Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1349/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Văn Nưng
Ngày ban hành: 25/08/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1349/QĐ-UBND

An Giang, ngày 25 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU, MÀU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh An Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 416/TTr-SKHĐT ngày 12/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch:

1. Quan điểm phát triển quy hoạch:

- Gắn chỉ đạo đẩy mạnh phát triển rau, màu ứng dụng công nghệ cao với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh.

- Phát triển vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau, màu an toàn gắn với chế biến và tiêu thụ, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành và địa phương.

- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, màu an toàn phù hợp với khả năng đầu tư, điều kiện kinh tế - xã hội và năng lực của nông dân; đẩy mạnh việc áp dụng và lựa chọn công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau màu gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đầu tư công nghệ vào các vùng phát triển quy hoạch với quy mô và theo cơ cấu chủng loại rau, màu phù hợp; áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp theo hướng an toàn như VietGAP, GlobalGAP, … tăng cường và đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản giúp nâng cao giá trị sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu.

2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Mục tiêu chung:

- “Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” vừa là mục tiêu vừa là định hướng sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững ngành rau, màu của tỉnh; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

- Phát triển và ứng dụng rộng rãi có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn đáp ứng nhu cầu gắn kết tiêu thụ ổn định và bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

* Đến 2020

- Phát triển và nhân rộng có hiệu quả diện tích ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất rau, màu với quy mô 5.000 – 7.000 ha; trong đó diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao quy hoạch cây rau đạt khoảng 2.000 – 2.500 ha và cây màu đạt 4.000 – 5.000 ha.

- Thu nhập của nông dân trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tăng tối thiếu là 30% so với sản xuất thông thường tại thời điểm năm 2014.

- Xây dựng được 03 - 06 mô hình điểm, tổ hợp tác, tổ sản xuất rau, màu có đầu tư cơ sở vật chất và được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, màu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng và áp dụng thành công 05 quy trình sản xuất công nghệ cao với hiệu quả và triển vọng cho sản xuất rau, màu chuyên canh; trong đó có 03 quy trình cây rau và 02 quy trình cây màu.

* Định hướng đến năm 2030

- Duy trì và đầu tư cơ sở vật chất vùng quy hoạch chuyên canh sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; cụ thể cây rau là 2.000 – 2.500 ha và cây màu là 4.000 – 5.000 ha.

- Thu nhập của nông dân trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tăng tối thiếu là 50% so với sản xuất thông thường tại thời điểm năm 2014.

- Xây dựng 03 chợ đầu mối gắn với vùng quy hoạch chuyên canh để tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm rau, màu đạt tiêu chuẩn chất lượng tại thành phố Châu Đốc, thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất công nghiệp và xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà vòm, hệ thống tưới tiêu tự động, chuyển giao công nghệ,… nhằm tạo sản phẩm rau, màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mang tính công nghiệp hoá.

- Hình thành vùng sản xuất chuyên canh sản xuất giống rau, màu của tỉnh; trong đó sản xuất được 06 loại giống rau (03 giống rau ăn lá, 02 giống rau ăn quả, 01 giống rau ăn củ) và 03 loại giống cây màu có giá trị kinh tế và bền vững để nâng cao tính chủ động trong sản xuất, hạn chế tối đa sự lệ thuộc vào giống ngoại nhập.

II. Nội dung quy hoạch:

1. Diện tích quy hoạch:

- Cây rau: Tổng diện tích quy hoạch phát triển vùng rau, dưa các loại ứng dụng công nghệ cao là 2.620,5 ha tại 06 địa phương bao gồm các huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú, thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu. Trong đó: Giai đoạn 1 (2015 – 2020): 2.590,5 ha; Giai đoạn 2 (2021 – 2030): 2.620,5 ha.

- Cây màu: Tổng diện tích quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây màu ứng dụng công nghệ cao là 4.844,75 ha tại 04 địa phương bao gồm các huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú và thị xã Tân Châu. Trong đó: Giai đoạn 1 (2015 – 2020): đạt 4.844,75 ha; Giai đoạn 2 (2021 – 2030) vẫn duy trì diện tích quy hoạch giai đoạn 1 là 4.844,75 ha để đầu tư có chiều sâu tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Bảng 1. Diện tích quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030.

