Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 23/NQ-CP 2022 phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền

Số hiệu: 23/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 02/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/NQ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Biên phòng Việt Nam ngày 11 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 7468/TTr-BKHĐT ngày 29 tháng 10 năm 2021 và văn bản số 603/BKHĐT-KTĐPLT ngày 26 tháng 01 năm 2022;

Trên cơ sở biểu quyết của các thành viên Chính phủ.

QUYẾT NGHỊ:

Khu vực biên giới là một địa bàn trọng yếu, đóng vai trò là “phên dậu” của quốc gia, với đường biên giới trên đất liền trải dài hơn 5.000 km bao gồm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng nên việc phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này rất quan trọng và cần thiết nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của một vùng, một địa phương cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển, góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và các nước khác trong khu vực.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới. Nhờ đó, kinh tế - xã hội khu vực biên giới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2020, kinh tế các tỉnh biên giới và khu vực biên giới tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung cả nước, đặc biệt sản xuất nông nghiệp tại khu vực biên giới đã đóng góp cùng với ngành nông nghiệp cả nước thể hiện vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch, kim ngạch thương mại biên giới đạt 30 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng kim ngạch thương mại của cả nước nói chung và 21,5% tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc, Lào, Campuchia nói riêng. Đến nay, đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 03 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc; các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động, chiếm 36,6% cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước; các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo tại các khu vực biên giới đã đóng góp đến 44% tổng sản lượng điện toàn quốc, góp phần củng cố an ninh năng lượng, bảo đảm sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tuyến biên giới được củng cố và giữ vững. Hệ thống đường biên giới, mốc giới về cơ bản đã được hoạch định. Quan hệ giữa người dân và lực lượng bảo vệ biên giới đất liền nước ta và các nước láng giềng được tăng cường, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Tuy nhiên, với trình độ và cơ hội phát triển chênh lệch, kinh tế - xã hội vùng biên giới còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo, công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung chưa phát triển, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu, thương mại tiểu ngạch vẫn là chủ yếu, hạ tầng thương mại hạn chế,... Do vậy, để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế tại khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế biên giới, cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển để điều chỉnh và có những giải pháp phù hợp với thực tế.

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

1. Phát triển kinh tế khu vực biên giới bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với điều ước quốc tế liên quan tới thương mại biên giới, quy chế quản lý biên giới, quy chế cửa khẩu biên giới mà Việt Nam là thành viên.

2. Phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới, thu hẹp chênh lệch vùng miền là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của cả nước và của các địa phương có biên giới, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững.

3. Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của các vùng, miền. Đa dạng và tăng cường huy động, thu hút, xã hội hóa các nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh, bền vững khu vực biên giới, trong đó, ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực khác, ưu tiên hợp lý nguồn vốn đầu tư công phù hợp với khả năng cân đối với ngân sách địa phương để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư các dự án, công trình thực sự cấp bách, thiết yếu về y tế, giáo dục, hạ tầng giao thông phù hợp quy hoạch và có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

4. Các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội được đề xuất tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho khu vực biên giới; đồng thời có tác động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào, khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, khá giả, phát triển cùng cộng đồng, cùng đất nước.

5. Phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường tiềm lực và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ. Tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân khu vực biên giới.

6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triệt để thực hiện phân cấp, giao quyền, xác định rõ và gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và Nhân dân trong việc triển khai quyết liệt các chủ trương, chính sách, phát triển bền vững kinh tế - xã hội một cách toàn diện tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho khu vực biên giới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách thương mại biên giới.

II. MỤC TIÊU

1. Phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe của nhân dân.

2. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên thông, tổng thể, mang tính hiện đại tại các khu vực biên giới, nhất là hệ thống giao thông kết nối với các nước có chung đường biên giới đất liền qua các cửa khẩu.

3. Phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo, gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới.

4. Phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, khác biệt của vùng biên giới để phát triển các lĩnh vực kinh tế, nhất là du lịch cộng đồng, thương mại biên giới, thu hút đầu tư, tổ chức lại sản xuất phù hợp, hiệu quả.

5. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào với Đảng, chính quyền; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biên giới; đoàn kết, hợp tác biên giới với các nước láng giềng.

