Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại

Số hiệu: 1371/2004/QĐ-BTM Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Phan Thế Ruệ
Ngày ban hành: 24/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1371/2004/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1371/2004/QĐ-BTM NGÀY 24 THÁNG 09 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa;
Để từng bước tiêu chuẩn hóa phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển, quản lý xây dựng và hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức thương mại hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các quy định trước đây về Siêu thị, Trung tâm thương mại trái với các quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Thương mại; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quản lý hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại, áp dụng đối với thương nhân kinh doanh loại hình Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

2. Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.

3. Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối đi lại) của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Tên hàng là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.

5. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại là thương nhân tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THUƠNG MẠI VÀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Điều 3. Tiêu chuẩn Siêu thị

Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh đoanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:

1. Siêu thị hạng I:

1.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

1.1. 1. Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;

1.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

1.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

1.1.4. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

1.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.

1.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 1.1.1 là từ 1.000m2 trở lên; tiêu chuẩn 1.1.2 là lừ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

2. Siêu thị hạng II:

2.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;

2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;

2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

2.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

2.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

2.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiên chuẩn 2.1.1 là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn 2.1.2 là lừ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

3. Siêu thị hạng III:

3.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

3.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 500 rn2 trở lên;

3.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

3.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

3.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

3.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

3.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 3.1.1 là từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn 3.1.2 là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

Điều 4. Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại

Được gọt là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định dưới đây:

1. Trung tâm thương mại hạng I:

1.1. Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại .

1 2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

1.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

2. Trung tâm thương mại hạng II:

2.1. Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

2.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

2.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

3. Trung tâm thương mại hạng III:

3.1. Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

3.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

3.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

Điều 5. Phân hạng, tên gọi và biển hiệu Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại tự tiến hành phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của mình căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này theo sự hướng dẫn và kiểm tra của Sở thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại).

2. Chỉ các cơ sở kinh doanh thương mại có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 (đối với Siêu thị) hoặc Điều 4 (đối với Trung tâm thương mại) của Quy chế này mới được đặt tên là Siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này tự đặt tên là Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, hoặc đặt tên, ghi biển hiệu bằng tiếng nước ngoài (như Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center, Plaza,...)

3. Biển hiệu của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại được ghi theo quy định sau đây:

3.1. Phải ghi bằng tiếng Việt Nam là SIÊU THỊ hoặc TRUNG TÂM THUƠNG MẠI trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ chỉ địa danh hay tính chất của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (Ví dụ: Siêu thị A, Siêu thị sách B, Siêu thị máy tính C; Trung tâm thương mại D... ).

3.2. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt Nam và phải đặt dưới hoặc sau tên tiếng Việt Nam.

3.3. Phải ghi rõ tên thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, địa chỉ, số điện thoại và hạng của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.

Điều 6. Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mạt của địa phương.

2. Khi lập dự án xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 7. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:

1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.

1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.

1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.

1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điềm bảo hành.

1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.

2. Không được kinh doanh tại siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).

2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoa tiêu thụ đặc biệt.

2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.

2.4. Các loài vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...).

2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.

2. Thương nhân kinh doanh Siêu thị, trung tâm thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

3. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải có nội quy hoạt động. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại bao gồm những nội dung chính sau:

3.1. Quyền hạn và trách nhiệm đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3.3. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.4. Quyền và nghĩa vụ của khách tham gia giao dịch, mua bán, tham quan trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3.5. Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.6. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại do thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại xây dựng theo hướng dẫn và phê duyệt của Sở Thương mại. Bản tóm tắt những điểm chính của Nội quy phải được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở thương mại.

Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm các công việc sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Siêu thị, Trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện.

2. Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại thực hiện tiêu chuẩn và phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại xây dựng và thực hiện nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại; phê duyệt Nội quy của các siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Quản lý hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, Trung tâm thương mại theo Quy chế này và các quy định của pháp luật.

5. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.

7. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh của các siêu thị, Trung tâm thương mại và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại tại địa phương.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Xử lý vi phạm

Kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:

1. Kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 8 Qui chế này.

2. Cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn Siêu thị hoặc Trung tâm Thương mại theo quy định của Quy chế này mà vẫn đặt tên, treo biển hiệu là Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Ghi biển hiệu Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại không đúng theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

4. Vi phạm các quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị hoặc Trung tâm thuơng mại.

5. Không có Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại hoặc Nội quy không theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.

6. Các vi phạm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

Sở Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện cụ thể Quy chế này; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo để Bộ Thương mại, Uỷ ban nhân nhân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết.

