc các biện pháp hiệu quả khác, bao gồm cả các biện pháp hành chính có thể trở thành rào cản đối với các hành vi thương mại đó. Ngoài ra, mỗi Bên sẽ nỗ lực để có những biện pháp nhằm chống lại việc buôn bán động vật hoang dã bị khai thác và buôn bán trái phép trung chuyển qua lãnh thổ nước mình, dựa trên bằng chứng đáng tin cậy.

20.17.7

7. In order to promote the widest measure of law enforcement cooperation and information sharing between the Parties to combat the illegal take of, and illegal trade in, wild fauna and flora, the Parties shall endeavour to identify opportunities, consistent with their respective law and in accordance with applicable international agreements, to enhance law enforcement cooperation and information sharing, for example by creating and participating in law enforcement networks.

20.17.7

7. Nhằm thúc đẩy rộng rãi nhất về việc hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin giữa các Bên để đấu tranh chống hành vi khai thác và mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, các Bên sẽ cố gắng xác định các cơ hội để tăng cường hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin, ví dụ bằng cách thiết lập và tham gia vào các mạng lưới thực thi pháp luật, trên cơ sở phù hợp với luật trong nước và các thỏa thuận quốc tế được áp dụng.

20.18

ENVIRONMENTAL GOODS AND SERVICES

20.18

HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

20.18.3

3. Accordingly, the Committee shall consider issues identified by a Party or Parties related to trade in environmental goods and services, including issues identified as potential non-tariff barriers to that trade. The Parties shall endeavour to address any potential barriers to trade in environmental goods and services that may be identified by a Party, including by working through the Committee and in conjunction with other relevant committees established under this Agreement, as appropriate.

20.18.3

3. Theo đó, Tiểu ban sẽ xem xét các vấn đề một Bên xác định có liên quan đến thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm cả các vấn đề được xác định là rào cản phi thuế quan tiềm tàng. Các Bên phải cố gắng giải quyết bất kỳ rào cản tiềm tàng nào đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường có thể do một Bên xác định, bao gồm cả làm việc thông qua Tiểu ban và nếu thích hợp, phối hợp với các Tiểu ban liên quan khác của Hiệp định này.

20.19

ENVIRONMENT COMMITTEE AND CONTACT POINTS

20.19

TIỂU BAN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC ĐẦU MỐI

20.19.1

1. Each Party shall designate and notify a contact point from its relevant authorities within 90 days of the date of entry into force of this Agreement for it, in order to facilitate communication between the Parties in the implementation of this Chapter. Each Party shall promptly notify the other Parties in the event of any change to its contact point.

20.19.1

1. Mỗi Bên chỉ định và thông báo một đầu mối từ các cơ quan liên quan của mình trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực với Bên đó nhằm hỗ trợ việc thông tin giữa các Bên trong việc thực hiện Chương này. Mỗi Bên sẽ nhanh chóng thông báo với các Bên khác trong trường hợp có thay đổi về đầu mối của mình.

20.19.3

3. The purpose of the committee is to oversee the implementation of this Chapter and its functions shall be to:

(a) provide a forum to discuss and review the implementation of this chapter;

(b) provide periodic reports to the commission regarding the implementation of this chapter;

(c) provide a forum to discuss and review cooperative activities under this chapter;

(d) consider and endeavour to resolve matters referred to it under Article 20.21 (Senior Representative consultations);

(e) coordinate with other committees established under this Agreement as appropriate; and

(f) perform any other functions as the Parties may decide.

20.19.3

3. Mục đích của Tiểu ban là giám sát việc thực hiện Chương này và chức năng của Tiểu ban là:

(a) cung cấp diễn đàn để thảo luận và rà soát việc thực hiện Chương này;

(b) xây dựng các báo cáo định kỳ việc thực hiện Chương này lên Ủy ban;

(c) cung cấp diễn đàn để thảo luận và rà soát các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Chương này;

(d) xem xét và cố gắng giải quyết các vấn đề được đề cập trong Điều 20.21(Tham vấn đại diện cấp cao);

(e) phối hợp với các Tiểu ban khác được thành lập trong khuôn khổ Hiệp định này khi phù hợp; và

(f) thực hiện các chức năng khác khi được các Bên quyết định.

20.19.4

4. The Committee shall meet within one year of the date of entry into force of this Agreement. Thereafter, the Committee shall meet every two years unless the Committee agrees otherwise. The Chair of the Committee and the venue of its meetings shall rotate among each of the Parties in English alphabetical order, unless the Committee agrees otherwise.

20.19.4

4. Tiểu ban sẽ họp trong vòng một năm kể từ khi Hiệp định đi vào hiệu lực. Sau đó, Tiểu ban sẽ gặp thường xuyên hai năm một lần trừ khi Tiểu ban quyết định khác. Chủ tịch Tiểu ban và địa điểm các cuộc họp sẽ luân phiên giữa các Bên theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Anh, trừ khi Tiểu ban quyết định khác.

20.19.5

5. All decisions and reports of the Committee shall be made by consensus, unless the Committee agrees otherwise or unless otherwise provided in this Chapter.

20.19.5

5. Tất cả các quyết định và báo cáo của Tiểu ban được thực hiện bởi nguyên tắc đồng thuận, trừ khi được thỏa thuận hoặc quy định khác trong Chương này.

20.19.6

6. All decisions and reports of the Committee shall be made available to the public, unless the Committee agrees otherwise.

20.19.6

6. Tất cả các quyết định và báo cáo của Tiểu ban phải được công bố với công chúng, trừ khi Tiểu ban đồng ý khác.

20.19.7

7. During the fifth year after the date of entry into force of this Agreement, the Committee shall:

(a) review the implementation and operation of this Chapter;

(b) report its findings, which may include recommendations, to the Parties and the Commission; and

(c) undertake subsequent reviews at intervals to be decided by the Parties.

20.19.7

7. Trong năm thứ năm sau ngày Hiệp định có hiệu lực, Tiểu ban phải:

(a) rà soát tình hình thực hiện Chương này;

(b) báo cáo các phát hiện, có thể gồm các đề xuất cho các Bên và Ủy ban của Hiệp định; và

(c) tiến hành rà soát sau đó theo định kỳ do các Bên quyết định.

20.19.8

8. The Committee shall provide for public input on matters relevant to the Committee's work, as appropriate, and shall hold a public session at each meeting.

20.19.8

8. Tiểu ban phải cung cấp công khai cho công chúng thông tin vệ các vấn đề liên quan đến công việc của Tiểu ban khi thích hợp và phải tổ chức một phiên họp với công chúng tại môi cuộc họp của Tiểu ban.

20.20

ENVIRONMENT CONSULTATIONS

20.20

THAM VẤN VỀ MÔI TRƯỜNG

20.20.1

1. The Parties shall at all times endeavour to agree on the interpretation and application of this Chapter, and shall make every effort through dialogue, consultation, exchange of information and, if appropriate, cooperation to address any matter that might affect the operation of this Chapter.

20.20.1

1. Các Bên phải luôn cố gắng thống nhất về việc diễn giải, áp dụng Chương này và phải nỗ lực hết sức thông qua đối thoại, tham vấn, trao đổi thông tin và, nếu thích hợp, hợp tác để giải quyết bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.

20.20.2

2. A Party (the requesting Party) may request consultations with any other Party (the responding Party) regarding any matter arising under this Chapter by delivering a written request to the responding Party's contact point. The requesting Party shall include information that is specific and sufficient to enable the responding Party to respond, including identification of the matter at issue and an indication of the legal basis for the request. The requesting Party shall circulate its request for consultations to the other Parties through their respective contact points.

20.20.2

2. Một Bên (Bên yêu cầu) có thể yêu cầu tham vấn với bất kỳ Bên nào khác (Bên phản hồi) liên quan đến bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong Chương này bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản tới đầu mối của Bên phản hồi. Bên yêu cầu phải cung cấp thông tin cụ thể và đầy đủ để Bên phản hồi có thể trả lời, thông tin gồm chứng cứ của vấn đề và chỉ ra cơ sở pháp lý của yêu cầu đó. Bên yêu cầu sẽ gửi yêu cầu tham vấn của mình cho các Bên khác thông qua các đầu mối.

