Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1137/QĐ-TTg 2017 nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam 2020 2030

Số hiệu: 1137/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 03/08/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đề xuất sửa đổi Luật Đất đai để phát triển nông nghiệp

Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định 1137/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, để thực hiện mục tiêu đề án, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ, đơn cử như:

- Đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền, chính sách bồi thường phù hợp khi thu hồi đất, khuyến khích phát triển nông nghiệp quy mô lớn;

- Xây dựng chính sách quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu;

- Xây dựng, hoàn thiện quy định về môi trường liên quan đến khai thác, nuôi trồng, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, phù hợp với quy định của quốc tế.

Xem thêm chi tiết tại Quyết định 1137/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 03/8/2017).

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1137/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

b) Phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia để thực hiện nhất quán chủ trương chủ động hội nhập quốc tế.

d) Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh hiện có, đồng thời tạo ra lợi thế so sánh mới dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

đ) Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.

e) Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp hội viên.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021 - 2030.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020:

+ Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu.

+ Giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay. Tăng dn tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường các nền kinh tế phát triển (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...).

+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016-2020.

+ Mỗi năm có ít nhất 100 lượt doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và 200 lượt doanh nghiệp đạt giải chất lượng quốc gia.

+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên phụ liệu và linh phụ kiện cho các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu.

+ Doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở một số khâu có giá trị gia tăng cao.

+ Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam tăng ít nhất 12 bậc so với năm 2015.

+ Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tăng ít nhất 15 bậc so với năm 2015.

- Đến năm 2030:

+ Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu.

+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 9% -10%/năm thời kỳ 2021-2030.

+ Mỗi năm có ít nhất 200 lượt doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và 400 lượt doanh nghiệp đạt giải chất lượng quốc gia.

+ Hình thành các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, làm nòng cốt cho các nhóm mặt hàng xuất khẩu.

+ Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam tăng ít nhất 20 bậc so với năm 2015.

+ Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tăng ít nhất 25 bậc so với năm 2015.

II. CÁC MẶT HÀNG ƯU TIÊN TẬP TRUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Nhóm hàng nông sản, thủy sản

a) Các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu

- Gạo.

- Cà phê.

- Cao su.

- Thủy sản.

- Hạt tiêu.

- Hạt điều.

- Sắn và sản phẩm chế biến từ sắn.

- Rau quả.

b) Các mặt hàng sẽ có li thế xuất khẩu

- Chè.

- Mật ong.

2. Nhóm hàng công nghiệp chế biến

a) Các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu

- Dệt may.

- Giày dép.

- Đồ gỗ.

- Valy, túi xách, ô dù

- Điện thoại các loại và linh kiện.

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

- Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện.

- Phương tiện vận tải và phụ tùng.

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.

- Dây điện, cáp điện.

b) Các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu

- Nguyên phụ liệu dệt may, da giày.

- Nhựa và sản phẩm nhựa.

- Phân bón.

- Hóa chất.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các nhóm giải pháp chủ yếu

a) Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu

- Chuyển đổi phương thức sản xuất:

+ Đối với nông sản: Chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

+ Đối với sản phẩm công nghiệp: Chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa.

- Chuyển đổi phương thức xuất khẩu:

+ Chuyển từ xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp.

+ Chuyển từ xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB sang xuất khu theo điều kiện giao hàng CIF.

b) Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao

- Đối với nông sản xuất khẩu: Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.

- Đối với hàng công nghiệp xuất khẩu: Chuyển từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.

c) Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu

- Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường.

- Xây dựng năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu.

- Thúc đẩy việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn riêng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính có khả năng tạo ra các rào cản thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Phổ biến, tư vấn, đào tạo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm xuất khẩu đạt giải thưởng chất lượng quốc gia và giải thưởng chất lượng quốc tế.

d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khu

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các mặt hàng đang và sẽ có lợi thế xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu và tăng tỷ trọng sản xuất hàng xuất khu từ nguyên liệu trong nước.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ được thực hiện thông qua xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường.

đ) Tăng cường vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam

- Khuyến khích doanh nghiệp FDI nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực (dệt may, giày dép, điện tử, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, dụng cụ).

- Ưu tiên và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp FDI liên kết với doanh nghiệp trong nước trong sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.

