Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Trương Văn Sáu
Ngày ban hành: 14/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 14 tháng 2 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH ngày 26/4/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện của các ngành, các cấp và các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng công báo cấp tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU.HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT,PCT.UBT;
- Như điều 3;
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ TP;
- Pháp chế Bộ Tài chính;
- Sở Tư pháp;
- Các khối NC;
- Lưu: VT. 6.14.05.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy định này quy định về việc thực hiện bình ổn giá; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá; quy định giá; hồ sơ, thủ tục hiệp thương giá; thẩm định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; thủ tục đăng ký giá; kê khai giá; công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ và quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền, các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý giá

1. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá, đấu thầu, đấu giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế và hành chính theo quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường để bình ổn giá và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giá bao gồm giá do Nhà nước quy định, giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và giá thị trường.

2. Thẩm định giá là việc tính toán để xác định giá trị của tài sản phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho một mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

3. Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.

4. Liên kết độc quyền về giá là thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

5. Giá độc quyền là giá hàng hóa, dịch vụ chỉ có một tổ chức, cá nhân bán, mua trên thị trường hoặc là giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền chiếm phần lớn thị phần, có sức mạnh chi phối giá thị trường.

6. Giá biến động bất thường là giá tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa hoặc trong trường hợp bất thường khác.

7. Đăng ký giá là hình thức các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký mức giá hàng hoá, dịch vụ dự kiến bán với cơ quan có thẩm quyền.

8. Kê khai giá là hình thức các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo mức giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

9. Niêm yết giá là việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện thông báo công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng những hình thức thích hợp tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Chương II

BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Điều 4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá theo danh mục quy định tại phụ lục 1 của quy định này.

Điều 5. Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá:

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

a) Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v...) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b) Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.

c) Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.

2. Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (tùy theo từng thời kỳ) thì sở Tài chính căn cứ các điều kiện trên đây và điều kiện thực tế tại địa phương tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể các điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 6. Các biện pháp bình ổn giá:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá, cụ thể như sau:

1. Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Các biện pháp tài chính, tiền tệ theo quy định của pháp luật.

3. Đăng ký giá, kê khai giá.

4. Công khai thông tin về giá.

5. Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:

a) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường.

b) Phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật có liên quan; thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách nhà nước.

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật.

d) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá đăng ký, giá kê khai và giá niêm yết; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.

e) Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm; các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giá trong thực hiện bình ổn giá .

Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá của Chủ tịch UBND tỉnh, sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo quyền hạn trách nhiệm tại điều 33 và điều 34 quy định này.

Điều 8. Trách nhiệm của Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá.

Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính và quy định tại quyết định này.

Báo cáo chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá.

Chương III

TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH MỨC GIÁ, HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN GIÁ

Điều 9. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá

1. Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố Vĩnh Long, khu công nghiệp do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách; giá dịch vụ xe ra vào bến.

2. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ.

3. Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

4. Giá nước sạch cho sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng khác.

5. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch, giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và không qua hình thức đấu giá.

6. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển. Giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.

7. Giá cụ thể các loại đất, giá cho thuê đất, thuê mặt nước tại địa phương.

Điều 10. Điều chỉnh mức giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá

1. Khi các yếu tố hình thành giá có biến động, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiến hành điều chỉnh giá hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoạt động bình thường và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

2. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá có quyền gửi hồ sơ phương án định giá hoặc điều chỉnh giá (gọi chung là hồ sơ phương án giá), kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá để đề nghị điều chỉnh giá.

3. Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá phải có ý kiến chính thức bằng văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định giá để xem xét, ban hành.

Điều 11. Hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá

1. Hồ sơ phương án giá bao gồm:

- Công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.

- Bảng giải trình phương án giá (bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và thuyết minh về cơ cấu tính giá).

- Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan (kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định).

- Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định.

- Các tài liệu liên quan khác.

2. Nội dung giải trình phương án giá bao gồm:

- Sự cần thiết và các mục tiêu phải định giá hoặc điều chỉnh giá (tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới, sự cần thiết phải thay đổi giá...).

- Căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá (các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).

- Bảng tính toán giá thành hàng hóa dịch vụ (nếu sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu); giá bán hàng hoá, dịch vụ; cơ cấu các mức giá kiến nghị phải thực hiện theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.

So sánh mức giá đề nghị với mức giá của hàng hóa, dịch vụ của một số nước trong khu vực và thị trường trong nước (nếu có).

- Tác động của mức giá mới đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, đến ngân sách nhà nước, tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.

- Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới.

3. Hồ sơ phương án giá gửi cơ quan thẩm định: thực hiện theo mẫu thống nhất tại phụ lục 3 kèm theo Quy định này.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định giá của UBND tỉnh.

1. Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định sau khi thống nhất với các sở, ngành liên quan: Giá cho thuê đất, giá sàn bán đấu giá quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước, giá giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, giá cho thuê mặt nước trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.

