BAN
CHỈ ĐẠO QUỐC GIA
CHỐNG BUÔN LẬU GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/QĐ-BCĐ389
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 01
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU,
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA
CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày
19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày
06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 389/QĐ-TTg;
Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BCĐ389
ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định số 264/QĐ-BCĐ389
ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 31/QĐ-BCĐ389;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ
báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
(sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia).
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2026/QĐ-BCĐ389 ngày 20
tháng 8 năm 2014 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về quy định chế độ báo cáo của
Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Điều 3. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Nguyễn Xuân Phúc - TTgCP (để b/c);
- Đ/c Trương Hòa Bình - PTTg Thường trực Chính phủ, Trưởng BCĐ
389 quốc gia (để b/c);
- Lưu: VT, VPTT (TTL -20b).
|
KT.
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Đinh Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI VÀ HÀNG GIẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-BCĐ389 ngày 04/01/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi
Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chế độ, nội
dung, hình thức, biểu mẫu báo cáo về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan, gồm: Báo cáo định kỳ, báo
cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo nhanh, báo cáo thông tin quản lý địa
bàn.
2. Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành; Ban
chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các địa
phương); Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương; các cơ quan, tổ chức liên quan có
trách nhiệm chấp hành thực hiện chế độ báo cáo này.
Điều 2. Nguyên
tắc báo cáo
1. Báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời,
đứng yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian.
2. Chấp hành các quy định pháp luật về
công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Báo cáo
định kỳ
1. Nội dung báo cáo và thống kê
Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa
phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế để xây
dựng báo cáo:
1.1. Đánh giá, dự báo tình hình hoạt
động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:
a) Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội,
sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; công tác quản
lý, Điều tiết thị trường.
b) Phân tích, đánh giá về tình hình
hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: tính chất, mức độ, phương
thức, thủ đoạn, đối tượng, địa bàn, tuyến trọng điểm, hiện tượng, vụ việc nổi cộm;
chủng loại hàng hóa; loại hình vi phạm chủ yếu...
1.2. Kết quả công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả:
a) Công tác xây dựng pháp luật, cơ chế
chính sách;
b) Các kế hoạch, Chương trình, phương
án đấu tranh;
c) Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh
báo, đôn đốc của đơn vị;
d) Công tác quán triệt, chỉ đạo tổ chức
triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo
389 quốc gia;
đ) Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành;
e) Công tác phối hợp lực lượng, hợp
tác trong và ngoài nước;
g) Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận
động quần chúng;
h) Công tác tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin đường dây nóng;
i) Công tác khen thưởng, kỷ luật.
1.3. Thống kê kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm:
a) Số vụ vi phạm bị phát hiện, bắt giữ,
xử lý: thống kê số vụ, trị giá hàng hóa và số đối tượng vi phạm từ những vụ việc
phát hiện, bắt giữ (kỳ báo cáo) liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Kết quả xử lý hành chính: thống kê
kết quả xử lý vi phạm hành chính của những vụ việc đã phát hiện, bắt giữ liên
quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Phụ lục số
2 ban hành kèm theo Quyết định này.
c) Kết quả xử lý hình sự: thống kê kết quả xử lý hình sự của những vụ việc đã phát
hiện, bắt giữ liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Quyết định này.
d) Hàng hóa vi phạm: thống kê hàng
hóa vi phạm từ những vụ việc phát hiện, bắt giữ (kỳ báo
cáo) liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Phụ lục
số 4 ban hành kèm theo Quyết định này.
e) Thống kê một số vụ việc điển hình
từ những vụ việc phát hiện, bắt giữ (trong kỳ báo cáo) liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả. Ưu tiên thống kê đối với những vụ việc liên quan các mặt hàng: ma
túy; vũ khí, công cụ hỗ trợ; pháo nổ; động vật hoang dã; gỗ;
tài liệu phản động; xăng dầu; than; khoáng sản; phân bón; rượu, bia, thuốc lá; rác
thải; hàng giả theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Quyết định này.
Đối với Bộ, ngành phải thống kê đầy đủ
số liệu của các đơn vị theo ngành dọc và các Đơn vị trực thuộc. Đối với các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương phải thống kê đầy đủ số liệu của các đơn vị chức
năng tại địa phương.
Số liệu báo cáo thống kê theo cách cộng
tổng mỗi chỉ tiêu; đơn vị tính trị giá là triệu đồng. Việc
thống kê phải đảm bảo đầy đủ số liệu của các lực lượng tại
địa phương và đầy đủ tiêu chí của biểu
mẫu (không thêm, bớt các cột trong biểu mẫu; thống kê đầy đủ số liệu của các lực lượng tại địa phương
và đầy đủ tiêu chí của biểu mẫu).
