ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1284/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 10 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN
BÁI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội: quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ
yếu;
Căn cứ Quyết định số
14/2014/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc
ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu
trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-HĐND
ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về điều chỉnh Quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tại Tờ trình số 1178/TTr-SCT ngày 08 tháng 6 năm 2017 và đề nghị của
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 86/TTr-SKHĐT ngày 29 tháng 5 năm
2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công
nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ
yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT
TRIỂN
Phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái
phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, của vùng Trung du miền
núi Bắc bộ và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục
xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá tạo động lực cho phát triển
kinh tế nhanh, bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, gắn với
bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đi đôi với cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh
để thu hút các dự án sản xuất có quy mô lớn vào các khu, các cụm công nghiệp. Từng
bước hình thành chuỗi các khu, cụm công nghiệp có hạ tầng đồng bộ, hiện đại
theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thuộc phạm
vi địa bàn tỉnh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ
trọng các ngành, sản phẩm công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng các ngành, sản
phẩm chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản, nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây
dựng cao cấp, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và lắp ráp
sản phẩm cơ khí, điện tử, thiết bị y tế, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
phát triển các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; tăng tỷ trọng công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, hình thành mô hình làng nghề gắn với du lịch, khuyến khích
phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ.
II. MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một tỉnh
công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá
so sánh 2010) năm 2020 đạt trên 13.000 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp
bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 11,6%/năm trở lên.
- Cơ cấu nội ngành năm 2020: công
nghiệp khai khoáng chiếm 9%, công nghiệp chế biến - chế tạo
72%; sản xuất, phân phối điện, nước 17%, hoạt động quản lý và xử lý nước thải,
rác thải chiếm 2%.
- Năm 2025, giá trị sản xuất công
nghiệp đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2020-2025 đạt cao hơn giai đoạn trước; cơ cấu nội ngành chuyển dịch
theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp
chế biến.
- Đến năm 2030 giá trị sản xuất công
nghiệp đạt khoảng 35.000 tỷ đồng trở lên.
II. NỘI DUNG ĐIỀU
CHỈNH QUY HOẠCH
1. Phát triển các khu, cụm công
nghiệp
a) Các khu công nghiệp (KCN): Giai đoạn
đến năm 2030 duy trì 03 khu công nghiệp gồm KCN phía Nam, KCN Minh Quân, KCN Âu
Lâu.
b) Các cụm công nghiệp (CCN): Quy hoạch
đến năm 2020 phát triển 12 cụm công nghiệp, bao gồm:
- 09 cụm công nghiệp đã được quy hoạch
gồm: CCN Âu Lâu; CCN Sơn Thịnh; CCN Hưng Khánh; CCN Báo
Đáp; CCN phía Tây cầu Mậu A; CCN Đông An; CCN Thịnh Hưng; CCN Yên Thế; CCN Đầm
Hồng, thực hiện di rời CCN Đầm Hồng ra khỏi trung tâm thành phố.
- Quy hoạch bổ sung 02 CNN: CCN Minh
Quân gần nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và CCN ở xã Bảo Hưng, huyện
Trấn Yên.
- Chuyển đổi KCN Bắc Văn Yên thành
CCN.
c) Giai đoạn đến năm 2030: Tùy tình
hình thu hút đầu tư lấp đầy các khu, CNN, mở rộng diện tích KCN Minh Quân và
KCN Âu Lâu, mỗi khu đạt 200 ha; Mở rộng các CCN lên tối đa mỗi cụm 75ha.
2. Phát triển ngành công nghiệp chế
biến nông, lâm sản thực phẩm
a) Chế biến chè: Giai đoạn đến năm
2020 thu hút đầu tư từ 1 đến 2 dự án chế biến chè tinh chế, đấu trộn, thu mua
các sản phẩm để sản xuất chè đen với chất lượng cao. Khuyến khích các cơ sở đầu
tư dây truyền hiện đại sản xuất chè xanh, chè đặc sản, xây dựng thương hiệu
chè. Năm 2020 sản lượng chè đạt 30.000 tấn (trong đó 5.000 tấn chè xanh, chè đặc
sản). Năm 2030 sản lượng chè đạt 40.000 tấn (trong đó 10.000 tấn là chè xanh,
chè đặc sản).
