ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1351/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 25
tháng 08 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA
(LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số Điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Quy hoạch nông
nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ
trình số 435/TTr-SKHĐT ngày 14/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát
triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An
Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất
chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:
A. QUY HOẠCH VÙNG CHUYÊN CANH
LÚA HÀNG HÓA
I. Quan điểm phát triển
1. Vùng chuyên canh lúa hàng hóa được xác định là
vùng nguyên liệu lúa hàng hóa lớn nhất của tỉnh, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Lúa được sản xuất trong vùng quy hoạch phải là lúa chất lượng cao, đảm bảo tính
cạnh tranh khi tham gia vào thị trường thương mại toàn cầu, được sản xuất trong
vùng có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, được gieo trồng bằng giống
lúa xác nhận, có quy trình sản xuất thống nhất theo hướng GAP. Quy hoạch vùng
chuyên canh hàng hóa là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo,
hướng đến lợi ích lâu dài.
2. Các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa sẽ ưu
tiên đầu tư xây dựng ở các xã có điều kiện về đất đai, thủy lợi, có tập quán
gieo trồng các giống lúa chất lượng cao và thực hiện đồng bộ các quy trình thâm
canh để có sản phẩm hàng hóa an toàn.Vùng chuyên canh lúa hàng hóa trên địa bàn
tỉnh sẽ từng bước hình thành, lớn dần theo lộ trình và có thứ tự ưu tiên trong
đầu tư giữa các địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường. Về lâu dài, nông
dân sẽ sản xuất lúa hàng hóa trên các vùng chuyên canh và được bảo đảm một tỷ lệ
lợi nhuận nhất định. Các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa đóng góp quan
trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.
3. Phát triển và ứng dụng rộng rãi, hiệu quả các
công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất lúa trên các vùng chuyên
canh, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời đảm bảo an ninh lương
thực và tăng thu nhập cho nông dân.
4. Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa
là một nội dung quan trọng trong kế hoạch “tái cấu trúc nền kinh tế”, “tái cơ cấu
ngành nông nghiệp” của tỉnh. Tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực để tập trung xây dựng
các “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết”, xem nó như là giải pháp hữu hiệu quyết
định thành công trên các vùng chuyên canh.
II. Mục tiêu phát triển
Xây dựng các vùng chuyên canh nhằm tăng nhanh sản
lượng lúa chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả và thu nhập của người sản
xuất; tạo điều kiện để nhân rộng ra các vùng khác phát triển sản xuất lúa bền vững
và bảo vệ môi trường.
1. Giai đoạn 2014 - 2020: Xây dựng các vùng chuyên
canh lúa hàng hóa trên địa bàn 11 huyện, thị, thành phố, với tổng diện tích là
140.715 ha, chiếm 55% diện tích canh tác lúa toàn tỉnh, sản lượng lúa bình quân
đạt 950 ngàn tấn/vụ; 100% sản lượng lúa thu hoạch là lúa chất lượng cao, chủ yếu
phục vụ cho xuất khẩu. Đảm bảo cho người trồng lúa trong vùng quy hoạch có lãi
bình quân 30% so với giá thành sản xuất.
2. Giai đoạn 2021 - 2025: Mở rộng diện tích vùng
chuyên canh lúa hàng hóa lên đạt 180.855 ha, chiếm 70% diện tích canh tác lúa
toàn tỉnh, sản lượng lúa bình quân đạt 1.255 ngàn tấn/vụ, 100% sản lượng lúa
thu hoạch là lúa chất lượng cao, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Đảm bảo cho người
trồng lúa trong vùng quy hoạch có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản
xuất.
3. Giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục mở rộng diện
tích vùng chuyên canh lúa hàng hóa lên đạt 201.900 ha, chiếm 80% diện tích canh
tác lúa toàn tỉnh, sản lượng lúa bình quân đạt 1.425 ngàn tấn/vụ, 100% sản lượng
lúa thu hoạch là lúa chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu. Đảm bảo cho người
trồng lúa trong vùng quy hoạch có lãi bình quân 30 - 35% so với giá thành sản
xuất.
III. Quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh lúa
hàng hóa
1. Giai đoạn 2014 - 2020, vùng chuyên canh sản xuất
lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung chủ yếu ở các huyện Thoại Sơn (23,8% của
tỉnh), Châu Phú (16,2%), Châu Thành (14,3%), Phú Tân (13,1%), riêng Phú Tân là
vùng chuyên canh nếp với diện tích 18.425 ha.
2. Giai đoạn 2021 - 2025, hơn 70% diện tích vùng
chuyên canh nằm trên địa bàn 5 huyện: Thoại Sơn (chiếm 19,6%), Châu Phú
(16,6%), Phú Tân (12,3%), Châu Thành (11,9%), Tri Tôn (11,4%).
3. Giai đoạn 2026 - 2030, gần 90% diện tích vùng
chuyên canh nằm trên địa bàn 7 huyện: Thoại Sơn (17,2%), Châu Phú (16%), Tri
Tôn (15,1%), Châu Thành (13,9%), Phú Tân (10,2%), Chợ Mới (8%), Tịnh Biên
(7,7%).
Chi tiết vùng chuyên canh lúa hàng hóa phân theo cấp
xã ở Phụ lục A.
IV. Giải pháp phát triển ngành hàng lúa gạo trên
các vùng chuyên canh
1. Nhóm giải pháp tác động làm tăng năng lực cung
(các yếu tố thuộc phía cung) và làm tăng chất lượng lúa hàng hóa, hướng đến
phát triển bền vững.
a) Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho
vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, bao gồm: Hệ thống thủy lợi, hệ thống
giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống các công trình điện nông
thôn, hệ thống cụm cụm dịch vụ lúa gạo (kho chứa, phơi sấy, xay xát…).
b) Về tổ chức sản xuất: Tổ chức các hình thức liên
kết đa dạng, bền chặt giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác khác trên cơ sở
đổi mới phương thức hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ
hợp tác, câu lạc bộ.
c) Xây dựng cánh đồng lớn theo hướng GAP: Trong điều
kiện đất đai được các hộ gia đình quản lý và sử dụng ở quy mô nhỏ, manh mún thì
liên kết theo mô hình cánh đồng lớn là giải pháp giúp tỉnh có thể xây dựng các
vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, phục vụ xuất khẩu.
d) Sản xuất lúa theo quy trình VietGAP: Tăng tỷ lệ
diện tích sản xuất lúa theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, tạo
điều kiện cho việc thực hiện chứng nhận sản phẩm lúa gạo an toàn.
e) Nâng cao chất lượng giống lúa: Yêu cầu về giống
lúa chất lượng cao gắn liền với xu hướng sản xuất trên các cánh đồng lớn theo
quy trình VietGAP như: Giống sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, phải là giống
lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận. Do đó, tỉnh cần phải tổ chức lại mạng lưới
các cơ sở sản xuất và cung cấp giống xác nhận. Mạng lưới này sẽ góp phần thực
hiện mục tiêu về xác định một vài giống lúa chủ lực của tỉnh.
g) Đầu tư cơ giới hóa, công nghệ giảm tổn thất, nhất
là đầu tư cụm dịch vụ sấy, kho trữ lúa nhằm giúp nông dân chủ động hơn trong kế
hoạch sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, tạm trữ, khắc phục tình trạng lúa sau thu
hoạch bị tồn đọng, làm giảm chất lượng gạo.
h) Về lâu dài, cần giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo bằng
cách kiểm soát chặt chẽ nguồn cung; theo lộ trình: Hạn chế tốc độ tăng về số lượng,
thúc đẩy tăng chất lượng hạt gạo; tiến tới ổn định nguồn cung và sau cùng là giảm
cung lúa gạo để giảm áp lực tiêu thụ.