1.4. Kết quả chủ yếu, nổi bật của các
lực lượng chức năng tại địa phương
a) Bộ đội Biên phòng;
b) Cảnh sát biển;
c) Công an;
d) Hải quan;
e) Quản lý thị trường
f) Thuế
g) Kiểm lâm
h) Lực lượng khác.
1.5. Phương hướng công tác:
a) Dự báo tình hình;
b) Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tiếp theo;
1.6. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị.
Đối với vướng mắc về chế độ, chính
sách cần nói rõ văn bản, Điều Khoản, qui phạm, và đề xuất sửa đổi.
2. Thời hạn báo cáo
2.1. Báo cáo công tác hàng tháng: gửi
về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào ngày 20 hàng
tháng; tình hình, kết quả, số liệu thống kê từ ngày 16 tháng trước liền kề đến
hết ngày 15 của tháng báo cáo.
2.2. Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng
đầu năm: Gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào
ngày 23 tháng 6 của năm báo cáo; tình hình từ ngày 16 tháng 12 năm trước liền kề
đến hết ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo; kết quả số liệu thống kê tháng 6 của
năm báo cáo.
2.3. Báo cáo tổng kết năm: Gửi về Văn
phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của
năm báo cáo; tình hình từ ngày 16 tháng 12 năm trước liền kề đến hết ngày 15
tháng 12 của năm báo cáo; số liệu thống kê tháng 12 của năm báo cáo.
3. Thể thức báo cáo:
3.1. Báo cáo định
kỳ được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đúng thể thức theo hướng dẫn tại đề cương
và các biểu mẫu kèm theo Quyết định này.
3.2. Các phụ lục kèm theo báo cáo,
yêu cầu cán bộ lập biểu ký, ghi rõ họ tên, số điện thoại liên lạc vào phía dưới
mỗi phụ lục.
4. Nội dung
thông tin báo cáo định kỳ, thống kê số liệu không nằm trong danh Mục bí mật Nhà
nước; được gửi và nhận qua hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia.
Điều 4. Báo cáo đột
xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo vụ việc Điều tra, xử lý vi phạm
Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục
vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan
chức năng liên quan có trách nhiệm báo cáo, cụ thể:
1. Báo cáo, cung cấp thông tin, tài
liệu đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và đề nghị của
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
2. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo
389 quốc gia có văn bản đề nghị báo cáo, hoặc cử cán bộ trực tiếp làm việc, thu
thập thông tin, tài liệu.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận
văn bản đề nghị báo cáo, có trách nhiệm phân công cán bộ tiếp nhận, báo cáo, cung
cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu. Tạo Điều kiện cho cán bộ Văn phòng Thường
trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng các thiết bị, phương tiện cần thiết để
tác nghiệp, thu thập thông tin, tài liệu liên quan.
4. Thời hạn báo cáo
4.1. Đối với các thông tin, tài liệu,
số liệu sẵn có trong hồ sơ, cơ sở dữ liệu thì báo cáo, cung cấp trong thời gian
nhanh nhất nhưng không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
4.2. Đối với thông tin, tài liệu cần
có quá trình thu thập, phân tích, xử lý thì không quá 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị. Trừ trường hợp đặc biệt do hai bên cùng trao đổi, thống nhất.
5. Căn cứ nội dung báo cáo, thủ trưởng
đơn vị phát hành báo cáo xác định mức độ Mật.
Điều 5. Báo cáo
nhanh
1. Khi phát hiện, bắt giữ vụ việc
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nghiêm trọng, có tính chất phức tạp; có
hàng hóa, tang vật vi phạm là hàng cấm; hàng hóa tác động xấu đến chính sách quản lý kinh tế,...
hoặc khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn
phòng Thường trực thì các đơn vị thành viên, Ban Chỉ đạo
389 các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng có trách nhiệm báo cáo nhanh vụ
việc.
2. Nội dung báo cáo ngắn gọn, thể hiện
khái quát diễn biến vụ việc, các tiêu chí yêu cầu phải có gồm: Thời gian, địa điểm; đơn vị chủ trì, đơn vị phối
hợp; đối tượng vi phạm; hành vi vi phạm; tang vật vi phạm; kết quả xử lý ban đầu, tư liệu hình ảnh (nếu có); tên, số điện thoại liên lạc của cán bộ
xây dựng báo cáo.
3. Nội dung thông tin báo cáo nhanh
không nằm trong danh Mục bí mật Nhà nước; được gửi và nhận qua hệ thống báo cáo
trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; hoặc bằng văn bản
gửi về Văn phòng Thường trực.
4. Thời hạn báo cáo: Trong vòng 24 giờ
kể từ thời điểm phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ việc. Trường hợp các lực lượng ở
xa, hiện không có kết nối mạng internet thì không quá 48 giờ kể từ thời điểm
phát hiện, bắt giữ, xử lý.