20.20.3

3. A Party other than the requesting or the responding Party that considers it has a substantial interest in the matter (a participating Party) may participate in the consultations by delivering a written notice to the contact point of the requesting and responding Parties no later than seven days after the date of circulation of the request for consultations. The participating Party shall include in its notice an explanation of its substantial interest in the matter.

20.20.3

3. Một Bên không phải là Bên yêu cầu hoặc Bên phản hồi nếu thấy có lợi ích trong vấn đề đó (Bên tham gia) có thể tham gia tham vấn bằng cách gửi thông báo bằng văn bản tới đầu mới của Bên yêu cầu và Bên phản hồi trong vòng bảy ngày kể từ ngày gửi yêu cầu tham vấn. Bên tham gia trong thông báo của mình giải thích lợi ích liên quan của mình trong vấn đề đó.

20.20.4

4. Unless the requesting and the responding Parties (the consulting Parties) agree otherwise, the consulting Parties shall enter into consultations promptly, and no later than 30 days after the date of receipt by the responding Party of the request.

20.20.4

4. Trừ khi Bên yêu cầu và Bên phản hồi (các Bên tham vấn) đồng ý khác, các Bên tham vấn sẽ nhanh chóng tiến hành việc tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên phản hồi nhận được yêu cầu bằng văn bản.

20.20.5

5. The consulting Parties shall make every effort to arrive at a mutually satisfactory resolution to the matter, which may include appropriate cooperative activities. The consulting Parties may seek advice or assistance from any person or body they deem appropriate in order to examine the matter.

20.20.5

5. Các Bên tham vấn phải nỗ lực hết sức để đi đến một giải pháp thỏa đáng về vấn đề đó, có thể gồm cả những hoạt động hợp tác thích hợp. Các Bên tham vấn có thể tìm trợ giúp hoặc tư vấn từ bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào được xem là phù hợp để xác minh vấn đề.

20.21

SENIOR REPRESENTATIVE CONSULTATIONS

20.21

THAM VẤN ĐẠI DIỆN CẤP CAO

 

1. If the consulting Parties have failed to resolve the matter under Article 20.20 (Environment Consultations), a consulting Party may request that the Committee representatives from the consulting Parties convene to consider the matter by delivering a written request to the contact point of the other consulting Party or Parties. At the same time, the consulting Party making the request shall circulate the request to the contact points of other Parties.

 

1. Nếu các Bên tham vấn thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo Điều 20.20 (Tham vấn về môi trường), một Bên tham vấn có thể yêu cầu các đại diện của Tiểu ban từ các Bên tham vấn hợp để xem xét vấn đề bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản tới đầu mối của Bên tham vấn hoặc các Bên tham vấn khác.

2. Đồng thời, Bên tham vấn gửi yêu cầu tham vấn tới các đầu mối của các Bên khác.

 

2. The Committee representatives from the consulting Parties shall promptly convene following the delivery of the request, and shall seek to resolve the matter including, if appropriate, by gathering relevant scientific and technical information from governmental or non-governmental experts. Committee representatives from any other Party that considers it has a substantial interest in the matter may participate in the consultations.

 

2. Các đại diện của Tiểu ban của các Bên tham vấn sẽ nhanh chóng hợp sau khi yêu cầu được đưa ra và phải tìm cách giải quyết vấn để bao gồm, nếu thích hợp, việc tập hợp các thông tin khoa học và kĩ thuật từ các chuyên gia thuộc chính phủ hoặc không thuộc chính phủ. Các đại diện của Tiểu ban từ bất kỳ Bên nào khác mà cho rằng có lợi ích trong vấn đề đó có thể tham gia tham vấn.

20.22

MINISTERIAL CONSULTATIONS

20.22

THAM VẤN CẤP BỘ TRƯỞNG

20.22.1

1. If the consulting Parties have failed to resolve the matter under Article 20.21 : (senior Representative Consultations), a consulting Party may refer the matter to the relevant Ministers of the consulting Parties who shall seek to resolve the matter.

20.22.1

1. Nếu các Bên tham vấn thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo Điều 20.21 (Tham vấn đại diện cấp cao), một Bên tham vấn có thể đưa/bảo các vấn để lên các Bộ trưởng phụ trách của các Bên tham vấn đang tham gia giải quyết vấn đề này.

20.22.2

2. Consultations pursuant to Article 20.20 (Environment Consultations), Article 20.21 (senior Representative Consultations) and this Article may be held in person or by any technological means available as agreed by the consulting Parties. If in person, consultations shall be held in the capital of the responding Party, unless the consulting Parties agree otherwise.

20.22.2

2. Các tham vấn theo Điều 20.20 (Tham vấn về môi trường), Điều 20.21(Tham vấn đại diện cấp cao) và Điều này có thể thực hiện dưới hình thức hợp trực tiếp hoặc bằng các phương tiện công nghệ sẵn có theo sự thỏa thuận của các Bên tham vấn. Nếu họp trực tiếp, tham vấn có thể diễn ra tại thủ đô của Bên phản hồi, trừ khi các Bên tham vấn đồng ý khác.

20.22.3

3. Consultations shall be confidential and without prejudice to the rights of any Party in any future proceedings.

20.22.3

3. Tham vấn phải được bảo mật và không ảnh hướng tới các quyền của bất kỳ Bên nào về các hoạt động tố tụng trong tương lai.

20.23

DISPUTE RESOLUTION

20.23

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

20.23.2

2. Notwithstanding Article 28.15 (Role of Experts), in a dispute arising under Article 20.17.2 (Conservation and Trade) a panel convened under Chapter 28 (Dispute Settlement) shall:

(a) seek technical advice or assistance, if appropriate, from an entity authorised under CITES to address the particular matter, and provide the consulting Parties with an opportunity to comment on any such technical advice or assistance received; and

(b) provide due consideration to any interpretive guidance received pursuant to subparagraph (a) on the matter to the extent appropriate in light of its nature and status in making its findings and determinations under Article 28.17.4 (Initial Report).

20.23.2

2. Khác với quy định tại Điều 28.14 (Vai trò của các chuyên gia), trong trường hợp phát sinh tranh chấp theo Điều 20.172

(Bảo tồn và Thương mại), một hội đồng trong tài được thành lập theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) phải:

(a) tìm kiếm tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật thích hợp từ một cơ quan có thẩm quyền của CITES để giải quyết vấn đề cụ thể đó và tạo điều kiện cho các Bên tham vấn được góp ý, bình luận về bất kỳ sự tư vấn, hỗ trợ nào nhận được; và

(b) xem xét đầy đủ bất kỳ hướng dẫn nào nhận được theo với đoạn (a) căn cứ vào mức độ, bản chất và hiện trạng của vấn đề trong việc xác định bằng chứng và đưa ra quyết định theo Điều 28.17.4 (Báo cáo khởi đầu).

20.23.3

3. Before a Party initiates dispute settlement under this Agreement for a matter arising under Article 20.3.4 (General Commitments) or Article 20.3.6, that Party shall consider whether it maintains environmental laws that are substantially equivalent in scope to the environmental laws that would be the subject of the dispute.

20.23.3

3. Trước khi một Bên khởi động việc giải quyết tranh chấp cho một vấn đề phát sinh trong Hiệp định này theo Điều 20.3.4 (Những cam kết chung), Bên đó sẽ xem xét liệu việc thực thi pháp luật môi trường của mình có tương ứng cơ bản về phạm vi với pháp luật môi trường sẽ được đưa ra xem xét trong tranh chấp hay không.

20.23.4

4. If a Party requests consultations with another Party under Article 20.20 (Environment Consultations) for a matter arising under Article 20.3.4 (General Commitments) or Article 20.3.6, and the responding Party considers that the requesting Party does not maintain environmental laws that are substantially equivalent in scope to the environmental laws that would be the subject of the dispute, the Parties shall discuss the issue during the consultations.

