ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1336/QĐ-UBND
|
Tiền Giang, ngày
28 tháng 05 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ MỸ THO ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Sở Kế
hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ
yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển
nhanh và bền vững kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí,
chức năng, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thu hút mọi nguồn lực gắn liền
với mở rộng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, ổn định khu vực ngoại
thành, kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất
lượng, hiệu quả, hàm lượng công nghệ và sức cạnh tranh của các sản phẩm - dịch vụ, các doanh nghiệp và của toàn nền
kinh tế, chuẩn bị điều kiện phát triển kinh tế tri thức sau 2020.
2. Từng bước đưa dịch vụ trở thành khu vực kinh tế
chủ đạo trên cơ sở phát triển các khu chức
năng chuyên đề dịch vụ trong các khu đô thị; đầu tư và thu hút đầu tư hạ tầng, trung tâm thương mại dịch vụ,
các cơ sở có quy mô từ trung bình đến lớn đồng bộ với việc mở rộng và nâng cấp
đô thị nhằm phát huy vai trò đô thị trung tâm tỉnh. Thu hút các nguồn lực trong
và ngoài thành phố phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo chiều
sâu, chú trọng yếu tố hiệu quả, cạnh tranh và thân thiện với môi trường; đẩy mạnh
tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng theo tiến
độ phát triển các khu đô thị, khu dân cư, kết cấu hạ tầng, các công trình công
cộng đô thị. Phát triển các hệ thống canh tác theo hướng khai thác tổng hợp
nông nghiệp - dịch vụ du lịch - đô thị xanh theo hướng hiệu quả, chất lượng và
phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp dịch vụ; gắn liền phát triển nông
nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
3. Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực
thu hút nguồn lực từ bên ngoài và từng bước chuyển hóa thành nội lực. Khai thác
lợi thế vị trí địa lý kinh tế của Thành phố với vùng trung tâm tỉnh, vùng Nam
sông Tiền và vị trí - cự ly đối với thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh ngày
càng phát triển các tuyến giao thông liên vùng. Chú trọng phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao năng lực giáo dục đào tạo và trình độ dân trí cho dân cư kết hợp
với đầu mối đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao. Phát triển trên cơ sở tập
trung nguồn lực vào các lĩnh vực và địa bàn trọng điểm (khu vực đô thị hóa),
làm đầu tàu thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đồng thời vẫn chú trọng đầu tư
các lĩnh vực và địa bàn có nhiều khó khăn.
4. Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu
công bằng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội kết
hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, sinh thái, kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Đến 2020, thành phố Mỹ Tho đã là đô thị loại I, có
vai trò vị trí trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa
học công nghệ của tỉnh và là trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm công nghiệp,
trung tâm du lịch sinh thái của khu vực Bắc sông Tiền. Tốc độ tăng trưởng và
thu nhập bình quân trên địa bàn/người nằm trong nhóm dẫn đầu so với mặt bằng
chung cả tỉnh.
Hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị,
kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp; tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nhằm hướng đến
cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong thời kỳ sau năm 2020; đồng thời,
vẫn phát triển đồng bộ công nghiệp - xây dựng theo chiều sâu và phát triển ổn định nông nghiệp đô thị. Phát triển
thêm các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa có tầm phục vụ cấp tỉnh. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) giai đoạn
2016-2020, tăng bình quân 11,0-12%/năm; trong đó, khu vực I tăng 2,1%/năm, khu
vực II tăng 9,8- 10,1%/năm, khu vực III tăng 15,8-20,6%/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất (giá hiện hành) năm 2020:
khu vực I chiếm 3,6-3,8%, khu vực II đạt 64,8-69,1%, khu vực III chiếm
27,2-31,6%.
- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn là công nghiệp - dịch
vụ và nông nghiệp.
- Thu nhập trên địa bàn bình quân đầu người (giá hiện
hành) năm 2020 đạt 208,4 - 221 triệu đồng, tương đương 8.684 - 9.211 USD.
- Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố (giá hiện hành) giai đoạn 2016-2020 khoảng
49.300 tỷ đồng, bằng 27% tổng giá trị tăng thêm (VA).
- Tổng thu ngân sách theo phân cấp bao gồm phần tỉnh
bổ sung dự kiến 1.473 tỷ đồng năm 2020 theo giá hiện hành, trong đó, huy động
ngân sách từ kinh tế địa phương theo phân cấp 950 tỷ đồng năm 2020, chiếm khoảng
2,2% VA.
- Phấn đấu tỷ lệ xã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
100%.
b) Về văn hóa, xã hội
- Dân số năm đạt 234.000 người (nếu kể cả dân số tăng cơ học không thường trú và vãng lai dài hạn, dân số có thể trên 255.000
người).
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%, hình thành thêm 6 phường
mới.
- Số lao động thành thị chưa có việc làm dưới 3%.
Hàng năm giải quyết việc làm khoảng 4.000-5.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo 75%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 47,5%.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,0%/năm.
- Đến năm 2020, tỷ lệ huy động (đối với dân số thường
trú) so dân số trong độ tuổi: nhà trẻ 45%, mẫu giáo 95%, tiểu học 100%, trung học
cơ sở 100%, trung học phổ thông 85%; phấn đấu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo các cấp học như sau: mẫu
giáo 50%, tiểu học 72%, THCS 50%, THPT 50%.
- Số giường bệnh/vạn dân đạt 79,5 giường, số bác
sĩ/vạn dân đạt 21,5 bác sĩ; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn
6,9%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã 100%; 100% trạm y tế có bác sĩ.
- Phấn đấu các xã đều đạt tiêu chí xã nông thôn mới.
- Duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện 100%.
- Phấn đấu các xã phường có đầy đủ các thiết chế
văn hóa; tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa 99%; dân số tập thể dục thể thao
thường xuyên trên 40%; 99% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; trên 80% phường,
xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn xã văn hóa.
c) Về môi trường:
Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch là 100%;
tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước qua hệ thống cấp nước tập trung 98%.
- Đạt tỷ lệ thu gom rác đô thị 98%. Phấn đấu trên
95% cơ sở sản xuất xây dựng mới đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% khu, cụm công
nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các khu đô thị mở
rộng cơ bản có hệ thống thoát nước thải,
tỷ lệ xử lý trên 95%.
3. Các lĩnh vực phát triển trọng tâm và các công
trình trọng điểm
a) Các lĩnh vực phát triển trọng tâm
- Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô
thị, bao gồm xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông: tuyến tránh quốc
lộ 1, quốc lộ 50, quốc lộ 60, nâng cấp
các tuyến đường tỉnh, phát triển tuyến vành đai 2, kết nối mạng giao thông
đô thị trên cơ sở các tuyến đường trục đô thị, đường hướng tâm và đường hành
lang.
