UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
08/2012/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 09 tháng 5 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP – THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế
xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
125/2009/TTLT/BTC-BCT của Bộ Tài chính – Bộ Công Thương ngày 17/6/2009 Quy định
việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến
công;
Căn cứ Thông tư số
88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế
tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia.
Căn cứ Quyết định số
1798/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc
ban hành Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 –
2015;
Xét đề nghị của Sở Công
Thương tại Tờ trình số 499 /SCT- QLCN ngày 31 tháng 8 năm 2011, về việc ban
hành Quy định chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp – Thương mại tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách khuyến
khích phát triển Công nghiệp – Thương mại giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2.
Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ban,
ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố, hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành:
Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Khoa học và
Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành có liên quan và Giám đốc Trung tâm Khuyến
công và Xúc tiến thương mại tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- TT Công báo, TTTH tỉnh;
- Lưu VT, CVCN.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP –THƯƠNG MẠI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân trong nước
có dự án đầu tư vào phát triển Công nghiệp – Thương mại trên địa bàn tỉnh, có tổng
mức đầu tư dưới 100 tỷ đồng (trừ các dự án đầu tư đã được hưởng chính sách theo
Quyết định 21/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh), bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã thành lập, hoạt động
theo Luật Hợp tác xã;
c) Hộ kinh doanh cá thể có đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước
hoạt động dịch vụ phát triển công nghiệp và Thương mại.
3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và hạ tầng
thương mại.
Điều 2.
Lĩnh vực, ngành nghề được hưởng chính sách:
1. Công nghiệp chế biến nông,
lâm, thuỷ sản;
2. Sản xuất hàng lưu niệm, hàng
thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu;
3. Công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, hóa chất, sành sứ, thuỷ tinh;
4. Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm
xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại
chỗ, sản phẩm thân thiện với môi trường;
5. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng,
lắp ráp và sửa chữa cơ khí nông nghiệp;
6. Xây dựng thuỷ điện nhỏ, điện
sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo để cung cấp điện dân sinh vùng
sâu, vùng xa, miền núi, rẻo cao;
7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền
nghề, du nhập phát triển nghề mới;
8. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
các cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp;
9. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thương mại;
10. Các hoạt động xúc tiến
thương mại trong và ngoài nước;
11. Các hoạt động dịch vụ phát
triển Công nghiệp - Thương mại khác.
Điều 3.
Các nội dung hỗ trợ.
1. Hướng dẫn, tư vấn lập dự án đầu
tư, lựa chọn mặt bằng sản xuất, huy động vốn và các hoạt động dịch vụ công nghiệp
khác theo quy định của pháp luật;
2. Đầu tư dây chuyền sản xuất mới,
mở rộng quy mô sản xuất; ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản
xuất;
3. Các hoạt động xử lý môi trường
trong sản xuất Công nghiệp và hoạt động Thương mại;
4. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng;
5. Đào tạo nghề, truyền nghề và
du nhập phát triển nghề mới để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao
động;
6. Xây dựng, đăng ký nhãn hiệu,
thương hiệu; Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và các hoạt
động dịch vụ thương mại khác;
7. Dự trữ trữ hàng hóa thiết yếu
phục vụ phòng chống và khắc phục hậu quả bảo lụt theo kế hoạch hàng năm khi có
yêu cầu của tỉnh;
8. Tổ chức các khóa học, hội thảo,
tập huấn nâng cao năng lực quản lý; Nghiên cứu đề tài, đề án khoa học; tham
quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước;
9. Xây dựng, hình thành và phát
triển các doanh nghiệp đầu mối, các mô hình liên kết sản xuất trong làng nghề;
10. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng thương mại;
Điều 4. Điều
kiện được hưởng chính sách
Các dự án đáp ứng được yêu cầu tại
điều 1, 2, 3 của quy định này và chưa được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của nhà nước
(cho nội dung đề nghị hỗ trợ) thì sẽ được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ
nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại của tỉnh nếu đáp ứng các điều kiện
sau:
1. Đối với các dự án đầu tư
thành lập cơ sở mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị phải đảm
bảo các điều kiện về sử dụng lao động và vốn đầu tư bình quân trong năm như
sau:
a) Về sử dụng lao động:
- Sử dụng từ 15 lao động trở lên
đối với các xã, phường vùng đồng bằng.
- Sử dụng từ 10 lao động trở lên
đối với các xã miền núi, bãi ngang.
- Sử dụng từ 7 lao động trở lên
đối với các xã vùng sâu, rẻo cao và đặc biệt khó khăn.
Đối với các dự án có sử dụng lao
động là người khuyết tật được tính hệ số 1,5 cho một lao động khuyết tật.
b) Về vốn đầu tư:
- Các dự án đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và hạ tầng
thương mại có tổng mức vốn đầu tư trên 03 tỷ đồng.
- Các dự án về chế biến nông,
lâm, thuỷ sản, cơ khí nhỏ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất
khẩu tổng mức vốn đầu tư từ 150 triệu đồng trở lên.
