Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1017/QĐ-TTg 2024 Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến 2030

Số hiệu: 1017/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 21/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nghiên cứu, xây dựng chính sách thu hút nhân tài trong ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 21/9/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1017/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" (gọi tắt là Chương trình).

Nghiên cứu, xây dựng chính sách thu hút nhân tài trong ngành công nghiệp bán dẫn

Theo đó, đối với nhóm các nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù trong Chương trình, Thủ tướng đã nêu ra các nội dung như sau:

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia quốc tế trong ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tham gia làm việc tại Việt Nam:

+ Cơ chế lương, thưởng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

+ Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân;

+ Hỗ trợ về thị thực lao động dài hạn; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các chuyên gia quốc tế;

+ Hỗ trợ về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và nơi lưu trú cho thân nhân của nhân lực trình độ cao, giảng viên, chuyên gia cao cấp làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai chương trình đào tạo tài năng phục vụ công nghiệp bán dẫn; cơ chế đặt hàng theo đầu ra của các cơ quan, doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục đại học.

- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế đặc thù về hỗ trợ tài chính cho người học, bao gồm học bổng, miễn, giảm học phí đối với các chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Chương trình.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế, phí nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, vận hành các cơ sở phòng thí nghiệm về bán dẫn:

+ Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, đấu thầu, lựa chọn đối tác cung ứng để mua sắm các trang thiết bị phục vụ đào tạo, ươm tạo, nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là đối với các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

+ Xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác, cơ chế vận hành bảo đảm thuận lợi và tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư dự án đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn;

+ Xây dựng cơ chế dùng chung đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm là tài sản công.

Xem thêm tại Quyết định 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1017/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2023;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các Tờ trình và báo cáo: số 2274/TTr-BKHĐT ngày 27 tháng 3 năm 2024, số 4068/TTr-BKHĐT ngày 28 tháng 5 năm 2024, số 5537/TTr-BKHĐT ngày 12 tháng 7 năm 2024, số 6857/BC-BKHĐT ngày 27 tháng 8 năm 2024, số 7571/TTr-BKHĐT ngày 18 tháng 9 năm 2024, và số 7670/TTr-BKHĐT ngày 21 tháng 9 năm 2024 kèm theo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam và xu hướng phát triển trên thế giới.

2. Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; được ưu tiên hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam; được áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, cạnh tranh về ưu đãi đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, thu hút chuyên gia, nhân tài, hỗ trợ tài chính cho giảng viên và người học.

3. Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đồng bộ với phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, gắn với đào tạo về khoa học cơ bản, khoa học chuyên sâu, phù hợp với lộ trình, lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh. Phát huy mối quan hệ ba Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, Nhà trường đóng vai trò trung tâm, Nhà doanh nghiệp đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

4. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo (đào tạo chính quy, đào tạo chuyển đổi, đào tạo lại, đào tạo nâng cao); trình độ đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ).

5. Đa dạng hóa các nguồn lực cho đào tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm nguồn lực nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, đẩy mạnh hợp tác công tư trong đào tạo. Nhà nước đầu tư ban đầu và bảo đảm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi Chương trình, đồng thời có cơ chế chính sách huy động nguồn lực xã hội hóa, nhất là từ các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học tư thục để tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

6. Hợp tác quốc tế giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn. Quá trình hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn cần được triển khai có hệ thống, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các trọng tâm ưu tiên trong từng giai đoạn của Việt Nam và thế mạnh của từng đối tác cụ thể.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

b) Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực manh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030:

- Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó:

+ Đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh;

+ Đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn;

+ Đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

- Đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

- Căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 03 miền Bắc, Trung và Nam.

b) Đến năm 2050:

- Đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị;

- Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù

a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, với một số định hướng chính sách gồm:

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu đãi về đầu tư, tài chính, kế toán, thuế để bảo đảm thuận lợi trong việc đầu tư, hỗ trợ, tài trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại các viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo;

- Xây dựng mô hình hợp tác hiệu quả giữa 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

- Xây dựng cơ chế, mô hình hợp tác công - tư để kết hợp nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Trong đó làm rõ cơ chế vận hành các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia là tài sản công; có cơ chế thuận lợi để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phối hợp quản lý, phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo của khu vực tư nhân trong vận hành chia sẻ hạ tầng, tài chính trong khai thác, sử dụng tài sản công;

b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia quốc tế trong ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tham gia làm việc tại Việt Nam:

- Cơ chế lương, thưởng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

- Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân;

- Hỗ trợ về thị thực lao động dài hạn; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các chuyên gia quốc tế;

- Hỗ trợ về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và nơi lưu trú cho thân nhân của nhân lực trình độ cao, giảng viên, chuyên gia cao cấp làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

c) Nghiên cứu, xây dựng, triển khai chương trình đào tạo tài năng phục vụ công nghiệp bán dẫn; cơ chế đặt hàng theo đầu ra của các cơ quan, doanh nghiệp cho các cơ sở giáo dục đại học.

d) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế đặc thù về hỗ trợ tài chính cho người học, bao gồm học bổng, miễn, giảm học phí đối với các chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Chương trình.