2. Các sở, ngành trình UBND tỉnh sau khi có ý kiến các đơn vị liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của sở Tài chính:

a) Sở Giao thông Vận tải: Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách; giá dịch vụ xe ra vào bến; mức trợ giá trợ cước vận chuyển thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá vùng sâu, vùng xa.

b) Sở Xây dựng: giá bán, giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giá bán, giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán, giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ; đơn giá xây dựng nhà ở, vật kiến trúc khác để bồi thường khi nhà nước thu hồi về đất, để định giá trong các nghiệp vụ khác; giá nước sạch đô thị và khu công nghiệp.

c) Sở Tài nguyên Môi trường: giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giá nước sạch cho sinh hoạt nông thôn.

e) Sở Công Thương: Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn (Cơ cấu giá thành điện nông thôn phải theo đúng quy định của Bộ Công thương và không được cao hơn biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển.

3. Các đơn vị sản xuất kinh doanh: xây dựng phương án giá trình UBND tỉnh sau khi có ý kiến của các sở chuyên ngành, các đơn vị liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính:

Giá sản phẩm, dịch vụ công ích sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch của nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện không qua hình thức đấu thầu, đấu giá.

Điều 13. Thời hạn thẩm định phương án giá, quy định giá

1. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thẩm định phương án giá tại Điều 12 Quy định này tổ chức thẩm định phương án giá chậm nhất là 7 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định và có ý kiến bằng văn bản về nội dung phương án giá gởi về sở Tài chính.

2. UBND tỉnh ra quyết định giá tối đa không quá 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của sở Tài chính.

3. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quy định giá thì sở Tài chính và UBND tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình giá biết, thời gian kéo dài thêm không quá 15 ngày.

Chương IV

HIỆP THƯƠNG GIÁ

Điều 14. Điều kiện tổ chức hiệp thương về giá

Việc tổ chức hiệp thương giá được thực hiện đối với các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục do Nhà nước định giá.

2. Hàng hóa, dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế.

3. Theo đề nghị của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.

Điều 15. Hồ sơ và nội dung phương án hiệp thương giá

1. Hồ sơ hiệp thương giá gồm:

Văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc văn bản đề nghị hiệp thương giá của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua và bên bán hàng hoá, dịch vụ cần phải hiệp thương giá gửi sở Tài chính.

2. Phương án giá hiệp thương:

- Bên bán phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc chính bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên bán phải lập phương án giá hiệp thương gửi sở Tài chính giải trình rõ những nội dung sau:

- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, xuất - nhập khẩu, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ.

- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương: So sánh với giá hàng hoá, dịch vụ tương tự trên thị trường:

+ Các căn cứ tính giá.

+ Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với cơ cấu hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá; nêu rõ nguyên nhân tăng (+), giảm (-)).

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất.

+ Các kiến nghị (nếu có).

- Bên mua phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc chính bên mua đề nghị hiệp thương giá thì bên mua phải lập phương án giá hiệp thương gửi sở Tài chính giải trình những nội dung sau:

+ Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới: theo giá mà bên mua dự kiến đề nghị mua của bên bán và bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá nếu bên mua phải mua theo giá của bên bán dự kiến để bên mua trực tiếp bán lại cho người tiêu dùng. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).

+ So sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường.

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

+ Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất đó.

+ Các kiến nghị khác (nếu có).

3. Khi có chỉ đạo hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh thì cả hai bên mua và bán đều phải lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên;

4. Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại phụ lục 4 kèm theo Quy định này và do hai bên mua và bán lập, gửi trước cho Sở Tài chính ít nhất 3 bộ và đồng gửi cho bên đối tác mua (hoặc bán).

Điều 16. Thủ tục, trình tự hiệp thương giá

1. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá:

a) Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 14 Quy định này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa phương hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá hàng hoá, dịch vụ bao gồm: sở Tài chính; đại diện có thẩm quyền của bên mua, bên bán và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài chính.

b) Việc hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà pháp luật chuyên ngành có quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó và quy định tại Quy định này.

2. Trình tự hiệp thương giá:

- Sau khi nhận được đầy đủ Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy định này trong thời gian 5 ngày (ngày làm việc), Sở Tài chính (cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá) tổ chức hiệp thương giá quyết định thời gian cụ thể tiến hành hội nghị hiệp thương giá, thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết.

Trong trường hợp hồ sơ hiệp thương giá của các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu các bên tham gia hiệp thương giá thực hiện đúng quy định.

- Sở Tài chính trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá đồng thời nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan tham gia hiệp thương giá.

- Sở Tài chính kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của sở Tài chính, đại diện bên mua, bên bán), thông báo kết quả hiệp thương và hình thức công bố kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thi hành.

- Doanh nghiệp đề nghị hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thoả thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá.

3. Kết quả hiệp thương giá:

a) Kết quả hiệp thương giá do các bên thỏa thuận được sở Tài chính Quyết định ban hành để thi hành. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà hai bên mua và bán không thống nhất được mức giá thì sở Tài chính quyết định mức giá tạm thời để hai bên thi hành.

