BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/2002/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 10
năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HỘI MARKETING VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004
ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội,
Căn cứ Nghị định 181/CP ngày
9/11/1994 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ),
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-TTg
ngày 02/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy nhiệm Bộ trưởng, Trưởng ban
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) cho phép thành lập
Hội,
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội
Marketing Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi
chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ của
Hội Marketing Việt Nam đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I ngày 28
tháng 9 năm 2002 thông qua.
Điều 2. Chủ tịch Hội Marketing
Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2,
- Lưu VT, TCPCP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
|
ĐIỀU LỆ
HỘI MARKETING VIỆT NAM
Chương 1.
TÊN GỌI - MỤC
ĐÍCH - NHIỆM VỤ
Điều 1. Tên Hội: Hội Marketing Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam marketing
association (VAM)
Điều 2. Hội Marketing Việt
Nam là một tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận trên cơ sở tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn về
Marketing, các nhà sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
Điều 3. Mục đích của Hội
Marketing Việt Nam là tập hợp các nhà nghiên cứu và giảng dạy Marketing, các
nhà sản xuất kinh doanh nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau để thúc đẩy sự phát triển
chuyên môn, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, bảo vệ quyền lợi của hội
viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Điều 4. Hội Marketing Việt Nam
hoạt động theo Điều lệ của Hội, tuân thủ pháp luật Nhà nước Việt Nam, được sự bảo
trợ của Ban Vật giá Chính phủ. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài
khoản tại ngân hàng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hội Marketing Việt Nam được phép gia
nhập các Hội quốc tế cùng lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Điều 5. nhiệm vụ của Hội
1. Đại diện và bảo vệ quyền lợi về
vật chất và tinh thần của hội viên trong
khuôn khổ pháp luật Việt Nam;
2. Đoàn kết giúp đỡ hội viên nghiên cứu
chuyên môn, giao lưu trao đổi học thuật giữa các hội viên
nhằm không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
3. Phản ảnh nguyện vọng chính đáng của hội viên để đề đạt với cơ quan nhà nước về những
vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của hội viên;
4. Thường xuyên cung cấp cho hội viên
các thông tin về thị trường, các tiến bộ về khoa học
Marketing, giúp hội viên mở rộng kiến thức, nghiên cứu ứng
dụng vào công tác giảng dạy, kinh doanh. Đóng vai trò cầu nối, liên kết hội
viên theo nhóm ngành kinh doanh nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh;
5. Tổ chức các
cuộc Hội nghị, Hội thảo, giao lưu để trao đổi học thuật và kinh nghiệm trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy và kinh doanh. Tổ chức các hoạt động đào tạo dịch
vụ, kinh tế theo đúng quy phạm pháp luật. Truyền bá, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng
Marketing trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới;
6. Nghiên cứu cơ sở lý luận và ứng dụng
thực tiễn trong lĩnh vực Marketing. Hợp tác, liên kết với
các cơ sở đào tạo hỗ trợ nhau trong hoạt động chuyên môn;
7. Tư vấn những vấn đề liên quan đến
lĩnh vực Marketing. Nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu và hỗ trợ các
doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới.
8. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà
nước, các đơn vị chức năng để phổ biến chủ trương, chính sách, luật pháp nhà nước
cũng như trong việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Marketing cho các
cá nhân và tổ chức có nhu cầu để phát triển nguồn nhân lực;
9. Tổ chức
nghiên cứu, tư vấn, phản biện góp ý kiến về xuất các cơ chế chính sách với các
cơ quan nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực Marketing;
10. Đại diện cho hội viên trong mối
quan hệ liên quan đến chức năng của Hội;
11. Hợp tác với các Hội ngành nghề
trong nước và khu vực theo quy định của nhà nước;
12. Xuất bản tạp chí Marketing định kỳ
và các ấn phẩm có liên quan. Biên soạn và dịch các tài liệu khoa học Marketing
theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền hạn của Hội
1. Được cung cấp thông tin về các
chính sách, luật pháp kinh tế liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội;
2. Được cử đại diện tham gia các Hội
nghị, Hội thảo do cơ quan nhà nước tổ chức về những vấn đề có liên quan đến
lĩnh vực hoạt động của Hội khi được mời;
3. Đề xuất ý kiến, kiến nghị giải quyết
các trường hợp, vụ việc có thiệt hại đến quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội
viên.
