UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/2003/QĐ-UB
|
Đồng Hới, ngày
17 tháng 05 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY ĐỊNH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Ở NÔNG THÔN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
21/06/1994;
- Căn cứ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày
02/08/2001 Chính phủ ban hành về hoạt động của điện lực và sử dụng điện
- Căn cứ Quyết định số: 41/2001/QĐ-BCN ngày
30/08/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về an toàn
điện nông thôn.
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp
tại Tờ trình số 160/KT-CN, ngày 28/03/2003
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành “Quy định về việc xây
dựng, quản lý và sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 1332/QĐ-UB ngày 24/10/1997 của
UBND tỉnh. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Giao Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp
với Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Tài chính- Vật giá, Điện lực Quảng Bình và UBND các
huyện, thị xã hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện quy định này.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
và các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng điện ở nông thôn chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- TV tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- Bộ Công nghiệp;
- Như điều 2 và 3;
- Lưu VT, PKT-TH
|
TM/UBND TỈNH
QUẢNG BÌNH
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Lâm Phương
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC XÂY DỰNG,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Ở NÔNG THÔN
( Ban hành kèm theo quyết định số : 13/2003/QĐ-UB ngày 17/5/2003 của UBND tỉnh
Quảng Bình )
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Điện năng là hàng hoá đặc biệt, săn xuất và sử dụng xẩy ra đồng
thời liên quan chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng điện ngày càng phát triển đa
dạng và rộng rãi đến tận nông thôn và miền núi. Do đó trách nhiệm của mọi người
dân trong trong toàn tỉnh phải thực hiện tốt quy định củ Nhà nước và chỉ tiêu
kinh tế, kỷ thuật, an toàn, tiết kiệm nhằm khai thác và sử dụng triệt để nguồn
năng lượng này.
Điều 2: Ranh giới lưới điện hạ áp nông thôn được xác định từ thiết bị đóng
cắt tổng ( cầu dao, áp tô mát ) phía 0,4 KV của nguồn điện hạ áp đến công
trình, nhà ở của tổ chức, cá nhân sử dụng điện nằm ngoài địa giới hành chính
của các thành phố, thị xã, thị trấn.
Điều 3: Chương trình phủ điện nông thôn là chủ trương lớn của Nhà nước. Sở
Công nghiệp có trách nhiệm kết hợp với Điện lực Quảng Bình; sở Kế hoạch và Đầu
tư; sở Tài chính vật giá các ban ngành chức năng khác hướng dẫn cho nhân dân ở
các địa phương thực hiện tốt quy định này và các quy định có liên quan khác mà
Nhà nước đã ban hành.
Chương II
XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐIỆN Ở
NÔNG THÔN
Điều 4: Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện ở nông thôn được
thực hiện theo quy định chung của tỉnh, của các huyện, thị xã và của ngành điện
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5: Khi xây dựng, sửa chữa, cải tạo hay mở rộng các công trình điện ở
Nông thôn phải tuân theo các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của UBND
tỉnh về XDCB. Ngoài ra các chủ đầu tư phải có phương án chuẩn bị lực lượng về
quản lý và vận hành lưới điện có hiệu quả.
Điều 6: Công trình điện được xây dựng, cải tạo, sữa chữa phải đảm bảo tiêu
chuẩn kỷ thuật an toàn; vật tư, thiết bị đúng chủng loại theo thiết kế kỹ thuật
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá thành phù hợp với quy định hiện hành. Các
công trình điện được xây dựng theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm
thì phải có kế hoạch thực hiện từng bước theo khả năng đóng góp của nhân dân
hàng năm, và quản lý vốn xây dựng đúng quy định, công khai, có đầy đủ hồ sơ thủ
tục quyết toán của từng nguồn vốn để làm cơ sở khi bàn giao cho đơn vị quản lý
mới.
Điều7: Tất cả các công trình điện khi xây dựng hoặc cải tạo xong phải được
tổ chức nghiệm thu kỷ thuật, quyết toán công trình sớm hoàn tất thủ tục để đưa
công trình vào sử dụng.
Điều 8: Công trình chỉ được phép đóng điện đưa vào sử dụng khi:
- Chủ đầu tư công trình đã hoàn
thành thủ tục nghiệm thu, có thành phần tham gia và đại diện cơ quan quản lý Nhà
nước về đại diện địa phương ( Sở Công nghiệp ) và đại diện bên bán điện.