b) Chế biến sắn: Giai đoạn đến năm
2025 duy trì 03 nhà máy chế biến tinh bột sắn hiện có, di dời nhà máy tại thị
xã Nghĩa Lộ đến địa điểm mới. Yêu cầu các nhà máy làm tốt công tác xử lý ô nhiễm
môi trường theo quy định. Sản lượng tinh bột sắn năm 2020 đạt 35.000 tấn, năm
2025 đạt 40.000 tấn. Giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch và mời gọi đầu tư sản xuất
các sản phẩm Ethanol, bột sắn biến tính... Sản lượng tinh bột sắn năm 2030 đạt
40.000 tấn, Ethanol từ 50.000 m3 trở lên.
c) Sản xuất giấy: Duy trì năng lực
các nhà máy sản xuất giấy đế, vàng mã hiện có với sản lượng đạt 38.000 tấn/năm.
Yêu cầu các nhà máy làm tốt công tác xử lý ô nhiễm môi trường. Dừng hoạt động
nhà máy ở thị trấn Cổ Phúc, chuyển sang in giấy vàng mã.
Tăng công suất in giấy vàng mã để tạo việc làm và nâng cao giá trị sản phẩm.
Năm 2020 sản lượng giấy đế, vàng mã đạt 38.000 tấn (trong đó giấy đế 20.000 tấn,
vàng mã 10.000 tấn), ổn định và giảm dần sản lượng đến năm 2030, không đầu tư
thêm các nhà máy mới sản xuất giấy đế.
d) Chế biến Gỗ: Giai đoạn đến năm
2020 tiếp tục mời gọi đầu tư nhà máy sản xuất đồ mộc dân dụng, nội thất sử dụng
các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, công suất đến 300.000 sản phẩm/năm. Đầu tư 1 đến
2 nhà máy chế biến gỗ hiện đại, sản phẩm gỗ cao cấp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Năm 2020 sản phẩm ván ghép thanh đạt 75.000 m3; ván ép đạt 100.000 m3. Năm 2030
ván ghép thanh đạt 150.000 m3, ván ép đạt 200.000 m3. Sản phẩm đồ gỗ dân dụng,
gỗ nội thất đạt 250.000 sản phẩm trở lên.
đ) Chế biến các sản phẩm từ Quế: Giai
đoạn đến 2020 tiếp tục duy trì công suất chế biến tinh dầu quế của 13 nhà máy
chế biến hiện có, chỉ cấp phép đầu tư mới các dự án chế biến tinh dầu quế trong
các vùng nguyên liệu mới. Khuyến khích, mời gọi đầu tư thêm dây chuyền chưng cất tinh. Năm 2020 sản lượng tinh dầu đạt khoảng 1.200 tấn,
năm 2025 đạt 1.400 tấn, năm 2030 đạt 1.600 tấn.
e) Chế biến các sản phẩm từ quả Sơn
Tra: Giai đoạn đến năm 2020 mời gọi đầu tư dự án chế biến quả Sơn Tra để có sản
lượng nước quả đạt 100.000 lít; chè Sơn Tra đạt 100 tấn. Giai đoạn 2021 - 2030,
mời gọi đầu tư các dự án chế biến rượu vang, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức
năng ... từ quả Sơn Tra.
f) Chế biến Măng tre Bát độ: Giai đoạn
đến năm 2020 tiếp tục mời gọi đầu tư 1 đến 2 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp
để nâng cao giá trị. Sản lượng đến năm 2020 đạt 10.000 tấn, năm 2025 đạt 20.000
tấn, năm 2030 đạt 25.000 tấn.
g) Chế biến thực phẩm từ thịt gia
súc, gia cầm: Giai đoạn đến năm 2020 mời gọi đầu tư từ 1 đến 2 cơ sở chế biến
thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, công suất 3.000 - 5.000 tấn sản phẩm/năm trở
lên. Đầu tư các cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại một số địa bàn trọng điểm từ
10 cơ sở trở lên. Sản lượng chế biến đến năm 2020 đạt 5.000 tấn. Giai đoạn đến
năm 2030 tiếp tục mời gọi đầu tư chế biến thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, sản
lượng chế biến đạt 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
3. Phát triển ngành công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản
a) Khai thác và chế biến Felspat bột:
Năm 2020 sản lượng Felspat bột đạt 200.000 tấn và duy trì ổn định đến năm 2030.