Quyết định giá tạm thời do sở Tài chính công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 6 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên được quyền thoả thuận giá mua, giá bán.

Hết thời hạn 6 tháng, nếu các bên không thoả thuận được giá thì sở Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá và trong thời gian tổ chức hiệp thương, các bên vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định giá tạm thời.

b) Nếu các bên thoả thuận được giá thì thực hiện theo giá thoả thuận và có trách nhiệm báo cáo cho sở Tài chính biết mức giá đã thoả thuận, thời gian thực hiện.

4. Trách nhiệm của sở Tài chính:

- Trong thời hạn sau 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu hiệp thương giá của Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán, đồng thời nhận được đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy định này, sở Tài chính phải tổ chức hiệp thương giá.

- Trước thời điểm tổ chức hiệp thương giá, sở Tài chính phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện để cho hai bên mua và bán thoả thuận thống nhất với nhau về mức giá.

- Quyết định mức giá theo thỏa thuận thống nhất của hai bên mua và bán hoặc quyết định mức giá tạm thời trong trường hợp các bên không thống nhất được mức giá để bên mua và bên bán thi hành.

Chương V

THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 17. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá

1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:

a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước.

b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác.

c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác.

d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

2. Tài sản của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước.

b) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác.

c) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác.

d) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá.

4. Tài sản của nhà nước quy định phải thẩm định giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá. Việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Chương VI

ĐĂNG KÝ GIÁ

Điều 18. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá

Hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.

Điều 19. Đối tượng phải đăng ký giá:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá thực hiện đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị, cụ thể như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn.

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng đăng ký giá nêu trên thì phải thực hiện niêm yết giá và công khai thông tin về giá theo quy định.

Điều 20. Thời điểm, hình thức, nội dung và thủ tục đăng ký giá:

1. Thời điểm đăng ký giá:

Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá theo giá mới thì phải lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá.

2. Hình thức, thủ tục đăng ký giá:

a) Hình thức đăng ký giá:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc đăng ký giá dưới hình thức gửi các Biểu mẫu đăng ký giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá. Đăng ký giá gồm đăng ký giá lần đầu và đăng ký lại giá:

Đăng ký giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.

Đăng ký lại giá được thực hiện khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần đăng ký trước liền kề hoặc khi có yêu cầu đăng ký lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc đăng ký giá lần đầu và đăng ký lại giá so với lần đăng ký trước liền kề của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

b) Thủ tục đăng ký giá:

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này, phải lập hồ sơ đăng ký giá gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá.

Hồ sơ đăng ký giá: gồm 02 bộ gởi sở Tài chính và lưu trữ tại đơn vị. Đối với đăng ký giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người gởi 01 bộ cho sở Y tế và 01 bộ lưu tại đơn vị.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có trách nhiệm kiểm tra, đóng dấu đến và ghi rõ ngày tháng năm nhận hồ sơ theo đúng thủ tục hành chính.

3. Nội dung Biểu mẫu đăng ký giá:

Văn bản đăng ký giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ dự kiến thời gian có hiệu lực của mức giá đăng ký.

Bảng đăng ký mức giá cụ thể gắn với chất lượng hàng hoá, dịch vụ, địa điểm bán hàng. Mức giá đăng ký là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán theo quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

Thuyết minh cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá.

Biểu mẫu đăng ký giá quy định tại Phụ lục 5 kèm theo.

Điều 21. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá

Sở Tài chính, Sở Y tế (đối với thuốc phòng, chữa bệnh cho người bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế) tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ.

Điều 22. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân:

1. Đối với cơ quan tiếp nhận biểu mẫu đăng ký giá: cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có trách nhiệm ghi ngày, tháng, năm nhận Biểu mẫu và đóng dấu đến vào văn bản đăng ký giá theo thủ tục hành chính.

Xem xét kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Biểu mẫu, rà soát nội dung Biểu mẫu đăng ký giá.

Khi phát hiện mức giá đăng ký trong Biểu mẫu đăng ký giá có các yếu tố hình thành giá không hợp lý, cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giải trình mức giá đăng ký và thực hiện lại việc đăng ký giá.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không thực hiện việc đăng ký lại giá mà tự ý bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã đăng ký thì cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp tục bán hàng theo mức giá trước khi tự ý tăng giá mà không đăng ký lại.

2. Đối với tổ chức, cá nhân đăng ký giá:

Trước khi thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đăng ký giá phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký.

Công bố công khai thông tin về giá, niêm yết giá bán đã đăng ký, thực hiện bán đúng giá niêm yết, đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.

Chương VII

KÊ KHAI GIÁ

Điều 23. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá

1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá theo danh mục tại phụ lục 2 quy định này.

2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương ở từng thời điểm cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ thông báo điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá ngoài danh mục nêu trên.

Điều 24. Đối tượng phải kê khai giá

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo danh mục phải kê khai giá thực hiện kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị, cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì thực hiện kê khai giá bán buôn.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì thực hiện kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ.

