HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
29/NQ-HĐND
|
Kon
Tum, ngày 12 tháng 7 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH
6 THÁNG CUỐI NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Xét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày
20 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng cuối năm
2022; Báo cáo tham tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo
cáo số 190/BC-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2022 và Báo cáo số 193/BC-UBND ngày 08
tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm
tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành với đánh giá tình hình thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm; phương hướng,
nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2022, trong 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Nghị quyết số
07-NQ/TU ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI và Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2021; các nhiệm vụ, giải pháp tại Báo cáo số 166/BC-UBND ngày 20 tháng 6 năm
2022 và các Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kỳ họp thứ
3 HĐND tỉnh Khóa XII; trong đó, nhấn mạnh những chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm
sau:
1. Khẩn trương hoàn thành và trình
phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và
Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời 2021-2025. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải
ngân nguồn vốn đầu tư công, phấn đấu đến hết niên độ năm 2022 giải ngân đạt
100% kế hoạch. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, tăng
cường các biện pháp chống thất thu ngân sách; đẩy mạnh công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục các dự án khai thác quỹ đất, tổ chức
đấu giá theo quy định nhằm tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn
thành dự toán thu ngân sách năm 2022 được giao ở mức cao nhất.
2. Triển khai sản xuất vụ mùa năm
2022 đảm bảo thời vụ; phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu trồng mới một số
cây chủ lực của tỉnh trong năm 2022 như: 500 ha Sâm Ngọc Linh; 2.000 ha cây dược
liệu; 3.000 ha cây ăn quả và 1.000 ha cây mắc ca. Quản lý chặt chẽ nguồn gốc giống
Sâm Ngọc Linh, không để xảy ra tình trạng mua bán giống không đảm bảo chất lượng,
nguồn gốc. Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật
nuôi và thủy sản; quyết liệt xử lý dứt điểm các ổ dịch. Thực hiện nghiêm túc và
quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng gắn với triển
khai hiệu quả kế hoạch trồng rừng năm 2022. Tập trung triển khai có có hiệu quả
Đề án trồng 01 tỷ cây xanh theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2022 đạt chỉ tiêu đề
ra, trong đó phát động tập trung trồng cây phân tán tại các tuyến đường liên
xã, liên thôn, đường nội thôn (làng).
3. Khẩn trương triển khai quy hoạch vùng
trồng các loại cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng
vùng, tiểu vùng; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng
các loại cây ăn quả; ưu tiên có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ đồng bào dân
tộc thiểu số trồng các loại cây ăn quả từ nguồn vốn của các chương trình, dự án
và các nguồn vốn huy động khác, trong đó phấn đấu 6 tháng cuối năm 2022 đảm bảo
các hộ dân có đất vườn trồng tối thiểu 10 cây ăn quả/hộ, các năm tiếp theo tiếp
tục phát triển số lượng cây ăn quả phù hợp với diện tích đất hiện có của các
người dân; có giải pháp liên doanh liên kết với các nhà máy để tìm đầu ra tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp khi đến kỳ thu hoạch để cải thiện sinh kế của người
dân.
4. Triển khai có hiệu quả các Chương
trình mục tiêu quốc gia. Tập trung nguồn lực đế để đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức thực hiện điếm các cấp về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng sản phẩm
OCOP đạt chuẩn, phấn đấu đến cuối năm 2022 có thêm 02 sản phẩm tham gia vào chuỗi
giá trị các sản phẩm quốc gia.
5. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết
của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và
tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm
2030. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch để nâng cao hiệu quả
thu hút đầu tư theo đúng chủ trương, định hướng của tỉnh. Tăng cường thanh tra
công vụ, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong giải
quyết thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi nhũng
nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Chủ động kêu gọi, theo dõi,
làm việc với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực đến khảo sát tìm hiểu cơ hội
đầu tư trên địa bàn tỉnh.
