|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Nghị quyết 43/2022/QH15 chính sách tài khóa tiền tệ phục hồi phát triển kinh tế xã hội
Số hiệu:
|
43/2022/QH15
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Vương Đình Huệ
|
Ngày ban hành:
|
11/01/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.Theo đó, chính sách miễn, giảm thuế được quy định như sau:
- Giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Chính phủ hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15; báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối các năm 2022 và 2023, báo cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.
Nghị quyết 43/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 11/01/2022.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị
quyết số: 43/2022/QH15
|
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG
TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số
57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số
02/TTr-CP ngày 02 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số
604/BC-UBKT15 ngày 03 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban Kinh tế, Báo cáo số
106/BC-UBTVQH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp
thu, chỉnh lý, giải trình về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ
hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu liên
quan và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quan
điểm
1. Bám sát chủ trương, định hướng
của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống
chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài,
gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm
giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
2. Điều hành linh hoạt, phối hợp
chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ
mô khác; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;
chỉ tăng bội chi ngân sách nhà nước để tăng chi đầu tư phát triển và bảo đảm
cân đối ngân sách nhà nước khi thực hiện giải pháp miễn, giảm thuế để hỗ trợ
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi là Chương
trình).
3. Chính sách hỗ trợ Chương trình
có quy mô, nguồn lực đủ lớn, tác động cả phía cung và phía cầu; có mục tiêu trọng
tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề
cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân, người đứng đầu và cấp ủy, chính quyền các cấp.
4. Chính sách, giải pháp hỗ trợ phải
khả thi, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và
2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp
thụ nhanh.
5. Huy động, phân bổ và quản lý hiệu
quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các vùng, miền, địa phương, lĩnh vực, đối
tượng ưu tiên; dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; chống tiêu cực,
tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; bảo đảm hiệu quả, công bằng,
công khai, minh bạch.
Điều 2. Mục
tiêu, chỉ tiêu
1. Phục hồi, phát triển nhanh hoạt
động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số
ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025:
tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc
hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong
trung hạn và dài hạn.
2. Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng
tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
và người dân.
3. Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu
quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động,
người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 3. Chính
sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
1. Chính sách tài khóa:
1.1. Chính
sách miễn, giảm thuế:
a) Giảm 2%
thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng
hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ
một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động
tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại,
sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than),
than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Cho phép
tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động
phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
1.2. Chính sách đầu tư phát triển:
Tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn
ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và
2023, bao gồm:
a) Về y tế:
Bố trí tối đa 14 nghìn tỷ đồng để
đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự
phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, nâng cao năng lực phòng, chống dịch
bệnh của viện và bệnh viện cấp trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất vắc-xin trong nước và thuốc điều
trị COVID-19;
b) Về an
sinh xã hội, lao động, việc làm:
- Cấp cho Ngân
hàng Chính sách Xã hội tối đa 5 nghìn tỷ đồng, bao gồm cấp bù lãi suất và phí
quản lý 2 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi thuộc Chương
trình; hỗ trợ lãi suất tối đa 3 nghìn tỷ đồng cho đối tượng vay vốn theo các
chương trình tín dụng chính sách có lãi suất cho vay hiện hành trên 6%/năm;
- Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp,
mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết
việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng;
c) Về hỗ trợ
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:
- Hỗ trợ lãi suất
(2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại
cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ,
xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua;
- Cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ
phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng;
d) Về đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng:
Bổ sung tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông,
công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm
an toàn hồ chứa nước, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai;
đ) Việc lựa chọn và phân bổ vốn
cho các dự án thuộc Chương trình phải bảo đảm giải ngân vốn của Chương trình
trong 2 năm 2022 và 2023, và tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:
- Ưu tiên phân bổ vốn cho các dự
án quan trọng quốc gia, các dự án trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai thực hiện, có khả năng hoàn thành sớm
nhưng chưa được bố trí vốn hoặc chưa được bố trí đủ vốn;
- Trường hợp bố trí vốn cho các dự
án nằm ngoài danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: chỉ
bố trí cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa, có khả năng giải
ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn
vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn
2022 - 2025; đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh
tế - xã hội thì ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng;
- Các dự án phải bảo đảm đủ thủ tục
đầu tư theo quy định;
- Bảo đảm công khai, minh bạch,
công bằng, hài hòa giữa các vùng, miền, địa phương, lĩnh vực.