6. Sắp xếp đồng bộ dân cư, giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn ở khu vực biên giới.

7. Thúc đẩy ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phục vụ cho việc phát triển các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội cho người dân khu vực biên giới.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, đa dạng hóa hình thức đầu tư để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng hoặc thu hút đầu tư vào khu vực biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương liên quan xúc tiến đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế khu vực biên giới.

- Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các vùng biên giới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

b) Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các tỉnh có biên giới hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí; thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tạo điều kiện thông quan hàng hóa, phát triển kinh tế khu vực biên giới.

- Chỉ đạo cơ quan Hải quan chủ động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

c) Bộ Nội vụ

- Nghiên cứu, đề xuất quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính có tính đến yếu tố đặc thù về biên giới để khuyến khích khu vực này phát triển.

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù trong tuyển dụng công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, nhất là người dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động và lực lượng vũ trang về công tác, làm việc tại khu vực biên giới.

d) Bộ Ngoại giao chủ trì tham mưu, đề xuất tổ chức đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận liên quan đến biên giới lãnh thổ; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận có liên quan về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia; các văn bản pháp luật liên quan đến đối ngoại tại các tỉnh biên giới đất liền.

đ) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương có đường biên giới trên đất liền thực hiện các văn bản pháp luật liên quan về phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại tại khu vực biên giới.

e) Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển logistics tại các cửa khẩu biên giới như: kết nối sản xuất với tiêu thụ các sản phẩm khu vực biên giới; mở rộng thị trường, hệ thống phân phối hàng hóa trong và ngoài nước.

g) Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ lực lượng công an và quân đội tại các khu vực biên giới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

h) Bộ Y tế:

- Nghiên cứu, sớm ban hành và triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp đề giảm bất bình đẳng về sức khỏe giữa các vùng miền.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, nhất là bác sỹ, y sỹ sản nhi về công tác tại khu vực biên giới; phấn đấu 100% trạm y tế xã khu vực biên giới đều có bác sỹ.

i) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp cho người lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới tại các doanh nghiệp, nhất là tại các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất.

k) Ủy ban dân tộc

- Lồng ghép các cơ chế, chính sách hiện hành về công tác dân tộc và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; ưu tiên phân bổ, huy động nguồn lực của các chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đối với địa bàn khu vực biên giới, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các cơ chế chính sách về công tác dân tộc tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ và các quy định hiện hành liên quan để bổ sung, sửa đổi theo hướng tích hợp, đặc thù cho địa bàn biên giới, miền núi để tạo khung pháp lý và chính sách đủ mạnh, làm cơ sở huy động nguồn lực.

2. Huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương liên quan có giải pháp khuyến khích ưu tiên đầu tư hạ tầng thông tin - truyền thông tại khu vực biên giới.

c) Bộ Y tế phối hợp với với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang ở khu vực biên giới.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, có giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần chuyển đổi mô hình sinh kế, cải thiện đời sống người dân tại các địa phương khu vực biên giới.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường phát triển giáo dục cho người dân khu vực biên giới góp phần nâng cao dân trí, phát triển an sinh xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tới.

e) Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới.

g) Các bộ, ngành có liên quan và địa phương có biên giới

- Ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối từ vùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn; trong đó cần thực hiện việc rà soát và xác định rõ đối tượng, địa bàn cụ thể, những công trình thực sự cần thiết, cấp bách, có tính liên kết vùng tại khu vực biên giới để tạo động lực thúc đẩy phát triển, bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, kéo dài và phù hợp chủ trương “kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế; phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh”; tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn liền bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân.

- Các địa phương có biên giới chủ động đề xuất các biện pháp huy động nguồn vốn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới.

- Xác định nhu cầu và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo trọng tâm có hiệu quả.

h) Các địa phương có biên giới

- Lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trên cơ sở đó lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ gắn với nguồn vốn cụ thể của từng Chương trình để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ tổng thể trên một địa bàn, tập trung bố trí vốn đầu tư nhằm triển khai, thực hiện hoàn thành dứt điểm, sớm đưa vào sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.

- Chủ động xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích, thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm an sinh xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh phù hợp đặc điểm, thực tế từng địa phương.