2. Nhóm giải pháp tác động lên các yếu tố thuộc về
phía cầu.
a) Kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh thu mua dự trữ lúa,
đồng thời cải thiện cơ chế thu mua gạo xuất khẩu và quy định kinh doanh xuất khẩu
gạo là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
b) Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
xuất khẩu: Tăng cường đổi mới hình thức, phương pháp xúc tiến thương mại để duy
trì các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới.
c) Xây dựng thương hiệu gạo: Thực hiện các giải
pháp nhằm tăng cường năng lực cung ứng như tổ chức lại sản xuất theo mô hình
“cánh đồng lớn”, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng là điều kiện cần
để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo.
B. QUY HOẠCH VÙNG CHUYÊN CANH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. Quan điểm phát triển
1. Quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản
phải phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh. Đồng thời, dựa trên
nhu cầu thị trường và khả năng về nguồn lực, tỉnh sẽ xây dựng lộ trình phát triển
vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản một cách khả thi nhất, mang lại hiệu quả về
kinh tế, xã hội và môi trường, hướng đến phát triển bền vững ngành hàng nuôi trồng
thủy sản.
2. Hình thành các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy
sản theo tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo sản phẩm tạo ra chất
lượng cao, an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu cá tra, basa của tỉnh An
Giang có uy tín trên thị trường thế giới. Sản phẩm nuôi trồng thuộc vùng chuyên
canh phải đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu của các nước nhập
khẩu thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi tập trung một số đối tượng có giá trị
kinh tế cao, đa dạng hóa giống loài thủy sản nuôi.
3. Các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản được ưu
tiên nguồn lực (cơ chế chính sách, nguồn vốn, nhân lực, đất đai, khoa học công
nghệ…) để tập trung đầu tư phát triển nhanh và bền vững ngành hàng nuôi trồng
thủy sản; thúc đẩy xây dựng sản phẩm của tỉnh: cá tra, tôm càng xanh và một số
cá nước ngọt khác.
4. Vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản phải là
vùng nuôi an toàn và chất lượng phải đảm bảo phù hợp theo quy hoạch tổng thể
phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý môi
trường, có hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Đối với nuôi lồng bè: có thể
duy trì các làng nuôi cá bè ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhưng không phát
triển thêm; khuyến khích chuyển đổi sang nuôi các đối tượng mới, có giá trị
kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu thị trường, nhưng không xâm hại đến môi trường
sinh thái.
5. Các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản phải có
diện tích nuôi tập trung, nằm trong vùng quy hoạch sản xuất, có quy mô diện
tích phù hợp với từng đối tượng nuôi và điều kiện cụ thể của địa phương. Xây dựng
các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản phải dựa trên hạ tầng giao thông thuận
lợi phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; có hệ thống kênh cấp và thoát nước
riêng biệt, chắc chắn, không rò rỉ, đảm bảo đủ cấp và thoát nước khi cần thiết.
Hệ thống cấp và thải nước phải độc lập với nhau và được quản lý đảm bảo không
làm ô nhiễm nguồn nước cấp. Đối với từng mô hình nuôi (ao, hầm, lồng bè) cần có
giải pháp bảo vệ môi trường thích ứng. Riêng đối với mô hình nuôi ao, hầm cần
có ao xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường.
II. Mục tiêu phát triển
1. Phát triển nghề nuôi, ngành hàng nuôi trồng thủy
sản theo hướng bền vững, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực
trên các phương diện: đóng góp vào GDP, ngân sách, việc làm, thu nhập cho nông
dân, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
2. Các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản là các
vùng nguyên liệu thủy sản tập trung, cung cấp chủ yếu cho công nghiệp chế biến
xuất khẩu của tỉnh đều áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như: tiêu chuẩn SQF
1000CM, GlobalGAP… và được chứng nhận đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực
phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng.
3. Xây dựng vùng nuôi tôm càng xanh tập trung, có hệ
thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xây dựng vùng nuôi tập trung
một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng lớn về
thị trường tiêu thụ như: cá bông lau, cá lăng nha, cá chình, cá hô, cá sặc rằn,
cá lóc, cá rô phi, cá điêu hồng, cá thát lát…
III. Quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh
nuôi trồng thủy sản
1. Giai đoạn đến năm 2020:
a) Giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh An Giang sẽ hình
thành các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản ở 6 địa phương: Long Xuyên, Châu
Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân và Thoại Sơn.
b) Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 6 vùng chuyên canh
nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích là 2.845 ha, chiếm gần 80% tổng diện
tích nuôi trồng thủy sản; trong đó:
- Vùng chuyên canh trên địa bàn Tp. Long Xuyên với
tổng diện tích là 495 ha, tập trung ở phường Mỹ Thới (220 ha), phường Mỹ Thạnh
(120 ha) và xã Mỹ Hòa Hưng (155 ha).
- Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Châu Thành với
tổng diện tích là 430 ha, tập trung ở các xã Bình Thạnh (250 ha), Vĩnh Hanh (60
ha), Vĩnh Bình (70 ha) và Cần Đăng (50 ha).
- Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Châu Phú với
tổng diện tích là 715 ha, tập trung ở các xã Mỹ Đức (80 ha), Vĩnh Thạnh Trung
(100 ha), Mỹ Phú (120 ha) và Bình Thủy (165 ha), Bình Mỹ (50 ha) và Khánh Hòa
(200 ha).
- Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Chợ Mới với tổng
diện tích là 370 ha, tập trung ở các xã Kiến An (35 ha), Mỹ Hiệp (35 ha), Hòa
Bình (40 ha), Xã Bình Phước Xuân (45 ha), Long Giang (45 ha), Nhơn Mỹ (65 ha),
Tấn Mỹ (105 ha).
- Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Phú Tân với tổng
diện tích là 335 ha, tập trung ở các xã Bình Thạnh Đông (35 ha), Phú Bình (75
ha), Hòa Lạc (225 ha).
- Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Thoại Sơn với
tổng diện tích là 500 ha, tập trung ở xã Phú Thuận (500 ha), chủ yếu là nuôi
tôm càng xanh.
