UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
09/2009/QĐ-UBND
|
Yên Bái,
ngày 03 tháng 6 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH QUYỀN HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 3/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội khoá X;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị
định số 75/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số
75/NĐ-CP ngày 9/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
170/2003/NĐ-CP;
Căn
cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ Quy định xử phạt
hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt,
buôn lậu và gian lận thương mại;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 373/TTr-STC ngày
04/5/2009 về việc ban hành Quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các
ngành đối với công tác giá tại địa phương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quyền hạn, trách
nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác quản lý giá tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 22/4/2005 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Yên Bái về việc quy định quyền hạn, trách nhiệm đối với công tác quản
lý giá tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức,
cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Cường
|
QUY
ĐỊNH
VỀ
QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ TẠI
ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 03/6/2009 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Yên Bái)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh.
a. Quy định này quy định về quyền hạn,
trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác quản lý giá tại địa phương;
danh mục hàng hoá dịch vụ thực hiện bình ổn giá, niêm yết giá, hồ sơ phương án
giá và nội dung phương án giá; hồ sơ hiệp thương giá và nội dung hiệp thương
giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đăng ký, kê khai giá hàng hoá dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
b. Những quy định về quản lý giá không
quy định tại Quy định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về
quản lý giá.
2. Đối tượng áp dụng:
Các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân, các đơn vị sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Chương II
QUYỀN
HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, CÁC ĐƠN VỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
GIÁ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Điều 2. Chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Sở Tài chính
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn
tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý giá tại địa phương,
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Hướng dẫn triển khai và đề ra các
biện pháp thực hiện các văn bản quy định về quản lý giá của Trung ương và địa
phương để các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện.
Có thẩm quyền tổ chức và quyết định
hiệp thương giá hàng hoá dịch vụ, hướng dẫn các tổ chức cá nhân có yêu cầu đề
nghị hiệp thương giá về thủ tục, hồ sơ hiệp thương giá.
2. Thẩm định tất cả các phương án giá,
danh mục hàng hoá thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định hoặc trình
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Hướng dẫn các đơn vị thủ tục hồ sơ phương án
giá, nội dung giải trình phương án giá, trình tự thời hạn quyết định giá và
trình tự lập hồ sơ đề nghị thẩm định phương án giá.
3. Phối hợp với các ngành giám sát,
kiểm tra việc thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách
đối với các đơn vị thụ hưởng chính sách. Quản lý, cấp phát và hướng dẫn các đơn
vị thanh quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển theo quy định của
Luật Ngân sách.
4. Phối hợp với Ban Dân tộc và các
ngành có liên quan xây dựng kế hoạch trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng
chính sách miền núi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và hướng dẫn triển
khai thực hiện tại địa phương.
5. Hướng dẫn giá bán và kiểm tra, giám
sát việc sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với những mặt hàng
Nhà nước trợ cấp theo chính sách miền núi.
6. Tổ chức các cuộc kiểm tra và xử lý
kinh tế đối với những vi phạm về quản lý giá tại địa phương.
7. Thu thập thông tin, thường xuyên
theo dõi diễn biến giá cả thị trường địa phương. Khi có biến động kịp thời báo
cáo Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý kịp thời để tránh
xảy ra đột biến về giá.
8. Khảo sát giá cả thị trường vật liệu
xây dựng của địa phương, phối hợp với Sở Xây dựng hàng tháng, hàng quý công bố
giá vật liệu xây dựng đến chân công trình trên địa bàn làm căn cứ xác định đơn
giá xây dựng cơ bản và thanh quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
9. Chủ trì phối hợp với các ngành có
liên quan như Sở Công thương, Chi Cục quản lý thị trường, Công an tỉnh,…tổ chức
kiểm tra thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, đăng ký giá, kê khai
giá, công bố thông tin về giá đối với các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh
dịch vụ trên địa bàn tỉnh;
10. Sở Tài chính là thành viên của Hội
đồng định giá của tỉnh.
11. Sở Tài chính được Uỷ ban nhân dân
tỉnh uỷ quyền quy định giá một số tài sản, hàng hoá, dịch vụ như sau:
a. Giá dịch vụ sửa chữa, lắp đặt đồng
hồ đo đếm điện, đồng hồ nước, lắp đặt điện thoại.
b. Thông báo mặt bằng giá cả thị
trường hàng tháng, hàng quý.
c. Quy định giá thu mua tối thiểu đối
với sản phẩm của đồng bào khu vực III như: quả sơn tra, nhựa thông,…
d. Quy định đơn giá trợ cước vận
chuyển các mặt hàng chính sách miền núi làm cơ sở cho các đơn vị thanh quyết
toán kinh phí trợ cước vận chuyển với Ngân sách Nhà nước.
e. Quy định đơn giá các loại cây, con
giống sản xuất, cung ứng cho việc nuôi trồng trong tỉnh.
Điều 3. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Các cơ quan chuyên ngành hoặc cơ
quan được phân công hướng dẫn xây dựng phương án giá, gửi Sở Tài chính thẩm
định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định, cụ thể như sau:
1.1- Sở Giao thông vận tải:
a. Xây dựng phương án giá cước vận
chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà
nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách.
b. Xây dựng phương án giá cước vận
chuyển hành khách công cộng bằng đường sắt trong đô thị.
c. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng
phương án giá cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô, cơ giới đường thuỷ trong việc
cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước phục
vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và cước vận chuyển các loại vật tư,
hàng hoá chi từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
1.2- Báo Yên Bái xây dựng phương án
giá bán báo.
1.3- Sở Xây dựng:
a. Xây dựng phương án giá bán hoặc giá
cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư; đối với đối tượng chính sách; giá
bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để làm nhà ở Công vụ.
b. Chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh
doanh nước sạch xây dựng phương án giá nước sạch cho sinh hoạt, cho các mục
đích sử dụng khác.
1.4- Điện lực Yên Bái xây dựng phương
án giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi mà việc đầu tư và
hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.
1.5- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng phương án giá rừng, giá cho thuê các loại rừng cụ thể tại địa
phương.
1.6- Sở Tài nguyên và Môi trường:
a. Xây dựng phương án giá cụ thể các
loại đất tại địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định.
b. Xây dựng phương án giá cho thuê
đất, mặt nước tại địa phương.
c. Xây dựng đơn giá đo đạc lập bản đồ
địa chính và đơn giá cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Các ngành: Thuế, Tài chính, Giao
thông, Công thương, Quản lý thị trường và các ngành có liên quan thường xuyên
phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với các tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện:
niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết; đăng ký giá; kê khai giá; công bố thông
tin về giá; chống các hoạt động độc quyền, liên minh độc quyền cạnh tranh
không đúng pháp luật về giá; Đầu cơ trục lợi tăng giá, găm hàng, tăng giá
quá mức; Buôn lậu và gian lận thương mại theo qui định của pháp luật.