Đơn vị tính: ha

Huyện, thị, thành

Cây rau

Cây màu

2015-2020

2021-2030

2015-2020

2021-2030

1. Chợ Mới

757

757

1.674

1.674

2. An Phú

370

370

1.500

1.500

3. Châu Phú

1.073

1.073

1.170,75

1.170,75

4. Long Xuyên

50

80

-

-

5. Châu Đốc

40,5

40,5

-

-

6. Tân Châu

300

300

500

500

Tổng

2.590,5

2.620,5

4.844,75

4,844.75

2. Chủng loại rau, màu quy hoạch:

a) Nhóm cây rau: Bao gồm rau dưa các loại và rau gia vị. Tổng diện tích quy hoạch là 2.590,5 ha đến năm 2020 và định hướng đến 2030 là 2.620,5 ha, trong đó:

- Rau dưa các loại: Bao gồm các loại rau sản xuất truyền thống của địa phương như: cải xanh, cải ngọt, dưa, bầu bí,… Diện tích quy hoạch phát triển sản xuất các chủng loại rau này ở giai đoạn 1 (2015 – 20120) là 1.959,5 ha và giai đoạn 2 (2021 - 2030) 1.989,5 ha.

- Rau gia vị: Bao gồm các chủng loại hành, hẹ, tỏi, ớt, ngò rí…Diện tích quy hoạch ứng dụng công nghệ cao ở giai đoạn 1 (2015 – 2020) là 631 ha; giai đoạn 2 duy trì diện tích 631 ha và nâng chất diện tích quy hoạch.

b) Nhóm cây màu: Bao gồm các loại khoai cao, Khoai lang, Đậu bắp Nhật, Mè, Đậu nành rau, Đậu phộng chuyên canh, Bắp chuyên canh, Bắp non, … đây là những chủng loại cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Tổng diện tích quy hoạch phát triển sản xuất cây màu ứng dụng công nghệ cao ở giai đoạn 1 từ 2015 đến năm 2020 là: 4.844,75 ha; và định hướng đến giai đoạn 2 năm 2030 không mở rộng thêm diện tích quy hoạch mà đầu tư lựa chọn công nghệ nâng cao giá trị lợi nhuận trên đơn vị diện tích sản xuất đối với từng loại cây màu cụ thể trên vùng được quy hoạch ở giai đoạn 1 là 4.844,75 ha.

Bảng 2. Diện tích quy hoạch và chủng loại rau, màu an toàn ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đơn vị tính: ha

Nhóm Cây

Giai đoạn

2015-2020

2021-2030

1. Cây rau

2.590,5

2.620,5

- Rau dưa các loại

1.959,5

1.989,5

- Rau gia vị (hành, hẹ)

631

631

2. Cây màu

4.844,75

4.844,75

- Khoai cao

1.152

1.152

- Khoai lang

30

30

- Đậu bắp Nhật

375,75

375,75

- Mè

350

350

- Đậu nành rau

445

445

- Đậu phộng chuyên canh

500

500

- Bắp chuyên canh

1.400

1.400

- Bắp non

592

592

Tổng

7.435,25

7.465,25

Quy hoạch tổng thể vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn được thực hiện tại 6 vùng chuyên canh (thuộc 31 xã) sản xuất rau màu của tỉnh là Chợ Mới (13 xã), An Phú (07 xã), Châu Phú (05 xã), Long Xuyên (02 phường, xã), Châu Đốc (02 phường) và Tân Châu (02 xã).

Tổng diện tích quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 là 7,435.25 ha và định hướng đến năm 2030 là 7,465.25 ha

Bảng 3. Quy hoạch tổng thể diện tích vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến 2030.

Đơn vị tính: ha

Huyện

Nhóm cây rau

Nhóm cây màu

Giai đoạn

2015-2020

2021-2030

1. Chợ Mới

2.431

2.431

1

Kiến An

Rau gia vị

(hành, hẹ)

 

422

422

2

Hội An

 

Khoai cao

552

552

3

Mỹ An

 

Bắp non

448

448

4

TT Mỹ Luông

 

Bắp non

144

144

5

TT. Chợ Mới

Rau dưa

 

29

29

6

Long Giang

Rau dưa

 

90

90

7

Long Điền A

Rau dưa

 

68

68

8

Long Kiến

 

Khoai lang

30

30

9

Bình Phước Xuân

 

Khoai cao

500

500

10

`Bình

Rau dưa

 

40

40

11

Hòa An

Rau dưa

 

20

20

12

Kiến Thành

Rau dưa

 

58

58

13

Mỹ Hội Đông

Rau dưa

 

30

30

2. An Phú

 

 

 

1.870

1.870

1

Phú Hữu

Rau dưa

 

100

100

 

Bắp chuyên canh

500

500

 

Đậu phộng chuyên canh

500

500

2

Khánh An

Rau dưa

 

100

100

 

