Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 177/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Quảng Nam

Số hiệu: 177/2015/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
Ngày ban hành: 11/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 177/2015/NQ-HĐND

Quảng Nam, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Sau khi xem xét Báo cáo số 214/BC-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản thống nhất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 tại Báo cáo số 214/BC-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, Nhiệm kỳ 2015- 2020; đồng thời nhấn mạnh các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo, chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột phá chiến lược, chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống người dân. Thực hiện đi mới căn bản, toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề; chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Bảo tn và phát huy các giá trị văn hóa truyn thng. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đi khí hậu. Giữ vững n định chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Chỉ tiêu chủ yếu

a) Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 10%-10,5%/năm.

- GRDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng từ 75 - 80 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người hơn 45 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 90% (công nghiệp - xây dựng hơn 46%, dịch vụ 44%); nông nghiệp khoảng 10%

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 16%/năm.

- Thu ngân sách tăng bình quân trên 15%

- Ttrọng đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn trên 30%.

b) Các chỉ tiêu về xã hội

- Tlệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2-2,5%/năm.

- Tlệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%, suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 22%.

- Tlệ nhập học đúng độ tui: Tiểu học 100%, THCS: 95%, THPT: 75%.

- Lao động nông nghiệp dưới 40%

- Tlệ lao động qua đào tạo chiếm 65%; lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 55%.

- Giải quyết việc làm mới tăng thêm 5 năm: 75.000 lao động, bình quân mỗi năm 15.000 lao động;

- Tỷ lệ đô thị hóa trên 32%.

- Phấn đấu 9 Bác sỹ, 31,5 giường bệnh/vạn dân.

- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tui.

c) Các chỉ tiêu về môi trường, xây dựng nông thôn mới

- Đến năm 2020 đạt 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch.

- Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 52%

- 90% chất thải rắn thông thường, 90% chất thải rắn nguy hại, 95% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Tất cả các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Trên 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, không còn xã dưới 08 tiêu chí.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển

Tập trung phát triển bền vững về kinh tế - xã hội; phát triển hạ tầng liên kết vùng, đô thị và nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực; giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Phát triển kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông kết nối giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn; hoàn chỉnh hệ thống tuyến ĐT, đường ven biển, nạo vét cảng Kỳ Hà, sông CCò, Trường Giang, kè chng xâm thực biên Cửa Đại. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy hoàn thành các dự án đang triển khai đồng thời chú trọng xúc tiến các dự án mới, quan trọng, chiến lược.

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, du lịch. Chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là hậu cần thủy sản, khai thác khí, điện; xây dựng, cải tạo các công trình thủy lợi, hạ tng thủy sản quan trọng phục vụ sản xuất, chủ động phòng, chống và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với phát triển cụm ngành, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giy; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí ô tô và cơ khí chế tạo phục vụ nông nghiệp; phát triển các đô thị làm hạt nhân tăng trưởng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy ngh, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

2. Về phát triển kinh tế xã hội vùng

a) Vùng phía Đông

Ưu tiên phát triển trung tâm cơ khí đa dụng, công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến, nước giải khát trong các Khu Công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Anh, Tam Hiệp. Tiếp tục phát triển Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp chế biến lương thực. Lấp đầy các Khu - Cụm công nghiệp theo quy hoạch: Trảng Nhật, Thuận Yên, Phú Xuân, Tam Thăng, Trường Xuân... Hình thành các khu nông nghiệp vành đai quanh các khu du lịch, các đô thị, thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo cảnh quan, làm hậu cần cho phát triển du lịch và đô thị. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp để có nhiều sản phẩm thương mại giá trị cao. Tích cực hình thành các hoạt động hỗ trợ nông nghiệp, phát triển nông thôn phục vụ các khu đô thị, công nghiệp và du lịch.

Tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khai thác và chế biến thủy sản gắn với phát triển kinh tế biển. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và sử dụng ngun nước ở những vùng trng trọt tập trung. Phát triển kinh tế gn bảo vệ môi trường. Xây dựng chương trình phát triển công nghiệp du lịch, hình thành các tour khai thác loại hình du lịch di sản, sinh thái biển - đảo và du lịch cộng đồng; phát triển, bảo tn khu dự trữ sinh quyển Cù lao chàm kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

Xúc tiến các dự án mới về mở rộng không gian du lịch Nam Hội An, khu liên hợp công nghiệp dệt may tại Khu công nghiệp Tam Thăng, công nghiệp khí điện Tam Quang. Tăng cường các mối quan hệ liên kết thúc đẩy phát triển khu vực công nghiệp - du lịch Hội An - Điện Nam - Điện Ngọc, Khu Kinh tế mở Chu Lai và thành phố Tam Kỳ.

Tập trung xây dựng, phát triển nâng cấp hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng quan trọng; các dự án chng xói lở bờ sông, đê bin; hạ tng kỹ thuật các đô thị, khu công nghiệp và các khu, đim du lịch, các khu neo đậu tàu thuyền, hậu cần nghề cá.

Tăng cường các sáng kiến về tăng trưởng xanh trong quy hoạch và phát triển các đô thị động lực, đặc biệt Hội An và Tam Kỳ theo hướng văn minh, hiện đại, đạt tiêu chí đô thị loại II. Ưu tiên cải tạo, nâng cấp các trục đường chính ra vào đô thị, đặc biệt là Hội An và Tam Kỳ bằng các chương trình từ ngân sách nhà nước và dự án ODA. Phấn đấu xây dựng, phát triển các đô thị.

b) Vùng phía Tây

Phát triển vùng phía Tây gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về bình quân tiêu chí với vùng Đông. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, điện, các cơ sở y tế, giáo dục, mạng lưới thương mại dịch vụ. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp sử dụng lao động phổ thông khu vực nông thôn.

Tổ chức tốt việc định canh, định cư, trồng rừng, quản lý rừng; phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch miền núi; phát triển mạng lưới đô thị. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa với cây trồng, vật nuôi có thế mạnh. Phát triển hệ thống thủy điện theo quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lợi ích kinh tế - xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới.

3. Về phát triển kinh tế

a) Chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bn vững và tăng năng sut lao động. Tăng trưởng kinh tế với năng lực cạnh tranh cao, tập trung phát trin một scụm ngành động lực gắn với các đô thị.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững giúp các ngành, lĩnh vực tận dụng được ngun lực sẵn có để nâng cao năng suất, thúc đẩy cải thiện chất lượng lao động. Tái cơ cấu các ngành theo hướng giảm dần đầu vào là tài nguyên, lao động giản đơn, tăng dần hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm tăng năng suất lao động. Phát triển một scụm ngành chủ chốt và các cụm đô thị trọng điểm để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển nông thôn. Hỗ trợ hình thành các cụm ngành công nghệ, năng suất cao dựa trên lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Phát triển công nghiệp bền vững, gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Tăng cường đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, trọng tâm là các khu kinh tế, khu công nghiệp hiện có; xem xét nâng cấp, mở rộng một số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư; kết nối các khu, cụm công nghiệp với trung tâm đô thị và vùng nguyên liệu. Phát triển cụm công nghiệp, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề. Áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất và giá trị cho từng sản phẩm công nghiệp. Sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động công nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; điện tử và viễn thông; công nghệ thông tin; năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Trong chế biến chế tạo tập trung phát triển các nhóm ngành chủ lực có lợi thế; ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực; thu hút và phát triển các dự án công nghệ cao như khí, điện. Phát triển chíp điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện; thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử. Khai thác hiệu quả năng lượng từ thủy điện, thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo.

Phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch bền vững, thúc đẩy liên kết đô thị và nông thôn và liên kết vùng. Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính,.. phục vụ cho sản xuất. Phát triển các loại hình du lịch, chú ý du lịch văn hóa, sinh thái; thu hút các dự án du lịch cao cấp khu vực ven bin; gn kết giữa phát triển du lịch với các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyn thng. Mở rộng phát triển du lịch để hỗ trợ liên kết vùng và phát triển cân bằng giữa 2 vùng Đông, Tây; đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sánh hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng chuỗi giá trị, sử dụng hàng hóa nông lâm thủy sản làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến. Lựa chọn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, tự động hóa để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông, lâm, thủy sản; trong đó tập trung ứng dụng công nghệ sinh học, canh tác hữu cơ, giống cây trng, vật nuôi ưu thế đphát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Ổn định diện tích sản xuất lúa nước chủ động tưới, chuyển mạnh diện tích lúa kém hiệu qusang cây trồng cạn. Hình thành một số vùng rau, đậu thực phẩm sạch liên kết với các đô thị. Tập trung phát triển các giống cây trồng, trồng và phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn. Phát triển cao su, keo, cây ăn quả; các loại cây dược liệu gắn với hình thành các cơ sở chế biến và phát triển các sản phẩm đặc trưng.

Khai thác tổng hợp kinh tế biển và sản xuất, xuất khẩu thủy hải sn. Xây dựng, nâng cấp các âu thuyền, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, cảng cá; phát triển các đội tàu khai thác và đánh bắt công suất lớn gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thực hiện đy đủ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngư dân. Phát triển dịch vụ hậu cn phục vụ đánh bt dài ngày. Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại gắn với kiểm soát các loại dịch bệnh, phấn đấu tăng tỷ trọng cơ cấu chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, giảm nghèo bn vững đ trin khai thực hiện ở các xã khó khăn, phấn đu không còn xã dưới 08 tiêu chí, thu hẹp khoảng cách về bình quân tiêu chí giữa các vùng, miền. Phát huy nội lực của cộng đng dân cư và xã hội đcùng với ngân sách Nhà nước thực hiện hiệu quả chương trình. Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa đồng ruộng gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh với nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả đầu tư, givững các tiêu chí đã đạt. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn và kiểm soát nợ xây dựng cơ bản, ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ sản xuất nhất là đầu tư cho chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khuyến khích tích tụ ruộng đất; gn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp nhm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, giúp thoát nghèo nhanh và bền vững.

b) Thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

Huy động các nguồn lực, đảm bảo tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm trên 30% tổng sản phẩm trong tỉnh; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngun vn từ ngân sách nhà nước; kiểm soát nợ xây dựng cơ bản. Thực hiện nht quán, hiệu quả kế hoạch đầu tư trung hạn; trong đó tập trung vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án, công trình trọng điểm; ưu tiên một phần vốn ngân sách nhà nước đtham gia các dự án hợp tác công - tư; đối ứng ODA và giải phóng mặt bng. Khuyến khích hình thức đầu tư kết hợp công - tư. Không phân bổ và đầu tư mới vào các ngành, lĩnh vực khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư.

Thực hiện việc phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của Luật Đầu tư công, đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cân đối được nguồn lực, theo thứ tự ưu tiên, kiểm soát được nợ, có tính khả thi, hiệu quả cao và có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ.

Rà soát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được giao đất, có biện pháp xử lý phù hợp đối với các dự án sai quy hoạch; kiên quyết xử lý những dự án đầu tư không triển khai hoặc triển khai chậm. Khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công.

Thực hiện các quy định nhằm lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các tổ chức tín dụng, ngăn chặn gia tăng và giảm dần nợ xấu; giám sát hiệu quviệc cơ cấu lại nợ, trích lập, sử dụng quỹ dự phòng, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu để xử lý nợ xấu.

4. Về phát triển văn hóa - xã hội

a) Chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập

Phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tốt các vấn đề xã hội tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao mức sống cho nhân dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết ngày càng nhiều việc làm trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch; phấn đấu đạt tỷ lệ việc làm mới tăng thêm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu lại lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Nâng tính chuyên nghiệp, trình độ tay nghề của lao động; khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy ngh; đi mới hoạt động các trung tâm giới thiệu việc làm; rà soát, sắp xếp hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp để phát huy hiệu quả.