2. Định hướng đến năm 2030:
Trong giai đoạn 2021 - 2030, nếu điều kiện thuận lợi
cả về nguồn lực đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩn nuôi trồng thủy sản, tỉnh
có thể mở rộng các vùng chuyên canh trên địa bàn các huyện Châu Thành, Châu
Phú, Phú Tân và Thoại Sơn; đồng thời, phát triển mới 3 vùng chuyên canh ở Tân
Châu, Châu Đốc và An Phú. Tổng diện tích mở rộng và phát triển mới ở giai đoạn
2021 - 2025 là 655 ha, giai đoạn 2026 - 2030 là 770 ha.
Như vậy, đến năm 2030, có 9/11 địa phương (ngoại trừ
2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn) đều có các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn, với tổng diện tích là 4.350 ha, chiếm 90% diện tích đất nuôi trồng
thủy sản toàn tỉnh (tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2030 là 4.860 ha).
Chi tiết vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản phân
theo cấp xã ở Phụ lục B.
IV. Giải pháp phát triển ngành hàng nuôi trồng
thủy sản trên các vùng chuyên canh
1. Về tổ chức sản xuất: cần tổ chức ngành hàng theo
chuỗi liên kết, trong ngắn - trung hạn lấy nhà chế biến làm chủ thể chính trong
chuỗi; trong dài hạn lấy người nuôi làm chủ thể chính trong chuỗi. Với người
nuôi cá thể (hộ nuôi nhỏ lẻ) cần được tổ chức thành các tổ hợp tác, hợp tác xã
hay một hình thức liên kết khác giữa các hộ nuôi. Các doanh nghiệp chế biến thủy
sản vừa liên kết với hộ nuôi để có vùng nguyên liệu đủ lớn, đảm bảo an toàn và
chất lượng, vừa phải hợp tác, liên kết với nhau để cân đối cung - cầu thị trường
cho phù hợp, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh cả việc thu mua và chào bán sản
phẩm.
2. Về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, hoàn
thiện cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường vùng nuôi. Khuyến khích các doanh nghiệp,
hộ nuôi phát triển vùng nguyên liệu ở các vùng chuyên canh theo quy hoạch. Xây
dựng hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại các vùng
nuôi tập trung, hệ thống mã số mã vạch cho cơ sở nuôi, vùng nuôi đáp ứng được
yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.
3. Về ứng dụng khoa học, công nghệ vào nuôi trồng,
chế biến thủy sản. Phát triển các hình thức nuôi thâm canh thủy sản các loại, kết
hợp với sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng
thức ăn tươi sống gây ra. Xây dựng và áp dụng vào thực tế hệ thống các tiêu chuẩn
quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương thích với trình độ quốc tế về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến và
thương mại thủy sản.
4. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường
các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho đội ngũ những người quản lý,
nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, cũng như đào tạo lực lượng lao động
kỹ thuật và lao động trực tiếp cho các địa phương và doanh nghiệp để bổ sung đội
ngũ lao động lành nghề cho nuôi trồng và chế biến thủy sản hoạt động trên các
vùng chuyên canh.
5. Về triển khai, vận dụng các cơ chế, chính sách về
hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn. Nghị định
số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển
thủy sản; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
thôn; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định
số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản.
6. Về thị trường tiêu thụ. Đổi mới hoạt động xúc tiến
thương mại, đa dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm.
Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường thủy sản thế giới,
trong nước trên các mặt: giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng
tiêu thụ, biến động thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung
cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất. Chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà
nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các siêu thị thông
qua chuỗi giá trị đã được hình thành.
C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG
SẢN XUẤT RAU MÀU HÀNG HÓA
I. Quan điểm phát triển
1. Các vùng chuyên canh rau màu hàng hóa là nơi
tiên phong trong sản xuất rau màu an toàn, đạt sản lượng hàng hóa, gắn liền với
ngành công nghiệp chế biến và với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và hướng
tới xuất khẩu.
2. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau màu
hàng hóa, tập trung ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng, năng
suất, thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích; đồng thời để khai thác hiệu quả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là hiệu quả sử dụng đất để đảm bảo tăng
trưởng ổn định và phát triển bền vững cho ngành hàng rau màu.
II. Mục tiêu phát triển
1. Giai đoạn 2014 - 2020: Trên địa bàn tỉnh An
Giang sẽ xác định 9/11 huyện, thị xã, thành phố có các vùng chuyên canh sản xuất
rau màu hàng hóa, gồm: huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu
Thành, Châu Đốc, Long Xuyên và Thoại Sơn. Định hướng đến năm 2030: Tất cả 11/11
huyện, thị, thành phố của tỉnh đều có vùng chuyên canh sản xuất rau màu. Từ sau
năm 2020, ngoài việc đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu cho các vùng chuyên canh
rau màu tại 9 địa phương (xác định trong giai đoạn đến năm 2020), tỉnh An Giang
sẽ mở rộng vùng chuyên canh rau màu trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn
(thuộc vùng Thất Sơn) dựa trên các lợi thế đặc thù của vùng và từng tiểu vùng.
Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2015: Diện tích các vùng chuyên canh sản
xuất rau màu trên địa bàn tỉnh là 12.220 ha, chiếm 25% tổng diện tích có thể
xây dựng vùng chuyên canh rau màu toàn tỉnh. Giai đoạn này tỉnh tập trung hình
thành các vùng chuyên canh ở Chợ Mới (chiếm 65% diện tích, chuyên canh rau dưa
các loại), An Phú (12%, chủ yếu là chuyên canh bắp lai), Châu Phú (9%, chuyên
canh rau dưa các loại), Tân Châu (5%, chuyên canh bắp lai và rau dưa các loại).
Tổng sản lượng rau màu hàng hóa từ các vùng chuyên canh là 659.950 tấn, trong
đó: rau dưa là 557.500 tấn (chiếm 84%), bắp các loại là 91.200 tấn (chiếm 14%)
và khoai cao là 11.250 tấn (chiếm 2%).
b) Đến năm 2020: Diện tích các vùng chuyên canh sản
xuất rau màu trên địa bàn tỉnh là 26.850 ha, chiếm 65% tổng diện tích có thể
xây dựng vùng chuyên canh rau màu toàn tỉnh, tăng 14.630 ha so với năm 2015.
Giai đoạn này tỉnh tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh ở 9/11 huyện, thị, thành
phố. Tuy nhiên, tỉnh xác định 5 vùng chuyên canh quy mô lớn ở các huyện, thị:
Chợ Mới (14.100 ha), An Phú (4.500 ha), Châu Phú (3.630 ha), Tân Châu (1.750
ha) và Châu Thành (1.010 ha). Các vùng chuyên canh tại 5 huyện, thị này chiếm
hơn 90% diện tích chuyên sản xuất rau màu của tỉnh. Tổng sản lượng rau màu hàng
hóa từ các vùng chuyên canh là 1.468.060 tấn, trong đó: rau dưa là 1.167.100 tấn
(chiếm 80%), bắp các loại là 210.960 tấn (chiếm 15%) và khoai cao, khoai lang,
khoai mì là 90.000 tấn (chiếm 5%).