- Nghiên cứu ban hành chính sách và chỉ đạo việc phối hợp liên ngành để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng đất và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; quản lý và tổ chức thực hiện việc thúc đẩy sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật liên ngành giữa viễn thông và các ngành, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật khác.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới

a) Bộ Ngoại giao

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập quy hoạch, phát triển cửa khẩu biên giới trên đất liền trên toàn quốc trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; hướng dẫn các địa phương và tham mưu cho Chính phủ về việc mở, nâng cấp cửa khẩu phù hợp với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp biên giới cũng như nhu cầu giao thương của dân, doanh nghiệp trong nước và của các nước láng giềng.

- Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án bảo vệ sự ổn định, rõ ràng của đường biên giới, mốc biên giới; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biên giới lãnh thổ.

b) Bộ Quốc phòng

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất việc tiếp tục triển khai các tuyến còn lại của đường tuần tra biên giới, đường ra các mốc quốc giới, ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh.

- Lập dự án, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đối với nhiệm vụ xây dựng các công trình bảo vệ biên giới, nhằm bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, bổ sung các dự án xây dựng kè bảo vệ chân cột mốc biên giới và các đoạn sông, suối biên giới có nguy cơ sạt lở; đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối từ các xã biên giới vào các đồn Biên phòng, dự án đường tuần tra đến các cột mốc biên giới.

c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới triển khai Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

d) Bộ Giao thông vận tải ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm với nhau và với các khu vực phát triển khác như cảng biển, đô thị lớn.

đ) Bộ Công an

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước trong việc thu hút các nguồn lực xã hội và xây dựng, triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu quy định về xây dựng các công trình hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới đất liền mang tính lưỡng dụng, sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có tình huống.

e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc mở rộng các hành lang kinh tế xuyên quốc gia đến các địa phương có biên giới đường bộ chưa nằm trên các hành lang kinh tế hiện hữu, bao gồm cả tạo lập hành lang kinh tế mới nhằm thúc đẩy sự phát triển, kết nối các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm với nhau và với các khu vực phát triển khác như cảng biển, đô thị lớn để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia.

g) Các địa phương có biên giới phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch tỉnh, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch chung xây dựng của địa phương; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới.

4. Phát triển sản xuất khu vực biên giới

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương liên quan xây dựng, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo vùng chuyên canh tập trung, có quy mô phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); hướng dẫn thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh, tập trung.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, cập nhật bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các khu vực biên giới; giám sát biến động nguồn nước và các hoạt động khác trên khu vực biên giới đất liền, vùng biển, hải đảo giữa Việt Nam với các nước chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các bộ, ngành và địa phương liên quan khai thác, ứng dụng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh biên giới.

c) Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng khu vực biên giới.

d) Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn thủ tục vay vốn cho các hộ gia đình để phát triển sản xuất, kinh doanh.

đ) Các cơ quan có liên quan rà soát, cơ cấu lại đất đai, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, gắn với chính sách định canh, định cư vùng miền núi, biên giới.

e) Các địa phương có biên giới lồng ghép các dự án, tiểu dự án phát triển sản xuất trong các chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt; tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với địa bàn từng khu vực vùng biên giới.

5. Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và người công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

b) Bộ Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương khu vực biên giới xây dựng, hoàn thiện mô hình kết hợp quân dân y ở khu vực biên giới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở khu vực biên giới gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nếp sống vệ sinh, khoa học, dân số và phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về y tế để kịp thời ứng phó với thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp.

c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường nguồn lực đầu tư cho các vùng biên giới nằm trong quy hoạch các khu kinh tế quốc phòng, tránh chồng chéo, phân tán.

d) Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu các biện pháp, chương trình, sáng kiến hợp tác khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống người dân, khuyến khích người dân gắn bó với vùng biên giới, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh tại khu vực.

đ) Bộ Công Thương thường xuyên nắm bắt tình hình, theo dõi chặt chẽ các hoạt động và chính sách kinh tế, thương mại biên giới để đánh giá tác động, có giải pháp ứng phó phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ dịch vụ viễn thông băng rộng, phủ sóng điện thoại di động và cố định cho vùng biên giới, gắn phát triển dịch vụ viễn thông với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tuyên truyền phổ biến kiến thức để đổi mới phương thức sản xuất, canh tác nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân.

g) Bộ Công an

- Chỉ đạo lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận biên phòng toàn dân vững chắc ở khu vực biên giới, tạo môi trường an ninh, an toàn phục vụ hiệu quả thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này. Tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, xây dựng nhà bán trú cho học sinh tại địa bàn biên giới, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo chuyển biến tích cực về an ninh, trật tự.

- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường hợp tác quốc tế với các nước láng giềng trong phòng chống tội phạm, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép và phòng chống dịch bệnh; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

h) Các địa phương có biên giới

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm phát huy các lợi thế sẵn có của địa phương cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới với các nước cũng như cập nhật thường xuyên, tổ chức tuyên truyền các thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách của Nhà nước, giao lưu nhân dân khu vực biên giới, tăng cường tần suất tuần tra song phương, nâng cao hiệu quả giao ban các cấp để ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành động xâm phạm đường biên, mốc giới và vi phạm quy chế biên giới; làm tốt công tác chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong khu vực biên giới.

- Chủ động nắm tình hình, dự báo, xử lý, kịp thời báo cáo và kiến nghị đề xuất đối với các vấn đề vượt thẩm quyền về những diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới; chỉ đạo các lực lượng chức năng đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, hoạt động xuất nhập cảnh, lôi kéo người vượt biên, buôn bán người, ma túy, gian lận thương mại, hoạt động tái trồng cây thuốc phiện và các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực biên giới.

- Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ ở khu vực biên giới, đầu tư xây dựng hệ thống đồn, trạm Biên phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Chủ động lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, chính sách hiện hành và bố trí ngân sách địa phương để thực hiện công tác quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan:

a) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền.

b) Hằng năm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong tháng 12.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết này.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia và các nội dung của Nghị quyết này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 23/NQ-CP

Hanoi, March 2, 2022

 

RESOLUTION

ON ECONOMIC DEVELOPMENT IN LAND BORDER AREAS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the National Border Law dated June 17, 2003;

Pursuant to the Law on Vietnam Border Guard dated November 11, 2020;

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Government dated November 22, 2019;

Pursuant to Resolution No. 16-NQ/TW dated October 10, 2017 of the Politburo on socio-economic development in land border communes in combination with strengthening and consolidating national defense, security and foreign affairs;

Pursuant to Resolution No. 33-NQ/TW dated September 28, 2018 of the Politburo on the national border protection strategy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government's Decree No. 140/2004/ND-CP dated June 25, 2004 on elaboration of the National Border Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 112/2014/ND-CP dated November 21, 2004 on management of border checkpoints;

Pursuant to the Government's Decree No. 14/2018/ND-CP dated January 23, 2018 on elaboration of border trade activities;

Pursuant to the Government's Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 1, 2016 promulgating the Government's working regulations;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Document No. 7468/TTr-BKHDT dated October 29, 2021 and Document No. 603/BKHDT-KTDPLT dated January 26, 2022;

Based on the votes of the members of the Government.

HEREBY RESOLVES:

The border area is an important area, acting as the "fence" of the country, with a land border stretching over 5,000 km including many border checkpoints with neighboring countries, so the development of economic, commercial and social security in this area are very important and necessary for socio-economic development, fulfilling the task of hunger eradication and poverty reduction, narrowing the gap between regions, thereby facilitating the economy of a region, a locality as well as the economy of the whole country to develop, contributing to strengthening, expanding and further enhancing the economic and trade cooperation between our country and other neighboring countries (China, Laos, Cambodia) and other countries in the region.

Against a backdrop of Vietnam facing economic difficulties, the Party and State have always concentrated on leading, directing and taking care of investment, supporting socio-economic development and ensuring national defense and security in Vietnam border area. As a result, the socio-economic situation in the border area has made many remarkable changes, many areas have a higher growth rate than the national average. In 2020, the economy of border provinces and border areas continued to maintain positive growth, many areas have higher growth rates than the national average, especially agricultural production in border areas has contributed together with the agricultural sector of the country to show the role of the "support" of the economy in difficult times, ensuring the supply of food and essential goods, which is an important basis for implementation of security and people's safety during the pandemic, border trade turnover reached 30 billion USD, accounting for 5.5% of total trade turnover of the country in general and 21.5% of total trade turnover with China and Laos Cambodia in particular. Up to now, 26 border-gate economic zones have been established on all three border lines with Laos, Cambodia and China; border provinces and border areas have 267 industrial clusters operating, accounting for 36.6% of industrial clusters already in operation of the whole country; hydropower, thermal power and renewable energy plants in border areas have contributed up to 44% of the total electricity output of the country, contributing to strengthening energy security, ensuring production and improving living standards for the citizens; national defense, security and social order and safety in the border areas have been consolidated and maintained. The system of borders and landmarks has been basically planned. The relationship between the people and the land border guard force of our country and neighboring countries has been strengthened, contributing to building a border of peace and friendship.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. VIEWPOINTS AND ORIENTATIONS