Chỉnh trang khu đô thị trung tâm. Chủ động tạo lập
quỹ đất cho các khu chức năng, các khu dân cư tại 04 khu đô thị mở rộng, làm cơ
sở thúc đẩy nhanh đô thị hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa.
- Phát triển kinh tế đô thị, xây dựng
hạ tầng và thu hút đầu tư vào các trung tâm thương mại có tính chất phát luồng,
đầu mối, trung chuyển trên các hành lang phát triển
kinh tế - đô thị chính kết hợp với các khu thương mại phố thị; phát triển du lịch
sinh thái theo hướng tiến đến trở thành 01 trong các trung tâm điều phối cấp
vùng. Cải thiện hiệu quả sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư các lĩnh vực có
hàm lượng công nghệ cao.
- Tích cực thu hút và phát triển nguồn nhân lực
trong khu vực công và dân doanh nhằm nâng cao hàm lượng tri thức, công nghệ
trong quá trình cải thiện chất lượng hiệu quả sản xuất, đồng thời làm tiền đề
nhân lực phát triển khu vực dịch vụ, công
nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh và chuẩn
bị phát triển theo hướng kinh tế tri thức
sau 2020. Tạo điều kiện thu hút lao động chất lượng cao sau khi đào tạo.
Phát huy vai trò đô thị trung tâm tỉnh trong việc
đào tạo lao động các huyện thị lân cận và thu hút các cơ sở đào tạo, y tế theo
hướng giảm áp từ trung tâm Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành
chính nhằm tạo lập môi trường thông thoáng
thu hút doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
b) Các công trình trọng điểm:
- Kết nối đường tỉnh 870B ra nhánh rẻ đường cao tốc
thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
- Phát triển tuyến đường vành đai 2 nhằm tạo hành
lang phát triển cho đô thị mở rộng đợt 1.
- Kết hợp đồng bộ phát triển các trục đường gom, đường
hướng tâm với việc mở rộng quỹ đất phát triển đô thị, trên đó hình thành hệ thống
kết cấu hạ tầng cơ bản và hạ tầng các công trình thương mại - dịch vụ theo chức
năng quy hoạch chung có tính đầu mối, phát luồng cho phát triển giao lưu kinh tế
và dân cư (chợ, khu và trung tâm thương mại, siêu thị, phố thương mại, các khu dịch vụ chuyên đề).
- Phát triển khu du lịch cù lao Thới Sơn.
- Phát triển
nông nghiệp đô thị và nông nghiệp dịch vụ kết hợp với du lịch.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phát triển
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Phát triển nông nghiệp khu vực ngoại thành theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, từng bước phát triển các loại hình nông
nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đô thị; khai thác tổng
hợp nông nghiệp - dịch vụ nông nghiệp - du lịch sinh thái - đô thị xanh.
Giảm dần diện tích lúa để chuyển sang kinh tế vườn. Phát triển vùng chuyên canh
hoa và rau an toàn tiến đến xây dựng các mô hình canh tác theo hướng công nghệ
cao. Phát triển kinh tế vườn theo hướng
hiệu quả, chất lượng, tiêu chuẩn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, phát triển
biệt thự vườn đô thị. Giảm dần chăn nuôi gắn với đảm bảo về vệ sinh phòng dịch,
môi trường tại các xã ngoại thành.
Ổn định nghề nuôi các lồng bè; phát triển bền vững
nghề đánh bắt hải sản theo hướng cải hoán
tàu và cải thiện phương tiện, công nghệ đánh bắt.
Phát triển cây phân tán trên địa bàn chủ yếu nhằm
vào mục tiêu phòng hộ môi trường cồn bãi và bờ sông, tạo cảnh quan cho các công
trình công cộng, khu du lịch sinh thái, khu vực xây dựng, tận dụng quỹ đất
trong khu vực kinh tế vườn.
Tăng cường đầu tư xây dựng nông thôn mới, kết hợp lồng
ghép với việc triển khai các quy hoạch ngành tại khu vực nông thôn; đồng thời
phát triển nông nghiệp đô thị, các ngành
nghề, dịch vụ tại khu vực nông thôn; đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng
nông thôn; đẩy mạnh phát triển giáo dục,
y tế, văn hóa, an sinh xã hội... đạt mục tiêu 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
2. Về công nghiệp, xây dựng
Đối với các lĩnh vực, ngành công nghiệp cải thiện
hiệu quả, chất lượng, đặt trọng tâm vào các lĩnh vực chế biến nông thủy sản, thức
ăn gia súc - thủy sản, thực phẩm. Đối với
các lĩnh vực thu hút đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
trong các lĩnh vực cơ khí chế tác, bao bì - in, điện - điện tử, các loại hình
công nghiệp liên quan đến kho vận. Hạn chế các loại hình công nghiệp thâm dụng
lao động có giá trị gia tăng thấp. Xúc tiến đầu tư và thương mại hóa công nghệ phẩm; triển khai các chính sách khuyến khích
doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại và áp dụng quản
lý chất lượng. Tăng cường thu hút đầu tư lấp đầy và nâng cao hiệu quả của các
khu, cụm công nghiệp trên địa bàn như: Khu công nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệp
Trung An, Tân Mỹ Chánh. Chú trọng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Đối với các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, hỗ
trợ đổi mới công nghệ và trang thiết bị, từng bước mở rộng quy mô hiện có nhằm
chuyển dần sang các sản phẩm có chất lượng cao; xây dựng kế hoạch và đề xuất
các chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực nội thành.
Tập trung phát triển
ngành xây dựng trong các lĩnh vực chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng các khu chức
năng đô thị và xây dựng các kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng.
3. Về thương mại và dịch vụ
Đầu tư và thu hút đầu
tư phát triển các trung tâm thương
mại, siêu thị, trung tâm phân phối và cung ứng hàng hóa cho khu vực theo hướng
đầu mối, phát luồng và trung chuyển hàng hóa. Cải tạo và phát triển các khu và
trung tâm thương mại tại khu đô thị trung tâm; hình thành và phát triển các khu dịch vụ chuyên đề kết hợp với
phát triển các khu dân cư đô thị tại các đô thị mở rộng. Phát triển các hoạt động trung chuyển, giao lưu kinh
tế và hậu cần công nghiệp theo các hành lang phát triển kinh tế - đô thị. Hoàn
chỉnh mạng lưới các trung tâm và tuyến điểm
về thương mại dịch vụ đồng bộ với phát triển
đô thị.
Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ, khu
phố thương mại, các khu dịch vụ chuyên đề theo hướng hiện đại hóa; khuyến khích
xây dựng và chỉnh trang các phố thương mại, thu hút đầu tư phát triển đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ, nâng tỷ trọng dịch vụ cao cấp trong cơ cấu kinh tế
khu vực dịch vụ.