2. Đến năm 2030: 11/11 huyện, thị, thành phố đều có
vùng chuyên canh rau màu hàng hóa phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa
phương. Rau dưa tập trung ở Chợ Mới, Châu Phú, An Phú, Châu Thành và Tân Châu.
Bắp lai, bắp trắng tập trung tại An Phú, Tân Châu, Chợ Mới, Phú Tân và Châu
Phú. Tịnh Biên và Tri Tôn với chuyên canh màu lương thực, các cây họ đậu (chủ yếu
là khoai mì). Diện tích các vùng chuyên canh sản xuất rau màu trên địa bàn tỉnh
là 41.745 ha, tăng 14.900 ha so với năm 2020. Chợ Mới tiếp tục khẳng định là
vùng chuyên canh rau màu lớn nhất của tỉnh, chiếm 50% diện tích chuyên canh rau
màu của tỉnh. Tổng sản lượng rau màu hàng hóa từ các vùng chuyên canh là
2.866.000 tấn, trong đó: rau dưa là 2.250.000 tấn (chiếm 79%), bắp các loại là
375.000 tấn (chiếm 13%) và khoai các loại là 241.000 tấn (chiếm 8%).
III. Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh rau màu
1. Vùng chuyên canh bắp lai: Quy hoạch vùng chuyên
canh bắp lai tập trung chủ yếu ở An Phú, Tân Châu và Châu Phú, với diện tích gần
3.400 ha vào năm 2020, 5.200 ha năm 2030.
2. Vùng chuyên canh trồng bắp thu trái non: Quy hoạch
vùng trồng bắp thu trái non với diện tích 2.000 - 2.500 ha tập trung ở các xã Mỹ
An, tấn Mỹ, An Thạnh Trung và thị trấn Mỹ Luông. Vùng trồng bắp thu trái non có
thể mở rộng đến các huyện: An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên.
3. Vùng chuyên canh rau dưa các loại: Tổng diện
tích các vùng chuyên canh rau dưa các loại của tỉnh là 15.650 ha (2020), 20.850
ha (2030). Trong đó, Chợ Mới là vùng chuyên canh rau dưa các loại lớn nhất của
tỉnh, chiếm 51% (2020) sản lượng rau dưa của tỉnh; kế tiếp là Châu Phú (18%),
An Phú (10%).
Trong vùng chuyên canh rau dưa sẽ hình thành các
vùng chuyên canh chuyên đề như: Vùng chuyên canh ớt, vùng chuyên canh rau gia vị,
hành hẹ ở các địa phương có thế mạnh và tiềm năng như: Phú Tân, Chợ Mới, Tân
Châu, Châu Thành, Châu Phú và An Phú. Vùng chuyên canh đậu nành rau ở Châu Phú
(xã Khánh Hoà, Mỹ Phú và Cái Dầu). Vùng chuyên canh đậu bắp Nhật ở Châu Phú (xã
Bình Thủy, Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú và Cái Dầu). Vùng chuyên canh khoai cao ở
Chợ Mới (xã Hội An, xã Bình Phước Xuân, riêng Chợ Mới chiếm 50% khoai cao của tỉnh),
An Phú (xã Đa Phước), Châu Phú (xã Mỹ Đức). Vùng chuyên canh khoai mì ở Tri
Tôn, Tịnh Biên. Vùng chuyên canh đậu phộng, đậu xanh ở An Phú, Tri Tôn và Tịnh
Biên. Vùng chuyên canh mè ở các huyện Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới,
Long Xuyên.
Chi tiết vùng chuyên canh rau màu hàng hóa phân
theo địa phương ở Phụ lục C.
IV. Giải pháp phát triển ngành hàng rau màu trên
các vùng chuyên canh
1. Về tổ chức sản xuất. Hình thành các tổ hợp tác
hoặc hợp tác xã, nhóm sản xuất và tiếp thị - hướng đến hình thành vùng chuyên
canh theo tiêu chuẩn GAP; hướng đến thí điểm mô hình sản xuất cánh đồng lớn,
cánh đồng liên kết cho rau màu trên địa bàn tỉnh. Nhân rộng mô hình liên kết 4
nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học) trong ngành hàng rau
màu theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
2. Về hỗ trợ nâng cấp công nghệ trồng trọt và công
nghệ thu hái, chế biến, xử lý - kiểm dịch, bảo quản, đóng gói. Các hoạt động
nâng cấp công nghệ chú trọng vào cả hai lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và chuyển
giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân thông qua hệ thống khuyến nông các cấp.
3. Về liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận trong
sản xuất và tiêu thụ. Liên kết với các tỉnh lân cận có nguồn rau màu tương tự để
bảo đảm cân đối giữa năng lực sản xuất, năng lực chế biến với thị trường tiêu
thụ. Thực hiện chương trình “liên kết vùng rau của tỉnh với các tỉnh, thành lân
cận” nhằm điều chỉnh cơ cấu rau phong phú và hợp lý cho mục đích tiêu thụ sản
phẩm nội địa hay xuất khẩu.
4. Về chính sách thương mại và công tác xúc tiến
thương mại. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng các
hình thức xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu “rau an toàn” tỉnh
An Giang. Nghiên cứu các kênh phân phối, tiếp cận ở các thị trường tiềm năng nhằm
thúc đẩy xuất khẩu.
5. Về giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước. Kiểm tra
chất lượng rau an toàn thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản xuất rau
theo quy trình GAP; hệ thống công cụ kiểm tra chứng nhận sản phẩm sản xuất theo
quy trình rau an toàn; hệ thống nhân lực giám sát chứng nhận quy trình sản xuất
hợp chuẩn rau an toàn.
6. Ưu tiên đầu tư các dự án, đề án, chương trình
công nghệ cao. Dự án phục tráng một số giống rau địa phương; thử nghiệm và chuyển
giao các giống rau có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; đề án đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hợp sản xuất nông nghiệp địa
phương; đề án phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới trên địa
bàn vùng quy hoạch; chương trình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng
rau, quả an toàn chất lượng trên địa bàn quy hoạch; đề án xúc tiến thương mại,
xây dựng thương hiệu rau an toàn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
- UBND tỉnh chỉ đạo, giám sát việc tổ chức thực hiện
Quy hoạch này.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
các Sở, ban, ngành, các Tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn chỉ đạo các huyện,
thị xã, thành phố thực hiện Quy hoạch này.
- Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn, tính toán các nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội
dung của Quy hoạch đã được duyệt.
