Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 31/2015/NQ-HĐND thông qua quy hoạch xây dựng vùng Cao Bằng

Số hiệu: 31/2015/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
Ngày ban hành: 10/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2015/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;

Thực hiện Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 3378/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 (Có nội dung Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 14 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

QUY HOẠCH

XÂY DỰNG VÙNG TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 31/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

1. Phạm vi lập quy hoạch

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng được xác định trên toàn tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích tự nhiên là 6.703,42 km2; trên phạm vi 13 đơn vị hành chính: 01 thành phố và 12 huyện, các phía tiếp giáp:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc;

- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang;

- Phía Nam giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa khai thác tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Cao Bằng, kế thừa và phát huy Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Cao Bằng;

- Khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, thế mạnh, tiềm năng của tỉnh nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn;

- Đề xuất mô hình phát triển không gian vùng tỉnh, hệ thống đô thị, xác định vai trò, tính chất cho từng đô thị, phân bố không gian xây dựng công nghiệp, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội, và các điểm dân cư nông thôn, khu kinh tế cửa khẩu...;

- Tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển, sử dụng hợp lý các nguồn lực;

- Xác định khung hạ tầng kỹ thuật diện rộng, lựa chọn quỹ đất hợp lý để phát triển đô thị và các khu chức năng đặc thù trong tỉnh.

3. Tính chất

- Là điểm nối trong vành đai phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng các tỉnh miền núi phía Đông Bắc; là một trong những đầu mối trung chuyển quan trọng giao thương với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu;

- Là vùng kinh tế tổng hợp, phát triển từ hạt nhân kinh tế là thành phố Cao Bằng và Khu kinh tế cửa khẩu;

- Là vùng phát triển nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển dịch vụ du lịch;

- Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

4. Các dự báo phát triển vùng

4.1. Dự báo về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân: đến năm 2020 tăng bình quân trên 7%/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 6,5% - 7,5%/năm;

- Cơ cấu kinh tế theo các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp: đến năm 2020 là 23%, 57,5% và 19,5%; đến năm 2030 là 22%, 60% và 18%;

- GDP bình quân đầu người: đến năm 2020 đạt trên 1.650 USD; đến năm 2030 đạt khoảng 4.300 USD.

4.2. Dự báo dân số

- Năm 2020: tổng dân số khoảng 551.300 người; dân số đô thị khoảng 153.900 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 27,92%;

- Năm 2030: tổng dân số khoảng 612.500 người; dân số đô thị khoảng 205.500 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,55%.

4.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất

- Đất xây dựng đô thị: năm 2020 khoảng 1.170 ha; năm 2030 khoảng 1.700 ha;

- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn: năm 2020 khoảng 2.850 ha; năm 2030 khoảng 3.100 ha.

5. Định hướng phát triển không gian vùng

5.1. Tiểu vùng trung tâm (vùng I)

Bao gồm thành phố Cao Bằng và các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng; Thành phố cao Bằng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của tỉnh; là vùng phát triển kinh tế tổng hợp và chất lượng cao, trong đó dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp đa ngành là chủ đạo.

Định hướng phát triển: Xây dựng thành phố Cao Bằng trở thành đô thị loại II, là trung tâm kinh tế tổng hợp, có vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế cả tỉnh; phát huy hiệu quả khu Di tích quốc gia đặc biệt Pác Pó, rừng Trần Hưng Đạo, khu sinh thái Phia Đén; phát triển sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao; vùng hoa, quả, rau sạch.

5.2. Tiểu vùng phía Đông (vùng II)

Bao gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An; là vùng phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ, du lịch và công nghiệp.

Định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với phát triển đô thị, phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các khu danh lam thắng cảnh, các bản làng văn hóa truyền thống, xây dựng đô thị Tà Lùng, Trà Lĩnh với vai trò là đô thị hỗ trợ dịch vụ, hậu cần cho Khu kinh tế, là điểm trung chuyển của hành lang kinh tế phía Đông của tỉnh. Phát triển hành lang quốc lộ 3, quốc lộ 4A, phát huy tuyến đường vành đai biên giới, tạo ra mối liên hệ phát triển giữa các cửa khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với Trung Quốc.

5.3. Tiểu vùng phía Tây (tiểu vùng III)

Bao gồm các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông; là vùng phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp khai khoáng, chế biến lâm sản, liên kết phát triển du lịch giữa Cao Bằng với Hà Giang, khai thác du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm.

