Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1199/QĐ-UBND chương trình phát triển thương mại điện tử Bình Phước 2016 2020

Số hiệu: 1199/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Trần Ngọc Trai
Ngày ban hành: 26/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1199/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 26 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tquốc gia giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thtướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình thương mại điện tử quốc gia;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 475/TTr-SCT ngày 30/3/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020”.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch; Giám đốc các doanh nghiệp trong tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- CT, PCT UBND t
nh;
- Như Điều 2;
- LĐVP, P: KTTH, VX;
- Lưu: VT, (Quế-23.5)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Trần Ngọc Trai

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s
: 1199/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Căn cứ pháp lý và sự cần thiết xây dựng Chương trình:

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Thương mại ngày 14/6/2005;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2005;

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

- Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;

- Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình thương mại điện tử quốc gia;

- Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.

2. Sự cần thiết:

- Với phương thức kinh doanh ngày càng văn minh, thương mại điện tử (TMĐT) đang là xu thế của các quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập. Phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng với nhiều chủ thể và đối tượng tham gia dưới nhiều hình thức như B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng)... Tham gia TMĐT sẽ giảm tối đa chi phí về thời gian giao dịch, hiệu quả kinh doanh tăng nhanh, đặc biệt thuận lợi trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa với thị trường trong và ngoài nước.

- Trong những năm qua, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu của nhân dân, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển TMĐT. Tuy nhiên ứng dụng phát triển TMĐT trong tỉnh vẫn còn hạn chế, chính vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của TMĐT, những vấn đề phát sinh trong quá trình tham gia TMĐT...nhằm mục đích:

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, ý nghĩa và kỹ năng ứng dụng TMĐT trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

+ Xây dựng nền kinh tế tri thức góp phần phát triển kinh tế bền vững, nâng tầm ứng dụng TMĐT theo kịp sự phát triển chung của cả nước, từ đó hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng khả năng và tiếp cận thị trường nội địa và thị trường nước ngoài; tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng cường tuyên truyền và quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp.

Do đó, việc xây dựng và triển khai Chương trình phát triển TMĐT tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020 là rất cần thiết, qua đó giúp các cấp, các ngành cũng như các doanh nghiệp trong tỉnh từng bước nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành và thực thi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020:

1. Mục tiêu chung:

Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

2. Mc tiêu cthể:

Trên cơ sở Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014-2020 của Chính Phủ và căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, mục tiêu đến năm 2020, Chương trình phát triển TMĐT của tỉnh Bình Phước phấn đấu đạt những mục tiêu chủ yếu sau:

- ng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C).

- Hình thành và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh và website TMĐT để mua, bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mua sắm trực tuyến cơ bản trở thành hình thức phổ biến của người tiêu dùng.

- Cán bộ, công chức và cán bộ quản lý doanh nghiệp được đào tạo, tập hun kiến thức về TMĐT, kỹ năng quản lý và ứng dụng trong TMĐT.

III. Nội dung của Chương trình:

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT đến cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về TMĐT đối với cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp.

- Phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ứng dụng TMĐT, ý nghĩa và tầm quan trọng của an toàn thông tin, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch TMĐT; tiến tới sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động TMĐT.

2. Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT:

- Xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng TMĐT.

- Hình thành và duy trì ổn định Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tạo dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh và thuận lợi, giúp doanh nghiệp phát huy tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển TMĐT và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Hàng năm khảo sát và lựa chọn doanh nghiệp đã ứng dụng TMĐT để hỗ trợ tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong nước nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai thác các cơ hội giao thương hàng ngày nhằm mrộng thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu trên môi trường internet giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng mục tiêu theo xu thế tiếp thị mới.

- Mỗi năm hỗ trợ từ 05 đến 10 doanh nghiệp xây dựng website TMĐT phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, sản phẩm của doanh nghiệp. Tư vấn doanh nghiệp triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C); tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến, cách thức quảng bá, marketing hiệu quả cho website TMĐT.

- Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở khi triển khai các ứng dụng TMĐT, sử dụng các công nghệ phục vụ phát triển thanh toán trực tuyến, các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử, hỗ trợ người mua thanh toán trực tuyến.

- Xây dựng và hoàn thiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đáp ứng tiến trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường. Nâng cấp Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương lên mức độ 3 nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến về thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Điều tra khảo sát tình hình ng dụng TMĐT:

- Tổ chức các hoạt động rà soát, thống kê hàng năm về tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT trên địa bàn tỉnh.

- Việc khảo sát được tiến hành với các nội dung: Đánh giá về hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực hoạt động TMĐT tại các doanh nghiệp, giao dịch TMĐT của doanh nghiệp với khách hàng; tình hình vận hành website TMĐT tại các doanh nghiệp.

4. Kinh phí triển khai thực hiện:

- Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngân sách tỉnh và đóng góp của các doanh nghiệp tham gia Chương trình.

- Hàng năm, Sở Công Thương trình UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên cơ sở nguồn kinh phí được ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán.

IV. Tổ chức thực hiện:

- Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này, đồng thời thường xuyên tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

- Giao Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí, bố trí trong dự toán hàng năm của Sở Công Thương để xây dựng kế hoạch thực hiện.

Việc điều chỉnh, bổ sung nội dung Chương trình này do Giám đốc Sở Công Thương trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1199/QĐ-UBND ngày 26/05/2016 về Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.271

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.200.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!