Chương 2.
HỘI VIÊN
Điều 7. Hội viên của Hội
Marketing Việt Nam
Các công dân Việt Nam (hội viên cá
nhân), các tổ chức pháp nhân (hội viên tập thể) của Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy về Marketing, các nhà quản lý, các tổ chức,
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tán thành điều lệ và
tự nguyện làm đơn gia nhập Hội đều có thể được công nhận là hội viên của Hội.
Các hình thức hội viên:
- Hội viên tập thể: Là những tổ chức
kinh tế, khoa học kỹ thuật, đào tạo và doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến
Marketing, do giám đốc hoặc người được ủy quyền tổ chức đó
làm đại diện.
- Hội viên cá nhân: Hoạt động trong
lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy về Marketing, tự nguyện và có điều kiện
tham gia thường xuyên mọi hoạt động của Hội.
Điều 8. Cá nhân có nguyện vọng
và có đủ điều kiện gia nhập Hội phải làm đơn gửi Ban Thường vụ Hội. Khi Ban Thường
vụ Hội chấp nhận sẽ thông báo cho đương sự nộp hội phí định kỳ. Việc nộp lệ phí
phải thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi Ban Thường vụ thông báo.
Điều 9. Quyền hạn Hội viên
1. Được tham gia đại hội, bầu cử đại
biểu tham dự đại hội của Hội.
2. Được ứng cử, đề cử vào Ban chấp
hành và các chức vụ khác của Hội.
3. Được tham gia thảo luận, biểu quyết
các nghị quyết của Hội, được phê bình chất vấn. Ban chấp hành, Ban Thường vụ về
mọi chủ trương và hoạt động của Hội.
4. Được phát biểu ý kiến, kiến nghị đề
bạt nguyện vọng lên các cơ quan hữu quan.
5. Được cấp thẻ hội viên tham gia
sinh hoạt trong các tổ chức của Hội. Được hưởng các chế độ
ưu đãi khi sử dụng các loại dịch vụ do Hội cung cấp.
6. Được hỗ trợ, bảo vệ của Hội trong
mọi hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng khoa học Marketing trong phạm
vi quyền hạn và khả năng của Hội.
7. Được quyền xin ra khỏi Hội khi xét
thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia. Trong
trường hợp này, hội viên cần thông báo chính thức bằng văn
bản (đơn) trước một tháng cho Ban chấp hành.
8. Được giới thiệu
hội viên và đề cử người đại diện đi nước ngoài để tham dự các Hội nghị, Hội thảo,
nghiên cứu theo quy định của nhà nước.
Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên
1. Sinh hoạt đều đặn, đầy đủ các buổi
họp thường kỳ và bất thường của Hội.
2. Tuân thủ các điều khoản trong bản
điều lệ của Hội và những nghị quyết của Đại hội, của Ban chấp hành và Ban Thường
vụ Hội.
3. Tích cực nâng cao kiến thức, tham
gia các hoạt động chuyên môn của Hội.
4. Tuyên truyền phát triển hội viên mới,
đoàn kết hợp tác với các hội viên khác để cùng nhau thực hiện mục đích của Hội,
góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.
5. Đóng hội phí định kỳ đầy đủ và
đúng hạn theo quy định của Hội.
Điều 11. Bãi miễn hội viên
Hội viên sẽ bị bãi miễn trong các trường
hợp sau:
1. Cá nhân hội viên vi phạm pháp luật
nhà nước.
2. Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
hội viên.
Chương 3.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG
Điều 12. Tổ chức và hoạt động của
Hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm
trên cơ sở tự nguyện, tự trang trải về tài chính.
Tổ chức của Hội:
- Ở Trung ương: Hội Marketing Việt
Nam.
- Ở cơ sở: Chi hội (nếu có từ 05 hội
viên trở lên).
Điều 13. Cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc họp 5
năm một lần do Ban chấp hành Trung ương Hội triệu tập.