1.3. Chính sách tài khóa khác:
a) Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người
lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm (sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng
từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021);
b) Tăng hạn mức
bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính
sách Xã hội tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học
sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân
vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo
chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030.
2. Chính sách tiền tệ:
a) Điều hành đồng bộ, linh hoạt
các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực
cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối
đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp
tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% -
1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên;
b) Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả
nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi
dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, thị trường tiền tệ để có giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động
của hệ thống các tổ chức tín dụng;
c) Điều tiết thanh khoản phù hợp,
tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ
lãi suất;
d) Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối
hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
hành trái phiếu Chính phủ và để các tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư trái phiếu
Chính phủ;
đ) Sử dụng tối đa 46 nghìn tỷ đồng
từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc - xin, thuốc điều trị và
thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần
thiết;
e) Tiếp tục tái cấp vốn đối với
Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng
việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ
chức triển khai nhanh trong thực tế. Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương
trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
3. Chính sách khác:
Áp dụng các chính sách khác để thực
hiện Chương trình tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm:
a) Sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng
từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phát triển hạ tầng viễn thông,
internet, trong đó sử dụng 1 nghìn tỷ đồng để trang bị máy tính bảng thực hiện Chương
trình “Sóng và máy tính cho em”;
b) Giải quyết các vướng mắc trong
quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp; sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng để đổi mới công nghệ, ươm tạo công
nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc,
nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 4. Phương
án huy động nguồn lực
1. Để có nguồn
lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình, cho phép tăng bội
chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1% - 1,2% GDP/năm (tối
đa 240 nghìn tỷ đồng), trong đó: năm 2022, tăng khoảng 1,1% GDP (tối đa 102,8
nghìn tỷ đồng) so với dự toán đã được Quốc hội quyết định; năm 2023, Chính phủ
tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của
Chương trình và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định.
Nhu cầu nguồn lực cần được tính
toán cụ thể trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, các nguồn tăng
thu, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và khả năng giải ngân để xây dựng
phương án huy động phù hợp từng thời điểm thông qua các công cụ sau đây:
a) Phát hành trái phiếu Chính phủ,
bảo đảm nguyên tắc phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị
trường tài chính, tiền tệ và bảo đảm các cân đối lớn; phù hợp với khả năng trả
nợ, giải ngân, khả năng hấp thụ của nền kinh tế, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng
phí. Ưu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước bằng nội tệ, kỳ hạn phát
hành bình quân có thể dưới 9 năm trong 2 năm 2022 và 2023. Trường hợp cần thiết
phát hành bằng ngoại tệ, Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
trước khi triển khai;
b) Vay hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách;
c) Trong trường hợp cần thiết,
Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép vay từ các nguồn tài chính hợp
pháp khác phù hợp và hoàn trả khi có nguồn trong kế hoạch tài chính - ngân sách
nhà nước hằng năm hoặc các nguồn khác theo quy định; cho phép phát hành trực tiếp
trái phiếu Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đẩy mạnh các biện pháp khác để
khai thác các nguồn lực, bao gồm:
a) Sử dụng tối đa, hiệu quả các
nguồn lực trong các kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tiết kiệm, tiết
giảm tối đa các khoản chi, điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, khoản mục
chi trong phạm vi thẩm quyền. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu, phấn đấu tăng
thu, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế,
chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; hiện đại hóa hệ
thống thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, triển khai hóa đơn điện tử, tận dụng
các dư địa tăng thu ngân sách nhà nước, nhất là dư địa tăng thu đối với các
giao dịch số xuyên biên giới và các dịch vụ trên nền tảng số đang được cung cấp
cho người tiêu dùng tại Việt Nam; triệt để thu hồi các khoản kinh phí chi thường
xuyên chậm phân bổ, chậm triển khai;
b) Sử dụng linh hoạt các cơ chế,
chính sách, công cụ phù hợp để huy động thêm nguồn lực thực hiện Chương trình;
xây dựng phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hạn
chế tiêu dùng để kịp thời áp dụng trong thời gian thực hiện Chương trình; đẩy
nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, nguồn
vốn từ tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội; rà soát lại các quỹ
tài chính ngoài ngân sách nhà nước, năng lực đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước để có kế hoạch huy động, sử dụng phù hợp; nghiên cứu có
giải pháp huy động nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho Ngân hàng
Chính sách Xã hội; quan tâm lồng ghép hiệu quả và đẩy nhanh giải ngân các
Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư y tế cơ sở
tại các địa phương.