- Có hợp đồng mua bán điện giữa
ngành điện với tổ chức, cá nhân quản lý.
- Đơn vị, tổ chức, cá nhân quản
lý đầy đủ về nhân sự, công dân vận hành, sổ sách biểu mẫu, trang thiết bị cần thiết.
- Có phương án bán điện đến hộ
nhân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN Ở
NÔNG THÔN
Điều 9: Hệ thống điện ở Nông thôn được phân cấp quản lý như sau: Các tuyến
điện cao áp, trung áp, các TBA là tài sản của ngành điện; cùng với các tuyến
điện hạ áp 0,4KV-0,2KV ở một số xã dành cho ngành điện đầu tư cải tạo thì ngành
điện quản lý.
Các hệ thống điện hạ thế còn
lại ở địa phương nào thì địa phương đó quản lý và sử dụng.
Điều 10: Công tơ đo đếm điện chính và các công tơ nhánh mà ngành điện dùng
để tính tiền điện với bên sử dụng điện được lắp đặt phía hạ áp do ngành điện
cấp và quản lý. Phần lưới điện sau công tơ điện chính và các công tơ phụ của hộ
gia đình do bên sử dụng điện lắp đặt và quản lý.Các công tơ đo điện phải được
kiểm định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11: Việc quản lý Nhà nước về điện ở nông thôn được quy định như sau:
- Ở cấp tỉnh là Sở Công nghiệp.
- Ở cấp huyện là phòng Công
nghiệp.
- Ở cấp xã ;à UBND xã.
Điều 12: - Tổ chức quản lý điện ở Nông thôn được thực hiện như sau:
Là các tổ chức, cá nhân có đăng ký
kinh doanh được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của pháp luật
như:
- HTX được thành lập và hoạt động
theo Luật HTX.
- Hộ kinh doanh cá thể có đăng ký
kinh doanh. Hoạt động điện lực theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của
Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Xoá bỏ hình thức bao thầu về quản
lý điện ở Nông thôn dưới mọi hình thức; chuyển các ban quản lý điện của xã,
thôn sang các tổ chức, cá nhân khác có tư cách pháp nhân theo quy định hiện
hành của Chính phủ.
Điều 13: Tổ chức, cá nhân quản lý điện nông thôn phải có đội ngủ công nhân
chuyên ngành điện đã qua đào tạo, có giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ sở dạy
nghề có thẩm quyền cấp; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
Điều 14: Tổ chức, cá nhân quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức, huấn
luyện và sát hạch về an toàn điện cho thợ điện của mình. Những người đạt yêu
cầu được cấp thẻ an toàn và được làm việc tron lưới điện nông thôn. Định kỳ
hàng năm phải tổ chức ôn luyện và kiểm tra lại, ai đạt yêu cầu mới được tiếp
tục làm việc. Nếu đơn vị quản lý điện nông thôn không đủ điều kiện tự tổ chức
huấn luyện có thể đề Nghị Sở Công nghiệp hoặc Điện lực Quảng Bình giúp đỡ phối
hợp tổ chức huấn luyện.
Điều 15: Sở Công nghiệp tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, sát hạch định kỳ 2 năm 1
lần đối với cán bộ quản lý điện nông thôn và các chế độ, chính sách và quy định
của Nhà nước liên quan đến quản lý điện nông thôn.
Điều 16: Việc lắp đặt, sử dụng các dạng năng lượng điện khác như pin mặt trời,
động cơ băng sức gió, thuỷ điện cực nhỏ phải thực hiện đúng theo quy trình, quy
phạm đã được hướng dẫn. UBND xã có trách nhiệm thống kê, quản lý các hộ gia
đình có sử dụng các dạng năng lượng này, đặc biệt là thuỷ điện cực nhỏ. Định kỳ
báo cáo UBND huyện để quản lý hướng dẫn khi cần thiết. UBND xã có quyền lập
biên bản và đình chỉ các hộ gia đình sử dụng thuỷ điện cực nhỏ nếu thấy không
đảm bảo an toàn.
