HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/NQ-HĐND
|
Bến Tre, ngày 16
tháng 4 năm 1999
|
NGHỊ QUYẾT
“VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH
CÁC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010
VÀ DỰ ÁN TỔNG QUAN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ vào Điều 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 18 tháng 4 năm 1992,
Căn cứ vào Điều 12 và Điều 31 Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Sau khi nghe Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Giám đốc Sở Thủy sản, Phó Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh - Xã hội được sự uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo tình
trình thực hiện các đề án và phương án điều chỉnh các đề án phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thuỷ sản đến năm 2010 và dự án giải quyết việc làm đến
năm 2000;
Sau khi nghe báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế
và Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất điều chỉnh các
đề án, dự án:
1. Đề án “Định hướng phát triển
nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 1994-2000-2010”.
2. Đề án tổng quan lâm nghiệp giai
đoạn 1994-2000-2010.
3. Đề án Qui hoạch tổng thể nuôi thủy sản tỉnh Bến
tre giai đoạn 1995-2000-2010.
4. Dự án Tổng quan giải quyết
việc làm tỉnh Bến Tre 1995-2000. Nội dung cụ thể như sau:
* Về đề án “Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh
Bến Tre giai đoạn 1994- 2000-2010”:
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí điều chỉnh qui hoạch
nông nghiệp theo hướng:
- Giảm diện tích lúa còn 48.000ha (năm 2000), 34.000ha
(năm 010), phấn đấu tăng vụ và tăng năng suất để đảm bảo an toàn lương thực tối
thiểu 350.000 tấn/năm 2010. Chuyển diện tích lúa manh mún, đất bìa chéo và diện
tích đất lúa nhiều năm qua năng suất thấp ở vùng ngọt, lợ sang trồng cây ăn
trái hoặc trồng mía, chuyển diện tích lúa 1 vụ vùng đất nhiễm mặn sang nuôi
thuỷ sản.
- Tăng diện tích cây ăn trái (kể cả trên vùng ngọt,
vùng lợ, đất giồng cát) lên tối thiếu 30.600ha (năm 2000) và 35.550ha (năm
2010) theo hướng thâm canh, xen canh hợp lý.
- Ổn định diện tích dừa 33.000ha. Phấn đấu tăng năng
suất lên 8.000 trái/ha/năm 2000.
Riêng diện tích mía vẫn giữ theo qui hoạch cũ: diện
tích 15.000ha, năng suất 80 tấn/ha năm 2000 và diện tích 16.000ha, năng suất
80-90 tấn/ha năm 2010. Diện tích mía chênh lệch giữa qui hoạch cũ và qui hoạch
điều chỉnh giao cho chủ đề án bố trí cây trồng, bổ sung vào đề án và trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh quyết định đồng thời báo cáo cho Hội đồng nhân dân tại kỳ họp
gần nhất.
Cần bổ sung qui hoạch phát triển chăn nuôi lồng ghép
theo mô hình VAC với trồng trọt đến năm 2000 và đến năm 2010 theo hướng phấn
đấu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng tỉ trọng chăn nuôi trong tổng sản phẩm
nông nghiệp theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã
trình Chính phủ phê duyệt.
Về các giải pháp thực nện qui hoạch cần lưu ý tập
trung các giải pháp sau:
- Về thủy lợi: Triển khai các dự án thủy lợi trọng
điểm theo qui hoạch điều chỉnh, lưu ý việc sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện các
công trình thủy lợi hiện đang xuống cấp. Xây dựng mới các dự án thủy lợi phục
vụ phát triển kinh tế vườn cây ăn trái: các dự án thủy lợi phục vụ phát triển
vùng lúa-tôm.
- Về giống: Tăng cường các biện pháp để quản lý chất
lượng giống có hiệu quả, củng cố các trung tâm giống cây, con của tỉnh, phát
triển mạng lưới sản xuất giống ở các huyện, thị xã và các hộ nông dân có kinh
nghiệm sản xuất giống.
- Về chỉ đạo sản xuất: Tập trung chỉ đạo sản xuất
theo các dự án khả thi phù hợp với qui hoạch điều chỉnh, tổ chức nhân rộng nhanh
các mô hình thâm canh ứng dụng khoa học công nghệ, bố trí lịch thời vụ, cơ cấu
giống cho phù hợp với tình hình được xâm nhập mặn hiện nay, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thực hiện tốt công tác khuyến nông
nhằm tăng nhanh năng suất, sản lượng đạt hiệu quả cao trên mặt trận nông nghiệp.
* Về đề án tổng quan lâm nghiệp giai đoạn 1994-2000-2010:
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí mục tiêu: nhiệm vụ điều chỉnh qui hoạch giai
đoạn 1999-2000 và 2010 theo hướng đảm bảo diện tích qui hoạch lâm nghiệp là
10.416ha chủ yếu là rừng phòng hộ (3.275ha), rừng đặc dụng (bảo tồn) 3.998ha,
rừng sản xuất kết hợp lâm - ngư 2.273ha, vườn rừng hộ gia đình 820ha, đất khác
50ha, chuyển một phần lớn rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng lâm -
ngư kết hợp và chuyển 4.116ha đất lâm nghiệp sang qui hoạch thuỷ sản. Đồng
thời, trong qui hoạch cần bổ sung:
- Kế hoạch trồng rừng trên đất qui hoạch nuôi thủy
sản theo hướng kết hợp ngư - lâm.