Đại hội bất thường được triệu tập khi
có quá 2/3 số ủy viên Ban chấp hành yêu cầu.
Nguyên tắc cử đại biểu đi dự Đại hội
toàn quốc do Ban chấp hành Trung ương Hội quy định.
Điều 14. Đại hội đại biểu toàn
quốc Hội Marketing Việt Nam.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội
Marketing Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội, đại hội được tổ
chức 5 năm một lần.
2. Nhiệm vụ của đại hội:
- Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ
và đề ra phương hướng hoạt động mới của Hội.
- Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, biện
pháp công tác mới của Hội nhằm phát triển toàn diện các hoạt động của Hội.
- Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo
kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban chấp hành và Ban kiểm tra Trung ương Hội.
- Thảo luận và thông qua các kiến nghị
sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội trong những trường hợp cần
thiết.
- Phê duyệt, quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính.
- Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra Trung ương Hội.
Điều 15. Ban chấp hành Trung
ương Hội.
1. Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ
quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng ủy
viên Ban chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định. Trường hợp khuyết ủy viên
thì Ban chấp hành Trung ương Hội có thể bầu bổ sung, nhưng không quá 1/5 số lượng
ủy viên Ban chấp hành đã được bầu.
2. Ban chấp hành Trung ương Hội họp
thường kỳ hàng năm 1 lần, nếu có công
việc đột xuất có thể họp bất thường, việc triệu tập họp bất thường do Ban Thường
vụ quyết định triệu tập.
3. Ban chấp hành Trung ương có nhiệm
vụ sau:
- Quyết định các biện pháp thực hiện
Nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của Đại hội.
- Quyết định chương trình, kế hoạch
công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban
chấp hành cho các Chi hội và các đơn vị trực thuộc được biết.
- Bầu cử và bãi miễn các chức danh
lãnh đạo của Hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và
các ủy viên thường vụ; bầu bổ sung ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Xem xét và quyết định khen thưởng
và kỷ luật ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Chuẩn bị nội dung chương trình nghị
sự và tài liệu trình Đại hội ở cuộc họp cuối cùng của nhiệm kỳ.
- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm
kỳ hoặc Đại hội bất thường.
Điều 16. Ban Thường vụ Trung
ương Hội:
1. Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm
có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và một số ủy viên. Số
lượng ủy viên Thường vụ do Ban chấp hành Trung ương quyết định. Ban Thường vụ họp
thường kỳ 6 tháng một lần.
2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ sau:
- Thay mặt Ban chấp hành chỉ đạo, điều
hành các hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp.
- Báo cáo kiểm điểm công tác trong
các kỳ họp của Ban chấp hành.
- Quyết định thành lập các Ban và các
tổ chức trực thuộc Hội.
- Quyết định tổ chức các hội nghị, hội
thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- Quyết định các chương trình hoạt động,
kế hoạch công tác của các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội.
- Quyết định gia nhập các tổ chức quốc
tế, khu vực theo quy định của pháp luật.
- Ban Thường vụ thay mặt Ban chấp
hành điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp và phải báo cáo kiểm điểm công
tác trước Ban chấp hành về tổ chức hoạt động của Hội.
- Tùy theo tình
hình cụ thể, Ban Thường vụ có thể cử ra Ban Thường trực để giúp việc cho Ban
Thường vụ, Ban Thường trực chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ về nhiệm vụ được giao.
3. Ban Thường trực
Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó
tổng thư ký. Ban Thường trực được Ban Thường vụ ủy nhiệm điều hành công tác giữa
hai kỳ họp của Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Phê chuẩn nhân sự chủ chốt của các
Chi hội cơ sở và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội.
- Quyết định cử các bộ đi dự Hội nghị,
Hội thảo khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của
nhà nước.
- Quyết định các vấn đề thi đua, khen
thưởng và kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
- Ban Thường trực Trung ương Hội có chế độ hội ý thường xuyên để chỉ đạo các hoạt động của Hội.
Điều 17. Ban kiểm tra Trung
ương Hội
1. Ban kiểm tra Trung ương Hội do đại
biểu Hội bầu ra gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các ủy viên.