Điều 5. Áp dụng
cơ chế đặc thù
1. Cho phép Thủ tướng Chính phủ,
người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu
trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ
tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư,
gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng
có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình; các
nhà thầu thực hiện các gói thầu quy định tại khoản này đến khi hoàn thành dự
án. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp
luật về đấu thầu.
2. Trong 2 năm 2022 và 2023, nhà
thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng
phục vụ dự án hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia thuộc Chương trình; việc
khai thác mỏ khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn
thành dự án. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi
trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp
thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo
quy định của pháp luật.
3. Trong 2 năm 2022 và 2023, cho
phép Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất
làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu
tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình (trừ Dự án xây dựng công trình đường
bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Giao thông vận tải
là cơ quan chủ quản thống nhất quản lý) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của
Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan chủ quản quy định tại khoản này được thực hiện
các đoạn tuyến đường cao tốc đến khi hoàn thành dự án.
Điều 6. Giao
Chính phủ
1. Khẩn trương ban hành các giải
pháp để thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác thuộc thẩm
quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện Chương trình; hướng dẫn tổ chức
thực hiện các cơ chế quy định tại Điều 5 của Nghị quyết này gắn với trách nhiệm
cụ thể, bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất
thoát, lãng phí.
2. Trong điều hành, chỉ đạo huy động,
phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực phải tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tiến
độ thực hiện, giải ngân của các dự án, nhiệm vụ chi thuộc Chương trình; theo
dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời bảo đảm ổn định kinh tế
vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lạm phát, nợ
xấu; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; giảm bội chi để đạt được các chỉ tiêu
trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 -
2025; trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Chính phủ kịp thời báo cáo Quốc hội
xem xét, quyết định.
3. Chỉ đạo xây dựng phương án phân
bổ dự toán ngân sách nhà nước và bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho các
chương trình, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
và các dự án thuộc Chương trình (bao gồm cả nội dung về Ngân hàng Chính sách Xã
hội, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch…); báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem
xét, quyết định phân bổ, giao bổ sung dự toán theo quy định trước khi Chính phủ
phân bổ, giao bổ sung dự toán và bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022.
Chỉ đạo xây dựng phương án tăng vốn
điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 -
2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
4. Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí
quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này, khẩn trương rà soát, hoàn thiện
danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình, báo cáo Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ vốn. Bảo đảm điều hòa nguồn vốn đầu tư
công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu
tư công trong chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình để ưu tiên vốn
cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng,
có khả năng hấp thụ vốn. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ
sung dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công năm 2022, trình Quốc hội
xem xét, quyết định bổ sung dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công
năm 2023 theo quy định để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành giải ngân vốn của
Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023; bảo đảm nguồn vốn để triển khai, hoàn
thành các dự án thành phần trong Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc
- Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
5. Thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu
quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình. Trong quá trình điều
hành, tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực thực hiện
Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế; kịp thời triển khai các giải pháp để
huy động tối đa các nguồn lực hợp lý cho Chương trình.
