Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 33/NQ-HĐND 2022 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Bình Dương

Số hiệu: 33/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Nguyễn Trường Nhật Phượng
Ngày ban hành: 12/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/NQ-HĐND

Bình Dương, ngày 12 tháng 12 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Sau khi xem xét Báo cáo số 364/BC-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo của các cơ quan hữu quan; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2023 nêu trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời quyết nghị:

I. VỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022

Năm 2022, mặc dù tình hình kinh tế trong nước nói chung và Bình Dương nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh và căng thẳng chính trị trên thế giới nhưng với tinh thần chủ động, quyết liệt, kịp thời của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn nên tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh đã phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) có sự phục hồi khả quan qua từng quý, ước cả năm

2022 tăng 8,01% (năm 2021 tăng 3,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 67,1% - 22,8% - 2,7% - 7,4%; đà phục hồi tăng trưởng thể hiện rõ nét ở cả ba khu vực kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khởi sắc trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19”.

Sản xuất công nghiệp giữ mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, các nhóm ngành sản xuất có sự hồi phục nhanh. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã cơ bản nối lại được các chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi số, liên kết mở rộng quy mô, đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9% so với năm trước (năm 2021 tăng 4,5%).

Hoạt động thương mại và dịch vụ phục hồi nhanh ở tất cả các ngành; nguồn cung hàng hóa dồi dào tại các siêu thị và chợ truyền thống, đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát. Kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt gần 10 tỷ đô la Mỹ; thu hút đầu tư nước ngoài vượt 71% kế hoạch năm.

Phương án phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung đô thị cấp huyện được khẩn trương thực hiện đã làm cơ sở cho việc tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được khởi động và triển khai thi công quyết liệt: khu công nghiệp VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng Quốc lộ 13; các dự án giao thông liên vùng được khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện các thủ tục đầu tư.

Thu ngân sách theo dự toán, đảm bảo nhu cầu chi an sinh xã hội và phòng dịch; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các chính sách lãi suất theo quy định; cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng, hỗ trợ tích cực nhu cầu tín dụng cho sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt chính sách cho các đối tượng trong dịp Tết, các ngày lễ, kỷ niệm. Kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng chống dịch Covid-19 và các giải pháp phòng, chống sốt xuất huyết. Hệ thống giáo dục ngoài công lập tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng toàn ngành giáo dục của tỉnh; kết quả điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông xếp hạng cao so với các tỉnh, thành phố.

Đề án thành phố thông minh Bình Dương tiếp tục khẳng định chiến lược, tầm nhìn và tiếp tục được ICF vinh danh TOP 7. Tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học trên một số ngành, lĩnh vực.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI. Thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng chuyển đổi số, kinh tế số, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm và các dịch bệnh mới phát sinh. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Tập trung mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị - dịch vụ làm tiền đề xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Tiếp tục phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng dụng khoa học - công nghệ, cải cách hành chính và thủ tục hành chính trực tuyến, nâng cao tính minh bạch và năng lực cạnh tranh. Tăng cường quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2023

a) Chỉ tiêu về kinh tế

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5 - 8,7% so với năm 2022;

- Tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong cơ cấu kinh tế tương ứng đạt 67,00% - 23,09% - 2,49% - 7 ,42%;

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 8,7%;

- GRDP bình quân đầu người khoảng 177,1 triệu đồng/năm;

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 9 - 10%;

- Kim ngạch nhập khẩu tăng 9 - 10%;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 74.617 tỷ đồng;

- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương đạt 23.273 tỷ đồng;

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15%;

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11%;

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100%;

- Xây mới nhà ở xã hội 8.000 - 10.000 căn.

b) Chỉ tiêu về xã hội

- Tạo việc làm cho 35.000 lao động;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 33%;

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%;

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh đạt < 2%;

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%;

- Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 83,16%;

- Số bác sĩ/vạn dân đạt 7,55 bác sĩ;

- Số giường bệnh/vạn dân đạt 20,4 giường bệnh;

- Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 31 m2/người;

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 84%;

- Tỷ lệ hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện đạt 99,99%.

c) Chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,64%;

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%;

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 98,6%;

- Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đạt 100%;

- Tỷ lệ độ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm đạt 57,5%;

d) Chỉ tiêu về phát triển đô thị

- Tỷ lệ lượng thông tin cung cấp công khai cho người dân có cơ chế phản hồi thông tin đạt 90%;

- Tỷ lệ dân cư có bệnh án điện tử đạt 30%;

- Tỷ lệ cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện cho phép đăng ký khám chữa bệnh thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đạt 50%;

- Tỷ lệ các điểm công cộng được lắp đặt hệ thống giám sát an ninh đạt 100%;

- Tỷ lệ các sở ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin và thực hiện chia sẻ đạt 79%;

- Tỷ lệ trường THPT, THCS có sử dụng sổ liên lạc điện tử đạt 100%.

3. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời nhấn mạnh một số giải pháp sau:

a) Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu vừa phục hồi và vừa phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện sơ kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra, trong đó tập trung đánh giá cụ thể 4 Chương trình đột phá chiến lược và 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo đúng chế độ, chính sách hiện hành; sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng văn hóa - xã hội. Xây dựng các giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn nữa để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công năm 2023, tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Chú trọng tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm mang tính chất lan tỏa, kết nối vùng như Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

b) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các giải pháp cụ thể tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác kinh doanh. Tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng tạo thuận lợi tối đa, giảm thời gian và chi phí không chính thức cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hình thành 03 vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

c) Tập trung hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đảm bảo tiến độ, chất lượng. Tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý về tài nguyên và môi trường; tập trung các nhiệm vụ liên quan đến Phương án khai thác nguồn thu từ quỹ đất dành nguồn lực đầu tư cho các dự án đầu tư công; đẩy nhanh công tác lập, thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Triển khai chỉnh trang, nâng cấp đô thị; khắc phục, chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát, xử lý các điểm ngập úng đô thị; tăng cường quản lý thị trường bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở, đảm bảo chất lượng cho người lao động.

d) Đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch. Tiếp tục quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong mọi mặt kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm soát hoạt động tư pháp. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh thành điểm nóng; tập trung xử lý các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

đ) Tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đảm bảo bền vững gắn với lộ trình xây dựng Vùng đổi mới sáng tạo và đề án thành phố thông minh Bình Dương; triển khai các giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ đô thị, chất lượng cao.

e) Tăng cường quản lý nhà nước về công tác báo chí, truyền thông. Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị. Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, góp phần tạo đồng thuận cao trong xã hội.

g) Tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác quốc phòng, an ninh. Nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, chính quy; chủ động xử lý mọi tình huống xảy ra, giữ vững môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 2. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các kế hoạch, chương trình cụ thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết này.

Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh theo chức năng của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên giám sát và phối hợp vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND và UBND cấp huyện;
- Trung tâm Công báo tỉnh Bình Dương;
- Website, Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Các phòng thuộc Văn phòng, Hn, App, Web;
- Lưu: VT, Tn (5).

CHỦ TỌA




PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TỈNH
Nguyễn Trường Nhật Phượng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 33/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Bình Dương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


586

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.183.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!