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng kê khai giá nêu trên thì phải thực hiện niêm yết giá và công khai thông tin về giá theo quy định.

Điều 25. Thời điểm, hình thức, nội dung và thủ tục kê khai giá

1. Thời điểm kê khai giá:

Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá bán theo giá mới thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải lập Biểu mẫu kê khai giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá.

2. Hình thức, thủ tục kê khai giá:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc kê khai giá dưới hình thức lập Biểu mẫu kê khai giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá. Kê khai giá gồm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá:

a) Kê khai giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật.

b) Kê khai lại giá được thực hiện khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần kê khai trước liền kề hoặc khi có yêu cầu kê khai lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá so với lần kê khai trước liền kề của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Nội dung Biểu mẫu kê khai giá gồm có:

a) Văn bản kê khai giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ thời gian thực hiện của mức giá kê khai.

b) Bảng kê khai giá bán. Mức giá kê khai là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định theo các quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phù hợp với quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ (hoặc mức giá mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thỏa thuận được với khách hàng).

c) Biểu mẫu kê khai giá quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Quy định này.

Điều 26. Cơ quan tiếp nhận kê khai giá

Sở Tài chính hoặc Sở Y tế (đối với hàng hóa là thuốc phòng, chữa bệnh cho người) tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá đóng trên địa bàn tỉnh.

Điều 27. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá:

- Khi nhận Biểu mẫu kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận Biểu mẫu và đóng dấu đến vào văn bản kê khai giá theo thủ tục hành chính.

- Thực hiện việc rà soát mức giá kê khai, nếu phát hiện mức giá kê khai không hợp lý thì cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá giải trình hoặc kê khai lại giá.

2. Đối với tổ chức, cá nhân kê khai giá:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá có trách nhiệm thực hiện việc kê khai giá theo quy định này.

Biểu mẫu kê khai giá được lập ít nhất là 01 (một) bộ gửi cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá (trừ những loại hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá mà Liên Bộ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đã có quy định khác).

- Thực hiện kê khai giá được quyền bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã kê khai theo quy định của pháp luật; phải công bố công khai thông tin về giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với các mức giá đã kê khai.

- Có trách nhiệm thực hiện việc giải trình hoặc kê khai lại giá nếu cơ quan chủ trì tiếp nhận kê khai giá phát hiện mức giá kê khai không hợp lý và có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá giải trình hoặc kê khai lại giá.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá không chấp hành việc kê khai giá hoặc có hành vi vi phạm quy định về kê khai giá thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kê khai giá; cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương VIII

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 28. Niêm yết giá

1. Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải thực hiện niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán và cung ứng dịch vụ. Việc niêm yết phải rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn thấy, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Giá niêm yết được quy định như sau:

a) Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá: Giá niêm yết phải đúng theo mức giá quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b) Hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân đăng ký giá, kê khai giá: giá niêm yết phải đúng theo mức giá mà tổ chức, cá nhân đã đăng ký giá, kê khai giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

c) Hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước quy định giá, thì giá niêm yết là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.

3. Hình thức và nội dung niêm yết giá

a) Về hình thức

- Đối với hàng hóa: giá bán được niêm yết bằng cách ghi trực tiếp, hoặc dùng giấy ghi số tiền dán lên mặt ngoài của từng loại hàng hóa đối với cửa hàng có nhiều chủng loại hàng hóa hoặc ghi thành bảng giá riêng đối với cửa hàng có ít chủng loại hàng hóa, giá niêm yết phải được ghi rõ ràng để người mua dễ nhìn, dễ đọc và dễ kiểm tra.

- Đối với các loại dịch vụ: Giá niêm yết phải ghi thành bảng giá treo ở nơi thuận tiện cho người mua dễ nhìn thấy, khi giá dịch vụ có thay đổi (tăng, giảm) thì chủ thể kinh doanh tiến hành niêm yết lại theo giá mới. Riêng các dịch vụ ăn uống ở nhà hàng, quán ăn thì các mức giá niêm yết cụ thể có thể ghi giá trong bảng thực đơn.

Giá niêm yết là giá đã có các loại thuế. Bảng giá niêm yết do chủ thể kinh doanh tự chọn về mẫu mã kích thước dán hoặc treo nơi thuận tiện cho người mua dễ thấy và dễ kiểm tra.

b) Về nội dung: Bảng giá phải thể hiện đầy đủ về tên mặt hàng, chủng loại, quy cách, chất lượng, mức giá bán...( nếu có tính vận chuyển bốc xếp phải ghi chú đầy đủ, rõ ràng ).

Điều 29. Công khai thông tin về giá

1. Phạm vi công khai thông tin về giá

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm công khai những thông tin về giá, bao gồm:

a) Các chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý giá của Nhà nước.

b) Các quy định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Các mức giá do doanh nghiệp quyết định và các thông tin kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.

Những quy định công khai thông tin về giá không áp dụng đối với những thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật.

