ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1231/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT
HÀNG DƯỢC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016 - 2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo
điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch chỉ đạo, điều
hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách Thành phố và chương trình
công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 1335/TTr-SYT ngày 22 tháng 2 năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016-2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
Bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2016-2017 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan thường trực, chịu trách
nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành
phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chi Cục trưởng Chi cục Quản
lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị
trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm
2016 - 2017 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ y tế; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV; TCTMDV (3b);
- Lưu: VT, (TM/AT).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Khoa
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM THIẾT
YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016 - 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt có tính
kinh tế, kỹ thuật và xã hội cao, cần thiết không thể thiếu trong việc chẩn
đoán, dự phòng và điều trị nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Chất lượng
và giá thuốc được sự quan tâm của cả xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo
điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2016; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội, ngân sách Thành phố và chương trình công tác của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016; Ủy ban nhân dân Thành phố
ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường
các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2016 - 2017 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
- Chương trình Bình ổn thị trường các
mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017
(sau đây gọi là Chương trình) triển khai để đảm bảo cân đối cung - cầu hàng
hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội; đồng thời,
gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Đề
án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế và Chương trình
“Thuốc Việt cho người Việt” của Sở Y tế.
- Chương trình tiếp tục được triển
khai theo hướng xã hội hóa, nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo phù hợp với những định hướng lớn
về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Thành phố và cả nước.
- Thuốc trong Chương trình là thuốc sản
xuất trong nước tại các nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng. Lượng
thuốc trong Chương trình có khả năng cân đối cung - cầu trên địa bàn Thành phố,
kể cả trong trường hợp xảy ra biến động giá thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc thiết
yếu tăng cao. Giá bán của các nhóm thuốc trong Chương trình thấp hơn giá bán của
sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất từ 5% đến 10%. Thuốc
trong Chương trình sẽ được phân, phối đến người bệnh, đặc biệt người có thu nhập
và điều kiện sống thấp, thường dễ mắc bệnh và có nhu cầu dùng thuốc nhiều.
- Chương trình thúc đẩy phát triển mạng
lưới điểm bán tại các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc doanh nghiệp, nhà thuốc tư
nhân, đại lý thuốc trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường
được phân phối một cách thuận lợi, nhanh chóng đến các đối tượng có nhu cầu.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
I. Các nhóm thuốc
thiết yếu, các mặt hàng và lượng thuốc:
- Thuốc thiết yếu phục vụ bình ổn thị
trường trên địa bàn Thành phố gồm 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh
thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều (bao gồm
các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày,
trị ho - hen phế quản, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc
kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị giun, trị thấp khớp, vitamin -
khoáng chất, thuốc dùng ngoài, thuốc cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tâm thần, thuốc trị nấm, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu...).
- Danh mục thuốc bình ổn thị trường gồm 21 nhóm thuốc; được xây dựng căn cứ vào danh mục thuốc
chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, danh mục thuốc thiết
yếu Việt Nam ban hành lần thứ VI và nhu cầu sử dụng thuốc
thiết yếu của người dân thành phố Danh mục gồm 21 nhóm thuốc với 176 hoạt chất
và 550 mặt hàng.
- Số lượng thuốc bình ổn thị trường
chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân Thành phố sử dụng
trong năm.
2. Đối tượng và
điều kiện tham gia Chương trình:
2.1. Đối tượng:
- Các doanh nghiệp sản xuất - kinh
doanh dược phẩm thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, có trụ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh, thành phố khác trong cả nước; có năng lực trong
sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được số lượng thuốc lớn và đã đạt tiêu chuẩn “Thực
hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.
- Các nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn Thành
phố đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.
- Các đại lý thuốc ở khu vực ngoại
thành có Giấy chống nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc còn
hiệu lực.
2.2. Điều kiện:
- Có chức năng sản xuất - kinh doanh
dược phẩm, đạt chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt
phân phối thuốc” - GDP; có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất - kinh
doanh thuốc; có thuốc cung ứng cho thị trường với số lượng
lớn, xuyên suốt.
- Có phương án sản xuất - kinh doanh
bình ổn thị trường và tình hình tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài
chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn ...) đủ
khả năng để tạo nguồn thuốc phục vụ bình ổn thị trường.
- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi,
trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn Chất
lượng; có phương tiện vận chuyển đảm bảo đủ khả năng phục vụ cho việc phân phối thuốc theo yêu cầu của Chương trình.
- Có mạng lưới phân phối thuốc rộng
khắp trên địa bàn Thành phố và có kế hoạch phát triển mạng lưới điểm bán thuốc
bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố trong thời gian thực hiện Chương
trình. Các điểm bán thuốc bình ổn thị trường là các nhà thuốc đạt chuẩn “Thực
hành tốt Nhà thuốc” - GPP và các đại lý thuốc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc còn hiệu lực.
- Cam kết thuốc tham gia Chương trình
được cung ứng ra thị trường đúng chủng loại, đủ số lượng và đáp ứng các tiêu
chuẩn về chất lượng thuốc.