6. Điều chỉnh linh hoạt giữa các
nhiệm vụ chi của Chương trình theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những
nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; trường hợp cấp bách, trong thời gian
giữa hai kỳ họp Quốc hội thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định
và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
7. Chủ động,
khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đồng bộ Chương trình
phòng, chống dịch COVID-19 và các quy định có liên quan; cắt, giảm, đơn giản
hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung tháo
gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội,
nhà ở cho công nhân; có chính sách đột phá, ưu tiên khuyến khích đổi mới sáng tạo,
chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát
triển bền vững.
8. Nghiên cứu phương án cho phép
doanh nghiệp được trừ bổ sung theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở chi phí thực tế
khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng đối với chi phí tạo tài sản cố định
và chi phí lao động; phương án tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động
sản, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
hướng dẫn nội bộ ngay từ đầu để không xảy ra sai sót, tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh bố trí nguồn
lực lớn trong khoảng thời gian ngắn.
10. Chú trọng công tác thông tin,
truyền thông, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống chính trị.
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Chính phủ, các Bộ, cơ quan
trung ương và địa phương đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu
trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách
quy định tại Nghị quyết này, bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, công khai, minh
bạch, hiệu quả, khả thi và tiến độ; không để trục lợi chính sách, thất thoát,
lãng phí.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Kiểm toán nhà nước tổ chức thực
hiện kiểm toán hằng năm việc tổ chức thực hiện Chương trình, bảo đảm thực hiện
nhanh, hiệu quả, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích
nhóm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối các năm 2022, 2023 và kỳ họp giữa năm
2024.
Điều 8. Điều
khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi
hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023; riêng đối với
chính sách tài khóa quy định tại các điểm 1.2 và 1.3 khoản 1 Điều 3 của Nghị
quyết này được áp dụng cho năm ngân sách 2022 và 2023.
2. Chính phủ hướng dẫn, tổ chức thực
hiện Nghị quyết này; báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối các năm 2022 và 2023, báo
cáo tổng kết tại kỳ họp giữa năm 2024.
Nghị quyết này được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp bất thường lần thứ nhất
thông qua ngày 11 tháng 01 năm 2022.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ
|
Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành
NATIONAL
ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
Resolution No.
43/2022/QH15
|
Hanoi, January
11, 2022
|
RESOLUTION FISCAL
AND MONETARY POLICIES FOR SUPPORTING SOCIO-ECONOMIC RECOVERY AND DEVELOPMENT
PROGRAM NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to Constitutions of Socialist Republic
of Vietnam; Pursuant to the Law on National Assembly
Organization No. 57/2014/QH13 amended in accordance with the Law No.
65/2020/QH14; In consideration of Presentation No. 02/TTr-CP
dated January 2, 2022 of the Government, Assessment Report No. 604/BC-UBKT15
dated January 3, 2022 of Economic Committee, Report No. 106/BC-UBTVQH15 dated
June 11, 2022 of the Standing Committee of the National Assembly regarding
receipt, adjustment, and presentation regarding draft Resolution on fiscal and
monetary policies for supporting Socio-economic recovery and development
program, relevant documents, and remarks of National Assembly members; HEREBY RESOLVES: Article 1. Principles
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Coordinate flexibly,
cooperate closely and effectively in implementing fiscal and monetary policies
and other macroeconomic policies; closely control inflation, ensure major
balances of the economy; only increase state budget expenditure for investment
in development and balancing of state budget when implementing tax exemption
and/or tax reduction to finance Socio-economic recovery and development program
(hereinafter referred to as “Program”). 3. Policies supporting the
Program have adequate scale and resources and pose impacts on both supply and
demand; have identified focus, priority, and support beneficiaries to settle