20.23.4

4. Nếu một Bên yêu cầu tham vấn với Bên khác theo Điều 20.20 (Tham vấn về môi trường) đối với một vấn đề phát sinh theo Điều 20.3.4 hoặc Điều 20.3.6 (Những cam kết chung), và Bên phản hồi cho rằng Bên yêu cầu không thực thi pháp luật môi trường của mình tương ứng cơ bản về phạm vi với pháp luật môi trường sẽ được đưa ra xem xét trong tranh chấp. Các Bên phải thảo luận vấn đề này trong quá trình tham vấn.

II. HIỆP ĐỊNH EVFTA

Articles

Commitments

Điều

Nội dung cam kết

13.1

OBJECTIVES

13.1

MỤC ĐÍCH

13.1.2

2. The Parties recall the Agenda 21 on Environment and Development of 1992, the Johannesburg Plan of Implementation of the World Summit on Sustainable Development of 2002, the Ministerial Declaration of the United Nations Economic and Social Council on Full Employment and Decent Work of 2006, the International Labour Organization (hereinafter referred to as "ILO") Decent Work Agenda, the Outcome Document of the United Nations Conference on Sustainable Development of 2012, entitled "The future we want", and the Outcome Document of the United Nations Summit on Sustainable Development of 2015, entitled "Transforming Our World: the 2030 Agenda for Sustainable Development". They affirm their commitment to promote the development of international trade in such a way as to contribute to the objective of sustainable development, for the welfare of present and future generations. The objective of sustainable development shall be integrated in their bilateral trade relationship.

13.1.2

2. Hai Bên nhắc lại Chương trình Nghị sự 21 về Môi trường và phát triển năm 1992, Kế hoạch Johannesburg về Thực hiện phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002, Tuyên bố bộ trưởng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc về Việc làm đầy đủ và việc làm bền vững năm 2006, Chương trình nghị sự về Việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (sau đây gọi tắt là “ILO”), Tài liệu về kết quả của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2012 mang tên Tương lai chúng ta mong muốn, và Kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2015 mang tựa đề Thay đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự năm 2030 về Phát triển bền vững. Các bên khẳng định cam kết của mình để thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế theo hướng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Mục tiêu của phát triển bền vững sẽ được lồng ghép vào trong các mối quan hệ thương mại song phương của các Bên.

13.2

RIGHT TO REGULATE AND LEVELSOF PROTECTION

13.2

QUYỀN ĐIỀU CHỈNH VÀ MỨC ĐỘ BẢO VỆ

13.2.2

2. Each Party shall endeavour to ensure that its laws and policies provide for and encourage high levels of domestic protection in the environmental and social areas and shall continuously endeavour to improve those laws and policies.

13.2.2

Mỗi Bên sẽ nỗ lực đảm bảo luật pháp và chính sách của mình quy định và khuyến khích mức độ bảo hộ cao đối với các lĩnh vực môi trường và xã hội và sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện các quy định luật pháp và chính sách đó.

13.3

UPHOLDING LEVELS OF PROTECTION

13.3

DUY TRÌ MỨC ĐỘ BẢO VỆ

13.3.2

2. A Party shall not waive or derogate from, or offer to waive or derogate from, its environmental or labour laws, in a manner affecting trade and investment between the Parties.

13.3.2

2. Một Bên không được phép hoặc cho phép việc giảm nhẹ hiệu lực pháp lý hoặc miễn trừ các quyết định luật pháp về môi trường và lao động theo cách làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.

13.3.3

A Party shall not, through a sustained or recurring course of action or inaction, fail to effectively enforce its environmental and labour laws, as an encouragement for trade and investment.

13.3.3

3. Một Bên sẽ không được phép, thông qua một chuỗi các hành động có tính kéo dài hoặc tái diễn, chối bỏ thực thi hiệu quả luật pháp môi trường và lao động như là một biện pháp khuyến khích thương mại và đầu tư.

13.3.4

A Party shall not apply environmental and labour laws in a manner that would constitute a means of arbitrary or unjustifiable discrimination between the Parties or a disguised restriction on trade.

13.3.4

4. Một Bên không được áp dụng luật pháp môi trường và lao động theo cách thức gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc được sử dụng như một phương thức hạn chế thương mại trá hình.

13.4

MULTILATERAL LABOUR STANDARDS AND AGREEMENTS

13.4

CÁC TIÊU CHUẨN VÀ THỎA THUẬN ĐA PHƯƠNG VỀ LAO ĐỘNG

13.4.1

1. The Parties recognise the importance of full and productive employment and decent work for all, in particular as a response to globalisation. The Parties reaffirm their commitment to promote the development of their bilateral trade in a way that is conducive to full and productive employment and decent work for all, including for women and young people. In this context, the Parties shall consult and cooperate, as appropriate, on trade-related labour issues of mutual interest.

13.4.1

1. Hai Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt là để đáp ứng toàn cầu hóa. Hai Bên tái khẳng định cam kết của mình trong việc thúc đẩy phát triển thương mại song phương một cách có lợi cho việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, bao gồm với phụ nữ và thanh niên. Theo đó, hai Bên phải tham vấn và hợp tác khi thích hợp về các vấn đề lao động liên quan tới thương mại mà hai Bên cùng quan tâm.

13.4.3

3. Each Party shall:

(a) make continued and sustained efforts towards ratifying, to the extent it has not yet done so, the fundamental ILO conventions;

(b) consider the ratification of other conventions that are classified as up to date by the ILO, taking into account its domestic circumstances; and

(c) exchange information with the other Party with regard to the ratifications mentioned in subparagraphs (a) and (b).

13.4.3

3. Mỗi Bên sẽ:

(a) tiếp tục và duy trì các nỗ lực nhằm phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO;

(b) xem xét việc thông qua các công ước khác được ILO phân loại là phù hợp với thời điểm hiện tại, có tính đến các điều kiện trong nước;

(c) trao đổi thông tin với Bên kia về việc phê chuẩn nêu tại điểm (a) và (b).

13.5

MULTILATERAL ENVIRONmEntAL agreements

13.5

CÁC HIỆP ĐỊNH MÔI TRƯỜNG ĐA PHƯƠNG

13.5.1

1. The Parties recognise the value of multilateral environmental governance and agreements as a response of the international community to environmental challenges and stress the need to enhance the mutual supportiveness between trade and environment. The Parties shall consult and cooperate, as appropriate, with respect to trade-related environmental issues of mutual interest.

13.5.1

1. Các Bên thừa nhận giá trị của các hiệp định và quản trị môi trường đa phương là phản hồi của cộng đồng quốc tế đối với các thách thức về môi trường, và nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường sự tương trợ giữa thương mại và môi trường. Các Bên phải tham vấn và hợp tác khi thích hợp trong các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại mà hai Bên cùng quan tâm.

13.5.3

3. The Parties shall exchange in the Committee on Trade and Sustainable Development and, as appropriate, on other occasions, information and experiences on their respective situation and progress with regard to the ratification of multilateral environmental agreements or their amendments.

13.5.3

3. Các Bên phải trao đổi thông tin và kinh nghiệm về hiện trạng và tiến độ liên quan đến việc phê chuẩn hoặc các sửa đổi của các hiệp định môi trường đa phương tại Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững và các dịp khác nếu cần thiết.

13.5.4

4. Nothing in this Agreement shall prevent a Party from adopting or maintaining measures to implement the multilateral environmental agreements to which it is a party, provided that such measures are not applied in a manner which would constitute a means of arbitrary or unjustifiable discrimination between the Parties or a disguised restriction on trade.

13.5.4

4. Hiệp định này không ngăn cản một Bên thông qua hoặc duy trì các biện pháp nhằm thực hiện các hiệp định môi trường đa phương mà Bên mình tham gia, với điều kiện các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc được sử dụng như một phương thức hạn chế thương mại trá hình.

13.6

CLIMATE CHANGE

13.6

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

13.6.1

1. In order to address the urgent threat of climate change, the Parties reaffirm their commitment to reaching the ultimate objective of the United Nations Framework Convention on Climate Change of 1992 (hereinafter referred to as "UNFCCC") and to effectively implementing the UNFCCC, the Kyoto Protocol to the United Nations Framework Convention On Climate Change, as last amended on 8 December 2012 (hereinafter referred to as "Kyoto Protocol"), and the Paris Agreement, done at 12 December 2015, established thereunder. The Parties shall cooperate on the implementation of the UNFCCC, the Kyoto Protocol and the Paris Agreement. The Parties shall, as appropriate, cooperate and promote the positive contribution of this Chapter to enhance the capacities of the Parties in the transition to low greenhouse gas emissions and climate-resilient economies, in accordance with the Paris Agreement.