Điều 17: Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về kỷ thuật an toàn, nghiệp vụ quản lý
vận hành, sử dụng điện ở nông thôn được thực hiện như sau:
- Phong công nghiệp huyện tập hợp
nhu cầu bồi dưỡng và đào tạo hàng năm của các xã và cơ sở trong huyện gửi lên
Sở Công nghiệp.
- Sở Công nghiệp tổng hợp danh
sách, chuẩn bị nội dung, tài liệu, giáo viên, địa điểm và các điều kiện cần
thiết để lớp đào tạo tập huấn cấp chứng chỉ.
Chương IV
HỢP ĐỒNG KINH DOANH MUA BÁN ĐIỆN Ở NÔNG THÔN
Điều18: Mua bán điện ở nông thôn phải được thực hiện bằng hợp đồng giữa ngành
điện với các tổ chức, cá nhân quản lý điện có đủ tư cách pháp nhân theo quy
định của Chính phủ. Ngành điện có trách nhiệm bán điện tại công tơ tổng đặt
phía hạ áp của TBA theo giá Nhà nước quy định. Tổ chức, cá nhân quản lý điện
của địa phương có trách nhiệm quản lý và bán điện đến các hộ dân theo giá được
UBND huyện phê duyệt.
Điều 19: Phương án tính giá bán điện đến hộ dân nông thôn có thể gồm các khoản
sau:
- Giá điện mua của ngành điện công
tơ tổng theo giá chỉ đạo của Nhà nước quy định.
- Chi phí tổn thất điện năng.
- Chi phí tiền lương cho tổ chức,
cá nhân quản lý và vận hành điện.
- Chi phí quản lý phí ( tài
liệu,sổ sách, dụng cụ khác )
- Chi phí khấu hao (nếu công trình
vay vốn và chưa hết khấu hao ).
Phương án giá phải được cấp có
thẩm quyền phê duyệt ( UBND xã trình UBND huyện phê duyệt ) nhưng không được
phép cao hơn giá trần mà Chính phủ quy định.
Điều 20: Phương thức, điều kiện và thời gian thanh toán tiền điện giữa ngành
điện và tổ chức, cá nhân quản lý điện của địa phương được thực hiện theo hợp
đồng mua bán điện mà hai bên đã ký kết nhưng không được trái với quy định của
Nghị định 45/2001/ND-CP ngày 2/08/2001 của Chính phủ.
Điều 21: Để thuận tiện trong việc thanh toán tiền điện với những mục đích sử
dụng khác nhau như: điện sinh hoạt, tưới tiêu thuỷ nông, sản xuất, kinh doanh
dịch vụ ... yêu cầu phải lắp công tơ riêng phù hợp với mục đích sử dụng. Trường
hợp không thể đặt công tơ riêng mà phải dùng chung một công tơ hai bên phải
thoả thuận cách tính tỷ lệ điện năng theo từng loại giá trong hợp đồng.
Điều 22: Tất cả các hộ giá đình sử dụng điện đều phải lắp công tơ đo đếm. Công
tơ phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng. Nghiêm cấm việc bán
điện khoán. Các tổ chức, cá nhân quản lý điện nông thôn phải ký hợp đồng mua
bán điện với các hộ sử dụng điện theo mẫu quy định.
Chương V
TRÁCH NHIỆM-QUYỀN HẠN CỦA BÊN CUNG ỨNG VÀ BÊN SỬ DỤNG
ĐIỆN Ở NÔNG THÔN
Điều 23: Bên bán điện có trách nhiệm ( bên cung ứng ).
- Bán đủ số lượng ( công suất,
điện năng ) chất lượng ổn định theo thoả thuận trong hợp đồng.
- Khi cần cắt điện theo kế hoạch
phải thông báo cho bên mua điện biết ít nhất 5 ngày trước thời điểm cắt điện
bằng các hình thức: gửi văn bản, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
theo quy định.
- Khi lưới điện bị sự cố gây nên
mất điện hoặc phải cắt điện khẩn cấp để xử lý tình huống phải thông báo kịp
thời cho các tổ chức, cá nhân sử dụng điện biết và thời gian dự kiến cấp điện
trở lại.
- Phải xử lý sự cố trong thời gian
2h kể từ khi bên mua điện báo mất điện. Nếu không thực hiện được thời gian trên
thì phải thông báo kịp thời cho bên mua điện.