đ) Nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, vận hành các cơ sở phòng thí nghiệm về bán dẫn:

- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, đấu thầu, lựa chọn đối tác cung ứng để mua sắm các trang thiết bị phục vụ đào tạo, ươm tạo, nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là đối với các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn;

- Xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác, cơ chế vận hành bảo đảm thuận lợi và tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư dự án đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn;

- Xây dựng cơ chế dùng chung đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm là tài sản công.

e) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế, phí nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

2. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ đào tạo

a) Các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và các tổ chức có liên quan chủ động bố trí hoặc huy động nguồn lực hợp pháp để đầu tư phát triển phòng thí nghiệm bán dẫn bảo đảm phục vụ cho nhu cầu đào tạo, nghiên cứu của đơn vị.

b) Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phần mềm bản quyền để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại 18 cơ sở giáo dục đại học công lập. Các cơ sở giáo dục đại học công lập dự kiến tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định này được ưu tiên xem xét đầu tư. Trong quá trình triển khai, danh sách các cơ sở giáo dục đại học công lập dự kiến nêu trên có thể được điều chỉnh tùy theo điều kiện thực tế và hồ sơ đề xuất.

c) Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư, xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Các phòng thí nghiệm này có cơ chế vận hành, sử dụng tài sản công thuận lợi, cụ thể:

- Phòng thí nghiệm dùng chung cấp quốc gia đặt tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia trên cơ sở phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội trong vận hành, tập trung cho các công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử vi mạch và phục vụ các hoạt động đào tạo, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo;

- Phòng thí nghiệm dùng chung cấp quốc gia đặt tại Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung cho công đoạn sản xuất vi mạch, thiết bị bán dẫn;

- Phòng thí nghiệm dùng chung cấp quốc gia đặt tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho tất cả các công đoạn thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử vi mạch;

- Phòng thí nghiệm dùng chung cấp quốc gia đặt tại Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ quan chủ trì và phối hợp với Đại học Đà Nẵng vận hành, tập trung cho công đoạn thiết kế, kiểm thử vi mạch;

- Trên cơ sở nhu cầu thực tế, các bên liên quan bao gồm cơ quan trung ương, địa phương, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo bố trí nguồn lực để tổ chức vận hành, đầu tư các trang thiết bị, phần mềm cho các phòng thí nghiệm này.

d) Các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tận dụng tối đa cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực hiện có của các cơ quan để hạn chế việc phát sinh bộ máy mới, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước hỗ trợ.

đ) Bên cạnh nguồn ngân sách trung ương, các địa phương chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương hoặc huy động các nguồn xã hội hóa, các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các phòng thí nghiệm bán dẫn theo nhu cầu thực tế của địa phương bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí.

3. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức đào tạo

a) Ưu tiên học bổng cho người học theo học các chương trình đào tạo tài năng, cho người học chương trình đào tạo về công nghiệp bán dẫn theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

b) Đào tạo nhân lực trình độ đại học:

- Rà soát, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn;

- Phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong hệ thống giáo dục đại học;

- Xây dựng phát triển chương trình đào tạo tài năng trong đó có sự tham gia của các giảng viên quốc tế;

- Phát triển các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Huy động, kết nối với các đối tác trong nước và quốc tế để cung cấp học bổng cho kỹ sư, cử nhân theo học các chuyên ngành liên quan đến công nghiệp bán dẫn.

c) Đào tạo nhân lực trình độ sau đại học:

- Xây dựng và triển khai các chương trình trao đổi, hỗ trợ học bổng tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước;

- Tăng cường phối hợp giữa viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong việc thực hiện chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

d) Đào tạo hệ ngắn hạn:

- Hợp tác với các đối tác quốc tế uy tín đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ về thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo dành cho các sinh viên, nhân lực ngành gần muốn chuyển đổi ngành nghề;

- Triển khai chương trình đào tạo lại, đào tạo chuyển tiếp, đào tạo nâng cao, đào tạo tại nơi làm việc và cấp chứng chỉ cho nhân lực thiết kế vi mạch, nhân lực chuyên ngành công nghệ bán dẫn hoặc người đã tốt nghiệp các ngành phù hợp thông qua việc liên kết các doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo trong ngành công nghiệp bán dẫn.

đ) Đào tạo giảng viên:

Tổ chức các chương trình đào tạo, nghiên cứu, làm việc cho giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo, viện nghiên cứu, doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn ở trong và ngoài nước. Cụ thể:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo, viện nghiên cứu kinh phí đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên;

- Ưu tiên lựa chọn, cử giảng viên làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực công nghiệp bán dẫn theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, học bổng diện hiệp định và các học bổng khác;

- Khuyến khích các giảng viên chủ động tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bán dẫn để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu về giảng dạy;

- Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên;

- Ưu tiên xét chọn các đề xuất nghiên cứu khoa học của giảng viên trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

e) Xây dựng nội dung, khung chương trình, tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên, chuẩn chất lượng đầu ra đối với sinh viên tham gia đào tạo chuyên ngành liên quan đến công nghiệp bán dẫn. Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm định và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục, đào tạo về ngành công nghiệp bán dẫn nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo.

g) Khuyến khích, thúc đẩy theo học các khối ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng mềm, tư duy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo làm nền tảng theo học các ngành liên quan đến lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

h) Khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực có liên quan đến công nghiệp bán dẫn, cơ sở giáo dục đại học tư thục tham gia đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

4. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về huy động, đa dạng hóa nguồn lực

a) Ngoài nguồn ngân sách trung ương, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

b) Đẩy mạnh hợp tác công - tư trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn. Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tư thục thành lập Quỹ đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

c) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức có liên quan lồng ghép các chương trình, dự án khác từ các nguồn vốn trong nước, ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án thuộc phạm vi Chương trình.

d) Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động các nguồn lực xã hội hóa, các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án thuộc phạm vi Chương trình được giao cho các địa phương chủ trì và hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn của mình.

đ) Doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở hỗ trợ đào tạo công lập và tư thục và các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách của đơn vị mình hoặc huy động nguồn vốn xã hội hóa để đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn theo nhu cầu.

e) Các doanh nghiệp có định hướng tham gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đại học trong công tác phát triển và sử dụng nguồn nhân lực.

5. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

a) Ươm tạo doanh nghiệp và khuyến khích khởi nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực lao động, tài chính và công nghệ bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp bán dẫn.

b) Thu hút nhân tài, hợp tác với các nhân sự cao cấp trong các tập đoàn bán dẫn lớn tham gia vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, cơ sở hỗ trợ đào tạo và ươm tạo, phát triển doanh nghiệp trong nước.

c) Phát triển Mạng lưới đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo bao gồm các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có chuyên môn sâu và có khả năng đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

d) Khuyến khích, hỗ trợ các hình thức hợp tác giữa nhà trường, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, hỗ trợ sinh viên, giảng viên thực tập, làm việc thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và hình thành quỹ học bổng hỗ trợ đào tạo cho ngành.

6. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về nghiên cứu và phát triển

a) Thúc đẩy phát triển các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường gắn kết đào tạo nhân lực trình độ sau đại học với hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

b) Ưu tiên bố trí nguồn lực và cân đối ngân sách nhà nước hằng năm để hỗ trợ, tài trợ các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp.

7. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp khác

a) Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Chương trình, của ngành công nghiệp bán dẫn và khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM), tạo phong trào thi đua sôi nổi trong thực hiện phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và các nội dung của Chương trình.

b) Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu ngành công nghiệp bán dẫn; khuyến khích các cơ sở giáo dục của Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về ngành công nghiệp bán dẫn có uy tín trên thế giới.

c) Tổ chức khen thưởng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Trong đó, ngân sách nhà nước bố trí để hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Nguồn vốn đầu tư phát triển cho việc đầu tư hình thành, nâng cấp, hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, thành phố Đà Nẵng và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại 18 cơ sở giáo dục đại học công lập; việc hỗ trợ đầu tư các thiết bị, máy móc, phần mềm của phòng thí nghiệm phục vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Nguồn chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo; duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành các phòng thí nghiệm bán dẫn; nghiên cứu và phát triển; xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực; truyền thông, khen thưởng... theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Đầu mối điều phối, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai Chương trình; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (nếu có); trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

b) Thành lập Hội đồng chuyên môn để tư vấn, đánh giá, đề xuất lựa chọn các dự án đầu tư các phòng thí nghiệm bán dẫn.

c) Căn cứ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình, kết quả rà soát, đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Hội đồng chuyên môn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án dự kiến sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương và phương án bố trí vốn (từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm và các nguồn khác cho đầu tư phát triển), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định thông báo vốn, phân bổ dự toán và kế hoạch vốn đầu tư công cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để hoàn thiện thủ tục đầu tư, bố trí vốn để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan khác.

d) Thành lập Tổ công tác triển khai Chương trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng và thành viên Tổ công tác gồm Lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức, doanh nghiệp liên quan.

đ) Thúc đẩy việc hình thành, phát triển hệ sinh thái, các trung tâm đổi mới sáng tạo, ươm tạo, mạng lưới đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn nhằm tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan liên quan đánh giá, lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư theo giai đoạn phù hợp với nhu cầu của thị trường và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

g) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu tại Phụ lục 01 kèm theo.

h) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Chương trình của các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) và những cơ hội nghề nghiệp trong ngành bán dẫn.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nội dung thuộc Chương trình bảo đảm bám sát mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục đại học xây dựng đề án đề xuất đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn; lựa chọn các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và ban hành kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của Chương trình.

b) Chủ trì xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn. Tổ chức triển khai chương trình tài năng phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất và tổ chức triển khai mô hình liên kết giữa nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp trong đào nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

d) Đầu mối tổng hợp, điều phối kế hoạch đào tạo 5 năm, hằng năm của các cơ sở giáo dục đại học đối với chương trình đào tạo cấp văn bằng; kịp thời đề xuất việc điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn của Chương trình này.

đ) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại Phụ lục 01 kèm theo.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ gắn với phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

b) Chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về ngành công nghiệp bán dẫn; phê duyệt danh mục và cân đối kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia về ngành công nghiệp bán dẫn.

c) Thúc đẩy phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường gắn kết đào tạo nhân lực trình độ sau đại học với hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

d) Chủ trì tổng hợp các đề xuất và báo cáo các cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí và cân đối ngân sách nhà nước hằng năm để hỗ trợ các nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn tại các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp.

5. Bộ Tài chính

a) Căn cứ đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và khả năng cân đối ngân sách trung ương, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Nghiên cứu, tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, phí, lệ phí, tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nhằm thu hút nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

c) Nghiên cứu, tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan liên quan để rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.

6. Bộ Quốc phòng

Chỉ đạo các đơn vị liên quan như các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp quốc phòng trực thuộc... tham gia triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ứng dụng, phục vụ cho quốc phòng và an ninh.

7. Bộ Công an

a) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách visa, tạo thuận lợi thu hút chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài đến Việt Nam tham gia đào tạo, nghiên cứu, làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn.

b) Chỉ đạo các đơn vị liên quan như các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học trực thuộc... tham gia triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ứng dụng, phục vụ cho quốc phòng và an ninh.

c) Chủ trì, triển khai công tác nắm tình hình chủ trương, chính sách của các nước về ngành công nghiệp bán dẫn để nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách đối ngoại đúng đắn, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ để làm chủ công nghệ vi mạch bán dẫn và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

8. Bộ Ngoại giao

a) Theo dõi, cập nhật, trao đổi kinh nghiệm của các quốc gia, xu thế đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới. Vừa thúc đẩy quan hệ ngoại giao kinh tế vừa nghiên cứu, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm việc thu hút nguồn nhân lực cho đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn.

b) Tổ chức các hoạt động đối ngoại, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác quốc tế trong đào tạo, thu hút các nguồn tài trợ, viện trợ, học bổng phục vụ hoạt động đào tạo; kết nối đầu ra cho nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tạo điều kiện thu hút chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn nói chung và trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn nói riêng.

b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đáp ứng yêu cầu thị trường.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội

Nghiên cứu, rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về tiết kiệm và chuyển tiền thuận lợi cho các chuyên gia quốc tế làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

11. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình cho cả giai đoạn và kế hoạch hàng năm, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tiềm năng, lợi thế của địa phương.

b) Căn cứ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình, chủ động rà soát, xây dựng dự toán, danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án của Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với chi đầu tư phát triển, Bộ Tài chính đối với chi thường xuyên và các Bộ, cơ quan liên quan để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhất là với các quốc gia, vùng lãnh thổ có thế mạnh về ngành công nghiệp bán dẫn.

d) Rà soát, nghiên cứu, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ học bổng, các chính sách ưu đãi cho sinh viên địa phương học ngành công nghiệp bán dẫn; triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.