Định hướng phát triển: Xây dựng thị trấn Bảo Lạc với vai trò là trung tâm tiểu vùng, đặc biệt đầu tư các công trình hạ tầng y tế, hạ tầng giáo dục bảo đảm qui mô cấp vùng; phát triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 34, đường vành đai biên giới, phát triển các thủy điện vừa và nhỏ, trồng các cây công nghiệp, dược liệu quí; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tng bước phát các trung tâm xã gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

6. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn

6.1. Hệ thống các đô thị

- Đến năm 2020 có 17 đô thị, trong đó:

+ 01 đô thị loại II: Thành phố Cao Bằng;

+ 01 đô thị loại IV: Phục Hòa (hợp nhất hai thị trấn Hòa Thuận và Tà Lùng);

+ 15 đô thị loại V: Pác Miầu, Bảo Lạc; Thông Nông; Xuân Hòa, Sóc Giang, Hà Quảng; Hùng Quốc, Trà Lĩnh; Đàm Thủy, Trùng Khánh; Thanh Nhật, Hạ Lang; Quảng Uyên; Tĩnh Túc, Phia Đén, Nguyên Bình; Đông Khê (Trong đó nâng loại 03 đô thị mới là: Sóc Giang, Đàm Thủy, Phia Đén).

- Đến năm 2030 có 17 đô thị, trong đó:

+ 01 đô thị loại II: Thành phố Cao Bằng;

+ 04 đô thị loại IV: Phục Hòa, Nước Hai, Hùng Quốc, Quảng Uyên;

+ 12 đô thị loại V: Pác Miầu, Bảo Lạc; Thông Nông; Xuân Hòa, Sóc Giang Hà Quảng, Đàm Thủy, Trùng Khánh; Thanh Nhật, Hạ Lang; Tĩnh Túc, Phia Đén, Nguyên Bình; Đông Khê.

(Chi tiết xem phụ lục: Bảng Quy hoạch hệ thng đô thị tnh Cao Bằng)

6.2. Các điểm dân cư nông thôn

Hệ thống các điểm dân cư nông thôn được bố trí, phân bố trên cơ sở định hướng về tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán tùng vùng; giảm thiểu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, thuận tiện trong kết nối giao thông, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chí nông thôn mới; tiếp tục phát huy và xây dựng các trung tâm cụm xã đã có.

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

7.1. Giao thông

a) Đường bộ

* Quốc lộ:

- Đường Hồ Chí Minh: sau năm 2020 xây dựng đoạn từ thành phố Cao Bằng đến Bắc Kạn theo QL3 đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; tuyến nhánh từ Nước Hai qua Hồng Việt - Nà Bao - QL.34 - ĐT.212 - đến Hà Hiệu - Bắc Kạn đạt cấp IV miền núi;

- Quy hoạch tuyến đường “Hành lang biên giới” tạo liên kết ngang giữa các cửa khẩu, các vùng biên giới khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu, ổn định dân cư biên giới, bảo đảm an ninh quốc phòng;

- Quốc lộ 3 được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi, đến năm 2030 xây dựng đường cao tốc Bắc Kạn - TP Cao Bằng - Cửa khẩu Trà Lĩnh theo tuyến mới;

- Định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng đường cao tốc Lạng Sơn - Cửa khẩu Trà Lĩnh;

- QL.4A qua Cao Bằng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II miền núi, đoạn qua Thị trấn Đông Khê thiết kế tránh theo quy hoạch đô thị được duyệt;

- Chuyển các tuyến đường Khâu Hân - Bản Gùn, ĐT210, đường Đôn Chương - Sóc Hà, ĐT 201, đường nội thị thị trấn Bảo Lạc thành QL.4A;

- QL.4C (Niêm Sơn - Lý Bôn) đoạn qua Cao Bằng nâng cấp đạt cấp IV miền núi. Cải tuyến tránh QL.4C từ Mèo Vạc (Hà Giang) - Đức Hạnh, Bảo Lạc (Cao Bằng), đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

- QL.34 từ Hà Giang đến Trà Lĩnh cải tạo nâng cấp đạt cấp III miền núi;

- QL.3C đoạn nối từ Bắc Kạn sang huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) kết nối vào QL.34 đến năm 2030 nâng cấp đạt cp III miền núi;

- Quy hoạch đường vành đai 1 là sát nhập các tuyến QL.4 A, B, C, D đoạn qua Cao Bằng: tuyến tránh QL.4A - Nặm Nàng - TP Cao Bằng - Nước Hai - Trương Lương - Thông Nông - Cần Yên - Bảo Lạc - Tuyến tránh QL.4C - Cốc Pàng - Khâu Vai - Mèo Vạc (Hà Giang) nhập QL.4C.

* Tỉnh lộ:

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh hiện có đạt cấp II - III miền núi và một số tuyến tối thiểu đạt cấp IV miền núi; xây dựng các tuyến mới ĐT 214, 215, 216;

- Xây dựng các đường trục chính của đô thị theo quy hoạch, đến năm 2030 xây dựng hoàn chỉnh đường đô thị thành phố Cao Bằng và thị xã Phục Hòa.

