ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2015/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 30
tháng 07 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân;
Căn cứ Luật Thương mại số
36/2005/QH11;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa số 05/2007/QH12;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP
ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP
ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và
công sở;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD
ngày 11/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu
xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BXD
ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây
dựng tại Tờ trình số 1398/TTr-SXD ngày 10/6/2015 và Báo cáo thẩm định số
142/BC-STP ngày 27/5/2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
quản lý các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Khoa học và
Công nghệ, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng (báo cáo);
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT: Tỉnh ủy; HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm CB - TH;
- Phòng: Xây dựng, NN-NĐ;
- Lưu: VT, Mi65/7.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2015/QĐ-UBND
ngày 30/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định nội dung quản lý các hoạt
động sản xuất, kinh doanh đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng; trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan có
trách nhiệm quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng các cấp; các tổ chức, cá nhân
hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau và
các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
quản lý
1. Quy định này là cơ sở để thực hiện công tác quản
lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
đồng thời, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công trình xây dựng, hạn chế những
ảnh hưởng có hại đến môi trường, bảo đảm vệ sinh, giữ gìn cảnh quan đô thị, đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội và góp phần bảo vệ lợi
ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật
liệu xây dựng và người tiêu dùng.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng phải tuân thủ nghiêm các quy
định về chất lượng vật liệu xây
dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường
công tác quản lý nhà nước về chất lượng của vật liệu xây dựng từ khâu sản xuất, kinh
doanh đến sử dụng vào trong các công trình
xây dựng.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
1. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả
năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trong điều kiện vận chuyển, lưu
giữ, sử dụng trong công trình xây dựng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người và
công trình xây dựng, cho môi trường xung quanh.
2. Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng là những
quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại,
đánh giá các sản phẩm vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng quản lý và
hiệu quả sử dụng của vật liệu xây dựng. Tiêu chuẩn
do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để
tự nguyện áp dụng.
3. Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp
dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.
4. Quy chuẩn kỹ thuật về vật liệu xây dựng là
những quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà các
sản phẩm vật liệu xây dựng phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe
con người; bảo vệ môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của
người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
5. Công bố tiêu chuẩn áp dụng là việc tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng thông báo về tiêu chuẩn áp
dụng hoặc các đặc tính cơ bản của các sản phẩm
vật liệu xây dựng của mình sản xuất ra
hoặc đang kinh doanh.
6. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân phải công bố các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy
chuẩn kỹ thuật.
7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận các
sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ
thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật.
8. Tổ chức
chứng nhận hợp quy là tổ chức thực hiện việc đánh giá, xác nhận các sản
phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu
chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ
thuật.
9. Dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù
hợp của các sản phẩm vật liệu xây dựng với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dấu
hợp quy được cấp cho các sản phẩm vật liệu xây dựng sau khi các sản phẩm vật
liệu xây dựng được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
10. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa bao
gồm kết quả đánh giá sự phù hợp, tài liệu quảng cáo, giới thiệu tính năng, công
dụng, đặc tính, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
11. Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng kinh doanh
có điều kiện
a) Vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ
gây bụi gồm: gạch xây, cát, đá, sỏi, vôi cục, vôi tôi, tấm lợp, thép xây dựng,
kết cấu thép xây dựng, bê tông thương
phẩm, bê tông đúc sẵn, kính tấm xây dựng, đá ốp lát có tạo hình cắt, mài cạnh.
b) Vật liệu xây dựng dễ cháy gồm: gỗ xây dựng, tre,
nứa, lá, đà giáo, cốp pha, cừ tràm, vật liệu nhựa, các loại sơn dầu, giấy dầu,
cót, cót ép.
c) Vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại có
hắc ín.
12. Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng bao
gồm các trạm tiếp nhận, kho, bãi tồn trữ; trung tâm, siêu thị, chợ, cửa
hàng buôn bán vật liệu xây dựng.
13. Quy hoạch mạng lưới kinh doanh vật liệu xây
dựng là việc ban hành các quy định về khu vực, đường phố, địa điểm được
phép sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi đổ phế thải vật liệu xây dựng
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 4. Hoạt động sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng
Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chế biến, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh phải chấp hành nghiêm
chỉnh Luật Khoáng sản, Luật Thương mại,
Luật Bảo vệ môi trường và các điều khoản quy định tại Nghị định số
124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ.