đ) Các địa phương ưu tiên phân bổ vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, dự án thuộc phạm vi Chương trình, hỗ trợ kinh phí đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn cho các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật có liên quan.

e) Khuyến khích tổ chức các cuộc thi, giải thưởng và khen thưởng nhằm tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động và lợi ích cho cộng đồng.

g) Chủ động xây dựng hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong phạm vi quản lý.

h) Thực hiện tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả triển khai Chương trình và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam;
- Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia;
- Các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo
có liên quan (Bộ GDĐT sao chụp và gửi);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thành Long

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số: 1017/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Cấp trình

Tiến độ hoàn thành

I

NHÓM CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ

1

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về ưu đãi đầu tư, huy động nguồn lực, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, cơ chế dùng chung phòng thí nghiệm, thu hút chuyên gia, nhân tài... để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính, các bộ ngành, trung ương và địa phương liên quan

Cơ quan có thẩm quyền

2024-2025

2

Rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tài chính, các bộ ngành, trung ương và địa phương liên quan

Chính phủ

Quý IV/2025

II

NHÓM CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

A

Xây dựng kế hoạch nguồn lực thực hiện Chương trình

1

Tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các địa phương và các cơ quan liên quan

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư công

2024 - 2026 (Căn cứ vào tiến độ và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư)

B

Đầu tư các phòng thí nghiệm bán dẫn

1

Xây dựng dự án đầu tư, nâng cấp phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Các cơ sở giáo dục đại học công lập được ưu tiên xem xét đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư công

2025 - 2027 (Căn cứ vào tiến độ và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư)

2

Xây dựng dự án đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư công

2025 - 2027 (Căn cứ vào tiến độ và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư)

3

Xây dựng dự án đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư công

2025 - 2027 (Căn cứ vào tiến độ và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư)

4

Xây dựng dự án đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư công

2024 - 2025 (Căn cứ vào tiến độ và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư)

5

Xây dựng dự án đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại thành phố Đà Nẵng.

UBND thành phố Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư công

2025 - 2027 (Căn cứ vào tiến độ và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư)

III

NHÓM CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

1

Xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành, trung ương và địa phương liên quan

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quý I/2025

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ĐƯỢC ƯU TIÊN XEM XÉT ĐẦU TƯ PHÒNG THÍ NGHIỆM BÁN DẪN CẤP CƠ SỞ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN
(Kèm theo Quyết định số: 1017/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Cơ sở giáo dục đại học

1

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Công nghệ Thông tin)

2

Đại học Quốc gia Hà Nội
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

3

Đại học Đà Nẵng

4

Đại học Bách khoa Hà Nội

5

Đại học Thái Nguyên

6

Đại học Huế

7

Học viện Kỹ thuật Quân sự

8

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

9

Trường Đại học Giao thông Vận tải

10

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

11

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

12

Trường Đại học Vinh

13

Trường Đại học Cần Thơ

14

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

15

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

16

Trường Đại học Điện lực

17

Học viện Kỹ thuật Mật mã

18

Trường Đại học Việt Đức

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1017/QD-TTg

Hanoi, September 21, 2024

 

DECISION ON

APPROVAL FOR THE PROGRAM “DEVELOPING HUMAN RESOURCES FOR THE SEMICONDUCTOR INDUSTRY TO 2030, WITH A VISION TO 2050”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 111/NQ-CP dated July 22, 2024 of the Government on promulgation of the Government's action program to implement Resolution No. 29-NQ/TW dated November 17, 2022 of the 6th Conference of the 13th Party Central Committee on continuing to promote industrialization and modernization of the country to 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to Conclusion No. 64-KL/TW dated October 18, 2023 of the 8th Conference of the 12th Party Central Committee on socio-economic development in 2023 - 2024;

Pursuant to Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 of the Government on the Government's Action Program to implement the Resolution of the 13th National Congress of the Party;

Pursuant to Resolution No. 124/NQ-CP dated August 7, 2023 of the Government on the regular Government meeting in July 2023;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



HEREBY DECIDES:

Article 1. Approval for the Program “Developing human resources for the semiconductor industry to 2030, with a vision to 2050” ” (hereinafter referred to as the Program) with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. The development of human resources for the semiconductor industry must be aligned with the Party's guidelines, the country's socio-economic development strategy, the semiconductor industry's development strategy, Vietnam's orientation towards high-quality human resource development, and global development trends.

2. The training of human resources for the semiconductor industry is a "breakthrough of breakthroughs" in high-quality human resource training. It is a top priority for the development of the semiconductor industry in Vietnam and is eligible for special, breakthrough, and competitive mechanisms and policies regarding investment incentives, the use of state budget, public assets, attracting experts and talents, and providing financial support for lecturers and learners.

3. The development of human resources for the semiconductor industry must be aligned with the development of the semiconductor ecosystem, associated with training in basic science and specialized science, in line with the roadmap and fields in which Vietnam has strengths.  Promote the relationship between the three pillars: State - School - Enterprise, in which the State plays a constructive role, the School plays a central role, and the Enterprise plays a companion and supporting role, to improve the quality of training, meet market requirements.

4. Diversify training formats (regular training, conversion training, retraining, advanced training) and training levels (bachelor's, master's, doctoral).

5. Diversify funding sources for semiconductor industry training, including state, enterprise, and society resources, promoting public-private partnership in training.  The State will make initial investments and ensure resources for implementing tasks and solutions within the Program, while simultaneously establishing mechanisms and policies to mobilize social resources, especially from enterprises and private higher education institutions, to participate in training human resources for the industry.

