Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 23-NQ/TW 2018 định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia

Số hiệu: 23-NQ/TW Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: ***
Ngày ban hành: 22/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đảng đề ra 07 mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2030

Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030 phát triển công nghiệp sẽ đạt được 07 mục tiêu, cụ thể như sau:

- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%;

- Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%;

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm;

- Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm;

- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN;

- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%;

- Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Xem thêm tại Nghị quyết số 23-NQ/TW (được ký ban hành vào ngày 22/3/2018).

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 23-NQ/TW

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2018

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp Phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp đất nước. Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp Phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo Mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trình độ công nghệ còn lạc hậu, chậm được đổi mới; chất lượng sản phẩm, năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp; phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác; còn quá chú trọng vào lao động giá rẻ, chưa tận dụng tốt được lợi thế trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng...

Hiệu quả hoạt động của đa số doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thấp, nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn thua lỗ; hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ; việc cơ cấu lại các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm; năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu còn rất hạn chế, sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt; nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt Mục tiêu đề ra; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỉ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp ở mức thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường từ phát triển công nghiệp ngày càng trầm trọng...

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về chính sách công nghiệp quốc gia có nơi, có lúc còn chưa đầy đủ, bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, chưa tạo được nhận thức chung và quyết tâm hành động thống nhất trong toàn hệ thống chính trị.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của nhiều cấp ủy còn thụ động, thiếu quyết liệt; tư duy và cách tiếp cận trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Quản lý của Nhà nước đối với một số lĩnh vực công nghiệp còn chồng chéo, có lúc bị buông lỏng, chưa quản lý và giám sát tốt về năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư trong công nghiệp.

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp còn thiếu tổng thể, đồng bộ; chưa có nghị quyết chuyên đề về chính sách phát triển công nghiệp quốc gia qua các thời kỳ. Chính sách phát triển công nghiệp có nhiều nội dung chưa sát với thực tế, không phù hợp; chưa gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và lợi thế quốc gia; chưa xác định đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp; thiếu chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân; chưa tạo lập được môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, minh bạch, ổn định, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn còn dàn trải; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp.

Chính sách huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp thiếu hiệu quả, chưa có bước đột phá. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính sách khoa học và công nghệ chưa trở thành động lực quan trọng nhất cho phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chậm được đổi mới...

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

A- Quan điểm chỉ đạo

- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, phù hợp với các Điều kiện phát triển của đất nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kiên quyết chống mọi biểu hiện duy ý chí, quan liêu, bao cấp trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách công nghiệp quốc gia; bám sát, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển công nghiệp và kinh nghiệm công nghiệp hóa của thế giới.

- Chính sách công nghiệp quốc gia là một bộ phận hữu cơ của chiến lược, chính sách phát triển đất nước, gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế khác, đặc biệt là chính sách thương mại quốc gia, tài chính-tiền tệ, khoa học, công nghệ, đào tạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp, giữa chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác để hình thành các vùng công nghiệp, cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp, trong đó cụm liên kết ngành công nghiệp là trọng tâm.

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Tận dụng tối đa lợi thế của nước đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lợi thế thương mại để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển công nghiệp xanh.

- Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia; tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi sau trong công nghiệp hóa, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, đi tắt, đón đầu một cách hợp lý trong phát triển các ngành công nghiệp. Việc lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phải khách quan, dựa trên các nguyên tắc, hệ thống tiêu chí rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn công nghiệp hóa của đất nước, phát huy tốt nhất lợi thế quốc gia.

- Nhà nước giữ vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế cho phát triển công nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh công nghiệp thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất trong công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh.

B- Mục tiêu

1- Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

2- Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt Khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.

- Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.

- Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.

- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.

- Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

III- ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA

1- Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

- Thực hiện Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng, từng địa phương theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Có chính sách thúc đẩy việc dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Chống mọi biểu hiện duy ý chí, lợi ích cục bộ trong phân bố không gian công nghiệp.