* Giao thông nông thôn:

Toàn bộ hệ thống đường huyện cải tạo nâng cấp đạt cấp IV miền núi, tối thiểu đạt cấp V miền núi. Đường xã, đường liên thôn cải tạo, mở mới và cứng hóa mặt đường đạt loại GTNT B.

b) Đường hàng không

Quy hoạch vị trí Sân bay cách thành phố Cao Bằng 13 km về phía Đông Nam tại khu Tài Hồ Sìn, là sân bay nội địa.

c) Bến, bãi đỗ xe

Tại mỗi đô thị xây dựng một bến xe theo quy hoạch, riêng thành phố Cao Bằng có hai bến xe: bến xe miền đông và bến xe miền tây; đồng thời từng bước xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tại các trung tâm, các công trình công cộng, khu dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu thực tế. Bố trí một khu Cảng cạn trung chuyển hàng hóa tại huyện Quảng Uyên.

7.2. Chuẩn bị kỹ thuật

- Tận dụng tối đa quỹ đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp kém hiệu quả, vùng gò đồi để phát triển xây dựng; hạn chế xây dựng tại các khu vực bị ảnh hưởng tai biến thiên nhiên, khai thác khoáng sản, vùng rng phòng hộ, rng đặc dụng, khu bảo tồn;

- Định hướng thoát nước mặt: Tận dụng tiêu thoát tự nhiên qua sông, suối với ba lưu vực chính: sông Bằng, sông Gâm, sông Quây Sơn; các đô thị cũ có hệ thống thoát nước mưa chung từng bước đầu tư thành hệ thống nửa riêng, tiến tới riêng hoàn toàn sau 2030; các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung xây dựng hệ thống thoát nước mặt riêng;

- Lập bản đồ xác định các vùng đã xảy ra và vùng có nguy cơ tai biến thiên nhiên; xây dựng các hồ đa chức năng ở thượng nguồn có vai trò điều tiết nước mặt; bảo vệ, trồng và khôi phục rừng phòng hộ, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc, ruộng bậc thang.

7.3. Cấp nước

- Tổng nhu cầu dùng nước đô thị và công nghiệp năm 2020 là 33.600 m3/ngđ; năm 2030 là 54.600 m3/ngđ. Nguồn nước sử dụng: Nước mặt kết hợp nước ngầm;

- Cấp nước đô thị: Cải tạo và nâng công suất nhà máy nước hiện có và xây dựng mới các trạm cấp nước cho các thị trấn mới;

- Cấp nước công nghiệp: các khu công nghiệp được cấp nước cục bộ, tùy theo từng khu vực để có những lựa chọn phù hợp;

- Cấp nước nông thôn: Các trạm cấp nước quy mô nhỏ, khai thác nước ngầm kết hợp nước mặt.

7.4. Cấp điện

- Tổng nhu cầu đến năm 2020 là 59,34 MW; đến năm 2030 là 108,54 MW;

- Nguồn điện: chủ yếu nguồn điện lưới Quốc gia;

- Nâng cấp trạm 220kV Cao Bằng lên công suất 2x125MVA; xây mới 4 trạm 110kV: trạm Nguyên Bình, trạm Bảo Lâm, trạm Hòa An; trạm Chu Trinh; cải tạo nâng công suất trạm 110kV Quảng Uyên lên 1x25MVA;

- Xây dựng hoàn chỉnh tuyến 220kV mạch kép Cao Bằng - Lạng Sơn; xây dựng mới 3 tuyến 110kV với tổng chiều dài 125km. Lưới trung áp: trong đô thị sẽ đi ngầm hoàn toàn, trong KCN có thể đi nổi để thuận tiện đấu nối. Các điểm dân cư vùng cao sử dụng lưới trung áp 35kV.

7.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

a) Thoát nước thải cho đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ

- Dự báo lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2020 khoảng 37.600 m3/ngđ và đến năm 2030 khoảng 59.660 m3/ngđ;

- Dự báo lượng nước thải công nghiệp đến năm 2020 khoảng 4.312 m3/ngđ và đến năm 2030 khoảng 6.104 m3/ngđ;

- Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng có nhà máy xử lý nước thải tập trung cho Thành phố Cao Bằng, các Thị xã Trà Lĩnh, Phục Hòa, Hòa An. Các đô thị còn lại thoát nước chung trong giai đoạn đầu và nửa riêng trong giai đoạn dài hạn. Các KCN có hệ thống thoát nước riêng, trạm xử lý nước thải tập trung.