pressing issues, avoid thinning and/or wasting resources assigned to
organizations, individuals, heads, committee levels, and governments of all
levels. 4. Supporting policies and measures
must be feasible, timely, effective, implemented within 2022 and 2023 with
appropriate roadmap in order to improve COVID-19 control capacity and
socio-economic recovery and development; have presented resources which can be
disbursed and utilized immediately. 5. Mobilize, distribute, and
effectively manage resources; taking regions, provinces, fields, and priorities
into heavy consideration; allow implementation, inspection, supervision, and
assessment; prevent exploit, misconduct, or corruption of the policies for
personal gains; ensure effectiveness, equality, transparency, and openness. Article 2. Objectives
1. Rapidly recover and develop
production and sale activities, promote growths, prioritize key sectors, and
strive to achieve objectives of the period 2021 - 2025: average GDP growth of
6,5 - 7%/year, public debt is lower than the warning threshold permitted by the
National Assembly under Resolution No. 23/2021/QH15, urban unemployment rate
below 4%; stable macroeconomics, stable major balances in the medium term and
the long term. 2. Reduce costs, assist cash
flow, facilitate an active stand, create optimal conditions for enterprises,
economic organizations, and the general public. 3. Prevent and control the
COVID-19 effectively; guarantee social security and livelihood of the general
public, especially workers, poor people, disadvantaged people, victims of the
epidemic; ensure national defense, security, order, and societal safety. Article 3. Policies on support
for the Program ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1.1. Tax reduction, exemption policies: a) Reduce 2% of VAT in 2022 for goods and services
currently subject to 10% VAT (to 8%), except for the following goods and
services: telecommunication, financial activities, banking activities, securities,
insurance, trading of real estate, metal, precast metal products, mining
products (excluding coal mining), coke mining, refined oil, chemical products,
goods and services subject to excise tax; b) Allow donations and sponsors made by enterprises
and organizations for COVID-19 epidemic control operation in Vietnam to be
included in deductible expenses when calculating taxable corporate income for
the tax period of 2022. 1.2. Development investment policies: Increase development expenditure from state budget
of up to VND 176 thousand billion, focusing in 2022 and 2023, including: a) Regarding medical sector: Allocate up to VND 14 thousand billion to invest in
new construction, renovation, upgrade, modernization of local health system,
preventive medical system, regional centers for disease control (CDC), improve
epidemic control capacity of central institutes and hospitals together with
providing training, improving personnel in health sector, domestic vaccine and
COVID-19 medicine production; b) Regarding social security, labor, and employment
sectors: - Grant Vietnam Bank for
Social Policies (VBSP) up to VND 5 thousand billion, including interest rate
cover and management fees of VND 2 thousand billion in order to implement
preferential credit policy within the Program; support interest rate of up to
VND 3 thousand billion for debtors of policy credit programs with applicable
interest rate of more than 6%/year; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 c) Regarding support for enterprises, cooperatives,
and household businesses: - Support interest rate
(2%/year) of up to VND 40 thousand billion via commercial institution system
for important sectors, enterprises, cooperatives, and household businesses
capable of repaying debt and recovering; grant loan for renovation of old
apartment buildings, construction of social houses, and houses for purchase,
rent, and lease purchase; - Grant Tourism Development
Assistance Fund up to VND 300 billion in charter capital; d) Regarding investment in infrastructure
development: Add up to VND 113,55 thousand billion to investment
capital from the state budget to develop infrastructure in: traffic,
information technology, digitalization, embankment of river banks, beaches,
reservoir safety, adaptation to climate change, and remediation of natural
disaster consequences; dd) Selection and allocation of capital for
projects within the Program must allow disbursement of capital of the Program
in 2022 and 2023 and comply with the following rules: - Priority projects of
national importance, projects in the list of Medium-term public investment
