Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 112/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Đình Nhơn
Ngày ban hành: 21/06/1982 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 112/QĐ-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 1982

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC ĐỘI KIỂM SOÁT QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Ở QUẬN, HUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27-10 -1962;
- Căn cứ Quyết định số 109/QĐ-UB ngày 16.6.1982 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức quản lý thị trường ở Thảnh phố Hồ Chí Minh;
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 .- Nay ban hành bản quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Đội Kiểm soát quản lý thị trường quận, huyện (đính kèm).

Điều 2 .- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Trưởng Ban Quản lý thị trường thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Giám đốc các Sở, thủ Trưởng các ban, ngành có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KIỂM SOÁT QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG QUẬN (HUYỆN)
(Ban hành kèm theo Quyết Định số 112/QĐ-UB ngày 21.6.1982 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Để đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Quyết định số 312/CP ngày 1.10.1980 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường và các sắc luật, nghị định, quyết định khác của Nhà nước và Nghị quyết Thành ủy về quản lý thị trường. Trong khi chờ đợi Thông tư hướng dẫn của Liên bộ Nội Thương - Nội Vụ - Tài Chánh, Ủy ban nhân dân thành phố tạm thời quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Đội Kiểm soát và quản lý thị trường quận, huyện như sau :

I.-VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG :

Điều 1.- Đội Kiểm soát và quản lý thị trường là một tổ chức thống nhất phối hợp lực lượng 3 ngành: quản lý thị trường, thuế, cảnh sát kinh tế, chuyên trách nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường quận, huyện nhằm ngăn chặn, phát hiện và trừng trị những kẻ vi phạm chính sách quản lý thị trường (đầu cơ, buôn lậu, phá rối thị trường…) Đội đặt dưới sự quản lý và điều khiển trực tiếp của Ban quản lý thị trường quận, huyện.

Điều 2.- Hoạt động của Đội Kiểm soát và quản lý thị trường dựa trên cơ sở của luật pháp, chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý phân phối lưu thông hàng hóa của Nhà nước dựa vào sức mạnh của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan (Công an, Thuế vụ, Hải quan, Kiểm lâm…), chính quyền và các đoàn thể quần chúng, tổ chức thanh tra nhân dân phường, xã.

II.-NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ;

Điều 3.- Đội Kiển soát và quản lý thị trường có nhiệm vụ :

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông hàng hóa trên thị trường trong phạm vi địa bàn quận, huyện.

- Kiểm tra và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu thương phẩm và việc thực hiện đúng quy cách, phẩn chất như đã đăng ký nhãn hiệu đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng giả, hàng sai quy cách phẩm chất, lưu thông trái phép trên thị trường, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cơ sở sản xuất có đăng ký nhãn hiệu thương phẩm và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng.

- Kiểm tra và giám sát việc chấp hành điều lệ thống nhất quản lý kinh doanh ngoại hối, vàng, bạc, bạch kim, kim cương, đá quý, đồ cổ, điều lệ đăng ký kinh doanh, điều lệ thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, điều lệ đại lý bán lẻ, quy chế thể lệ kinh doanh buôn bán, ăn uống dịch vụ và phục vụ công cộng.

- Kiểm tra và giám sát việc chấp hành chế độ đăng ký giá, niêm yết giá, chấp hành giá bán lẻ và giá công dịch vụ. Kiểm tra các dụng cụ đo lường sử dụng ở các cơ sở kinh doanh thương nghiệp ăn uống, dịch vụ trên thị trường (kể cả thương nghiệp quố doanh và thương nghiệp hợp tác xã), chống gian dối. Kiểm tra và giám sát kịp thời ngăn chặn bọn phe phẩy, buôn bán trao tay hoạt động ở các cửa hàng quốc doanh, chợ trời, các tụ điểm buôn bán trái phép trên vỉa hè đường phố.

- Theo dõi điều tra phát hiện bọn đầu cơ tích trữ, buôn lậu, làm hàng giả, phao tin đồn nhảm gây hoang mang trong nhân dân để phá rối thị trường, đầu cơ tích trữ, bọn móc ngoặc, ăn cắp vật tư hàng hóa nhiên liệu của Nhà nước đưa ra thị trường.

Được quyền lập biên bản bắt giữ hàng hóa, tang vật, các vụ vi phạm chánh sách quản lý thị trường (quy định ở điều 3, Quyết định số 312/CP ngày 1.10.1980 của Hội đồng Chính Phủ) và đưa ngay về Ban quản lý thị trường quận, (huyện) để xử lý theo quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố.