Bắp chuyên canh

300

300

3

Vĩnh Trường

Rau dưa

 

100

100

4

Phước Hưng

Rau dưa

 

50

50

5

Khánh Bình

 

Bắp chuyên canh

100

100

6

TT. An Phú

Rau dưa

 

20

20

7

Đa Phước

 

Khoai cao

100

100

3. Châu Phú

 

 

2.243,75

2.243,75

 

 

 

Đậu bắp Nhật

50

50

 

 

Rau gia vị

(Hành)

 

40

40

Rau gia vị

(Hẹ)

 

50

50

 

350

350

Rau dưa

 

50

50

2

Khánh Hòa

 

Đậu nành rau

15

15

 

Đậu bắp Nhật

25,75

25,75

Rau gia vị

(Hẹ)

 

33

33

Rau gia vị

(Hành)

 

36

36

Rau dưa

 

319

319

3

Mỹ Đức

 

Đậu bắp Nhật

15

15

Rau gia vị

(Hành)

 

30

30

Rau gia vị

(Hẹ)

 

20

20

Rau dưa

 

315

315

4

Mỹ Phú

 

Đậu bắp Nhật

265

265

 

Đậu nành rau

230

230

Rau dưa

 

140

140

5

TT Cái Dầu

 

Đậu nành rau

200

200

 

Đậu bắp Nhật

20

20

Rau dưa

 

40

40

4. Long Xuyên

 

 

50

80

1

Mỹ Hòa Hưng

Rau dưa

 

40

60

2

Mỹ Thạnh

Rau dưa

 

10

20

5. Châu Đốc

 

 

40,5

40,5

1

Vĩnh Mỹ

Rau dưa

 

35,5

35,5

2

Châu Phú B

Rau dưa

 

5

5

6. Tân Châu

 

 

800

800

1

Châu Phong

 

Bắp chuyên canh

500

500

2

Long An

Rau dưa

 

300

300

TỔNG

7.435,25

7.465,25

 

 

 

 

 

 

 

III. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

1. Giải pháp ứng dụng và chuyển giao công nghệ:

a) Giống:

- Phục tráng các giống địa phương, cung ứng đủ giống rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho nhu cầu phát triển diện tích rau của tỉnh.

- Chọn tạo giống rau mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh.

- Đối với giống rau mới: (1) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cung ứng các chủng loại giống F1 (2) Có chính sách hỗ trợ ban đầu giá giống bằng vốn khuyến nông để vận động nông dân tham gia chương trình chuyển đổi giống phù hợp.

b) Ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất và chế biến:

- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật gắn với ứng dụng các thiết bị, máy móc từ khâu làm đất, khâu chuẩn bị giống, chăm sóc, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ.

- Áp dụng rộng rãi các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc “04 đúng”; trong sản xuất áp dụng các kỹ thuật, nhà lưới, nhà vòm, màng phủ nông nghiệp, canh tác thủy canh, bán thủy canh, hệ thống tưới phun tự động phun mù, phun sương, tưới tiết kiệm, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học, trồng rau trên giá thể, ….

- Xây dựng và nâng cao năng lực các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống rau màu tại địa phương, đẩy mạnh công tác nhập khẩu và khảo nghiệm các giống rau màu, tuyển chọn và nhân giống các loại rau, màu có năng suất cao, chất lượng, kháng sâu bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu; thực hiện mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP, quản lý chuỗi cung ứng rau từ trồng đến người ăn, truy nguyên nguồn gốc để được người tiêu dùng chấp nhận hướng đến xuất khẩu.

2. Giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra chất lượng rau an toàn.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn và quản lý sản xuất, sơ chế biến tiêu thụ rau an toàn; chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh và sản xuất rau, màu nhằm từng bước đưa hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau an toàn vào nề nếp.

- Xây dựng hệ thống công cụ kiểm tra chứng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình rau an toàn; đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện tư cách pháp nhân cho Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ công tác quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ giám sát, kiểm soát chất lượng rau an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; xây dựng cơ chế hỗ trợ để đảm bảo các hoạt động giám sát và kiểm soát đạt hiệu quả.

- Tổ chức thanh kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến và kinh doanh rau an toàn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3. Tổ chức thực hiện quy trình khép kín về quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật trên rau.

- Hoàn thiện quy trình, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng chuyên canh rau, màu đã được quy hoạch. Tăng cường quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại chỗ và kiểm soát đầu vào tại địa phương theo yêu cầu kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rau, màu tại các chợ đầu mối.