13.6.1

1. Để giải quyết các mối đe dọa cấp bách của biến đổi khí hậu, các Bên tái khẳng định cam kết nhằm đạt được mục đích cuối cùng của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992 (sau đây gọi là “UNFCCC”) và thực thi hiệu quả Công ước UNFCCC, Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước UNFCCC, được sửa đổi lần cuối vào ngày 8 tháng 12 năm 2012 (sau đây gọi là “Nghị định thư Kyoto”), và Hiệp định Paris, được thực hiện vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. Các Bên sẽ hợp tác về việc thực thi Công ước UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và Hiệp định Paris. Các Bên phải, khi phù hợp, hợp tác và thúc đẩy sự đóng góp tích cực của Chương này nhằm nâng cao năng lực của các Bên trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế khí thải nhà kính thấp và thích ứng khí hậu, phù hợp với Hiệp định Paris.

13.6.2

2. Within the UNFCCC framework, the Parties recognise the role of domestic policies in addressing climate change.

Accordingly, the Parties shall consult and share information and experiences of priority or of mutual interest, including:

(a) best practices and lessons learned in designing, implementing, and operating mechanisms for pricing carbon;

(b) promotion of domestic and international carbon markets, including through mechanisms such as Emissions Trading Schemes and Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation; and

promotion of energy efficiency, low-emission technology and renewable energy.

13.6.2

2. Trong khuôn khổ Công ước UNFCCC, các Bên thừa nhận vai trò của chính sách trong nước trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Theo đó, các Bên phải tham vấn và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các lĩnh vực ưu tiên hoặc lĩnh vực hai Bên cùng quan tâm, bao gồm:

(a) các bài học và thông lệ tốt nhất trong việc xây dựng, thực thi và vận hành các cơ chế định giá các-bon;

(b) thúc đẩy thị trường các-bon trong nước và quốc tế, bao gồm qua các cơ chế như Chương trình mua bán khí thải và Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng; và tăng cường tiết kiệm năng lượng, công nghệ khí thải thấp và năng lượng tái tạo.

13.7

BIOLOGICAL DIVERSITY

13.7

ĐA DẠNG SINH HỌC

13.7.2

2. The Parties recognise, in accordance with Article 15 of the CBD, the sovereign rights of states over their natural resources and that the authority to determine access to their genetic resources rests with their respective governments and is subject to their domestic law. The Parties shall endeavour to create conditions to facilitate access to genetic resources for environmentally sound uses and not to impose restrictions that run counter to the objectives of the CBD. The Parties recognise that access to genetic resources shall be subject to the prior informed consent of the Party providing genetic resources, unless otherwise determined by that Party.

13.7.2

2. Các Bên thừa nhận, phù hợp với Điều 15 của Công ước CBD, chủ quyền tài nguyên của các quốc gia và quyền quyết định việc được phép tiếp cận nguồn gen là của Chính phủ mỗi Bên và tùy thuộc vào pháp luật trong nước. Các Bên sẽ nỗ lực tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn gen với mục đích đúng đắn và sẽ không áp dụng các hạn chế đi ngược lại với mục tiêu của Công ước CBD. Các Bên thừa nhận rằng việc tiếp cận nguồn gen phải có sự đồng ý được thông báo trước của Bên cung cấp, trừ khi Bên đó quy định khác.

13.7.3

3. To this end, each Party shall:

(a) encourage trade in products which contribute to the sustainable use and conservation of biological diversity, in accordance with its domestic laws and regulations;

(b) promote and encourage the conservation and sustainable use of biological diversity, including access to genetic resources and the fair and equitable sharing of benefits arising from their utilisation;

(c) exchange information with the other Party on actions such as strategies, policy initiatives, programmes, action plans, consumers' awareness campaigns of relevance in a trade context which aim at halting the loss of biological diversity and reducing pressures on biological diversity and, where relevant, cooperate to maximise the impact and ensure the mutual supportiveness of its respective policies;

(d) adopt and implement appropriate effective measures, which are consistent with its commitments under international treaties to which it is a party, leading to a reduction of illegal trade in wildlife, such as awareness raising campaigns, monitoring and enforcement measures;

(e) enhance cooperation with the other Party, as appropriate, to propose new animal and plant species to be included in Appendices I and II to the CITES; and

(f) cooperate with the other Party at regional and global levels, as appropriate, with the aim of promoting the conservation and sustainable use of biological diversity in natural or agricultural ecosystems, including endangered species, their habitat, specially protected natural areas and genetic diversity; the restoration of ecosystems; the elimination or reduction of negative environmental impacts resulting from the use of living and non-living natural resources, including ecosystems; the access to genetic resources and the fair and equitable sharing of benefits arising from their utilisation.

13.7.3

3. Nhằm mục đích trên, mỗi Bên sẽ:

(a) khuyến khích thương mại hàng hóa mang lại lợi ích cho việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, phù hợp với quy định luật pháp trong nước;

(b) thúc đẩy và khuyến khích việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có việc tiếp cận nguồn gen và sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng;

(c) trao đổi thông tin với Bên kia về các chiến lược, sáng kiến, chính sách, chương trình, kế hoạch hành động và chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng nhằm ngăn chặn sự biến mất đa dạng sinh học và giảm áp lực về đa dạng sinh học trong bối cảnh thương mại, và nếu có thể hợp tác nhằm tối ưu hóa tác động và đảm bảo sự tuân thủ các chính sách đó;

(d) thông qua và thực thi các biện pháp hiệu quả, phù hợp với các cam kết của các hiệp ước quốc tế mà Bên đó tham gia, hướng tới giảm thiểu việc buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã, ví dụ như các chiến dịch nâng cao nhận thức và các biện pháp giám sát và áp đặt;

(e) thúc đẩy hợp tác với Bên kia, khi thích hợp, trong việc đề xuất các loại động thực vật mới để đưa vào Tiểu phụ lục I và II của Công ước CITES; và

(f) hợp tác với Bên kia ở cấp khu vực và toàn cầu, khi thích hợp, với mục đích thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái tự nhiên và nông nghiệp, bao gồm các loài có nguy cơ tuyệt chủng, môi trường sống của chúng và đặc biệt là các khu đa dạng sinh học tự nhiên đang được bảo vệ; việc phục hồi các hệ sinh thái; việc loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật, bao gồm các hệ sinh thái; việc tiếp cận các nguồn gen và sự chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng.

13.8

SUSTAINABLE FOREST MANAGEMENT AND TRADE IN FOREST PRODUCTS

13.8

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN

13.8.2

2. To this end, each Party shall:

(a) encourage the promotion of trade in forest products from sustainably managed forests and harvested in accordance with the domestic legislation of the country of harvest; this may include the conclusion of a Forest Law Enforcement Governance and Trade ("FLEGT") Voluntary Partnership Agreement;

(b) exchange information with the other Party on measures to promote consumption of timber and timber products from sustainably managed forests and, where relevant, cooperate to develop such measures;

(c) adopt measures which are consistent with domestic laws and international treaties to which it is a party, to promote the conservation of forest resources and combat illegal logging and related trade;

(d) exchange information with the other Party on actions, as appropriate, to improve forest law enforcement and, where relevant, cooperate to maximise the impact and ensure the mutual supportiveness of their respective policies aiming at excluding illegally harvested timber and timber products from trade flows; and

(e) cooperate with the other Party at regional and global levels, as appropriate, with the aim of promoting the conservation and sustainable management of all types of forests.

