BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
117/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
RÀ SOÁT CUỐI KỲ BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHÂN BÓN DAP, MAP NHẬP KHẨU
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT
ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số
nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 686/QĐ-BCT
ngày 02 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp
tự vệ chính thức đối với mặt hàng phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 715/QĐ-BCT
ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc gia hạn áp dụng
biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến
hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón
DAP, MAP thuộc các mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00;
3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00 nhập khẩu vào Việt Nam (mã số vụ
việc ER02.SG06) với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo kèm theo Quyết định
này.
Điều 2.
Trình tự thủ tục tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ thực hiện
theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Thủ trưởng các đơn vị
và các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Ngoại giao;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Cục: XNK, HC;
- Vụ: ĐB, PC;
- Lưu: VT, PVTM (04).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Khánh
|
THÔNG BÁO
RÀ
SOÁT CUỐI KỲ BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHÂN BÓN DAP, MAP NHẬP KHẨU
(Kèm theo Quyết định số 117/QĐ-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương)
1. Thông tin cơ bản
Ngày 02 tháng 3 năm 2018, Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành Quyết định số 686/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ
chính thức đối với sản phẩm phân, bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam trong 2
năm (nếu không gia hạn).
Ngày 03 tháng 3 năm 2020, Bộ Công
Thương đã ban hành Quyết định số 715/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối
với sản phẩm phân bón DAP/MAP nhập khẩu có mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90;
3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
Căn cứ khoản 1 Điều 69
Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ
thương mại (sau đây gọi là Nghị định 10/2018/NĐ-CP), ngày 20 tháng 10 năm 2021,
Bộ Công Thương đã thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục
Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) về việc chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu
rà soát cuối kỳ.
Ngày 19 tháng 11 năm 2021, Cơ quan điều
tra nhận được Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm
phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đề nghị của Cơ quan điều tra,
ngày 29 tháng 12 năm 2021, Bên yêu cầu đã bổ sung thông tin trong Hồ sơ yêu cầu
gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra xác nhận Hồ sơ
yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đầy đủ và hợp lệ.
2. Cơ sở pháp lý và nội dung rà
soát cuối kỳ
2.1. Cơ sở pháp lý rà soát cuối kỳ
Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện
căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại
thương số 05/2017/QM14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 và khoản 1 Điều
69 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
2.2. Nội dung rà soát cuối kỳ
Căn cứ khoản 2 Điều 69
Nghị định 10/2018/NĐ-CP, việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
bao gồm các nội dung sau: a) Xác định mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; b) Đánh giá tình trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ
được áp dụng; c) Những điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện
pháp tự vệ được áp dụng; d) Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại
nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng
biện pháp tự vệ.
3. Hàng hóa thuộc đối tượng rà
soát cuối kỳ
Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng rà
soát cuối kỳ bao gồm các sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào Việt Nam thuộc
các mã HS: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00;
3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
4. Quy trình và thủ tục rà soát
Trên cơ sở quyết định rà soát, Cơ
quan điều tra sẽ tiến hành các thủ tục rà soát như sau:
4.1. Tiếp nhận đơn đăng ký bên
liên quan
Theo quy định tại Điều
6 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện
pháp phòng vệ thương mại (Thông tư 37/2019/TT-BCT), các tổ chức, cá nhân theo
quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương
có quyền đăng ký tham gia vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
với tư cách là bên liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên
quan được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị
định 10/2018/NĐ-CP).
Đơn đăng ký làm bên liên quan theo mẫu
tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT phải được gửi tới Cơ quan điều
tra theo địa chỉ tại Mục 5 trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc kể từ
ngày có hiệu lực của Quyết định rà soát.
Cơ quan điều tra khuyến nghị tất cả
các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên đăng ký để có thể bình luận, tiếp
cận các thông tin, hồ sơ vụ việc nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
4.2. Bản câu hỏi rà soát
Nhằm thu thập các thông tin cần thiết
cho quá trình điều tra, Cơ quan điều tra sẽ gửi Bản câu hỏi rà soát đến các Bên
liên quan trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày ban hành Quyết định rà soát.
Thủ tục về việc gửi và nhận bản câu hỏi
rà soát được thực hiện theo quy định tại Điều 57 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4.3. Điều tra tại chỗ
Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều
tra sẽ tiến hành xác minh, điều tra tại chỗ các bên liên quan để phục vụ cho
quá trình rà soát. Thủ tục điều tra tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4.4. Bảo mật thông tin
Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm bảo
mật đối với các thông tin do các Bên liên quan cung cấp theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4.5. Hợp tác trong quá trình rà
soát
Trong trường hợp bất kỳ bên liên quan
từ chối cung cấp các thông tin cần thiết trong thời hạn quy định hoặc cung cấp
thông tin không xác thực hoặc có hành vi cản trở quá trình điều tra, Cơ quan điều
tra sử dụng các thông tin sẵn có theo quy định tại Điều 10 Nghị
định 10/2018/NĐ-CP.
4.6. Tham vấn
Việc tham vấn với các bên liên quan
được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định
10/2018/NĐ-CP.
4.7. Thời hạn tiến hành rà soát
Theo quy định tại điểm
đ khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát cuối kỳ việc
áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có Quyết định rà soát,
trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 06 tháng.
5. Thông tin liên hệ
Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công
Thương
Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà
Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 24) 7303.7898, máy lẻ
116; Fax: (+84 24) 7303.7898
Email: trongnd@moit.gov.vn; quynhpm@moit.gov.vn.