b) Khai thác và chế biến Grafit: Giai
đoạn đến năm 2020 duy trì khai thác và nâng cấp công nghệ chế biến tại mỏ
grafit Yên Thái và các mỏ nhỏ lân cận. Thực hiện thăm dò đánh giá trữ lượng và
đưa vào khai thác tại một số mỏ ở khu vực các xã phía Bắc huyện Văn Yên. Ổn định sản xuất nhà máy tuyển của Công ty Ngọc Viễn Đông ở xã Báo Đáp,
huyện Trấn Yên; sản lượng năm 2020 đạt 40.000 tấn, năm 2030 đạt 50.000 tấn.
c) Khai thác và chế biến đá vôi trắng:
Giai đoạn đến năm 2020 hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại các cơ sở khai thác,
chế biến, đảm bảo hợp lý giữa sản lượng khai thác và quy mô công suất chế biến.
Năm 2020 đá vôi dạng hạt đạt 1,5 triệu tấn, đá vôi dạng bột
đạt 1 triệu tấn. Năm 2030 sản lượng đá vôi dạng bột đạt 2,5 triệu tấn, đá vôi dạng
hạt đạt 2,5 triệu tấn, đá xẻ đạt 4 triệu m2, đá block đạt 100.000 m3.
d) Khai thác, tuyển quặng sắt và chế
biến gang thép:
- Khai thác, tuyển quặng sắt: Tiếp tục
khai thác tại các điểm mỏ ở giai đoạn trước và tiến hành khai thác tại 03 mỏ:
Núi Vi, Làng Thảo, Núi 300. Sản lượng quặng sắt năm 2020 đạt 1,5 triệu tấn, năm
2030 đạt 2,5 triệu tấn.
- Luyện gang - thép: Giai đoạn đến
2020 hoàn thành nhà máy Gang thép Yên Bái tại khu công nghiệp phía Nam; sản lượng
năm 2020: Gang đúc đạt 50.000 tấn, phôi thép đạt 100.000 tấn.
Giai đoạn 2021 - 2030 tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án cán thép... Năm 2030 sản
lượng gang đúc đạt 100.000 tấn, phôi thép đạt 150.000 tấn, thép cán đạt 50.000
tấn.
đ) Khai thác và chế biến quặng chì, kẽm:
Giai đoạn đến năm 2020 duy trì hoạt động, mở rộng khai thác của các mỏ hiện có
và một số mỏ mới được cấp phép, dự kiến tổng công suất mỏ khai thác đạt trên
60.000 tấn/năm. Hoàn thành nhà máy luyện chì thỏi kim loại
của tập đoàn Tây Giang tại cụm công nghiệp Sơn Thịnh. Sản lượng chì kẽm kim loại
năm 2020 đạt 15.000 tấn, năm 2025 đạt 25.000 tấn; năm 2030 đạt 30.000 tấn.
e) Thăm dò, khai thác và tuyển luyện
đồng: Đến năm 2020 thăm dò nâng cấp, đầu tư mở rộng nâng
công suất của các mỏ đã quy hoạch của giai đoạn trước để có cơ sở nguyên liệu
xây dựng nhà máy luyện đồng Yên Bái. Sản lượng đồng kim loại
năm 2020 đạt 10.000 tấn; năm 2025 đạt 15.000 tấn; năm 2030
đạt 20.000 tấn.
f) Khai thác và chế biến đất hiếm:
Giai đoạn đến năm 2020 đưa vào khai thác, chế biến mỏ đất hiếm tại xã Yên Phú,
huyện Văn Yên, sản lượng khai thác thô đạt 100.000 tấn/năm, hoàn thành nhà máy
tuyển luyện. Năm 2020 sản lượng tinh quặng hàm lượng 30% đạt trên 5.000 tấn/năm,
tinh quặng hàm lượng 60% đạt trên 10.000 tấn/năm. Giai đoạn 2021 - 2030, ổn định
hoạt động khai thác, tuyển quặng của nhà máy.
g) Khai thác chế biến Thạch anh: Giai
đoạn đến năm 2020 hoàn thành nhà máy chế biến công suất 60.000 tấn tại khu công
nghiệp phía Nam, sản lượng đạt 20.000 tấn. Tiếp tục mở rộng công suất nhà máy hiện có và đầu tư thêm 1 đến 2 nhà máy, sản lượng năm 2030
đạt trên 60.000 tấn.