plans in the period of 2021 - 2025 that are being implemented and can be
completed prematurely but have not been adequately allocated with capital; - When allocating capital for
projects not mentioned under the list of Medium-term public investment plans in
the period of 2021 - 2025: prioritize important, urgent projects that pose
their effects on a large scale, are potentially disbursed fast, affect the
economy immediately, satisfy planning, use funding sources effectively,
guarantee capital balancing capacity to finish the projects within 2022 - 2025;
for new projects that are important for socio-economic development, prioritize
support in granting clearance; - Investment procedures of
projects must be fulfilled as per the law; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1.3. Other fiscal policies: a) Support for rent of workers having labor
relations, living in rental apartments, working in industrial parks, export-processing
zones, and key economic zones (use approximately VND 6,6 thousand billion from
increased central budget income and deceased central budget expenditure in
2021); b) Increase the limit on sovereign guarantee for
domestically issued bonds for VBSP by up to VND 38,4 thousand billion to grant
loan in order to settle jobs; students; non-public preschools and primary
schools; individuals taking loans for purchase or lease purchase of social
houses, constructing new, renovating, or repair houses in accordance with
policies on social houses; implement National target program regarding
socio-economic development in ethnic minority regions and mountainous regions
of the period of 2021 - 2030. 2. Monetary policies: a) Consistently and flexibly coordinate monetary
policy tools to maintain macroeconomic stability, control inflation, ensure
safety of credit institution system, and provide positive assistance for
socio-economic recovery and development; conduct research to maintain stability
of percentage of maximum short-term capital for medium-term and long-term
loans, calculate reserve ratio, implement open market operation, refinancing,
direct credit institutions to continue to reduce operational costs to reduce
loan interest by 0,5% - 1% in 2022 and 2023, especially in priority sectors; b) Continue to restructure debt repayment period
and maintain debt category, exempt and reduce interest for debtors affected by
COVID-19 epidemic, monitor economic and monetary market development in order to
implement measures to support enterprises and the general public accordingly
while guaranteeing safety in operation of credit institution system; c) Regulate liquidity accordingly, facilitate
promotion of disbursement progress for beneficiaries of preferential interest
rate; d) Circulate money reasonably, closely cooperate
with fiscal policies, and facilitate the issuance of Government bonds and
investment made via Government bonds of credit institutions; dd) Utilize up to VND 46 thousand billion from
other legal financial sources to import vaccines, medicine, and medical
equipment, facilities serving COVID-19 control when necessary; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Other policies: Adopt other policies to focus on implementing the
Program in 2022 and 2023, including: a) Utilize approximately VND 5 thousand billion
from the Vietnam Public-utility Telecommunication Service Fund to develop
telecommunication and internet infrastructure, in which, utilize VND 1 thousand
VND to equip tablets for the implementation of “Wave and computer for children”
Program; b) Settle difficulties in regulations on
expenditure and management of Science and Technology Development Fund of
enterprises; utilize approximately VND 5 thousand billion to renovate
technology, incubate technology, incubate science and technology businesses,
commercialize science and technology research results; decode technology;
purchase equipment, machinery, and materials serving technology renovation,
production, and business activities of enterprises. Article 4. Resource
mobilization solutions 1. In order to guarantee
resources for implementation of fiscal policies assisting the Program, allow
increased in state budget expenditure in 2022 and 2023 of average 1% - 1,2% of
annual GPD (up to VND 240 thousand billion), in which: in 202, increase
approximately 1,1% of GPD (up to VND 102,8 thousand billion) compared to the
estimates decided by the National Assembly; in 2023, the Government shall
consolidate plans and estimate general state budget for the increase of the