- Có chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành có tiềm năng xuất khẩu mà doanh nghiệp trong nước còn yếu.

e) Củng cố và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu

- Củng cố các thị trường xuất khẩu trọng điểm và truyền thống, đặc biệt chú trọng các thị trường xuất siêu truyền thống (như Hoa Kỳ, EU) và các thị trường xuất khẩu truyền thống trước đây thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu.

- Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

- Tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời thúc đẩy công tác vận động để Việt Nam sớm được các nước công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

- Chú trọng phát triển thị trường nội địa nhằm bổ sung và hỗ trợ thị trường xuất khẩu, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.

g) Tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp

- Xây dựng thương hiệu quốc gia chung Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.

h) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp

- Cải thiện môi trường kinh doanh: Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường dịch vụ công trực tuyến, triển khai cơ chế một cửa quốc gia.

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở (điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải); phát triển dịch vụ logistics, đưa hàng hóa xuất khẩu tới các thị trường với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất.

i) Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và phương thức quản trị tiên tiến theo các hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khu hàng hóa phù hợp với từng thị trường và năng lực của doanh nghiệp; tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu.

- Khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp), giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

- Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại thông qua phát triển hệ thống thông tin thương mại thị trường và tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường hỗ trợ doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp).

- Cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

k) Nâng cao năng lực của các hiệp hội ngành hàng

- Tạo thuận lợi cho hiệp hội phát triển các hoạt động hỗ trợ hội viên về đào tạo, tư vấn, xúc tiến thương mại, nhận chứng chỉ chất lượng sản phẩm quốc tế.

- Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các hiệp hội xây dựng hệ thống thông tin phân tích, dự báo về cung cầu, giá cả thị trường quốc tế, kết nối với các hệ thng cơ sở dữ liệu thị trường, xúc tiến thương mại của các Bộ, ngành liên quan đcung cấp cho các doanh nghiệp hội viên.

- Tạo thuận lợi cho các hiệp hội tăng cường vai trò liên kết hội viên trong mỗi ngành hàng và giữa các ngành hàng khác nhau.

- Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan bảo đảm các hiệp hội được tham gia đầy đủ trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật.

2. Phân giai đoạn thực hiện Đề án

a) Giai đoạn đến 2020

- Đối với các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Thực hiện đồng bộ các gii pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để khai thác lợi thế hiện có, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đối với các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu: Tập trung vào các giải pháp tạo ra lợi thế mới nhằm nâng cao khả năng cung nội địa, phát triển thương hiệu và mrộng thị trường, từng bước đẩy mạnh xuất khẩu.

b) Giai đoạn 2021-2030

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu và các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ những giải pháp chủ yếu quy định tại Mục III Điều 1 Quyết định này và giải pháp cụ thể đối với các mặt hàng ưu tiên tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh đề ra trong Đề án, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, địa bàn phụ trách, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu phù hợp điều kiện, đặc điểm của lĩnh vực, địa bàn; trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Đề án và các nhiệm vụ:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất đối với các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu thuộc nhóm hàng công nghiệp nêu tại khoản 2 Mục II phù hợp với từng giai đoạn.

b) Tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường của doanh nghiệp thông qua triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015-2020, định hướng đến năm 2030, Đề án xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng sản xuất và phân phối ở ngoài nước, Đề án củng cvà mở rộng hệ thống cơ quan đại diện xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Đề án nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại.

c) Chủ trì, làm đầu mối tổ chức xây dựng thương hiệu chung hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua Chương trình thương hiệu quốc gia.

d) Tổ chức đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định kinh tế - thương mại, như Hiệp định Đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu, các hiệp định thương mại biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký, đề xuất giải pháp ứng phó khi có biến động bất lợi.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác vận động để Việt Nam sớm được các nước công nhận là nền kinh tế thị trường.

g) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng cơ hội và giảm thiểu tác động tiêu cực từ các hiệp định thương mại tự do đối với các mặt hàng xuất khẩu.

h) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

i) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các mặt hàng xuất khẩu theo quy định của pháp luật và quy hoạch, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

k) Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thương mại thông qua phát triển hệ thống thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường và củng cố, nâng cấp chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thông tin thương mại.

l) Khuyến khích, hỗ trợ phát triển mối liên kết giữa các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp với các tập đoàn thương mại quốc tế lớn.

m) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics của Việt Nam; triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

n) Phát triển thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

o) Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm và tổng kết kết quả thực hiện Đề án vào cuối năm 2020, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương hướng thực hiện Đề án cho giai đoạn tiếp theo.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Tiếp tục tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế; phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tăng cường liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp; tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

b) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất đối với các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu thuộc nhóm hàng nông sản, thủy sản nêu tại khoản 1 Mục II phù hợp với từng giai đoạn.

c) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nâng cấp và hoàn thiện quy trình sản xuất nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

d) Bảo vệ và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với nông, lâm, thủy sản, đồng thời chú trọng phát triển thị trường nội địa.

đ) Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và thương hiệu cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

e) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất bền vững (GAP) trong nuôi trồng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm của nông, lâm, thủy sản xuất khu từ khâu nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu.

g) Hoàn thiện quy định về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến nông sản.

h) Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận với các đối tác thương mại về mở cửa thị trường đối với nông, lâm, thủy sản và các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kim nghiệm, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản xuất khẩu.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp vi các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, chuyn giao công nghệ đặc biệt là công nghệ cao; áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, đổi mới quy trình sản xuất theo các hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đsản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu.

b) Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu.

c) Nâng cao năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hàng xuất khẩu chủ lực.

d) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chun riêng vào sản xuất hàng xuất khẩu.

đ) Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật.

e) Thúc đẩy, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn riêng quốc tế được áp dụng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày...)

g) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở trong nước và tại các thị trường xuất khẩu.

h) Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn cho doanh nghiệp về hàng rào kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu.

i) Chủ trì tổ chức thực hiện các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

k) Đẩy mạnh triển khai Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Chương trình phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020; tiếp tục tập trung xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, đề án trong hoạt động đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Xây dựng, hoàn thiện quy định về môi trường liên quan đến khai thác, nuôi trồng, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, phù hợp với quy định của quốc tế và các khu vực thị trường nước ngoài.

b) Xây dựng, hoàn thiện quy định về thương hiệu và nhãn hiệu uy tín về môi trường (sử dụng tài nguyên bền vững, sử dụng công nghệ ít phát thải và công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo...).

c) Xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng, tổ chức công nhận, trao thưởng các hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

d) Xây dựng cơ chế đơn giản hóa thủ tục môi trường cho các doanh nghiệp đa quốc gia đã có hệ thống quản lý, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đã có chứng nhận ISO về quản lý môi trường.

đ) Xây dựng chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và phát minh về công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, chi phí thấp, hiệu quả cao, tạo điều kiện xuất khẩu công nghệ xử lý môi trường.

e) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiện đại.

g) Xây dựng chính sách quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu. Đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền, có chính sách bồi thường phù hợp khi thu hồi đất, khuyến khích phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

5. Bộ Ngoại giao

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Xây dựng, triển khai các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế, phối hợp thúc đẩy công tác vận động các nước, các tổ chức quốc tế công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và đa phương với các nước.

b) Phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp Việt Nam: Tìm kiếm cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài; tăng cường liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; bảo vệ lợi ích hp pháp, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

c) Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ cung cấp thông tin cho bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp có nhu cầu về tình hình và chính sách tại các thị trường xuất khẩu.

6. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Nghiên cứu chính sách, triển khai có hiệu quả bảo hiểm nông nghiệp.

c) Đẩy mạnh đơn giản hóa và điện tử hóa các thủ tục về thuế và hải quan cho doanh nghiệp.

d) Nghiên cứu đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hải quan với các đối tác thương mại quan trọng nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường này.

đ) Xây dựng chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định, tạo thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu.

b) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản (đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng cao và chế biến phụ phẩm) theo hướng khuyến khích chuyển giao công nghệ, giảm tỷ trọng gia công lắp ráp, tăng tỷ trọng sản xuất hàng xuất khu từ nguyên liệu trong nước.

c) Hướng dẫn, quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

d) Tăng cường công tác phát triển doanh nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

đ) Khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ cung cấp thông tin về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư, bảo hộ quyền lợi của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

b) Điều hành thận trọng và linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ năng lực cnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế gii.