- Kế hoạch trồng cây phân tán nhất là ở trục lộ giao
thông, các công sở, trường học.
Về các giải pháp thực hiện qui hoạch: giải pháp cơ
bản là thực hiện việc giao khoán rừng và đất nặng cho hộ dân, tăng cường công
tác khuyến lâm để gắn việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng dân
cư khu vực với việc ổn định và phát triển vốn rừng, tích cực giải quyết mâu
thuẫn lâm - ngư theo hướng đảm bảo thực hiện tốt qui hoạch.
* Về đề án Qui hoạch tổng thể nuôi thuỷ sản tỉnh
Bến Tre giai đoạn 1995-2000-2010:
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí việc tăng tổng diện
tích nuôi thủy sản 7491ha đến năm 2000 và tăng 11.739ha đến năm 2010 so với qui
hoạch cũ.
Về các giải pháp thực hiện qui hoạch cần quan tâm
các giải pháp về vốn, việc triển khai qui hoạch theo từng dự án có đầu tư thủy
lợi phục vụ nuôi thủy sản; tránh tình trạng phát triển tự phát, tăng cường cung
cấp giống tốt, quản lý chặt chẽ chất lượng giống, đẩy mạnh công tác khuyến ngư,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản quản lý, giám sát chất lượng môi trường nuôi...
Khi triển khai thực hiện qui hoạch điều chỉnh phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thủy sản, Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho
Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Thể hiện Qui hoạch điều chỉnh trên bản đồ tổng
hợp nông - lâm - ngư (tỉ lệ 1/50.000) có sự thống nhất giữa số liệu của toàn tỉnh
và từng huyện, thị xã và với các ngành chức năng có liên quan. Triển khai qui
hoạch đến cấp xã để có sự thống nhất giữa xã, huyện, tỉnh và thông báo rộng rãi
trong nhân dân cùng thực hiện tốt qui hoạch.
- Triển khai và tổ chức chỉ đạo thực hiện các đề
án phát triển nông nghiệp. lâm nghiệp: nuôi thủy sản đến năm 2010 bằng những dự
án khả thi qui mô nhỏ phù hợp với từng địa bàn.
* Về dự án tổng quan giải quyết việc làm tỉnh Bến
Tre 1995-2000:
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí điều chỉnh tên gọi
“Dự án tổng quan giải quyết việc làm tỉnh Bến Tre 1995-2000” trong 2 năm 1999-2000
thành “Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm tỉnh Bến Tre 1999-2000” cho
phù hợp với Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm của Chính phủ.
Về mục tiêu “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm tỉnh Bến Tre đến năm 2000”:
- Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp còn 5%.
- Nâng tỉ lệ sử dụng thời gian đối với lao động thiếu
việc làm từ 70% đến 75%.
- Đạt tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 10%-15%. Bảo
đảm bố trí đúng lực lượng lao động qua đào tạo theo sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chươg
trình, Hội đồng nhân dân tỉnh lưu ý những giải pháp cần tập trung:
- Giải quyết việc làm trên cơ sở gắn với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tạo việc làm mới và tăng thời gian làm
việc cho lao động thiếu việc làm bằng các kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể.
Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động tìm việc làm ngoài tỉnh.
- Lập quỹ cho vay ưu đãi để hỗ trợ cho lực lượng
lao động yếu thế tự tạo việc làm đồng thời tạo nguồn kinh phí cho lao động nghèo
học nghề, nâng cao trình độ sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công.
- Thống nhất quản lý Nhà nước về dạy nghề. Cần chuẩn
bị đội ngũ giáo viên tốt và có kế hoạch đầu tư để hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao chất lượng, về trình độ văn hoá, kỹ
thuật cho nguồn lao động của tỉnh nhà nhằm tăng nhanh hiệu quả kinh tế trong
sản xuất và giải quyết việc làm. Tổ chức quản lý và khuyến khích mở rộng cơ sở
dạy nghề tư nhân. Đồng thời với nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong
trường phổ thông.
- Về vốn để thực hiện chương trình: Hội đồng nhân
dân tỉnh nhất trí cơ cấu đầu tư theo chương trình đề xuất, ngoài nguồn kinh phí
của TW và ngân sách tỉnh cần huy động nguồn vốn của nhân dân trong tỉnh, nhất
là dân Bến Tre làm ăn thành đạt ở ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu tạo việc làm,
tăng thu nhập và đào tạo nghề cho người lao động.
- Trong tổ chức thực hiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao
chỉ tiêu và phân công cụ thể cho Ban chỉ đạo, các ngành, các cấp có liên quan
lập các dự án chi tiết thực hiện đạt mục tiêu của chương trình đề ra.
II. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh
chỉnh sửa, bổ sung các đề án, chương trình nêu trên theo ý kiến đóng góp của
Ban Kinh tế và Ngân sách. Ban Văn hoá - Xã hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
và tổ chức triển khai thực hiện.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng
nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân
dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá
V, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 16 tháng 4 năm 1999./.
|
TM. HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thới
|