- Các Sở, ban, ngành khác có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp để tổ chức thực hiện các nội dung của Quy hoạch này theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Sở ngành cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VTLT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nưng
|
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày
25/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
A. VÙNG CHUYÊN CANH LÚA HÀNG HÓA
Bảng A1: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa huyện Thoại Sơn
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
38.753
|
38.753
|
38.753
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
33.525
|
35.595
|
34.735
|
Thị trấn Núi Sập
|
450
|
450
|
-
|
Thị trấn Phú Hòa
|
350
|
350
|
-
|
Thị trấn Óc Eo
|
590
|
650
|
650
|
Xã Tây Phú
|
2.385
|
2.900
|
2.900
|
Xã An Bình
|
2.290
|
2.350
|
2.350
|
Xã Vĩnh Phú
|
3.050
|
3.150
|
3.150
|
Xã Vĩnh Trạch
|
1.425
|
1.400
|
1.400
|
Xã Phú Thuận
|
935
|
1.400
|
1.400
|
Xã Vĩnh Chánh
|
1.950
|
2.500
|
2.500
|
Xã Định Mỹ
|
2.965
|
3.000
|
2.950
|
Xã Định Thành
|
2.600
|
2.750
|
2.750
|
Xã Mỹ Phú Đông
|
2.740
|
2.750
|
2.740
|
Xã Vọng Đông
|
2.110
|
2.250
|
2.250
|
Xã Vĩnh Khánh
|
2.810
|
2.800
|
2.800
|
Xã Thoại Giang
|
2.250
|
2.250
|
2.250
|
Xã Bình Thành
|
2.325
|
2.325
|
2.325
|
Xã Vọng Thê
|
2.300
|
2.320
|
2.320
|
Bảng A2: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa huyện Châu Phú
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
37.204
|
37.204
|
37.204
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
22.830
|
30.250
|
32.400
|
Thị trấn Cái Dầu
|
-
|
-
|
-
|
Xã Khánh Hòa
|
-
|
-
|
-
|
Xã Mỹ Đức
|
2.700
|
2.700
|
2.700
|
Xã Mỹ Phú
|
2.650
|
2.700
|
2.700
|
Xã Ô Long Vĩ
|
5.200
|
6.500
|
6.500
|
Xã Vĩnh Thạnh Trung
|
1.500
|
1.800
|
1.800
|
Xã Thạnh Mỹ Tây
|
1.990
|
2.900
|
2.900
|
Xã Bình Long
|
1.360
|
1.900
|
1.900
|
Xã Bình Mỹ
|
2.250
|
2.500
|
2.500
|
Xã Bình Thủy
|
-
|
-
|
-
|
Xã Đào Hữu Cảnh
|
1.800
|
3.375
|
4.500
|
Xã Bình Phú
|
820
|
3.075
|
4.100
|
Xã Bình Chánh
|
2.560
|
2.800
|
2.800
|
Bảng A3: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa nếp huyện Phú Tân
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
23.921
|
23.921
|
23.921
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
18.425
|
22.290
|
20.740
|
Thị trấn Phú Mỹ
|
390
|
390
|
-
|
Thị trấn Chợ Vàm
|
1.160
|
1.160
|
-
|
Xã Long Hòa
|
-
|
575
|
575
|
Xã Phú Long
|
-
|
1.535
|
1.535
|
Xã Phú Lâm
|
1.120
|
1.120
|
1.120
|
Xã Phú Hiệp
|
-
|
1.355
|
1.355
|
Xã Phú Thạnh
|
2.100
|
2.080
|
2.080
|
Xã Hoà Lạc
|
2.065
|
2.070
|
2.070
|
Xã Phú Thành
|
1.540
|
1.750
|
1.750
|
Xã Phú An
|
1.280
|
1.535
|
1.535
|
Xã Phú Xuân
|
1.445
|
1.440
|
1.440
|
Xã Hiệp Xương
|
1.730
|
1.730
|
1.730
|
Xã Phú Bình
|
1.610
|
1.610
|
1.610
|
Xã Phú Thọ
|
1.275
|
1.275
|
1.275
|
Xã Phú Hưng
|
1.120
|
1.120
|
1.120
|
Xã Bình Thạnh Đông
|
820
|
820
|
820
|
Xã Tân Hòa
|
770
|
725
|
725
|
Xã Tân Trung
|
-
|
-
|
-
|
Bảng A4: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa huyện Chợ Mới
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
18.461
|
18.461
|
18.461
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
11.330
|
13.955
|
16.200
|
Thị trấn Chợ Mới
|
-
|
-
|
-
|
Thị trấn Mỹ Luông
|
380
|
380
|
-
|
Xã Kiến An
|
850
|
850
|
850
|
Xã Mỹ Hội Đông
|
1.500
|
1.500
|
1.500
|
Xã Long Điền A
|
900
|
900
|
900
|
Xã Tấn Mỹ
|
800
|
800
|
800
|
Xã Long Điền B
|
950
|
950
|
950
|
Xã Kiến Thành
|
1.350
|
1.350
|
1.350
|
Xã Mỹ Hiệp
|
800
|
800
|
800
|
Xã Mỹ An
|
-
|
-
|
-
|
Xã Nhơn Mỹ
|
1.800
|
1.800
|
1.800
|
Xã Long Giang
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
Xã Long Kiến
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
Xã Bình Phước Xuân
|
-
|
-
|
-
|
Xã An Thạnh Trung
|
-
|
1.100
|
2.200
|
Xã Hội An
|
-
|
490
|
980
|
Xã Hòa Bình
|
-
|
490
|
980
|
Xã Hòa An
|
-
|
545
|
1.090
|
Bảng A5: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa huyện Châu Thành
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
28.349
|
28.349
|
28.349
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
20.085
|
21.600
|
28.200
|
Thị trấn An Châu
|
320
|
450
|
-
|
Xã An Hòa
|
770
|
975
|
1.300
|
Xã Cần Đăng
|
1.560
|
2.400
|
3.200
|
Xã Vĩnh Hanh
|
2.260
|
2.325
|
3.100
|
Xã Bình Thạnh
|
-
|
-
|
-
|
Xã Vĩnh Bình
|
2.700
|
2.700
|
3.600
|