9. Bộ Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Xây dựng quy định về cước vận tải và các loại phụ cước vận tải hàng hóa theo quy định pháp luật nhằm công khai, minh bạch và giảm thiu chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp.

b) Đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tng, logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhng mt hàng ưu tiên tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh nêu tại Mục II Điều 1 Quyết định này.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tăng cường giáo dục nghề nghiệp nâng cao trình độ người lao động trực tiếp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng ưu tiên tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh nêu tại Mục II Điều 1 Quyết định này.

12. Các bộ, ngành, địa phương liên quan

a) Nghiên cu xây dựng các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp nội dung Đề án.

b) Chủ động rà soát, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách trong lĩnh vực và địa bàn phụ trách để khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.

13. Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng

a) Chủ động triển khai các giải pháp nêu tại Mục III Điều 1 Quyết định này.

b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo quy định, từ nguồn vốn của doanh nghiệp, từ nguồn vốn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KTTH(3)
.

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

THE PRIME MINISTER
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------------

No.: 1137/QD-TTg

Hanoi, August 03, 2017

 

DECISION

APPROVAL FOR THE PROJECT FOR ENHANCING THE COMPETITIVENESS OF VIETNAM'S EXPORTS BY 2020 WITH THE ORIENTATIONS BY 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to Decision No. 2471/QD-TTg dated December 28, 2011 by the Prime Minister approving the goods import and export strategy for the 2011-2020 period with the orientations towards 2030;

Pursuant to Decision No. 950/QD-TTg dated July 25, 2012 by the Prime Minister introducing the Action Program in implementation of the import and export strategy for the 2011-2020 period with the orientations towards 2030;

At the request of Minister of Industry and Trade;

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Viewpoints

a) Enhance the competitiveness of Vietnam’s exports in conformity with the viewpoints, objectives and solutions for promoting the goods export defined in the goods import and export strategy for the 2011-2020 period with the orientations towards 2030.

b) Conform to the economic restructuring associated with the renovation of growth models so as to meet the industrialization and modernization requirements.  

c) Conform to international treaties as well as take full advantage of free trade agreements to which Vietnam is a signatory so as to consistently implement the Government's policies for the active international integration.

d) Boost the competitiveness of advantageous exports or potentially advantageous exports on the basis of making the best use of the existing comparative advantages as well as create new comparative advantages by applying science and technology advances, especially high technologies and achievements of the fourth industrial revolution.

dd) Enhance the competitiveness of exports associated with the enhancement of the competitiveness of enterprises and the national competitiveness.

e) Enterprises play a decisive role in enhancing the competitiveness of Vietnam’s exports; the Government shall facilitate enterprises in adopting relevant mechanisms and policies and business associations shall provide necessary assistance and establish a link between member enterprises.

2. Objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Enhance the competitiveness of Vietnam’s exports in the global markets for the 2016-2020 and 2021-2030 periods; raise the export value in 2020 to triple the amount in 2010, gain a trade balance in 2020 and achieve a trade surplus in the 2021 – 2030 period.

b) Specific objectives

- By 2020:

+ The quality and the added value of products with export advantages are improved.  

+ The added value of exports of agriculture and fishery products is expected to increase on average by 20%. The export of agriculture and fishery products into developed countries and regions such as EU, Japan, Korea, etc. is expected to be gradually improved.

+ The average export revenue growth is expected to reach 8% per year during the 2016-2020 period.

+ Every year, at least 100 products of exporters are marked national brands and 200 enterprises are awarded the national quality prize.

+ Supporting industries are developed to meet demand for raw materials, auxiliary materials and spare parts of the businesses with export advantages.

+ Vietnamese enterprises are enabled to participate in higher added value stages of the global supply chain.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The national competitiveness is also expected to raise at least 15 ranks compared to that in 2015.

- By 2030:

+ The quality and the added value of products with potential export advantages are improved. 

+ The average export growth is expected to reach 9% - 10% per year during the 2021-2030 period.

+ Every year, at least 200 products of exporters are marked national brands and 400 enterprises are awarded the national quality prize.

+ Highly competitive enterprises under each category of export products are established.

+ The competitive industrial performance of Vietnam is expected to raise at least 20 ranks compared to that in 2015.

+ The national competitiveness is also expected to raise at least 25 ranks compared to that in 2015.

II. PRODUCTS TO BE GIVEN PRIORITY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Products that show export advantage

- Rice.