- Xây dựng các tiêu chí, Điều kiện, cơ chế cụ thể để xác định và phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp, bảo đảm tập trung, trọng tâm, trọng điểm, trước hết ưu tiên lựa chọn phát triển tại các vùng, địa phương đã bước đầu hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp hoặc có lợi thế về giao thông, địa kinh tế, tài nguyên, lao động, logistics, có khả năng trở thành động lực tăng trưởng. Triển khai cơ chế, chính sách xây dựng thí điểm về cụm liên kết ngành công nghiệp đối với một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị.

Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp tập trung vào tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích mọi thành Phần kinh tế tham gia phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp. Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động của cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh. Đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật sản xuất thông minh.

2- Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

- Lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển theo hướng phải đáp ứng các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan lợi thế của đất nước; là ngành có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, có tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác; sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường; có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế. Việc xác định các ngành công nghiệp ưu tiên phải có tính động và linh hoạt cần thiết, định kỳ phải đánh giá hiệu quả hoạt động theo các tiêu chí để có Điều chỉnh phù hợp.

- Giai đoạn đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cơ khí như: ôtô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế…

- Giai đoạn 2030-2045, tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các ngành công nghiệp ưu tiên phải theo cơ chế thị trường, tuân thủ các Điều Khoản cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết; có thời hạn cụ thể (trung bình là 5 năm nhưng không quá 10 năm). Đầu tư của Nhà nước vào các ngành công nghiệp ưu tiên chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia. Tránh dàn trải trong lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên, bảo đảm đủ các nguồn lực cần thiết.

3- Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp

- Thực thi các chính sách bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô để tạo Điều kiện thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghiệp. Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động quan trọng vốn trung và dài hạn cho phát triển công nghiệp. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp đủ Điều kiện phát hành cổ phiếu và trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế.

Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hướng đến thúc đẩy và hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ưu tiên của đất nước. Có cơ chế đặc thù và đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Hoàn thiện các chính sách tín dụng cho vay theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất công nghiệp, cho vay trên cơ sở hiệu quả của các dự án đầu tư. Xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp thông minh. Đẩy nhanh kết nối liên thông giữa quản lý thuế và hải quan, giữa các cơ quan có liên quan theo cơ chế một cửa quốc gia và kết nối một cửa ASEAN. Hoàn thiện các quy định về chống chuyển giá, chống trốn thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ nước ngoài) đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Xoá bỏ triệt để các rào cản, bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính, tín dụng của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành Phần kinh tế.

- Tổ chức lại thị trường các sản phẩm công nghiệp. Đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế giá thị trường theo lộ trình đối với các hàng hóa thiết yếu (như xăng dầu, than, điện, nước,...). Xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Hướng dẫn và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại; xây dựng và thực thi Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp.

Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phục vụ phát triển công nghiệp, tránh phụ thuộc vào một số thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý thị trường trong nước phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh.

- Xây dựng chính sách đột phá tạo lập môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Triển khai đồng bộ và quyết liệt các đề án, Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

4- Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp

- Đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. Nhà nước chỉ nắm giữ cổ Phần chi phối đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

- Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp đất nước trên cơ sở triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. Chú trọng xây dựng và triển khai các chính sách nâng cao năng lực công nghệ, quản trị cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hỗ trợ thuộc mọi thành Phần kinh tế. Hình thành và phát triển hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn phát triển công nghiệp. Xây dựng tiêu chí ưu tiên trong lựa chọn phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các khâu còn yếu của chuỗi giá trị sản phẩm hoặc công đoạn quyết định đến chất lượng, giá trị sản phẩm của ngành. Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Đổi mới chính sách và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chuyển mạnh chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm. Định hướng lựa chọn và khuyến khích dự án FDI vào các ngành công nghiệp đến năm 2030 theo hướng: Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ "cao, mới, sạch, tiết kiệm", sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước, có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học-công nghệ trong nước cao, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ; ưu tiên hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước; ưu tiên các công ty đa quốc gia có thương hiệu quốc tế và có năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Quy định chặt chẽ về chế độ báo cáo thông tin của các doanh nghiệp FDI với các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh kinh tế. Xây dựng và công khai danh Mục các dự án đầu tư công nghiệp quốc gia và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI có chất lượng cao. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình mới thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp.

5- Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực công nghiệp có khả năng làm chủ và tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật. Tập trung phát triển một số cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy nghề về công nghệ, kỹ thuật đạt trình độ quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo kỹ thuật, công nghệ. Triển khai mô hình đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học ngay từ Chương trình giáo dục phổ thông. Khuyến khích khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực công nghiệp chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, đào tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động công nghiệp.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động công nghiệp cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề. Có cơ chế, chính sách để định hướng dịch chuyển lao động, nhất là lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, phân bổ hợp lý lao động theo vùng.

- Rà soát, Điều chỉnh, bổ sung các chính sách bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả chính sách về tiền lương, bảo hiểm, bảo hộ lao động. Đổi mới chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động. Hoàn thiện chính sách về nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho cán bộ có trình độ kỹ thuật cao và công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao. Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, có năng lực đổi mới sáng tạo, nhất là đội ngũ chuyên gia là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Tăng cường xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, có đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; gắn bó mật thiết với nhân dân, đất nước.

6- Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp

- Phát triển mạnh mẽ tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu Internet kết nối con người và kết nối vạn vật. Xây dựng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Khuyến khích đầu tư, phát triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn; đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Tạo mọi Điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, thuận lợi, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Xây dựng và thực hiện Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam.

- Ưu tiên nguồn lực, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Đẩy nhanh việc thực hiện Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học-công nghệ. Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhất là sở hữu trí tuệ trong thời đại số. Có chính sách đủ mạnh để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất kinh doanh; xác định doanh nghiệp là lực lượng quan trọng và là trung tâm trong phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.

Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ. Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ. Phát triển các dịch vụ tư vấn, thẩm định, môi giới, định giá sản phẩm khoa học và công nghệ. Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh.

Có cơ chế, chính sách phù hợp để định hướng và kiểm soát chặt chẽ công nghệ đối với các ngành công nghiệp trên nguyên tắc kết hợp giữa tranh thủ công nghệ tiên tiến, lợi thế của nước đi sau, đi tắt đón đầu với cách tiếp cận tiệm tiến nhằm tận dụng tối đa lợi thế của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" và khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ công nghiệp, bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao.

- Đổi mới căn bản, đồng bộ cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức và hoạt động khoa học-công nghệ; phương thức sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học-công nghệ. Đẩy mạnh cơ chế hợp tác công-tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển; mở rộng hình thức nhà nước đặt hàng nhiệm vụ khoa học-công nghệ và mua kết quả nghiên cứu. Rà soát, sửa đổi các quy định nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình thành quỹ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ đủ lớn để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn lực phù hợp nhằm khuyến khích nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khoa học-công nghệ trong công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên.

7- Chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp

- Đẩy mạnh Điều tra cơ bản địa chất, tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên trên đất liền và thềm lục địa của đất nước. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản. Chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội bền vững. Điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận thuận lợi theo cơ chế thị trường, phù hợp với quy hoạch.

- Thực hiện lồng ghép các yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trong tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Chương trình, dự án phát triển công nghiệp. Ban hành chính sách khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Rà soát, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của các ngành công nghiệp; quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp và có chế tài xử lý nghiêm vi phạm. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

8- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp quốc gia

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò và nội dung của chính sách công nghiệp quốc gia trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Xác định việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Gắn các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp phù hợp với các Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của từng ngành và từng cấp.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Thực hiện cơ cấu lại hệ thống quản lý công nghiệp từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tập trung, thông suốt, hiệu quả, có phân công, phân cấp rõ ràng. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong công nghiệp phù hợp với đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong hoạch định và thực thi chính sách; khắc phục kịp thời tình trạng không thống nhất, thực thi kém hiệu quả các quy định pháp luật.