1. Economic development in border areas ensures the constitutionality, legality and conformity with international treaties related to border trade and regulations border management, regulations on border checkpoints to which Vietnam is a member.

2. In line with the goal of sustainable socio-economic development in border areas, narrowing regional disparities is a key task in the socio-economic development plan associated with accelerating industrialization, modernization and urbanization of the whole country and of bordering localities, strongly applying science and technology, promoting innovation, especially achievements of the Fourth Industrial Revolution, creating a strong driving force for rapid and sustainable development.

3. Bring into play all resources, exploit the potentials and available advantages of areas and regions. Diversify and strengthen the mobilization, attraction and private sector involvement of resources for investment in rapid and sustainable development of border areas, of which the State budget plays an important role in leading and activating other resources, giving reasonable priority to public investment capital in line with the ability to balance the local budget to make focus investment, and investment in really urgent projects and works, essential for health, education, transport infrastructure suitable to planning and pervasive, creating a driving force for socio-economic development.

4. Proposed socio-economic development mechanisms and policies create strong development opportunities for border areas; and also have the effect of arousing the will of self-reliance of the people, the desire to rise to build a prosperous and well-off life, develop with the community and with the country.

5. Socio-economic development in land border areas is associated with preserving and promoting cultural identities, protecting landscapes and ecological environment, conserving biodiversity, enhancing potentials and ensuring firmly national defense, security, sovereignty and territory. Create fundamental changes in economy, culture, society and people's life in border areas.

6. Focusing on leading and thoroughly directing the implementation of decentralization and delegation of powers, clearly defining and attaching responsibilities of all levels, branches, organizations, individuals and people in the drastic implementation of policies, sustainable socio-economic development in a comprehensive way, creating strong development opportunities for border areas; improve the effectiveness and efficiency of state management of ethnic affairs, implementation of ethnic policies and border trade policies.

II. OBJECTIVES

1. Promote sustainable socio-economic development in border areas associated with job creation and income growth; ensure social security, improve social welfare; sustainable poverty reduction, narrowing regional and regional disparities; significantly improving the quality of life and health of the people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Comprehensively develop health care, education and training, preserve and promote the value of good cultural identity, self-reliance, initiative to rise out of poverty, get rich legitimately and endogenous resources of ethnic minorities in border areas.

4. Bring into play the potential, specific and distinctive advantages of the border area to develop economic fields, especially community tourism, border trade, investment attraction, and production reorganization in a suitable and effective way.

5. Build a clean and strong grassroots political system, strengthen the great national unity, consolidate and maintain the people's faith in the Party and government; firmly ensure national defense and security in border areas; solidarity and border cooperation with neighboring countries.

6. Synchronously arrange the population, completely solve the urgent needs for housing, residential land, production land, tap water and jobs for the poor and disadvantaged ethnic minorities in the border areas.

7. Promote the application and transfer of technology to serve the development of various fields of socio-economic life for people in border areas.

III. KEY TASKS AND SOLUTIONS

1. Formulating mechanisms and policies for economic development in border areas

a) Ministry of Planning and Investment

- Take charge and cooperate with concerned ministries and central authorities, urgently summarizing, absorbing and explaining the opinions of Government members to finalize and submit to the Government for promulgation a Decree to supersede Decree No. 82/2018/ND -CP dated May 22, 2018 of the Government on management of industrial parks and economic zones, including preferential mechanisms and policies, improving the management organization model, diversifying forms invest to create capital for infrastructure investment or to attract investment in border areas and border-gate economic zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Guide and support relevant localities in investment promotion to attract domestic and foreign enterprises to invest, creating a driving force for economic development in border areas.