Điều 4. Quyền
hạn, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố trong tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các Quyết định giá do cấp
có thẩm quyền quy định để thực hiện trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Chi cục
Thuế, Đội Quản lý thị trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện niêm yết giá,
bán đúng giá niêm yết, đăng kí giá, kê khai giá, công bố thông tin về giá góp
phần ổn định giá cả thị trường trên địa bàn.
Điều 5. Quyền
hạn, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân
Nghiêm túc thực hiện những quy định về
công tác quản lý giá, thực hiện mua bán đúng theo giá quy định, thực hiện niêm
yết giá, đăng kí giá, kê khai giá và công bố thông tin về giá đầy đủ theo quy
định.
Đối với một số hàng hoá, dịch vụ Nhà
nước không quy định giá bán, các đơn vị, tổ chức, cá nhân được quyền tự định
giá nhưng phải đăng kí giá, kê khai giá, công bố thông tin về giá và chịu sự
giám sát của các cơ quan chức năng theo quy định về quản lý giá.
Chương III
DANH
MỤC CÁC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ PHẢI NIÊM YẾT GIÁ VÀ BÁN ĐÚNG GIÁ NIÊM YẾT
Điều 6. Danh
mục các hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện niêm yết giá
1. Danh mục các hàng hoá, dịch vụ phải
thực hiện niêm yết giá. (Chi tiết theo phụ lục số 01 đính kèm).
2. Căn cứ vào danh mục các hàng hoá,
dịch vụ quy định niêm yết giá và mua bán đúng giá niêm yết, các cấp, các ngành
có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chỉ đạo
các đơn vị trực thuộc triển khai niêm yết giá đến các tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, cụ thể là:
a) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Chi Cục
thuế, Đội Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện niêm
yết giá và mua, bán đúng giá niêm yết đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố quản lý.
b) Sở Tài chính với chức năng quản lý
Nhà nước về giá tại địa phương, chủ trì phối hợp với các ngành Công Thương, Chi
cục Quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện niêm yết giá và
mua, bán đúng giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ
trên phạm vi toàn tỉnh.
Điều 7. Xử lý
vi phạm những quy định về niêm yết giá và mua bán đúng giá niêm yết
Tất cả những trường hợp vi phạm trong
việc thực hiện niêm yết giá và mua bán không đúng giá niêm yết phải được xử lý
theo đúng quy định của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ
quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa
tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
Chương IV
DANH
MỤC CÁC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ
Điều 8. Danh
mục các hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Danh mục các hàng hoá, dịch vụ thực
hiện bình ổn giá. (Chi tiết theo phụ lục số 02 đính kèm).
Điều 9. Điều
kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá
Khi giá thị trường tại địa phương của
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục dưới đây có biến động bất thường: Tăng cao quá
hoặc giảm thấp quá không hợp lý so với mức giá thị trường trong tỉnh trước khi
có biến động theo quy định dưới đây trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả
hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế, các tổ chức cá nhân lạm dụng vị
thế độc quyền, liên kết độc quyền về giá, đầu cơ, găm hàng, biến động cung cầu
hàng hoá, dịch vụ hoặc do các tin đồn bịa đặt loan tin thất thiệt không có căn
cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và
đời sống của nhân dân địa phương, cụ thể:
a) Xăng, dầu: Thực hiện theo Nghị định
số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Xi măng, thép xây dựng: Trong thời
gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ
15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
c) Khí hoá lỏng:
Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng
bình quân từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
d) Phân bón hoá học: Trong thời gian
tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 20% trở lên so
với giá thị trường trước khi có biến động.
e) Thuốc bảo vệ thực vật: Trong thời
gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 15% trở lên
so với giá thị trường trước khi có biến động.
f) Thuốc thú y: Trong thời gian tối
thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường
trước khi có biến động.
g) Muối: Trong thời gian tối thiểu 15
ngày liên tục, giá bán muối do diêm dân sản xuất bán cho các tổ chức, cá nhân
sản xuất kinh doanh mua muối giảm ít nhất 20% so với giá trước khi có biến
động.
h) Sữa: Trong thời gian tối thiểu 15
ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước
khi có biến động.
i) Đường ăn: Trong thời gian tối
thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ đường trắng và đường tinh luyện trên thị
trường tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
k) Thóc (lúa): Trong thời gian tối
thiểu 15 ngày liên tục, giá bán thóc trên thị trường của nông dân giảm ít nhất
15% so với giá thị trường trước khi có biến động.
l) Gạo tẻ thường: Trong thời gian tối
thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với
giá thị trường trước khi có biến động.
m) Thuốc phòng, chữa bệnh cho người
(Bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các
cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế): Trong thời gian tối thiểu 15
ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 15% trở lên so với giá thị
trường trước khi có biến động.
n) Cước dịch vụ vận chuyển hành khách
bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục,
tăng từ 20% trở lên so với giá quy định trước đó.
o) Một số loại thức ăn chăn nuôi gia
súc (Ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương): Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên
tục, giá bán tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
Điều 10. Các
biện pháp bình ổn giá
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá như sau:
a) Các biện pháp theo thẩm quyền để
điều hoà cung cầu hàng hoá, dịch vụ.
b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ.
c) Đăng ký giá, kê khai giá: Thực hiện
theo quy định tại Nghị định 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư
104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.
d) Công khai thông tin về giá: Thực
hiện theo quy định tại Nghị định 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư
104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.
e) Các biện pháp về kinh tế, hành
chính khác theo thẩm quyền, bao gồm:
e.1- Quyết định đình chỉ thực hiện các
mức giá hàng hoá và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện
các mức giá trước khi có biến động bất thường.
e.2- Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu
chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách Nhà nước hoặc thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
e.3- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, bán
hàng hoá, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra
việc niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ theo giá niêm yết. Xử phạt các vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
e.4- Quyết định các biện pháp thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành phẩm.
Điều 11.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện bình
ổn giá
1. Sở Tài chính có trách nhiệm:
1.1- Chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong tỉnh kịp thời kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực
hiện tại địa phương.
1.2- Chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong tỉnh thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá
đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 75/2008/NĐ-CP
của Chính phủ và Thông tư 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính và theo chỉ đạo của
Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp
luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: Kiểm tra việc
niêm yết giá, bán hàng hoá, dịch vụ theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê
khai giá, công bố thông tin về giá đối với loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh
mục phải đăng ký giá, kê khai giá (Theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp
thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy
định của Pháp luật có liên quan; Kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn
giá.