III.- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI KIỂM TRA, KIỂM SOÁT:

Điều 4.- Đối tượng kiểm tra, kiểm soát của Đội Kiểm soát quản lý thị trường bao gồm :

- Những tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh, đầu cơ tích trữ, buôn bán vật tư hàng hóa trái phép.

- Những tổ chức và cá nhân làm nghề buôn bán, vận chuyển và làm nghề sửa chữa dịch vụ trên thị trường.

- Những cơ sở sản xuất có kiêm hoạt động kinh doanh thương nghiệp.

- Tất cả những trường hợp vận chuyển và tiêu thụ những hàng hóa vật tư thuộc diện quản lý thống nhất của Nhà nước diễn ra trên thị trường.

Riêng những trường hợp có liên quan đến các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động trên địa bàn. Đội Kiểm soát quản lý thị trường phải phối hợp với cơ quan quản lý của cơ sở đó để tiến hành kiểm soát vấn đề có liên quan.

Điều 5.- Phạm vi kiểm tra kiểm soát của các đội Kiểm soát quản lý thị trường là lãnh vực lưu thông vật tư hàng hóa trên thị trường bao gồm :

- Các cửa hàng, cửa hiệu, sạp bán báo, trạm kinh doanh thương mại, kho hàng nơi kinh doanh của những người làm nghề buôn bán, ăn uống và sửa chữa dịch vụ tư nhân.

- Các chợ và nơi buôn bán tập trung.

- Các bến tàu, bến xe và trên các tuyến giao thông thủy bộ. Những cơ sở sản xuất có kiêm kinh doanh thương nghiệp thì phần kinh doanh thương nghiệp thuộc phạm vi kiểm soát của Đội Kiểm soát quản lý thị trường.

IV.-THỦ TỤC KIỂM SOÁT, BẮT GIỮ HÀNG HÓA TANG VẬT VI PHẠM CHÁNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG:

Điều 6.- Việc kiểm tra, kiểm soát công khai và bắt giữ hàng hóa tang vật vi phạm chánh sách quản lý thị trường là do Đội kiểm soát và quản lý thị trường phụ trách. Gặp trường hợp trốn lậu thuế thì trong Đội kiểm soát và quản lý thị trường có Cán bộ nhân viên thuế, sẽ làm các thủ tục xử lý theo quy định của ngành thuế. thủ tục kiểm soát và bắt giữ hàng hóa tang vật phải theo đúng nguyên tắc nội dung và hình thức nhu sau :

a/ Khi bắt giữ hàng hóa chỉ được sử dụng biên bản theo mẫu thống nhất in sẳn, do Ban quản lý thị trường thành phố quản lý và cấp về cho quận, huyện. Nghiêm cấm việc sử dụng biên bản viết tay. Trường hợp đặc biệt, Ban Quản lý thị trường thành phố có thể ủy nhiệm cho Ban quản lý thị trường quận, huyện tự in theo mẫu thống nhất và phải đăng ký số lượng của mỗi lần in.

b/ Khi kiểm soát hàng hóa, nhân viên kiểm soát và quản lý thị trường phải mặc trang phục, phải đeo phù hiệu, số hiệu và tên nhân viên và phải xuất trình giấy chứng minh thư hoặc giấy công tác hợp lệ cho người có hàng biết. Việc tổ chức khám xét phải tiến hành có từ 3 người trở lên. trường hợp khẩn cấp phải bắt giữ hàng hóa nhưng không đủ số lượng người theo quy định thì phải mời 2 đến 3 người bàn cận đến thị thực, phải báo ngay với chính quyền, công an phường, xã sở tại và đưa ngay đương sự và hàng hóa về đội tiến hành lập biên bản. Việc lập biên bản phải theo đúng thủ tục quy định.

Điều 7.- Biên bản phải ghi chép rõ ràng, ngày giờ nơi khám xét, và nội dung vi phạm, họ tên, chức vụ của người lập biên bản và những người cùng tham gia khám xét. Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm, số lượng (số lượng phải viết bằng chữ), chất lượng hàng hoá, trường hợp đối với các loại hàng hóa quý như : vàng, bạc, bạch kim, kim cương, thuốc phiện v.v… thì phải niêm phong, có chữ ký của đương sự và những người khám xét, phải ghi rõ sự việc này trong biên bản cũng như giao cho cơ quan tiếp nhận. Nếu hàng hóa vắng chủ phải lập biên bản ngay tại chổ, phải có người chứng kiến, ghi rõ họ tên, chức vụ, cơ quan người chứng kiến và chữ ký xác nhận.

Phải viết rõ ràng không tẩy xóa, không viết thêm giữa dòng, nếu có, phải có xác nhận của người lập biên bản và đương sự. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản đại diện của tổ công tác, chữ ký đại diện người chứng kiến (nếu có) và của đương sự, ghi rõ ngày giờ, địa điểm xử lý, yêu cầu đương sự phải có mặt và giao cho đương sự một bản.