- Coffee.

- Rubber.

- Fishery products.

- Pepper.

- Cashew nuts.

- Cassava and its related products.

- Fruits and vegetables.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tea.

- Bee’s honey.

2. Processed products

a) Products that show export advantage

- Garments and textiles.

- Footwear products.

- Wood products.

- Handbags, suitcases and umbrellas.

- Phones and components.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cameras, movies cameras and components.

- Means of transport and parts.

- Machinery, equipment and other parts.

- Electric wires and cables.

b) Products that show potential export advantage

- Raw materials for garment, textile and footwear sectors.

- Plastics and plastic products.

- Fertilizers.

- Chemicals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Main solutions

a) Restructuring of production by means of changing modes of production and export

- Changing mode of production:

+ Agricultural products: Make change from the production of scattered small-scale products into the concentrated large-scale production with the product quality controlled in all processes, i.e. transport, processing, preservation and sale.

+ Industrial products: Make change from the minimum process into the mode of production with a higher added value in the value chain.

- Changing mode of export:

+ Make change from indirect export into direct export.

+ Make change from the export under FOB terms of delivery into the export under CIF terms of delivery.

b) Making change in the structure of export products in the direction of improving the proportion of high-value export products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Industrial exports: Make change from the export of low-value products into the export of high-value products.

c) Improving the quality of export products

- Speed up the formulation and application of the national standards system in harmony with international standards, regional standards as well as foreign standards on export products, including technical standards, standards on food safety and hygiene and environment standards.

- Improve the competence of testing and certification bodies that satisfy international standards so as to serve the conformity assessment of national standards, international standards, regional standards, foreign standards and specific standards for each category of export products.

- Speed up the formulation and provide guidance on application of specific standards in the main export markets that may set up trade barriers to Vietnam’s exports.

- Disseminate goods quality standards in foreign markets and provide consultancy or training domestic producers and exporters in applying such standards.

- Encourage and give assistance to enterprises to develop export products which have been awarded the national or international quality prize.

d) Developing supporting industries for businesses that show export advantage

- Step up the development of supporting industries; focus on the development of supporting industries for the production of products that show export advantage or potential export advantage so as to increase the export value and the production portion of exports from domestic raw materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Emphasize the role of foreign direct investment (FDI) enterprises in enhancing the competitiveness of Vietnam’s exports.

- Encourage FDI enterprises to increase the import substitution ratio of the main industrial exports (such as garment and textile products, footwear products, means of transport, machinery, equipment and tools).

- Give priority and facilitate FDI enterprises’ participation in agriculture, forestry and aquaculture sectors.

- Encourage and give assistance to FDI enterprises in cooperating or associating with domestic enterprises to manufacture and trade in exports.

- Adopt policies for attracting FDI in development of supporting industries and other industries that show the export potentiality but in which domestic enterprises are still weak.

e) Consolidating and expanding export markets

- Consolidate main and traditional export markets, especially the largest export markets such as America and EU and previously traditional export markets in the Eurasian Economic Union.

- Enhance the effectiveness of trade promotion methods and adopt the new ones with attaching special importance to advantageous exports, potential markets and niche markets so as to penetrate into new markets and diversify export market. 

- Continue negotiating, concluding and implementing bilateral and multilateral trade agreements with the aims of facilitating and enhancing the competitiveness of Vietnam's exports in global markets as well as canvassing for recognizing Vietnam’s market economy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Intensifying the establishment of national brands, export brands and corporate brands

- Establish Vietnam’s national brands in export markets.

- Encourage and assist enterprises in developing exports achieving national brands and establishing corporate brands.

- Improve enterprise development policies with respect of establishing and protecting enterprises’ intellectual property rights in domestic markets and export markets.

h) Enhancing the national competitiveness, facilitating and reducing costs for enterprises

- Improve business environment:  Promote the simplification of administrative procedures, intensify the provision of online public services and develop the national single-window system.