- Các dự án của các ngành sản xuất
khác:
+ Có tổng mức đầu tư từ 400 triệu
đồng trở lên ở xã, phường vùng đồng bằng.
+ Có tổng mức đầu tư từ 300 triệu
đồng trở lên ở các xã miền núi, bãi ngang.
+ Có tổng mức đầu tư từ 200 triệu
đồng trở lên đối với các xã vùng sâu, rẻo cao và đặc biệt khó khăn.
2. Doanh nghiệp đầu mối là các
doanh nghiệp được Giám đốc sở Công Thương công nhận làm nhiệm vụ đầu mối cung cấp
nguyên liệu và bao tiêu bao tiêu sản phẩm cho trên 100 lao động ở địa bàn tỉnh
sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đó.
3. Các dự án khác: Xây dựng mô
hình trình diễn kỹ thuật; tổ chức đào tạo nghề; tham quan, khảo sát, hội thảo,
tập huấn, nâng cao năng lực quản lý; xây dựng đề tài, đề án khoa học; tham gia
các hội chợ, triển lãm…thì các cơ sở phải đăng ký và được đưa vào kế hoạch khuyến
công và xúc tiến thương mại hàng năm do Sở Công Thương quản lý.
Chương II
NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THỂ
Điều 5.
Chính sách về đầu tư
1. Các cơ sở sản xuất kinh doanh
công nghiệp và thương mại thuê tư vấn trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư, lựa
chọn mặt bằng sản xuất, huy động vốn và các thủ tục khác theo quy định của pháp
luật. Được hỗ trợ 50% chi phí tư vấn, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/cơ sở.
2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được
hỗ trợ 80% chi phí lập quy hoạch chi tiết; 50% chi phí bồi thường tài sản trong
giải phóng mặt bằng; 30% chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng tối đa không
quá 500 triệu đồng/dự án.
3. Các cơ sở sản xuất di dời ra
khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch mới được hỗ trợ 80% chi phí bồi thường
tài sản trong giải phóng mặt bằng, 30% chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.
4. Các tổ chức, cá nhân đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng Thương mại bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (không dùng
nguồn vốn ngân sách) được hỗ trợ 50% chi phí bồi thường tài sản trong giải
phóng mặt bằng; 30% chi phí đầu tư xây dựng chợ nông sản, thực phẩm, chợ hạng
2, hạng 3; 20% chi phí xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thương mại tiện ích
văn minh và hiện đại (siêu thị, cửa hàng tự chọn…), nhưng tối đa không quá 500
triệu đồng/dự án.
Điều 6.
Chính sách về khoa học công nghệ và môi trường
1. Dự án chuyển giao, ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất (chưa được hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học
công nghệ của tỉnh) được hỗ trợ 50% tổng giá trị máy móc thiết bị và công nghệ
chuyển giao, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở;
2. Dự án xây dựng mô hình trình
diễn kỹ thuật mới, công nghệ mới được hỗ trợ chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm
máy móc thiết bị công nghệ mới, vận hành, chạy thử hoàn thiện công nghệ, tổ chức
hội nghị trình diễn… Mức hỗ trợ tối đa 250 triệu đồng/mô hình.
3. Hỗ trợ 50% chi phí các dự án
xử lý môi trường trong sản xuất công nghiệp và hoạt động Thương mại, nhưng tối
đa không quá 100 triệu đồng/dự án và không quá 01 lần.
Điều 7.
Chính sách về lao động và đào tạo.
Các tổ chức, cá nhân có dự án tổ
chức đào tạo nghề, truyền nghề, du nhập phát triển nghề mới được hỗ trợ như
sau:
Các tổ chức hoạt động dịch vụ
khuyến công và xúc tiến thương mại tổ chức các lớp đào tạo nghề được hỗ trợ 80%
chi phí đào tạo nghề nhưng tối đa không quá 60 triệu đồng/lớp học; đối với các
cơ sở, doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo được hỗ trợ 60% chi phí đào tạo nghề,
nhưng tối đa không quá 45 triệu đồng/lớp học (theo định mức chi phí đào tạo nghề
tại phụ lục 1).
Điều 8.
Chính sách về thị trường, xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp đầu mối
1. Hỗ trợ chi phí xây dựng, đăng
ký thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp bao gồm: chi phí xây dựng
thương hiệu, thiết kế lôgo, đăng ký nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu…được hỗ trợ
50% chi phí, nhưng tối đa không quá 35 triệu đồng/thương hiệu.
2. Hỗ trợ cho các cơ sở, doanh
nghiệp 50% chi phí thuê gian hàng tham gia hội chợ tại các tỉnh đồng bằng, 80%
chi phí tại các vùng miền núi;
Hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp
50% chi phí vận chuyển hàng hóa, sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm. Mức hỗ
trợ trong tỉnh tối đa không quá 5 triệu đồng/doanh nghiệp, trong nước tối đa
không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp, nước ngoài tối quá 30 triệu đồng/doanh
nghiệp.