Trong kỳ quy hoạch đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng
mới, di dời và nâng cấp cải tạo 8 chợ, 5 trung tâm thương mại, 2 trung tâm bán
buôn và 1 trung tâm hội chợ triển lãm. Ngoài ra, cần tập trung đầu tư cơ sở hạ
tầng ngành thương mại: Kho bãi, logistic, xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ trung cấp, cao cấp, các chợ đầu
mối nhằm thu hút nguồn hàng từ các tỉnh duyên hải và đóng vai trò phát luồng
khi tuyến đường ven biển (thông qua quốc lộ 60) được kết nối thông tuyến sau
khi cầu Cổ Chiên được hoàn thành.
Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh
thái sông nước, du lịch xanh, du lịch nông trại với
trọng điểm là cù lao Thới Sơn. Phát triển
đa dạng các hình thức du lịch, tour tuyến du lịch, sản phẩm du lịch, hạ tầng du
lịch... gắn kết du lịch không chỉ các huyện, thị trong tỉnh mà còn liên kết các
tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tiến
đến trở thành một trong các trung tâm điều phối du lịch quan trọng Vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
4. Về các lĩnh vực văn hóa, xã hội
a) Về giáo dục - đào tạo:
- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ đạt
99,9%, tăng tỷ lệ học sinh nhập học các cấp thông qua công tác duy trì và củng
cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; thực hiện phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 đạt và tiến đến nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu đạt chuẩn
phổ cập trung học vào năm 2020.
- Đa dạng hóa loại hình trường lớp, tiếp tục sắp xếp
mạng lưới trường lớp, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học,
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho các trường học.
Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập.
- Xây dựng và cung cấp trang thiết bị mới cho hệ thống
các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; tăng cường đầu tư nâng cấp mở rộng
trường lớp và trang thiết bị trường học cho các trường trung học phổ thông. Phấn
đấu đến năm 2020, địa bàn có 50% trường mẫu giáo, 72% trường tiểu học, 50% trường
trung học cơ sở và 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
- Về đào tạo, đa dạng hóa các loại hình và phương
thức đào tạo nhất là phối hợp chặt chẽ với
các cơ sở đào tạo trên địa bàn (Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Trung
cấp Kinh tế Kỹ thuật Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Cao đẳng Nghề
Tiền Giang, Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ, Đại học Tiền Giang...) và thu hút phát
triển xã hội hóa các cơ sở đào tạo nhằm
đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển
không chỉ cho thành phố mà còn trong và ngoài tỉnh.
b) Về y tế:
- Về cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng Bệnh viện Chấn
thương chỉnh hình quy mô 150 giường, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang quy mô
1.000 giường (tuyến tỉnh); xây dựng Bệnh viện Da liễu 50 giường; Bệnh viện Đa
khoa thành phố Mỹ Tho với quy mô 200 giường và đầu tư xây dựng, nâng cấp các trạm
y tế cho các phường mới thành lập (tuyến phường, xã). Đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập, dự kiến tăng thêm 54
phòng khám y khoa; 25 phòng khám nha khoa; 21 phòng khám đông y; 50 hiệu thuốc,
đại lý thuốc. Đối với cơ sở y tế dự phòng, đầu tư xây dựng Trung tâm Chẩn đoán
kỹ thuật cao.
- Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và
chương trình y tế ngành. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động người dân
tham gia bảo hiểm y tế, từng bước mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường
bác sĩ cho các bệnh viện, các cơ sở y tế dự phòng và trạm y tế phường, xã; tăng
cường đào tạo, thu hút bác sĩ có trình độ chuyên môn cao; chú trọng công tác
nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ... Xây dựng mô hình chăm sóc
sức khỏe cộng đồng bao gồm y tế công và y tế tư. Quản lý sức khỏe bà mẹ - trẻ
em đến từng hộ gia đình, đảm bảo dinh dưỡng hợp
lý. Tăng cường các phương tiện cận lâm sàng (siêu âm, điện tim, xét nghiệm
sinh hóa và huyết học); củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực cho hệ
thống y tế cơ sở; phát triển các hình thức dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
c) Về văn hóa thông tin - thể dục thể thao:
- Chú trọng công tác đầu tư, thu hút đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ văn hóa, thể dục thể thao. Phối hợp
các sở, ngành tỉnh nâng cấp, đầu tư xây dựng mới: Quảng trường trung tâm tỉnh,
Trung tâm văn hóa tỉnh, Trung tâm văn hóa thiếu nhi tỉnh, nhà Bảo tàng tỉnh,
các nhà thi đấu thể dục thể thao,...
- Chú trọng đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp
Nhà văn hóa thành phố, khu thể thao phía Đông thành phố, khu thể thao phía Tây
thành phố... Nâng cấp và mở rộng các thiết chế văn hóa cấp cơ sở phù hợp với quy mô phát triển dân số, đô thị.
- Từng bước xây dựng, trùng tu các công trình văn
hóa lịch sử; bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa dân tộc trong dân
gian, xây dựng nếp sống văn hóa và văn minh, tích cực xóa các tệ nạn xã hội.
- Xây dựng và nâng cấp đài truyền thanh - truyền
hình cấp thành phố và các đài, trạm truyền thanh cấp cơ sở. Phấn đấu đến năm
2020, đạt 99% gia đình văn hóa, trên 80% phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn
xã, phường văn hóa. Số người luyện tập thể dục thể thao đạt 40%.
d) Về giảm
nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an
sinh xã hội:
Hoàn thành cơ bản công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ
trợ đời sống, xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, công tác bảo trợ xã hội;
tiếp tục phát huy vai trò của các thành phần kinh tế thu hút nhiều lao động,
tăng cường đào tạo nghề và hướng nghiệp, nâng cao trình độ dân trí, hỗ trợ tín
dụng, tạo mọi điều kiện để người dân có công ăn việc làm góp phần làm giảm tỷ lệ
hộ nghèo hàng năm khoảng 1%/năm. Đa dạng nguồn lực giải quyết tốt các chế độ,
chính sách đối với gia đình chính sách, có công với cách mạng; nâng cao đời sống
đối tượng chính sách. Hỗ trợ nhân dân giải quyết nhà tạm trên sông nội thành,
nhà tạm bợ ở ngoại thành... Bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi; bình đẳng
giới, nâng cao vị thế phụ nữ và phát triển thanh niên.
5. Về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
- Khoa học công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng khoa
học và công nghệ phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
hỗ trợ về mặt khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà
nước; nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội và phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ trên địa bàn thành phố, trong đó chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tự
nâng cao trình độ khoa học công nghệ của mình.
