HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/2015/NQ-HĐND
|
Phan
Rang-Tháp Chàm, ngày 11 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN 5 NĂM 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;
Thực hiện Quyết định số
1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg
ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2016-2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số
127/TTr-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2016-2020;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý
kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2016-2020, gồm các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung huy
động tốt nhất và phân bố, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh tái
cơ cấu nền kinh tế, phát huy lợi thế từng ngành, từng sản
phẩm đưa quy mô nền kinh tế tăng 1,7 lần so với năm 2015, tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới. Giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, trọng tâm giảm nghèo bền vững, sớm thu hẹp khoảng cách thu nhập so với
bình quân của cả nước. Bảo vệ môi trường, ứng phó có hiệu quả biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị và trật tự
an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
a) Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh
(GRDP theo giá so sánh năm 2010) đạt 10-11%/năm, trong đó giá trị gia tăng các
ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5-6%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng
14-15%/năm; dịch vụ tăng 11- 12%/năm;
- GRDP bình quân đầu người năm 2020
đạt 58-60 triệu đồng/người;
- Giá trị sản xuất các ngành: Nông,
lâm, thủy sản tăng 6-7%; Công nghiệp - xây dựng tăng 15-16% và dịch vụ tăng
12-13%;
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản
chiếm 28-29%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 30-31%; dịch vụ chiếm 39-40% GRDP
vào năm 2020;
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến
năm 2020 đạt 2.800-3.000 tỷ đồng;
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm
2020 là 150 triệu USD;
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai
đoạn 2016-2020 đạt 51-55 nghìn tỷ đồng.
b) Các chỉ tiêu về xã hội
- Số lượng lao động được tạo việc làm
mới cho 15,5 nghìn lao động/năm; lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 60%,
trong đó đào tạo nghề đạt 45%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng
năm từ 1,5-2%/năm (theo chuẩn mới);
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm
2020 còn 1,12%, quy mô dân số trung bình đến năm 2020 đạt 640 nghìn người;
- Đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân và 70% trạm
y tế xã, phường có bác sỹ; 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế;
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 13% vào năm 2020;
- Đến năm 2020 có 50% số trường phổ
thông đạt chuẩn quốc gia, 80% số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày; 20% số
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
- Có 90% số thôn; khu phố và 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn về văn hóa hàng năm;
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt
20m2 sàn/người vào năm 2020;
- Phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã và từ 1-2 huyện đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
c) Các chỉ tiêu về môi trường
- Nâng độ che phủ rừng đạt 50% vào
năm 2020;
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%; số hộ nông thôn có nhà
vệ sinh đạt 85%;
- Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt
95%.
d) Các chỉ tiêu về quốc phòng an ninh
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn vững
mạnh toàn diện đạt từ 70% trở lên;
- Dân quân, tự vệ đạt từ 1,4-1,5% so
với dân số;
- Tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự
vệ đạt 22% trở lên;
- Có 85% xã, phường, thị trấn, cơ
quan, doanh nghiệp đạt loại khá trở lên về an toàn, an ninh, trật tự.
3. Các giải pháp chủ yếu
a) Nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn
chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, nâng cao năng lực phân tích, dự báo và hiệu
lực quản lý nhà nước đôi với công tác quy hoạch.
b) Huy động tốt nhất các loại nguồn
lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu
tư. Thu hút các nhà đầu tư chiến
lược; từng bước hình thành các doanh nghiệp đầu đàn để
tạo động lực thúc đẩy, lôi kéo các doanh
nghiệp cùng phát triển.
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
d) Phát triển khoa học và công nghệ,
bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
đ) Chủ động trong hội nhập quốc tế,
mở rộng hợp tác liên kết phát triển vùng và cả nước.
e) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của bộ máy quản lý nhà nước.
f) Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước, các cuộc vận động trong các tầng lớp Nhân dân. Tập
trung giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội tạo động lực tinh thần góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch đề ra.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Giao UBND tỉnh căn cứ nhiệm vụ,
quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định
pháp luật.
2. Giao Thường trực HĐND, các Ban
HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Ninh
Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 10/12/2015 và có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu -
UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ
Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa IX;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và
HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các
huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Đức Thanh
|