BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1034/QĐ-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 “NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN”, MÃ SỐ:
KC.09/21-30
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP
ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12/3/2015 của
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý các Chương trình khoa học và công
nghệ cấp quốc gia;
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của
Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ
tám Ban chấp hành Trung ương khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái
cơ cấu các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 -
2025, định hướng đến năm 2030 tại Công văn số 1066/TTg-KGVX ngày 05/8/2021;
Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và
Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc
gia giai đoạn đến năm 2030: “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển
bền vững kinh tế biển” (sau đây gọi tắt là Chương trình), mã số: KC.09/21-30. Mục
tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm, yêu cầu đối với sản phẩm khoa học và chỉ tiêu
đánh giá của Chương trình quy định tại Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Cơ chế quản lý và tài chính của Chương trình được thực
hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Khoa học
Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Ban Chủ nhiệm Chương trình, Giám đốc Văn phòng các
chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như
Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban KHCNMT của Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Lưu VT, KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Giang
|
PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, NỘI
DUNG, DỰ KIẾN SẢN PHẨM, YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
"NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN”,
MÃ SỐ: KC.09/21-30
(Kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. Mục tiêu
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để khai thác, bảo
vệ, sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực thúc đẩy đổi mới
sáng tạo và phát triển bền vững kinh tế biển. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
1. Xác lập cơ sở và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ
hoạch định và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển và quản trị
bền vững kinh tế biển, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên
Biển Đông.
2. Cung cấp luận cứ khoa học nhằm phát triển bền vững
kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học biển, các
hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giảm nhẹ thiên
tai; thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì nguồn vốn tự nhiên biển.
3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều
tra, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển tại các vùng biển và ven biển
Việt Nam nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị kinh tế biển.
4. Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong cảnh
báo và dự báo tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi
khí hậu ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
II. Nội dung
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học, phát triển công nghệ quản
trị biển, quản lý vùng bờ nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản
lý, hoạch định phát triển bền vững kinh tế biển hướng tới nền kinh tế xanh, tuần
hoàn gắn với bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông. Nghiên cứu
đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên biển phục
vụ bảo vệ chủ quyền để phát triển bền vững kinh tế biển. Đề xuất các mô hình
phát triển bền vững biển, đảo có tính đặc thù cho từng khu vực trong vùng biển
Việt Nam.
2. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường
biển, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển, bảo đảm
tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển.
Nghiên cứu dự báo mức độ ô nhiễm, sức chịu tải của các thành phần môi trường biển
do các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển, khu vực biển và các đảo.
3. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để duy trì
nguồn vốn tự nhiên biển và phát triển văn hóa biển làm cơ sở cho phát triển bền
vững kinh tế biển.
4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái tạo,
phục hồi và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo; Bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn, san
hô, thảm cỏ biển...). Nghiên cứu phục hồi, tái tạo nguồn lợi các đối
tượng hải sản có giá trị kinh tế quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
5. Ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong đánh
giá, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, tập trung nghiên cứu công
nghệ đánh giá, khai thác các nguồn tài nguyên tại các vùng biển và ven biển Việt
Nam: ngư trường, đa dạng sinh học, khoáng sản biển, du lịch và dịch vụ biển,
kinh tế hàng hải, nuôi trồng và khai thác hải sản và các ngành kinh tế biển mới;
ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo vệ, tái tạo các
nguồn tài nguyên biển (nuôi thủy sản trên biển, chế biến các sản phẩm của biển
thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, khai thác các chất có hoạt
tính sinh học, dược liệu biển mới...).
6. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dự
báo, cảnh báo nhằm giảm nhẹ thiên tai trên biển: bão, gió mùa, nước dâng do bão
và gió mùa, sóng lớn trong bão và gió mùa, xói lở bờ biển, xói lở ngầm, xâm nhập
mặn do triều cường, động đất, sóng thần,... đề xuất các giải pháp phòng, tránh
và giảm nhẹ tác hại của thiên tai.