6. Chú trọng phát triển các ngành
công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tiếp tục đầu tư phát triển hoàn
thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp hiện có và đầu tư mới các khu,
cụm công nghiệp tại các địa bàn thuận lợi. Hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh
Kon Tum và phê duyệt bổ sung Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập
trung.
7. Quản lý chặt chẽ công tác vận hành
hồ chứa, nhất là các hồ đập có nguy cơ gây mất an toàn. Đồng thời, Tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó thiên tai đến cấp
xã, phường, nhất là trọng điểm dân cư sinh sống, sản xuất tại các khu vực thường
xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Rà soát, củng cố các lực lượng, phương tiện,
vật tư, hậu cần để tổ chức tốt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm
“04 tại chỗ”.
8. Tập trung các giải pháp chuẩn bị
có hiệu quả các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để huy động học
sinh ra lớp cho năm học mới 2022 - 2023 và triển khai chương trình giáo dục phổ
thông lớp 3, lóp 7, lớp 10 trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực. Tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh
sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tổ chức cho học sinh, sinh
viên các hoạt động hè bổ ích, thiết thực, nhất là các hoạt động phòng chống đuối
nước ở trẻ em. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho năm học mới 2022-2023.
9. Tiếp tục triển khai chiến dịch
tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh năm 2022 theo đúng tiến độ, hướng
dẫn của Bộ Y tế và đảm bảo an toàn trong tiêm chủng. Nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh, đặc biệt là các đối tượng chính sách; khai thác và sử dụng có hiệu
quả thiết bị y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường giám sát, thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và thực hiện nghiêm các quy chuẩn kỹ thuật đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh các giải pháp nâng tỷ lệ tham gia bảo
hiểm y tế cho người dân, phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ dân số tham gia bảo
hiểm y tế đạt 92,75%
10. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động,
chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Triển khai
có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Tỉnh ủy về phát
triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chuẩn bị tốt
các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum.
11. Lồng ghép các nguồn lực để đẩy
nhanh công tác giảm nghèo, bền vững. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng và chính sách an sinh xã hội. Thực hiện
tốt các chính sách dân tộc, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản
xuất, nhà ở đối với dân tộc thiểu số và hộ nghèo.
12. Tập trung phát triển và có giải
pháp mở rộng, phân luồng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm; đổi mới
mạnh mẽ chương trình đào tạo nghề theo hướng tăng nội dung thực hành, gắn kết
chặt chẽ hơn với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp tục nâng cao hiệu
quả ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực gắn
với việc xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh. Tổ chức bàn giao kết quả nghiên
cứu (sau nghiệm thu) và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong thực
tiễn sản xuất.
13. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn
với việc thường xuyên kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và
việc thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch và đột xuất. Rà soát, cắt giảm
các quy trình, thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
14. Thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tăng cường thanh tra
trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội của các cơ quan hành
chính nhà nước các cấp. Tăng cường đối thoại trực tiếp để giải quyết có hiệu quả
những bức xúc của nhân dân phù hợp với quy định của pháp luật, nhất là các điểm
nóng tranh chấp, khiếu kiện.
15. Thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc
phòng, an ninh. Thường xuyên truy quét, trấn áp, xử lý các loại tội phạm và vi
phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy, băng nhóm, tín dụng đen.... Chuẩn bị
chu đáo cho công tác diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự cấp tỉnh
năm 2022, đảm bảo tuyệt đối an toàn và tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Tăng
cường mở rộng các hoạt động hợp tác đối ngoại sau dịch bệnh COVID-19; trong đó
tổ chức hội đàm cấp cao để đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa
tỉnh Kon Tum với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và ký kết Bản ghi nhớ hợp
tác trong giai đoạn tiếp theo.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh; đề nghị
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh theo chức
năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, các đoàn thể, vận động quần chúng, đoàn viên và hội viên tích cực thực
hiện và giám sát việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Kon Tum Khoá XII Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.
|
CHỦ
TỊCH
Dương Văn Trang
|