- Bảo vệ tài nguyên môi trường, giải quyết
các vấn đề thoát nước đô thị, xử lý nước thải, quản lý, quy hoạch đô thị; bảo đảm sự
hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả
tài nguyên (quỹ đất, nước mặt, nước ngầm), cảnh quan thiên nhiên, không gian đô
thị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Đưa các cơ sở sản xuất công
thương nghiệp và cơ sở y tế vào diện quản lý môi trường và phải đầu tư các hệ
thống xử lý nước thải, rác thải, khí thải, tiếng ồn, đảm bảo xử lý chất thải đạt
tiêu chuẩn quy định. Tăng cường tiềm lực về công tác quản lý môi trường, thực
hiện Luật Bảo vệ môi trường đến tận cơ sở.
6. Phát triển kết cấu hạ tầng
a) Giao thông:
- Phát triển hệ thống giao thông bộ, ngoài các tuyến
do Trung ương đầu tư (QL.1, QL.50, QL.60), phối hợp các sở, ngành tỉnh và các
đơn vị có liên quan phát triển hệ thống các tuyến ĐT.864, ĐT.870, ĐT.870B,
ĐT.879, ĐT.879B đạt chuẩn cấp III, IV; nâng cấp 25 tuyến đường huyện đạt chuẩn
cấp IV, V và kết nối thành mạng; từng bước mở thêm tuyến vành đai 2 và vành đai
3. Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường đối ngoại, đường hướng tâm, đường gom từ khu đô thị trung tâm phát triển ra
4 khu đô thị mở rộng tiếp cận các tuyến quốc lộ, đường cao tốc. Xây dựng, nâng
cấp các tuyến đường trục đô thị Bắc - Nam và Đông - Tây nối liền khu đô thị
trung tâm với các đô thị mở rộng. Phát triển
hệ thống đường đô thị, trong đó chú trọng hoàn chỉnh mạng lưới đường tại các
khu đô thị mở rộng; cải tạo và phát triển hệ thống đường hẻm đủ quy cách, xây dựng
cơ sở hạ tầng (cấp thoát nước, cấp điện,
điện thoại...) dọc theo các tuyến giao thông và dự trù phát triển các phương tiện
giao thông công cộng nội thị; nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao
thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đồng bộ với phát triển của các tuyến giao thông trục.
- Khai thác thế mạnh giao thông thủy sông Tiền, đẩy
mạnh hoạt động kho vận, hậu cần nghề cá tại cảng Mỹ Tho và cảng cá. Phát triển
các bến hàng hóa - hành khách kết hợp bến bãi, kho vựa và các hoạt động kho vận;
các bến du lịch.
b) Thủy lợi:
Tăng cường các công trình kiểm soát lũ bảo vệ vườn cây ăn trái, ngăn triều, tiếp ngọt và
phòng chống sạt lở các cù lao theo định hướng
ứng phó dài hạn với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo 3 phân vùng:
- Vùng Bảo Định: Nâng cấp đê dọc bờ Tây rạch Cái
Ngang - Kênh Ấp 4 và đê Hùng Vương hiện hữu; tiếp tục thi công hoàn chỉnh đê và
các cống dưới đê bờ Đông rạch Bảo Định từ cống Bảo Định đến cống Gò Cát; vét rạch
Bảo Định, rạch Gò Cát - Hóc Lựu; vét các kênh mương nội đồng bảo đảm tưới,
tiêu; tiếp tục xây dựng kè sông Tiền, sông Bảo Định...
- Triển khai
ô bao bảo vệ vườn cây ăn trái và điều tiết nước phục vụ nuôi trồng thủy sản
(cùng địa bàn với huyện Châu Thành).
- Vùng cù lao sông Tiền (Tân Long, Thới Sơn): Đối với
cù lao Tân Long, trước mắt xây dựng kè bảo vệ 2 đầu cù lao và lâu dài tiếp tục
xây kè bảo vệ phần chu vi còn lại; cù lao Thới Sơn chia làm nhiều ô nhỏ lấy
kênh rạch lớn, đường giao thông chính làm ranh.
c) Phát triển kết cấu hạ tầng khác:
- Phát triển
đồng bộ hệ thống cấp điện và nước sạch, hệ
thống thoát, thu gom và xử lý nước thải, rác thải đô thị; phát triển kết cấu hạ
tầng, công trình công cộng và các khu chức năng đô thị đồng bộ với phát triển
kinh tế, phát triển đô thị hiện đại nhằm làm cơ sở thu hút đầu tư về dân cư,
thương mại, dịch vụ. Hiện đại hóa mạng bưu chính viễn thông và phát triển hệ thống thông tin trên mạng internet.
- Chỉnh trang, mở rộng, thu hút đầu tư xây dựng mới
các công trình giáo dục, đào tạo và y tế đạt chuẩn
quốc gia và mang tính phục vụ cấp vùng và cả tỉnh (trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, bệnh viện cấp khu vực, cấp tiểu vùng),
phát triển các công trình và thiết chế văn hóa trên toàn địa bàn.
- Chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các công
trình văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh, tôn tạo mở rộng các di
tích văn hóa lịch sử và thắng cảnh đồng bộ với phát triển đô thị và phát triển
các lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí trên địa bàn.
- Phát triển
đa dạng các loại hình khu dân cư và nhà ở cho mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở
đảm bảo an sinh xã hội và hạn chế tối đa phân hóa về thu nhập, cư trú và hưởng
dụng phúc lợi xã hội trong khu vực đô thị.
7. Quốc phòng an ninh
Nâng cao chất lượng và củng cố số lượng quân thường trực đáp ứng yêu cầu chính quy - hiện đại.
Tăng cường biện pháp quản lý và xây dựng lực lượng dự bị, phát triển dân quân và tự vệ phù hợp với nhiệm vụ chung. Tăng cường giáo dục quốc
phòng toàn dân, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. Thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự giao thông, an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng cơ sở
vững mạnh, đẩy mạnh phong trào nhân dân tự quản có chất lượng, bảo đảm đối phó
với mọi tình huống. Tiếp tục tấn công mọi loại tội phạm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng các điểm dân cư thành những cơ sở vững mạnh bảo vệ an ninh chính trị
và an toàn xã hội. Tăng cường công tác kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
củng cố quốc phòng an ninh trong từng ngành, từng lĩnh vực để tăng cường khả
năng chủ động ứng phó với mọi tình huống.