THE MINISTRY OF TRADE
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No.1371/2004/QD-BTM

Hanoi, September 24, 2004

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON DEPARTMENT STORES AND TRADE CENTERS

THE MINISTER OF TRADE

Pursuant to the Government's Decree No.29/2004/ND-CP of January 16, 2004 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Trade;
Pursuant to the Prime Minister's Directive No.13/2004/CT-TTg of March 31, 2004 on the implementation of a number of major solutions to vigorous development of the domestic market;
To step by step conduct the standardization in service of the work of planning development, managing construction and business operations of modern trade organizations of all types, thus meeting the socio-economic development requirements and people's consumption demands;
At the proposal of the director of the Department for Domestic Market Policy,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on Department Stores and Trade Centers.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 3.- All previous regulations on department stores and trade centers, which are contrary to the provisions of the Regulation issued together with this Decision, are hereby annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Phan The Rue

 

REGULATION

ON DEPARTMENT STORES AND TRADE CENTERS

(Issued together with the Trade Minister's Decision No.1371/2004/QD-BTM of September 24, 2004)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Regulation prescribes criteria for, and the management of operations of, department stores and trade centers, and applies to traders doing business with department stores or trade centers.

Article 2.- Interpretation of words and phrases

A number of words and phrases in this Regulation are construed as follows:

1. Department stores constitute a type of modern stores; being general or specialized; having abundant and diversified kinds of goods with assured quality; meeting criteria on business space, technical facilities and management as well as business organization capabilities; adopting civilized and convenient service modes so as to satisfy the customers' shopping demand.

2. Trade centers constitute a type of modern and multifunctional commercial business organizations, comprising groups of assorted stores and service-providing establishments; meeting halls, seminar rooms, offices for lease…arranged concentrically and in chain within one or a number of adjacent architectural works; meeting criteria on business space, technical facilities and management as well as business organization capabilities; adopting civilized and convenient service modes, thus meeting the traders' demand for business operation development and customers' demand for goods and services.

3. Business space means the flooring space (including passages) of all floors arranged for business activities of department stores or trade centers.

4. Name of goods means the appellation of a goods item or the appellation or sign of one particular pattern of a goods item that differentiates it from another particular pattern of that item.

5. Traders doing business with department stores or trade centers mean traders who organize the management and administration of operations of department stores or trade centers.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Criteria for department stores

To be called a department store and graded as a department store, a commercial business establishment must have business location in line with the commercial network development planning of the province or city and have business scale and organizing capability meeting the basic criteria for one of the three following grades of department store:

1. Grade-I department stores:

1.1. For a general department store:

1.1.1. Having a business space of 5,000 m2 or more;

1.1.2. Having a list of 20,000 goods names or more;

1.1.3. Having solid and highly-aesthetical architectural works with advanced and modern designs and technical facilities, meeting the requirements of fire prevention and fighting, environmental sanitation, safety and convenience for all kinds of customer; having car parks and rest rooms for customers, suitable to business scale of the department store.

1.1.4. Having a system of advanced and modern warehouses and technical equipment for preservation, preliminary processing, packaging, sale, payment and business management;

1.1.5. Organizing and arranging goods according to commodity lines or commodity groups in a civilized and scientific manner for convenient and fast selection, purchase and payment by customers; having lockers for personal belongings; providing catering and entertainment services, services for the handicapped and children, home-delivery service, and services of goods sale via Internet, post and telephone.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Grade-II department stores:

2.1. For a general department store:

2.1.1. Having a business space of 2,000 m2 or more;

2.1.2. Having a list of 10,000 goods names or more;

2.1.3. Having solid and aesthetical architectural works with modern designs and technical facilities, meeting the requirements of fire prevention and fighting, environmental sanitation, safety and convenience for customers; having car parks and rest rooms for customers, suitable to business scale of the department store.

2.1.4. Having modern warehouses and technical equipment for preservation, packaging, sale, payment and business management;

2.1.5. Organizing and arranging goods according to commodity lines or commodity group in a civilized and scientific manner for convenient and fast selection, purchase and payment by customers; having lockers for personal belongings; providing catering and entertainment services, services for the handicapped and children, home-delivery service, and services of goods sale via post and telephone.

2.2. For a specialized department store: The criterion at Point 2.1.1 shall be 500 m2 or more; the criterion at Point 2.1.2 shall be 1,000 goods names or more while the other criteria shall be the same as for a general department store.

3. Grade III-department stores:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.1. Having a business space of 500 m2 or more;

3.1.2. Having a list of 4,000 goods names or more;

3.1.3. Having solid architectural works with designs and technical facilities meeting the requirements of fire prevention and fighting, environmental sanitation, safety and convenience for customers; having car parks and rest rooms for customers, suitable to business scale of the department store.

3.1.4. Having modern warehouses and technical equipment for preservation, packaging, sale, payment and business management;

3.1.5. Organizing and arranging goods according to commodity lines or commodity groups in a civilized and scientific manner for convenient and fast selection, purchase and payment by customers; having lockers for personal belongings; providing services for the handicapped and home-delivery service.

