BỘ THƯƠNG MẠI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
|
Số: 0119/QĐ-BTM
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày
16/01/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia
đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2005 về việc thành
lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 250/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương
hiệu Quốc gia đến năm 2010 và Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10
năm 2005 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia – Chương trình Thương hiệu
Quốc gia.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương
hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Điều 2. Các
ông Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Quốc gia, các Ủy viên Hội đồng Tư vấn Quốc
gia, các thành viên Ban Thư ký, Ban Tư vấn chiến lược, Hội đồng các Ban chuyên
gia chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Lưu: VT, XTTM.
|
BỘ TRƯỞNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
Trương Đình Tuyển
|
QUY CHẾ
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA – CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU
QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 0119/QĐ-BTM ngày 25 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thương
mại)
Chương 1.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chế này quy định chế độ làm việc, mối
quan hệ công tác giữa các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, giữa Hội
đồng Thương hiệu Quốc gia với Ban Thư ký chương trình Thương hiệu Quốc gia, Hội
đồng các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược của Chương trình và các doanh
nghiệp tham gia chương trình.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia,
Ban Thư ký, Hội đồng các Ban chuyên gia và Ban Tư vấn chiến lược, doanh nghiệp
có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình có trách nhiệm chấp
hành và thực hiện các nội dung của quy chế này.
Điều 3. Nguyên tắc
làm việc
- Mọi hoạt động phải tuân thủ các quy định
của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quan hệ tổ chức và
giải quyết các công việc của chương trình.
- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và
phạm vi trách nhiệm.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải
quyết công việc đảm bảo rõ ràng, kịp thời và hiệu quả theo chương trình, kế
hoạch đã được phê duyệt, theo quy chế đã được ban hành;
- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi
thông tin trong quá trình giải quyết công việc.
Chương 2.
TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 4. Tổ chức và
hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
4.1. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia gồm Bộ trưởng
Bộ Thương mại làm Chủ tịch Hội đồng, 01 Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Phó Chủ
tịch Thường trực Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ, 01 Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và các ủy viên hội đồng theo
Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng,
phát triển, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.
- Thông qua hệ thống các tiêu chí và quy
trình để lựa chọn thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) tham gia Chương
trình Thương hiệu Quốc gia, thông qua quy trình và hệ thống tiêu chí Giải
thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt danh sách các thương hiệu sản
phẩm được lựa chọn tham gia chương trình thương hiệu quốc gia, phê duyệt danh
sách các doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Được cung cấp báo cáo về các hoạt động, các
ấn phẩm, tài liệu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
- Được quyền có ý kiến và biểu quyết đối với
các nội dung và hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
4.3. Phương thức hoạt động
- Hội đồng Thương hiệu Quốc gia họp mỗi năm 2
lần. Trong trường hợp đột xuất, Chủ tịch triệu tập các cuộc họp bất thường.
- Cuộc họp chỉ diễn ra khi có ít nhất 60% số
thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đăng ký tham dự.
- Đối với những vấn đề cần xin ý kiến và lấy
biểu quyết của các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thì chỉ có các
thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia có mặt được quyền biểu quyết, những
thành viên cử đại diện thay mặt tham dự không được quyền biểu quyết.
- Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia sẽ
chủ trì các cuộc họp Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, trường hợp Chủ tịch vắng
mặt sẽ ủy nhiệm cho một Phó Chủ tịch thay thế chủ trì cuộc họp.
- Ý kiến biểu quyết được thông qua khi có
trên 50% số thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia có mặt tại cuộc họp đồng ý
với ý kiến đề xuất được đưa ra, những ý kiến dưới 50% sẽ được bảo lưu để xem
xét hoặc chuyển Hội đồng các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược, các
Bộ/Ngành liên quan nghiên cứu và cho ý kiến.
Điều 5. Tổ chức và
hoạt động của Hội đồng các Ban chuyên gia
5.1. Cơ cấu tổ chức
- Hội đồng các tiểu ban chuyên gia gồm các
Ban chuyên gia phân theo ngành hàng;
- Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia ra
quyết định thành lập Hội đồng các Ban Chuyên gia;
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương
hiệu Quốc gia đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia.
- Số lượng các Ban chuyên gia được chia thành
các tiểu ban theo từng ngành hàng;
- Mỗi Ban chuyên gia bao gồm 5 thành viên với
cơ cấu 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban và 3 ủy viên;
- Trưởng mỗi ban chuyên gia do thành viên Hội
đồng Thương hiệu Quốc gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành giới thiệu hoặc do Chủ
tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia yêu cầu Bộ/Ngành liên quan giới thiệu;
- Phó trưởng Ban chuyên gia là chuyên gia về
tiêu chuẩn hóa và chất lượng của ngành mà Ban Chuyên gia phụ trách;
- 03 ủy viên là các chuyên gia tư vấn về quản
trị kinh doanh, marketing chiến lược và xây dựng thương hiệu.