13.8.2

2. Nhằm mục đích trên, mỗi Bên sẽ:

(a) khuyến khích thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu khu rừng đó; việc này có thể bao gồm sự hoàn tất Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (“FLEGT”);

(b) trao đổi thông tin với Bên kia về các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ các khu rừng được quản lý bền vững, và khi thích hợp, hợp tác để phát triển các biện pháp đó;

(c) thông qua các biện pháp nhất quán với luật pháp trong nước và các Hiệp ước quốc tế mà Bên đó là thành viên, nhằm thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và đấu tranh chống lại khai thác và buôn bán gỗ trái phép;

(d) khi thích hợp, trao đổi thông tin với Bên kia về các hành động cải thiện việc thực thi luật lâm nghiệp và hợp tác để tối ưu hóa tác động và bảo đảm sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc tuân thủ các chính sách tương ứng nhằm loại bỏ gỗ và sản phẩm gỗ khai thác trái phép khỏi dòng chảy thương mại;

(e) khi thích hợp, hợp tác với Bên kia ở cấp khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy bảo tồn và quản lý bền vững các loại rừng.

13.9

TRADE AND SUSTAINABLE MANAGERMENT OR LIVING MARINE RESOURCES AND AQUACULTURE PRODUCTS

13.9

THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN VÀ SẢN PHẨM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

13.9.2

2. To this end, each Party shall:

(a) comply with long-term conservation and management measures and sustainable exploitation of marine living resources as defined in the United Nations Convention on the Law of the Sea of 1982; encourage compliance with the Agreement for the Implementation of the Provisions of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 relating to the Conservation and Management of Straddling Fish Stocks and Highly Migratory Fish Stocks, done at New York on 24 July to 4 August 1995, the Agreement to Promote Compliance with International Conservation and Management Measures by Fishing Vessels on the High Seas, approved by the Food and Agriculture Organization Conference at its 27th Session in November 1993, and the Agreement on Port State Measures to Prevent, Deter and Eliminate Illegal, Unreported and Unregulated Fishing, approved by the Food and Agriculture Organization Conference on 22 November 2009; and adhere to the principles of the Code of Conduct for Responsible Fisheries, adopted by the Food and Agriculture Organization Conference in Cancun on 31 October 1995;

(b) cooperate with the other Party, as appropriate, with and within Regional Fisheries Management Organisations to which it is a member, observer or cooperating non-contracting party, including through effective application of their monitoring, control and surveillance and enforcement of management measures and, where applicable, implement their Catch Documentation or Certification Schemes;

(c) cooperate with the other Party and actively engage in the fight against illegal, unreported and unregulated (hereinafter referred to as "IUU") fishing and fishing-related activities with comprehensive, effective and transparent measures to combat IUU. Each Party shall also facilitate the exchange of information on IUU activities and implement policies and measures to exclude products resulting from IUU from trade flows;

(d) promote the development of sustainable aquaculture, take into account its economic, social and environmental aspects; and

exchange information on all new measures on management of living marine resources and fishery products that may impact trade between the Parties, in the Committee on Trade and Sustainable Development and, as appropriate, on other occasions.

13.9.2

(a) tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý dài hạn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển được quy định tại Công ước UNCLOS; khuyến khích tuân thủ Hiệp định thực thi các sửa đổi của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý các đàn cá sinh sống trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển cả và các đàn cá di cư xa, thực hiện tại Nữu-ước vào ngày 24 tháng 7 đến ngày 04 tháng 8 năm 1995, Hiệp định thúc đẩy việc tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế đối với tàu khai thác trên biển, thông qua bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp tại Diễn đàn lần thứ 27 vào tháng 11 năm 1993, và Hiệp định về các biện pháp của quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, giảm trừ và xóa bỏ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, thông qua bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp tại Diễn đàn diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm 2009; và tuân thủ các Quy tắc ứng xử đối với nghề cá có trách nhiệm, thông qua bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Diễn đàn Can-cun vào ngày 31 tháng 10 năm 1995;

(b) hợp tác với Bên kia, khi thích hợp với và trong các Tổ chức quản lý thủy sản khu vực mà mình là thành viên, quan sát viên, hợp tác viên không ký kết, bao gồm việc áp dụng hiệu quả việc giám sát, kiểm soát và thực thi các biện pháp quản lý, và nếu có thể, thực thi Cơ chế chứng từ hoặc chứng nhận khai thác;

(c) hợp tác với Bên kia và tích cực tham gia đấu tranh chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là “IUU”) và các hoạt động liên quan bằng các biện pháp toàn diện, hiệu quả và minh bạch; mỗi Bên cũng sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin về các hoạt động IUU và thực thi các chính sách và biện pháp loại bỏ các sản phẩm IUU ra khỏi dòng chảy thương mại;

(d) thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, dựa trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; và

(e) trao đổi thông tin về các biện pháp quản lý mới đối với nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm thủy sản có tác động đối với thương mại giữa các Bên, tại Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững, và nếu có thể, tại các dịp khác.

13.10

TRADE AND INVESTMENT FAVOURING

SUSTAINABLE DEVELOPMENT

13.10

THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

13.10.2

2. To that end, the Parties:

(a) recognise possible beneficial role of sustainable work on efficient, renew and productive economy, and the Parties shall encourage greater the policy coherence, one side is between trade policies and the other is between labour policies;

(b) shall endeavour to facilitate and promote trade and investment in environmental goods and services, in a manner consistent with this Agreement;

(c) shall endeavour to facilitate trade and investment in goods and services of particular relevance for climate change mitigation, such as sustainable renewable energy and energy efficient goods and services, including through the development of policy frameworks conducive to the deployment of best available technologies;

(d) recognise that voluntary initiatives can contribute to the achievement and maintenance of high levels of environmental and labour protection and complement domestic regulatory measures; therefore each Party in accordance with its domestic laws or policies, shall encourage the development of, and participation in, such initiatives, including voluntary sustainable assurance schemes such as fair and ethical trade schemes and eco-labels; and [...]

(e) suitable for national law or policy, agree to promote firms' social responsibility, provided that relevent measures do not create arbitrariness or discriminatory treatment between the Parties or create a disguised restriction on trade. Measures promoting firms' social responsibility include well exchange about information and practice, education and training activities and technical advisory. In terms of this matter, each Party shall consider reasearching relevant tools that are internationally accepted, are confirmed or are supported by that Party, such as direction of Economic Cooperation and Development Organisation for multinational firms, Global Pact of United Nations and Declaration between three Parties of International Labour Organisation about principles related to multinational firms and social policies.

13.10.2

2. Với mục tiêu trên, các Bên:

(a) công nhận vai trò có lợi của việc làm bền vững có thể có đối với hiệu quả, đổi mới và năng suất kinh tế, và hai Bên sẽ khuyến khích sự gắn kết chính sách hơn nữa, một mặt là giữa các chính sách thương mại và mặt khác là giữa các chính sách lao động;

(b) sẽ nỗ lực tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường phù hợp với Hiệp định này;

(c) sẽ nỗ lực thuận lợi hóa thương mại và đầu tư đối với hàng hóa và dịch vụ cụ thể liên quan để giảm thiểu biến đổi khí hậu, như năng lượng tái tạo bền vững và hàng hóa và dịch vụ tiết kiệm năng lượng, bao gồm thông qua sự phát triển các khung chính sách có lợi cho việc triển khai các công nghệ tốt nhất hiện có;

(d) thừa nhận các sáng kiến tự nguyện có thể đóng góp vào việc đạt được và duy trì ở mức độ cao việc bảo vệ môi trường và lao động và các biện pháp quản lý quốc gia bổ sung; do đó mỗi Bên, theo quy định của luật pháp và các chính sách quốc gia, khuyến khích việc phát triển và tham gia các sáng kiến trên, bao gồm cả các chương trình đảm bảo bền vững tự nguyện như các chương trình thương mại công bằng và đạo đức; và

(e) phù hợp với pháp luật hoặc chính sách quốc gia, đồng ý thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, với điều kiện các biện pháp liên quan không được gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý giữa các Bên hoặc tạo thành một phương thức hạn chế thương mại trá hình; các biện pháp thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các trao đổi về thông tin và thực hành tốt, các hoạt động giáo dục và đào tạo và tư vấn kỹ thuật; về vấn đề này, mỗi Bên sẽ xem xét các công cụ liên quan được quốc tế chấp nhận mà đã được Bên đó xác nhận hoặc hỗ trợ, như Hướng dẫn của Tổ chức

Hợp tác và Phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp đa quốc gia, Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc, và Tuyên bố ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế về các Nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội.