6. International cooperation plays a crucial and ongoing role in developing human resources for the semiconductor industry.  International cooperation efforts in developing semiconductor human resources must be systematic, effective, and focused, aligning with Vietnam's priorities at each stage and the specific strengths of each partner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General objectives

a) By 2030, Vietnam aims to train and develop a high-quality semiconductor workforce, with a focus on semiconductor microchip design, packaging, and testing; gradually mastering semiconductor manufacturing technologies; and training at least 50,000 university graduates to serve all stages of the semiconductor value chain.

b) By 2050, Vietnam aims to have a strong workforce that can participate in the global semiconductor value chain and meet both the quality and quantity requirements of Vietnam's semiconductor industry.

2. Specific objectives

a) By 2030:

- Train at least 50,000 university graduates or higher for the semiconductor industry, including:

+ At least 42,000 engineers and bachelor's degree holders; at least 7,500 master's students and 500 postgraduate students;

+ At least 15,000 personnel for design, at least 35,000 personnel for manufacturing, packaging, testing, and other stages of the semiconductor industry;

+ At least 5,000 specialists in artificial intelligence for the semiconductor industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Based on budgetary considerations, the state budget will invest in the establishment, upgrade, and modernization of 4 national-level shared semiconductor laboratories and grassroots semiconductor laboratories at 18 public higher education institutions in the North, Central, and South regions to support semiconductor workforce development.

b) By 2050:

- Meet the full demand in Vietnam for both the quantity and quality of human resources in all stages of the semiconductor value chain;

- Vietnamese educational institutions, especially higher education institutions, are fully capable of training high-quality human resources to serve the development of Vietnam's semiconductor industry.

III. TASKS AND SOLUTIONS

1. Group of tasks and solutions for research, development and improvement of specific mechanisms and policies

a) Research and develop specific mechanisms and policies to promote cooperation between the State - School - Enterprise, with a number of policy orientations including:

- Simplify administrative procedures, offer investment incentives, financial, accounting, and tax benefits to facilitate investment, support, and funding for training, research and development, technology commercialization, technology and enterprise incubation to develop human resources for the semiconductor industry at research institutes, innovation centers, higher education institutions, and training support facilities;

- Build an effective cooperation model between the 3 pillars: State - Schools - Enterprises, clearly defining the rights and responsibilities in training and developing human resources;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Research and develop mechanisms and policies to attract domestic talents, overseas Vietnamese, international experts in the semiconductor and artificial intelligence industries to work in Vietnam:

- Implement competitive salary and bonus schemes comparable to countries in the region.

- Offer preferential personal income tax policies;

- Provide support for long-term work visas and simplify administrative procedures for international experts;

- Provide support for education, healthcare, social welfare, and accommodation for relatives of highly qualified human resources, lecturers and senior experts working in the semiconductor industry in Vietnam.

c) Research, develop and implement talent training programs for the semiconductor industry; establish a demand-driven mechanism whereby agencies and enterprises can place orders for specific skill sets with higher education institutions.

d) Research, develop and improve specific financial support mechanisms for learners, including scholarships, tuition waivers, and reductions for programs approved by the Ministry of Education and Training and other competent authorities for the implementation of this Program.

dd) Research and develop a specific mechanism to facilitate investment in and operation of semiconductor laboratories:

- Simplify procedures for investment, bidding, and selection of suppliers for purchasing equipment for training, incubation, research, and development, especially for national-level shared semiconductor laboratories and grassroots semiconductor laboratories to train human resources in in the semiconductor industry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Establish a sharing mechanism for facilities, equipment, and laboratories that are public assets.

e) Research and develop preferential mechanisms, tax and fee exemptions and reductions to attract domestic and foreign investment in semiconductor human resource training.

2. Group of tasks and solutions on investment in infrastructure, facilities, and technology for training

a) Higher education institutions, training support facilities, and relevant organizations shall proactively allocate or mobilize legal resources to invest in and develop semiconductor laboratories to meet the training and research needs of the unit.

b) The central budget will support the investment in equipment and licensed software to establish, upgrade, and modernize grassroots semiconductor laboratories at 18 public higher education institutions to serve the training of human resources for the semiconductor industry.  The expected public higher education institutions listed in Appendix 02 issued with this Decision will be prioritized for investment.  During the implementation process, the list of expected public higher education institutions may be adjusted depending on actual conditions and proposals.

c) The central budget will support the investment, construction, upgrading, and modernization of four national-level shared semiconductor laboratories at the National Innovation Center, Hanoi National University, Ho Chi Minh City National University, and Da Nang City.  These laboratories will have a convenient mechanism for operation and use of public assets, in specific:

- The national shared laboratory located at the National Innovation Center, in collaboration with Hanoi University of Science and Technology, will focus on design, packaging, and testing of microchips and serve training, technology and enterprise incubation, and artificial intelligence applications;

- The national shared laboratory at Hanoi National University will focus on the production of microchips and semiconductor devices;

- The national shared laboratory at Ho Chi Minh City National University will cover all stages of microchip design, manufacturing, packaging, and testing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Based on actual needs, relevant parties including central and local authorities, higher education institutions, and training support facilities will allocate resources to operate and invest in equipment and software for these laboratories.

d) National shared semiconductor laboratories and grassroots semiconductor laboratories serving the training of human resources in the semiconductor industry shall make maximum use of existing facilities, organizational apparatus, and human resources to minimize the creation of new administrative apparatus and ensure the efficient and economical use of the state budget.

dd) In addition to the central budget, localities shall proactively allocate funds from local budgets or mobilize other socialized and legal capital sources to invest in semiconductor laboratories according to the actual needs of the locality, ensuring efficiency and avoiding waste.