Xã Bình Hòa
|
1.125
|
1.125
|
1.500
|
Xã Vĩnh An
|
2.025
|
2.025
|
2.700
|
Xã Hòa Bình Thạnh
|
2.175
|
2.175
|
2.900
|
Xã Vĩnh Lợi
|
1.725
|
1.725
|
2.300
|
Xã Vĩnh Nhuận
|
2.475
|
2.475
|
3.300
|
Xã Tân Phú
|
1.650
|
1.650
|
2.200
|
Xã Vĩnh Thành
|
1.300
|
1.575
|
2.100
|
Bảng A6: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa Tri Tôn
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
43.712
|
43.712
|
43.712
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
10.425
|
20.750
|
30.570
|
Thị trấn Tri Tôn
|
355
|
355
|
-
|
Thị trấn Ba Chúc
|
390
|
390
|
-
|
Xã Lạc Quới
|
-
|
1.090
|
1.635
|
Xã Lê Trì
|
550
|
685
|
1.028
|
Xã Vĩnh Gia
|
960
|
1.600
|
2.400
|
Xã Vĩnh Phước
|
790
|
2.275
|
3.413
|
Xã Châu Lăng
|
500
|
860
|
1.290
|
Xã Lương Phi
|
660
|
1.070
|
1.605
|
Xã Lương An Trà
|
2.600
|
3.500
|
5.250
|
Xã Tà Đảnh
|
-
|
1.725
|
3.450
|
Xã Núi Tô
|
-
|
650
|
1.300
|
Xã An Tức
|
555
|
925
|
1.388
|
Xã Cô Tô
|
825
|
1.375
|
2.063
|
Xã Tân Tuyến
|
1.240
|
3.000
|
4.500
|
Xã Ô Lâm
|
1.000
|
1.250
|
1.250
|
Bảng A7: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa Tịnh Biên
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
21.366
|
21.366
|
21.366
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
4.780
|
10.960
|
15.660
|
Thị trấn Nhà Bàng
|
-
|
-
|
-
|
Thị trấn Chi Lăng
|
-
|
-
|
-
|
Thị trấn Tịnh Biên
|
500
|
500
|
-
|
Xã Núi Voi
|
-
|
900
|
1.200
|
Xã Nhơn Hưng
|
-
|
900
|
1.200
|
Xã An Phú
|
-
|
410
|
410
|
Xã Thới Sơn
|
-
|
1.125
|
1.500
|
Xã Văn Giáo
|
680
|
860
|
1.150
|
Xã An Cư
|
500
|
500
|
500
|
Xã An Nông
|
1.050
|
1.575
|
2.100
|
Xã Vĩnh Trung
|
600
|
1.165
|
1.550
|
Xã Tân Lợi
|
-
|
825
|
1.650
|
Xã An Hảo
|
-
|
825
|
1.650
|
Xã Tân Lập
|
1.450
|
1.375
|
2.750
|
Bảng A8: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa An Phú
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
16.329
|
16.329
|
16.329
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
2.080
|
8.525
|
10.400
|
Thị trấn An Phú
|
470
|
500
|
-
|
Thị trấn Long Bình
|
-
|
-
|
-
|
Xã Khánh An
|
-
|
-
|
-
|
Xã Khánh Bình
|
300
|
300
|
-
|
Xã Quốc Thái
|
-
|
500
|
500
|
Xã Nhơn Hội
|
-
|
500
|
500
|
Xã Phú Hữu
|
-
|
1.350
|
2.000
|
Xã Phú Hội
|
-
|
950
|
1.400
|
Xã Phước Hưng
|
-
|
450
|
700
|
Xã Vĩnh Lộc
|
-
|
1.740
|
2.500
|
Xã Vĩnh Hậu
|
-
|
800
|
1.200
|
Xã Vĩnh Trường
|
410
|
475
|
440
|
Xã Vĩnh Hội Đông
|
-
|
510
|
490
|
Xã Đa Phước
|
900
|
450
|
670
|
Bảng A9: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa Tân Châu
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
10.998
|
10.998
|
10.998
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
8.470
|
9.400
|
8.500
|
Phường Long Thạnh
|
-
|
-
|
-
|
Phường Long Hưng
|
-
|
-
|
-
|
Phường Long Châu
|
-
|
-
|
-
|
Phường Long Phú
|
-
|
-
|
-
|
Phường Long Sơn
|
-
|
-
|
-
|
Xã Phú Lộc
|
600
|
1.250
|
1.250
|
Xã Vĩnh Xương
|
550
|
700
|
700
|
Xã Vĩnh Hòa
|
770
|
900
|
900
|
Xã Tân Thạnh
|
800
|
900
|
900
|
Xã Tân An
|
800
|
900
|
900
|
Xã Long An
|
750
|
850
|
850
|
Xã Châu Phong
|
1.500
|
1.500
|
1.000
|
Xã Phú Vĩnh
|
1.300
|
1.000
|
1.000
|
Xã Lê Chánh
|
1.400
|
1.400
|
1.000
|
Bảng A10: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa Châu Đốc
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
6.600
|
6.600
|
6.600
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
4.820
|
4.530
|
3.500
|
Phường Châu Phú B
|
635
|
-
|
-
|
Phường Châu Phú A
|
-
|
-
|
-
|
Phường Vĩnh Mỹ
|
-
|
-
|
-
|
Phường Núi Sam
|
920
|
-
|
-
|
Phường Vĩnh Nguơn
|
635
|
635
|
500
|
Xã Vĩnh Tế
|
1.120
|
1.995
|
1.500
|
Xã Vĩnh Châu
|
1.510
|
1.900
|
1.500
|
Bảng A11: Quy hoạch
vùng chuyên canh lúa Long Xuyên
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng diện tích canh tác lúa (ha)*
|
4.307
|
4.307
|
4.307
|
Trong đó: DT vùng chuyên canh lúa
|
3.945
|
3.000
|
1.000
|
Phường Mỹ Bình
|
-
|
-
|
-
|
Phường Mỹ Long
|
-
|
-
|
-
|
Phường Đông Xuyên
|
-
|
-
|
-
|
Phường Mỹ Xuyên
|
-
|
-
|
-
|
Phường Bình Đức
|
-
|
-
|
-
|
Phường Bình Khánh
|
-
|
-
|
-
|
Phường Mỹ Phước
|
-
|
-
|
-
|
Phường Mỹ Quý
|
-
|
-
|
-
|
Phường Mỹ Thới
|
1.435
|
1.000
|
-
|
Phường Mỹ Thạnh
|
650
|
500
|
-
|
Phường Mỹ Hòa
|
860
|
500
|
-
|
Xã Mỹ Khánh
|
500
|
500
|
500
|
Xã Mỹ Hòa Hưng
|
500
|
500
|
500
|
(*) Tổng diện tích canh tác lúa đến năm 2020 được xác
định theo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020.