1.3- Chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan: Quản lý thị trường, Công thương, Thuế, Công an,…kiểm tra,
thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các
hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về
giá, lợi dụng chủ trương điều hành giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của
thị trường, tình hình thiên tai, dịch vụ để tăng giá, ép giá bất hợp lý.
1.4- Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, Uỷ
ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định và công bố áp dụng trên địa bàn địa phương.
2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách
nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Nghị định
75/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Khi cần thiết, theo yêu cầu bằng văn
bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh phải báo cáo: Chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành,
giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá.
Chương V
HỒ
SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN GIÁ
Điều 12. Khi các yếu tố hình thành giá biến động ảnh hưởng lớn đến
sản xuất, kinh doanh và đời sống thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính quyết định giá mới hoặc điều
chỉnh mức giá theo quy định của Pháp luật. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài
chính nhiệm vụ thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phương án giá để kịp
thời điều chỉnh mức giá, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
hoạt động được bình thường và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Điều 13. Hồ
sơ phương án giá hoặc điều chỉnh giá (Sau đây gọi chung là hồ sơ phương án giá)
bao gồm:
Các tổ chức, cá nhân khi kiến nghị với
cơ quan có thẩm quyền quyết định giá hoặc điều chỉnh giá mới, yêu cầu phải có
hồ sơ như sau:
1. Hồ sơ phương án giá đề nghị Sở Tài chính
quyết định giá hoặc điều chỉnh giá (theo mẫu thống nhất tại phụ lục số 03 kèm
theo quy định này), bao gồm:
a) Công văn đề nghị cơ quan có thẩm
quyền định giá, điều chỉnh giá.
b) Bản giải trình phương án giá (Bảng
tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và thuyết minh về cơ
cấu tính giá).
c) Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia
của các cơ quan liên quan (Kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy
định).
e) Các tài liệu liên quan khác.
2. Hồ sơ phương án giá trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh quyết định giá hoặc điều chỉnh giá: Bao gồm các hồ sơ như đã quy
định ở điểm 1, Điều này và kèm theo văn bản thẩm định phương án giá của Sở Tài
chính.
Điều 14. Nội
dung giải trình phương án giá bao gồm:
1. Sự cần thiết và các mục tiêu phải
định giá hoặc điều chỉnh giá (tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch
vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; điễn biến giá cả thị trường trong nước và
thế giới; sự cần thiết phải thay đổi giá).
2. Căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá
(các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).
3. Bản tính toán giá thành hàng hoá
dịch vụ (nếu sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hoá nhập
khẩu); giá bán hàng hoá, dịch vụ, cơ cấu các mức giá kiến nghị phải thực hiện
theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.
So sánh mức giá đề nghị với mức giá
của hàng hoá, dịch vụ của một số nước trong khu vực và thị trường trong nước
(nếu có).
4. Tác động của mức giá mới đối với
hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác đến ngân sách nhà
nước, tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.
5. Các biện pháp tổ chức triển khai
thực hiện mức giá mới.
Chương VI
HỒ
SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ VÀ NỘI DUNG HIỆP THƯƠNG GIÁ
Điều 15. Điều
kiện tổ chức hiệp thương giá
Việc tổ chức hiệp thương giá được thực
hiện đối với những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh
mục do Nhà nước định giá.
2. Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được
sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc
quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị
trường cạnh tranh hạn chế.
3. Theo đề nghị của một trong hai bên
mua, bán khi các bên này không thoả thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.
Điều 16. Thẩm
quyền tổ chức hiệp thương giá
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở
Tài chính thẩm quyền tổ chức và quyết định hiệp thương giá hàng hoá, dịch vụ,
hướng dẫn các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh có nhu cầu đề nghị hiệp
thương giá.
Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá
đối với hàng hoá, dịch vụ có phạm vi ảnh hưởng trong địa phương, đáp ứng yêu
cầu tại Quy định này, hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Việc hiệp thương giá đối với hàng
hoá, dịch vụ cụ thể mà pháp luật chuyên ngành có quy định thì thực hiện theo
quy định của Pháp luật chuyên ngành đó và quy định tại Công văn này.
Điều 17. Hồ
sơ hiệp thương giá bao gồm:
1. Văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương
giá của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản đề nghị hiệp thương
giá của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua và bên bán gửi cơ quan có thẩm
quyền tổ chức hiệp thương giá.
2. Phương án giá hiệp thương:
2.1- Bên bán phải hiệp thương giá bắt
buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên bán đề nghị hiệp
thương giá thì bên bán phải lập phương án giá hiệp thương gửi Sở Tài chính giải
trình rõ những nội dung sau:
a. Tình hình sản xuất - tiêu thụ, cung
- cầu của hàng hoá, dịch vụ.
b. Phân tích mức giá đề nghị hiệp
thương:
b.1- Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá
theo các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân
tích, so sánh với cơ cấu hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị
hiệp thương giá).
b.2- Phân tích tác động của mức giá
mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh đến hoạt động tài chính, đời sống của
người lao động trong doanh nghiệp và nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
b.3- Những vấn đề mà bên bán chưa
thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống
nhất.
b.4- Các kiến nghị (nếu có).
2.2- Bên mua phải hiệp thương giá bắt
buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên mua đề nghị hiệp
thương giá thì bên mua phải lập phương án giá hiệp thương gửi Sở Tài chính giải
trình những nội dung sau:
a. Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá
theo các yếu tố hình thành giá của hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất ra tính
theo giá đầu vào mới mà bên bán dự kiến bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có
phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp
thương giá).
b. Phân tích tác động của mức giá mới
đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến hoạt động tài chính, đời sống của người
lao động trong doanh nghiệp, giá bán của sản phẩm, khả năng chấp nhận của người
tiêu dùng, so sánh với giá hàng hoá, dịch vụ cùng loại trên thị trường và nghĩa
vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
c. Những vấn đề mà bên mua chưa thống
nhất được với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất đó.
d. Các kiến nghị (nếu có).
3. Khi có chỉ đạo hiệp thương giá bắt
buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì cả hai bên mua và bán đều phải
lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên.
4. Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện
theo mẫu thống nhất tại phụ lục số 04 kèm theo Quy định này và do hai bên mua
và bán lập, gửi trước cho Sở Tài chính ít nhất 03 bộ và đồng gửi đến cho bên
đối tác mua (hoặc bán).
Điều 18. Thủ
tục và trình tự hiệp thương giá
1. Sở Tài chính tổ chức hiệp thương
giá theo quy định tại Quy định này.