- Promote the implementation of policies to support small and medium enterprises join industry clusters, value chains, encourage businesses and cooperatives to associate in production, business, product consumption, develop diverse production models with the participation of ethnic household minorities, poor households, and near-poor households in border areas, especially in the agricultural sector.

b) Ministry of Finance

- Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Industry and Trade and relevant agencies in, continuing to advise and improve mechanisms and policies to carry out key tasks and solutions according to Resolution No. 41/NQ -CP dated June 9, 2015 of the Government on stepping up the fight against smuggling, commercial fraud and counterfeiting in the new context.

- Take charge and cooperate with concerned ministries, central authorities and bordering provinces in, guiding the implementation of policies on taxes, fees and charges; customs procedures for imported and exported goods in order to facilitate goods clearance and economic development in border areas.

- Direct the customs authority to actively perform the function of state management of customs at the border checkpoint in accordance with the provisions of Vietnamese law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a member.

c) Ministry of Home Affairs

- Research and propose regulations on standards of administrative divisions taking into account specific border factors to encourage the development of this area.

- Review and improve specific mechanisms and policies in recruiting civil servants and public employees who are ethnic minorities in border areas, especially ethnic minorities in the area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The Ministry of Foreign Affairs shall take charge for advising and proposing to organize the negotiation and implementation of international treaties and agreements related to border and territory; coordinate with ministries, central authorities and localities in effectively implementing documents directing the implementation of relevant international treaties and agreements on land border between Vietnam and China, Laos and Cambodia; legal documents related to foreign affairs in land border provinces.

dd) The Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security and relevant agencies in, guiding localities with land borders to implement relevant legal documents on social-economic development, combined with consolidating national defense, security and foreign affairs in border areas.

e) The Ministry of Industry and Trade shall coordinate with relevant agencies in formulating policies to promote logistics development at border checkpoints such as: connecting production with consumption of border products; expand market, distribution system of goods at home and abroad.

g) The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with the Ministry of Home Affairs and relevant agencies in, studying and proposing amendments to the policy on supporting police and military forces in border areas to be suitable for practical requirements.

h) Ministry of Health:

- Research, promulgate and drastically implement appropriate solutions to reduce health inequalities between regions.

- Coordinate with the Ministry of Home Affairs in formulating policies to attract medical human resources, especially doctors, obstetricians and paediatricians to work in border areas; strive to have 100% of commune health stations in border areas have doctors.

i) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall develop appropriate support mechanisms for employees in ethnic minority, mountainous and border areas at enterprises, especially in economic zones and border-checkpoint economic zones, industrial parks, export processing zones.

k) Committee for Ethnic Affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Continue to study and review mechanisms and policies on ethnic affairs in Decree No. 05/2011/ND-CP dated January 14, 2011 of the Government and relevant current regulations to make amendments in a specific way to border and mountainous areas to create a strong enough legal and policy framework as a basis for resource mobilization.

2. Mobilizing and using resources and attracting resources for economic development in border areas

a) The Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with concerned ministries, central authorities and localities in promoting international cooperation, calling for the attraction of domestic and foreign investment capital, aid capital and concessional loans for construction projects, infrastructure development for border areas.

b) The Ministry of Information and Communications shall coordinate with relevant central and local ministries, central authorities and localities in taking measures to encourage priority investment in information and communication infrastructure in border areas.

c) The Ministry of Health shall coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and relevant agencies and localities in taking measures to improve the capacity of the grassroots health care level to meet the requirements of disease prevention and control, medical examination for people and armed forces in border areas.

d) The Ministry of Science and Technology effectively initiates the tasks and solutions assigned in Decision No. 1747/QD-TTg dated October 13, 2015 of the Prime Minister, has solutions to promote the application of science learning technology, promoting innovation, contributing to transforming livelihood models, and improving people's lives in border areas.

dd) The Ministry of Education and Training shall take charge and cooperate with relevant agencies in, enhancing the development of education for people in border areas, contributing to raising people's knowledge and developing social security in accordance with the requirements of socio-economic development of the country in the coming period.

e) The Ministry of Transport shall take charge and cooperate with relevant agencies in reviewing, proposing and submitting to competent authorities for consideration of plans to mobilize and use resources and attract investment in infrastructure development in the border area.

g) Relevant ministries, central authorities and localities with borders

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Localities with borders shall proactively propose measures to mobilize capital sources in promoting economic development in border areas.