4. Phát triển ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng
a) Sản xuất xi măng: Duy trì công suất
sản xuất xi măng của hai nhà máy hiện có, năm 2020 sản lượng xi măng + Clinker
đạt 1,2 triệu tấn và duy trì ổn định đến năm 2030;
b) Sản xuất gạch xây: Đến năm 2020 chỉ
cấp phép đầu tư thêm các nhà máy sản xuất gạch nung mới công nghệ hiện đại,
công suất 10 triệu viên quy chuẩn/năm trở lên. Kiên quyết chấm dứt hoạt động của
các cơ sở sản xuất gạch nung công nghệ lò vòng, lò thủ công, lò đứng theo lộ
trình. Giảm dần sản lượng gạch nung phù hợp với tăng dần gạch không nung, đảm bảo
nhu cầu tiêu thụ. Năm 2020 sản lượng đạt 400 triệu viên. Năm 2030 đạt trên 600
triệu viên.
c) Phát triển sản xuất các vật liệu
xây dựng thông thường: Giai đoạn 2016-2020 mời gọi đầu tư phát triển sản xuất
các sản phẩm mới tại tỉnh như: Sản xuất kính, tấm lợp, đá ốp
lát, vật liệu composite, sản xuất vôi công nghiệp... Năm 2020, đá xây dựng đạt
1,3 triệu m3, cát xây dựng đạt 200.000 m3, sỏi 230.000 m3,
sản lượng tôn xốp 4.000 tấn, ống thép đạt 60.000 tấn. Năm 2030 sản lượng ống
thép đạt 100.000 tấn.
d) Sản xuất sứ điện, sứ vệ sinh, sứ
dân dụng: Giai đoạn đến năm 2025 nâng cao năng suất, sản phẩm hữu ích và chất
lượng sản phẩm sứ của 02 nhà máy sản xuất sứ kỹ thuật hiện có; sản lượng năm
2020 đạt 5.000 tấn, năm 2030 đạt 6.000 tấn. Mời gọi đầu tư các nhà máy sản xuất
sản phẩm sứ vệ sinh, sứ dân dụng để có sản phẩm vào giai đoạn sau 2025.
5. Công nghiệp sản xuất và phân phối
điện, nước
a) Sản xuất điện (Thủy điện, năng lượng
mặt trời): Duy trì hoạt động của 12 nhà máy thủy điện đã hoàn thành phát điện
lên lưới quốc gia với tổng công suất thiết kế 319,8MW, bao
gồm: Thủy điện Thác Bà: 120MW, Hưng Khánh 0,5MW; Nậm Tục II 3MW; Mường Kim
13,5MW; Ngòi Hút I 8,4MW; Nậm Đông III 15,6MW; Nậm Đông IV 6,8MW; Hồ Bốn 18MW;
Hát Lìu 4,5MW; Văn Chấn 57MW; Khao Mang Thượng 24,5MW; Ngòi Hút II 48MW. Sản lượng
điện bình quân đạt trên 980 triệu kwh/năm. Đến 2020, hoàn
thành đưa vào sử dụng thêm 14 nhà máy, công suất thiết kế dự kiến trên 250MW,
bao gồm: Thủy điện Ngòi Hút 2A 8,4 MW; Noong Phai 21,2MW; Khao Mang 30MW- Làng
Bằng 3,6MW; Vực Tuần 4,5MW; Trạm Tấu 30MW; Cụm thủy điện
Chế Tạo 46,5MW; Phìn Hồ 10MW; Chấn Thịnh
10MW; Đồng Ngãi 10MW; Pá Hu 26MW; Chí Lư 16MW; Ma Lừ Thàng
3MW; Phình Hồ 16MW- Thác Cá 1, Thác Cá 2 công suất 27 MW,
Thác Bà 2.
