Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 24/2016/QH14 kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 2020

Số hiệu: 24/2016/QH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 08/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 với các quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế do Quốc hội thông qua ngày 08/11/2016.

 

- Theo Nghị quyết số 24/2016, Quốc hội đánh giá lại kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 vẫn chưa thực hiện được ba nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế mà mục tiêu đề ra. Việc còn những hạn chế, yếu kém chủ yếu là ở các nguyên nhân chủ quan.
 
- Tại Nghị quyết 24/QH14, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 cũng đề ra các quan điểm, mục tiêu để khắc phục và thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn mới hiệu quả như sau:
 
+ Bám sát và thực hiện theo các đường lối, chủ trương của Đảng.
 
+ Chú trọng tổ chức và thực hiện các giải pháp, chính sách cụ thể, coi trọng phát triển khu vực tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và các thành phần kinh tế.
 
+ Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với cải cách bộ máy chính quyền.
 
+ Tổ chức thực hiện tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chủ động tận dụng các lợi thế của hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
 
+ Bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và phục hồi môi trường.
 
- Nghị quyết số 24/2016 đề ra một số mục tiêu cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
 
+ Giảm bội chi ngân sách xuống dưới 3.5% GDP, nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài không quá 50% GDP.
 
+ Tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020.
 
+ Theo Nghị quyết 24, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%.
 
+ Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3% và quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
 
- Để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Nghị quyết số 24/QH14 đề ra một số các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế sau:
 
+ Tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng.
 
+ Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 
+ Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công.
 
+ Theo Nghị quyết số 24 phải hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế; hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường.
 
+ Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 
Xem chi tiết tại Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 24/2016/QH14

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 459/TTr-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 10 năm 2016, Báo cáo thẩm tra số 137/BC-UBKT14 của Ủy ban Kinh tế ngày 19 tháng 10 năm 2016, báo cáo của các cơ quan hữu quan và ý kiến đại biu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

I. VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Quốc hội cơ bản nhất trí với đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện ba trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu đầu tư chậm thay đi, hiệu quả đầu tư thấp. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước tiến triển chậm, năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước yếu kém, một số chỉ tiêu kinh tế lệ thuộc cao vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ để phát triển, kinh tế tập thể còn bất cập. Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được còn thấp. Cơ cấu lại các ngành kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại vùng kinh tế chưa được quan tâm đúng mức, không gian phát triển còn chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu thể chế tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng; phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô và chất lượng chưa đồng bộ với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Những yếu kém, hạn chế nêu trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về cơ cấu lại nền kinh tế còn thụ động, chậm trễ, thiếu hiệu quả và thiếu sự phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương, có phần do lợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ. Chưa có đột phá về thể chế, nhất là thể chế đối với thị trường các yếu tố sản xuất, đổi mới thể chế chưa được tiến hành đồng bộ. Một số địa phương chưa chú trọng đến triển khai thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế. Vai trò giám sát của các cơ quan, tổ chức và người dân đối với cơ cấu lại nền kinh tế chưa được phát huy đầy đủ.

II. VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế

Quốc hội thống nhất với quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020 như Chính phủ trình và nhấn mạnh:

- Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, nhất là Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), xây dựng mô hình tăng trưởng lấy hiệu quả, thước đo là năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường. Chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dần từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực trong nước kết hợp với thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo đi sống người dân được cải thiện thực chất.

- Chú trọng khâu tổ chức thực hiện với các giải pháp, chính sách cụ thể, đo lường được kết quả, có tác động mạnh, kịp thời theo thị trường, coi phát triển khu vực tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Phân bố lại đsử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực và vùng có hiệu quả cao, có tác động lan tỏa. Khắc phục tư tưởng bao cấp, xin-cho, ỷ lại; tập trung khoanh vùng để xử lý kịp thời các vấn đề tồn đọng trong giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế trước đây, tránh ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác và các thành quả kinh tế-xã hội.

- Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với cải cách bộ máy chính quyền, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trọng dụng nhân tài; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công.

- Tổ chức thực hiện tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chủ động tận dụng các lợi thế của hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và phục hồi môi trường theo mô hình kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế

- Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN-4). Tỉ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31-34% tổng đầu tư xã hội.

- Hằng năm có 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.

- Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4.

- Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3%. Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.

- Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

3. Các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế

3.1. Tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng

Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 và kế hoạch vay, trả nợ công. Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đánh giá thực chất và đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản công; hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù hp nguồn vn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực. Xây dựng và công bố mục tiêu cụ thể hàng năm về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; xem xét, thực hiện phá sản doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và từng bước áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín dụng. Đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên). Hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ, đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu. Xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.

Hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm trước năm 2019 để tập trung nguồn lực triển khai cơ cấu lại các lĩnh vực khác.

3.2. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công

Đẩy mnh cơ cấu lại thu, chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia. Thực hiện đúng Luật ngân sách nhà nước, các luật về thuế, phí và lệ phí. Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay, chỉ vay trong khả năng trả nợ; kiểm soát chặt khoản vay của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thu, chi ngân sách ở tất cả các cấp, ngành, địa phương và đơn vị. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, quản lý đầu tư, quản lý nguồn vốn nhà nước.

Đi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trong đó đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng xây dựng Nhà nước quản lý và phục vụ, thực hiện toàn diện chính quyền điện tử. Tiến hành sáp nhập, giải thể đơn vị, bộ máy hoạt động không hiệu quả; đẩy mạnh tinh giản biên chế, cải cách bộ máy nhà nước gắn với cải cách tiền lương. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện vượt bậc về chất lượng môi trường kinh doanh. Đổi mới căn bản cách thức quản lý và thái độ làm việc của công chức nhà nước, phục vụ đi đôi với quản lý; minh bạch hóa quản lý nhà nước, tăng cường kỷ luật công vụ, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ, có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.

Trên cơ sở tăng cường trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cộng đồng, tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện hạch toán như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện; c phn hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ các bệnh viện, trường học; giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động kém hiệu quả. Tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý vào giá các dịch vụ công thiết yếu, thực hiện điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường; có lộ trình thực hiện giá thị trường đối với giáo dục, y tế... gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách và người nghèo; chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng, từ giao kinh phí theo đầu vào sang theo số lượng và chất lượng đầu ra, từ hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng. Khuyến khích các thành phn kinh tế tham gia phát triển, cung cấp dịch vụ công; thiết lập thị trường dịch vụ công có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Hoàn thiện mô hình, tạo khung pháp lý rõ ràng để các tổ chức sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế thị trường, giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng tự chủ về kinh phí.

3.3. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại để làm nòng cốt, mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, chú trọng thu hút các công ty đa quốc gia lớn, lan tỏa hiệu quả tới khu vực kinh tế trong nước và gắn với bảo vệ môi trường. Xây dựng môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng, bình đẳng, thuận lợi, giảm chi phí liên quan đến quản lý nhà nước và rủi ro thể chế đối với khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước. Thúc đẩy sự gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư với từng dự án.

3.4. Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và địa phương. Nghiên cứu xây dựng thể chế vượt trội cho những địa phương, vùng kinh tế động lực, khu hành chính-kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu tàu, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương và hình thành thể chế điều phối phát triển kinh tế theo vùng. Các địa phương phối hợp trong ban hành và thực hiện chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế đô thị, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý của chính quyền đô thị; ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh.

Cơ cấu lại mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hp với tình hình biến đổi khí hậu, nhất là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại một số địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước. Hoàn thiện mô hình, phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã, có chính sách mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam.

Cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo; tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Tập trung vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu. Tạo điều kiện để doanh nghiệp đề xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.

Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Phối hp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia, đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, chú trọng phát triển du lịch rừng, biển, đảo.

Hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm đến các khu vực trọng điểm; giám sát và đối phó các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Xây dựng Chương trình Quốc gia về thực hiện các FTA thế hệ mới; trong đó đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc cho từng ngành kinh tế; chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập và thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước.

3.5. Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ

Hoàn thành cơ cấu lại và xây dựng chiến lược phát triển thị trường tài chính ổn định, lành mạnh và cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn để giảm sức ép cung ứng vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng; giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu; giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu huy động vốn trung dài hạn của nền kinh tế; giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, thị trường chứng khoán phái sinh và tín dụng tiêu dùng. Cơ cấu lại bộ máy quản lý thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Quan tâm bảo vệ người sử dụng các dịch vụ tài chính.

Tổng kết tính hiệu quả của các mô hình trong thực tiễn, rút ra bài học về tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới để xây dựng cơ chế, chính sách phù hp. Khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; thiết lập khung pháp lý cho thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất, nhất là với đất nông nghiệp.

Nâng cao rõ nét chất lượng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tập trung phát triển và có giải pháp mở rộng, phân luồng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm; có chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực ngành kỹ thuật, công nghệ; đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng tăng nội dung thực hành, gắn kết chặt chẽ hơn với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cu thị trường. Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tăng cường tính tự chủ và áp dụng quy luật cạnh tranh; đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo được các nước ASEAN-4 hoặc quốc tế công nhận.