3.2. For a specialized department store: The criterion at Point 3.1.1 shall be 250 m2 or more; the criterion at Point 3.1.2 shall be 500 goods names or more while the other criteria shall be the same as for a general department store.

Article 4.- Criteria for trade centers

To be called a trade center and graded as a trade center, a commercial business establishment must have business location in line with the commercial network development planning of the province or city and have business scale and organizing capability meeting the basic criteria for one of three grades of trade center according to the following provisions:

1. Grade-I trade center:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Having solid and highly-aesthetical architectural works with advanced and modern designs and technical facilities, meeting the requirements of fire prevention and fighting, environmental sanitation, security, safety and convenience for all subjects involved in business activities within the center.

1.3. Conducting multifunctional operations with both goods trading and service provision, covering: the area for wholesale and retail shops; restaurants and hotels; the area for trade fairs and exhibitions to display goods; the area for entertainment activities, offices for lease, meeting halls and seminar rooms for organization of conferences, symposiums, transactions and conclusion of commercial contracts between domestic and foreign parties; the area for financial, banking, insurance, post and telecommunication, informatics, investment, tourist consultancy or brokerage activities.

2. Grade-II trade center:

2.1. Having a business space of 30,000 m2 or more and car parks suitable to its business scale.

2.2. Having solid and aesthetical architectural works with advanced and modern designs and technical facilities, meeting the requirements of fire prevention and fighting, environmental sanitation, security, safety and convenience for all subjects involved in business activities within the center.

2.3. Conducting multifunctional operations, with both goods trading and service provision, covering: the area for wholesale and retail shops; restaurants and hotels; the area for goods display; the area for entertainment activities, offices for lease, meeting halls and seminar rooms for organization of conferences, symposiums, transactions and conclusion of commercial contracts between domestic and foreign parties; the area for financial, banking, insurance, post and telecommunication, investment and tourist consultancy or brokerage activities.

3. Grade-III trade center:

3.1. Having a business space of 10,000 m2 or more and car parks suitable to its business scale.

3.2. Having solid architectural works with modern designs and technical facilities, meeting the requirements of fire prevention and fighting, environmental sanitation, security, safety and convenience for all subjects involved in business activities within the center.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Grading, names and signboards of department stores and trade centers

1. Traders doing business with department stores or trade centers shall themselves grade their department stores or trade centers on the basis of the criteria prescribed in Articles 3 and 4 of this Regulation under guidance and examination by Trade Services of the provinces or centrally-run cities (hereinafter called provincial/municipal Trade Services for short).

2. Only those commercial business establishments that fully meet the criteria prescribed in Article 3 (for department stores) or Article 4 (for trade centers) of this Regulation may be named department stores or trade centers.

Commercial business establishments that fail to fully meet the criteria prescribed in this Regulation are strictly prohibited to name themselves department stores or trade centers or bear such foreign names or signboards as Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center or Plaza, etc.

3. Signboards of department stores or trade centers shall be inscribed according to the following provisions:

3.1. They must be inscribed in Vietnamese language as "SIEU THI" or "TRUNG TAM THUONG MAI" before their trade names or the names called by traders themselves and before words indicating place names or characteristics of such department stores or trade centers (for example: SIEU THI (department store) A, SIEU THI SACH (Book Mart) B, SIEU THI MAY TINH (Computer Mart) C; TRUNG TAM THUONG MAI (Trade Center) D, etc.)

3.2. If they are inscribed in foreign languages, the foreign-language letters' size must be smaller than the Vietnamese-language letters' size and the foreign name must be put under or after the Vietnamese name.

3.3. The names of traders doing business with department stores or trade centers, as well as the addresses, telephone numbers and grades of such department stores or trade centers must be clearly inscribed.

Article 6.- Construction of department stores and trade centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When formulating projects for the construction of department stores or trade centers, investors must base themselves on the basic criteria for grading of department stores or trade centers prescribed in this Regulation so as to determine investment scale suitable to each grade of department store or trade center.

Article 7.- Goods and services traded in department stores and trade centers

1. Goods and services traded in department stores and trade centers must strictly comply with law provisions and meet the following specific requirements:

1.1. Having their own commercial names or bearing the commercial names of department stores or trade centers (if they have no commercial names, they must have their own names) and having their origins clearly inscribed according to the provisions of law.

1.2. Having numeral codes or barcodes, for those goods for which numeral codes or barcodes may be registered, in order facilitate the management of department stores or trade centers and the supervision by customers.

1.3. For goods being food, they must ensure the hygiene and safety criteria and have their use durations clearly inscribed on their packings. For fresh or unpacked preliminarily- processed agricultural products or food, they must be sorted and classified and have their origins, quality as well as use durations clearly inscribed at goods stands or counters.