8. Phương hướng tổ chức không gian phát triển
a) Phân vùng phát
triển:
- Vùng nội thành, chia thành 2 tiểu vùng: tiểu
vùng đô thị hiện trạng, gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long,
có chức năng trung tâm về hành chính, chính trị cho đến 2020, đồng thời cũng là
nơi tập trung dân cư đô thị, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa với các
khu sau: khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu hành chính, khu dân cư mật độ
cao, khu đô thị mở rộng; tiểu vùng đô thị mở rộng, các phường (dự kiến) như:
Bình Tạo, Trung An, Trung Lương, Thạnh Mỹ, Thạnh Phong, Đạo Thạnh có chức năng
trung tâm phát triển đô thị mở rộng và dự
kiến khu hành chính mới của tỉnh, thành phố sau năm 2020 với các khu sau: khu
dân cư mật độ trung bình, khu dân cư nhà vườn, khu dân cư công nghiệp, trung
tâm thương mại và trung tâm hành chính mới, một số cơ sở giáo dục, văn hóa và
cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Vùng ngoại thành, bao gồm 2 tiểu vùng: tiểu
vùng nội địa bao gồm các xã nội địa phát triển kinh tế vườn, hoa, rau màu các
khu dân cư nông thôn; tiểu vùng cù lao (xã Thới Sơn), phát triển kinh tế vườn kết
hợp du lịch, nuôi cá lồng bè, các khu dân cư nông thôn.
b) Phương hướng phát triển không gian đô thị:
* Phân bố không gian phát triển đô thị
- Khu đô thị trung tâm, thuộc phường 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7; một phần phường 8, 9; một phần phường Thạnh Phong, phường Thạnh
Mỹ (dự kiến). Định hướng phát triển: khu vực trung tâm lịch sử truyền thống,
trung tâm thương mại - dịch vụ ở hỗn hợp cấp vùng và thành phố, trung tâm du lịch
sinh thái - văn hóa lịch sử cấp vùng, trung tâm y tế đa khoa, chuyên khoa cấp
thành phố và cấp vùng; các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung.
- Khu đô thị công nghiệp - dịch vụ phía Tây,
thuộc phường Bình Tạo, phường Trung An, 1 phần xã Phước Thạnh (dự kiến). Chức năng: trung tâm công nghiệp sạch, đầu mối
giao thông về đường thủy và đường bộ, trung tâm tiếp vận về dịch vụ cảng và dịch
vụ hậu cần - kho bãi (logistics) cấp vùng, trung tâm thể dục thể thao cấp vùng,
công viên văn hóa - thể dục thể thao cấp vùng, các khu ở tập trung và ở sinh
thái nhà vườn.
- Khu đô thị thương mại - dịch vụ phía Tây Bắc,
thuộc các phường dự kiến (phường An Trung; 1 phần phường Trung Lương, phường Đạo Thạnh, phường Trung Lương), 1
phần phường 10 và 1 phần xã Lương Hòa.
Chức năng: trung tâm tiếp vận về đường bộ, đường sắt; trung tâm tài chính, thương
mại - dịch vụ, trung tâm y tế - giáo dục đào tạo cấp vùng; trung tâm hành chính
- chính trị cấp thành phố, trung tâm dịch vụ - du lịch cấp vùng, khu phát triển
hỗn hợp, công viên chuyên đề Bảo Định; các khu ở tập trung, khu ở sinh thái vườn.
- Khu đô thị hành chính - dịch vụ phía Đông Bắc,
thuộc 1 phần các phường dự kiến (Thạnh Mỹ, Thạnh Phong, Đạo Thạnh), 1 phần các
xã (Lương Hòa, Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh).
Chức năng: khu vực trung tâm hành chính - chính trị cấp tỉnh; trung tâm văn hóa
- hội chợ triển lãm cấp vùng, trung tâm văn hóa - giáo dục đào tạo cấp vùng,
các khu ở tập trung nén và khu ở mật độ thấp.
- Khu đô thị công nghiệp - thương mại - dịch vụ
phía Đông, thuộc 1 phần phường 9, 1 phần phường Trung Chánh, 1 phần xã Thạnh
Phong, 1 phần xã Tân Mỹ Chánh. Chức năng: trung tâm thương mại - dịch vụ, trung
tâm giáo dục - đào tạo cấp vùng, cụm công nghiệp sạch, khu ở tập trung, khu ở
sinh thái vườn.
* Phân bố không gian phát triển công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp
- Khu công nghiệp Mỹ Tho, diện tích 79 ha.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: chế biến thức ăn gia súc; chế biến thủy, hải sản
xuất khẩu; bao bì nhựa; chế biến nông sản; dịch vụ kho lạnh; may mặc; thực phẩm
giải khát; vật liệu xây dựng; đóng sửa các phương tiện thủy.
- Cụm công nghiệp Trung An, diện tích 18 ha.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: may mặc; điện - điện tử; hàng tiêu dùng, bao bì
- in; nhựa; cơ khí chế tác.
- Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, diện tích
23,47 ha. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: chế biến thủy sản; hàng tiêu dùng; gỗ
- lâm sản, may mặc, cơ khí chế tác.
* Phân bố không gian phát triển nông nghiệp
Đến 2020, sẽ xóa hẳn diện tích lúa; phát triển kinh
tế vườn tại các xã ngoại thành; trong đó, vườn kết hợp với du lịch phát triển mạnh tại Tân Long, Thới Sơn; rau màu phân
bố tại Phước Thạnh, Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh; hoa phân bố tại Mỹ Phong; cá bè tại
Tân Long và Thới Sơn.
* Phân bố không gian bố trí phát triển du lịch
Khu dịch vụ du lịch phía Nam, tập trung thúc đẩy
phát triển dịch vụ du lịch sinh thái của
thành phố Mỹ Tho, của tỉnh và có thể tiêu biểu cho cả Vùng đồng bằng sông Cửu
Long, bao gồm khu du lịch cù lao Thới Sơn làm trung tâm phát triển du lịch của
tỉnh và khu vệ tinh như cồn Tân Long.
9. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm
2030
a) Mục tiêu tổng
quát:
Đến 2030, phát triển
thành phố Mỹ Tho thành trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm công nghiệp công
nghệ cao, trung tâm du lịch sinh thái và hội chợ thông tin - triển lãm, trung
tâm văn hóa, trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm chẩn đoán và điều trị kỹ
thuật cao... của khu vực Bắc sông Tiền. Giữ vững tốc độ tăng trưởng và thu nhập
bình quân đầu người nằm trong nhóm dẫn đầu so với mặt bằng chung cả tỉnh. Hoàn
chỉnh hạ tầng khu đô thị trung tâm và 04 khu đô thị đồng bộ với việc tách lập
thêm 2 phường mới; ngày càng phát triển
đô thị theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường, cảnh quan. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang dịch vụ - công nghiệp
- nông nghiệp, trong đó dịch vụ giữ vai trò khu vực kinh tế chủ đạo, chủ lực;
phát triển đồng bộ công nghiệp - xây dựng
theo hướng tăng hàm lượng công nghệ; đẩy mạnh nông nghiệp đô thị công nghệ cao.
Thu hút phát triển
mạnh các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa có tầm phục vụ cấp tỉnh, cấp vùng và đẩy
mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng phát triển
các cơ sở này. Hạn chế phân hóa về thu nhập, đời sống và phúc lợi xã hội giữa
đô thị và nông thôn, giữa phi nông nghiệp và nông nghiệp; xây dựng thành phố
văn minh, trật tự, cảnh quan thân thiện với môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
* Về kinh tế:
- Giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2030 tăng bình
quân 8,2%/năm; trong đó, giai đoạn 2021-2025 tăng 9,0%/năm, giai đoạn 2026-2030
tăng 7,5%/năm.