- Đầu tư trang thiết bị bổ sung, đào tạo cán bộ để nâng cao năng lực phòng phân tích dư lượng. Tổ chức hệ thống kiểm tra và chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn (IPM, GAP) tại nơi sản xuất.

- Phối hợp với các Sở ngành thực hiện kiểm tra dư lượng độc chất trong rau tại các chợ đầu mối dưới sự chỉ đạo thống nhất của ban chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm theo nội dung Luật An toàn Thực phẩm.

- Đánh giá các loại chất thải trong quá trình sản xuất rau màu. Đề xuất các giải pháp thu gom, xử lý các chất thải trong quá trình sản xuất rau màu.

4. Giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.

- Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu “rau an toàn”, sản phẩm rau, màu ứng dụng công nghệ cao.

- Các cơ quan chức năng phối hợp với các Doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất rau, màu an toàn.

- Thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong lĩnh vực thu mua và chế biến các sản phẩm rau, màu an toàn. Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa gắn với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập huấn và hỗ trợ các cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp công bố chất lượng hàng hóa rau an toàn và xây dựng thương hiệu rau an toàn. Ứng dụng công nghệ mã vạch trên bao bì sản phẩm đảm bảo trách nhiệm của người sản xuất với người tiêu dùng.

- Phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng chương trình vận động tuyên truyền tạo ý thức sử dụng rau an toàn rộng rãi trong người dân vì sức khỏe cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông, hội thảo, hội chợ.

- Liên kết, hợp tác hóa trong sản xuất tiêu thụ (đầu ra), chú trọng thị trường liên kết với các tỉnh lân cận của Campuchia.

- Tập huấn, vận động nông dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.

- Nghiên cứu mô hình các công ty cổ phần nông nghiệp, tổ chức mở rộng loại hình công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống,….gắn với giới thiệu sản phẩm rau, màu và tham gia cung ứng vật tư, thiết bị trồng rau và bao tiêu sản phẩm phục vụ cho các bếp ăn tập thể, siêu thị, hướng xuất khẩu.

- Có chính sách hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã điểm giao dịch mua bán rau an toàn; hỗ trợ các công ty cổ phần nông nghiệp xây dựng các kho sơ chế, đóng gói, bảo quản chuyên biệt phục vụ sau thu hoạch trong những vùng rau tập trung.

- Thực hiện chương trình “Liên kết vùng rau của tỉnh với các tỉnh, thành lân cận” nhằm điều chỉnh cơ cấu rau phong phú và hợp lý cho mục đích tiêu thụ sản phẩm nội địa hay xuất khẩu. Với xuất khẩu cần phải tập trung và đồng nhất chủng loại để tạo hàng hóa, còn với nội địa thì ngược lại.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và một số chính sách hiện hành có liên quan.

- Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị; chính sách ứng dụng cơ giới hóa, khuyến nông, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau, màu an toàn phù hợp với điều kiện của tỉnh.

6. Nguồn vốn thực hiện:

Thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 01/03/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015.

IV. Các chương trình, dự án, đề án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Stt

Ni dung thc hin

D toán kinh phí thc hin (triu đng)

 

I

Giai đon 2015 - 2016

2.000

 

1

D án đào to, hun luyn nâng cao cht lưng ngun nhân lc.

2.000

 

II

Giai đon 2017 - 2020

11.500

 

2

D án xây dng quy trình và chuyn giao kthut nhân ging c ging rau, màu có năng sut, cht lưng cao vào sn xut.

1.000

 

3

Ðề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

3.000

 

4

Dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến rau an toàn và giảm thất thoát sau thu hoạch.

3.000

 

5

Chương trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn.

2.000

 

6

Đề án xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ rau an toàn ứng dụng công nghệ cao của tỉnh An Giang.

2.500

 

 

Tổng cộng:

13.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Về kinh phí và nguồn kinh phí sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn thực hiện chương trình, dự án, đề án.

Điều 2. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục điều chỉnh, bổ sung theo ý kiến đóng góp của các Sở, ban ngành và UBND huyện, thị, thành về nội dung quy hoạch hoặc có góp ý của các chuyên gia từ các dự án hợp tác trong và ngoài nước, các chuyên gia tình nguyện viên quốc tế đúng chuyên ngành và có thời gian làm việc với Chương trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho hoàn thiện hơn. Khi có phát sinh, điều chỉnh có báo cáo bằng văn bản việc điều chỉnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND, TT.UBND tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN và PTNT;
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở KH&CN;
- Sở Tài chính;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Phòng KT, P.HCTC

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1349/QĐ-UBND ngày 25/08/2014 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.528

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.111.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!