- Cam kết về giá bán thuốc bình ổn thị
trường thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường
ít nhất từ 5% đến 10% và được sự chấp thuận của Sở Y tế và
Sở Tài chính.
3. Quyền lợi và
nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình:
3.1. Quyền lợi:
- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá
đối với hàng hóa bình ổn thị trường, điểm bán bình ổn thị
trường khi đăng ký tham gia Chương trình và các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm
vụ bình ổn thị trường trong khuôn khổ Chương trình.
- Được sử dụng biểu trưng (logo)
Chương trình Bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Sở Y tế,
theo các điều khoản quy định về quản lý, khai thác, sử dụng biểu trưng này và
tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
3.2. Nghĩa vụ:
- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo
đúng phương án đã đăng ký, đảm bảo thuốc tham gia Chương trình đạt chất lượng.
- Tổ chức bán các loại thuốc trong
Chương trình Bình ổn theo giá đã đăng ký đối với toàn bộ lượng thuốc của đơn vị
cung ứng ra thị trường trong suốt thời gian tham gia Chương trình.
- Chấp hành sự điều động cung ứng thuốc
để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Y tế
khi có xảy ra biến động.
- Chủ động liên kết, hợp tác, xây dựng
mới điểm bán lẻ thuốc để phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán thuốc
bình ổn của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Treo băng-rôn, bảng giá tham gia
Chương trình tại điểm bán; bố trí thuốc bình ổn thị trường ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt trong khu vực thuốc kê đơn và thuốc không kê
đơn; phải đảm bảo cung ứng ra thị trường đủ số lượng, chủng loại thuốc và bán
đúng giá thuốc bình ổn thị trường.
- Thực hiện đóng các cam kết và các quy định của Chương trình theo kế hoạch này.
4. Cơ chế thực
hiện Chương trình:
4.1. Thời gian: 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3
năm 2017.
4.2. Giá bán bình ổn thị trường:
- Giá thuốc tham gia Chương trình bán
thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất
từ 5% đến 10% và được đăng ký với Sở Y tế, Sở Tài chính.
Các đơn vị tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức bán các loại thuốc
trong Chương trình theo giá đã đăng ký đối với toàn bộ lượng thuốc của đơn vị
cung ứng ra thị trường trong thời gian tham gia Chương trình.
- Sở Y tế và Sở Tài chính xác định
giá thuốc tham gia Chương trình căn cứ vào việc tham khảo giá thuốc tham gia
Chương trình tại thời điểm đăng ký, giá thuốc trúng thầu thông qua đấu thầu tập
trung tại Sở Y tế năm 2014 và thặng số bán lẻ tối đa cho phép theo Thông tư số
15/2011/TT-BYT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế.
- Trường hợp thị trường biến động
tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu, các chi phí đầu
vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh
giá bán thuốc tham gia Chương trình như sau:
+ Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi
phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% so với thời điểm đơn vị đăng ký giá bán
bình ổn thị trường, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán; điều chỉnh tăng giá
bán sau khi được Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.
+ Trường hợp thị trường giảm giá từ
5% trở lên, các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Đơn vị
chủ động điều chỉnh giảm giá bán khí thị trường giảm và gửi thông báo về Sở Y tế, Sở Tài chính.
- Giá thuốc tham gia Chương trình phải
niêm yết công khai và thống nhất ở tất cả các điểm bán thuốc
bình ổn thị trường.
4.3. Phát triển mạng lưới:
- Chương trình thúc đẩy phát triển mạng
lưới điểm bán tại các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc doanh nghiệp, nhà thuốc tư
nhân, đại lý thuốc trên địa bàn Thành phố.
- Đơn vị tham gia Chương trình thực hiện
nghiêm túc kế hoạch phát triển mạng lưới điểm bán thuốc bình ổn thị trường đã
đăng ký với Sở Y tế.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế:
- Là cơ quan thường trực của Chương
trình.
- Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp
các cơ quan có liên quan xác định danh mục thuốc thiết yếu,
lượng thuốc phù hợp và tiêu chuẩn chất lượng thuốc tham
gia Chương trình; xây dựng và công khai thông tin về tiêu chí xét chọn các đơn
vị tham gia Chương trình; hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia,
tổ chức thẩm định chặt chẽ để xét chọn và phân bổ lượng
thuốc phù hợp giao các đơn vị đủ điều kiện tham gia thực
hiện Chương trình; hoàn chỉnh Kế hoạch thực hiện Chương trình trình Ủy ban nhân
dân Thành phố phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch.
- Triển khai thực hiện Chương trình
trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có
liên quan của Tổ Kiểm tra công tác thực hiện các Chương trình Bình ổn thị trường
xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương
trình.
- Kiểm tra lượng thuốc bán ra cửa các
đơn vị theo kế hoạch đã giao; phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện
pháp xử lý đối với các trường hợp không cung ứng đủ lượng thuốc bình ổn thị trường đã được giao.
