Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1573/QĐ-TTg xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới 2016

Số hiệu: 1573/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 09/08/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 1573/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, KHU VỰC BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN, NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH, QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Kết luận s 85-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015 và một số chủ trương phát triển tnh Điện Biên đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tại Tờ trình số 1903/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 6103/TTr-BNN-VPĐP ngày 19 tháng 7 năm 2016 về việc đề nghị phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016- 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016 -2020 (gọi tắt là Đề án).

2. Địa bàn thực hiện: Đề án được xây dựng trên địa bàn 29 xã với tổng diện tích tự nhiên là 338.021,9 ha, thuộc 04 huyện của tỉnh Điện Biên (trong đó: 01 xã có biên giới giáp với Trung Quốc và Lào, 01 xã có biên giới giáp với Trung Quốc, 27 xã có biên giới giáp với Lào), cụ thể: huyện Điện Biên (12 xã), huyện Mường Chà (3 xã), huyện Nậm Pồ (8 xã) và huyện Mường Nhé (6 xã).

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

4. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bn vững, nhằm giúp các xã trong vùng từng bước đạt chun theo B tiêu chí quốc gia vnông thôn mới; đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tng thiết yếu; nâng cao cuộc sống của nhân dân; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; xây dựng bảo vệ biên giới, đoàn kết, hữu nghị; giữ vững an ninh, quốc phòng, góp phn bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

b) Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2020, kết quả đạt được tại 29 xã Biên giới của tỉnh Điện Biên theo 19 tiêu chí nông thôn mới như sau:

- 07 xã đạt 19/19 tiêu chí (gồm các xã: Thanh Chăn, Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, huyện Điện Biên; Na Sang, huyện Mường Chà; Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ; Sín Thầu, huyện Mường Nhé);

- 02 xã đạt 16 tiêu chí (gồm các xã: Mường Pồn, huyện Điện Biên; Mường Nhé, huyện Mường Nhé);

- 01 xã đạt 14 tiêu chí (xã Hua Thanh, huyện Điện Biên);

- 05 xã đạt 13 tiêu chí (gồm các xã: Ma Thì Hồ, Mường Mươn, huyện Mường Chà; Chà Nưa, Nà Bủng, huyện Nậm Pồ; Sen Thượng, huyện Mường Nhé);

- 05 xã đạt 12 tiêu chí (gồm các xã: Mường Lói, huyện Điện Biên; Phìn Hồ, Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ; Chung Chải, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé);

- 07 xã đạt 11 tiêu chí (gồm các xã: Pa Thơm, Na Ư, Mường Nhà, Na Tông, Phu Luông, huyện Điện Biên; Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ; Nậm Kè, huyện Mường Nhé);

- 02 xã đạt 10 tiêu chí (gồm xã: Vàng Đán, Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ);

- Không có xã nào dưới 10 tiêu chí; bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã.

5. Các nội dung đầu tư:

a) Đầu tư nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội.

Nhóm tiêu chí này bao gồm: đường giao thông; thủy li; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; y tế; nhà dân cư; chợ nông thôn; bưu điện, sẽ đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã có và còn niên hạn sử dng. Phấn đấu đến năm 2020, có 13 xã (chiếm 44,83% tổng số xã) đạt tiêu chí giao thông; 18 xã (62,06%) đạt tiêu chí thủy lợi; 29 xã (100%) đạt tiêu chí điện; 12 xã (41,38%) đạt tiêu chí trường học các cấp, trong đó tối thiểu 70% số trường đạt chuẩn quốc gia; 07 xã (21,14%) đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 11 xã (37,93%) đạt tiêu chí chợ nông thôn; 29 xã (100%) đạt tiêu chí bưu điện; 18 xã (62,1%) đạt tiêu chí nhà dân cư và 29 xã (100%) đạt tiêu chí y tế.

b) Đầu tư nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất.

Nhóm tiêu chí này bao gồm: thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; hình thức tổ chức sản xuất. Phấn đấu đến hết năm 2020, có 07 xã (24,13%) đạt tiêu chí thu nhập; 12 xã (41,37%) đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo; 23 xã (79,3%) đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và 27 xã (93,1 %) đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất.

c) Đầu tư nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội và môi trường.

Nhóm tiêu chí này bao gồm: giáo dục; văn hóa; môi trường, Phấn đấu đến hết năm 2020 có 27 xã (93,1%) đạt tiêu chí giáo dục; 24 xã (82,75%) đạt tiêu chí văn hóa và 26 xã (89,76%) đạt tiêu chí môi trường.

đ) Đầu tư nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.

Nhóm tiêu chí này bao gồm: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mnh; an ninh, trật tự xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí an ninh, trật tự xã hội.

6. Vốn đầu tư: Căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ theo các nhóm tiêu chí cụ thể (nêu trên) của Đề án, Ủy ban nhân dân Tỉnh Điện Biên giao cho Chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn rà soát, tổng hợp, khái toán vốn, phân kỳ đầu tư của Đề án, xây dựng các dự án cụ thể trong vùng 29 xã để triển khai các dự án trên địa bàn theo quy định của Luật Đầu tư công, đảm bảo nguyên tắc:

- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các Chương trình, dự án (kể cả dự án ODA) khác trên địa bàn; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối vi các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;

- Sử dụng vốn tín dụng đầu tư của nhà nước để kiên chóa kênh mương, phát triển đường giao thông, cơ sở làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 và vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ;

- Huy động đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua. Hình thức đóng góp của người dân có thể bằng ngày công lao động, hiến đất giải phóng mặt bằng phục vụ cho các công trình đầu tư.