Điều 5. Kinh doanh vật liệu xây
dựng có điều kiện
1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây
dựng có điều kiện trên địa bàn tỉnh, ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 4
của Quy định này, phải phù hợp với Quy hoạch mạng lưới kinh doanh vật liệu xây
dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, và đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư
số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:
a) Đối với nhóm
vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ gây bụi: Địa điểm kinh doanh
các vật liệu xây dựng cồng kềnh phải có đủ bến bãi để tập kết thuận lợi cho các
phương tiện vận tải ra vào, nơi kê xếp sản phẩm phải ngăn nắp, gọn gàng, tránh
đổ vỡ gây tai nạn, không lấn chiếm ngoài diện tích được phép kinh doanh. Riêng
đá, cát, sỏi phải xây ô chứa, rào chắn kín tránh tràn, trôi. Hệ thống thoát nước của
địa điểm kinh doanh phải có hố thu, lắng đọng vật liệu bị tràn trôi, thường xuyên
nạo vét thu gom và vận chuyển đến nơi quy định, không để ảnh hưởng tới hệ thống
thoát nước chung của khu vực và môi
trường xung quanh. Đối với gạch, đá ốp lát (không được cắt, mài ở vỉa hè đường phố, không để nước, bụi bẩn vương vãi ra
nơi công cộng). Vôi xây dựng (vôi tôi, vôi cục, vôi bột) địa điểm kinh doanh
vôi xây dựng không được đặt trong các khu vực đông dân cư, xung quanh trường
học, các trung tâm văn hóa thể thao, bệnh viện, chợ; việc tồn trữ vôi cục phải
có kho kín hoặc bao bì chống ẩm, đặt nơi cao ráo; vôi tôi và dự trữ vôi phải
bằng thùng, bể xây có nắp đậy hoặc hố đào có hàng rào che chắn cao ít nhất
1,5m, đặt ở nơi có ít người qua lại và có hàng rào che chắn, biển báo nguy hiểm
khu vực hố vôi, bể vôi.
b) Đối với nhóm vật liệu xây dựng dễ cháy: Địa điểm
kinh doanh các loại vật liệu thuộc nhóm này phải đảm bảo những quy định như đối
với nhóm vật liệu tại khoản 1, Điều 6 của Quy định này. Đồng thời nơi tồn trữ,
kinh doanh các loại vật liệu này phải đặt
xa nơi phát sinh lửa, phải có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định
của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và các quy định khác có liên quan.
c) Vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại, gây
bụi: Phải có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng. Việc tồn trữ
và vận chuyển đối với những loại vật liệu này phải có bao bì đóng gói đối với
dạng bột; thùng, hộp, téc chứa kín đối với dạng lỏng. Có dụng cụ cân đong an
toàn khi mua bán; không được để các dung môi, phụ gia và sơn ở nơi gần nguồn
nước, giếng ăn, ao hồ, nơi có nhiệt độ cao có khả năng phát cháy. Phải có các
thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Có biện pháp bảo vệ
môi trường, tính mạng và tài sản của nhân dân.
2. Phải có biển hiệu ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh
nghiệp hoặc họ tên cá nhân kinh doanh; niêm yết công khai và bán đúng giá các
chủng loại vật liệu xây dựng được phép kinh doanh.
3. Cấm lưu hành, sử
dụng trong công trình xây dựng các
sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng; cân nhắc các sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định về chứng nhận và công bố hợp quy.
4. Không được phép tổ
chức kho, bãi tồn trữ các loại vật
liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện tại các vị trí không phù hợp với quy
hoạch mạng lưới kinh doanh vật liệu xây dựng.
5. Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, kém phẩm
chất, phế thải trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh phải được xử lý
theo quy định.