Program and the year of 2023, request the National Assembly to consider and
decide as per the law. Resource demands must be calculated specifically on
the basis of utilizing all available resources, sources that increase revenue
and reduce expenditure of central government budget and disbursement to develop
appropriate mobilization solutions via the following means: a) Issue Government bonds, guarantee close
cooperation in coordinating monetary policies, fiscal policies, and other macro
policies, maintain macroeconomics, financial market, monetary market stability,
and guarantee major balances; meet debt repayment capacity, disbursement
capacity, ability of the economy to absorb, ensure effectiveness, and avoid
waste. Prioritize domestic issuance of Government bonds in national currency,
average maturity date may be under 9 years during 2022 and 2023. If Government
bonds are issued in foreign currency, request competent authority to consider
and decide prior to implementation; b) Take ODA loans, foreign loans to balance budget;
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Promote other solutions for
utilizing resources, including: a) Effectively utilize all resources in the
medium-term plan of the period of 2021 - 2025; reduce expenditure, and adjust
tasks and expenses flexibly. Closely manage revenues, strive to increase
revenues, exhaustedly reduce expenditure of state budget; promote tax
reformation roadmap, prevent loss, tax evasion, and reduce ratio of tax arrears
to total state budget revenue; modernize tax, customs, state treasury systems,
implement electronic invoices, utilize surpluses to increase state budget
revenues, especially surpluses for cross-border digital transactions and
services on digital platforms currently provided for consumers in Vietnam;
exhaustedly retrieve recurrently expenses that have not been allocated in a
timely manner; b) Flexibly utilize appropriate policies and tools
to mobilize additional resources for Program execution; develop solutions for
raising excise tax for goods that require restriction for immediate adoption
during Program execution period; promote equitization and divestment of state
budget in state-owned enterprises, funding sources from unions and socio-political
organizations; review non-state budget financial funds, investment capacity of
State Capital and Investment Corporation in order to develop suitable
mobilization and utilization plans; conduct research and develop solutions for
mobilizing funding sources entrusted from local government budget to the VBSP;
effectively integrate and promote disbursement of national target programs and
target programs for supporting and investing in local medical facilities. Article 5. Adoption of specific
policies 1. Allow the Prime Minister,
heads of competent authorities to review and decide on direct contracting in
2022 and 2023 for contract packages for consultant services, contract packages
for relocating technical infrastructure, contract packages for compensating, releasing
premises and relocating, contract packages for construction works within
projects of national importance, infrastructure projects that have a large
scale, and pressing demands in terms of traffic and medical infrastructure in
the Program; contractors shall execute these contract packages until the
projects are completed. Procedures for implementing direct contracting shall
conform to bidding laws. 2. In 2022 and 2023,
construction bidders are not required to adopt procedures for Permit for extracting
minerals for use as regular construction materials in the Construction material
survey dossiers serving traffic infrastructure projects of national importance
in the Program; mineral extraction under this Clause shall be implemented until
the projects are completed. Bidders in charge are responsible for assessing
environmental impact; being subject to management and supervision when
extracting and utilizing minerals; paying tax, fees, and implementing
environmental protection, renovation, and restoration as per the law. 3. In 2022 and 2023, allow the
Prime Minister of review and decide on authorizing and proposing People’s
Committees of provinces that are capable, experienced in managing to act as
presiding agencies in execution of expressway segments in form of public
investment in the Program that travel across the provinces (except for
construction projects of the Eastern North-South Expressway Project for the
period of 2021 - 2025 in which the Ministry of Transport acts as the presiding
agency) once the maximum capacity of Ministry of Transport has been reached.