- Thu nhập trên địa bàn bình quân đầu người tăng
8,0%/năm, tương đương 14.000 USD vào năm 2025 và 20.300 USD vào năm 2030.
- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn sau năm 2025 là dịch
vụ - công nghiệp và nông nghiệp.
- Huy động ngân sách nhà nước từ kinh tế địa phương
theo phân cấp thành phố tăng 9-12%/năm.
- Tổng đầu tư
xã hội bằng 30% tổng giá trị gia tăng.
* Về xã hội
- Dân số (kể cả dân số tăng cơ học và vãng lai dài hạn) năm 2030 gần 300.000 người.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 85% vào năm 2030.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,0%/năm; dân số tập
thể dục thể thao thường xuyên năm 2030 trên 45%.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động các cấp từ mầm non đến
trung học cơ sở tiếp cận 100% vào năm 2030, trung học phổ thông và tương đương
trên 95%; 100% trường đạt chuẩn, tiếp cận 78% lao động trong độ tuổi được đào tạo.
- Số giường bệnh/vạn dân trên 85, số bác sĩ/vạn dân
gần 23 vào năm 2030.
- Số lao động thành thị năm 2030 chưa có việc làm
dưới 3%; tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn trên 95%.
- Duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện 100%.
* Về môi trường
- Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch là
100%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước qua hệ thống cấp nước tập trung 100%.
- Đạt tỷ lệ thu gom rác đô thị tiếp cận 100%. Phấn
đấu đạt 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới đạt tiêu chuẩn môi trường. Đến năm
2030, đảm bảo các khu đô thị mở rộng cơ bản có hệ thống thoát nước thải, tỷ lệ xử lý trên 95%.
c) Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:
- Về
nông nghiệp, nông thôn
Diện tích cây lâu năm giảm còn dưới 1.000 ha, diện
tích gieo trồng rau đậu ổn định trong khoảng 1.000 ha. Trong đó: có 20-25% vườn
kết hợp biệt thự vườn và du lịch sinh thái; trên 95% diện tích rau màu là rau
an toàn và trên 75% diện tích đạt chuẩn
Viet GAP; hình thành vùng hoa, vùng cung ứng giống cây trồng với các điểm canh
tác công nghệ cao. Về cơ bản trên 90% diện tích canh tác đã hoàn thiện liên kết
sản xuất - tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông dân và các tổ chức hợp tác hóa kiểu mới đã chủ động cung ứng nông
sản phẩm với thị trường. Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp chiếm trên 20% tương ứng
với quá trình phát triển của trại chuyên rau màu, hoa, vườn đa chức năng. Hệ thống
thủy lợi được kiên cố hóa 20-25%, 100% diện tích rau màu sử dụng bơm điện nhỏ.
Tổng đàn gia súc gia cầm giảm 7-8%/năm theo tiến
trình phát triển đô thị. Đến 2030, chủ yếu là chăn nuôi các loại gia súc gia cầm
đặc sản tại khu vực nông thôn theo quy mô gia trại kết hợp với bảo đảm điều kiện
vệ sinh phòng dịch và môi trường nuôi.
Diện tích nuôi thủy sản và sản lượng giảm nhẹ; lĩnh
vực ương nuôi cá cảnh có nhiều điều kiện phát triển theo kinh tế đô thị. Sau
năm 2025, sẽ khởi động dự án dịch chuyển phần lớn khu vực hậu cần nghề cá từ
phường Tân Long sang khu liên hợp cảng cá - chợ đầu mối thủy sản phường 9 - Tân
Mỹ Chánh.
- Về công nghiệp, xây dựng
Dự báo có khả năng hình thành các khu, cụm công
nghiệp chuyên công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, theo tiến độ phát triển đô thị, cần dự trù các khu vực tập trung
các doanh nghiệp nhỏ và vừa di dời từ trong nội thị, phân bố chủ yếu tại khu đô
thị phía Tây. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong khoảng 6-7%/năm. Các lĩnh vực
chủ đạo phát triển thêm sau 2020: công
nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ nhằm cung ứng linh kiện
phụ tùng và lắp ráp hạ nguồn cho công nghệ phẩm
dân dụng; công nghiệp liên quan đến năng lượng sạch và vật liệu xây dựng mới.
Ngành xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng 7-9%/năm,
trong đó tỷ lệ các doanh nghiệp thường trú tại địa bàn khoảng 90% vào năm 2030.
Sau năm 2020 lĩnh vực tư vấn, thiết kế về xây dựng trên địa bàn phát triển mạnh
theo tiến độ phát triển các khu đô thị và công trình dịch vụ, công cộng.
* Về
thương mại và dịch vụ
Lĩnh vực thương mại dự báo tăng trưởng 11-12%/năm
theo tiến độ phát triển các khu đô thị, trong đó: khu đô thị trung tâm, phát triển các lĩnh vực thương mại đầu mối, hàng
tiêu dùng và xuất nhập khẩu; khu đô thị phía Tây, phát triển thương mại phục vụ
sinh hoạt và đời sống cho khu đô thị hậu cần công nghiệp; khu đô thị phía Tây Bắc,
trở thành trung tâm thương mại đầu mối và phát luồng hàng đầu của thành phố vào
năm 2030; khu đô thị phía Đông và phía Đông Bắc, chủ yếu các loại hình thương mại
phục vụ dân sinh đô thị; tại khu vực nông thôn, bên cạnh các chợ truyền thống,
bắt đầu phát triển các loại hình phân phối
hiện đại.
Lĩnh vực vận tải giữ mức tăng trưởng 11-12%/năm;
sau 2020, vận tải đường bộ phát triển mạnh với sự góp phần của hệ thống đường
cao tốc, đường sắt và các tuyến giao thông công cộng phát triển nội tỉnh, liên
tỉnh. Vận tải thủy phát triển chủ yếu theo tuyến sông Tiền với hệ thống kho vận
tại cảng Mỹ Tho; sau 2025, quá trình phát triển mạnh đô thị hóa tại Tân Long sẽ
làm phát sinh nhu cầu khởi động hệ thống cảng cá kết hợp hậu cần và kho vận tại
Tân Mỹ Chánh.
Lĩnh vực du lịch tăng trên 12%/năm; đến 2030, phát
triển du lịch trên địa bàn thành 03 khu vực: khu đô thị trung tâm, khu đô thị
phía Tây Bắc và cù lao Thới Sơn.
Lĩnh vực ngân hàng tăng trên 10%/năm; đến 2030, hầu
hết các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đều phát triển chi nhánh tại
thành phố; tại khu đô thị phía Tây Bắc dự kiến hình thành 01 khu chuyên tài
chính.