Chương III
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT
LIỆU XÂY DỰNG
Điều 6. Trong quá trình sản xuất
1. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý
chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:
a) Áp dụng hệ thống quản
lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b) Nhà sản xuất
phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng và phải chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm do mình sản xuất. Ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn
hàng hóa.
c) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến
quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy,
công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng mã số QCVN 16:2014/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số
15/2014/TT-BXD ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Các nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng sản
phẩm vật liệu xây dựng trong sản xuất được
quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng xuất khẩu
1. Theo quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007, người xuất khẩu hàng hóa phải thực hiện các yêu
cầu về quản lý chất lượng hàng hóa như sau:
a) Phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.
b) Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong
quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình
sản xuất.
2. Các nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng
hàng hóa vật liệu xây dựng xuất khẩu được quy định tại Điều 10 Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan.
Điều 8. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng nhập khẩu
1. Theo quy định tại Điều 34, Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa:
a) Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu phải được
công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng
hóa.
b) Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố hợp quy,
chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (QCVN 16:2014/BXD) liên
quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được Bộ
Xây dựng chỉ định.
c) Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu phải được
kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
2. Các nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng
hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 9. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng lưu thông trên thị trường
1. Theo quy định tại Điều 38 Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007 và khoản 1, Điều 32 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ, người
bán hàng phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:
a) Chỉ được phép kinh doanh đối với các sản phẩm,
hàng hóa vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn đã công bố áp dụng. Đối với các sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phải có
chứng nhận hợp quy.
b) Sản phẩm vật liệu xây dựng có nhãn và nhãn phải
bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
c) Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy
định.
2. Các nhóm sản phẩm,
hàng hóa vật liệu xây dựng sau đây khi lưu hành, sử dụng trong công trình xây
dựng phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
a) Clanhke xi măng poóc lăng; xi măng poóc lăng; xi
măng poóc lăng hỗn hợp; xi măng poóc lăng trắng; xi măng Alumin; xi măng giếng
khoan chủng loại G; xi măng poóc lăng ít tỏa nhiệt; xi măng poóc lăng hỗn hợp
ít tỏa nhiệt; xi măng poóc lăng bền sun phát; xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun
phát; xi măng poóc lăng xỉ lò cao và xi măng poóc lăng xây trát.
b) Kính kéo; kính nổi; kính cán vân hoa; kính màu
hấp thụ nhiệt; kính phủ phản quang; kính phẳng tôi nhiệt; kính dán nhiều lớp và
kính dán an toàn nhiều lớp; kính cốt lưới thép và kính phủ bức xạ thấp.
c) Phụ gia khoáng
cho xi măng; xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng; phụ gia công nghệ cho xi
măng; phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng
cho bê tông và vữa: silicafume (SF) và tro trấu nghiền mịn (RHA); phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn; phụ gia hóa học cho
bê tông và phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
d) Tấm sóng amiăng xi măng (tấm lợp fibro); tấm
thạch cao; tấm xi măng sợi; nhôm và hợp kim nhôm định hình; hệ thống ống bằng
chất dẻo dùng cho hệ thống cấp nước, thoát
nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U); ván MDF; ván dăm và ván sàn gốc nhân
tạo.
đ) Sơn tường dạng nhũ tương; bột bả tường gốc
ximăng poóc lăng; sơn epoxy; sơn alkyd; tấm trải chống thấm trên cơ sở bi tum
biển tính; băng chặn nước PVC; vật liệu chống thấm gốc xi măng - polyme và
silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng.
e) Gạch gốm ốp lát ép bán khô; gạch gốm ốp lát đùn
dẻo; gạch gốm ốp lát - gạch ngoại thất Mosaic; gạch terrazzo; đá ốp lát nhân
tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ và đá ốp lát tự nhiên.
g) Xí bệt, tiểu nữ; chậu rửa và xí xổm.
h) Cốt liệu nhỏ (cát) cho bê tông và vữa; cốt liệu
lớn (đá dăm, sỏi, sỏi dăm) cho bê tông; cát nghiền cho bê tông và vữa và cốt
liệu nhỏ (cát) cho bê tông và vữa.
i) Cửa sổ, cửa đi bằng khung nhựa cứng U-PVC; cửa
đi, cửa sổ bằng gỗ và cửa đi, cửa sổ bằng kim loại.
k) Gạch đặc đất sét nung; gạch rỗng đất sét nung;
gạch bê tông; bê tông nhẹ - gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và bê tông nhẹ - bê
tông bọt, khí không chưng áp.