2. Ban kiểm tra Trung ương Hội có nhiệm
vụ giúp Ban Thường trực Trung ương Hội kiểm tra việc chấp hành điều lệ của Hội
và việc thực hiện các chủ trương của Ban Thường vụ Trung
ương Hội.
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Ban kiểm tra Trung ương Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội quy định.
4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra theo nhiệm
kỳ của Ban chấp hành.
Điều 18. Chủ tịch, Phó chủ tịch,
Tổng Thư ký và Phó tổng thư ký.
1. Chủ tịch Hội
có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Đại diện pháp nhân của Hội trước
pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện các
Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban chấp
hành Hội.
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành Hội.
- Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Hội và
các tổ chức khác do Hội thành lập.
- Chịu trách nhiệm trước Ban chấp
hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
2. Phó Chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ
thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
3. Tổng Thư ký là người điều hành trực
tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hội, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của
Ban chấp hành và Ban Thường vụ, định kỳ báo cáo cho Ban Thường vụ và Ban chấp
hành Trung ương Hội, quản lý tài sản và tài chính của Hội,
chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành về các hoạt động của Văn phòng Hội.
Điều 19. Văn phòng Trung ương Hội,
các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội.
- Văn phòng Trung ương Hội, các Ban
và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội do Ban thường vụ
Trung ương Hội quyết định.
- Các Ban có nhiệm vụ đề xuất, tham
mưu cho Ban chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội về các mặt hoạt động
trong lĩnh vực của mình phụ trách.
- Các Ban họp 3 tháng 1 lần.
- Văn phòng Trung ương Hội có nhiệm vụ
điều phối các hoạt động của Hội, của các Ban và các tổ chức khác của Hội dưới sự
chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Điều 20. Chi Hội
Chi Hội là thành viên của Hội
Marketing Việt Nam. Chi Hội hoạt động chủ yếu chuyên sâu trong phạm vi chuyên
ngành Marketing.
Việc thành lập Chi Hội do Ban Thường
vụ Trung ương Hội phê chuẩn.
Chi Hội thành lâp phải tổ chức đại hội,
bầu Chi Hội trưởng và Chi Hội phó, nhiệm kỳ của Chi hội là 2 năm.
Chương 4.
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 21. Hội Marketing Việt Nam
hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính và được quản lý theo quy chế của
Hội và quy định của Pháp luật.
- Các nguồn tài chính của Hội bao gồm:
Hội phí của hội viên.
Sự ủng hộ tự nguyện của hội viên.
Các khoản thu qua các hoạt động dịch
vụ của Hội theo đúng quy định của nhà nước.
Các khoản tài trợ của các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nước.
- Phần chi bao gồm:
Chi cho các hoạt động của Hội, trả
lương cho nhân viên, trả phụ cấp cho các thành viên trong Ban điều hành và cộng
tác viên của Hội.
Đóng hội phí cho các tổ chức mà Hội
Marketing Việt Nam là hội viên.
Chi phí nhà cửa, điện nước, mua sắm
phương tiện làm việc.
Chi khen thưởng và chi khác.
Chương 5.
KHEN THƯỞNG
Điều 22. Hội viên tập thể, hội
viên cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, trong công trình nghiên
cứu khoa học, có sáng kiến cải tiến, có thành tích trong công tác đào tạo, giảng
dạy, sẽ được Hội khen thưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 23. Hội viên tập thể, hội
viên cá nhân hoạt động trái với Điều lệ của Hội, làm tổn thương đến danh dự và
uy tín của Hội phải chịu kỷ luật. Hình thức kỷ luật do Ban Thường vụ xem xét
quyết định.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN CUỐI
CÙNG
Điều 24. Điều lệ này gồm 6
chương, 24 Điều đã được Đại biểu toàn quốc lần I (nhiệm kỳ I) của Hội Marketing
Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh và có hiệu
lực khi được Bộ Nội vụ phê duyệt.
Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của
Hội Marketing Việt Nam mới có quyền sửa đổi Điều lệ của Hội.
Ban chấp hành Trung ương Hội
Marketing Việt Nam có nhiệm vụ phổ biến và hướng dẫn thi hành Điều lệ của Hội./.