IV. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU
TƯ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Phụ lục
đính kèm)
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư
Để đạt được những mục tiêu đề ra trong quy hoạch, tổng
nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 49.300 tỷ đồng.
a) Đối với nguồn sách Trung ương và tỉnh, kiến nghị
các cấp Trung ương và tỉnh trong việc ghi vốn các công trình và đầu tư theo kế
hoạch; cấp thành phố phối hợp với cấp tỉnh
tạo điều kiện cho việc thi công công trình trên địa bàn theo đúng kế hoạch bảo
đảm điều kiện môi trường, mặt bằng thi công... Chủ động phối hợp với các sở, ngành tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn
ODA phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thị, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Đối với nguồn vốn ngân sách thành phố, phân bổ,
tính toán tiến độ và ghi vốn các công trình phù
hợp với khả năng tiếp nhận dự án trên địa bàn; ưu tiên các công trình có
tính chất dẫn luồng và phát luồng đầu tư; tăng khả năng tiếp nhận nguồn vốn đầu
tư theo đúng tiến độ, tránh tắc nghẽn quá trình đầu tư vốn; tổ chức tốt các khâu từ quy hoạch thiết kế - đấu
thầu - tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu, hoàn công và thanh toán đúng tiến
độ.
c) Đối với nguồn vốn trong dân, xây dựng hệ thống dữ
liệu về các khu dân cư đô thị, các trung tâm thương mại - dịch vụ, khu - cụm
công nghiệp với các điều kiện ưu đãi kèm theo; thực hiện tốt công tác thẩm tra
và đánh giá về nhà đầu tư và dự án đầu tư; đối thoại trực tiếp với các nhà đầu
tư về vấn đề có liên quan đến đầu tư công, thương nghiệp…; xây dựng và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành 1 khu đô thị chuyên đề về tài chính tín dụng...
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ công chức thực
thi nhiệm vụ liên quan đến đầu tư, thu hút đầu tư, đất đai... tạo mọi điều kiện
để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Nghiên cứu
dùng quỹ phát triển đất tạo lập quỹ đất sạch
theo các trục giao thông đô thị mới nhằm làm cơ sở mời gọi đầu tư phát triển
các khu đô thị, phát triển thương mại dịch vụ... bảo đảm sẵn sàng các yếu tố
huy động nguồn vốn đầu tư như: thông tin đất đai, lao động, viễn thông, giao
thông, điện, nước, nhà ở cho người thu nhập thấp, tiếp cận tín dụng...
2. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Triển khai thực
hiện tốt cơ chế, chính sách, nhất là chính sách ưu đãi về xã hội hóa của Trung
ương, tỉnh nhằm tăng cường xã hội hóa trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Thường
xuyên đào tạo và đào tạo lại các cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn,
nghiệp vụ; huy động toàn xã hội đóng góp vào giáo dục và đào tạo; khuyến khích
phát triển quỹ khuyến học, cấp học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo và đối
tượng chính sách; nghiên cứu chính sách nhập cư vào đô thị khuyến khích đối với
người có trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, người có trình độ học vấn cao,
người có vốn; nghiên cứu và triển khai
các chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp có hàm lượng công
nghệ cao.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Tăng cường đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học công
nghệ trong khu vực nhà nước và dân doanh; thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan và địa
phương trong công tác đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ cho phát triển sản xuất; phát triển nhanh công nghệ thông tin vào trường học, các cơ quan quản
lý nhà nước; nghiên cứu và triển khai chính sách hỗ trợ và khuyến khích quá
trình chọn lọc đầu tư vào khu vực công nghiệp; hỗ trợ đăng ký và quảng bá
thương hiệu, sản phẩm đối với sản phẩm chủ lực của địa phương.
4. Giải pháp về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường
Hoàn chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về đất
đai và rà soát, điều chỉnh kịp thời, phù hợp
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Phối
hợp trong xây dựng kế hoạch sử dụng nước ngầm tối ưu kết hợp với thường
xuyên quan trắc và bảo vệ nguồn nước mặt.
Tổ chức triển
khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật, các chương trình về bảo vệ tài
nguyên và môi trường. Tuyên truyền và triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường đến tận người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích tạo
điều kiện di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị
trung tâm và vào các cụm công nghiệp. Triển khai cải tạo, xây dựng hệ thống thu
gom và xử lý rác thải, nước thải theo đúng quy hoạch, kiểm soát môi trường đối
với các nơi chăn nuôi tập trung, kiểm soát các cơ sở giết mổ tập trung.
Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường để việc bảo vệ môi trường đi sâu vào nếp sống của
mọi tầng lớp xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường kết hợp với
công tác kế hoạch hóa và cân đối các nguồn
lực, tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường. Có biện pháp hữu hiệu
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là khu vực đô thị và khu sản xuất công
nghiệp tập trung.
5. Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển
dâng
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với môi
trường vật lý (chế độ thủy văn, bồi lắng, xói lở...), các hệ sinh thái nông
nghiệp, hệ sinh thái ven sông, kết cấu hạ tầng, dân cư đô thị, vệ sinh dịch bệnh...
Nâng cao nhận thức và năng lực các nhóm đối tượng về biến đổi khí hậu. Xây dựng
hệ thống thủy lợi và kết cấu hạ tầng theo quy hoạch. Xã hội hóa nguồn vốn ứng
phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng cốt xây dựng cho các đô thị và công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp chịu tác động biển dâng. Hợp
tác quốc tế và các huyện, tỉnh lân cận trong hệ thống chương trình ứng
phó với biến đổi khí hậu liên vùng, liên khu vực.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy
hoạch.
Điều chỉnh Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch
ngành (quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và các quy hoạch
khác có liên quan) và các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
1. Giao Ủy ban
nhân dân thành phố Mỹ Tho:
- Tổ chức công bố, phổ biến điều chỉnh Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 đến các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân.
- Phối hợp sở,
ngành tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá về tiềm
năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; giới thiệu các chương trình, dự
án cần được ưu tiên đầu tư.
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng
các kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình dự án cụ thể để tổ chức triển
khai thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Định kỳ tiến hành rà soát lại
Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều
chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong từng thời kỳ.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội
và nhân dân trong Thành phố có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện
Quy hoạch.
- Căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch theo quy định.