- Mở rộng sự tham gia thiết thực, có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, các đối tượng chịu tác động của chính sách vào quá trình hoạch định và giám sát thực thi chính sách công nghiệp quốc gia. Kiên quyết chống lợi ích nhóm, quan hệ thân hữu, tham nhũng, lãng phí trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các ban đảng Trung ương, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với lộ trình và phân công cụ thể; bổ sung các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.

2- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ưu tiên các dự án luật trực tiếp phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia.

3- Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì rà soát, nghiên cứu bổ sung hoặc xây dựng mới Chiến lược phát triển công nghiệp; Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết.

4- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội xây dựng Chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

5- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng về nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện.

6- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư"./.

THE CENTRAL COMMITTEE
--------

THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
---------------

No. 23-NQ/TW

Hanoi, March 22, 2018

 

RESOLUTION

ORIENTATION TOWARDS FORMULATION OF NATIONAL INDUSTRIAL DEVELOPMENT POLICY BY 2030 WITH A VISION TO 2045

I- SITUATION AND REASONS

The Communist Party and State have promulgated and directed the implementation of multiple policies, significantly contributing to national industrial development. Industry serves as an important economic sector and has been the largest contributor to the state budget in recent years, becoming a key export sector with high growth rate. Structure of industries has shown considerable changes. Some industries such as electricity, electronics, information technology and telecommunications, energy equipment manufacturing, textile, footwear and construction have developed rapidly, thereby making a positive contribution to generating employment, restructuring labor, increasing productivity and improving people’s lives.

However, the national industry has developed in a manner that fails to satisfy requirements for industrialization and modernization. It has developed mainly according to short term targets and there is a lack of sustainability. The internal force of the industry remains weak and depends heavily on foreign invested enterprises. Technologies remain obsolete. Products and labor productivity of the industry are still low. The industry has not yet been closely associated with other economic sectors. Too much attention is paid to cheap labor and the advantages of golden population structure are yet to be optimized.

Performance of most state-owned industrial enterprises remains low and multiple large-scale industrial projects suffer from losses. Most of the domestic private industrial enterprises are small and medium-sized enterprises. The restructuring of industries is still slow. The competitiveness and capacity to participate in regional and global value chains remain limited, industrial production mainly focuses on outsourcing and assembly, and the added value is low. A key industry that plays a leading role is not available. Multiple target industries fail to reach meet the set targets. Supporting industry has been underdeveloped and the localization rate of industries remains low. Environmental pollution caused by industrial development has become more and more serious.

There are quite a few reasons for the abovementioned limitations and weaknesses, however, subjective reasons prevail. Some executive committee of the Communist Party, governmental authority, enterprise and community fail to have full awareness of the national industrial policy. The awareness is affected by local interest, group interest and term thinking.  General awareness and united action in the entire political system fail to be developed.

The leadership, direction and inspection by multiple executive committees remain passive and slack. The thinking on and approach to the development and implementation of the national industrial development policy are still affected by the centralized planning and subsidy mechanism. The state management of some industries still overlaps and shows weaknesses. The productivity, quality and efficiency of investment in industry has not yet been well managed and supervised.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The policy on mobilization, allocation and use of sources for industrial development is ineffective and fails to achieve any breakthrough. The policy on development of human resources for the industry is not specifically targeted and fails to satisfy requirements. The science and technology policy has not yet provided main motivation for rapid and sustainable industry development. The FDI policy constitutes slow improvement.

II- VIEWPOINTS AND TARGETS

A- Viewpoints

- Be fully aware of, respect and follow objective rules of the market economy in accordance with Vietnam’s developmental conditions, develop comprehensive power of the political system, resolutely combat against wilful, bureaucratic and subsidized manifestations in the process of formulating and implementing the national industrial policy, and selectively inherit the world’s industrial achievements and industrialization experience.

- The national industrial policy plays an important part in the national development strategy and policy and is closely associated with policies on development of other economic sectors, especially policies on national trade, finance and currency, science, technology, training, environmental protection and climate change resilience. Ensure a close association between the planning for development of industries with the comprehensive industry strategy, between the strategy and planning for development of industries and strategy and planning for development of other economic sectors so as to form industrial areas, industrial clusters, industrial parks, production networks and industrial value chains among which industrial clusters are targeted.