- Promote the development of infrastructure systems such as electricity, water, communications and transport infrastructure facilities; the development of logistics services so as to save costs and time of sending products into export markets.

i) Enhancing the competence of producers and exporters, especially small- and medium-scale enterprises

- Formulate policies to support enterprises in making investments in equipment innovation, technology innovation and process innovation so as to manufacture products meeting quality standards of export markets; promote research and development activities, and application of science and technology advances, especially high technologies, with the aims of adopting and developing advanced production and management methods according to development orientations of the fourth industrial revolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage and facilitate the promotion of connections between suppliers and manufacturers of end products, between production, transport, processing, preservation and selling stages, between farmers, enterprises, regulatory authorities and scientists (in agriculture), and between domestic enterprises and foreign enterprises.

- Assist enterprises in accessing market information and trade promotion activities by means of developing market information systems and promoting market research, analysis and forecasting activities.

- Assist enterprises in training and improving qualifications of human resources (including managers, technicians and workers).

- Provide legal advice and assistance to enterprises involved in import and export activities.

k) Enhancing the competence of business associations

- Facilitate business associations’ development of activities to assist their members in training, consultancy, trade promotion and application for international quality certifications.

- Assist business associations in establishing information systems on supply and demand analysis and forecasting, international market prices, and connecting with market and trade promotion databases of relevant ministries so as to provide necessary information to their member enterprises.

- Facilitate business associations’ promotion of their role in connecting member enterprises in each industry and of different industries.

- Make appropriate revisions or amendments to relevant laws so as to ensure the business associations’ participation in the formulation of mechanisms, policies and/or laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) First phase by 2020

- With regard to products that show export advantage: Consistently implement solutions to enhance the competitiveness to make the best use of existing advantages and promote export activities.

- With regard to products that show potential export advantage: Focus on solutions for creating new advantages so as to enhance local supply capacity, develop separate brands and expand markets as well as step by step enhance export activities.

b) 2021-2030 phase

Consistently implement solutions to enhance the competitiveness of products that show export advantage and the ones with potential export advantage so as to promote export activities.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTION

Based on the main solutions mentioned in Section III Article 1 herein and specific solutions for enhancing the competitiveness of products to be given priority herein, ministries and local governments shall, within the ambit of assigned functions, duties and scopes of management, formulate and implement specific action plans for enhancing the competitiveness of exports in conformity with actual conditions of each sector or region. To be specific:

1. Ministry of Industry and Trade

Take charge and cooperate with other ministries, local governments, business associations and enterprises to organize the implementation of the Project and the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Facilitate enterprises’ trade promotion and market development by means of developing the National Trade Promotion Programs, the Project for development of regional markets for the 2015-2020 period, with a vision towards 2030, the Project for formulation of enterprise development policies to promote Vietnamese enterprises' direct participation in foreign production and distribution networks, the Project for strengthening and development of Vietnamese trade promotion representative agencies in foreign countries and the Project for promoting trade promotion information systems.

c) Take charge of establishing Vietnam's national export brands; instruct and assist enterprises in establishing product brands and export brands through National Brand Certification Programs.

d) Negotiate, conclude and organize the implementation of economic – trade agreements such as Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP), Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), free trade agreements signed by and between Vietnam and EU, Korea and Eurasian Economic Union and border trade agreements signed by and between Vietnam and China, Laos and Cambodia.

dd) Take charge and cooperate with relevant authorities to periodically review and evaluate the implementation of the signed bilateral and multilateral trade agreements and propose solutions for dealing with adverse changes.

e) Take charge and cooperate with relevant authorities to perform canvassing operations so that Vietnam’s market economy will soon recognized.

g) Promote dissemination and propagation activities so that enterprises may thoroughly grasp and minimize adverse effects of free trade agreements on exports.

h) Instruct and assist enterprises in cooperating with regulatory authorities to deal with trade remedies taken by foreign countries so as to protect legitimate rights and interests of Vietnamese enterprises and exports in foreign markets.

i) Step up the development of supporting industries for exports in accordance with regulations of law and supporting industry development plans or programs.

k) Provide enterprises with trade information through the market and trade promotion information systems, promote market analysis and forecasting activities, consolidate and upgrade functions and duties of trade information providers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Develop infrastructure systems and logistics services of Vietnam; organize the implementation of the Planning for development of the nationwide logistics center system by 2020 with a vision towards 2030 and the Action Plan for improvement of competitiveness and development of Vietnam’s logistics services by 2025 .

n) Enhance e-commerce development so as to support exporters.

o) Annually evaluate the implementation of the Project and sum up implementation results of the Project at the end of 2020; submit report proposing orientations for implementing the Project in the following phases to the Prime Minister.