3. Group of tasks and solutions on training organization

a) Prioritize scholarships for students enrolled in talent development programs, and for those pursuing semiconductor-related programs as defined by the higher education institutions.

b) Training human resources at the graduate level:

- Review, develop, promulgate, and guide the implementation of standards for semiconductor chip training programs;

- Develop majors and specializations related to microchip design, semiconductor technology, artificial intelligence, etc. to serve the semiconductor industry in the higher education system;

- Develop talent training programs with the participation of international lecturers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Mobilize and connect with domestic and international partners to provide scholarships for engineers and bachelors to study majors related to the semiconductor industry.

c) Training human resources at the postgraduate level:

- Develop and implement exchange programs and provide scholarships for postgraduate studies both domestically and internationally;

- Strengthen cooperation among research institutes, higher education institutions, and enterprises in implementing master's and doctoral training programs.

d) Short-term training:

- Collaborate with reputable international partners to provide short-term training programs and certifications in microchip design, semiconductor technology, and artificial intelligence for students and related workforce seeking career transitions;

- Implement retraining, transition training, advanced training, and on-the-job training programs, and issue certifications for microchip design workers, semiconductor technology professionals, or graduates of relevant majors by connecting enterprises with higher education institutions and training support facilities in the semiconductor industry.

dd) Lecturer training:

Organize training, research, and work programs for lecturers at higher education institutions, training support facilities, research institutes, and large enterprises in the semiconductor industry both domestically and internationally. In specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prioritize the selection and assignment of lecturers to pursue postgraduate studies in the semiconductor industry under the Project approved by Decision No. 89/QD-TTg dated January 19, 2019 of the Prime Minister, as well as agreement-based scholarships and other scholarships;

- Encourage lecturers to proactively participate in in-depth training programs and research projects in the semiconductor field to enhance their capabilities and meet teaching requirements;

- Collaborate with domestic and international organizations and enterprises to provide in-depth training for lecturers;

- Prioritize the evaluation and selection of research proposals from lecturers in the semiconductor industry.

e) Develop curriculum content, frameworks, lecturer standards, and graduate quality standards for programs related to the semiconductor industry.  Establish a management, accreditation, and inspection mechanism to standardize and improve the quality of education and training in the semiconductor industry.

g) Encourage students to pursue STEM (science, technology, engineering, and mathematics) fields, specialized English, soft skills, entrepreneurial mindset, and artificial intelligence as a foundation for studying semiconductor-related fields.

h) Encourage businesses related to the semiconductor industry and private higher education institutions to participate in training human resources for the semiconductor industry.

4. Group of tasks and solutions on resource mobilization and diversification

a) In addition to the central budget, diversify funding sources to implement the Program, ensuring sufficient and timely mobilization in accordance with the prescribed structure; strengthen mobilization of funds from local budgets, legitimate contributions from enterprises, and solicit donations from domestic and foreign organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Relevant ministries, central and local agencies, higher education institutions, research institutes, and organizations shall integrate other programs and projects from domestic sources, ODA, and preferential loans from foreign donors approved by competent authorities, and other legal sources to implement tasks, solutions, programs, and projects within the scope of the Program.

d) Local authorities shall proactively allocate local budgets, mobilize private sector involvement, and other legal capital sources to support the implementation of tasks, solutions, programs, and projects within the scope of the Program assigned to the localities, and to carry out training and development of human resources for the semiconductor industry in their localities.

dd) Enterprises, training institutions, public and private training support facilities, and relevant agencies and organizations shall proactively allocate funds from their own budgets or mobilize private sector involvement to train human resources for the semiconductor industry as needed.

e) Enterprises with orientations to develop the semiconductor industry shall closely cooperate with higher education institutions in developing and utilizing human resources.

5. Group of tasks and solutions on building ecosystems, facilitating job placement for human resources, supporting business development

a) Incubate enterprises and encourage startups in the semiconductor industry, facilitate the development of enterprises supporting the semiconductor industry.  Assist enterprises in accessing labor, financial, and technological resources to ensure the rapid and sustainable development of the innovation ecosystem in the semiconductor industry.

b) Attract talents and cooperate with senior personnel from major semiconductor corporations to participate in teaching and research at higher education institutions, research institutes, and training and incubation centers to develop domestic businesses.

c) Develop a semiconductor and artificial intelligence innovation network comprising Vietnamese experts and intellectuals overseas, as well as foreign experts with deep expertise who can contribute to the development of Vietnam's semiconductor industry.

d) Encourage and support cooperation between schools, research institutes, innovation centers, and domestic and foreign organizations and enterprises to improve the quality of semiconductor human resource training, support students and lecturers in internships and practical work at organizations, enterprises, and research institutes, and establish scholarships to support training in the field.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Promote the development of research groups, especially strong research groups, and strengthen the linkage between postgraduate training and research and development activities in the semiconductor field through the implementation of scientific and technological tasks at all levels.

b) Prioritize the allocation of resources and annual state budget to support and fund programs and tasks for research and development of semiconductor chips at research institutes, higher education institutions, innovation centers, and enterprises.

7. Other tasks and solutions

a) Communicate, disseminate information, and raise awareness among agencies, organizations, enterprises, and the entire society about the role and significance of the Program, the semiconductor industry, and STEM fields, fostering a vibrant emulation movement to develop human resources for the semiconductor industry and the Program's contents.

b) Strengthen international cooperation, especially with countries and territories developing the semiconductor industry, to exchange experiences in semiconductor education and research; encourage Vietnamese educational institutions to establish and implement cooperative training programs, lecturer and student exchanges with reputable semiconductor education and research institutions worldwide.

c) Organize rewards for agencies, organizations and individuals with innovative ideas and approaches to developing human resources for the semiconductor industry.