- Develop industry both in breadth and depth with a focus on breadth, and make a breakthrough in increasing productivity, quality and competitiveness of industrial products. Take full advantage of Vietnam’s golden population structure and exploit technologies of the 4th Industrial Revolution and trade advantages in order to rapidly and deeply develop some fundamental, strategic and competitive industries. Consider the development of information technology and electronics, development of processing and manufacturing industry, and development of smart manufacturing industry as the main way, center and breakthrough respectively. Focus should be given to the development of green industry development.

- Science and technology, education and training serves as a key role and breakthrough in the national industrial policy. Gain advantages of a country going behind in industrialization, especially the 4th Industrial Revolution to have a rational approach and gain a head start by taking a shortcut to the development of industries. Target industries should be objectively selected according to strict principles and criteria, in conformity with each stage of industrialization and in a manner that realizes the country's full potential.

- The state should serve a role in orienting, establishing and improving the institution for industry development and create a favorable, stable, transparent, competitive and healthy business environment. The market should play a key role in effective mobilization and allocation of resources and provide primary motivation for releasing industrial productive forces.

- Develop defense and security industry following the direction of dual-use, and becoming key in the national industry; enhance the potentials, take full advantage of and develop the linkage between the national defense and security industry and the industry serving the people’s life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1- Overall targets

- By 2030, Vietnam will meet its industrialization and modernization target, basically becoming a modernity-oriented industrialized country among the top three ASEAN countries in industry, with some of its industries being globally competitive and deeply participating in the global value chain.

- By 2045, Vietnam will become a modern and industrialized country.

2- Specific targets to be reached by 2030

- The industry is expected to account for over 40% of GDP, with manufacturing and processing industries accounting for around 30% and manufacturing industry alone accounting for over 20%.

- The value proportion of hi-tech products from the processing and manufacturing industry will reach at least 45%.

- The industrial growth rate of industrial added value will average over 8.5%, of which the processing and manufacturing industry will reach over 10% per year.

- The average annual growth rate of labor productivity of the industry will be 7.5%.

- The Competitive Industrial Performance (CIP) Index will be among the top three ASEAN countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A number of large-scale, multinational and globally competitive industrial clusters and industrial enterprises will be built.

III- ORIENTATION TOWARDS FORMULATION OF NATIONAL INDUSTRIAL DEVELOPMENT POLICY

1- Policy on spatial distribution and industrial restructuring

- Distribute industrial space to meet the requirements for restructuring industries and developing economic sectors in each region in the direction of concentration and not spreading evenly according to administrative boundaries, ensuring environmental protection, national defense and security.  Adopt policies to promote the shift of industries heavily depending on natural resources and labor and adversely impacting the environment to hi-tech and environmentally friendly ones. Combat against wilfulness and local interest upon distribution of industrial space.

- Establish specific criteria, conditions and mechanisms to identify and develop industrial clusters in a targeted manner, especially in regions where industrial clusters have initially been formed or where advantages in transport infrastructure, geo-economics, natural resources, labor and logistics are available or which potentially have motivation for growth. Implement mechanisms and policies on pilot construction of industrial clusters for a number of products of target industries according to competitive advantages, specialization and value chain.

The State’s policies on provision of assistance in development of industrial clusters will focus on creating a favorable business environment, building infrastructure facilities, and encouraging all economic sectors to take part in development of industrial clusters.  Criteria and methods will be adopted to evaluate the performance of industrial clusters, industrial parks and hi-tech parks.

- Formulate mechanisms and policies to promote the internal restructuring of the industry towards higher added value and smartness level. Accelerate the integration of information technology and automation in industrial manufacturing in order to create smart production processes and smart factory models and develop smart products and devices.  Develop and introduce smart technology standards and production techniques.