Presiding agencies under this clause may implement expressway segments until
the project is completed. Article 6. Assignments of the
Government 1. Issue solutions for
implementation of fiscal policies, monetary policies, and other policies within
their competence in order to execute the Program; provide guidance on
implementing policies under Article 5 of this Resolution together with specific
responsibilities and prevent the exploit of policies that generates personal
gain or wastes resources. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Coordinate development of
plans for distributing state budget estimates and addition of 2022 public
investment plan for programs and projects in the Medium-term public investment plan
for the period of 2021 - 2025 and projects of the Program (including details
regarding the VBSP, Tourism Development Assistance Fund, etc.); report to the
Standing Committee of the National Assembly for decision on allocating and
assigning estimates as per the law before the Government allocates or assigns
estimates and adds 2022 public investment plan. Coordinate the development of solutions for raising
charter capital from profit after tax and after fund establishment for the
period of 2021 - 2023 for joint-stock commercial banks whose charter capital is
held at least 50% by the Government and from state budget funding for Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development. 4. Based on principles under
Clause 1 Article 3 hereof, immediately review and complete lists of projects
utilizing funding sources of the Program and report to the Standing Committee
of National Assembly prior to allocating capital. Ensure circulation of public
investment funding in the Medium-term public investment plan for the period of
2021 - 2025 and public investment funding in the fiscal and monetary policies
supporting the Program to prioritize funding for projects that play a key role,
produce large-scale effect, connect multiple regions, promote growth and are
capable of capital absorption. Request the Standing Committee of National
Assembly to consider and decide to add 2022 state budget estimates and public
investment plan, request the National Assembly to consider and decide to add
2023 state budget estimates and public investment plan as per the law to
promote growth and disbursement of the Program in 2022 and 2023; guarantee
funding sources for implementation and completion of component projects of the
Eastern North-South Expressway Project for the period of 2021 - 2025. 5. Consistently, promptly, and
effectively implement primary tasks and solutions of the Program. During
coordination process, continue to balance central government budget in order to
add more resources for Program implementation suitable with practical
conditions; promptly implement solutions for effectively mobilizing resources
for the Program. 6. Flexibly adjust expenditure
tasks of the Program in accordance with applicable regulations and law for
issues within their competence. For issues within competence of the National
Assembly, report to the National Assembly for consideration and decision; for
urgent situations during the intervals between 2 meetings of the National
Assembly, report to the Standing Committee of the National Assembly for consideration,
decision, and presentation to the National Assembly in the next meeting. 7. Actively and immediately
issue and organize effective, consistent implementation of COVID-19 prevention
and control program and relevant regulations; reduce and simplify administrative
divisions, improve investment and business environments; focus on dealing with
difficulties in policies, regulations and law relating to social houses; houses
for workers; develop novel policies, prioritize renovation, creativity,
digitalization, digital economy, green economy, circular economy together with
sustainable development. 8. Research solutions that
allow enterprises to include costs for creating immovable properties and labor
costs in deductible expenses with a definite rate when calculating corporate
income tax; solutions for raising tax for securities and immovable property
sale, report to the Standing Committee of National Assembly for consideration
and decision. 9. Intensify internal
inspection, examination, and guidance from the start to prevent any error,
corruption, misconducts, and take strict actions against violations, especially
when a great quantity of resources are allocated in a short amount of time. 10. Prioritize communication
and media activities, create society consensus, and utilize strength of the
whole population and political system. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. The Government, ministries,
central governments, and local governments shall highlight responsibilities,
especially responsibilities of individuals who coordinate, organize
implementation, and implement details and policies under this Resolution,
guarantee adherence to principles, objectives, transparency, effectiveness,
feasibility, and implementation progress; prevent the exploit of policies. 2. The Standing Committee of
National Assembly, Ethnic Council and committees of the National Assembly,
National Assembly delegations, National Assembly delegates, People’s Councils
of provinces and central-affiliated cities, Vietnam Fatherland Front, and member
organizations shall supervise implementation of this Resolution within their
tasks and powers. 3. State auditors shall
organize annual audit for Program implementation and ensure progress,
effectiveness, transparency, free of misconducts, corruption, and exploit for
personal gain, and report to the National Assembly in meetings at the end of
2022 and 2023 and the meeting in the middle of 2024. Article 8. Implementation
1. This Resolution comes into
force from January 11, 2022 to December 31, 2023; fiscal policies under Points
1.2 and 1.3 Clause 1 Article 3 hereof apply to fiscal years of 2022 and 2023. 2. The Government shall
provide guidelines and organize implementation of this Resolution; report to
the National Assembly in the meetings at the end of 2022 and 2023 and the
meeting in the middle of 2024. This Resolution is approved by the 15th National
Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 1st irregular meeting on
January 11, 2022. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành
177.962
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Nội dung sửa đổi, hướng dẫn
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
TP. HCM, ngày 20/07/2022
Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.
Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.
DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .
Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.
Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.
Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
-
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
-
và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
-
nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
-
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.
Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.
Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|