3. Hỗ trợ một lần chi phí xây dựng,
hình thành và phát triển các doanh nghiệp đầu mối được Sở Công Thương công nhận
làm nhiệm vụ đầu mối cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho người lao động
sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đó, cứ 30 lao động làm việc ổn định trong 1 năm
được hỗ trợ 10 triệu đồng, mức tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đầu mối mở rộng
thêm quy mô, địa bàn và thu hút nhiều lao động tham gia thì được xem xét hỗ trợ
tiếp theo định mức trên.
4. Hỗ trợ tổ chức các hoạt động
trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập, khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại…căn
cứ vào tính chất, quy mô, hiệu quả và các quy định tài chính hiện hành để xác định
mức hỗ trợ, nhưng đi trong nước tối đa không quá 100 triệu đồng/đoàn, đi nước
ngoài tối đa không quá 200 triệu đồng/đoàn.
Điều 9.
Chính sách về hỗ trợ lãi suất
Hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân
hàng phần vốn dự trữ hàng thiết yếu phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả bảo
lụt theo kế hoạch hàng năm khi có yêu cầu của UBND tỉnh và giao cho sở Công
Thương ký kết hợp đồng đảm bảo cung ứng hàng hoá với doanh nghiệp, thời gian dự
trữ tối đa không quá 60 ngày.
Điều 10.
Chính sách về khen thưởng
1. Thưởng nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực CN – TTCN
được UBND tỉnh công nhận:
- 30 triệu đồng/1 làng nghề truyền
thống;
- 25 triệu đồng/1 làng nghề;
- 20 triệu đồng/01 nghề truyền
thống ;
- Thưởng thêm 5 triệu đồng/1 nghệ
nhân do trung ương công nhận;
- 3 triệu đồng/thợ giỏi cấp tỉnh
công nhận.
2. Chi khen thưởng khác cho các tổ
chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển sản xuất kinh
doanh công nghiệp – thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định hiện
hành.
Điều 11.
Các hoạt động dịch vụ phát triển Công nghiệp – Thương mại
khác được hỗ trợ trên cơ sở dự toán kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành.
Điều 12.
Trường hợp một dự án có nhiều nội dung hỗ trợ thì mức hỗ
trợ tối đa không quá 500 triệu đồng.
Điều 13.
Kinh phí thực hiện chính sách này được bố trí từ kế hoạch
ngân sách (Nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại) hàng năm của tỉnh.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hồ
sơ đề nghị hỗ trợ
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí được
lập thành 03 bộ: 02 bộ gửi về sở Công Thương; 01 bộ lưu tại cơ sở, Hồ sơ gồm có:
1. Dự án, đề án đề nghị hỗ trợ
kinh phí (Gọi tắt là dự án) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được UBND huyện,
thành phố xác nhận phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2. Đơn đề nghị hỗ trợ vốn (Theo
mẫu 01)
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh (Bản sao hợp lệ)
4. Các văn bản (chứng từ) hợp lệ
liên quan đến từng nội dung đề nghị hỗ trợ.
Điều 15. Lập
kế hoạch và xét duyệt hỗ trợ vốn hàng năm:
1. Các cơ sở, doanh nghiệp có
nhu cầu hỗ trợ vốn khuyến công và xúc tiến thương mại, quý III hàng năm gửi Bản
đăng ký (Theo mẫu 03) về sở Công Thương để xây dựng kế hoạch khuyến công và xúc
tiến thương mại năm sau.
2. Căn cứ vào nguồn vốn được bố
trí hàng năm, sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và quyết định mức hỗ trợ;
trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Giám đốc sở Công Thương thông báo
rõ lý do bằng văn bản cho các cơ sở biết, trong thời gian 15 ngày (làm việc) kể
từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 16. Quản
lý, sử dụng nguồn vốn:
1. Giao Giám đốc sở Công Thương
chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn theo quy định.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với các ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra các cơ sở được hỗ trợ
vốn trong việc quản lý, sử dụng đúng mục đích theo nội dung chính sách này và
theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Đối với các dự án: Xây dựng
mô hình trình diễn kỹ thuật; Tổ chức đào tạo nghề; Tham quan, khảo sát, hội thảo,
tập huấn, nâng cao năng lực quản lý; xây dựng đề tài, đề án khoa học; tham gia
các hội chợ, triển lãm…được ứng trước tối đa 50% kinh phí hỗ trợ được phê duyệt
để tổ chức thực hiện, số còn lại được cấp sau khi có đầy đủ hồ sơ quyết toán.
Điều 17.
Phân công trách nhiệm
1. Sở Công Thương là cơ quan chủ
trì tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiển tra, giám sát việc thực hiện quy định
này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh và cơ quan liên
quan.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài
chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách để thực hiện.
3. Kho bạc Nhà nước căn cứ quyết
định hỗ trợ vốn của Giám đốc sở Công Thương để cấp kinh phí. Các cơ sở, doanh
nghiệp được hỗ trợ vốn có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
4. Các Sở, Ban ngành liên quan,
UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng của mình, phối hợp với với Sở Công
Thương tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ sở sản xuất;
các làng nghề báo cáo UBND tỉnh (qua sở Công Thương) xem xét bỗ sung, sửa đổi
cho phù hợp và theo đúng quy định của Nhà nước ./.