2. Các hình thức công khai:

a) Họp báo.

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Niêm yết giá theo quy định.

d) Các hình thức khác.

đ) Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện khuyến mại giảm giá thực hiện theo quy định của Luật Thương mại.

3. Trách nhiệm trong việc công khai thông tin về giá:

a) Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 33, 34, 35 có trách nhiệm công khai các văn bản về chế độ, chính sách giá, các quy định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền.

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm công khai giá hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, cung ứng.

c) Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa tin chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin theo các quy định hiện hành. (Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Vĩnh Long phải dành thời lượng phát sóng cho chuyên mục này).

Điều 30. Xử lý liên kết độc quyền về giá.

1. Giao sở Tài chính ra quyết định điều tra hoặc đề nghị Bộ Tài chính ra quyết định điều tra kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi:

a) Có đơn tố cáo của tổ chức đại diện cho ngành sản xuất hoặc người tiêu dùng.

b) Có dấu hiệu lợi dụng độc quyền và liên kết độc quyền về giá khi cơ quan Nhà nước phát hiện.

2. Nội dung điều tra: Điều tra chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa độc quyền và liên kết độc quyền về giá.

3. Thời hạn điều tra: lần đầu tối đa là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra. Trường hợp cần kéo dài thêm, sở Tài chính phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, nhưng thời hạn kéo dài thêm không quá 15 ngày.

4. Căn cứ kết quả điều tra, sở Tài chính tiến hành xử lý hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của sở Tài chính trong thời gian chậm nhất là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu kiểm tra.

Điều 31. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá

1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá gồm:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Nhà nước quy định tại Điều 9 Quy định này.

b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi có biến động bất thường quy định tại Điều 4 Quy định này.

c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá quy định tại Điều 23 Quy định này.

d) Hàng hóa, dịch vụ phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá:

Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ tại khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục kiểm soát các yếu tố hình thành giá được tiến hành như sau:

a) Cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá gửi đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu kiểm soát các yếu tố hình thành giá và có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu sau:

- Phương án tính giá hàng hoá, dịch vụ và mức giá hàng hoá, dịch vụ theo Quy chế tính giá chung do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành liên quan; các tài liệu, chứng từ phục vụ việc lập phương án giá.

- Tình hình lưu chuyển hàng hoá (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ.

- Báo cáo tài chính năm liên quan đến việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá.

- Tài liệu khác liên quan đến nội dung kiểm soát các yếu tố hình thành giá.

4. Thời hạn kiểm soát các yếu tố hình thành giá:

a) Thời gian một lần kiểm soát tối đa là 15 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian kiểm soát thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân liên quan; thời hạn kiểm soát kéo dài không quá 05 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm soát lần đầu.

b) Trong thời hạn tối đa là 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày kết thúc kiểm soát các yếu tố hình thành giá, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm soát đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.

5. Các hình thức xử lý:

Căn cứ kết quả kiểm soát, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo quy định, cụ thể như sau:

- Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và những quy định của pháp luật có liên quan.

- Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải mua, bán theo đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định trước khi tăng giá hoặc giảm giá bất hợp lý.

- Thu phần chênh lệch giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cao không đúng với các yếu tố hình thành giá vào Ngân sách nhà nước.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh giá bán hàng hoá, dịch vụ phù hợp với các yếu tố hình thành giá sau khi đã loại trừ những yếu tố tính toán không đúng với quy định của pháp luật và thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã điều chỉnh.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, sở Tài chính chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IX

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ

Điều 32. Quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong điều hành, quản lý nhà nước về giá

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

2. Quy định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ và điều chỉnh giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.

3. Quy định giá thóc (lúa) để tính thuế nhà đất, sử dụng đất nông nghiệp; quy định giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn theo thẩm quyền; giá cây trồng, vật nuôi để tính giá trị tài sản và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 33. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong điều hành, quản lý nhà nước về giá

1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp bình ổn giá và các quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.

3. Chỉ đạo việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin và dự báo giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh.

4. Chỉ đạo sở Tài chính thực hiện hiệp thương giá; điều tra, kiểm soát, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền; kiểm soát các yếu tố hình thành giá.

5. Chỉ đạo việc thực hiện niêm yết giá, đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá.

6. Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Điều 34. Quyền hạn và trách nhiệm của Sở Tài chính trong quản lý nhà nước về giá

Sở Tài chính là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng điều hành, quản lý nhà nước về giá, có quyền và trách nhiệm sau:

1. Tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách, biện pháp quản lý giá trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức phối hợp với các ngành thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng phương án giá; thẩm định phương án giá theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị đối với danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá và điều chỉnh giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hiệp thương giá, xử lý giá độc quyền và liên kết độc quyền, kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo quy định tại các Điều 15, 31, 32 của Quy định này.

5. Hướng dẫn thực hiện và theo dõi kiểm tra việc đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định tại các Điều 22, 27, 29 của Quy định này.