2. Thành phần tham gia tổ chức hiệp
thương giá hàng hoá, dịch vụ bao gồm: Sở Tài chính; đại diện có thẩm quyền của
bên mua, bên bán và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài chính.
3. Trình tự hiệp thương giá:
a) Sau khi nhận được đầy đủ Hồ sơ hiệp
thương giá theo quy định tại Điều 15 Quy định này, trong khoảng 05 ngày (ngày
làm việc), Sở Tài chính quyết định thời gian cụ thể tiến hành hội nghị hiệp thương
giá, thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết.
Trong trường hợp hồ sơ hiệp thương giá
của các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, Sở Tài chính có văn
bản yêu cầu các bên tham giá hiệp thương giá thực hiện theo đúng quy định.
b) Sở Tài chính trình bày mục đích,
yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ,
phương án hiệp thương giá đồng thời nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan
tham gia hiệp thương giá.
c) Sở Tài chính kết luận và ghi biên
bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, bên bán),
thông báo kết quả hiệp thương và hình thức công bố kết quả hiệp thương giá để
hai bên mua và bán thi hành.
d) Doanh nghiệp hiệp thương giá có
quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thoả thuận với nhau về mức giá mua,
giá bán của hàng hoá, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi Sở Tài chính tổ
chức hiệp thương giá.
Điều 19.
Trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương giá
Trong thời hạn sau 15 ngày (ngày làm
việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu hiệp thương giá của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán, đồng thời nhận được
đầy đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại Điều 16 Quy định này, Sở Tài
chính phải tổ chức hiệp thương giá.
Trước thời điểm tổ chức hiệp thương
giá, Sở Tài chính phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết
có liên quan đến hàng hoá, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình
thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện cho hai bên mua và
bán thoả thuận thống nhất với nhau về mức giá.
Quyết định mức giá hiệp thương thực
hiện theo quy định của Pháp luật để bên mua và bên bán thi hành.
Chương VII
KIỂM
SOÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ
Điều 20. Hàng
hoá, dịch vụ thuộc danh mục kiểm soát các yếu tố hình thành giá:
1. Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền
quyết định giá của Nhà nước.
2. Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục
bình ổn giá.
3. Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục
phải đăng ký giá.
4. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 21. Thủ
tục kiểm soát các yếu tố hình thành giá được tiến hành như sau:
1. Sở Tài chính ra quyết định kiểm
soát các yếu tố hình thành giá và gửi đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu kiểm
soát các yếu tố hình thành giá.
2. Sở Tài chính có văn bản yêu cầu tổ
chức, cá nhân cung cấp tài liệu sau:
2.1- Phương án tính giá hàng hoá, dịch
vụ và mức giá hàng hoá, dịch vụ theo Quy chế tính giá chung do Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định và hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành liên quan; các tài liệu,
chứng từ phục vụ việc lập phương án giá.
2.2- Tình hình lưu chuyển hàng hoá
(tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong
tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ.
2.3- Báo cáo tài chính năm liên quan
đến việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
2.4- Tài liệu khác liên quan đến nội
dung kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
Điều 22. Thời
hạn kiểm soát yếu tố hình thành giá
1. Thời hạn một lần kiểm soát tối đa
là 15 ngày, kể từ ngày Sở Tài chính ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình
thành giá. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian kiểm soát thì Sở
Tài chính phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức,
cá nhân liên quan; thời hạn kiểm soát kéo dài không quá 05 ngày, kể từ ngày kết
thúc kiểm soát lần đầu.
2. Trong thời hạn tối đa 07 ngày (ngày
làm việc), kể từ ngày kết thúc kiếm soát các yếu tố hình thành giá, Sở Tài
chính có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm soát đến
tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.
Điều 23. Các
hình thức xử lý
Căn cứ vào kết quả kiểm soát, cơ quan
có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xử lý
theo một trong các hình thức sau:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân phải mua,
bán theo đúng giá mua, giá bán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
hoặc do doanh nghiệp quyết định trước khi tăng giá bất hợp lý.
2. Xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu
bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Pháp luật.
3. Đình chỉ việc thực hiện giá hàng
hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quyết định.
4. Trường hợp hành vi vi phạm có dầu
hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Sở Tài chính chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm
quyền xử lý theo quy định của Pháp luật.
Chương VIII
KÊ
KHAI GIÁ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
Điều 23. Danh
mục các hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực hiện việc kê khai giá hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình
với Sở Tài chính (Cơ quan quản lý giá).
Danh mục các hàng hoá, dịch vụ phải kê
khai giá: (Phụ lục số 05 kèm theo)
Điều 24.
Doanh nghiệp phải kê khai giá
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ tại địa phương theo danh mục quy định tại phụ lục số 05
kèm theo Quy định này đều phải kê khai giá.
Điều 25. Hình
thức, nội dung và thủ tục kê khai giá
1. Hình thức kê khai giá:
Kê khai giá được thực hiện dưới hình
thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gửi văn bản kê khai giá cho Sở Tài chính
(cơ quan tiếp nhận kê khai giá) bao gồm: Kê khai giá lần đầu, kê khai lại giá.
2. Nội dung hồ sơ kê khai giá:
Hồ sơ kê khai giá làm theo mẫu tại phụ
lục số 06 kèm theo Quy định này.
Mức giá kê khai là giá bán cho khách
hàng do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy định phù hợp với quy cách, tiêu
chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ (Hoặc mức giá mà doanh nghiệp đã thoả thuận
được với khách hàng).
Bảng giá kê khai hoặc quyết định giá
của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
3. Thủ tục kê khai giá:
Doanh nghiệp lập hồ sơ kê khai giá gửi
Sở Tài chính khi có quyết định thay đổi giá.
Kê khai giá lần đầu được thực hiện khi
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bắt đầu kê khai giá với Sở Tài chính.
Kê khai lại giá được thực hiện khi
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá
của lần kê khai trước và liền kề.
Điều 26.
Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê
khai giá:
Sở Tài chính (cơ quan tiếp nhận kê
khai giá), khi nhận được hồ sơ kê khai giá, tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp của hồ sơ, không thực hiện phê duyệt giá hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp
kê khai; chỉ ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản và đóng dấu đến hồ sơ kê khai
theo thủ tục hành chính.
Chỉ sử dụng mức giá do doanh nghiệp kê
khai phục vụ mục tiêu bình ổn giá khi giá thị trường có biến động bất thường và
kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp luật.