2. Các sở, ngành có liên quan:
- Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ
Tho trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với thành phố Mỹ Tho trong quá trình rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất
của quy hoạch. Xem xét, hỗ trợ thành phố trong huy động các nguồn vốn đầu tư
trong nước, ngoài nước để thực hiện quy hoạch.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 1694/QĐ-UBND ngày 06/6/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Điều 4: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố Mỹ Tho; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở, ban ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP; Các phòng nghiên cứu;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khang
|
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 28 tháng
5 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Tiền Giang)
STT
|
Tên dự án,
chương trình
|
Thời kỳ
2015-2020
|
Thời kỳ
2021-2030
|
A
|
Nông nghiệp
|
|
|
1
|
Dự án phát triển nông nghiệp đô thị
|
X
|
|
2
|
Dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao
|
|
X
|
B
|
Công nghiệp - Xây dựng
|
|
|
1
|
Nhà máy chế biến thủy sản
|
X
|
|
2
|
Nhà máy nước đá
|
X
|
|
3
|
Nhà máy sản xuất bánh kẹo
|
X
|
|
4
|
Nhà máy chế biến thịt đông lạnh
|
X
|
|
5
|
Nhà máy thực phẩm đóng hộp
|
X
|
|
6
|
Nhà máy thức ăn chăn nuôi
|
X
|
|
7
|
Nhà máy sản xuất cơ phận máy móc
|
X
|
|
8
|
Nhà máy cơ khí chính xác
|
X
|
|
9
|
Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa
|
X
|
|
10
|
Nhà máy sản xuất
dụng cụ điện
|
X
|
|
11
|
Nhà máy lắp ráp hàng điện tử
|
X
|
|
12
|
Nhà máy sản xuất dược phẩm
|
X
|
|
13
|
Hạ tầng Khu (cụm) công nghiệp hỗ trợ
|
|
X
|
14
|
Hạ tầng Khu công nghiệp công nghệ cao
|
|
X
|
15
|
Hạ tầng khu di dời các doanh nghiệp
|
|
X
|
16
|
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (20-25 doanh nghiệp)
|
|
X
|
17
|
Các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao (7-10
doanh nghiệp)
|
|
X
|
C
|
Dịch vụ
|
|
|
1
|
Khu dân cư Trung An kể cả kho 302 cũ
|
X
|
|
2
|
Khu dân cư dọc sông Tiền
|
X
|
|
3
|
Khu dân cư Đông Bắc sông Bảo Định
|
X
|
|
4
|
Khu dân cư Lò gạch xã Tân Mỹ Chánh
|
X
|
|
5
|
Khu dân cư làng sinh thái Tân Mỹ Chánh
|
X
|
|
6
|
Khu tái định cư Đạo Thạnh
|
X
|
|
7
|
Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại cấp vùng
giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
8
|
Trung tâm bán buôn hàng công nghiệp tiêu dùng
giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
9
|
Trung tâm bán buôn hàng vật tư sản xuất giai đoạn
1
|
X
|
|
10
|
Khu thương mại dịch vụ cao cấp Phường 1, 2
|
X
|
X
|
11
|
Trung tâm thương mại phường 9, Trung An, Trung
Lương giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
12
|
Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn giai đoạn
1, 2
|
X
|
X
|
13
|
Điểm dịch vụ du lịch cù lao Tân Long
|
X
|
|
14
|
Hạ tầng khu công viên phần mềm
|
|
X
|
15
|
Khu công viên phần mềm
|
|
X
|
16
|
Các khu dân cư Khu đô thị phía Tây
|
|
X
|
17
|
Các khu dân cư Khu đô thị phía Tây Bắc
|
|
X
|
18
|
Các khu dân cư Khu đô thị phía Đông Bắc
|
|
X
|
19
|
Các khu dân cư Khu đô thị phía Đông
|
|
X
|
D
|
Kết cấu hạ tầng kinh tế
|
|
|
1
|
Duy tu hệ thống quốc lộ đi qua địa bàn
|
|
X
|
2
|
Nâng cấp đường tỉnh 870, 879, 879B giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
3
|
Nâng cấp, nối
dài đường tỉnh 870B
|
X
|
X
|
4
|
Đường Vành đai 2
|
X
|
|
5
|
Đường Lê văn Phẩm giai đoạn 2
|
X
|
|
6
|
Dự án Bảo Định giai đoạn 2
|
X
|
|
7
|
Dự án kè kênh Bảo Định giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
8
|
Dự án thủy lợi Thới Sơn, Tân Long
|
X
|
X
|
9
|
Dự án phát triển nông nghiệp đô thị
|
X
|
|
10
|
Quảng trường trung tâm tỉnh giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
11
|
Khu hành chính tỉnh giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
12
|
Đường Vành đai 3
|
|
X
|
13
|
Dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao
|
|
X
|
14
|
Nâng cấp 25 tuyến đường huyện giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
15
|
Nâng cấp, xây mới hệ thống đường đô thị giai đoạn
1, 2
|
X
|
X
|
16
|
Nâng cấp hệ thống đường nông thôn (chương trình xã
NTM)
|
X
|
|
17
|
Xây dựng bến xe thành phố
|
X
|
|
18
|
Nâng cấp cảng Mỹ Tho
|
X
|
|
19
|
Dự án nâng cấp
đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án TP.Mỹ Tho 02 giai đoạn đến
2020 và đến 2030
|
X
|
X
|
20
|
Xây dựng, sửa chữa các chợ dân sinh giai đoạn 1
|
X
|
|
21
|
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
22
|
Nhà ở cho hộ nghèo và hộ chính sách
|
X
|
|
E
|
Giáo dục, Y tế, Văn Hóa
|
|
|
1
|
Trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
|
X
|
|
2
|
Trường trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang
|
X
|
|
3
|
Trường trung học phổ thông Phường 9
|
X
|
|
4
|
Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Tiền Giang
|
X
|
|
5
|
Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Tiền Giang
|
X
|
|
6
|
Chuẩn hóa hệ thống
trường từ mầm non đến trung học cơ sở
|
X
|
|
7
|
Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang
|
X
|
|
8
|
Trung tâm Pháp Y tỉnh Tiền Giang
|
X
|
|
9
|
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
|
X
|
|
10
|
Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang 1.000 giường giai đoạn 1, 2
|
X
|
X
|
11
|
Bệnh viện đa khoa thành
phố
|
X
|
|
12
|
Phòng khám Đa khoa Phường 9, Phường 10
|
X
|
|
13
|
Trung tâm Kỹ thuật và công nghệ sinh học giai đoạn
2
|
X
|
|
14
|
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
|
X
|
|
15
|
Nâng cấp hệ thống TDTT tỉnh
|
X
|
|
16
|
Khu trung tâm phát thanh truyền hình
|
X
|
|
17
|
Xây dựng các thiết chế văn hóa các cấp (chương trình xã NTM)
|
X
|
|
18
|
Nghĩa trang Mỹ Phong
|
X
|
|
G
|
An Ninh - Quốc phòng
|
|
|
1
|
Dự án Đại đội Trinh
sát/Bộ CHQS tỉnh
|
X
|
|
2
|
Dự án Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ
Công an
|
X
|
|