3. Các nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu
thông trên thị trường được quy định tại Điều 12 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm
tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Sản phẩm, hàng hóa
vật liệu xây dựng sử dụng trong công trình xây dựng
1. Theo quy định Điều 110 Luật Xây dựng; Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa và Điều 14 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của
Chính phủ:
a) Vật liệu, cấu kiện sử dụng vào trong công trình
xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được
phê duyệt, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật.
b) Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu trong
nước. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc sử dụng vật liệu nhập khẩu phải
được quy định trong nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phù hợp với thiết kế
xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) do người quyết định đầu tư quyết định.
c) Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách
nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 42 Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa.
d) Hàng hóa phải được kiểm định theo quy định trong
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
đ) Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm định
trong quá trình sử dụng phải có giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền mới được phép đưa vào sử dụng.
2. Các nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa trong
quá trình sử dụng trong công trình xây dựng được quy định tại Điều 16 Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan.
Chương IV
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11. Kiểm tra, thanh tra các
hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
1. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu
xây dựng trên địa bàn tỉnh đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và theo Quy định này.
2. Kiểm tra, thanh tra sự tuân thủ các điều kiện
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; chất lượng vật liệu xây dựng; công tác
đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường của các cơ sở kinh doanh vật
liệu xây dựng.
3. Kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch định kỳ hoặc
đột xuất khi có khiếu nại, tố cáo, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
4. Hàng năm Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các
ngành có liên quan lập Kế hoạch thanh
tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; chất lượng vật liệu
xây dựng; công tác đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường của các cơ sở
kinh doanh vật liệu xây dựng.
Điều 12. Xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở các tổ
chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu
xây dựng hoặc trục lợi cá nhân sẽ bị xử lý nghiêm, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ; Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013
của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo
lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Chương V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÁC
HOẠT ĐỘNG LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 13. Nội dung công tác
quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng ở địa phương
1. Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển
vật liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển
vật liệu xây dựng vùng và các quy hoạch khác; quản lý và tổ chức thực hiện quy
hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thẩm định thiết kế theo quy định của Luật Xây
dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình vật liệu xây dựng thuộc nhóm
B, C xây dựng tại địa phương.
3. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp
dụng trong phạm vi của tỉnh đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đặc
thù, các yêu cầu cụ thể về môi trường phù hợp với đặc điểm và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề
án, cơ chế chính sách, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến vật liệu
xây dựng và di dời địa điểm sản xuất vào khu vực quy hoạch.
5. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy
chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong các
hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản
làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng.
6. Quản lý, hướng dẫn việc đảm bảo các điều kiện
theo quy định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng
kinh doanh có điều kiện.
7. Quản lý, kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng
hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các
công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
8. Kiểm tra, theo dõi việc kê khai, niêm yết giá
bán đối với mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất,
lưu thông trên địa bàn tỉnh.
9. Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây
dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
10. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp báo cáo
giá của các huyện, thành phố Cà Mau và cơ sở sản xuất, kinh doanh để công bố
định kỳ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở
Xây dựng
1. Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển
vật liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đảm
bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng của quốc gia,
quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng và các quy hoạch khác.
2. Quản lý và tổ
chức thực hiện các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
3. Ban hành các văn bản hướng dẫn trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
4. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm
tra chất lượng các loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu
thông và đưa vào sử dụng trong các công
trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
5. Hướng dẫn thẩm định về công nghệ khai thác của
các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây
dựng. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ về việc tổ chức tập huấn, chuyển
giao công nghệ mới về vật liệu xây dựng cho các tổ
chức, cá nhân.
6. Chủ trì thẩm định đối với các dự án đầu tư xây
dựng công trình vật liệu xây dựng thuộc nhóm B, C xây dựng tại địa phương.
7. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
và kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên
địa bàn trong việc thực hiện các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận
hợp quy và công bố tiêu chuẩn áp dụng.
8. Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ
chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện trên địa bàn tỉnh.
9. Kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa vật
liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các
đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng; việc
kê khai, niêm yết giá bán các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất, lưu thông
trên địa bàn tỉnh.