Có giải pháp tăng giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ hàng năm, số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2016-2020 cao gấp 2 lần so với giai đoạn 2011-2015, trong đó tăng nhanh số lượng sáng chế được tạo ra từ các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chính phủ chỉ đạo thực hiện quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; căn cứ Nghị quyết của Quốc hội xây dựng Chương trình hành động, hoàn thành trước tháng 4/2017. Hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đưa vào đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, bảo đảm nguồn ngân sách được bố trí, cân đối trong Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020, Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Rà soát, đề xuất xây dựng mới các luật hoặc sửa đổi, bổ sung các luật hiện hành để phục vụ quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; báo cáo tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV. Sớm xây dựng, thông qua các đề án quan trọng chậm nhất là quý IV/2017 và triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2018. Đổi mới công tác điều hành cơ cấu lại nền kinh tế, có cơ chế theo dõi và đánh giá thường xuyên nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế của các bộ, ngành và địa phương; nâng cao năng lực, kỷ luật trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế.

Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại nn kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước chủ động thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại theo đúng yêu cầu đề ra.

2. y ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội.

4. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 8 tháng 11 năm 2016.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

NATIONAL ASSEMBLY
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 24/2016/QH14

Hanoi, November 08, 2016

 

RESOLUTION

ECONOMIC RESTRUCTURING PLAN 2016 - 2020

NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

In consideration of the Document No.459/TTr-CP dated by October 18, 2016 by the Government, verification report No.137/BC-UBKT14 dated October 19, 2016 by the Economic Committee; reports by relevant authorities and opinions of congress persons

HEREBY MAKE DECISIONS ON

I. Assessment of implementation of economic restructuring in the period 2011 - 2015

The National Assembly generally agrees with assessment of economic restructuring in the period of 2011-2015 as specified in the Government’s Statement; besides the achievements; however, limitations still exist and 03 key targets have not yet to be achieved. The investment structure still remains rigid and ineffective. The progress of restructuring of State-owned enterprises is still slow and the capacity for administration is limited. The business efficiency of State-owned enterprises is low and some economic sectors remain dependent on FDI enterprises. SMEs are not awarded incentives for development; the downside of collective economy still exists. The restructuring of commercial banks are ineffective, there are a lot of difficulties in settling bad debts. The restructuring of economic sectors fails to meet requirements for international integration and climate change response. The restructuring of economic regions is not concentrated, the development of economic regions is still divided according to the localities; regulations on cooperation between localities in economic regions and between economic regions. The development of human resources, in respect of quantity and qualifications, is not in line with the economic restructuring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. ECONOMIC RESTRUCTURING PLAN 2016 - 2020

1. Economic restructuring standpoints

The National Assembly agrees with the standpoints of economic restructuring in 2016-2020 proposed by the Government and focuses on the following viewpoints:

- Comply with the Communist Party’s policies and guidelines, especially those stipulated in the Resolution No.05-NQ/TW dated November 01, 2016 by the Central Committee of the Communist Party (13th National Assembly); develop growth models based on productivity, quality and competitiveness; mobilize, distribute and utilize of resources and market mechanism . Improve quality of economic growth, develop growth models based on investment, export and domestic market instead of those on the basis of investment and export; focus on productivity, labor qualifications, science –technology and innovations instead of production input. Utilize and uphold domestic resources, attract and effectively take advantage of external resources. Stabilize the macro-economy, remain the economic growth in line with social development, implement social justice; ensure national defense and security; preserve the ecological environment; apply science and technology; improve human resource qualifications; change the labor structure according to the economic structure; improve the quality of citizens' life.

- Focus on implementation of solutions and policies which are specific, measureable and have positively significant impacts on the market; concentrate on private sectors as a driving forces for economic development. Redistribute the State's resources to high value sectors and regions and other economic sectors according to market. Abolish the thinking of subsidies; punctually addressing limitations to prevent negative impacts on other sectors and socio-economic achievements.

- Implement the economic restructuring in line with the government structure; organize simplified and effective administrative structures, give the priority to the meritocracy; step up administrative reforms and enhance the public service quality.

- Effectively implement free trade agreements and proactively take advantage of international integrity and the fourth industrial revolution.

- Ensure the economic growth in line with environmental protection and remediation according to the green economic model and adapt to climate change.

2. Objectives of economic restructuring

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The number of enterprises annually participating in innovation is expected to account for 30 -35% of the number of total enterprises. The annual average growth rate of productivity is expected to exceed 5.5%; the intra-industry growth rate is expected to account for above 60% of the growth of productivity in 2020.By 2020, it is expected to have approximately 25% of number of workers completing training courses of 03 months or longer; the percentage of agricultural workers is expected to reduce to less than 40%.