1.4. All kinds of goods and services traded in department stores or trade centers must have their prices clearly inscribed in the goods labels or packings or posted up at goods stands or counters or service-providing places.

1.5. Goods under warranty must have their warranty durations and locations clearly inscribed.

1.6. Goods must be supplied stably and regularly through goods orders or contracts with producers and business people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Goods and services on the list of goods and services banned from business under law provisions; smuggled goods, fake goods, goods of unclear origin, goods with expired use durations and goods not up to quality standards as prescribed by law (such as degraded goods, inferior quality goods, contaminated goods and diseased animals or plants, etc.).

2.2. Goods that fail to comply with the regulations on goods labeling, import tax stamps or special consumption tax stamps.

2.3. Goods that contain radioactive substances or equipment emitting ionized radiation in excess of the permitted level as prescribed.

2.4. Explosives of all kinds; inflammable and fire- and-explosion prone liquids and gases (such as petroleum, gas, compressed gas, etc.)

2.5. Assorted veterinary and plant protection drugs on the list of those subject to restricted business under law provisions.

2.6. Goods containing toxic chemicals on the list of those subject to restricted business under law provisions.

Chapter III

MANAGEMENT OF OPERATIONS OF DEPARTMENT STORES AND TRADE CENTERS

Article 8.- Responsibilities of traders doing business with department stores or trade centers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Traders doing business with department stores or trade centers must organize, manage, administer and take responsibility before law for all operations of such department stores or trade centers; and must regularly or irregularly report on the situation of operations of department stores or trade centers at the request of, and under guidance by, the State commercial management agency.

3. Department stores or trade centers must have their operation rules. Such a rule must cover the following principal contents:

3.1. The powers and responsibilities of the department stores' or trade centers' officers and employees towards customers.

3.2. The rights and obligations of traders joining in business at department stores or trade centers.

3.3. The goods and services traded in department stores or trade centers.

3.4. The rights and obligations of customers making transactions, purchasing at or visiting department stores or trade centers.

3.5. The maintenance of order and safety, fire and explosion prevention and fighting and assurance of environmental sanitation in department stores or trade centers.

3.6. The handling of violations and settlement of disputes in department stores or trade centers.

4. The internal rules of department stores or trade centers shall be formulated by traders doing business with such department stores or trade centers under the guidance and approval by the provincial/municipal Trade Services. A summary of those rules must be posted up clearly at places easily seen by people for observance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Provincial/municipal Trade Services must coordinate with the concerned agencies in assisting the provincial/municipal People's Committees in performing the function of State management over department stores and trade centers in their respective provinces or cities, including the following jobs:

1. Elaborating plannings and plans for development of department stores and trade centers in accordance with the commercial and socio-economic development plannings and plans of the localities, and guiding the implementation thereof.

2. Guiding and inspecting traders doing business with department stores or trade centers in observing the criteria for, and grading department stores and trade centers.

3. Guiding traders doing business with department stores or trade centers to work out and observe internal rules of such department stores or trade centers; approving internal rules of department stores and trade centers.

4. Managing business operations of department stores and trade centers according to this Regulation and law provisions.

5. Formulating and guiding the observance of economic-technical norms and professional criteria in business operations of department stores and trade centers.

6. Directing, guiding, organizing professional training and fostering in business administration of department stores and trade centers.

7. Regularly or irregularly inspecting business operations of department stores and trade centers and handling violations according to law provisions.

8. Regularly or irregularly reporting at the request of the Trade Ministry on the situation of development, organization, management and business operations of department stores and trade centers in localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



HANDLING OF VIOLATIONS AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 10.- Handling of violations

As from the effective date of this Regulation, organizations and individuals doing business with department stores or trade centers that commit the following violations shall be handled according to law provisions:

1. Doing business with department stores or trade centers without being enterprises and registering commercial business operations according to the provisions of Article 8 of this Regulation.

2. The commercial business establishments fail to fully meet the criteria for department stores or trade centers prescribed in this Regulation but still name themselves department stores or trade centers or place signboards with those names.

3. Inscribing the signboards of department stores or trade centers at variance with the provisions of Article 5 of this Regulation.

4. Violating the provisions on goods and services traded in department stores or trade centers.

5. Having no internal rules of department stores or trade centers or setting rules in contravention of the provisions of Article 8 of this Regulation.

6. Committing other violations as prescribed in this Regulation or under relevant law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provincial/municipal Trade Services shall have to concretely guide and organize the implementation of this Regulation; in the course of implementation, if any difficulty or problem arises, they should promptly report it to the Trade Ministry and the provincial/municipal People's Committees for consideration and settlement.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 về Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


71.493

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.249.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!