13.11

SCIENTIFIC INFORMATION

13.11

THÔNG TIN KHOA HỌC

13.11

When preparing and implementing measures aimed at protecting the environment or labour conditions that may affect trade and investment, each Party shall take into account relevant available scientific, technical and innovation-related information, and relevant international standards, guidelines or recommendations, including the precautionary principle.

13.11

Khi chuẩn bị và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các điều kiện môi trường hoặc lao động có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư, mỗi Bên sẽ xem xét các thông tin liên quan đến khoa học, kỹ thuật và đổi mới và các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan, bao gồm nguyên tắc phòng ngừa.

13.12

TRANSPARENCY

13.12

MINH BẠCH

13.12

Each Party shall, in accordance with its domestic law and Chapter 14 (Transparency), ensure that any measures aimed at protecting the environment and labour conditions that may affect trade and investment are developed, introduced and implemented in a transparent manner, with due notice and an opportunity to interested persons to provide their views.

13.12

Mỗi Bên, phù hợp với luật pháp trong nước và Chương 14 (Minh bạch), phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp nhằm bảo vệ các điều kiện môi trường và lao động có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư được xây dựng, giới thiệu và triển khai thực hiện một cách minh bạch, thông báo kịp thời và đem lại cơ hội đưa ra quan điểm cho những người quan tâm.

13.13

REVIEW OF SUSTAINABILITY IMPACTS

13.13

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BỀN VỮNG

13.13

The Parties shall, jointly or individually, review, monitor and assess the impact of the implementation of this Agreement on sustainable development through their respective policies, practices, participative processes and institutions.

13.13

Hai Bên phải, độc lập hoặc phối hợp, khảo sát, giám sát và đánh giá, tác động của việc thực hiện Hiệp định này đối với phát triển bền vững thông qua các chính sách, thông lệ, quy trình tham gia và thiết chế tương ứng.

13.14

WORKING TOGETHER ON TRADE AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT

13.14

HỢP TÁC VỀ THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

13.14.2

2. The Parties shall share information and experience for the purposes of developing and implementing cooperation and capacity-building activities on trade and sustainable development.

13.14.2

2. Hai Bên phải chia sẻ thông tin và kinh nghiệm vì các mục đích phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác và xây dựng năng lực về thương mại và phát triển bền vững.

13.15

INSTITUTIONAL PROVISIONS

13.15

CÁC ĐIỀU KHOẢN VẼ THỂ CHẾ

13.15.1

1. Each Party shall designate a contact point within its administration for the purposes of implementing this Chapter.

13.15.1

1. Mỗi Bên phải chỉ định một đầu mối liên hệ trong hệ thống hành chính của mình để thực hiện Chương này.

13.15.2

2. The Committee on Trade and Sustainable Development established pursuant to Article 17.2 (Specialised Committees) shall comprise senior officials from the relevant administrations of each Party or officials they designate.

13.15.2

2. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững thành lập theo Điều 17.2 (Các Ủy ban chuyên trách) phải gồm các cán bộ cấp cao của các cơ quan quản lý hành chính có liên quan của mỗi Bên hoặc các cán bộ được chỉ định.

13.15.3

3. The Committee on Trade and Sustainable Development shall meet within the first year after the date of entry into force of this Agreement, and thereafter as necessary, to review the implementation of this Chapter, including cooperation under Article 13.14 (Working Together on Trade and Sustainable Development). The Committee on Trade and Sustainable Development shall establish its own rules of procedure, and reach its conclusions by mutual agreement.

13.15.3

3. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững phải có cuộc họp ngay từ năm đầu tiên sau ngày Hiệp định này có hiệu lực, và sau đó khi cần thiết, rà soát việc thực hiện Chương này, bao gồm cả việc hợp tác theo Điều 13.14 (Hợp tác về Thương mại và Phát triển Bền vững). Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững sẽ thiết lập quy chế hoạt động riêng của mình, và đưa ra các kết luận dựa trên đồng thuận.

13.15.4

4. Each Party shall convene a new or consult an existing domestic advisory group or groups on sustainable development with the task of advising on the implementation of this Chapter. Each Party shall decide on its domestic procedures for the establishment of its domestic advisory group or groups and the appointment of the members of such group or groups. The group or groups shall comprise independent representative organisations, ensuring a balanced representation of economic, social and environmental stakeholders, including, among others, employers' and workers' organisations, business groups, and environmental organisations. Each domestic advisory group may, on its own initiative, submit views or recommendations to its respective Party on the implementation of this Chapter.

13.15.4

4. Mỗi Bên phải thành lập một hoặc các nhóm tư vấn trong nước mới hoặc tham vấn ý kiến của nhóm tư vấn trong nước hiện có về phát triển bền vững với nhiệm vụ tư vấn về việc thực hiện Chương này. Mỗi Bên phải quyết định về thủ tục trong nước để thành lập nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước và bổ nhiệm các thành viên cho các nhóm tư vấn này. Nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước này bao gồm các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm tổ chức người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường. Mỗi nhóm tư vấn trong nước có thể, theo sáng kiến riêng của mình, đệ trình quan điểm hoặc kiến nghị với Bên đó về việc thực hiện Chương này.

13.15.5

5. Members of the domestic advisory group or groups of each Party shall meet in a joint forum to conduct a dialogue on sustainable development aspects of trade relations between the Parties. By joint agreement, domestic advisory groups of both Parties may involve other stakeholders in meetings of the joint forum. The forum shall be based on a balanced representation of economic, social and environmental stakeholders. The report of each meeting of the joint forum shall be submitted to the Committee on Trade and Sustainable Development and thereafter be made publicly available.

13.15.5

5. Các thành viên của nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của mỗi Bên sẽ gặp nhau tại một diễn đàn chung để tiến hành đối thoại về các khía cạnh phát triển bền vững trong mối quan hệ thương mại giữa hai Bên. Theo thỏa thuận chung, nhóm tư vấn trong nước của cả hai Bên có thể có sự tham gia của bên liên quan khác trong các cuộc họp của diễn đàn chung. Diễn đàn phải được tổ chức trên cơ sở cân bằng đại diện của các bên liên quan về kinh tế, xã hội và môi trường. Báo cáo của mỗi cuộc họp của diễn đàn chung sẽ được trình lên Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững và sau đó được công bố công khai.

13.15.6

6. Unless the Parties agree otherwise, the joint forum shall meet once a year and in conjunction with the meetings of the Committee on Trade and Sustainable Development. On such occasions, the Parties shall present to the joint forum an update on the implementation of this Chapter. The Parties shall agree on the operation of the joint forum no later than one year after the date of entry into force of this Agreement.

13.15.6

6. Trừ khi hai Bên có thoả thuận khác, diễn đàn chung phải được tổ chức mỗi năm một lần và kết hợp với các cuộc họp của Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững. Trong những dịp này, hai Bên sẽ trình bày một bản cập nhật về việc thực hiện Chương này. Hai Bên sẽ thống nhất về hoạt động của diễn đàn chung không muộn hơn một năm sau ngày Hiệp định này có hiệu lực.

13.16

GOVERNMENT CONSULTATIONS

13.16

THAM VẤN CHÍNH PHỦ

13.16.1

1. In the event of disagreement on any matter covered under this Chapter, the Parties shall only have recourse to the procedures established under this Article and Article 13.17 (Panel of Experts). Except as otherwise provided for in this Chapter, Chapter 15 (Dispute Settlement) and its Annex 15-C (Mediation Mechanism) does not apply to this Chapter. Annex 15-A (Rules of Procedure) applies mutatis mutandis in accordance with paragraph 2 of Article 13.17 (Panel of Experts).