- Total-factor productivity is expected to contribute to 30-35% of the average growth rate in 2016 - 2020. Narrow the competiveness gap with ASEAN-4 countries.

- It is expected that the credit institutions’ bad debts are reduced to less than 3%. Reduce average interest rates on domestic loans to increase the competitiveness in compared to that of ASEAN-4 countries. Enhance the efficiency of stock markets, government bond markets and corporate bond markets. The market capitalization is expected to account for approximately 70% of GDP and outstanding debt of bond markets is expected to account for 30% of GDP.

- Withdraw the state capital from enterprises in sectors where 50% state owned charter capital is not required, keep the state capital at minimum level for sectors whose investment is rearranged and restructured by the State. By 2020, it is expected to have at least 1 million enterprises; 15,000 effective cooperatives and agricultural cooperative federations.

3. Key tasks for economic restructuring

3.1. Focus on accomplishment of restructuring of 03 primary sectors namely public investment, State-owned enterprises and credit institutions

Effectively implement mid-term public investment plans in line with 5-year financial plans in the period of 2016-2020, and public loan and repayment plans. Promulgate public investment institutions according to the international practice; give priority to innovation in the ways of verification, assessment and selection of projects. Restructure public investment in line with public finance; restructure the State budget and public debts.

Boost the restructuring of State-owned enterprises, especially state-owned corporations and groups. Assess and boost the privatization and divestment of the State capital according to the market mechanism; intensify inspection, supervision and auditing to prevent losses of capital and public assets; develop the models for management of state-owned enterprises and mechanism to control sources of finance for purchase and acquisition of enterprises; attract potential strategic investors. Privatized enterprises shall go public within 01 year from the date of initial public offering. Set and declare specific objectives of divesting state capital of enterprises. Thoroughly settle losses of state-owned enterprises and ineffective projects invested by state-owned enterprises according to market mechanism and principles; carry out procedures for bankruptcy for state-owned enterprises under regulations on bankruptcy.

Generally complete the restructuring of credit institutions, step up settlement of bad debts and gradually apply Base II to credit institutions. By 2020, it is expected that commercial banks have their own capital satisfactory to the Base II including at least 12 – 15 commercial banks Base II is successfully applied. Promulgate regulations of laws regarding assistance and acceleration of the restructuring of credit institution and settlement of bad debts; enhance the capacity of asset management corporations of credit institutions to buy and sell debts at market prices in combination with settlement of pledged assets, protection of creditors and arrange proper resources for thoroughly and quickly settle bad debts. Settle and eliminate the cross- investment and cross- ownership; accelerate the divestment of capital of related sectors by commercial banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2. Restructure state budgets and public sectors

Accelerate the restructuring of revenue and expenditures of the State budget; ensure the security of public debts and national finance. Comply with the Law on the State budget, laws on taxation, fees and charges. Practice thrift and frugality according to the economy. Intensify management and utilization of loans, only applies for loans within the solvency; strictly control loans by local authorities and state-owned enterprises. Exercise disciplines on budget collection and spending in authorities at all ranks. Promulgate laws on management of finance, assets, investment and state capital.

Innovate and improve the efficiency and capacity for state management of economy by developing e-government for the management. Conduct acquisition and dissolution of ineffective organizations, downsize the payroll and reform the governmental structure and salary policies. Continue to conduct administrative reforms and dramatically improve the business environment. Basically innovate management methods and change officials’ work attitudes, manifest the State management and exercise disciplines on officials. Strictly deal with violations against regulations of laws and ethical conducts for officials.

In order to carry out the burdens of accountability and social responsibilities; continue to re-structure service pubic providers; do accounting for eligible public service providers as for enterprises, privatize eligible public service providers, except for schools and hospitals; dissolve ineffective public service providers. Fully and accurately include reasonable costs in the prices of essential public services, adjust public service prices according to the market mechanism; have the itinerary for applying market prices to education and healthcare in line with assistance for the poor and beneficiaries of preferential policies. Encourage the involvement of various economic ownerships in development and provision of public services; develop public service markets under the management and adjustment of the State. Set a clear legal doctrine for the operation of public service providers according to the market mechanism, reduce the government’s subsidies and encourage financial independence.