2. Ministry of Agriculture and Rural Development

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

a) Continue restructuring agricultural production towards the sustainable development on the basis of potentialities and comparative advantages, applying high technologies and focusing on development of advantageous and high-quality products; promote the development of agriculture enterprises and reduce small-scale production activities; strengthen the connections between farmers, enterprises and scientists where farmers and enterprises are key forces; continue establishing set of connections between production, preservation, processing and distribution of agricultural products, and effectively participate in global production networks and global agricultural value chain.   

b) Formulate and implement plans for production restructuring of products that show export advantage in the category of agricultural and aquatic products mentioned in Clause 1 Section II herein in conformity with each phase of the Project.

c) Encourage and assist enterprises in applying science and technology advances, especially high technologies, with the aims of upgrading and perfecting production processes so as to produce agricultural-aquatic-forestry products which can satisfy export requirements.

d) Protect and expand export markets for agricultural-aquatic-forestry exports as well as attach special importance to the development of domestic markets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Instruct and assist enterprises in applying Good Agricultural Practices (GAP) to raising/cultivating operations and advance quality management systems to processing operations so as to promote the quality control and food safety control of agricultural-aquatic-forestry exports in all stages, including raising/cultivation, collection/harvesting, transport, processing and export.

g) Perfect regulations on product quality and food safety and hygiene standards in course of production of agricultural-aquatic-forestry exports. Establish quality standards on inputs and outputs of agricultural processing factories.

h) Establish legal corridor to create favorable conditions for the export of agricultural-aquatic-forestry products by means of negotiating and concluding treaties or agreements with partners on market access for agricultural-aquatic-forestry exports and the mutual recognition agreements on testing, quarantine and food safety inspection of agricultural-aquatic-forestry exports.

3. Ministry of Science and Technology

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

a) Instruct and assist enterprises in stepping up research and development activities, application of science and technology advances, technology innovation and transfer, especially high technologies; applying management systems and tools for improving productivity and quality, innovating production process according to development orientations of the fourth industrial revolution so as to generate high-quality products meeting quality standards of export markets.

b) Develop national standards in harmony with international standards, regional standards and foreign standards on export products.

c) Improve the competence of testing and certification bodies that satisfy international standards so as to serve the conformity assessment of technical standards and regulations on the main export products.

d) Encourage and assist enterprises in accessing and applying international standards, regional standards, foreign standards and specific standards to production of export products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Promote and instruct enterprises in applying international standards which are commonly applied in the main export markets of certain main export products such as agricultural, aquatic, garment, textile and footwear products, etc.

g) Instruct and assist enterprises in establishing and protecting enterprises’ intellectual property rights in both domestic and export markets.

h) Disseminate and provide advice for enterprises about technical barriers in export markets.

i) Take charge of organizing the implementation of mutual recognition agreements on conformity assessment and acceptance under international treaties to which Vietnam is a signatory.

k) Promote the implementation of the National Program to raise productivity and quality of products and goods of Vietnamese enterprises by 2020, the Program for supports for scientific and technological enterprises, and public scientific and technological organizations in the exercise of the autonomy, and the Program for science and technology market development by 2020; continue formulating and implementing programs or schemes on measurement, standards and quality of products and goods so as to assist enterprises in enhancing the competitiveness and speeding up international integration.

4. Ministry of Natural Resources and Environment

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

a) Formulate regulations on environment with respect to extraction, raising, cultivation, production and processing of export products in conformity with international regulations and regulations in export markets.

b) Formulate and perfect regulations on prestigious trademarks and brands in environment sector (such as sustainable use of natural resources, application of low emissions technologies and technologies using renewable energy, etc.).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Formulate mechanism for simplification of environment-related procedures for multinational corporations whose production and management systems meet international standards or granted ISO certifications in environment management.

dd) Formulate policies to facilitate and support projects on research and invention of advanced environmental remediation technologies with low costs and high effectiveness; facilitate the export of environmental remediation technologies.

e) Encourage and assist enterprises in investing in the construction of advanced waste treatment systems.

g) Formulate policies on long-term and stable use of land for enterprises that make investment in production and processing of agricultural and aquatic products for exporting purpose. Submit proposals to the Government for submitting to the National Assembly for amendment to the Land Law in the way so as to facilitate the land assembly and expand the land holding ceiling limits as well as adopt appropriate policies on compensation in cases of land appropriation and encourage the development of large-scale agricultural production.