B. VÙNG CHUYÊN CANH NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN
Bảng B1: Vùng
chuyên canh nuôi trồng thủy sản đến năm 2020
|
Vùng chuyên canh
|
Quy mô diện tích đến
năm 2020 (ha)
|
Phân kỳ đầu tư:
2014-2020
|
Giai đoạn 1
2014-2015
|
Giai đoạn 2
2016-2017
|
Giai đoạn 3
2018-2020
|
|
Toàn tỉnh
|
2.845 ha
(100%)
|
805 ha
(28%)
|
980 ha
(34%)
|
1.060 ha
(37%)
|
1
|
Long Xuyên
|
495
|
340
|
155
|
-
|
1.1
|
Phường Mỹ Thới
|
220
|
220
|
-
|
-
|
1.2
|
Phường Mỹ Thạnh
|
120
|
120
|
-
|
-
|
1.3
|
Xã Mỹ Hòa Hưng
|
155
|
-
|
155
|
-
|
2
|
Châu Thành
|
430
|
120
|
210
|
100
|
2.1
|
Xã Bình Thạnh
|
250
|
60
|
90
|
100
|
2.2
|
Xã Vĩnh Hanh
|
60
|
60
|
-
|
-
|
2.3
|
Xã Vĩnh Bình
|
70
|
-
|
70
|
-
|
2.4
|
Xã Cần Đăng
|
50
|
-
|
50
|
-
|
3
|
Châu Phú
|
715
|
200
|
315
|
200
|
3.1
|
Xã Mỹ Đức
|
80
|
-
|
-
|
80
|
3.2
|
Xã Vĩnh Thạnh Trung
|
100
|
-
|
100
|
|
3.3
|
Xã Mỹ Phú
|
120
|
-
|
-
|
120
|
3.4
|
Xã Bình Thủy
|
165
|
-
|
165
|
-
|
3.5
|
Xã Bình Mỹ
|
50
|
-
|
50
|
-
|
3.6
|
Xã Khánh Hòa
|
200
|
200
|
-
|
-
|
4
|
Chợ Mới
|
370
|
110
|
75
|
185
|
4.1
|
Xã Kiến An
|
35
|
-
|
35
|
-
|
4.2
|
Xã Mỹ Hiệp
|
35
|
-
|
-
|
35
|
4.3
|
Xã Hòa Bình
|
40
|
-
|
40
|
-
|
4.4
|
Xã Bình Phước Xuân
|
45
|
-
|
|
45
|
4.5
|
Xã Long Giang
|
45
|
45
|
-
|
-
|
4.6
|
Xã Nhơn Mỹ
|
65
|
65
|
-
|
-
|
4.7
|
Xã Tấn Mỹ
|
105
|
-
|
-
|
105
|
5
|
Phú Tân
|
335
|
35
|
75
|
225
|
5.1
|
Xã Bình Thạnh Đông
|
35
|
35
|
-
|
-
|
5.2
|
Xã Phú Bình
|
75
|
-
|
75
|
-
|
5.3
|
Xã Hòa Lạc
|
225
|
-
|
-
|
225
|
6
|
Thoại Sơn
|
500
|
-
|
150
|
350
|
6.1
|
Xã Phú Thuận
|
500
|
-
|
150
|
350
|
Bảng B2: Mở rộng
vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030
|
Vùng chuyên canh
|
Quy mô diện tích đến
năm 2030 (ha)
|
Phân kỳ đầu tư:
2021-2030
|
Giai đoạn 1
2021-2025
|
Giai đoạn 2
2026-2030
|
|
Toàn tỉnh
|
1.425 ha
(100%)
|
655 ha
(46%)
|
770 ha
(54%)
|
7
|
Châu Đốc
|
160
|
75
|
85
|
7.1
|
Xã Vĩnh Châu
|
75
|
75
|
-
|
7.2
|
Xã Vĩnh Tế
|
85
|
-
|
85
|
8
|
An Phú
|
465
|
170
|
295
|
8.1
|
Xã Đa Phước
|
170
|
170
|
-
|
8.2
|
Xã Phú Hội
|
295
|
-
|
295
|
9
|
Tân Châu
|
110
|
65
|
45
|
9.1
|
Xã Vĩnh Hòa
|
65
|
65
|
-
|
9.2
|
Xã Tân Thạnh
|
45
|
-
|
45
|
2
|
Châu Thành
|
150
|
100
|
50
|
2.5
|
Xã Vĩnh Nhuận
|
50
|
50
|
-
|
2.6
|
Xã Vĩnh Lợi
|
50
|
50
|
-
|
2.7
|
Xã Vĩnh Thành
|
50
|
-
|
50
|
3
|
Châu Phú
|
200
|
100
|
100
|
3.1
|
Xã Bình Chánh
|
50
|
50
|
-
|
3.2
|
Xã Bình Phú
|
50
|
-
|
50
|
3.3
|
Xã Bình Long
|
50
|
50
|
-
|
3.4
|
Xã Thạnh Mỹ Tây
|
50
|
-
|
50
|
5
|
Phú Tân
|
90
|
45
|
45
|
5.4
|
Xã Tân Trung
|
90
|
45
|
45
|
6
|
Thoại Sơn
|
250
|
100
|
150
|
6.2
|
Xã Bình Thành
|
100
|
100
|
-
|
6.3
|
Xã Vọng Đông
|
150
|
-
|
150
|
C. VÙNG CHUYÊN CANH RAU MÀU HÀNG
HÓA
Bảng C: Diện tích
vùng chuyên canh rau màu hàng hóa
|
2015
|
2020
|
2030
|
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ trọng
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ trọng
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ trọng
|
Toàn tỉnh
|
12.220
|
100%
|
26.850
|
100%
|
41.745
|
100%
|
Chợ Mới
|
8.000
|
65%
|
14.100
|
53%
|
20.850
|
50%
|
Châu Phú
|
1.060
|
9%
|
3.630
|
14%
|
6.085
|
15%
|
An Phú
|
1.440
|
12%
|
4.500
|
17%
|
6.200
|
15%
|
Long Xuyên
|
200
|
2%
|
300
|
1%
|
500
|
1%
|
Tân Châu
|
600
|
5%
|
1.750
|
7%
|
2.050
|
5%
|
Châu Đốc
|
200
|
2%
|
250
|
1%
|
450
|
1%
|
Phú Tân
|
320
|
3%
|
710
|
3%
|
900
|
2%
|
Châu Thành
|
250
|
2%
|
1.010
|
4%
|
1.510
|
4%
|
Thoại Sơn
|
150
|
1%
|
600
|
2%
|
1.000
|
2%
|
Tri Tôn
|
-
|
0%
|
-
|
0%
|
1.100
|
3%
|
Tịnh Biên
|
-
|
0%
|
-
|
0%
|
1.100
|
3%
|
D. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ
ÁN DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ I. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN VỀ CÔNG NGHỆ CAO
- Chương trình phát triển “Cánh đồng lớn” trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo theo hướng ứng dụng CNC tại các huyện, thị,
thành phố;
- Chương trình phát triển “Cánh đồng lớn” trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ bắp lai theo hướng ứng dụng CNC tại các vùng chuyên
canh theo quy hoạch;
- Chương trình phát triển “Cánh đồng lớn” trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ rau màu theo hướng ứng dụng CNC tại các vùng chuyên
canh theo quy hoạch;
- Dự án nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa chất
lượng cao;
- Dự án xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng
cao trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Dự án Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang1;
- Dự án Vườn ươm cây rau giống theo hướng CNC tại
An Phú và Chợ Mới;
- Dự án Nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất
(chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh từ Công ty Green Advance -
Israel) của Trung tâm Giống thủy sản An Giang;
- Xây dựng Trung tâm giống sản xuất rau màu công
nghệ cao2;
- Trung tâm nghiên cứu phát triển dược liệu;
- Hoàn thiện Trại thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ (giai đoạn 2) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
tỉnh An Giang; hoàn thiện Trại huấn luyện và sản xuất giống thủy sản của Trung
tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang; hoàn thiện các phòng nghiên cứu thí nghiệm
liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng CNC của Trường
Đại học An Giang.