Điều 6. Báo cáo
thông tin quản lý địa bàn
Ban Chỉ đạo 389 các địa phương định kỳ
hàng năm (hoặc khi có sự thay đổi thông tin) chỉ đạo thực hiện chế độ Báo cáo
trao đổi thông tin quản lý địa bàn trên cơ sở cập nhật các tiêu chí sau:
1. Thông tin về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh,
thành phố
1.1. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
389 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cơ quan Thường trực.
1.2. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo
389; Cơ quan Thường trực.
1.3. Danh sách các thành viên Ban Chỉ
đạo 389; Cơ quan Thường trực; cán bộ trực tiếp làm công tác tổng hợp, báo cáo:
- Họ và tên; chức vụ; cơ quan, đơn vị
công tác; số điện thoại cơ quan, số fax; số điện thoại di động; email, website
(nếu có).
1.4. Số điện thoại đường dây nóng;
cán bộ quản lý đường dây nóng (họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác).
2. Kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo
389 tỉnh, thành phố
2.1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo
và triển khai: ban hành các Kế hoạch, Chuyên đề, Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ
đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2.2. Kết
quả nhận diện các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, tụ điểm, mặt hàng trọng điểm; đối tượng,
nhóm đối tượng, cơ quan, tổ chức tham gia; phương thức thủ đoạn hoạt động.
2.3. Kết
quả công tác bắt giữ, xử lý vi phạm trong kỳ.
2.4. Công tác khen thưởng, kỷ luật
- Khen thưởng: Tổng số khen thưởng, hình thức khen thưởng.
- Kỷ luật: Tổng số kỷ luật, hình thức kỷ luật.
3. Đánh giá, nhận xét và đề xuất của
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố
- Đánh giá, nhận xét về kết quả quán
triệt, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả.
- Đánh giá, nhận xét về tình hình
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, lĩnh vực, ngành quản
lý, phụ trách.
- Nguyên nhân và giải pháp thực hiện.
4. Báo cáo định kỳ 1 năm hoặc khi có yêu cầu của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
389 quốc gia.
5. Báo cáo thông tin quản lý địa bàn
phát hành theo chế độ MẬT, được gửi bằng văn bản về Văn phòng Thường trực Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Điều 7. Trách nhiệm
của Ban Chỉ đạo 389 Bộ, ngành, địa phương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các
đơn vị, cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc quán triệt,
chấp hành thực hiện nghiêm các qui định về chế độ báo cáo
tại Quyết định này.
2. Xây dựng báo cáo định kỳ; báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo vụ việc Điều tra, xử
lý vi phạm; báo cáo nhanh; báo cáo thông tin quản lý địa bàn theo quy định tại
Quyết định này.
Điều 8. Trách nhiệm
của Cơ quan Thường trực và các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành,
địa phương.
1. Các đơn vị chức năng là thành viên
Ban Chỉ đạo 389 Bộ, ngành, địa phương
- Tổng hợp tình hình, kết quả, số liệu về công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả theo chức năng, lĩnh vực, địa bàn quản lý để xây dựng
báo cáo của đơn vị. Báo cáo phải được lãnh đạo đơn vị ký ban hành theo đúng thể
thức, nội dung quy định.
- Gửi
file điện tử qua hệ thống báo cáo trực tuyến (đối với báo cáo định kỳ và báo
cáo nhanh), bản gốc lưu tại đơn vị.
- Quản lý, sử dụng tài Khoản, mật khẩu
của đơn vị để truy cập hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia.
2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo
389 các Bộ, ngành, địa phương
- Chỉ đạo triển khai, kiểm tra, hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị thành viên thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
Quyết định này;
- Tổng hợp tình hình, kết quả, số liệu
về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các đơn vị
thành viên để xây dựng báo cáo trình Trưởng ban, Phó trưởng ban (được ủy quyền) ký ban hành.
- Quản lý, sử dụng tài Khoản, mật khẩu
của đơn vị để truy cập hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia.
3. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
389 quốc gia
- Quản lý, vận hành hệ thống báo cáo
trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Tổng hợp tình hình, kết quả công
tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, tổng kết năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc
gia trình Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ký ban hành và
các báo cáo theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo 389
quốc gia.
Điều 9. Điều Khoản
thi hành
1. Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa
phương, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cơ quan Thường trực Ban
Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan có
trách nhiệm quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định, chế độ báo cáo của Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
2. Các vướng mắc trong quá trình thực hiện yêu cầu các đơn vị, cá nhân kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo
389 quốc gia để sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
MẪU ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
(kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-BCĐ389
ngày 04 tháng 01 năm
2018 của Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo quốc
gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả)
UBND,
BỘ, NGÀNH
BAN CHỈ ĐẠO 389 BỘ, NGÀNH, ĐỊA
PHƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /BC-…..
|
… … …, ngày tháng
năm 20...
|
BÁO
CÁO
Kết
quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả
(tháng, 6 tháng, năm...)