3.3. Concentrate on developing domestic private sectors and attracting foreign direct investment

Promote the establishment and development of private corporations that are powerful and have state-of-the art technologies as a driving force for the economic development, and promote domestic SMEs and enhance the competitiveness of domestic enterprises. Selectively attract foreign-invested projects and powerful multinational corporations in line with environmental protection. Create favorable, equal and competitive business environment, reduce enterprises’ expenses in relation to state management and risks. Establish the liaison between domestic enterprises with regions having foreign direct investment. Develop policies and mechanism for SME assistance. Speed up the implementation of PPP projects, stipulate mechanism for management, supervise and utilization of investments of specific projects.

3.4. Modernize economic sector planning and structuring towards improving productivity, quality and efficiency in line with international integration

Promulgates laws on planning and management, overcome local management difficulties Study to develop relevant regulations applied to economic regions and administrative-economic zones, promote socio-economic development. Study, review and adjust functions and missions of local authorities and develop regulations on coordination of economic development by region. Cooperate to promulgate and implement policies on investment attraction and promotion, give priority to potential and advantaged economic sectors. Develop the models of urban economic growth, organize structures of urban authorities and define their functions, missions and management methods; give priority to smart cities.

Dramatically restructure the agricultural sector in line with development of new rural areas having high quality and added value and adapting to the climate change, especially changes in plant and domestic animal and plant varieties in climate-affected regions; adjust land use planning according to new agricultural production models. Continue to renovate and expand effective production models, intensify association and cooperation in production and sale of agricultural products by value chain, and create connection between domestic and overseas retail chains. Establish and develop new cooperative models according to the Law on Cooperatives and policies on attraction of investment in rural and agricultural sectors; apply information technologies to production. Step up the establishment of brands of Vietnamese agricultural or fishery products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Restructure service sectors; maintain the service growth rate higher than GDP growth rate. Concentrate on development of services which have advantages, high intellectual and technological content. Cooperate to implement the national tourism program and develop tourism into a spearhead sector by 2020; enhance the quality of tourism and its level of professionalism; encourage enterprises to invest in tourism and focus on forest, marine and island tourism.

Promulgate relevant regulations and enhance the capacity for enforcing laws on environment; basically tackle environmental pollution, especially in important regions, supervise and response to cross-border pollution and effectively respond to climate change.

Develop the national program for implementing new generation free-trade agreement which specifies compulsory missions and requirements for economic sectors; be ready for integration and promote domestic economic reform.

3.5. Synchronously develop the financial market, land use right market, labor market and science and technology market.

Accomplish the restructuring and development of strategies for financial market stabilization and growth, achieve balance between the monetary market and capital market to reduce the pressure for grant of loans by credit institutions; achieve balance between the share market and bond market, between the government bond and corporate bond to meet the demands for mid-term and long-term capital and between the credit service and non-credit services, develop the venture capital market, derivative securities market and consumer credit market. Restructure the organization in charge of managing monetary and securities market to meet new development requirements. Protect financial service users.

Assess the actual effectiveness of growth models, gain experience in land assembly, attract investments in agricultural sectors, develop new cooperative models and stipulate proper policies and regulations. Encourage and facilitate the farm land assembly; develop legal doctrines applicable to primary and secondary land use right markets, especially for farm land.

Considerably enhance the quality of higher education and vocational education. Concentrate on developing and finding solutions for extending and classifying vocational education for the demand of employment; introduce incentive policies on training of personnel in science and engineering; significantly innovate training program towards increasing the practice in line with the demand of the market and enterprises. Reform vocational education towards autonomy and competiveness. By 2020, it is expected e 40 vocational schools will be recognized by ASEAN-4 countries or the international organization.

Introduce solutions for increasing the annual science and technology market value. It is expected that the quantity of inventions registered for protection in 216 – 2020 will double that in 2011- 2015 and focus on the quantity of inventions in relation with the national science and technology programs.

III. IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Review and propose to promulgate new laws or make amendments and supplement to current laws regarding economic restructuring and report at the third meeting of the 14th National Assembly. Prepare and ratify key schemes by the fourth quarter of 2017 and implement them at the beginning of 2018. Innovate methods of management, supervision and assessment of economic restructuring by regulatory authority; enhance capacity and sense of discipline in economic restructuring.

Disseminate and encourage private sectors and foreign-invested sectors to proactively participate in economic restructuring. State –owned sector shall actively restructure upon request.

2. The Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Nationalities Councils, and congress persons shall supervise the implementation of this Resolution.

3. The Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy and State Auditors shall, according to functions and mission, effectively implement the National Assembly’s Resolution.

4. The Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, its members and citizens shall implement this Resolution.

This Resolution is ratified on November 08, 2016 by the second meeting session of the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam

 

 

CHAIRPERSON




Nguyen Thi Kim Ngan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.702

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.12.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!