7. Các giải pháp thực hiện:

a) Về tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng nông thôn mới:

- Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn, vận động người dân thay đổi dần tập quán du canh, du cư sang phương thức sản xuất nông, lâm nghiệp bn vững; thường xuyên phbiến mô hình mới, cách làm hay, các điển hình tiên tiến, các sáng kiến và kinh nghim tốt về xây dựng nông thôn mới và sản xuất đạt hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng các đợt phát đng thi đua xây dựng nông thôn mới; tổ chức bình xét, đánh giá để khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tập th, cá nhân và các hộ gia đình có thành tích xuất sc trong xây dựng nông thôn và trong sản xuất.

b) Về phát triển sản xuất:

- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, giao đất sản xuất nông nghiệp trên nương, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp để nhân dân yên tâm ổn định phát triển sản xuất, khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới nhm đáp ứng nhu cầu phòng hộ đu nguồn, cung cấp nước cho các thủy điện lớn;

- Khuyến khích doanh nghiệp phát triển mạnh các vùng trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè...), đồng thời nghiên cứu phát triển thêm một số loài cây có giá trị kinh tế cao, như: mắc ca, cây có dầu tăng cường hỗ trợ đầu tư giúp doanh nghiệp xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để ký kết hợp đồng với nhân dân sản xuất; hướng dn kỹ thuật, thu mua sản phẩm;

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình là chính; đồng thời, xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, đảm bảo tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm; đầu tư, hỗ trợ phát triển thủy sản ở những vùng có lợi thế;

- Đẩy mạnh mô hình hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

c) Về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản, cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác để có đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ ở các cấp; các ngành xuống giúp đỡ cơ sở (từ bản đến xã), ưu tiên mở rộng việc thực hiện chương trình đưa đội ngũ trí thức trẻ đã tốt nghiệp đại học về công tác tại các xã vùng Đề án; phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, các cá nhân tiêu biểu đối với việc xây dựng nông thôn mới;

- Từng bước đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở rộng ngành ngh, lĩnh vực đào tạo; xã hội hóa việc đào tạo ngh, mrộng quy mô và hình thức dạy ngh, chú ý các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương; nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp cũng như phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, xuất khẩu lao động; quan tâm đào tạo ngh phthông cho lao động các độ tuổi phù hợp, giúp nông dân nâng cao kỹ năng, chất lượng lao động và có thể chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới; tăng cường mcác lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi mới, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, trang trại và ngành nghề ở nông thôn (thương mại, dịch vụ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sn phẩm).

d) ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất:

- Đy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất đy nhanh tiến độ cơ giới hóa ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

- Tổ chức tốt và tạo điều kiện phát triển dịch vụ cung ứng giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hp với điều kiện phát trin sản xut của vùng, đặc biệt là những ging cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp; tăng cường lực lượng cán bộ khuyến nông xung tận cơ sở (thôn, bản) để tuyên truyền, xây dựng nhân rộng những mô hình có hiệu quả.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan cân đối, ưu tiên nguồn vốn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ mục tiêu trung hạn 2016-2020 và hàng năm để bố trí cho tỉnh Điện Biên thực hiện Đề án theo đúng tiến độ, thời gian quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đề xuất tìm nguồn vốn khác hỗ trợ cho tỉnh thực hiện Đề án (bao gồm cả các dự án ODA), hướng dẫn việc sử dụng, thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên thực hiện Đề án theo đúng tiến độ;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, định kỳ hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư theo nội dung Đề án, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của địa phương theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

c) Các Bộ, ngành, căn cứ vào các chương trình, dự án đã được giao, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý thực hiện việc lng ghép các chương trình, dự án có liên quan đầu tư tại vùng Đ án; phi hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức thực hiện các dự án có hiệu quả.

d) Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện Đề án, căn cứ vào tính cấp thiết của từng hạng mục đầu tư hỗ trợ, lựa chọn thứ tự ưu tiên hợp lý để tiến hành lập dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng kế hoạch đầu tư, quản lý, tổ chức thực hiện các Dự án theo quy định của Luật Đầu tư công;

- Huy động và lồng ghép các nguồn vốn khác (kể cả các dự án ODA) trên địa bàn để thực hiện Đề án có hiệu quả;

- Theo dõi, kiểm tra giám sát, tổng hợp tình hình, xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc, không để xảy ra nợ đọng, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện hỗ trợ và đầu tư các dự án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh Điện Biên;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng NN& PTNT VN;
-
UBTW Mặt trận Tquốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đo
àn thể;
- VP
CP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ cổng TTĐT,
các Vụ: KTTH, NC, KGVX, TCCV, PL, V.III;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).Thịnh

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vương Đình Huệ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1573/QĐ-TTg ngày 09/08/2016 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.298

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.79.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!