Hàng hóa bắt giữ phải đưa về Ban quản lý thị trường quận, huyện bảo quản chờ xử lý hoặc Ban quản lý thị trường quận, huyện có trách nhiệm giao cho các ngành có chức năng quản lý đối với các loại hàng hóa quý. Khi giao cho Ban quản lý thị trường quận, huyện, phải cân đo cụ thể và có biên nhận, nếu có mất mát trong khâu bắt giữ phải lập biên bản nói rõ lý do và trách nhiệm cụ thể.

- Hàng hóa tiếp nhận của các ngành khác chuyển sang phải có biên bản gốc bắt giữ ban đầu và phải lập biên bản kiểm nhận cụ thể nếu có thừa so với số lượng khi bắt giữ phải lập biên bản và nói rõ lý do và trách nhiệm cụ thể.

Điều 8.- Đội Kiểm soát và quản lý thị trường gặp trường hợp phạm pháp quả tang và buôn bán vận chuyển hàng trái phép, đầu cơ, tích trữ hàng hóa hoặc thông đồng để phân tán, tiêu thụ những hàng hóa, vật tư do ăn cắp, buôn lậu, làm giả thì lập biên bản, bắt giữ và chuyển giao ngay toàn bộ hồ sơ tang vật cùng với người phạm pháp (nếu cần) cho Ban quản lý thị trường quận, huyện, không quá 24 giờ sau khi bắt giữ.

Được vào các cửa hàng, cửa hiệu, sạp bán hàng và kho chứa hàng của tư nhân và các tổ chức thương nghiệp tư nhân để kiểm tra và xem xét hàng hoá, so sánh, chứng từ, hóa đơn v.v… Trong trường hợp phát hiện thấy có kinh doanh hàng hoá trái phép có hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân thì được quyền yêu cầu chủ hàng đóng cửa và ngưng bán hàng để tiến hành kiểm tra xử lý.

Đội Kiểm soát- quản lý thị trường được quyền xử lý không quá một tháng các vụ vi phạm quy mô mức độ và phạm vi xử lý, sẽ có hướng dẫn của Ban Quản lý thị trường thành phố.

V.-MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA ĐỘI KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỚI CÁC NGÀNH HỮU QUAN

Điều 9.- Đội kiểm soát và quản lý thị trường ở quận, huyện chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý thị trường. Ban quản lý thị trường quận, huyện có trách nhiệm quản lý, giáo dục, bồi dưỡng chính sách, nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra, đôn đốc việc làm của cán bộ và nhân viên Đội Kiểm soát quản lý thị trường, xét duyệt và thông qua kế hoạch, phương án hoạt động của đội, chỉ đạo và hướng dẫn đội hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng luật pháp của Nhà nước.

Điều 10.- Quan hệ giữa Đội Kiểm soát - quản lý thị trường với các cơ quan thương nghiệp, công an, thuế, hải quan, kiểm lâm nhân dân là quan hệ phối hợp để thực hiện chủ trương chỉ đạo thống nhất của Ủy ban Nhân dân về công tác quản lý thị trường trên địa bàn quận, huyện. Khi cần thiết, Đội Kiểm soát- quản lý thị trường có yêu cầu sự hổ trợ thì các ngành Công an, Thuế vụ, Hải quan, và Kiểm lâm nhân dân… có trách nhiệm phối hợp giúp đở để Đội Kiểm soát- quản lý thị trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Điều 11.- Khi Đội kiểm soát và quản lý thị trường làm nhiệm vụ ở địa bàn nào cần phải báo cáo công việc với chính quyền phường, xã sở tại và chính quyền phường, xã có trách nhiệm phối hợp một cách chặt chẽ trong việc cung cấp tình hình cho Đội kiểm soát quản lý thị trường trong việc bố trí kế hoạch triển khai công tác kiểm soát tại phường, xã và giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Khi Đội kiểm soát quản lý thị trường hoạt động ở dâu, phải thực sự phối hợp một cách gắn bó với các đoàn thể, hội lao động hợp tác và các ngành có liên quan về chính quyền phường, xã, sở tại.