13.16.1

1. Trong trường hợp có bất đồng đối với bất kỳ vấn đề nào tại Chương này, hai Bên sẽ chỉ dựa vào các thủ tục theo Điều này và Điều 13.17 (Hội đồng Chuyên gia). Trừ khi có quy định khác trong Chương này, Chương 15 (Giải quyết Tranh chấp) và Phụ lục 15-C (Cơ chế Hòa giải) không áp dụng đối với Chương này. Phụ lục 15-A (Quy tắc Thủ tục) được áp dụng phù hợp với khoản 2 Điều 13.17 (Hội đồng Chuyên gia), với những sửa đổi phù hợp.

13.16.2

2. A Party may request consultations with the other Party regarding any matter arising under this Chapter by delivering a written request to the contact point of the other Party. The request shall present the matter clearly, identifying the problem at issue and providing a brief summary of the claims under this Chapter, including the indication of the relevant provisions thereof and an explanation of how the problem affects the objectives of this Chapter, as well as any other information the Party deems relevant. Consultations shall start promptly after a Party delivers a request for consultations.

13.16.2

2. Một Bên có thể yêu cầu tham vấn với Bên kia về bất kỳ vấn đề phát sinh theo quy định tại Chương này bằng cách gửi một văn bản yêu cầu đến đầu mối liên hệ của Bên kia. Văn bản yêu cầu phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, xác định các vấn đề đang tranh cãi và cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về những yêu cầu theo Chương này, bao gồm các quy định có liên quan và giải thích những ảnh hưởng của các quy định này đối với các mục tiêu của Chương này, cũng như các thông tin khác mà Bên đó cho là có liên quan. Tham vấn phải bắt đầu ngay sau khi một Bên gửi yêu cầu tham vấn.

13.16.3

3. The Parties shall make every attempt to arrive at a mutually satisfactory resolution of the matter. During consultations, special attention shall be given to the particular problems and interests of the Party which is a developing country. Where relevant, the Parties shall give due consideration to the activities of the ILO or relevant multilateral environmental organisations or bodies and may, by mutual agreement, seek advice from these organisations or bodies, or any other body or person they deem appropriate, in order to fully examine the matter.

13.16.3

3. Hai Bên phải nỗ lực hết mình để đi đến một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề này. Trong thời gian tham vấn, cần đặc biệt chú ý các vấn đề và lợi ích cụ thể của Bên là nước đang phát triển. Khi cần thiết, hai Bên phải xem xét cẩn trọng các hoạt động của ILO hay các tổ chức hay cơ quan môi trường đa phương có liên quan, và có thể bằng thỏa thuận chung, tham khảo ý kiến từ các tổ chức, cơ quan này hoặc bất kỳ cơ quan hoặc người nào khác mà họ cho là thích hợp để xem xét đầy đủ vấn đề này.

13.16.4

4. If a Party considers that the matter needs further discussion that Party may, by delivering a written request to the contact point of the other Party, request that the Committee on Trade and Sustainable Development be convened to consider the matter. The Committee on Trade and Sustainable shall convene promptly and endeavour to agree on a resolution of the matter.

13.16.4

4. Nếu một Bên tin rằng vấn đề cần thảo luận thêm, Bên đó có thể gửi yêu cầu bằng văn bản tới đầu mối liên lạc của Bên kia, yêu cầu Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững triệu tập để xem xét vấn đề. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững phải triệu tập không chậm trễ và nỗ lực để thỏa thuận một phương án giải quyết vấn đề này.

13.16.6

6. Any resolution reached by the Parties on the matter shall be made publicly available, unless otherwise mutually decided.

13.16.6

6. Bất kỳ phương án giải quyết được chấp thuận bởi hai Bên về vấn đề này sẽ được công bố công khai, trừ khi có quyết định chung khác.

13.17

PANEL OF EXPERTS

13.17

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

13.17.2

2. The Committee on Trade and Sustainable Development shall, after the entry into force of this Agreement, establish rules of procedures for the Panel of Experts for any procedural matter that is not covered in this Article. Unless the Committee on Trade and Sustainable Development agrees otherwise, pending the establishment of such rules of procedures, the Rules of Procedure set out in Annex 15-A (Rules of Procedure) shall apply mutatis mutandis, taking into account the nature of the work of the Panel of Experts.

13.17.2

2. Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững, sau khi Hiệp định này có hiệu lực, phải thiết lập các quy tắc thủ tục cho Hội đồng Chuyên gia đối với bất kỳ vấn đề thủ tục nào không được quy định tại Điều này. Trừ khi Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững có thỏa thuận khác, trong khi chờ đợi xây dựng các quy tắc về thủ tục, các Quy tắc về thủ tục quy định tại Phụ lục 15-A (Quy tắc thủ tục) sẽ được áp dụng với những điều chỉnh hợp lý, có xem xét bản chất các công việc của Hội đồng Chuyên gia.

13.17.3

3. The Committee on Trade and Sustainable Development shall, at its first meeting after the entry into force of this Agreement, establish a list of at least fifteen individuals who are willing and able to serve on the Panel of Experts. This list shall be composed of three sub-lists: one sub-list for each Party and one sub-list of individuals who are not nationals of either Party and a person who shall act as chairperson of the Panel of Experts. Each Party shall propose for its sub-list at least five individuals to serve as experts. The Parties shall also select at least five individuals for the sub-list of chairpersons. At its meetings, the Committee on Trade and Sustainable Development shall review the list and ensure that it is maintained at least at the level of fifteen individuals.

13.17.3

3. Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững tại cuộc họp đầu tiên của mình sau khi Hiệp định này có hiệu lực, phải thiết lập một danh sách ít nhất 15 cá nhân sẵn sàng và có khả năng tham gia Hội đồng Chuyên gia. Danh sách này phải bao gồm 3 danh sách phụ: một danh sách cho mỗi Bên và một danh sách bao gồm các cá nhân không phải là công dân của một trong hai Bên và phải là người làm chủ tịch của Hội đồng Chuyên gia. Mỗi Bên phải đề xuất ít nhất 5 cá nhân làm chuyên gia trong danh sách của mình. Hai Bên cũng sẽ chọn ít nhất 5 cá nhân để đưa vào danh sách chủ tịch. Tại các cuộc họp, Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững phải rà soát danh sách và đảm bảo rằng danh sách đó được duy trì ít nhất ở mức 15 cá nhân.

13.17.4

4. The list referred to in paragraph 3 shall comprise individuals with specialised knowledge of, or expertise in, labour or environmental law, issues addressed in this Chapter, or the resolution of disputes arising under international agreements. They shall be independent, serve in their individual capacities and not take instructions from any organisation or government with regard to issues related to the matter at stake, or be affiliated with the government of any Party. The principles set out in Annex 15-B (Code of Conduct for Arbitrators and Mediators) shall apply to experts mutatis mutandis, taking into account the nature of their work.

13.17.4

4. Danh sách nêu tại khoản 3 phải bao gồm các cá nhân có kiến thức chuyên ngành hoặc chuyên môn về pháp luật lao động hoặc môi trường, về các vấn đề được đề cập trong Chương này, hoặc việc giải quyết các tranh chấp phát sinh theo các hiệp định quốc tế. Các cá nhân này phải là độc lập, làm việc với tư cách cá nhân và không chịu sự chỉ đạo từ bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào về các vấn đề liên quan, hoặc có mối liên hệ với chính phủ của bất kỳ Bên nào. Những nguyên tắc trong Phụ lục 15-B (Quy tắc ứng xử của trọng tài và hòa giải viên) được áp dụng đối với các chuyên gia với những điều chỉnh phù hợp, có tính đến tính chất công việc của họ.

13.17.5

5. A Panel of Experts shall be composed of three members, unless otherwise agreed by the Parties. Within 30 days of the date of receipt by the responding Party of the request for the establishment of a Panel of Experts, the Parties shall consult in order to reach an agreement on its composition. In the event that the Parties are unable to agree on the composition of the Panel of Experts within this time-frame, they shall select the chairperson from the relevant sub-list referred to in paragraph 3, by mutual agreement or, in the event that they cannot agree within another seven days, by lot. Each Party shall select one expert complying with the requirements referred to in paragraph 4 within 14 days after the end of the 30-days period. The Parties may agree on any other expert complying with the requirements referred to in paragraph 4 to serve on the Panel of Experts. In the event that the composition of the Panel of Experts has not been completed within the timeframe of 44 days from the date of receipt by the responding Party of the request for the establishment of a Panel of Experts, the remaining expert or experts shall be selected within seven days by lot from the sub-list or sub-lists referred to in paragraph 3 among the individuals proposed by the Party or Parties who has or have not completed the procedure. In the event that the list referred to in paragraph 3 has not yet been established, the experts shall be selected by lot from the individuals who have been formally proposed by both Parties or, in the event that only one Party has made its proposal, by one of the Parties. The date of establishment of the Panel of Experts shall be the date on which the last of the three experts is selected.