b) Thu gom xử lý chất thải rắn

- Dự báo lượng CTR sinh hoạt đến năm 2020 khoảng 451 tấn/ngày và đến năm 2030 khoảng 482 tấn/ngày;

- Dự báo lượng CTR công nghiệp đến năm 2020 khoảng 70 tấn /ngày và đến năm 2030 khoảng 97 tấn/ngày;

- Toàn vùng quy hoạch 15 khu xử lý CTR, bao gồm xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp và CTR nguy hại.

c) Nghĩa trang tập trung

Dự báo nhu cầu đất nghĩa trang mới đến năm 2020 là 32 ha và đến năm 2030 là 34 ha. Đề xuất áp dụng công nghệ mai táng hiện đại tại nghĩa trang mới của Thành phố Cao Bằng.

8. Định hướng bảo vệ môi trường chiến lược

- Phân vùng bảo vệ môi trường theo ba khu vực phát triển kinh tế, xây dựng giải pháp quản lý các chất thải, bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm của mỗi vùng;

- Tại các đô thị và khu du lịch xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Các khu công nghiệp khai khoáng cần kiểm chặt việc sử dụng đất, khoanh vùng bảo vệ tránh ô nhiễm đất và nguồn nước;

- Các vùng chịu ảnh hưởng tai biến thiên nhiên: xây dựng các trạm quan trắc, trạm cảnh báo sớm;

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước mặt;

- Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch chuyên ngành, các chương trình, dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch, khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

9. Tổ chức thực hiện theo cơ chế quản lý phát triển vùng

- Phát huy nội lực, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực đầu tư về giao thông, các khu kinh tế, du lịch, đô thị;

- Quản lý thống nhất các quy hoạch ngành trong toàn tỉnh để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và đất đai. Quản lý đô thị theo phân cấp và có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên môn để lựa chọn đầu tư, đặc biệt đối với các khu đặc thù hoặc quy mô lớn;

- Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch vùng gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Các hoạt động đầu tư cần có sự thống nhất, tuân thủ các vùng chức năng đã được xác định trong quy hoạch vùng;

- Lập quy chế quản lý vùng để quản lý phát triển theo nội dung quy hoạch vùng, trong đó xác lập những yêu cầu về quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật để quản lý các quy hoạch xây dựng đô thị, dự án đầu tư xây dựng./.

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH CAO BẰNG

TT

Cấp hành chính

Tên đô thị

Cấp đô thị

Dân số

 

 

2014

2020

2030

2014

2020

2030

1

TP Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng

III

II

II

 

68.238

90.000

120.000

 

 

Nội thị

 

 

 

 

 

75.700

109.000

 

 

Ngoại thị

 

 

 

 

 

14.300

11.000

2

Huyện Bảo Lâm

TT. Pác Miầu

V

V

V

 

5.952

6.300

7.000

3

Huyện Bảo Lạc

TT. Bảo Lạc

V

V

V

 

4.325

4.800

5.500

4

Huyện Thông Nông

TT. Thông Nông

V

V

V

 

2.988

3.300

4.000

5

Huyện Hà Quảng

TT. Xuân Hòa

V

V

V

 

4.707

5.200

6.500

 

TT. Sóc Giang

 

V

V

 

 

3.000

3.500

6

Huyện Trà Lĩnh

TT. Hùng Quốc

V

V

IV

Nâng cấp thành Thị xã Trà Lĩnh

5.303

6.500

8.000

7

Huyện Trùng Khánh

TT. Trùng Khánh

V

V

V

Cơ bản đạt tiêu chí ĐT loi IV

5.067

5.500

6.500

 

TT. Bản Giốc

 

V

V

 

 

4.000

6.000

8

Huyện Hạ Lang

TT. Thanh Nhật

V

V

V

 

3.535

4.000

4.500

9

Huyện Quảng Uyên

TT. Quảng Uyên

V

V

IV

 

4.077

4.500

5.500

10

Huyện Phục Hòa

TT. Tà Lùng

V

IV

IV

Nâng cấp thành Th xã Phc Hòa

3.914

5.000

14.000

 

TT. Hòa Thuận (H.lỵ)

V

5.632

5.800

 

11

Huyện Hòa An

TT. Nước Hai

V

V

IV

Nâng cấp thành Thị xã Hòa An

4.458

5.000

6.500

12

Huyện Nguyên Bình

TT. Nguyên Bình

V

V

V

 

4.354

4.600

5.500

 

TT. Tĩnh Túc

V

V

V

 

3.939

4.200

4.500

TT. Phia Đén

 

V

V

 

 

1.000

2.000

13

Huyện Thạch An

TT. Đông Khê

V

V

V

 

4.963

5.500

7.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 31/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.165

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.251.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!