2- Policy on development of target industries

- Select some target industries according to the results of objective analysis of the country’s advantages. A selected industry must be the one that is able to be deeply involved in the global production network and value chain, has a fundamental significance and a high spill-over effect, uses clean and environmentally friendly technologies, and is able to create high added value. Some labor-intensive industries in which Vietnam still has advantages will be also prioritized. Target industries must be determined in a flexible manner. It is required to carry out periodic assessment of their performance according to criteria so that appropriate adjustments can be made.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- For the period 2030-2045, prioritize new generations of the information technology and telecommunications industry, and adoption of digital technology, automation, high-end equipment, new materials and biotechnology.

- Implement the State’s assistance policies tailored for target industries according to market mechanism and Clauses of international commitments signed by Vietnam. The policy must cover a specific period (5 years on average but not exceeding 10 years).  State investment in target industries will mainly serve a role in supporting and encouraging the private sector participation. It is recommended to avoid selecting too many priority industries to ensure an adequate number of necessary resources.

3- Policy to create a business environment conducive to industrial development

- Implement policies to ensure macroeconomic stability to facilitate investment attraction and industrial development. Improve financial, monetary and tax policies to support and promote industrial development.  Accelerate the financial market restructuring and ensure a rational structure between the money market and capital market.  Develop securities market into an important channel for raising medium- and long-term capital for industrial development. Adopt policies to support industrial enterprises eligible to issue stocks and bonds and list them on the domestic and international securities markets.

Implement a flexible exchange rate policy with the aim of boosting and supporting the export of target industrial products of the country. Create special mechanisms for expanding credit and encouraging investment in high-value industrial fields, target industries, hi-tech industries and supporting industries.  Improve credit policies according to the production network and industrial manufacturing value chain and grant loans according to efficiency of investment projects. Develop an effective operation mechanism for venture capital funds.

Grant tax reduction and exemption at reasonable levels and over appropriate periods to target industries and smart industries Accelerate connectivity between the tax administration and customs and among relevant agencies under the national and ASEAN single-window system.  Complete regulations on fighting against transfer pricing and tax evasion in conformity with international practices.

Increase the capacity for access to finance and credit (including foreign loans) by industrial enterprises, especially small and medium-sized industrial enterprises and startups. Remove all barriers and inequalities in the access to finance and credit by industrial enterprises of all economic sectors.

- Reorganize industrial product market. Speed up the implementation of the market price mechanism according to a roadmap with regard to essential commodities (such as petrol, coal, electricity, water, etc.). Prepare and implement appropriate technical regulations and standards in the industry to protect domestic production and consumers. Provide guidance and take appropriate measures to assist industrial enterprises in effectively participating in the signed FTAs. Lift barriers and suppress monopoly and unfair competition practices.  Develop modern trading types and methods. Design and execute the national trade promotion program for industrial products.

Diversify raw material and equipment import markets to serve industrial development and avoid dependence on some existing markets.  Strengthen inspection of quality of imported industrial goods and create technical barriers to reasonably protect the domestic market in conformity with international commitments and practices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop a policy to make a breakthrough in startup in the industry field. Uniformly execute national startup assistance projects and programs.

4- Policy on development of industrial enterprises

- Step up the reorganization and renewal of state-owned enterprises in the industrial field by effectively implementing the Resolution No.12-NQ/TW dated June 03, 2017 of the 12th Central Committee. The State will only hold controlling shares of enterprises involved in economically important industries associated with national defense and security. Adopt policies to encourage and support the formation of large and multi-owner economic groups in the industry field, which are capable of competing in the regional and world markets.

- Develop domestic private industrial enterprises into a true driving force for national industrial development by effectively implementing the Resolution No. 10-NQ/TW dated June 03, 2017 of the 12th Central Committee. Pay attention to tailoring policies to increase the technological capability and governance capability for domestic industrial enterprises.  Adopt policies to encourage and support the formation of large economic groups and sole proprietorships in the industry field.

- Encourage the development of small and medium-sized industrial enterprises and supporting enterprises of all economic sectors. Form and develop a system of industrial development consulting service providers. Establish criteria for selecting and developing supporting industries with a focus on the weak phases of the product value chain or stages that define the quality and value of industrial products. Assist in the development of suppliers for target industries and regard this as the core of the supporting industry development policy.