- Phối hợp Sở Tài chính và các cơ
quan có liên quan thực hiện việc thẩm định giá thuốc đăng
ký tham gia Chương trình; kiểm tra
giá thuốc, đặc biệt giá các loại thuốc tham gia Chương
trình; kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết
của các đơn vị tham gia Chương trình; chủ động yêu cầu các đơn vị tham gia
Chương trình đăng ký điều chỉnh lại giá khi thị trường có biến động lớn.
- Tổng hợp, cung cấp danh sách mạng lưới bán lẻ của các đơn vị tham gia Chương trình để Ủy ban nhân
dân các quận - huyện công bố rộng rãi và phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình cung ứng thuốc bình ổn thị trường trên địa bàn quận
- huyện.
- Xây dựng và phối hợp các cơ quan có
liên quan để triển khai kế hoạch thông tin - tuyên truyền về Chương trình.
- Kịp thời tổng
hợp báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo giải quyết khó khăn,
vướng mắc (nếu có) của các đơn vị tham gia Chương trình; xây dựng tiêu chí cụ
thể để đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng các tập thể,
cá nhân tham gia thực hiện tốt Chương trình.
2. Sở Công Thương:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Y tế thực hiện mục 1, phần
III Kế hoạch này.
3. Sở
Tài chính:
- Phối hợp Sở Y tế và các cơ quan có
liên quan thực hiện việc thẩm định giá thuốc đăng ký tham gia Chương trình.
- Phối hợp các sở - ngành chức năng,
quận - huyện kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của đơn vị
tham gia Chương trình; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường
hợp vi phạm.
- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị
trường; tổ chức kiểm tra trong các
trường hợp biến động giá (nếu có); tổng hợp, báo cáo kết
quả kiểm tra và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố biện pháp xử lý.
4. Sở Thông
tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông
đưa tin chính xác, kịp thời và phù hợp; tránh sai lệch làm ảnh hưởng đến Chương
trình.
- Chấn chỉnh, xử lý đối với việc đưa
tin không chính xác, sai lệch, làm ảnh hưởng uy tín và hoạt động của Chương
trình.
- Phối hợp Sở Công Thương và các cơ
quan có liên quan thực hiện công tác thông tin - tuyên truyền về Chương trình.
5. Chi cục Quản lý thị trường:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm
tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật
như đầu cơ, găm hàng, sản xuất - kinh doanh hàng cấm, hàng
nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng
từ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có không
nhãn mác ...
- Phối hợp với các cơ quan có liên
quan kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về giá.
- Kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm
quyền, theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng thương hiệu của
Chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm ảnh
hưởng uy tín của Chương trình.
6. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
- Phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các Phòng Y tế thực hiện:
Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở
kinh doanh thuốc trên địa bàn tham gia Chương trình; tổ chức thông tin về Chương
trình và các điểm bán thuốc bình ổn thị trường tham gia Chương trình; tổ chức
kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của Chương trình tại các điểm bán
hàng bình ổn thị trường trên địa bàn; tăng cường công tác
quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán thuốc theo giá niêm yết trên địa bàn quận - huyện; theo dõi sát
diễn biến cung - cầu hàng hóa, giá cả thị trường; chủ động
thông tin, báo cáo về Sở Y tế, Sở Tài chính các trường hợp
biến động giá trên địa bàn (nếu có).
- Chịu trách nhiệm về công tác bình ổn
thị trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền; chỉ đạo các phòng - ban và cơ quan,
đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp, hỗ trợ các sở - ngành và đơn vị tham gia
Chương trình thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường.
- Báo cáo tình hình cung - cầu hàng
hóa và giá cả thị trường trên địa bàn gửi về Sở Y tế, Sở
Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân Thành phố)
1. Báo cáo tình hình triển khai:
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện,
Chi cục Quản lý thị trường báo cáo, đánh giá tình hình giá cả thị trường liên
quan đến các mặt hàng trong Chương trình theo địa bàn quản lý.
- Các đơn vị tham gia Chương trình
báo cáo tình hình thực hiện bình ổn, kinh doanh các mặt hàng thuốc trong Chương trình.
- Thời gian báo cáo: trước 15 giờ, thứ
năm hàng tuần.
- Báo cáo gửi về:
Sở Y tế - 59 Nguyễn Thị Minh Khai, quận
1.
Sở Tài chính - 142 Nguyễn Thị Minh
Khai, quận 3.
2. Báo cáo tổng hợp:
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện,
Chi cục quản lý thị trường và các đơn vị tham gia Chương trình tiến hành đánh
giá, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình gửi Sở Y tế và Sở Tài
chính trước ngày 5 hàng tháng.
- Sở Y tế tổng hợp và báo cáo Ủy ban
nhân dân Thành phố vào ngày 10 hàng tháng về tình hình thực
hiện Chương trình trong tháng liền trước.
Đường
dây nóng của Chương trình
Điện
thoại: 39333000 Fax: 39333322
|