Mời gọi đầu tư các hình thức sản xuất
điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, điện khí nén... Sản
lượng điện sản xuất, đến 2020 điều chỉnh tăng từ 1,6 tỷ kWh lên 1,7 tỷ kWh trở
lên (thủy điện 1,5 tỷ kWh năng lượng mặt trời 0,2 tỷ kWh):
Đến 2030 đạt 3 tỷ kWh.
b) Đầu tư hệ thống điện lưới: Đến năm
2020 hoàn thành đường dây 110kV Yên Bái - Nghĩa Lộ, mạch
kép dây dẫn AC240 chiều dài 73km; Đường dây 110kV cấp điện
cho trạm biến áp 110kV Văn Yên, mạch kép dây dẫn AC185 chiều dài 14km; Đường dây 110kV thủy điện Noong Phai,
Pá Hu - trạm biến áp 110KV Nghĩa Lộ, mạch kép dây dẫn
AC185 tổng chiều dài 14km; Đường dây 35kV tổng chiều dài 440km và dự án cấp điện
nông thôn từ lưới điện quốc gia; các dự án do ngành điện đầu tư, với tổng chiều
dài đường dây 0,4kv là 650km; hoàn thành đầu tư các trạm biến áp: Trạm biến áp
220kV Nghĩa Lộ công suất 125.000 kVA; Trạm biến áp 110kV
Yên Bái 2, công suất 40.000kVA; Trạm biến áp 110kV Văn Yên, công suất 25.000kVA;
Trạm biến áp 110kV Mỵ - Văn Chấn, công suất 25.000kVA; Lắp mới máy T2 trạm biến
áp 110kV Khánh Hòa - Lục Yên, công suất 25.000kVA; Trạm biến
áp 110kV công suất 40.000kVA tại Yên Thế, Trấn Yên, Yên
Bình...; tổng số 200 trạm biến áp 35/0,4kV; Năm 2020 đưa điện lưới quốc gia đến
100% số xã, 99% thôn bản, 97,5% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Sản
lượng điện năm 2020 đạt 1,0 tỷ kWh; năm 2025 đạt 1,5 tỷ kWh; năm 2030 đạt 2,0 tỷ
kWh.
c) Sản xuất cung cấp nước sạch: Đầu
tư nâng công suất cấp nước của nhà máy nước Yên Bình, các hệ thống cấp nước sạch ở các huyện, thị xã, thành phố. Sản lượng nước sạch
năm 2020 đạt trên 8 triệu m3, năm 2025 đạt trên 13 triệu m3,
năm 2030 đạt trên 17 triệu m3.
6. Phát triển công nghiệp chế tạo,
lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; công nghiệp hỗ trợ; Phát triển công nghiệp chế
biến công nghệ cao
Giai đoạn đến năm 2030 thu hút đầu tư
các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các chi tiết linh kiện phụ tùng thay thế,
sản xuất thiết bị điện, sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác,
vật liệu cắt gọt và gia công áp lực, sản xuất ắc quy, ống
nhựa, ống kẽm... nhằm cung cấp các sản phẩm cơ khí phục vụ nội địa hóa. Mời gọi
các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử, sản
phẩm phụ trợ độ chính xác cao. Tiếp tục mời gọi các dự án sản xuất phụ tùng,
máy móc thiết bị chế biến nông lâm sản,
khoáng sản.
Phấn đấu năm 2020 đạt 100.000 sản phẩm
thiết bị điện, năm 2025 đạt 200.000 sản phẩm. Đến 2030 đạt
50 triệu linh kiện điện tử trở lên.
7. Phát triển ngành công nghiệp dệt
may, da giày, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc
a) Công nghiệp dệt may: Phát huy công
suất 5 dự án may mặc hiện đã hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất với công suất
thiết kế trên 24 triệu sản phẩm/năm; khuyến khích đầu tư mở rộng các dự án may
xuất khẩu. Duy trì, bảo tồn các sản phẩm truyền thống như
sản phẩm dệt, may thổ cẩm để đảm bảo nhu cầu cho đồng bào và khách du lịch; năm 2020 đạt 24 triệu sản
phẩm, năm 2025 đạt 25 triệu sản phẩm, năm 2030 đạt 30 triệu sản phẩm may các loại.
Giai đoạn 2021 - 2030 mời gọi đầu tư từ 1-2 nhà máy dệt, công suất từ 2.000 -
5.000 tấn sản phẩm dệt/năm trở lên.
b) Công nghiệp da giày, túi ví: Khuyến
khích đầu tư các dự án thuộc da, sản xuất giày, túi ví... phát triển trong giai
đoạn sau năm 2020.
c) Công nghiệp hóa chất: Năm 2020 sản
lượng thuốc chữa bệnh đạt 250 triệu viên, năm 2025 đạt 300 triệu viên, năm 2030
đạt 400 triệu viên. Sản lượng bao bì năm 2020 đạt 15 triệu bao, năm 2025 đạt 25
triệu bao, năm 2030 đạt 35 triệu bao; sản lượng hạt nhựa năm 2030 đạt 50.000 tấn.