10. Tổ chức theo dõi, thống kê, tổng hợp về tình
hình hoạt động sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng trên địa bàn, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
11. Đề nghị các ngành, các cấp cung cấp thông tin
số liệu về kết quả thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
12. Công bố giá vật liệu hàng tháng (quý) và các
loại đơn giá vật liệu xây dựng khác theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân làm cơ sở
tham khảo lập dự toán công trình.
13. Công bố danh sách những cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính trong hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng trên Trang Thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở
Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc lập, thẩm
định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác
và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn các
hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trong các hoạt động thuộc lĩnh vực vật
liệu xây dựng.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở
Công thương
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ
chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế chính sách, kế hoạch hỗ trợ doanh
nghiệp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng: Xúc tiến thương mại, triển lãm
hàng hóa và hội chợ về vật liệu xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị
trường (trong và ngoài nước) tiêu thụ sản phẩm, tạo dựng môi trường cho doanh
nghiệp phát triển.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ
quan, địa phương liên quan trong việc quy hoạch xây dựng các Cụm công nghiệp
vật liệu xây dựng.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây
dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và di
dời địa điểm sản xuất vào khu quy hoạch.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các nội dung
sau:
a) Lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu
xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; quản lý và tổ chức
thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tham gia quản lý, kiểm tra điều kiện hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh
vực vật liệu xây dựng về nhãn mác, xuất xứ của vật liệu xây dựng lưu thông trên
thị trường.
c) Tham gia kiểm tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật đối với tổ chức, cá nhân hoạt động về vật liệu xây dựng theo quy định
của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc kê khai, niêm
yết giá bán các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất, lưu thông trên địa bàn
tỉnh.
d) Phối hợp với Sở Xây dựng tham gia ý kiến đối với
thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình vật liệu xây dựng thuộc
nhóm B, C xây dựng tại địa phương khi được yêu cầu.
đ) Kiểm tra các đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Khoa
học và Công nghệ
1. Phối hợp với Sở Xây dựng:
a) Hướng dẫn việc áp dụng và công bố sản phẩm, hàng
hóa vật liệu xây dựng phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
b) Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với
sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất từ nguyên liệu đặc thù có
trên địa bàn tỉnh, yêu cầu cụ thể về điều kiện môi trường, đảm bảo phù hợp với
đặc điểm và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
c) Thẩm định, đánh giá, quản lý và kiểm tra điều
kiện hoạt động của các cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực vật liệu xây dựng về thiết bị, công nghệ theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật
liệu xây dựng được nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên địa bàn tỉnh.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn
công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
2. Định kỳ hàng năm cung cấp thông tin cho Sở Xây
dựng về các doanh nghiệp và sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng công bố hợp
chuẩn.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Xây dựng:
- Việc lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật
liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Cùng các đơn vị có liên quan tổ chức quản lý và
thực hiện quy hoạch vật liệu xây dựng sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động trong
lĩnh vực vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Định kỳ hàng
tháng cung cấp cho Sở Xây dựng danh sách doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp giải thể, doanh
nghiệp tạm ngưng hoặc bị cấm hoạt động, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh
vực vật liệu xây dựng để tổng hợp báo cáo
Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiểm tra hoạt
động kinh doanh vật liệu xây dựng của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở
Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Xây dựng xem xét bố trí vốn cho công tác lập quy hoạch phát triển vật liệu xây
dựng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.
2. Phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn các
chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ hiện đại khi chấm
dứt hoạt động các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
và hiệu quả kinh tế thấp.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công
thương và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc công bố và niêm yết
giá bán vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng vật liệu
xây dựng trên địa bàn.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ
lao động, an toàn vệ sinh, an toàn lao động.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học
và Công nghệ, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố Cà Mau, các tổ chức kiểm tra đối với máy móc, thiết bị đưa vào sản
xuất, chế biến, khai thác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (nếu có) đáp ứng các
tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao
thông vận tải
1. Thực hiện kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự an toàn giao thông; lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường; gây bụi
bẩn, ảnh hưởng mỹ quan đường phố.
2. Cung cấp các quy hoạch giao thông trên địa bàn
tỉnh để các doanh nghiệp có định hướng sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng.