2. Đối với doanh nghiệp kê khai giá:
Doanh nghiệp kê khai giá phải có trách
nhiệm kê khai giá bán hàng hoá, dịch vụ của mình theo danh mục quy định tại Phụ
lục số 03 và hướng dẫn tại Phụ lục số 04 kèm theo Quy định này với cơ quan tiếp
nhận hồ sơ kê khai giá.
Hồ sơ kê khai giá hàng hoá, dịch vụ
được lập thành 03 bộ: 01 bộ lưu tại doanh nghiệp kê khai giá, 01 bộ gửi Sở Công
thương, 01 bộ gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp và định kỳ
hàng tháng gửi báo cáo tình hình kê khai giá hàng hoá, dịch vụ tại địa phương
về Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Doanh nghiệp kê khai giá thực hiện bán
hàng hoá, dịch vụ theo giá kê khai công bố công khai thông tin về giá và phải
chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính đúng đắn đối với các mức giá đã kê
khai.
Chương IX
ĐĂNG
KÝ GIÁ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
Điều 27. Danh
mục các hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký giá
Đăng ký giá là việc các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký mức giá hàng hoá, dịch vụ thuộc
danh mục bình ổn giá, hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu với Sở Tài chính.
Danh mục các hàng hoá, dịch vụ phải
đăng ký giá. (Có phụ lục số 07 kèm theo Quy định này).
Điều 28.
Doanh nghiệp phải đăng ký giá
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các Công ty Cổ phần, Công ty TNHH…
có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước trong vốn Điều lệ doanh nghiệp.
Điều 29. Hình
thức, nội dung và thủ tục đăng ký giá
1. Hình thức đăng ký giá:
Đăng ký giá được thực hiện dưới hình
thức gửi hồ sơ đăng ký giá theo mẫu quy định tại phụ lục số 07 kèm theo Quy
định này cho Sở Tài chính là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá.
Đăng ký giá lần đầu được thực hiện khi
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bắt đầu đăng ký giá với Sở Tài chính.
Đăng ký lại giá được thực hiện khi
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhận được yêu cầu phải đăng ký lại của cơ
quan có thẩm quyền.
2. Nội dung đăng ký giá:
Mức giá đăng ký là giá do doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh quyết định tính theo: nguyên tắc, phương pháp Chính phủ
quy định; Quy chế tính giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn cụ
thể của các Bộ ngành có liên quan; phù hợp với tiêu chuẩn, quy cách, chất lượng
hàng hoá, dịch vụ.
Dự kiến thời gian mức giá có hiệu lực.
Thuyết minh cơ cấu tính giá theo các
yếu tố hình thành giá (kèm theo văn bản đăng ký giá).
3. Thủ tục đăng ký giá:
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ phải đăng ký giá theo danh mục quy định tại phụ lục số 07 của Quy
định này, lập hồ sơ đăng ký giá gửi Sở Tài chính.
Hồ sơ đăng ký giá được lập thành 03 bộ
gửi các cơ quan chức năng Tài chính, ngành chuyên quản và lưu trữ tại đơn vị.
Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra,
đóng dầu đến và ghi rõ ngày tháng năm nhận hồ sơ theo đúng thủ tục hành chính.
Khi Sở Tài chính phát hiện giá do
doanh nghiệp đăng ký có yếu tố không hợp lý phải có văn bản gửi doanh nghiệp
yêu cầu phân tích rõ những yếu tố không hợp lý và yêu cầu doanh nghiệp đăng ký
lại giá.
Trong thời gian tối đa 07 ngày (theo
ngày làm việc tính từ ngày ghi trên dấu công văn đến của Sở Tài chính) nếu
không có yếu cầu đăng ký lại giá từ phía Sở Tài chính, doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh tổ chức bán hàng hoá, dịch vụ theo giá đã đăng ký (đối với loại hàng
hoá dễ xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng hưởng chênh lệch giá sẽ có văn bản
quy định cho từng trường hợp cụ thể).
Điều 30.
Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ
đăng ký giá:
Sở Tài chính (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
đăng ký giá), có trách nhiệm phải xem xét hồ sơ đăng ký giá trong thời hạn tối
đa không quá 07 ngày làm việc.
Tiếp nhận đăng ký giá do doanh nghiệp
đăng ký, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ; rà soát nội dung giá đăng
ký; được phép yêu cầu doanh nghiệp dừng việc bán hàng theo giá đăng ký khi phát
hiện giá do doanh nghiệp đăng ký có những yếu tố không hợp lý và yêu cầu doanh
nghiệp phải đăng ký lại.
Thực hiện công tác bảo mật đối với hồ
sơ do doanh nghiệp đăng ký giá, bảo mật bản thuyết minh cơ cấu hình thành giá,
mức giá trong thời gian mức giá đăng ký mới của doanh nghiệp chưa có hiệu lực
thực hiện; Chỉ sử dụng mức giá doanh nghiệp đăng ký phục vụ mục tiêu bình ổn
giá, kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo luật định khi cần
thiết.
2. Đối với doanh nghiệp đăng ký giá:
Trước khi ban hành quyết định giá bán
hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký giá phải thực hiện đăng
ký giá với Sở Tài chính.
Doanh nghiệp đăng ký giá hàng hoá,
dịch vụ gửi hồ sơ đăng ký giá cho Sở Tài chính thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ
lục số 08 kèm theo Quy định này. Hồ sơ đăng ký giá được lập thành 03 bộ: 01 bộ
đơn vị lưu, 01 bộ gửi Sở chuyên quản, 01 bộ gửi Sở Tài chính.
Doanh nghiệp đăng ký giá phải chịu
trách nhiệm trước Pháp luật về mức giá đăng ký; Niêm yết giá bán đã đăng ký
công khai trong toàn hệ thống, thực hiện bán đúng giá niêm yết, đồng thời phải
chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp luật khi thị trường
có biến động bất thường.
Chương X
CÔNG KHAI THÔNG TIN VỀ GIÁ
Điều 31. Phạm
vi công khai thông tin về giá
Sở Tài chính, các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh tài sản, hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm công khai những
thông tin về giá, bao gồm:
1. Các chủ trương, chính sách, biện
pháp quản lý giá của Nhà nước.
2. Các quyết định giá của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
3. Các mức giá do doanh nghiệp quyết
định và các thông tin kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hàng hoá, dịch vụ.
Những quy định công khai thông tin về
giá không áp dụng đối với những thông tin không được phép công khai theo quy
định của Pháp luật.
Điều 32. Các
hình thức công khai
1. Họp báo.
2. Đăng tải trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
3. Niêm yết giá theo quy định.
4. Các hình thức khác.
5. Đối với những hàng hoá, dịch vụ
thực hiện khuyến mại giảm giá thực hiện theo quy định của Luật Thương mại.
Điều 33.