- Identify needs and effectively use human resources through effective focused training.

h) Localities with borders

- Integrate capital sources in the implementation of national target programs, on that basis, integrate goals and tasks associated with specific capital sources of each Program to achieve the overall objectives and tasks on an area, focusing on allocating investment capital in order to implement, completely complete, put into use soon, and maximize investment efficiency for socio-economic development in border areas.

- Actively develop and issue policies to encourage and support enterprises to invest in remote, isolated and severely disadvantaged areas; encourage and attract investment in the development of infrastructure to ensure social security, in association with national defense and security, suitable to the characteristics and realities of each locality.

- Researching, promulgating policies and directing inter-sectoral coordination to facilitate telecommunications enterprises to use land and build passive telecommunications technical infrastructure works; manage and organize the promotion of the common use of interdisciplinary technical infrastructure between telecommunications and other branches and fields of technical infrastructure.

3. Infrastructure development in border areas

a) Ministry of Foreign Affairs

- Take charge and cooperate with concerned ministries and central authorities in, planning and developing land checkpoints across the country in the short, medium and long term; guide localities and advise the Government on opening and upgrading border checkpoints in accordance with the development needs of border businesses as well as the trading needs of people and businesses in the country and neighboring countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Ministry of Defense

- Coordinate with relevant ministries, central authorities and localities to propose the continuation of the implementation of the remaining routes of border patrol roads, roads leading to national landmarks, and responding to natural disasters and epidemics.

- Formulate projects and include them in annual and medium-term public investment plans for the construction of border protection works, in order to ensure national defense and security tasks associated with socio-economic development.

- Coordinate with relevant ministries, central authorities and localities in reviewing and making revisions to projects on construction of embankments to protect the foot of border markers and border river and stream sections at risk of landslide; investing in construction of traffic routes connecting border communes to border guard posts, patrol road projects to border landmarks.

c) The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with concerned ministries and central authorities in, guiding and urging People's Committees of border provinces to implement Decision No. 259/QD-TTg dated February 25, 2021 of the Prime Minister on approving the Program to develop Vietnam's border trade infrastructure to 2025, with a vision to 2030.

d) Ministry of Transport prioritizes investment in transport infrastructure connecting key border-gate economic zones with each other and with other developed areas such as seaports and large urban areas.

dd) Ministry of Public Security

- Take charge and cooperate with ministries, central authorities and localities in, performing the task of ensuring internal political security, economic security, social security, and protecting state secrets in attracting social resources, development and execution of socio-economic development projects in border areas.

- Cooperate with the Ministry of National Defense in studying regulations on construction of infrastructure works, economic and social development in land border areas with dual-use nature, ready to serve national defense and security tasks when necessary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Localities with borders shall closely coordinate with relevant ministries and agencies in reviewing and ensuring consistency between provincial plannings, specialized technical plannings, and general construction plannings of their respective localities; strengthen infrastructure development, facilitate the economic and social development in border areas.

4. Development of production in border areas

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with relevant localities in building and developing agricultural, forestry and fishery production according to concentrated specialized cultivation areas of appropriate scale, bringing into play the potential strength of each region associated with the effective implementation of the One Commune, One Product Program (OCOP); guiding the restructuring of the agricultural sector, transforming the structure of plant varieties in the direction of increasing the area planted with trees of high economic value in association with the formation of specialized farming areas.

b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with concerned ministries, central authorities and localities in, developing and updating topographic maps and cadastral maps of border areas; monitoring water resource fluctuations and other activities on land border areas, sea areas and islands between Vietnam and other countries to share and provide data for relevant ministries, sectors and localities to exploit, application, serving the task of socio-economic development in border provinces.

c) The Ministry of Culture, Sports and Tourism integrates programs and projects to support the development of community tourism products in border areas.

d) The Bank for Social Policies guides the procedures for borrowing capital for households to develop production and business.

dd) The relevant agencies shall review and restructure the land, complete the land allocation, forest allocation, and forest protection contracts to the people, especially the local ethnic minorities, to help settle down and improve the lives of the people. Completely solve the shortage of residential land, housing, production land, tap water and environmental pollution in ethnic minority areas, mountainous areas, border areas, associated with sedentary cultivation and settlement policies in mountainous and border areas.

e) Bordering localities integrate production development projects and sub-projects in national target programs approved by the National Assembly; make the most of available resources in combination with capital to support the development of production models suitable to each border area.