IV.  FUNDING

Funding for the Program shall be allocated from the state budget, including the central budget and local budgets in accordance with the state budget's balancing capacity as prescribed by the Law on State Budget and regulations on public investment; investment and sponsorship from enterprises, organizations, individuals, and other legal sources. Specifically, the state budget shall be allocated to support the following tasks and solutions:

1. Development and investment capital for the investment in the formation, upgrading, and modernization of 4 national-level shared semiconductor laboratories at the National University of Hanoi, the National University of Ho Chi Minh City, the National Innovation Center in Da Nang City, and grassroots semiconductor laboratories serving the training of human resources for the semiconductor industry at 18 public higher education institutions; support for investment in equipment, machinery, and software for laboratories serving the development of human resources for the Vietnam semiconductor industry in accordance with the law on public investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



V. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Planning and Investment

a) Acts as the focal point for coordinating, monitoring, and evaluating the Program's implementation; annually reports to the Prime Minister and the National Steering Committee for Semiconductor Industry Development, proposing solutions to address any challenges or obstacles; submits to the Prime Minister for consideration of adjustments to the Program's objectives, tasks, and solutions to meet the evolving needs of the Vietnamese semiconductor industry.

b) Establishes an expert council to provide advisory services, conduct evaluations, and recommend the selection of investment projects for semiconductor laboratories.

c) Based on the Program's viewpoints, objectives, tasks, and solutions, as well as the review results and recommendations from ministries, central and local agencies, and the expert council, the Ministry of Planning and Investment shall take the lead in compiling a list of tasks and projects expected to use central budget public investment capital and a capital allocation plan (from medium-term and annual public investment capital and other sources for development investment), and report to the competent authority for consideration and decision on capital notification, budget allocation, and public investment capital plan for ministries, central and local agencies, to improve investment procedures, allocate capital for project implementation in accordance with the law on public investment and other relevant laws.

d) Establish a Working Group to implement the Program, headed by the Minister of Planning and Investment. The Working Group shall include leaders from relevant ministries, sectors, localities, research institutes, universities, organizations and enterprises.

dd) Promote the formation and development of ecosystems, innovation centers, incubators, and innovation networks in the semiconductor industry to facilitate the development of semiconductor industry enterprises.

e) Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Science and Technology, experts, scientists, and relevant agencies to evaluate and select priority investment projects for each phase, in line with market demands, and report to the competent authorities as prescribed by law.

g) Take charge in implementing tasks and solutions assigned to the Ministry of Planning and Investment as specified in Appendix 01.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Ministry of Information and Communications

a) Communicate to raise awareness of agencies, organizations, enterprises and the entire society about the development of human resources in the semiconductor industry.  Develop and implement a communication program to enhance awareness of the importance of science, technology, engineering and mathematics (STEM) fields and career opportunities in the semiconductor industry.

b) Coordinate with the Ministry of Planning and Investment to implement the Program's contents, ensuring alignment with the objectives of the Vietnam Semiconductor Industry Development Strategy to 2030 with a vision to 2050.

3. Ministry of Education and Training

a) Direct and guide higher education institutions in developing project proposals for training high-skilled human resources to serve the development of the semiconductor industry; select training programs from higher education institutions and issue training plans in accordance with the Program's objectives.

b) Take charge in developing, issuing, and guiding the implementation of training program standards for semiconductor microchips.  Initiate talent programs to serve the semiconductor industry at higher education institutions.

c) Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment to research, propose, and implement a model of cooperation between the state, schools, and enterprises in training human resources for the semiconductor industry.

d) Serve as the focal point for consolidating and coordinating the 5-year and annual training plans of higher education institutions for degree programs; promptly propose adjustments to the objectives, tasks, and solutions for training semiconductor human resources of this Program.

dd) Take charge in implementing the tasks and solutions assigned to the Ministry of Education and Training as stated in Appendix 01.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Take charge and cooperate with the Ministry of Information and Communications and relevant agencies, organizations, and enterprises to promote research and technology transfer linked to the development of human resources for the semiconductor industry.

b) Take the lead and guide the implementation of scientific and technological tasks for the semiconductor industry; approve the list and balance the budget for implementing national-level scientific and technological tasks for the semiconductor industry.

c) Promote the development of strong research groups, strengthen the connection between postgraduate training and research and development activities in the semiconductor field through the implementation of scientific and technological tasks at all levels.

d) Preside over the consolidation of proposals and report to competent authorities to prioritize the allocation and balancing of the annual state budget to support research and development tasks for semiconductor products at research institutes, universities, innovation centers, and enterprises.

5. Ministry of Finance

a) a) Based on proposals from ministries, central and local agencies and the feasibility of balancing the central budget, compile and submit to the competent authority for allocation in the regular expenditure budget of ministries, central and local agencies to implement the tasks and solutions of the Program in accordance with the law on the state budget.

b) Research and compile proposals from relevant ministries and agencies, report to competent authorities for consideration of amendments to tax, fee, and preferential credit policies for students to attract and train human resources for the semiconductor industry.

c) Research and compile proposals from relevant ministries and agencies to review, amend, supplement, or issue new guidelines for the management and use of regular expenditure from the state budget to implement the Program.

6. Ministry of National Defense

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Ministry of Public Security

a) Research and propose visa mechanisms and policies to facilitate the attraction of foreign experts and scientists to Vietnam to participate in training, research and work in the semiconductor industry.

b) Direct relevant units such as research institutes, affiliated higher education institutions, etc. to participate in implementing training programs and developing human resources in the semiconductor industry, with a particular focus on applications for national defense and security.

c) Preside over and implement activities to grasp the policies and strategies of other countries regarding the semiconductor industry in order to research and advise the Party, State, and Government on formulating appropriate foreign policies, improving the legal system, and mechanisms to attract foreign investment in the semiconductor industry while ensuring national defense, security, and social order. Research, develop, and transfer technology to master semiconductor microchip technology and ensure national defense and security.

8. Ministry of Foreign Affairs

a) Monitor, update and exchange experiences with other countries regarding global trends in semiconductor industry investment and human resource development.  Simultaneously, promote economic diplomacy while conducting focused research and activities to attract human resources for semiconductor industry training.

b) Organize foreign affairs activities and facilitate international cooperation in training, attracting funding, aid, and scholarships for training activities; facilitate job placement for Vietnamese semiconductor human resources in countries around the world.

9. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

a) Research and propose mechanisms and policies on work permits for foreigners to facilitate the attraction of foreign experts and workers to Vietnam for employment in the semiconductor industry in general and in semiconductor human resource training in particular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. State Bank of Vietnam and Vietnam Bank for Social Policies

Research, review, and propose specific mechanisms and policies on savings and remittance facilitation for foreign experts working in Vietnam's semiconductor industry.

11. Relevant ministries, ministerial-level agencies, government agencies, People's Committees of provinces

a) Ministries, ministerial-level agencies, government agencies, People's Committees of provinces shall, in accordance with their assigned functions and tasks, proactively cooperate with the Ministry of Planning and Investment in implementing the tasks and solutions of the Program. They shall develop and implement both a phased and an annual plan for carrying out the Program's tasks and solutions, ensuring alignment with the functions, tasks, potentials, and advantages of the localities.

b) Based on the viewpoints, objectives, tasks and solutions of the Program, proactively review, develop estimates, lists and expected capital allocations for each task and project of the Program, submitting to the Ministry of Planning and Investment for development investment, to the Ministry of Finance for recurrent expenditure, and to relevant ministries and agencies for consolidation and reporting to the competent authority as prescribed.

c) Promote international cooperation, especially with countries and territories with strengths in the semiconductor industry.

d) Review, research, decide within the scope of authority, or submit to the competent authority for decision on the allocation of budget funds for scholarships and preferential policies for local students studying semiconductor engineering; implement the tasks and solutions of the Program.

dd) Localities shall prioritize the allocation of local budget capital to support the implementation of tasks, solutions, and projects within the scope of the Program, as well as provide funding for semiconductor industry training at higher education institutions in accordance with the law on the state budget, public investment, and related laws.

e) Encourage the organization of competitions, awards, and commendations to honor agencies, organizations, and individuals with innovative and creative ideas, initiatives, and breakthrough approaches in developing human resources for the semiconductor industry, contributing to high efficiency and community benefits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Consolidate, evaluate, and report on the implementation results of the Program to the Ministry of Planning and Investment by November 30th each year for consolidation and reporting to the Prime Minister.

Article 2. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government agencies, Presidents of People's Committees of provinces, and heads of relevant agencies shall implement this Decision./.

 

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Thanh Long

 

APPENDIX I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



No.

Tasks and solutions

Leading agency

Coordinating agency

Submitted to

Time for performance

I

GROUP OF TASKS AND SOLUTIONS FOR RESEARCH, DEVELOPMENT AND IMPROVEMENT OF SPECIFIC MECHANISMS AND POLICIES

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Planning and Investment

Ministry of Finance, relevant ministries, central and local authorities

Competent authorities

2024-2025

2

Review, research, propose amendments to mechanism and policies on tuition exemption and reduction, scholarships for students pursuing semiconductor-related studies both domestically and internationally.

Ministry of Education and Training

Ministry of Finance, relevant ministries, central and local authorities

Government

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II

GROUP OF TASKS AND SOLUTIONS ON INVESTMENT IN INFRASTRUCTURE, FACILITIES, AND TECHNOLOGY FOR TRAINING

A

Develop a resource plan to implement the Program

1

Consolidate and develop a public investment plan utilizing central government budget for the Program.

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Education and Training, Ministry of Information and Communications, Ministry of Science and Technology and localities and relevant agencies

Competent authorities as prescribed by the law on public investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B

Investment in semiconductor laboratories

1

Develop investment projects, upgrade grassroots semiconductor laboratories to serve the training of human resources for the semiconductor industry at public higher education institutions.

Public higher education institutions are given priority for investment consideration

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Education and Training and relevant agencies

Competent authorities as prescribed by the law on public investment

2025 - 2027 (Based on progress and funding availability)

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ho Chi Minh City National University

Ho Chi Minh City People's Committee, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and relevant agencies

Competent authorities as prescribed by the law on public investment

2025 - 2027 (Based on progress and funding availability)

3

Develop an investment project for a national-level shared semiconductor laboratory at Hanoi National University.

Hanoi National University

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Education and Training and relevant agencies

Competent authorities as prescribed by the law on public investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

Develop an investment project for a national-level shared semiconductor laboratory at National Innovation Center.

Ministry of Planning and Investment

Hanoi University of Science and Technology, Ministry of Finance, Ministry of Education and Training and relevant agencies

Competent authorities as prescribed by the law on public investment

2024 - 2025 (Based on progress and funding availability)

5

Develop an investment project for a national-level shared semiconductor laboratory in Da Nang city.

Danang City People's Committee

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Competent authorities as prescribed by the law on public investment

2025 - 2027 (Based on progress and funding availability)

III

GROUP OF TASKS AND SOLUTIONS ON TRAINING ORGANIZATION

1

Develop and promulgate training program standards on semiconductor microchips.

Ministry of Education and Training

Ministry of Education and Training Ministry of Planning and Investment, relevant ministries, central and local levels

Ministry of Education and Training

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX II

LIST OF EXPECTED PUBLIC HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS TO BE PRIORITIZED FOR INVESTMENT IN GRASSROOTS SEMICONDUCTOR LABORATORIES TO SERVE TRAINING HUMAN RESOURCES FOR THE SEMICONDUCTOR INDUSTRY
(Issued together with Decision No. 1017/QD-TTg dated September 21, 2024 of the Prime Minister)

No.

Higher education institutions

1

Ho Chi Minh City National University (University of Information Technology)

2

Hanoi National University (University of Natural Sciences)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Danang University

4

Hanoi University of Science and Technology

5

Thai Nguyen University

6

Hue University

7

Military Technical Academy

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Academy of Posts and Telecommunications Technology

9

University of Transport

10

Hanoi University of Science and Technology

11

Hanoi University of Industry

12

Vinh University

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Can Tho University

14

Ho Chi Minh City University of Industry

15

Ho Chi Minh City University of Technical Education

16

University of Electricity

17

Academy of Cryptography Technology

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vietnam-Germany University

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1017/QĐ-TTg ngày 21/09/2024 phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.360

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.214.91
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!