Trách nhiệm trong việc công khai thông tin về giá
1. Cơ quan quản lý Nhà nước có trách
nhiệm công khai các văn bản về chế độ, chính sách giá, các quyết định giá hàng
hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền.
2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
hàng hoá dịch vụ có trách nhiệm công khai giá hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất, cung ứng.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có
trách nhiệm đưa tin chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trước
Pháp luật về thông tin theo các quy định hiện hành./.
PHỤ LỤC SỐ 01:
DANH MỤC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ PHẢI NIÊM YẾT GIÁ VÀ BÁN ĐÚNG
GIÁ NIÊM YẾT
(Kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 03/6/2009 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Yên Bái)
1. Giá thu mua các mặt hàng: Thóc,
quế, cà phê, chè búp tươi, chè khô, nguyên liệu giấy.
2. Giá bán lẻ các mặt hàng: Muối Iốt,
thóc, gạo, thịt, đường, sữa, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát.
3. Cước vận chuyển hành khách bằng ô
tô, cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt.
4. Giấy vở học sinh, các loại vải mặc,
quần áo may sẵn, xe đạp, xe máy, ô tô, tủ lạnh, quạt điện.
5. Xi măng, gạch xây dựng, ốp lát,
trang thiết bị vệ sinh.
6. Xăng dầu, sắt thép, phân bón, khí
hoá lỏng.
7. Thuốc chữa bệnh cho người, gia súc,
gia cầm.
8. Dịch vụ trông giữ xe ô tô, xe đạp,
xe máy, mũ bảo hiểm.
9. Thức ăn chăn nuôi, gia súc: Ngô,
đậu tương, cám các loại…
10. Những tài sản, hàng hoá dịch vụ
thuộc danh mục Nhà nước quy định giá nhưng chưa có trong danh mục này đều phải
thực hiện niêm yết giá.
PHỤ LỤC SỐ 02:
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ
(Kèm
theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 03/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên
Bái)
1. Xăng, dầu;
2. Xi măng;
3. Thép xây dựng;
4. Khí hóa lỏng;
5. Phân bón hóa học;
6. Thuốc bảo vệ thực vật;
7. Thuốc thú y: Vac xin lở mồm long
móng; vac xin cúm gia cầm; Các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline,
Tylosin, Enrofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên
thương mại);
8. Muối do diêm dân sản xuất;
9. Sữa;
10. Đường ăn (đường trắng và đường
tinh luyện)
11. Thóc, gạo;
12. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người
bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các
cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
13. Cước vận chuyển hành khách bằng
đường sắt loại ghế ngồi cứng;
14. Thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô,
đậu tương, khô dầu đậu tương.
(Kèm theo
Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 3/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Tên đơn vị
đề nghị định giá, điều chỉnh giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ
Tên hàng hóa, dịch
vụ:.......................................................................
Tên đơn vị sản xuất, kinh
doanh:........................................................
Địa
chỉ:................................................................................................
Số điện
thoại:......................................................................................
Số Fax:
……………………………………………………………….........
Tên đơn vị
đề nghị định giá, điều chỉnh giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số ........./ .....
V/v: Thẩm định
phương án giá
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
Kính gửi: (Tên các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thẩm định
phương án giá, quy định giá)
Thực hiện quy định tại Thông tư số
104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP
ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.
... (tên đơn vị đề
nghị định giá, điều chỉnh giá) đã lập phương án giá về sản phẩm…. (tên
hàng hoá, dịch vụ) (có phương án giá kèm theo).
Đề nghị …. (tên cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá) xem xét quy định giá… (tên
hàng hoá, dịch vụ) theo quy định hiện hành của pháp luật./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu:
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Đơn
vị đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá)
|
Tên đơn vị
đề nghị định giá, điều chỉnh giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
PHƯƠNG ÁN GIÁ
(Đối với hàng
hóa nhập khẩu)
Tên hàng
hóa.......................................................................................................
Đơn vị nhập khẩu................................................................................................
Quy cách phẩm
chất............................................................................................
Xuất xứ hàng
hóa................................................................................................
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH
GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
Số TT
|
Khoản mục
chi phí
|
Đơn vị tính
|
Thành tiền
|
Ghi chú
|
1
|
Giá nhập khẩu CIF
|
|
|
|
2
|
Thuế nhập khẩu (nếu
có)
|
|
|
|
3
|
Thuế tiêu thụ đặc
biệt (nếu có)
|
|
|
|
4
|
Chi phí bằng tiền
khác
|
|
|
|
5
|
Giá
vốn nhập khẩu
|
|
|
|
6
|
Lợi nhuận dự kiến
|
|
|
|
7
|
Giá bán dự kiến
|
|
|
|
II. BẢNG GIẢI TRÌNH
CHI TIẾT CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Giá nhập khẩu CIF
2. Tỷ giá tại thời điểm vay ngoại tệ
nhập khẩu ở ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch.
3. Giá nhập khẩu bằng tiền Vỉệt Nam
4. Thuế nhập khẩu
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt
6. Phụ thu (nếu có)
7. Chi phí lưu thông (vận chuyển, bốc
xếp, thuê kho bãi, hao hụt…)
8. Các khoản chi phí khác theo luật
định
9. Giá vốn
10. Lợi nhuận
11. Chi phí tiêu thụ
12. Giá bán (chưa có thuế GTGT)
Tên đơn vị
đề nghị định giá, điều chỉnh giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
PHƯƠNG ÁN GIÁ
(Đối với hàng
hóa, dịch vụ sản xuất trong nước)
Tên hàng hóa, dịch
vụ..........................................................................................
Đơn vị sản
xuất....................................................................................................
Quy cách phẩm
chất............................................................................................
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH
GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
Số TT
|
Khoản mục
chi phí
|
ĐVT
|
Lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
Chi phí sản xuất:
|
|
|
|
|
1.1
|
Chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp
|
|
|
|
|
1.2
|
Chi phí tiền công
trực tiếp
|
|
|
|
|
1.3
|
Chi
phí sản xuất chung:
|
|
|
|
|
A
|
Chi phí nhân viên phân xưởng
|
|
|
|
|
B
|
Chi phí vật liệu
|
|
|
|
|
C
|
Chi phí dụng cụ sản xuất
|
|
|
|
|
D
|
Chi phí khấu hao TSCĐ
|
|
|
|
|
Đ
|
Chi phí dịch vụ mua ngoài
|
|
|
|
|
E
|
Chi phí bằng tiền khác
|
|
|
|
|
|
Tổng
chi phí sản xuất :
|
|
|
|
|
2
|
Chi phí bán hàng
|
|
|
|
|
3
|
Chi phí quản lý doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
Tổng giá thành toàn bộ
|
|
|
|
|
|
Tổng sản lượng
|
|
|
|
|
|
Giá thành đơn vị sản phẩm
|
|
|
|
|
4
|
Lợi nhuận dự kiến
|
|
|
|
|
|
Giá bán chưa thuế
|
|
|
|
|
5
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
|
|
|
|
|
6
|
Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
|
|
|
|
|
|
Giá bán (đã có thuế)
|
|
|
|
|
II. GIẢI TRÌNH CHI
TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Chi phí sản xuất
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Lợi nhuận dự kiến
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
7. Giá bán (đã có thuế)
Tên cơ quan
có thẩm quyền thẩm định phương án giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số ........./ .....