6. Hàng tháng chủ trì, phối hợp với sở Công Thương thông báo giá vật tư, thiết bị điện; phối hợp với sở Xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng.

7. Ban hành quyết định giá thuê đất, thuê mặt nước đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuê đất trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đơn giá thuê đất, thuê mặt nước đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

8. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về quản lý giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

9. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình giá cả thị trường báo cáo Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, theo dõi chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 35. Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Phối hợp với sở Tài chính trong việc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá. Thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về giá để bình ổn giá theo quy định.

2. Thực hiện công khai thông tin về giá; tiếp nhận đăng ký, kê khai giá; tham gia xử lý liên kết độc quyền về giá; hiệp thương giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo quy định tại các Điều 15, 22, 27, 29, 30, 31 của Quy định này.

3. Chủ trì xây dựng, kiểm tra phương án giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại điều 12 để gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Sở, ngành quản lý.

5. Sở Công thương phối hợp với sở Tài chính trong việc ban hành bảng giá vật tư ngành điện và chịu trách nhiệm về giá đưa vào bảng công bố thông tin giá chuyên ngành hàng tháng.

6. Sở Xây dựng phối hợp với sở Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng để làm cơ sở kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong các công trình xây dựng cơ bản.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu các chế độ chính sách và thẩm định phương án giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật. Xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở Tài chính trong việc lập phương án giá, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá thóc (lúa) để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, giá cây trồng, vật nuôi để tính giá trị tài sản và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, hỗ trợ khi có thiên tai, dịch bệnh.

9. Sở Giao thông Vận tải chủ trì thẩm định phương án giá các đơn vị khai thác bến xe và các dịch vụ khác thuộc chức năng quản lý.

10. Sở Y tế thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc chữa bệnh dùng cho người theo hướng dẫn của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ Công Thương. Quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm vaccine theo yêu cầu.

Điều 36. Quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong quản lý nhà nước về giá.

1. Tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý nhà nước về giá, các biện pháp bình ổn giá theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của sở Tài chính.

2. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của sở Tài chính.

3. Quyết định giá một số hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Giá cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

b) Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Giá trị thanh lý, nhượng bán, điều chuyển cho thuê tài sản thuộc cơ quan, đơn vị cấp huyện, thành phố quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Định giá tài sản hàng hóa tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính theo phân cấp và quy định của pháp luật.

đ) Mức trợ giá, trợ cước thuộc ngân sách huyện, thành phố quản lý.

5. Tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về giá thuộc địa bàn quản lý.

6. Xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Điều 37. Quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các quyền sau:

a) Quyết định giá mua, giá bán tài sản hàng hóa, dịch vụ theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật trừ những tài sản hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước quy định giá.

b) Quyết định giá hàng hóa, dịch vụ trong khung giá giới hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành khung giá.

c) Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương về giá và có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương về giá, tự thoả thuận với nhau về giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương về giá trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương.

d) Khiếu nại quyết định về giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của đơn vị, cá nhân.

đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

e) Yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

f) Có quyền từ chối các yêu cầu kiểm tra, thanh tra giá không đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập, trình phương án giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Sở quản lý Nhà nước chuyên ngành xem xét, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

b) Thực hiện việc niêm yết giá, đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá theo đúng quy định tại các Điều 19, 20, 22, 24, 25, 27, 28, 29 của Quy định này.

c) Chấp hành các quyết định và biện pháp bình ổn giá theo công bố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

d) Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá thuộc thẩm quyền quyết định giá của đơn vị theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

đ) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về giá đối với hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình theo quy định của pháp luật.

e) Chấp hành theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra về giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số liệu trong hồ sơ về giá đã được lưu trữ tại đơn vị mình. Báo cáo kịp thời, đầy đủ về giá thành sản xuất, giá bán, giá mua, chi phí sản xuất lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

f) Tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước về giá; trong trường hợp không nhất trí với Quyết định đó thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật; trong thời gian khiếu nại, vẫn phải chấp hành quyết định đó.

g) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Thanh tra về giá

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá theo quy định tại các Điều 34, 35, 36 của Quy định này chịu trách nhiệm tổ chức hoặc chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về giá theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.

2. Thanh tra về giá có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 38. Quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra về giá

1. Thanh tra về giá có quyền:

a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh báo cáo kịp thời, chính xác, trung thực những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra giá phù hợp với pháp luật.

b) Yêu cầu cơ quan có liên quan cử người tham gia.

c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra cung cấp các số liệu, tài liệu có liên quan trực tiếp đến kiểm tra, thanh tra giá.

d) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra về giá có trách nhiệm:

a) Không được sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được vào mục đích khác ngoài mục đích quản lý Nhà nước về giá.

b) Không được tiết lộ những bí mật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, thanh tra giá.

Điều 39. Xử lý vi phạm pháp luật về giá

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện các quy định quản lý về giá theo Quy định này.