7. Đề xuất được các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát và
xử lý ô nhiễm môi trường biển (nguồn thải từ lục địa, hải cảng, rác thải nhựa đại
dương...), ứng phó với sự cố môi trường (tràn dầu, hóa chất trên biển...) và
thích ứng với các vấn đề môi trường mới nổi như a xít hóa đại dương, thiếu hụt
ô xy trong nước biển.
8. Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng, quản lý, khai
thác dữ liệu biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
III. Dự kiến sản phẩm
1. Dữ liệu về cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ quản
lý, phát triển kinh tế biển, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển, phục
hồi các hệ sinh thái biển, tăng cường bảo vệ môi trường biển, kiểm soát ô nhiễm
môi trường biển. Cơ sở dữ liệu các chất từ sinh vật biển. Cơ sở dữ liệu số
trong quản lý, khai thác dữ liệu biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
2. Luận cứ khoa học cho các khuyến nghị về thể chế,
chính sách:
- Chính sách về quản trị biển phục vụ phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam;
- Chính sách quản lý tổng hợp và thống nhất về biển
phù hợp với hệ sinh thái;
- Chính sách và giải pháp thực thi hiệu quả pháp luật
trên biển phục vụ bảo vệ chủ quyền để phát triển bền vững kinh tế biển;
- Quy trình điều tra, đánh giá và xếp hạng sức khỏe hệ
sinh thái biển.
3. Các giải pháp, mô hình khoa học và công nghệ phục vụ
phát triển bền vững kinh tế biển:
- Giải pháp, mô hình phát triển bền vững có tính đặc
thù cho từng khu vực biển;
- Giải pháp, mô hình phát triển bền vững các vùng cửa
sông, hệ thống đảo;
- Giải pháp, mô hình phân
vùng chức năng và quy hoạch không gian biển;
- Giải pháp, mô hình bảo vệ, duy trì và quản lý các đối
tượng hải sản có giá trị kinh tế quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở biển Việt
Nam;
- Công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến nguồn lợi
sinh vật biển;
- Công nghệ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, môi
trường và dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai biển;
- Công nghệ đánh giá, khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ
các nguồn tài nguyên biển. Công nghệ khai thác dược liệu và hoạt chất sinh học
biển phục vụ đời sống;
- Giải pháp công nghệ tái tạo, phục hồi và bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển, đảo;
- Giải pháp công nghệ ứng phó sự cố môi trường, thiên
tai khu vực ven biển và trên biển;
- Giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển.
4. Sách chuyên khảo, bài báo khoa học và báo cáo hội
nghị khoa học.
- Sách chuyên khảo do kết quả nghiên cứu các đề tài.
- Bộ sách chuyên khảo, Atlas về biển Việt Nam.
- Bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong
nước và quốc tế.
- Báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước và quốc
tế.
- Bằng độc quyền sáng chế và Giải pháp hữu ích.
IV. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học
1. Cung cấp luận cứ khoa học cho các kiến nghị về thể
chế, chính sách đáp ứng yêu cầu đặt hàng của cơ quan Đảng và Nhà nước; bảo đảm
có tính mới về khoa học để phục vụ xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách
thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
2. Giải pháp, quy trình công nghệ, sản phẩm phần cứng,
phần mềm, dịch vụ được tạo ra có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng
tương đương, có thể cạnh tranh được với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cùng
loại trong khu vực và trên thị trường.
V. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
1. Về ứng dụng vào thực tiễn:
- Ít nhất có 70% nhiệm vụ có sản phẩm khoa học được
đưa vào ứng dụng trong thực tiễn khi chương trình kết thúc;
- Khoảng 30% các kết quả nhiệm vụ được tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện.
2. Về trình độ khoa học:
- 100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên tạp
chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo
sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước.
- Ít nhất 50% nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên
các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.
3. Về sở hữu trí tuệ:
- Ít nhất 15% các nhiệm vụ có giải pháp hữu ích được
công nhận.
4. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
- 100% số nhiệm vụ góp phần hỗ trợ đào tạo sau đại học
(tiến sĩ, thạc sĩ).
5. Về cơ cấu nhiệm vụ:
- Số lượng các dự án sản xuất thử nghiệm chiếm khoảng
10% nhiệm vụ của chương trình;
- 30% số nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp./.