13.17.5

Một Hội đồng Chuyên gia phải gồm 3 thành viên, trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu thành lập một Hội đồng Chuyên gia, hai Bên phải tiến hành tham vấn để đạt được một thỏa thuận về thành phần của Hội đồng. Trong trường hợp hai Bên không thể thoả thuận về thành phần của Hội đồng Chuyên gia trong thời hạn này, các Bên phải thoả thuận chọn chủ tịch từ danh sách có liên quan nêu tại khoản 3 , trong trường hợp không thể thỏa thuận được vòng 7 ngày tiếp theo thì tiến hành bốc thăm để lựa chọn. Mỗi Bên sẽ chọn một chuyên gia đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 4 tham gia trong vòng 14 ngày sau khi kết thúc thời hạn 30 ngày. Hai Bên có thể thoả thuận về bất kỳ chuyên gia nào khác đáp ứng các yêu cầu của khoản 4 vào Hội đồng Chuyên gia. Trong trường hợp các thành phần của Hội đồng Chuyên gia chưa được hoàn tất trong thời hạn 44 ngày này kể từ ngày Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu thành lập Hội đồng Chuyên gia, chuyên gia hoặc các chuyên gia còn lại sẽ được chọn trong vòng 7 ngày bằng cách bốc thăm từ danh sách phụ hoặc các danh sách phụ được nêu tại khoản 3 do một hoặc hai Bên đề xuất và chưa hoàn thành quy trình. Trong trường hợp danh sách nêu tại khoản 3 vẫn chưa được xây dựng, các chuyên gia sẽ được lựa chọn bằng cách bốc thăm từ các cá nhân đã được chính thức đề xuất bởi cả hai Bên hoặc, bởi một trong hai Bên, trong trường hợp chỉ có một Bên đề xuất. Ngày thành lập Hội đồng Chuyên gia là ngày mà ba chuyên gia cuối cùng được lựa chọn.

13.17.6

6. Unless the Parties agree otherwise within seven days from the date of establishment of the Panel of Experts, the terms of reference of the Panel of Experts shall be:

"To examine, in the light of the relevant provisions of the Trade and Sustainable Development Chapter, the matter referred to in the request for the establishment of the Panel of Experts, and to issue reports, in accordance with paragraph 8 of this Article, making recommendations for the solution of the matter.".

13.17.6

Trừ khi hai Bên có thoả thuận khác trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng Chuyên gia, các điều khoản tham chiếu của Hội đồng Chuyên gia phải:

“Xác minh, sau khi cân nhắc các điều khoản liên quan của Chương Thương mại và Phát triển Bền vững, các vấn đề được đề cập trong yêu cầu thành lập Hội đồng Chuyên gia và đưa ra các báo cáo, kiến nghị giải pháp cho vấn đề phù hợp với khoản 8 Điều này”.

13.17.7

7. In matters relating to the respect of the multilateral agreements as set out in Article 13.4 (Multilateral Labour Standards and Agreements) Article 13.5 (Multilateral Environmental Agreements), the Panel should seek information and advice from the ILO or bodies of the relevant multilateral environmental agreement. Any information obtained under this paragraph shall be provided to both Parties for their comments.

13.17.7

7. Trong các vấn đề liên quan đến việc tôn trọng các hiệp định đa phương theo quy định tại Điều 13.4 (Các Tiêu chuẩn và Hiệp định Lao động Đa phương) và Điều 13.5 (Các Hiệp định Môi trường Đa phương), Hội đồng phải tìm kiếm thông tin và tư vấn từ các cơ quan của ILO hoặc các cơ quan phụ trách hiệp định môi trường đa phương liên quan. Bất kỳ thông tin có được theo khoản này phải được cung cấp cho cả hai Bên để lấy ý kiến.

13.17.8

8. The Panel of Experts shall issue an interim and a final report to the Parties. These reports shall set out the findings of facts, the applicability of the relevant provisions and the basic rationale behind any findings and recommendations. The Panel of Experts shall issue the interim report to the Parties not later than 90 days from the date of its establishment. Any Party may submit written comments to the Panel of Experts on the interim report within 45 days of its issuance. After considering any such written comments, the Panel of Experts may modify the report and make any further examination it considers appropriate. The Panel of Experts shall issue the final report to the Parties no later than 150 days from the date of its establishment. Where it considers that the deadlines set in this paragraph cannot be met, the chairperson of the Panel of Experts shall notify the Parties in writing, stating the reasons for the delay and the date on which the Panel of Experts plans to issue its interim or final report. The Panel of Experts shall issue the final report no later than 180 days after the date of its establishment, unless the Parties agree otherwise. This final report shall be made publicly available unless otherwise mutually decided.

13.17.8

8. Hội đồng Chuyên gia phải đưa ra báo cáo tạm thời và báo cáo cuối cùng cho hai Bên. Các báo cáo này phải bao gồm các kết luận thực tiễn, khả năng áp dụng các quy định có liên quan và các lập luận cơ bản của những kết luận và kiến nghị. Hội đồng Chuyên gia phải gửi báo cáo tạm thời cho hai Bên không quá 90 ngày kể từ ngày thành lập. Hai Bên có thể gửi văn bản nhận xét cho Hội đồng Chuyên gia về các báo cáo tạm thời trong vòng 45 ngày kể từ ngày đưa ra báo cáo. Sau khi xem xét tất cả các văn bản nhận xét, Hội đồng Chuyên gia có thể chỉnh sửa báo cáo và tiến hành thêm các xác minh nếu thấy cần thiết. Hội đồng Chuyên gia phải gửi báo cáo cuối cùng cho hai Bên không muộn hơn 150 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp xét thấy không thể đáp ứng các thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia phải thông báo cho hai Bên bằng văn bản, nêu rõ lý do của sự chậm trễ và ngày mà Hội đồng Chuyên gia dự kiến gửi báo cáo tạm thời hoặc báo cáo cuối cùng. Hội đồng Chuyên gia phải gửi báo cáo cuối cùng không quá 180 ngày kể từ ngày thành lập, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác. Báo cáo cuối cùng này sẽ được công bố công khai trừ khi hai Bên cùng có quyết định khác.

13.17.9

9. The Parties shall discuss appropriate actions or measures to be implemented taking into account the final report of the Panel of Experts and the recommendations therein. The Party concerned shall inform its domestic advisory group or groups and the other Party of its decisions on any actions or measures to be implemented no later than 90 days, or a longer period of time mutually agreed by the Parties, after the final report has been submitted to the Parties. The follow-up to the implementation of such actions or measures shall be monitored by the Committee on Trade and Sustainable Development. The domestic advisory group or groups and the joint forum may submit observations to the Committee on Trade and Sustainable Development in this regard.

13.17.9

9. Hai Bên phải thảo luận các hành động hoặc các biện pháp thích hợp để thực hiện sau khi xem xét báo cáo cuối cùng của Hội đồng Chuyên gia và những kiến nghị trong đó. Hai Bên có trách nhiệm phải thông báo cho nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của mình và Bên kia các quyết định về bất kỳ hành động hoặc biện pháp sẽ thực hiện không muộn hơn 90 ngày, hoặc một khoảng thời gian dài hơn theo thoả thuận của hai Bên, sau khi báo cáo cuối cùng đã được gửi đến hai Bên. Việc thực hiện các hành động hay biện pháp này sẽ được giám sát bởi Ủy ban về Thương mại và phát triển bền vững. Theo đó, nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước và diễn đàn chung có thể đệ trình các quan sát về việc thực hiện này lên Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1813/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2020 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EV-FTA) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.125

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.28.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!