Giao sở Tài chính phối hợp với các ngành có liên quan triển khai và tổ chức thực hiện quyết định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIÁ
(Ban hành kèm Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )

1. Xăng, dầu.

2. Xi măng.

3. Thép xây dựng.

4. Khí dầu mỏ hoá lỏng – LPG.

5. Phân bón hóa học.

6. Thuốc bảo vệ thực vật.

7. Thuốc thú y: Vắc xin lở mồm long móng; vắc xin cúm gia cầm; Các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enrofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên thương mại).

8. Muối.

9. Sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

10. Đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện).

11. Thóc, gạo.

12. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

13. Than.

14. Sách giáo khoa.

15. Giấy gồm: giấy in, giấy in báo, giấy viết.

16. Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương.

17. Thức ăn chăn nuôi thủy sản: thức ăn cho cá, thức ăn cho tôm.

18. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt và gà thịt.

19. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá ba sa (số 05) có khối lượng từ 200 g/con đến 500 g/con.

20. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 05) có khối lượng từ 10 g/con đến 20 g/con.

21. Các loại Vật liệu xây dựng.

22. Dầu ăn.

23. Hàng hóa, dịch vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tùy theo tình hình thực tế từng thời điểm.

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN KÊ KHAI GIÁ
(Ban hành kèm Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )

1- Vật liệu nổ công nghiệp.

2- Dịch vụ cảng biển theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng biển do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ cảng biển ban hành.

3- Dịch vụ tại cảng hàng không sân bay theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng hàng không do Giám đốc cảng hàng không, sân bay ban hành.

4- Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá.

5- Cước vận tải bằng ôtô.

6- Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người.

 


 

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )

Tên đơn vị đề nghị
định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ

 

 

 

 Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

 Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

 Địa chỉ:................................................................................................

 Số điện thoại:......................................................................................

 Số Fax: ……………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tên đơn vị đề nghị
định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số ........./.....

V/v thẩm định phương án giá

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

Kính gửi: (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá)    

Thực hiện quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ và Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ...,

... (tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đã lập phương án giá về sản phẩm…. (tên hàng hoá, dịch vụ) (có phương án giá kèm theo).

Đề nghị …. (tên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá) xem xét quy định giá… (tên hàng hóa, dịch vụ) theo quy định hiện hành của pháp luật./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Tên đơn vị đề nghị
định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với hàng hóa nhập khẩu)

Tên hàng hóa .............................................................................................

Đơn vị nhập khẩu ........................................................................................

Quy cách phẩm chất ....................................................................................

Xuất xứ hàng hóa .........................................................................................

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

STT

Khoản mục chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

So sánh với phương án được duyệt lần trước liền kề

Ghi chú

1

Giá nhập khẩu

 

 

 

 

2

Thuế nhập khẩu (nếu có)

 

 

 

 

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

 

4

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

 

5

Giá vốn nhập khẩu

 

 

 

 

6

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

7

Giá bán dự kiến (ghi rõ giá bán buôn hay bán lẻ)

 

 

 

 

II. BẢNG GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Giá nhập khẩu trong hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan hải quan nơi hàng hóa được nhập khẩu quy định.

2. Tỷ giá tại thời điểm vay ngoại tệ nhập khẩu ở ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch.

3. Giá nhập khẩu bằng tiền Việt Nam.

4. Thuế nhập khẩu.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Phụ thu (nếu có).

7. Chi phí lưu thông (vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, hao hụt,...).

8. Các khoản chi phí khác theo luật định.

9. Giá vốn.

10. Lợi nhuận.

11. Chi phí tiêu thụ (nếu có).

12. Giá bán (chưa có thuế GTGT).

13. Phân tích các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.

(Ghi chú: Khi tính toán, xây dựng phương án giá trình cấp có thẩm quyền quyết định phải thực hiện theo Quy chế tính giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành).

 

Tên đơn vị đề nghị
định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước)

Tên hàng hóa, dịch vụ: ................................................................

Đơn vị sản xuất: ..........................................................................

Quy cách phẩm chất: ...................................................................

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

STT

Khoản mục chi phí

Đơn vị tính

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

So sánh với phương án được duyệt lần trước liền kề

1

Chi phí sản xuất:

 

 

 

 

 

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

 

1.2

Chi phí tiền công trực tiếp

 

 

 

 

 

1.3

Chi phí sản xuất chung:

 

 

 

 

 

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

 

 

 

 

 

b

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

 

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

 

d

Chi phí khấu hao tài sản cố định

 

 

 

 

 

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

 

 

e

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất :

 

 

 

 

 

2

Chi phí bán hàng (nếu có)

 

 

 

 

 

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng

 

 

 

 

 

 

Giá thành đơn vị sản phẩm

 

 

 

 

 

4

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

 

 

 

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

 

 

6

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

 

 

 

 

 

 

Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

 

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Chi phí sản xuất.

2. Chi phí bán hàng.

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp.

4. Lợi nhuận dự kiến.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có).

7. Giá bán (đã có thuế).

8. Phân tích cơ cấu tính giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.

(Ghi chú: Khi tính toán, xây dựng phương án giá trình cấp có thẩm quyền quyết định phải thực hiện theo Quy chế tính giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành).