5. Perform national defense - security, security, improvement of social welfare, sustainable poverty reduction in border areas effectively

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Ministry of Health

- Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense and border localities in, building and improving a model of combining military and civil medicine in border areas suitable to natural, socio-economic conditions, awareness level and customs of ethnic minorities in the region.

- Guide localities to well perform health care work for people in border areas, including: Propagation, raising awareness about hygienic lifestyle, science, population and development, safety and hygiene food production, disease prevention, medical examination and treatment; ready to meet medical requirements to promptly respond to natural disasters, disasters and emergency situations.

c) The Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with ministries, central authorities and localities in, performing military and defense tasks, maintaining sovereignty and territorial integrity in association with national development. socio-economic development, improving people's living standards; increase investment resources for border areas located in the planning of defense economic zones, avoiding overlap and dispersion.

d) The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with concerned ministries, central authorities and localities in studying measures, programs and initiatives for cooperation in border areas, creating stable jobs and improving people's lives, encouraging people to stick to the border areas, contributing to strengthening national defense and security in the region.

dd) The Ministry of Industry and Trade regularly gets a grasp on the situation, closely monitors border economic and trade activities and policies to assess impacts, and has appropriate response measures to limit negative impacts on economic interests and national security.

e) The Ministry of Information and Communications develops and implements the Program to provide public telecommunications services for the period of 2021-2025 and the following years, in which priority is given to support for broadband telecommunications services, provide mobile and fixed phone coverage for border areas, link the development of telecommunications services with the task of firmly protecting national sovereignty, socio-economic development, supporting the propagation and dissemination of knowledge to change new methods of production, agricultural cultivation and improvement of people's living standards.

g) Ministry of Public Security

- Direct the police force to perform the task of protecting national security, ensuring social order and safety, fighting and preventing crime in border areas in accordance with law, and mobilizing people to participate in the movement of all people to protect national security, build a people's security posture associated with a solid all-people border guard posture in border areas, create a safe and secure environment to effectively attract social resources for economic and social development in this area. Continue to support the construction and repair of houses for poor households, build semi-boarding houses for students in border areas, contributing to strengthening the great unity of the whole nation, creating positive changes in society.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Localities with borders

- Continue to effectively implement current mechanisms and policies in order to bring into play the available advantages of the locality for the task of socio-economic development to improve people's living standards; combined with building a solid defense area according to the Resolution No. 28-NQ/TW dated September 22, 2008 of the 10th Politburo on continuing to build provinces and central-affiliated cities into solid defense areas in the new situation.

- Strengthen the propagation and implementation of legal documents on the border with other countries as well as regularly update and propagate information related to the State's undertakings and policies, exchanges between people in border areas, increase the frequency of bilateral patrols, improve the effectiveness of meetings at all levels to prevent and promptly handle all acts of infringing upon the border, boundary markers and violating border regulations; well perform sharing information, coordinating in the fight against cross-border crimes, fighting to defeat all plots and tricks of hostile forces in the border area.

- Actively get a grasp on the situation, forecast, handle, promptly report and propose proposals on matters beyond its competence about complicated developments in border areas; direct functional forces to fight effectively with hostile forces, immigration activities, luring people to cross the border, trafficking in people, drugs, commercial fraud, and opium re-planting activities and illegal acts in border areas.

- Allocate resources to invest in the construction of defense works in border areas, invest in the construction of a system of border guard posts and stations to meet the requirements and tasks of border protection in association with strengthening national defense and security and economic, cultural and social development.

- Actively integrate capital sources from national target programs, current programs and policies, and allocate local budgets for national defense and security, social security, and welfare improvement of sustainable poverty reduction in border areas.

IV. IMPLEMENTATION

1. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, Presidents of People's Committees of relevant provinces and centrally-affiliated cities shall:

a) According to the assigned functions and tasks, seriously implement quickly, effectively, substantively and comprehensively the tasks and solutions mentioned in this Resolution; promptly propose and report to the Government and the Prime Minister for consideration and decision on new arising issues beyond their competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Government Office and relevant agencies in, urging, monitoring, evaluating, check the implementation of this Resolution.

3. The Ministry of Information and Communications shall take charge and cooperate with the Central Committee for Propaganda and Training, news agencies and the press in organizing the propagation, dissemination and education of the law on national borders and this Resolution.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Binh Minh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 23/NQ-CP ngày 02/03/2022 về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.243

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.42.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!