Lồng ghép các chương trình dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, tập trung đẩy mạnh kinh tế hộ gia đình; mở rộng kinh tế vườn, phát triển các hình thức gia công dịch vụ để giải quyết việc làm.

b) Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn lao động; cân đối cơ cấu và quy mô, đa dạng hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của nhân dân, hướng tới “xã hội học tập”. Thực hiện tốt phân luồng học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy, học, đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Củng cố, phát triển các trường cao đng, đại học đảm bảo hiệu quả; xem xét việc phân bchỉ tiêu đào tạo gn với nhu cu xã hội, Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực miền núi, đầu tư phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú. Phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân tài phát huy, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.

Tăng cường hợp tác, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ đồng bộ. Có chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ khoa học có trình độ cao; phát huy vai trò đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong phản biện, giám định về khoa học và công nghệ. Tập trung nghiên cứu, tăng tỷ trọng đtài ứng dụng khoa học công nghệ; trin khai và nhân rộng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ theo hình thức đơn đặt hàng nht là trong lĩnh vực nông nghiệp; mở rộng hình thức liên kết, hợp tác giữa cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu nhằm đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn.

c) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện chính sách đối với người có công, đảm bảo an sinh xã hội

Đầu tư phát triển hạ tầng về y tế, mở rộng quy mô giường bệnh, phát triển một số kỹ thuật mũi nhọn, y tế chuyên sâu. Đầu tư củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Tiếp tục có chính sách đãi ngộ, thu hút bác sỹ nhất là ở các bệnh viện đặc thù, tuyến huyện. Phân bổ các nguồn lực hợp lý, góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của các tầng lớp dân cư.

Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là các em có hoàn cnh khó khăn, khuyết tật; thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, giải quyết nguồn nước sạch cho sinh hoạt, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Thanh toán cơ bản các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng,... Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách, chế độ ưu đãi người có công; phấn đấu đến hết năm 2020 hầu hết các nghĩa trang liệt sỹ được nâng cấp, cải tạo khang trang. Tập trung giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong xác lập hồ sơ và giải quyết chế độ người có công, người bị phơi nhiễm chất độc da cam điôxin; đẩy nhanh việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội.

d) Phát triển văn hóa, thể dục thể thao, thông tin và truyền thông

Xây dựng, hoàn thiện và củng cố hệ thống các thiết chế văn hóa. Chú trọng đổi mới nội dung và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa. Giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống, lễ hội văn hóa các vùng, miền, tiếp thu di sản văn hóa tiến bộ. Đy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tn di tích, xây dựng cơ chế huy động các ngun lực cho việc tu b, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích. Chú trọng nâng cao đời sng văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn; gắn xây dựng và phát triển văn hóa với xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

Quan tâm phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, văn học dân gian, nghệ thuật quần chúng, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động thdục thể thao; chú trọng giáo dục thể chất trong nhà trường, phong trào thdục thể thao quần chúng. Khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển trung tâm thdục, th thao.

Phát triển công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông theo quy hoạch định hướng đã được phê duyệt. Cung cấp dịch vụ băng rộng, truy nhập đa giao thức cho các vùng nông thôn; tỷ lệ điện thoại, Internet trên đu người bng mức bình quân chung cả nước; sử dụng hiệu quả các điểm bưu điện văn hóa xã. Hoàn thành việc xây dựng chính quyền điện tử. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình. Khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản. Thực hiện hiệu quả việc đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

e) Giảm nghèo bn vững

Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và n định cuộc sống. Phân loại, xác định nguyên nhân nghèo để có chính sách hỗ trợ phù hợp; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích thoát nghèo bn vững phù hợp với tình hình thực tế và chun nghèo mới để phát huy hiệu quả. Đa dạng hóa nguồn vốn huy động đthực hiện chương trình; ưu tiên nguồn lực cho các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để giảm nghèo nhanh, bền vững.

5. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Xử lý nghiêm, triệt để những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phòng ngừa, ngăn chặn, không để phát sinh thêm các ô nhiễm mới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đđảm bảo đạt mục tiêu phát triển bền vững. Triển khai thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm môi trường và việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước trong hoạt động khoáng sản; đổi mới và quản lý chặt chẽ công tác cấp phép hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, gn kết với việc kê khai, nộp thuế để hạn chế thất thoát nguồn thu và lãng phí tài nguyên. Xây dựng cơ chế điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác tài nguyên cho địa phương, đảm bảo hài hòa các lợi ích. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường ngay từ khi quyết định đầu tư.

Tăng cường trách nhiệm các đơn vị, địa phương nhất là lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; khắc phục cơ bản tình trạng khai thác, chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, kiểm soát được rừng; chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tăng diện tích rừng trồng mới. Thực hiện tt công tác giao khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Quản lý chặt việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm tính thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Chấn chỉnh sai phạm trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; bảo vệ môi trường, phục hồi các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.

6. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác nội chính, phòng chống tham nhũng; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh trên từng vùng lãnh thvà trong hướng phát triển các ngành. Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng nên quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, cấp huyện thật sự vững chắc. Hoàn thành chỉ tiêu tuyển gọi thanh niên nhập ngũ hằng năm với chất lượng ngày càng cao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bảo đảm chất lượng. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng.

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chc chủ quyền biên giới và bin, đo; phát triển kinh tế biển để củng cố quốc phòng, an ninh; trong đó chú trọng ci hoán và đóng mới tàu thuyền có công suất cao, đánh bắt xa bờ và bám biển dài ngày. Chủ động nắm bắt, dự báo chính xác tình hình, phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Chủ động phòng ngừa không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. Triển khai đng bộ các biện pháp phòng ngừa, kim chế sự gia tăng của tội phạm. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đu tranh, xử lý kiên quyết các loại tội phạm; nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tố tụng, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không để xảy ra trường hợp kết án oan người không phạm tội. Thực hiện tt công tác thanh tra kinh tế - xã hội, tích cực thu hồi tài sản sai phạm sau thanh tra. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, t cáo. Xử lý hiệu quả các vn đxã hội bức xúc, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về giao thông, có giải pháp cụ thể và hiệu quđể giảm tai nạn giao thông.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; duy trì và phát triển quan hệ truyền thống đặc biệt với tỉnh Sê Kông (Lào). Chủ động mở rộng hợp tác với các địa phương của các nước trong khối ASEAN và các nước có khả năng thu hút đầu tư; tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xử lý tốt các vấn đề phát sinh có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

7. Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính

Tập trung cải cách thủ tục hành chính để tạo lập môi trường thông thoáng thu hút đầu tư, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước gn với việc thực hiện quy định về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung xây dựng đội ngũ có phẩm chất, kỹ năng, nghiệp vụ, có cơ cấu hợp lý trên cơ sở xác định vị trí việc làm. Rà soát các chức năng, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm các cơ quan, đơn vị ở từng cấp; đổi mới tổ chức theo hướng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước. Xây dựng kế hoạch, lộ trình về tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39/NQ-TW; tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý, sử dụng biên chế đảm bảo sử dụng hiệu quả biên chế được giao nhất là trong ngành giáo dục, y tế.

Thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút nhân tài trong các khâu từ tuyển dụng, thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đến việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ. Xây dựng kỷ luật công vụ, nâng lời hứa và cam kết thực hiện các nhiệm vụ hành chính trthành những ràng buộc về mặt đạo đức nghề nghiệp, coi trọng thực tài; khc phục tình trạng chạy theo bng cấp, kinh nghiệm đơn thun. Tổ chức đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở thực hiện kế hoạch tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa các quy trình hành chính.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH;
- VP: QH, CTN, CP;
- Ban CTĐB - UBTVQH;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban TVTU, TT HĐND, UBND t
nh;
- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH t
nh;
- Các B
an HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: T
nh ủy, UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc t
nh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TTXVN tại QN;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Báo
QNam, Đài PT-TH QNam;
- CPVP, CV;
- Lưu VT, CTHĐ (Hiền).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 177/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.539

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.132.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!