V/v định giá, điều
chỉnh giá
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
Kính gửi: (Tên cơ
quan có thẩm quyền định giá)
Sau khi nghiên cứu, xem xét phương án
giá (hoặc điều chỉnh giá) kèm theo công văn số ... ngày ... tháng ... năm ...
của... (tên cơ quan, đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá),... (tên
cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá) có ý kiến như sau:
1. Về hồ sơ phương án giá (điều chỉnh
giá):
2. Tính khả thi của mức giá được quy
định (hoặc điều chỉnh giá):
3. Kiến nghị:
Sau khi xem xét,... (Tên cơ quan có
thẩm quyền thẩm định phương án giá) đề nghị mức giá (mức điều chỉnh
giá) là ..... đồng (hoặc tại phụ lục kèm theo công văn này - đối với trường hợp
có nhiều mặt hàng).
Đề nghị... (tên cơ quan có thẩm
quyền định giá) xem xét, ban hành theo thẩm quyền.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu:
|
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN
(Cơ
quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá)
|
(Kèm theo
Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 3/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Tên đơn vị
đề nghị
Hiệp thương giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ
Tên hàng hóa, dịch
vụ:.......................................................................
Tên đơn vị sản xuất, kinh
doanh:........................................................
Địa
chỉ:...............................................................................................
Số điện
thoại:......................................................................................
Số Fax: ………………………………………………………………
Tên đơn vị
đề nghị
Hiệp thương giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số ........./ .....
V/v: Hiệp thương
giá
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
Kính gửi: (tên cơ
quan nhà nước có thẩm quyền Hiệp thương giá)
Thực hiện quy định tại Thông tư số
104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP
ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ, ... (tên đơn vị
đề nghị hiệp thương giá) đề nghị ... (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hiệp thương giá) tổ chức hiệp thương giá... (tên hàng hóa, dịch vụ đề
nghị hiệp thương giá) do ... (tên đơn vị sản xuất, kinh doanh sản xuất
hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ
thể như sau:
1. Bên bán:…………………………………………………………….
2. Bên mua:……………………………………………………………
3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương
giá:………………………………
- Quy cách, phẩm
chất:………………………………………………….
- Mức giá đề nghị của bên
bán………………………………………….
- Mức giá đề nghị của bên
mua………………………………………….
- Thời điểm thi hành mức
giá……………………………………………
- Điều kiện thanh
toán…………………………………………………
4. Nội dung chính của phương án giá
hiệp thương:……….
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Đơn vị mua hoặc bán:
- Lưu:
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|
Tên đơn vị
đề nghị
Hiệp thương giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
PHƯƠNG ÁN GIÁ
HIỆP THƯƠNG
(Kèm theo
Công văn số ..../... ngày ..../.../... của ...)
Tên hàng hóa đề nghị Hiệp thương giá:
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất:
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH
GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Số TT
|
Khoản mục
chi phí
|
ĐVT
|
Lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
Chi phí sản xuất:
|
|
|
|
|
1.1
|
Chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp
|
|
|
|
|
1.2
|
Chi phí nhân công
trực tiếp
|
|
|
|
|
1.3
|
Chi
phí sản xuất chung:
|
|
|
|
|
a
|
Chi phí nhân viên phân xưởng
|
|
|
|
|
b
|
Chi phí vật liệu
|
|
|
|
|
c
|
Chi phí dụng cụ sản xuất
|
|
|
|
|
d
|
Chi phí khấu hao TSCĐ
|
|
|
|
|
đ
|
Chi phí dịch vụ mua ngoài
|
|
|
|
|
e
|
Chi phí bằng tiền khác
|
|
|
|
|
|
Tổng chi
phí sản xuất :
|
|
|
|
|
2
|
Chi phí bán
hàng
|
|
|
|
|
3
|
Chi phí
quản lý doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
Tổng giá thành
toàn bộ
|
|
|
|
|
4
|
Lợi nhuận
dự kiến
|
|
|
|
|
|
Giá bán chưa thuế
|
|
|
|
|
5
|
Thuế tiêu
thụ đặc biệt (nếu có)
|
|
|
|
|
6
|
Thuế giá
trị gia tăng (nếu có)
|
|
|
|
|
|
Giá bán (đã
có thuế)
|
|
|
|
|
II. GIẢI TRÌNH CHI
TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
1. Chi phí sản xuất:
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Lợi nhuận dự kiến
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
7. Giá bán (đã có thuế)
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN KÊ KHAI GIÁ
(Kèm
theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 3/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên
Bái)
1. Vật liệu nổ công nghiệp;
2. Cước vận tải bằng ôtô thực hiện
theo Thông tư liên tịch số 86/TTLT/BTC-BGTVT ngày 18/7/2007 của liên Bộ Tài
chính - Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về mẫu vé khách (khai giá cước, niêm
yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô).
3.
Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch số
11/2007/TTLT/BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ
Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh
cho người.
4.
Thuốc lá điếu sản xuất, tiêu thụ trong nước.
5.
Ô tô nhập khẩu, sản xuất trong nước dưới 15 chỗ ngồi.
PHỤ LỤC SỐ 06:
(Kèm theo
Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 3/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
HỒ SƠ KÊ KHAI GIÁ
Tên hàng hóa, dịch
vụ:.......................................................................
Tên đơn vị sản xuất, kinh
doanh:........................................................
Địa
chỉ:...............................................................................................
Số điện thoại:......................................................................................
Số Fax: ………………………………………………………………
Thực hiện từ
ngày..........tháng........năm.............
Tên đơn vị
kê khai giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số ........./ .....
V/v: Kê khai giá
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
Kính gửi: (tên các
cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kê khai giá)
Thực hiện quy định tại Thông tư số ...
/2008/TT-BTC ngày ... tháng ... năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng
6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP
ngày 25/12/2003 của Chính phủ.
... (tên đơn vị đăng ký) gửi Hồ
sơ kê khai giá kèm theo gồm các văn bản sau:
1. Công văn gửi cơ quan tiếp nhận kê
khai……………………………
2. Mức giá kê
khai.:…………………………………….........................