VI.-TỔ CHỨC BIÊN CHẾ CHẾ ĐỘ

Điều 12.- Ở mỗi quận, huyện trong thành phố tổ chức một Đội Kiểm soát quản lý thị trường. Đội có một Đội trưởng, 2 đến 3 đội phó giúp việc cho đội trưởng. Dưới đội có một tổ công tác, mỗi tổ công tác có một tổ trưởng và một tổ phó. Cơ cấu thành phần của Đội kiểm soát quản lý thị trường quận, huyện gồm : lực lượng của Đội kiểm soát kinh tế trước đây được chọn lọc theo tiêu chuẩn chuyển sang, nếu thiếu thì bổ sung lực lượng cán bộ nhân viên thuế của quận, huyện, lực lượng công an của quận, huyện. Tùy theo yêu cầu của từng địa bàn mà Ban quản lý thị trường quận, huyện bàn bạc nhất trí đưa số lượng cần thiết của lực lượng thuế và lực lượng công an trực tiếp cấu tạo vào Đội kiểm soát quản lý thị trường. Đội kiểm soát quản lý thị trưởng quận, huyện được phân công hoạt động trong phạm vi quận, huyện; khi cần giải quyết những vụ, việc có liên quan với các quận, huyện khác thì phải báo cáo cho Ban quản lý thị trường thành phố biết để chỉ đạo; trường hợp cấp bách có thể trực tiếp liên hệ với Ban quản lý thị trường quận, huyện đó để giúp đở trong khi thi hành nhiệm vụ.

Điều 13.- Kinh phí hoạt động của Đội kiểm soát quản lý thị trường quận, huyện do ngân sách thành phố cấp về quận, huyện. Biên chế chuyên trách của mỗi đội (còn lực lượng thuế tính vào biên chế thuế, lực lượng công an tính vào biên chế công an) được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ kiểm soát quản lý thị trường ở mỗi quận, huyện và được Ủy ban Nhân dân thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Điều 14.- Cán bộ nhân viên Đội kiểm soát quản lý thị trường được hưởng tất cả các chế độ như đối với các cán bộ, viên chức khác của Nhà nước… và được hưởng lương thực theo chế độ lao động trực tiếp. Ngoài ra còn được trang bị thêm :

- Mỗi năm một bộ quần áo bằng vải kaki màu xám, may thống nhất theo một kiểu do Ban quản lý thị trường thành phố nghiên cứu hướng dẫn.

- Hai năm một áo che mưa bằng vải nhựa P.V.C hoặc vải bạt mỏng có phủ một lớp nhựa.

- Hai năm được cấp một đôi giày đi mưa.

- Được trang bị một sắc cốt đựng tài liệu, dùng trong 3 năm.

- Tổ công tác khi làm nhiện vụ tùy yêu cầu cần thiết, có thể được trang bị vũ khí và đèn pin.

Điều 15.- Nhân viên kiểm soát và quản lý thị trường được trang bị phù hiệu và số hiệu.

a) Phù hiệu của Đội kiểm soát và quản lý thị trường là một hình tròn đường kính là 3,5cm, nền đỏ ở giữa có đường kính 2,1cm, có chữ nổi KKTT màu trắng, xung quanh có viền hình bông lúa vàng, trên đỉnh có ngôi sao vàng năm cánh, phía chân bông lúa có một nửa bánh xe răng màu vàng.

b) Số hiệu của Đội kiểm soát và quản lý thị trường là một hình chữ nhật, chiều dài 7cm, chiều rộng 4cm có gạch nối chia đôi hình chữ nhật ra làm hai phần bằng nhau, phần trên sơn màu xanh có dòng chữ chìm, một dòng trên có chữ kiểm soát thị trường, một dòng dưới là quận huyện… màu vàng, phần dưới để nguyên màu sáng tráng kim loại có chữ tên người sử dụng và chữ số nơi 00101 trở đi, số hiệu đeo trên nắp túi được áp bên trái. Cán bộ nhân viên thuế và cán bộ nhân viên công an được cấu tạo vào Đội kiểm soát quản lý thị trường khi làm nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra thị trường cũng phải đeo số hiệu của Đội kiểm soát và quản lý thị trường.

VII.-KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT :

Điều 16.-Những cán bộ nhân viên Đội kiểm soát và quản lý thị trường chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, luật pháp của Nhà nước, có thành tích trong công tác đều được khen thưởng xứng đáng tùy theo công trạng. Ngoài ra, còn được hưởng chế độ trích thưởng cho tập thể và cá nhân có công phát hiện bắt giữ các vụ vi phạm chính sách quản lý thị trường theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 17.- Những cán bộ nhân viên Đội kiểm soát và quản lý thị trường vi phạm chính sách và pháp luật của Nhà nước , vi phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân gây tổn thất đến tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân thì tùy theo lối nặng nhẹ mà bị các hình thức kỷ luật sau đây :

- Cảnh cáo

- Khiển trách

- Bắt bồi thường

- Cách chức

- Thải hồi khỏi cơ quan nhà nước

- Truy tố trước pháp luật.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 112/QĐ-UB ngày 21/06/1982 về việc tổ chức Đội Kiểm soát quản lý thị trường ở quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.035

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!