5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Hội đồng các Ban chuyên gia là bộ phận giúp
việc cho Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Nghiên cứu, soạn thảo và đề xuất điều chỉnh
hệ thống các tiêu chí lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam;
- Thẩm định hồ sơ thương hiệu sản phẩm đăng
ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Điều tra và thẩm định thực tế tại doanh
nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc
gia;
- Lập báo cáo đánh giá kết quả lựa chọn
thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Được cung cấp báo cáo, thông tin, tài liệu
và ấn phẩm của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
5.3. Phương thức hoạt động
- Các cuộc họp Hội đồng các Ban chuyên gia
họp sẽ do Chủ tịch Hội đồng các Ban chuyên gia sẽ triệu tập;
- Các cuộc họp Ban chuyên gia sẽ do Ban Thư
ký phối hợp, sắp xếp và tổ chức;
- Trưởng ban Ban chuyên gia chủ trì các cuộc
họp và có trách nhiệm điều hành, tổng hợp, báo cáo kết quả lên Hội đồng Thương
hiệu Quốc gia thông qua Ban Thư ký.
Điều 6. Tổ chức và
hoạt động của Ban Thư ký
6.1. Cơ cấu tổ chức
- Tổng Thư ký là Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương
mại, Phó Tổng Thư ký là 01 Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, do Chủ tịch
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia bổ nhiệm;
- Ban Thư ký bao gồm Ban Thư ký điều hành gồm
các thành viên do Tổng Thư ký bổ nhiệm, các thành viên do các cơ quan liên quan
giới thiệu và các tiểu ban giúp việc bao gồm: Tiểu ban tài chính, Tiểu ban lễ
tân, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tiểu ban truyền
thông và quan hệ cộng đồng, Tiểu ban Tạp chí Tiếp thị và Thương hiệu, Tiểu ban
Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên, Tiểu ban nghiên cứu và phát
triển, Tiểu ban Giải thưởng.
6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Ban Thư ký là Bộ phận giúp việc cho Hội
đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Nhiệm vụ của Ban Thư ký điều hành: Quản lý,
tổ chức thực hiện và giám sát các nội dung của Chương trình Thương hiệu Quốc
gia;
- Báo cáo các hoạt động triển khai trong
Chương trình Thương hiệu Quốc gia lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Tập hợp các đề xuất, xây dựng các đề án chi
tiết và tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Hậu cần và phục vụ các cuộc họp của Hội
đồng Thương hiệu Quốc gia; các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược;
- Xây dựng và quản lý Tạp chí Tiếp thị và
Thương hiệu của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Tổ chức Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu
thường niên;
- Nhiệm vụ của các Tiểu ban: tiến hành các
hoạt động do Tổng Thư ký phân công nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chương trình
Thương hiệu Quốc gia;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và phối hợp với Hội
đồng các Ban chuyên gia lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình
Thương hiệu Quốc gia và các giải thưởng của Chương trình.
6.3. Phương thức hoạt động
- Hội đồng Thương hiệu Quốc gia giao Cục Xúc
tiến Thương mại là thường trực Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Việt Nam;
- Tổng Thư ký quyết định thành lập, điều
chỉnh cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký và các tiểu ban giúp việc;
- Tổng Thư ký chủ trì các cuộc họp và hoạt
động triển khai bởi Ban Thư ký, có trách nhiệm điều hành, tổng hợp thông tin và
báo cáo lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
Điều 7. Tổ chức và
hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược
7.1. Cơ cấu tổ chức
Ban Tư vấn chiến lược bao gồm các thành viên
được giới thiệu từ các viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, các trường đại
học, các công ty tư vấn trong và ngoài nước. Trưởng Ban Tư vấn chiến lược là 01
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
7.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tư vấn hoạch định tầm nhìn chiến lược
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các kế hoạch của chương trình;
- Xây dựng nội dung Tạp chí của Hội đồng
Thương hiệu Quốc gia và nội dung Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên;
- Được cung cấp các ấn phẩm, tài liệu và
thông tin về Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
7.3. Phương thức hoạt động
- Ban Tư vấn chiến lược của Chương trình họp
theo sự triệu tập của Trưởng ban;
- Trưởng ban chủ trì các cuộc họp và các hoạt
động được tiến hành bởi Ban Tư vấn chiến lược;
- Phối hợp với Ban Thư ký thực hiện các hoạt
động nghiên cứu và phát triển cho chương trình;
- Ban Tư vấn chiến lược soạn thảo các báo cáo
đề xuất với Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
Điều 8. Tổng kết đánh
giá kết quả làm việc
Hàng năm, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia tập
hợp báo cáo từ các Ban, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình và báo
cáo lên Chính phủ và thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng, phát triển,
quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.
Điều 9. Cấu trúc Tổ chức
Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Phụ lục Cấu trúc kèm theo Quy chế này.