I. Khái quát tình hình
Căn cứ tình hình thực tế tại địa
phương trong kỳ báo cáo để tiến hành đánh giá các diễn biến nổi bật trên các
lĩnh vực quản lý gồm:
1. Tình hình an ninh, chính trị, xã hội,
kinh tế, văn hóa;
2. Tình hình xuất nhập khẩu, xuất nhập
cảnh;
3. Tình hình thị trường, giá cả hàng hóa;
4. Tình hình buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả,...
Cần tập trung
phân tích, làm rõ những đặc điểm, xu hướng thay đổi về mặt hàng, tuyến, địa bàn, phương thức, thủ đoạn, đối tượng vi phạm, vụ việc nổi cộm tính
chất phức tạp... liên hệ với kết quả thanh kiểm tra, phát hiện, bắt giữ xử lý
các vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, dẫn các vụ việc minh
họa.
II. Kết quả hoạt động của các lực
lượng chức năng
1. Công tác tham mưu, Điều hành, chỉ
đạo.
2. Công tác chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
3. Công tác kiểm soát xuất nhập khẩu,
xuất nhập cảnh.
4. Công tác kiểm tra về giá, chống đầu
cơ, găm hàng.
5. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh
thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
6. Công tác kiểm tra, kiểm soát trên
các lĩnh vực khác.
6.1. Về lĩnh vực
chống thất thu thuế.
6.2. Về lĩnh vực
phòng, chống phá rừng, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép.
6.3. Về lĩnh vực
Thông tin và Truyền thông.
6.4. Về lĩnh vực
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6.5. Về lĩnh vực
Giao thông vận tải.
6.6. Về lĩnh vực
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
6.7. Công tác tuyên truyền, vận động.
7. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm
soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng.
III. Nhận xét, đánh giá
1. Kết quả đạt được.
2. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.
3. Giải pháp khắc phục.
IV. Phương hướng công tác kỳ tiếp theo
1. Dự báo tình hình tại địa phương.
2. Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực
hiện.
V. Vướng mắc, kiến nghị
- Ghi rõ nội dung vướng mắc, đề xuất
giải quyết, đơn vị yêu cầu giải quyết.
- Đối với vướng mắc về chính sách, đề
nghị ghi rõ số, tên, ngày, tháng văn bản.
(* Lưu ý văn bản sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14).
Nơi nhận:
- Văn phòng TT BCĐ389;
- …
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
BAN
CHỈ ĐẠO 389 QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO 389 TỈNH, THÀNH PHỐ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
… … …, ngày tháng
năm 20…
|
(ĐÓNG MẬT)
|
|
BÁO
CÁO THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐỊA BÀN
(Từ tháng 1/201... đến tháng 12/201...)
I. THÔNG TIN VỀ BAN CHỈ ĐẠO 389 TỈNH,
THÀNH PHỐ
1. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
389 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cơ quan Thường trực.
2. Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo
389; Cơ quan Thường trực.
3. Danh sách các thành viên Ban Chỉ đạo
389; Cơ quan Thường trực; cán bộ trực tiếp làm công tác tổng hợp, báo cáo:
- Họ và tên; chức vụ; cơ quan, đơn vị
công tác; số điện thoại cơ quan, số fax; số điện thoại di động; email, website
(nếu có).
4. Số điện thoại đường dây nóng; cán
bộ quản lý đường dây nóng (họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác).
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ
ĐẠO 389 TỈNH, THÀNH PHỐ
1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo
và triển khai: ban hành các Kế hoạch, Chuyên đề, Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ
đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Kết quả nhận diện, các định tuyến,
địa bàn, lĩnh vực, tụ điểm, mặt hàng trọng điểm; đối tượng, nhóm đối tượng, cơ
quan, tổ chức tham gia; phương thức thủ đoạn hoạt động.
3. Kết
quả công tác, bắt giữ, xử lý vi phạm trong kỳ báo cáo.
4. Công tác khen thưởng, kỷ luật
- Khen thưởng: Tổng số khen thưởng, hình thức khen thưởng.
- Kỷ luật: Tổng số kỷ luật, hình thức
kỷ luật.
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
CỦA BAN CHỈ ĐẠO 389 TỈNH, THÀNH PHỐ
1. Đánh giá, nhận xét về kết quả quán
triệt, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban
Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả.
2. Đánh giá, nhận xét về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, lĩnh vực,
ngành quản lý, phụ trách.
3. Nguyên nhân và giải pháp thực hiện.
|
LÃNH
ĐẠO BAN CHỈ ĐẠO 389
TỈNH, THÀNH PHỐ
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|