- Renew the policy on and speed up the attraction of foreign direct investment (FDI) in industry, particularly the processing and manufacturing industry. Change the policy on attraction of foreign direct investment (FDI) in industry from quantity to quality and in a targeted manner. The orientations for the selection and encouragement of FDI projects in various industries by 2030 are to prioritize projects using “high, new, clean and economical” technologies, using lots of domestically manufactured materials and components, having a high ratio of spending on domestic scientific and technological research and development, and showing a commitment to technology transfer and on-the-job training; prioritize joint venture and association agreements with domestic enterprises; prioritize multinationals with internationally recognized brands and high competitiveness, and foreign enterprises involved in the supporting industries.

Impose strict regulations on reporting of information by FDI enterprises to regulatory authorities to ensure national defense and security. Compile and publish a list of national industry investment projects and carry out investment promotion to attract high quality FDI. Consider building new models to attract FDI in industry.

5- Policy on development of human resources for the industry

- Consider and implement mechanisms and policies for development of human resources for the industry, meeting the industrialization and modernization requirements, especially the requirements of the 4th Industrial Revolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Improve mechanisms and policies for uniform development of the industrial labor market in terms of labor size and quality and structure of occupations. Formulate mechanisms and policies to orient the shift of labor, especially agricultural labor to industrial labor and rationally distribute workers in different regions.

- Review and revise policies to provide welfare to industrial workers, including salary, insurance and labor protection policies. Renew salary and wage policies according to the market principles and correspondence between with pay raise and labor productivity growth. Complete policies on houses and public welfare buildings for personnel with highly technical skills and workers in industrial parks, export-processing zones, industrial clusters and hi-tech parks. Adopt policies to attract and employ people with highly technical skills and innovative capacity, particularly foreign experts and Vietnamese overseas.

- Develop and enhance the role of Vietnamese entrepreneurs involved in the industry in the period of industrialization, modernization and international integration. Focus on the training of entrepreneurs that are required to be highly qualified, have modern management and administration skills, comply with the code of business ethics and have a sense of responsibility to the country and people.

- Focus on improving Vietnamese industrial workers' professionalism, discipline, capability to adopt and create new technologies, and performance. Such workers should be closely connected with the country and people.

6- Policy on science and technology for industrial development

- Make breakthroughs in infrastructure and application of information and communication technologies, particularly digital connection (4G and 5G) infrastructure to ensure the Internet connects people and connects everything. Formulate a national digital transformation strategy. Promote investment in big data centers and step up big data analysis, management and processing in order to create new products and knowledge. Enable the people and enterprises to grasp opportunities for developing digital content in an easy, convenient and equal manner. Formulate and implement the strategy for Vietnam’s access to and proactive participation in the 4th Industrial Revolution.

- Provide resources for continuing to execute the national technology innovation program by 2020, program on development of some hi-tech industries, and the national program on raising productivity and quality of Vietnamese enterprises’ products by 2020. Speed up execution of the project on application of technology to industry and trade restructuring by 2025 and with a vision to 2030.

- Uniformly develop science and technology market. Strengthen the protection and enforcement of intellectual property rights, particularly intellectual property in the digital age. Adopt proper policies to support and encourage organizations, individuals, research institutes, universities and enterprises to research, develop and transfer technology, and apply technological advances to production and business. Regard enterprises as an important force and center for science and technology development and application. Focus on increasing enterprises’ capability to exploit technologies.

Promote domestic and international cooperation in science and technology research, development and application, and sale and transfer of scientific and technological products. Speed up commercialization of scientific and technological research outcomes. Establish national database on technology and technology experts. Develop consultancy, evaluation, brokerage and pricing services for scientific and technological products. Promulgate mechanisms and policies to enhance cooperation and technology transfer between national defense and security industry and industry serving people’s life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Basically and uniformly renew financial management mechanisms tailored for organizations and science and technology activities, and methods for using state budget for science and technology activities. Promote public-private cooperation when executing technology innovation, research and development projects; develop the form of science and technology task assignment and purchase of research results by the state.  Review and amend regulations to enable enterprises to establish a science and technology research, development and application fund capable of serving technology innovation. Adopt tax and financial assistance policies, and access appropriate resources with a view to encouraging technology research, innovation and modernization.