- Bồi thường cho bên mua điện
những thiết hại do bên bán điện gây ra theo quy định và thoả thuận trong hợp
đồng.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo
quy định.
Điều 24: Bán điện có quyền hạn:
- Từ chối ký hợp đồng bán điện khi
bên mua không có đủ các điều kiện theo quy định ( Điều 28 Nghị định
45/2001/NĐ-CP).
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất,
lập biên bản nếu bên mua vi phạm hợp đồng.
- Cắt điện trước, thông báo sau
cho bên mua điện khi có sự cố đột xuất hoặc nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất
an toàn cho người và thiết bị.
- Ngừng bán điện một phần hoặc
toàn bộ khi bên mua vi phạm một trong các trường hợp sau: Sử dụng thiết bị
không đảm bảo an toàn, có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng; cản trở việc kiểm tra
bên bán điện; bên mua điện đã vi phạm hợp đồng đã ký kết; có hành vi gian lận
trong sử dụng điện, có ý làm sai lệch hệ thống đo lường; các quy định khác của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 25: Trách nhiệm của bên mua điện ( sử dụng điện )
- Tổ chức, cá nhân quản lý điện
nông thôn có trách nhiệm quản lý lưới điện của địa phương mình đảm bảo đạt tiêu
chuẩn kỷ thuật an toàn, cấp điện liên tục đến từng hộ sử dụng điện.
- Tiếp nhận và thông báo kịp thời
các thông tin mà ngành điện cung cấp ( lý do mất điện, thời gian mất điện ) cho
các hộ sử dụng điện của mình quản lý biết. Thu tiền điện và thanh toán tiền
điện đúng theo quy định trong hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán
điện và cơ quan quản lý Nhà nước về điện kiểm tra việc sử dụng điện của địa
phương mình quản lý. Thường xuyên tuyền truyền giáo dục cho nhân dân sử dụng
điện đúng nội quy, quy chế của địa phương và Nhà nước đề ra.
Điều 26: Quyền hạn của bên mua điện:
- Yêu cầu bên bán điện ký hợp đồng
bán điện khi có đủ các điều kiện theo quy định.
- Yêu cầu bên bán điện xử lý ngay
sự cố để cấp điện trở lại theo quy định. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi
của bên bán điện gây ra.
Điều 27: Cán bộ sử dụng điện có trách nhiệm thực hiện tốt nội quy của các tổ
chức quản lý điện ở địa phương đã thông qua. Cùng nhau kiểm tra, giám sát việc
thực hiện giá bán điện theo phương án giá. Sử dụng điện hợp lý, an toàn tiết
kiệm, công bằng, chống lấy cắp điện, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan giám
sát điện năng thực hiện tốt chức năng của mình.
Chương VI
TỔ CHỨC KIỂM TRA- XỬ LÝ VI PHẠM-GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 28: Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và Đầu tư, sở Tài
chính Vật giá và UBND các huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực
hiện của UBND tỉnh về việc xây dựng, quản lý và sử dụng điện ở nông thôn.
Điều 29: Ngành điện kết hợp với phòng Công nghiệp các huyện, UBND các xã tổ
chức quản lý tốt lưới điện ở nông thôn. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
mua bán điện theo hợp đồng đã ký kết. Nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì sẽ
bị xử lý theo Quyết định số: 42/2002/QĐ-BCN ngày 09/10/2002 của Bộ công nghiệp.
Điều 30: Sở Công nghiệp Quảng Bình trong phạm vi chức năng và quyền hạn của
mình, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động điện lực và xử lý các
tranh chấp vi phạm hợp đồng, lấy cắp điện vi phạm hành lang an toàn lưới điện
xẩy ra trên địa bàn toàn tỉnh.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31: Bản quy định này được thực hiện trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh Quảng
Bình kể từ ngày ký.
Quy định này thay thế cho quy định
của Quyết định số: 1332/QĐ-UB ngày 24/10/1997 của UBND tỉnh V/v Ban hành quy
định xây dựng- quản lý sử dụng điện ở Nông thôn.
Điều 32: Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính- vật giá, UBND các
huyện, Thị và cơ quan ban ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn việc thi
hành quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
gì vướng mắc phát sinh, chưa phù hợp thi các ngành, các cấp kịp thời báo cáo Sở
Công nghiệp trinh UBND tỉnh để bổ sung, sửa đổi.