III. DỰ ÁN HẠ TẦNG THỦY LỢI:
1. Các công trình thủy lợi do TW đầu tư trên địa
bàn tỉnh An Giang3:
a) Giai đoạn đến 2015:
Tên công trình thủy
lợi phục vụ NTTS
|
Nhiệm vụ công
trình
|
Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS Tây đường tránh
Tp. Long Xuyên*
|
Cấp nước tưới,
tiêu
|
Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS Tứ giác Long Xuyên
|
Cấp nước tưới,
tiêu
|
Rạch Vĩnh Trường-An Giang
|
Cấp nước tưới,
tiêu
|
Kênh Mới
|
Cấp nước tưới,
tiêu
|
Kênh Cà Mau (huyện Chợ Mới)
|
Cấp nước tưới,
tiêu
|
b) Giai đoạn 2016 - 2020, sau năm 2020:
Tên công trình
|
Nhiệm vụ công
trình
|
Cụm công trình trong vùng TGLX
|
|
Nâng cấp sửa chữa hồ Xoài So*
|
Cấp nước
|
Nâng cấp sửa chữa hồ Ô Tức Xa*
|
Cấp nước
|
Trạm bơm điện vùng Bảy Núi *
|
Cấp nước vùng cao
|
Hồ chứa nước vùng Bảy Núi*
|
Cấp nước
|
Đê bao Thành phố Long Xuyên
|
KSL
|
Đê bao Thị xã Châu Đốc
|
KSL
|
Cống đầu kênh T5 + tràn
|
KSL
|
Cống đầu kênh T4
|
KSL
|
Cống đầu kênh T3 + tràn
|
KSL
|
Hệ thống trạm bơm điện vùng đồng bằng
|
Tưới, tiêu
|
Nạo vét, mở rộng kênh Tám Ngàn
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Nạo vét, mở rộng kênh H7
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Nạo vét, mở rộng kênh H9
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Nạo vét lòng kênh Đòn Dông
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Nạo vét kênh Ba Thê Mới (An Giang)
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Nạo vét kênh Mạc Cần Dưng
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Nạo vét kênh Đào (An Giang)
|
Thoát lũ, cấp nước
|
Cụm kênh thoát lũ ra biển Tây
|
|
Kênh Tròn
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh Rạch Giá - Long Xuyên
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh Kiên Hảo - Chắc Năng Gù
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh Mỹ Thái - Mười Châu Phú
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh Tri Tôn (kênh Xáng Vàm Tre)
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh cầu Số 2
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh Cần Thảo
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh Số 1
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
Kênh T4
|
Thoát lũ, tưới,
tiêu
|
2. Các dự án ưu tiên theo chương trình hỗ trợ ứng
phó với biến đổi khí hậu
(chương trình SP - SCC) (theo công văn số 1443/TTg-QHQT
ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ):
Tên dự án
|
Mục tiêu đầu tư
|
1. Kè chống sạt lở bờ sông Hậu, bảo vệ TP. Long
Xuyên*
|
Chống sạt lở bờ sông Hậu, đảm bảo ổn định sản xuất,
bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân và các công trình, đảm bảo ổn định
lâu dài bờ sông, hạn chế xảy ra rủi ro khi lũ lớn, an toàn chống lũ với mức
thiết kế, kết hợp cải tạo môi trường, sinh thái, cảnh quan khu vực, phát triển
kinh tế xã hội, an ninh chính trị.
|
2. Xây dựng mô hình hồ chứa nước vùng khô hạn
cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vùng núi thuộc huyện Tri Tôn*
|
Cung cấp nguồn nước thô sinh hoạt cho nhân dân xã
Núi Tô, huyện Tri Tôn phục vụ phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng phòng hộ trong
khu vực và điều tiết, lũ lụt cho vùng hạ lưu.
|
(*) Các dự án này cũng nằm trong Danh mục dự án
nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đến năm 2015, sau năm 2015 thuộc chương
trình phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn tỉnh An Giang (Đính kèm Báo
cáo số: 103/BC-BCĐ ngày 03/6/2013 của Ban Chỉ đạo CT ĐTPT KCHT KT-XH).
IV. MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
1. Giai đoạn đến năm 2015:
STT
|
Tên dự án
|
Địa điểm
|
1
|
Hệ thống hồ chứa (05 hồ)
|
Xoài So, Ô Tức Xa, Thanh Long, Ô Tà Sóc, Ô Thum
|
2
|
Thủy lợi phục vụ NN, phát triển NT vùng Bắc Vàm
Nao (WB6): Hợp phần 2
|
Phú Tân, Tân Châu
|
2.1
|
- Hợp phần 2: Hệ thống thủy lợi phục vụ NN
|
|
2.2
|
- Hợp phần 3: Cấp nước và vệ sinh NT
|
|
5
|
Hoàn thiện kênh Bảy Xã GĐ 2
|
An Phú - Tân Châu
|
4
|
Dự án thủy lợi phục vụ NTTS giữa sông Tiền - sông
Hậu
|
|
6
|
Dự án Kiểm soát lũ vùng đê bao Nam Vàm Nao
|
Chợ Mới
|
7
|
HT thủy lợi vùng cao thích ứng với BĐKH huyện Tri
Tôn và huyện Tịnh Biên
|
Tịnh Biên, Tri Tôn
|
2. Giai đoạn 2016-2020 và sau 2020:
STT
|
Tên dự án
|
Địa điểm
|
1
|
Nạo vét chỉnh trị dòng chảy sông Tiền, sông Hậu kết
hợp với tái định cư các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lỡ trên địa bàn huyện
An Phú
|
An Phú
|
2
|
Hệ thống trạm bơm điện
|
Các địa phương
|
3
|
Hệ thống hồ chứa (13 hồ)
|
Các địa phương
|
4
|
Các công trình đê bao KSL, hạ tầng phục vụ NTTS:
|
|
4.1
|
- Dự án KSL Đông sông Hậu - An Phú
|
An Phú
|
4.2
|
- Hạ tầng vùng NTTS k.vực Tây đường tránh TP LX
|
Long Xuyên
|
4.3
|
- Đầu tư hạ tầng vùng SX giống cá Tra tỉnh An
Giang
|
Châu Phú
|
4.4
|
- Khu huấn luyện KTSX giống và nuôi cá nước ngọt
cho nông dân
|
Phú Tân
|
5
|
Khu bảo tồn các loài thủy sản Búng Bình Thiên
|
An Phú
|
6
|
Các dự án về lâm nghiệp
|
|
6.1
|
- Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ - đặc
dụng
|
AG
|
6.2
|
- Dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán
|
AG
|
7
|
Bảo tồn phục hồi rừng, đất ngập nước và đa dạng
sinh học toàn tỉnh AG
|
Toàn tỉnh
|
Ghi chú: Về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng
mức và nguồn vốn đầu tư của các các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn
và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc
vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.