Không khuyến khích các dự án sản xuất
hóa chất độc hại, các dự án nhuộm. Hoàn thành nhà máy khí ga công nghiệp giai
đoạn 1 để sản xuất đạt 2.500 bình khí ga vào năm 2020. Giai đoạn 2021 - 2030 mời
gọi đầu tư nhà máy nhựa tái chế với công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường.
d) Chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc
và sản xuất phân bón: Duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm nhà máy chế biến thức
ăn gia súc hiện có; sản lượng đến năm 2020 đạt 25.000 tấn. Sản lượng phân bón từ
rác thải năm 2020 đạt 100.000 tấn. Giai đoạn đến năm 2030 mời gọi các nhà đầu
tư đã có thương hiệu trên thị trường vào đầu tư sản xuất thức ăn công nghiệp và
phân bón vô cơ. Năm 2030 sản lượng thức ăn công nghiệp đạt 100.000 tấn; phân
bón vô cơ các loại đạt 100.000 tấn.
8. Phát triển sản phẩm mỹ nghệ, tiểu
thủ công nghiệp và làng nghề
Mời gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm
mỹ nghệ như tạc tượng từ nguyên liệu đá trắng, đá cảnh, gỗ; các sản phẩm thêu, đan lát... tạo nguồn hàng xuất khẩu và phục vụ
khách du lịch. Đến năm 2020 khôi phục và tiếp tục đầu tư phát triển một số làng
nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường thực hiện bảo vệ
môi trường ở các làng nghề.
9. Nhu cầu vốn đầu
tư, đất, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất công nghiệp
a) Vốn đầu tư: Giai đoạn 2016 - 2020
khoảng 22.180 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp khai thác khoáng sản 810 tỷ đồng;
công nghiệp chế biến, chế tạo 9.270 tỷ đồng; công nghiệp sản xuất, phân phối điện,
nước 12.100 tỷ đồng. Giai đoạn 2020 - 2025 khoảng 10.270 tỷ đồng. Giai đoạn
2025-2030 khoảng 36.170 tỷ đồng.
b) Nhu cầu sử dụng đất: Giai đoạn
2016 - 2020 cần khoảng 3.335 ha, trong đó: Công nghiệp khai thác khoáng sản
1.000 ha; công nghiệp chế biến, chế tạo 1.335 ha; công nghiệp sản xuất, phân phối
điện, nước 1.000 ha.
c) Nhu cầu nguồn nhân lực: Giai đoạn
2016 - 2020 là 11.350 người trong đó: Công nghiệp khai thác khoáng sản 700 người;
công nghiệp chế biến, chế tạo 10.400 người; công nghiệp sản
xuất, phân phối điện, nước 250 người. Giai đoạn 2020 - 2025 là 2.650 người.
Giai đoạn 2025 - 2030 là 5.780 người.
IV. DANH MỤC CÁC DỰ
ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
- Nhà máy sản xuất các chi tiết tiêu
chuẩn, khuân mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực.
- Trung tâm lắp ráp và sửa chữa ô tô,
thiết bị mỏ, máy công trình.
- Nhà máy sản xuất thiết bị, khí cụ
điện.
- Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
- Nhà máy luyện đồng vàng.
- Nhà máy sản xuất thép tấm, thép ống,
ống kẽm, ống nhựa.
- Nhà máy nhựa tái chế.
- Nhà máy lắp ráp ôtô nông dụng, máy
công trình.
- Nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt
trời.
- Nhà máy chế biến nước quả Sơn Tra
và quả có múi.
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ dân dụng, nội
thất.
- Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân
dụng.
- Nhà máy sản xuất Ethanol.
- Nhà máy chưng cất tinh dầu quế.
- Nhà máy sản xuất gỗ rừng trồng chất
lượng cao.
- Nhà máy dệt vải.
- Nhà máy chế biến thịt gia súc gia cầm.
V. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công
tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Rà soát, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Đẩy mạnh
cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp
đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, thu hồi các dự án vi phạm quy định hiện
hành.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kinh
doanh, xúc tiến thương mại; sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước để hỗ
trợ các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh
trật tự, an toàn lao động... Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Tăng cường công tác phối hợp tuyên
truyền, giám sát, phản biện của các cấp ngành, các đoàn thể trong quá trình triển
khai thực hiện quy hoạch.
2. Thực hiện tái cơ cấu ngành công
nghiệp
Thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp
với lộ trình và bước đi phù hợp; tăng trưởng ngành công nghiệp theo chiều sâu,
giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành chế biến. Tập trung nâng cao
giá trị các sản phẩm truyền thống như chè, tinh bột sắn, chế biến gỗ, tinh dầu
quế... Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm mới Sơn Tra, chế biến thịt gia súc,
gia cầm.
Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai
khoáng, khuyến khích và ưu tiên các dự án đầu tư khai thác chế biến sâu. Khuyến
khích phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng mới phù hợp với điều kiện của
tỉnh và nhu cầu của thị trường (gạch không nung, sứ dân dụng, sứ vệ sinh...).
Rà soát, đánh giá tình hình khai thác, chế biến đá vôi trắng, trên cơ sở đó sắp
xếp, điều chỉnh hệ thống các cơ sở đang hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng
trên địa bàn.
Phát triển công nghiệp sản xuất điện
theo hướng thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện mới, sử dụng năng lượng tái tạo
(năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trên địa bàn tỉnh. Đầu tư mới, cải tạo
nâng cấp hệ thống truyền tải điện.
Từng bước phát triển công nghiệp chế
tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển
công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2020 thu hút đầu tư thành công các dự án
công nghiệp hỗ trợ, Đến năm 2025 từng bước thu hút các dự
án chế biến công nghiệp công nghệ cao, các dự án tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh,
giá trị lớn.
Phát triển phù hợp công nghiệp dệt
may, da giày, hóa chất: Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm từ
da, sản phẩm sơn, nhựa, hạt nhựa, cao su...; tiếp tục nâng cao sản lượng các sản
phẩm thuốc viên các loại, bao bì...; hoàn thành dự án nhà máy khí công nghiệp của
Hàn Quốc (giai đoạn 1).
Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mỹ
nghệ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Đầu tư sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ
nguyên liệu đá trắng, đá cảnh, gỗ, các sản phẩm thêu, đan
lát... Bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống gắn
liền với phát triển các loại hình du lịch; hỗ trợ phát triển
một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp phù hợp với từng địa
phương.
3. Ưu tiên nguồn lực cho đầu tư
phát triển công nghiệp
Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Bố
trí ngân sách nhà nước phù hợp cho đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm
hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng
mô hình thí điểm... Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp,
hạ tầng giao thông gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu,
hàng hóa lớn của tỉnh. Phát triển hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân
phối, đảm bảo cung cấp điện ổn định, có chất lượng tốt.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực
Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển
nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Dự báo và
xác định nhu cầu để có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động cho
phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu trong từng
giai đoạn.
Đào tạo nâng cao tỷ lệ lao động qua
đào tạo của tỉnh một cách thực chất, hiệu quả. Xây dựng cơ chế, chính sách để
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Công Thương:
- Tổ chức công bố nội dung quy hoạch
để các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết, để căn cứ triển
khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu của quy hoạch;
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp thực hiện quy hoạch trong các kế hoạch hàng năm, 5 năm của ngành công
nghiệp. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kịp thời đề xuất Ủy
ban nhân dân tỉnh các giải pháp và điều hành thực hiện quy hoạch đảm bảo yêu cầu
phát triển của ngành công nghiệp trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp
tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước trong ngành công
nghiệp và các chính sách, giải pháp phát triển ngành.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao, chủ động thực hiện các công việc liên quan đến Quy hoạch phát triển công
nghiệp thuộc trách nhiệm của đơn vị mình; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương
để giải quyết xử lý các vấn đề liên quan.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
- Trên cơ sở các định hướng, mục tiêu
phát triển công nghiệp trong Quy hoạch này tiến hành cụ thể hóa và điều chỉnh,
bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng trên
địa bàn.
- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch
này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của từng địa
phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ
trưởng các ngành và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT Tỉnh ủy;
- HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Phòng Tin học - Công báo;
-Lưu: VT,TH, CN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đỗ Đức Duy
|