Mức giá tại Hồ sơ gửi kèm theo công
văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... / ... / 200... .
3. Phân tích nguyên nhân điều chỉnh
giá kê khai:
... (tên đơn vị đăng ký) xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã
kê khai.
Đề nghị Quý cơ quan ghi nhận ngày nộp
Hồ sơ kê khai giá của ... (tên đơn vị đăng ký) theo quy định./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu:
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
(Ký tên,
đóng dấu)
|
Ghi nhận ngày nộp Hồ
sơ kê khai giá của cơ quan tiếp nhận Hồ sơ
(Cơ quan tiếp nhận Hồ
sơ kê khai giá
ghi ngày, tháng, năm nhận được Hồ sơ
kê khai giá và đóng dấu Công văn đến)
Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
BẢNG KÊ KHAI
MỨC GIÁ CỤ THỂ
(Kèm theo
Công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)
1/ Mức giá kê khai:
STT
|
Tên hàng
hóa, dịch vụ
|
Quy cách, chất
lượng
|
Đơn vị tính
|
Mức giá kê khai
liền kề trước
|
Mức giá kê
khai
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2/ Phân tích nguyên nhân điều chỉnh
tăng/giảm giá kê khai:
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ
(Kèm
theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 3/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên
Bái)
1. Xăng, dầu;
2. Xi măng;
3. Thép xây dựng;
4. Khí hóa lỏng;
5. Nước sạch cho sản xuất công nghiệp,
kinh doanh dịch vụ;
6. Phân bón hóa học: phân U rê, DAP,
NPK, phân Lân,...
7. Thuốc bảo vệ thực vật: (tên gốc và
tên thương mại)
+ Thuốc trừ sâu: Fenobucarb (min 96%),
Etofenrox (min 96%), Buprofezin (min 98%), Imiđaclorpi (min 96%), Fipronil (min
96%);
+ Thuốc trừ bệnh: Isoprothiolane (min
96%), Tricyclazole (min 95%), Kasugamycin (min 70%);
+ Thuốc trừ cỏ: Glyphosate (min 95%),
Pretilachlor, Quynclorac (min 99%).
8. Thuốc thú y: Vac xin lở mồm long
móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline,
Tylosin, Enrofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên
thương mại), Oxytetracycline dạng bột trộn thức ăn gia súc.
9. Muối ăn do các doanh nghiệp kinh
doanh đăng ký;
10. Sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi;
11. Đường ăn: đường trắng và đường
tinh luyện;
12. Gạo do các doanh nghiệp kinh doanh
đăng ký;
13. Thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô,
đậu tương, khô dầu đậu tương do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn
chăn nuôi đăng ký;
14. Than;
15. Giấy: giấy in, giấy in báo, giấy
viết;
16. Cước vận chuyển hành khách bằng
đường sắt loại ghế ngồi cứng;
17. Dịch vụ bưu chính viễn thông theo
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 02/2007/TT-BTTTT
ngày 13/12/2007.
18. Sách giáo khoa;
PHỤ LỤC SỐ 08:
(Kèm theo
Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 3/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIÁ
Tên hàng hóa, dịch
vụ:.......................................................................
Tên đơn vị sản xuất, kinh
doanh:........................................................
Địa
chỉ:...............................................................................................
Số điện
thoại:......................................................................................
Số Fax: ………………………………………………………………
Thực
hiện từ ngày..........tháng........năm.............
Tên đơn vị đăng
ký giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số ........./ .....
V/v: Đăng ký giá
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
Kính gửi: (Tên cơ
quan tiếp nhận Hồ sơ đăng ký giá)
Thực hiện quy định tại Thông tư số
104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng
6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.
... (tên đơn vị đăng ký) gửi Hồ
sơ đăng ký giá kèm theo gồm các văn bản sau:
1. Mức giá đăng ký:…………………………………
2. Thuyết minh cơ cấu tính
giá:…………………………………….
Mức giá tại Hồ sơ gửi kèm theo công
văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... / ... / ... .
... (tên đơn vị đăng ký) xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã
đăng ký.
Đề nghị Quý cơ quan ghi nhận ngày nộp
Hồ sơ đăng ký giá của ... (tên đơn vị đăng ký) theo quy định./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu.
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đơn
vị đăng ký giá)
|
Ghi nhận ngày nộp Hồ
sơ đăng ký giá của cơ quan quản lý nhà nước
Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
BẢNG ĐĂNG KÝ
MỨC GIÁ CỤ THỂ
(Kèm theo
Công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)
STT
|
Tên hàng
hóa, dịch vụ
|
Quy cách, chất
lượng
|
Đơn vị tính
|
Mức giá đăng
ký liền kề trước
|
Mức giá
đăng ký
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên đơn vị đăng
ký giá
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
..........,
ngày tháng năm 20...
|
THUYẾT MINH
CƠ CẤU TÍNH GIÁ
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIÁ
(Kèm theo
Công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)
Tên hàng hóa, dịch vụ:
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất:
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH
GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ:
Số TT
|
Khoản mục
chi phí
|
ĐVT
|
Lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
Chi phí sản xuất:
|
|
|
|
|
1.1
|
Chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp
|
|
|
|
|
1.2
|
Chi phí nhân công
trực tiếp
|
|
|
|
|
1.3
|
Chi
phí sản xuất chung:
|
|
|
|
|
a
|
Chi phí nhân viên phân xưởng
|
|
|
|
|
b
|
Chi phí vật liệu
|
|
|
|
|
c
|
Chi phí dụng cụ sản xuất
|
|
|
|
|
d
|
Chi phí khấu hao TSCĐ
|
|
|
|
|
đ
|
Chi phí dịch vụ mua ngoài
|
|
|
|
|
e
|
Chi phí bằng tiền khác
|
|
|
|
|
|
Tổng
chi phí sản xuất :
|
|
|
|
|
2
|
Chi phí bán
hàng
|
|
|
|
|
3
|
Chi phí
quản lý doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
Tổng
giá thành toàn bộ
|
|
|
|
|
4
|
Lợi nhuận
dự kiến
|
|
|
|
|
|
Giá bán
chưa thuế
|
|
|
|
|
5
|
Thuế tiêu thụ đặc
biệt (nếu có)
|
|
|
|
|
6
|
Thuế giá trị gia
tăng (nếu có)
|
|
|
|
|
|
Giá bán (đã có thuế)
|
|
|
|
|
II.
GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ:
1. Chi phí sản xuất.
2. Chi phí bán hàng.
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Lợi nhuận dự kiến.
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có).
7. Giá bán (đã có thuế).