5. Ministry of Foreign Affairs

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

a) Formulate and perform diplomatic activities so as to serve the economic development and promote the canvassing for recognition of Vietnam's market economy; assist ministries, local governments and enterprises in promoting bilateral and multilateral trade cooperation with foreign countries.

b) Cooperate with ministries to assist Vietnamese enterprises in performing trade promotion and market research activities: Find opportunities for Vietnamese products’ penetration of foreign markets; intensify the connection between domestic enterprises and foreign enterprises; protect legal benefits and deal with difficulties encountered by Vietnamese enterprises and exports.

c) Instruct Vietnamese representative missions in foreign countries to provide necessary information for ministries, local governments, business associations and enterprises upon their request about prevailing policies in export markets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

a) Allocate funding for implementing the Project’s contents in accordance with regulations of the Law on State Budget.

b) Do research on policies on agricultural insurance and effectively implement them.

c) Simplify and introduce taxation and customs online procedures to enterprises.

d) Negotiate and conclude cooperation agreements or treaties on customs with important trade partners with the aims of facilitating and ensuring the competitive advantages of Vietnam’s exports into these markets.  

dd) Formulate policies to facilitate and assist enterprises in performing research and development, application and innovation of production technologies so as to improve productivity and product quality as well as enterprises’ competitiveness.

7. Ministry of Planning and Investment

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

a) Allocate investment and development funding for fulfilling tasks of the Project in accordance with regulations and facilitate the enhancement of the competitiveness of exports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Instruct, manage and effectively use the Official Development Aids (ODA) for the purpose of enhancing the national competitiveness as well as the competitiveness of enterprises and Vietnam's exports.

d) Attach special importance to the development of enterprises towards enhancement of the competitiveness of enterprises, especially small- and medium-scale enterprises.

dd) Encourage and facilitate small- and medium-scale enterprises’ participation in the development of supporting industries.

e) Perfect the law regulations on outward investment of Vietnamese citizens and enterprises with attaching special importance to the provision of information about the investment environment, investment opportunities and protection of legitimate rights and interests of Vietnamese citizens and enterprises that make outward direct investments.

8. The State Bank of Vietnam

a) Manage and development the money market in an effective way so as to enhance the national competitiveness.

b) Carefully and flexibly manage the monetary policy tools with the aims of achieving macroeconomic stabilization objectives and consolidating the competitiveness of Vietnam’s exports in foreign markets.

9. Ministry of Transport

Take charge and cooperate with relevant ministries, local governments, business associations and enterprises to fulfill the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Promote the implementation of infrastructure and logistics systems construction and investment works in the transportation sector.

10. Ministry of Education and Training

Take charge and cooperate with ministries, local governments, business associations and enterprises to instruct and assist training institutions in formulating training plans in the way so as to satisfy enterprise’ human resources demands in production and trading of products being given priority mentioned in Section II Article 1 herein.

11. Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs

Take charge and cooperate with ministries, local governments, business associations and enterprises to promote vocational training activities so as to improve the professional skills of workers directly involved in production and trading of products being given priority mentioned in Section II Article 1 herein.

12. Relevant ministries and local governments

a) Do research on solutions for enhancing the competitiveness of Vietnam’s exports within the ambit of assigned duties and functions and in conformity with the Project's contents.

b) Actively review and make amendments to mechanisms and policies within the scope of their management so as to encourage and give assistance in enhancing the competitiveness of Vietnam’s exports.

13. Business associations and enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Present difficulties that arise during the implementation of the Project and recommendations to competent authorities.

V. FUNDING FOR IMPLEMENTING THE PROJECT

1. The funding for implementing the Project shall be provided by state budget according to regulations, funding sources of enterprises, grants and other legal funding sources.

2. Based on assigned tasks mentioned in the Project, ministries and local governments shall formulate annual plans and submit costs estimates for implementing such plans to the competent authorities for approval in accordance with regulations of the Law on State Budget.

Article 2. This Decision shall come into force as from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of People’s Committees of central-affiliated cities or provinces, and relevant agencies, units and individuals shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1137/QĐ-TTg ngày 03/08/2017 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.672

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!