Điều 10. Quy trình
lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình
a. Tiếp nhận hồ sơ của Doanh nghiệp:
Bước 1: Doanh nghiệp cung cấp thông tin mô tả
ban đầu cho Ban Thư ký theo mẫu;
Bước 2: Ban Thư ký căn cứ vào tiêu chí sàng
lọc để xác định doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn làm hồ sơ đăng ký tham gia chương
trình;
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo mẫu gửi
tới Ban Thư ký;
Bước 4: Ban Thư ký tập hợp hồ sơ và chuyển
sang Hội đồng Ban chuyên gia;
b. Đánh giá và thẩm tra
Bước 5: Hội đồng các Ban chuyên gia nghiên
cứu, đánh giá, thẩm tra thực địa;
Bước 6: Hội đồng Ban chuyên gia chuyển kết
quả cho Ban Thư ký để báo cáo Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
Bước 7: Ban Thư ký báo cáo Hội đồng Thương
hiệu Quốc gia;
Bước 8: Hội đồng Thương hiệu Quốc gia xem
xét, quyết định;
c. Thông báo kết quả
Bước 9: Ban Thư ký thông báo kết quả cho
Doanh nghiệp và tiếp tục hướng dẫn các thủ tục cần thiết tiếp theo.
Chương 3.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Điều khoản
thi hành
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong
quá trình thực hiện, nếu phát hiện có gì vướng mắc, các cá nhân, có thể báo cáo
với người phụ trách để nghiên cứu bổ sung và điều chỉnh./.
DANH SÁCH THƯƠNG HIỆU
SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN THAM GIA
CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA 2008
STT
|
Doanh nghiệp
|
Thương hiệu
|
Sản phẩm
|
1
|
Công ty CP XNK Thủy sản An Giang
|
Agifish
|
Cá tra, cá basa fillet, nguyên con đông
lạnh và các sản phẩm khác chế biến từ cá tra, basa
|
2
|
Công ty TNHH May Thêu Giầy An Phước
|
An Phước
|
Áo chemese, áo thun, Quần tây, Veston
|
3
|
Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên
|
Biti's
|
Giày dép
|
4
|
Công ty CP Nhựa Bình Minh
|
BM Plasco
|
Ống nhựa uPVC, HDPE, phụ tùng ống PVC
|
5
|
Công ty TNHH Một thành viên Dây và Cáp điện
Việt Nam
|
Cadivi
|
Dây và cáp điện
|
6
|
Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam
|
Casumina
|
Săm lốp xe các loại
|
7
|
Công ty TNHH Máy tính CMS
|
CMS
|
Máy tính để bàn; Máy tính xách tay; Máy chủ
|
8
|
Công ty CP Bóng đèn Điện Quang
|
Điện quang
|
Bóng đèn huỳnh quang
|
9
|
Công ty CP XD và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình
|
Hòa Bình
|
Các loại công trình xây dựng dân dụng
|
10
|
Công ty CP Bánh kẹo Kinh Độ
|
Kinh Đô
|
Bánh kẹo
|
11
|
Công ty TNHH Minh Long I
|
Minh Long I
|
Bộ bàn ăn, bộ đồ trà, gốm sứ dân dụng
|
12
|
Công ty CP May Nhà Bè
|
Nhà Bè
|
Bộ Veston, áo sơ mi nam
|
13
|
Công ty CP Dược phẩm OPC
|
OPC
|
Thuốc sản xuất từ dược liệu
|
14
|
Tổng Công ty May Phong Phú
|
Phong Phú
|
Khăn bông; Vải; Hàng may mặc
|
15
|
Tổng Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí
|
PTSC
|
Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC
|
16
|
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế biến
dầu khí
|
PVPro
|
Dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ trong
lĩnh vực chế biến dầu khí
|
17
|
Công ty CP Nhựa Rạng Đông
|
Rạng Đông
|
Sản phẩm nhựa
|
18
|
Công ty Robot
|
Robot
|
Ổn áp, thiết bị điện, dây điện từ, dây và
cáp điện
|
19
|
Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài
gòn
|
Sabeco
|
Bia Saigon và Bia 333
|
20
|
Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist
|
SaigonTourist
|
Dịch vụ tour du lịch
|
21
|
Công ty CP Hợp tác Kinh tế và XNK Savimex
|
Savimex
|
Dòng sản phẩm trang trí nội thất
|
22
|
Công ty Vàng bạc đá quý Sài gòn
|
SJC
|
Vàng miếng SJC; Thỏi vàng 1 kilo; Nữ trang
SJC
|
23
|
Công ty TNHH SX & TM Thịnh Phát
|
Thiphaco
|
Cáp điện lực có giáp băng; Dây nhôm lõi
thép trần
|
24
|
Công ty Lương thực Tiền Giang
|
Tigifood
|
Gạo đóng gói các loại; Nước giải khát Suối
xanh
|
25
|
Công ty CP Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành
|
Trường Thành
|
Đồ gỗ nội thất, ngoại thất; Ván lót sàn
|
26
|
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
|
Vietcombank
|
Thẻ Connect 24
|
27
|
Tổng Công ty May Việt Tiến
|
Viettien
|
Quần áo
|
28
|
Công ty CP Vinacafe Biên Hòa
|
Vinacafe
|
Cà phê hòa tan 3 trong 1
|
29
|
Công ty CP XNK và Xây dựng Việt Nam
|
Vinaconex
|
Xây dựng các công trình
|
30
|
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT
|
VNPT
|
Dịch vụ Viễn thông
|