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Thông
tin và Truyền thông
1. Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin liên
quan đến hoạt động khai thác, chế biến sản xuất, kinh doanh và chế tạo sản phẩm
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cho các cơ quan báo, đài tuyên truyền về
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng,
hạn chế những ảnh hưởng có hại đến môi trường, đảm bảo vệ sinh, giữ gìn cảnh
quan đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội; góp
phần bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
các mặt hàng vật liệu xây dựng và người tiêu dùng.
2. Xử lý việc
cấp phép họp báo cho Sở Xây dựng để chủ trì cung cấp thông tin liên quan đến
hoạt động khai thác, chế biến sản xuất, kinh doanh và chế tạo sản phẩm vật liệu
xây dựng trên địa bàn tỉnh đến các cơ quan báo, đài trong và ngoài tỉnh.
Điều 23. Trách nhiệm của Cục Thống
kê
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng các
phương án điều tra thống kê, tổ chức điều tra về tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin về
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Điều 24. Trách nhiệm của Ban Quản
lý Khu kinh tế
1. Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên
quan:
a) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy
chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất vật
liệu xây dựng, các quy định pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng cho các
đơn vị hoạt động vật liệu xây dựng trong phạm vi các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
b) Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất đối với các đơn vị hoạt
động về lĩnh vực vật liệu xây dựng trong
phạm vi các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Xây
dựng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp. Định kỳ 6 tháng, hàng năm cung cấp
thông tin cho Sở Xây dựng về tình hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng của các đơn vị hoạt động lĩnh vực vật
liệu xây dựng trong phạm vi các khu công
nghiệp để tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng
và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 25. Trách nhiệm của Cục Hải
quan
1. Phối hợp với Sở Xây
dựng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Định kỳ hàng năm cung cấp cho Sở Xây dựng thông tin về chủng loại, số lượng,
thương hiệu xuất xứ và các thông tin liên quan về tình hình xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng, nguyên
liệu sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị
nhập khẩu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,
để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Xây
dựng và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong công tác quản lý chất
lượng hàng hóa vật liệu xây dựng xuất
khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Điều phối hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành, cơ
quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố Cà Mau; duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính trong
công tác phối hợp.
Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau
1. Phối hợp với Sở Xây
dựng:
- Việc lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật
liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai
thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Việc tổ chức quản lý và thực hiện các quy hoạch
về vật liệu xây dựng đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản
lý nhà nước về điều kiện khai thác, chế biến khoáng
sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc phạm
vi quản lý.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh
doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh vật liệu xây dựng trong địa bàn thuộc phạm vi
quản lý việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện và trách nhiệm
trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây
dựng theo Quy định này.
4. Phối hợp với Sở Xây
dựng và các cơ quan liên quan:
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trong địa bàn thuộc phạm
vi quản lý.
- Thực hiện các cuộc điều tra thống kê các tổ chức,
cá nhân thực tế khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (số
lượng, quy mô và chủng loại) trên địa bàn.
5. Chủ trì, phối hợp
với các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc quy định khu vực, đường phố,
địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi đổ phế thải vật liệu xây
dựng phù hợp với quy hoạch của địa phương; hàng năm có khảo sát và điều chỉnh
lại các quy định khu vực, đường phố, địa điểm cho phù hợp với tình hình thực tế.
6. Tham gia trong công tác công bố giá vật liệu xây
dựng.
7. Hàng năm trước ngày 20 tháng 12 hoặc đột xuất
khi có yêu cầu, các địa phương báo cáo UBND
tỉnh (thông qua Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối) về tình hình hoạt động sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trong phạm vi địa bàn quản lý.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Xử lý chuyển tiếp
1. Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng tại các khu vực, tuyến phố phù hợp
với Quy định này được tiếp tục kinh doanh
theo đúng quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng tại các khu vực, tuyến phố chính,
thực hiện theo quy hoạch mạng lưới kinh doanh vật liệu xây dựng được phê duyệt.
Điều 29. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan triển khai Quy định này, kiểm tra việc
thực hiện của các tổ chức, cá nhân và
tham mưu xử lý các vi phạm theo quy định.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này,
nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở
Xây dựng để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.