 


 

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )

Tên đơn vị đề nghị
hiệp thương giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ

 

 

 

 Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

 Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

 Địa chỉ:...............................................................................................

 Số điện thoại:......................................................................................

 Số Fax: ………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị đề nghị
hiệp thương giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số ........./ .....

V/v hiệp thương giá

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

Kính gửi: (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ và Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ...,

... (tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) đề nghị ... (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá) tổ chức hiệp thương giá... (tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá) do ... (tên đơn vị sản xuất, kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ thể như sau:

1. Bên bán:…………………………………………………………….

2. Bên mua:……………………………………………………………

3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá: ………………………………

- Quy cách, phẩm chất: ………………………………………………….

- Mức giá đề nghị của bên bán: ………………………………………….

- Mức giá đề nghị của bên mua: ………………………………………….

- Thời điểm thi hành mức giá: ……………………………………………

- Điều kiện thanh toán:....…………………………………………………

4. Nội dung chính của phương án giá hiệp thương:………....................

………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị mua hoặc bán:
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Tên đơn vị đề nghị
hiệp thương giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm .....

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG

(kèm theo công văn số ..../... ngày ..../.../... của ...)

Tên hàng hóa đề nghị hiệp thương giá: ................................................................

Đơn vị sản xuất, kinh doanh: ................................................................................

Quy cách phẩm chất: ............................................................................................

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

STT

Khoản mục chi phí

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

So sánh với phương án hiệp thương thành công lần trước liền kề

1

Chi phí sản xuất

 

 

 

 

 

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

 

1.2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

 

 

1.3

Chi phí sản xuất chung

 

 

 

 

 

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

 

 

 

 

 

b

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

 

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

 

d

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

 

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

 

 

e

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất

 

 

 

 

 

2

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

 

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

 

 

 

4

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

 

 

 

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

 

 

6

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

 

 

 

 

 

 

Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

 

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ

1. Chi phí sản xuất.

2. Chi phí bán hàng.

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp.

4. Lợi nhuận dự kiến.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có).

7. Giá bán (đã có thuế).

8. Phân tích cơ cấu tính giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án giá hiệp thương thành công lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.

(Ghi chú: Khi xây dựng phương án giá hiệp thương phải áp dụng theo Quy chế tính giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành).

 

PHỤ LỤC 5

BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ
(Ban hành kèm Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm.......

 

Kính gửi: ......(Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ....,

... (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ..... gồm các văn bản và nội dung sau:

1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể.

2. Giải trình lý do điều chỉnh giá (trong đó có việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành).

Mức giá bán đăng ký này thực hiện từ ngày ... / ... /.....

... (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã đăng ký./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá

(Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến)

 

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm.......

 

BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ BÁN CỤ THỂ

 (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của Công ty........)

Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ).....................

Đăng ký giá (nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ):.............cụ thể như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách, chất lượng

Đơn vị tính

Mức giá đăng ký hiện hành

Mức giá đăng ký mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm.......

 

GIẢI TRÌNH LÝ DO ĐIỀU CHỈNH GIÁ

HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIÁ

 (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

Tên hàng hóa, dịch vụ: ...............................................................................

Đơn vị sản xuất, kinh doanh: ......................................................................

Quy cách phẩm chất: ..................................................................................

BẢNG GIẢI TRÌNH LÝ DO ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

STT

Khoản mục chi phí

Số tiền

(đ)

Tỷ lệ (%) tăng, giảm so với lần đăng ký trước liền kề

1

Chi phí sản xuất (*)

 

 

 

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

Chi phí sản xuất chung

 

 

2

Chi phí bán hàng

 

 

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

4

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

6

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

 

 

 

Giá bán (đã có thuế)

 

 

(*) Ghi chú: Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu thì mục này là Giá vốn nhập đã bao gồm thuế nhập khẩu.

 

PHỤ LỤC 6

BIỄU MẪU KÊ KHAI GIÁ
(Ban hành kèm Quyết định số: 03 /2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số ........./.....

V/v kê khai giá

........., ngày ......tháng ....... năm.......

 

Kính gửi: ....(tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá....)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ...,

... (tên đơn vị kê khai giá) gửi Bảng kê khai mức giá hàng hoá, dịch vụ (đính kèm).

Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày ..../.... / ......

... (tên đơn vị kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu kê khai giá của cơ quan tiếp nhận

(Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu kê khai giá và đóng dấu công văn đến)

 

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

........., ngày ......tháng ....... năm.......

 

BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ CỤ THỂ

 (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

1. Mức giá kê khai:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách, chất lượng

Đơn vị tính

Mức giá kê khai hiện hành

Mức giá kê khai mới

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phân tích nguyên nhân điều chỉnh tăng/giảm giá kê khai của từng mặt hàng.

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 03/2012/QĐ-UBND ngày 14/02/2012 về Quy định quản lý giá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.866

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.108.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!