- Assist in building and developing science and technology enterprises involved in the industry, particularly in target industries. Adopt mechanisms and policies to encourage the development of technology and business incubators involved in key and priority industries.

7- Policy on extraction of natural resources and minerals, environmental protection and climate change resilience in the course of industrial development

- Intensify baseline geological surveys, prospecting, exploration and assessment of the natural resource reserves on the mainland and continental shelf of the country.  Formulate strategies, planning and plans for the effective management, extraction and use of natural resources and minerals. Only allow the adoption of modern, economical and environmentally friendly mining and processing technologies to achieve sustainable socio-economic efficiency. Revise land policies and laws to enable industrial enterprises to have a convenient access thereto according to the market mechanism and planning.

- Integrate climate change resilience, natural disaster management and environmental protection requirements into all industrial development strategies, planning, plans, programs and projects.  Introduce policies to promote investment projects using energy and natural resources in an economical manner and protecting the environment. Review and amend technical regulations on the environment applied to industries; assign responsibility for environmental protection to industrial establishments and impose strict penalties for violations. Formulate policies to encourage the development of the environmental industry and promote private sector involvement in environmental protection.

8- Increasing the leadership capacity of the Communist Party and efficiency in the State management, and upholding the people's autonomy upon formulation and implementation of the national industrial development policy

- Raise awareness of executive committees of the Communist Party and governmental authorities about the role and contents of the national industrial development policy in the cause of industrialization and modernization. Regard the formulation and organization of implementation of the national industrial development policy as one of the important issues concerning the leadership of executive committees of the Communist Party, local and governmental authorities. Attach industrial development targets and tasks with national socio-economic targets and tasks of each industry and level.

- Increase the efficiency in state management of industry. Restructure industrial management systems from central to local government to in a continuous and effective manner. Tasks should be clearly assigned. Clearly distinguish the state management and production management of the industry in a manner that conforms to the characteristics of the socialist-oriented market economy. Formulate a mechanism for close cooperation between ministries and local governments in making and implementing the national industrial policy; promptly take remedial actions against the inconsistency and ineffective implementation of regulations.

- Increase the participation of the Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations, socio-professional organizations and subjects of the policy in the process of making and supervising the implementation of the national industrial policy. Combat against group interest, cronism, corruption and wastefulness upon formulation and implementation of the national industrial development policy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1- The Party Central Committee’s Commissions, Party Civil Affairs Committees, supervisory communist organizations, Party Committees of provinces and cities and Party Committees under Party Central Committee  shall consider preparing a plan for implementation of this Resolution according to current condition of local governments and agencies, design action programs and plans for implementation of this Resolution according to a specific roadmap, add the targets mentioned in this Resolution to the annual plan of local governments and agencies, and carry out periodic inspection and assessment of the implementation of this Resolution.

2- The supervisory communist organization of the National Assembly direct the addition to the program on preparation of laws and ordinances, prioritize the preparation of bills directly serving the implementation of this Resolution; strengthen the supervision by the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly, Ethnic Minorities Council and Committees of the National Assembly in terms of formulation and implementation of the national industrial policy.

3- The Party Civil Affairs Committee of the Government shall take charge of reviewing and consider amending or preparing the industrial development strategy and comprehensive planning for development of industries in accordance with this Resolution.

4- The Vietnamese Fatherland Front and socio-political organizations shall design programs and plans for supervising the implementation of this Resolution.

5- The Central Propaganda Commission shall take charge and cooperate with the Central Economic Commission in providing guidance and disseminating this Resolution and results of implementation thereof.

6- The Central Propaganda Commission shall take charge and cooperate with the Office of the Party Central Committee, Party Civil Affairs Committees and Party Committees under Party Central Committee in regularly supervising, inspecting and expediting the implementation of this Resolution , and carrying out periodic review and submitting reports to the Politburo and Secretariat./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.295

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.207.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!